Page 1 of 12 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 120

Thread: NHẬT BẢN SAU ĐẠI NẠN THIÊN TAI

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NHẬT BẢN SAU ĐẠI NẠN THIÊN TAI

    Nổ lớn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật


    Một vụ nổ lớn đă xảy ra một nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản sau trận động đất khủng khiếp hôm thứ Sáu.

    Người ta nh́n thấy một cột khói lớn bốc lên từ nhà máy ở Fukushima và có một số công nhân đă bị thương.

    Các quan chức Nhật Bản lo sợ xảy ra t́nh trạng tan chảy đă xảy ra tại một trong các ḷ phản ứng của nhà máy sau khi vật liệu phóng xạ được phát hiện bên ngoài.




    Người ta thấy khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.

    Chiến dịch cứu trợ lớn đang được tiến hành sau trận động đất 8,9 độ richter và sóng thần, làm hơn 600 người thiệt mạng.

    Hàng trăm người vẫn đang mất tích và người ta sợ rằng khoảng 1.300 người có thể đă chết.

    Trận động đất ngoài khơi gây ra cơn sóng thần, tàn phá vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản, tràn sâu vào nội địa và phá hủy một số thị trấn, làng mạc.

    Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 và 2 trong lúc các kỹ sư cố gắng xác định xem liệu có phải một ḷ phản ứng tại một trong những nhà máy này đă bị nóng chảy ra hay không.

    Hệ thống làm mát không hoạt động

    Các h́nh ảnh phát trên truyền h́nh cho thấy đă có một vụ nổ lớn tại một trong những ṭa nhà của nhà máy Fukushima 1, nằm cách Tokyo khoảng 250 km (160 dặm) về phía đông bắc.





    Một số thị trấn, làng mạc đă trở thành tan hoang sau thảm họa.


    Một đám khói bụi khổng lồ và các mảnh vỡ lớn nhỏ đă văng ra từ ṭa nhà.

    Truyền h́nh NHK của Nhật Bản chiếu cảnh nhà máy trước và sau khi xảy ra vụ nổ.

    Các h́nh ảnh cho thấy cấu trúc bên ngoài của một trong bốn ṭa nhà của nhà máy đă bị sập sau vụ nổ.

    Công ty điện lực Tokyo Electric Power Co, hăng điều hành nhà máy này, cho biết có bốn nhân viên bị thương.

    Hiện chưa rơ vụ nổ xảy ra ở khu vực nào của nhà máy cũng như nguyên nhân gây nổ.

    Chủ nhiệm Văn pḥng Nội các Yukio Edano nói các chuyên gia đang cố gắng xác định mức độ phóng xạ tại đây.

    Cơ quan quản lư hạt nhân Nhật Bản cho biết vào hôm thứ Bảy rằng chất phóng xạ caesium và iodine đă được phát hiện ở gần ḷ phản ứng số một của nhà máy Fukushima 1.

    Cơ quan này nói điều này cho thấy có thể các thùng chứa nhiên liệu uranium bên trong ḷ phản ứng này có thể đă bắt đầu tan chảy.

    Không khí và hơi nước có chứa một mức độ phóng xạ nhất định đă được xả ra từ một số các ḷ phản ứng ở cả hai nhà máy, trong nỗ lực làm giảm áp suất dồn lại bên trong các ḷ này.

    Ông thủ tướng Naoto Kan cho biết lượng phóng xạ được xả ra "rất ít".




    Bản đồ năng lượng do Cơ quan nghiên cứu đại dương và khí quyển cung cấp cho thấy trận động đất 8,9 độ richter ở ngoài khơi Nhật bản đă gây ảnh hưởng tới một vùng rộng lớn.


    Hàng ngàn người đă được lệnh sơ tán khỏi khu vực trong ṿng bán kính 10km tính từ nhà máy.

    Phóng viên BBC Nick Ravenscroft cho biết cảnh sát ngăn đường khi anh c̣n cách nhà máy Fukushima 1 chừng 60km.

    Các ḷ phản ứng hạt nhân tại bốn nhà máy điện trong vùng bị động đất đă tự động ngưng làm việc hôm thứ Sáu.

    Tại một số ḷ phản ứng thuộc hai nhà máy Fukushima, các hệ thống làm mát, lẽ ra vẫn phải hoạt động nhờ nguồn điện khẩn cấp, đă không làm việc.

    Nếu không được làm mát, nhiệt độ trong lơi của ḷ phản ứng sẽ bị tăng lên, có nguy cơ bị tan chảy qua vỏ chứa để tràn sang ra hệ thống bảo vệ bên ngoài.

    Áp suất cũng tăng bên trong vỏ chứa ḷ phản ứng.

    Các nhà phân tích nói rằng việc bị tan chảy không nhất thiết dẫn đến thảm họa lớn, bởi các ḷ phản ứng nước nhẹ sẽ không phát nổ ngay cả khi quá nóng.

    Nhưng Walt Patterson từ Viện nghiên cứu Chatham House đặt tại London nói "đây là điểm khởi đầuu cho một vụ tương tự như vụ nổ Chernobyl".

    Ông nói rằng hiện c̣n quá sớm để có thể nói hậu quả của vụ nổ có tới mức cực kỳ nghiêm trọng như vụ nhiễm phóng xạ từng xảy ra ở Chernobyl hay không.

    Ông nói với BBC rằng vụ nổ này hầu như chắc chắn là do nhiên liệu bị tan chảy rồi tiếp xúc với nước mà gây ra.

    Vụ động đất 8,9 độ richter xảy ra vào buổi chiều giờ địa phương hôm thứ Sáu ngoài khơi bờ biển của đảo Honshu, ở độ sâu khoảng 24km và cách Tokyo chừng 400km về phía đông bắc.

    Các khoa học gia nói rằng vụ này mạnh gần gấp 8.000 lần so với trận động đất hồi tháng trước ở New Zealand, là trận đă tàn phá thành phố Christchurch.

    Một số nhóm nghiên cứu và các đội cứu hộ từ khắp nơi trên thế giới, vốn đă tới giúp trong thảm họa Christchurch, nay đang trên đường tới Nhật Bản.

    Tin BBC
    Last edited by Tigon; 13-03-2011 at 09:20 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhật Bản nỗ lực cứu trợ và dọn dẹp



    Một ngày sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp, Nhật Bản bắt đầu phát động chiến dịch cứu trợ và dọn dẹp .



    Hàng ngàn quân nhân đă được huy động nhằm giúp các nỗ lực cứu trợ.



    Trực thăng, tàu thuyền và máy bay được đưa tới các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở phía đông bắc đảo Honshu.



    Người dân ở khắp khu đông bắc Honshu phải chứng kiến quang cảnh tan hoang, với những thị trấn chỉ c̣n là những đống đổ nát.



    Sendai là thành phố lớn nằm gần khu tâm chấn nhất, và là nơi bị thiệt hại nặng nề.



    Cảnh sát nói có từ 200 đến 300 xác chết đă được t́m thấy ở Sendai, và hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy.



    Nhiều hành khách tại Tokyo đă bị mắc kẹt qua đêm, không về được nhà do hệ thống giao thông ngưng hoạt động v́ lư do an toàn.



    Nhiều người vẫn c̣n lo sợ chờ đón tin tức người thân. Sự căng thẳng thật khó chịu đựng, kể cả với những ai đă nhận được tin tốt lành.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Phòng chống sóng thần



    Trận động đất lớn kéo theo sóng thần tàn phá Nhật Bản, và câu hỏi là người ta có thể làm gì để loại trừ nguy cơ sóng thần cho một nước?

    Vụ việc là minh họa đáng sợ cho sự yếu ớt của con người trước thiên nhiên, và trận sóng thần vừa ập vào bờ biển Nhật Bản cho thấy sự khó khăn trong chuẩn bị trước thảm họa chết người như vậy, kể cả với một quốc gia giàu có.

    TS Tiziana Rossetto là giảng viên về công trình chống động đất tại University College London, nói có rất nhiều vấn đề mà người lên kế hoạch hoạt động trong lúc thiên tai cần làm để giảm thiểu tối đa hư hại và mất mát sinh mạng.

    Các biện pháp phòng ngừa bao gồm thiết kế nhà chịu được sóng đập hay các hệ thống cảnh báo sớm, chương trình giáo dục và chiến lược di tản, TS Rossetto nói thêm.

    Nhưng bà cảnh báo: "Hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu tới đâu còn phụ thuộc vào chuyện sóng thần có xa hay không, vì nếu quá gần thì sẽ không hiệu quả cho lắm."

    Đối đầu với các lực thiên nhiên không thể dừng được như sóng thần - cơn sóng lớn do các chuyển động như động đất dưới đáy biển gây ra - thì cách tốt nhất là di dời dân chúng vào bờ và lên cao càng sớm càng tốt.

    Các hệ thống cảnh báo tinh vi trên thế giới có thể phát hiện sóng thần bằng đầu cảm ứng.

    Các quốc gia sau đó dùng tin tức trên truyền hình và truyền thanh, cũng như hệ thống loa để cảnh báo dân chúng.

    Tuy nhiên, TS Rossetto nói như trong trường hợp sóng thầnở Nhật Bản, khi động đất xảy ra rất gần bờ biển thì chính quyền chỉ có từ 5' đến 10' để cảnh báo dân chúng.

    Và kết quả là các nước như Nhật Bản phát triển mạnh các chiến dịch thông tin công cộng để bảo đảm số lượng công dân biết cách ứng xử nhiều nhất, thông qua các bài học ở trường, truyền hình, phát thanh và các tờ rơi.

    Tương tự vậy, Hawaii cũng có hệ thống tín hiệu trên đường chỉ dấu tuyến nhanh nhất để lên vùng đất cao an toàn hơn trong tình trạng khẩn cấp.



    Phòng chống sóng thần là việc khó ngay cả với nước giàu như Nhật Bản


    Các khu vực như Hawaii có hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch cấp cứu từ lâu.

    Di tản một thành phố có thể không phải luôn có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cho nên dân chúng có thể được hướng dẫn lên tầng cao của nhà hay bãi đỗ xe nhiều tầng.

    Ở Nhật, chính quyền thử nghiệm kết cấu nâng đứng, là các bệ dàn chứa người rồi nâng lên cao qua khỏi cơn sóng thần.

    Các tòa nhà nhạy cảm như nhà máy điện hạt nhân sẽ được xây dựng xa bờ biển nhất, và thiết kế để ngưng hoạt động, chuyển về "vị trí an toàn" ngay khi phát hiện động đất.

    Thêm vào đó, TS Rossettonói, đập chắn biển cũng được xây dựng quanh các khu vực chiến lược như là cảng, nhưng hiệu quả của các hệ thống này chưa hoàn toàn ổn định.

    Di tản cũng không phải là giải pháp dễ cho nhiều hòn đảo nằm thấp.

    Tại những nơi mà người ta đến để lánh nạn thì kết cấu xây dựng phải được bảo đảm để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

    TS Gopal Madabhushi từ khoa công chánh Đại học Cambridge cũng là đồng tác giả một nghiên cứu thiết kế nhà chịu sóng thần sau thảm họa hồi năm 2004 tàn phá các vùng bờ biển Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka và các nơi khác.

    Thủ nghiệm một thiết kế từ nhóm kiến trúc sư Đại học Harvard, các nhà nghiên cứu dùng bồn tạo sóng và phát hiện thấy cho phép nước đi qua tốt hơn là ngăn dòng nước.

    "Tay vì ngăn cản sóng, quư vị cho phép sóng đi qua kết cấu và tạo ra thiệt hại ít nhất. Các cửa lớn và cửa sổ là nơi để nước đi qua."

    Mục tiêu của thiết kế là bảo vệ tòa nhà và giúp dễ dàng sửa chữa sau đó, với giả thiết là người trong đó đã chạy hết lên cao. Cửa và cửa sổ bị hỏng dễ sửa.

    "Cửa bên trong nằm thẳng hàng hơn là đan xen. Nếu cửa nằm lẫn lộn thì sóng bị kẹt ở trong nhà."



    Nhà sàn có thể là giải pháp phòng chống


    Nhà sàn là một giải pháp, nhưng không phải nơi nào cũng phù hợp vì các lý do thực tế.

    "Hawaii có các tòa nhà bê tông tăng cường xây dựng theo truyền thống, có thể rời mặt đất như một bãi đỗ, giống như là nhà đứng trên các chân," TS Madabhushi nói.

    Một vấn đề quan trọng trong các thiết kế nhà là bảo đảm các bức tường chịu lực không bị sóng đánh trực tiếp khiến toàn bộ kết cấu bị sụp.

    "Quí vị có thể xem sóng thần có thể đến từ đâu, và dễ dàng đặt các bức tường chịu lực vuông góc với hướng đó."

    Tuy nhiên TS Adrian Chandler từ trung tâm nghiên cứu nguy cơ của đại học UCL là chuyên gia thiết kế chống động đất, nói không phải tất cả các tòa nhà đều thiết kế tốt như vậy.

    "Với các căn hộ dân cư, thì tùy thuộc vào chủ nhà có muốn đầu tư vào các chuẩn bị đó hay không," ông nói.

    "Trong nhiều trường hợp chi phí sẽ quá cao."

    Thêm vào đó, TS Chandler nói cách duy nhất để loại trừ nguy cơ liên quan đến sóng thần là không sống gần bờ biển.

    Lời nhắc đó đã từng được thực hiện trước đây. Sau vụ sóng thần tàn phá thành phố Hilo của Hawaii vào năm 1946 và 1960, chính quyền di dời dân chúng vào sâu trong đất liền.

    Tin BBC

  4. #4
    Member doisoente's Avatar
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    335

    Sức mạnh hạt nhân trong tay đỉnh cao trí tuệ việt cộng đáng sợ

    nh́n thấy dân xứ phù tang sống trong lo âu muôn mặt mà nghĩ đến người dân miền trung vùng nha trang - phan rang...
    một xứ văn minh kỹ thuật cao, kỹ luật hàng đầu mà c̣n khốn đốn với mấy ḷ hạt nhân th́ thử hỏi bọn tham nhũng việt cộng sẽ gây tai họa cho dân việt đến cở nào? khi có c huyện ở ḷ nguyên tử ninh thuận ?

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhật: Khủng hoảng tệ nhất từ Thế Chiến II



    Thủ tướng Naoto Kan nói người Nhật có thể vượt qua khủng hoảng nếu liên kết lại với nhau

    Nhật Bản đang gặp khó khăn lớn nhất kể từ Thế Chiến II, Thủ tướng Naoto Kan nói sau khi xảy ra động đất và sóng thần khủng khiếp.

    Trong phát biểu trên truyền h́nh, ông Kan cũng cảnh báo sẽ xảy ra t́nh trạng mất điện hàng loạt trong thời gian tới.

    Ông nói t́nh trạng của nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng bởi động đất ở Fukushima vẫn trầm trọng, một ngày sau khi xảy ra vụ nổ tại nhà máy.

    Trong khi đó cảnh sát nói số người chết v́ sóng thần ở riêng hạt Miyagi đă có thể quá con số 10.000.

    Hàng triệu người sống sót đang chịu cảnh mất điện trong lúc chính phủ đẩy mạnh công tác cứu hộ.

    Khoảng 310.000 người đă được sơ tán tới những khu ở tạm.

    'Tin tưởng mạnh mẽ'

    Ông Kan nói trên truyền h́nh:

    "T́nh h́nh động đất, sóng thần và các nhà máy điện hạt nhân là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong 65 năm qua kể từ Thế Chiến II," ông Kan nói.

    "Việc người Nhật chúng ta có vượt qua được cuộc khủng hoảng này không phụ thuộc vào mỗi chúng ta.


    "Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta có thể vượt qua được trận động đất ghê gớm và sóng thần này bằng cách liên kết lại."

    Ông thủ tướng nói nguồn cung điện đang khá hạn chế do nhà máy Fukushima và một số nhà máy điện hạt nhân khác bị đóng cửa.

    Ông nói kể từ ngày mai, thứ Hai, t́nh trạng cắt điện luân phiên sẽ xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước, khí đốt và một số cơ sở y tế.



    Một số tàu và máy bay cứu hộ đang gặp khó khăn khi tiếp cận những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất ở vùng đông bắc.

    Các nước trên thế giới cũng đă cử những đội cứu hộ tới Nhật Bản sau khi chính phủ của ông Naoto Kan kêu gọi giúp đỡ.

    Tin BBC

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chưa có thương vong trong người Việt ở Nhật



    Cảnh tàn phá ở Sendai

    Tin cho hay chưa có thương vong trong cộng đồng người Việt ở Nhật Bản sau cơn động đất và sóng thần kinh hoàng hôm thứ Sáu.

    Những người có mặt ̉ở gần tâm chấn của trận động đất hôm 11/03 là các sinh viên đang theo học tại Đại học Tohoku, và các tu nghiệp sinh ở thành phố Sendai và ngoại vi.

    Thông tấn xã Việt Nam dẫn nguồn Hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản nói có khoảng 40 sinh viên Việt ở Sendai, không có ai hề hấn gì vì trường học này nằm trên vị trí cao.

    "Tuy nhiên, họ đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp lương thực do các siêu thị và cửa hàng ở khu vực này đă đóng cửa."

    Cũng chưa có thông tin thiệt hại gì về người trong cộng đồng sinh viên Việt Nam tại các khu vực lân cận.

    Hội Sinh viên Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm thông tin về một số sinh viên theo học tại các Aomori, Akita, Iwate và Fukushima gần đó.

    Theo TTXVN, trong danh sách 564 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác mất tích mà Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản công bố chiều 12/03 "không có người Việt Nam".

    Hiện toàn nước Nhật có khoảng 31.000 người Việt đang sinh sống, lao động và học tập.

    Số du học sinh là 3.700 còn số tu nghiệp sinh là 17.000.

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhật di tản dân khỏi khu vực nhà máy điện



    Cứu cấp dân


    Cơ quan Nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc nói khoảng 170.000 người đã được di tản khỏi khu vực có nhà máy điện bị ảnh hưởng của động đất ở đông bắc Nhật Bản.

    Tòa nhà chứa lò phản ứng bị phá hủy trong vụ nổ hôm thứ Bảy, nhưng lò phản ứng được biết vẫn còn nguyên vẹn.

    Tin cho hay các nhân viên đang tìm cách làm nguội một lò phản ứng khác, nhưng mức phóng xạ đã cao quá ngưỡng an toàn.

    Con số người thiệt mạng trong trận động đất và sóng thần hôm thứ Sáu được ước tính là trên 1.000 người.

    Giới chức Nhật Bản đang tăng cường nỗ lực cứu nạn trong khi mức độ thảm họa đang dần rõ ràg hơn.

    Tuy không khí thải ra có chứa một lượng tối thiểu chất phóng xạ, chúng tôi cho là ở mức độ này nó không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
    Yukio Edano, phát ngôn viên chính phủ Nhật
    Chính phủ loan báo rằng con số binh lính được điều tới giúp cứu nạn tại khu vực sẽ được nhân đôi lên thành 100.000.

    Tokyo cũng đang tìm cách giảm lo ngại về sự cố ở nhà máy nguyên tử năng Fukushima 1, nói rằng mức phóng xạ xung quanh nhà máy này bắt đầu giảm.

    Thế nhưng sáng Chủ nhật 13.03, công ty điện Tokyo (Tepco) cho hay rằng hệ thống làm nguội ở một lò phản ứng khác bị hỏng.

    Người phát ngôn cho chính phủ Nhật Yukio Edano nói đã phải xả một lượng khí chứa phóng xạ ra ngoài để giúp làm nguội lò phản ứng.

    Ông Edano nói: "Chúng tôi tin là có thể bình ổn tình trạng của lò phản ứng".

    "Tuy không khí thải ra có chứa một lượng tối thiểu chất phóng xạ, chúng tôi cho là ở mức độ này nó không ảnh hưởng tới sức khỏe con người."

    Đe dọa sức khỏe

    Thế nhưng sau đó hãng thông tấn Kyodo lại trích nguồn Tepco nói mức phóng xạ quanh nhà máy đã vượt quá mức cho phép.

    Tepco nói thêm rằng điều này không có nghĩa đang có đe dọa cho sức khỏe người dân.

    Các nhân viên kỹ thuật đang xử lý tương tự đối với lò phản ứng đầu tiên tại nhà máy Fukushima 1, vài giờ trước khi vụ nổ xảy ra phá hủy tòa nhà chứa lò phản ứng.

    Trong khi đó,Tepco cho hay ít nhất 15 người tại một bệnh viện ở gần đó bị phơi nhiễm phóng xạ.



    100.000 binh lính tham gia cứu nạn


    Công ty này cũng xác nhận rằng bốn nhân viên của Tepco bị thương trong vụ nổ hôm thứ Bảy, nhưng các vết thương không đe dọa tính mạng.

    Chính quyền Nhật Bản đã mở rộng bán kính khu vực cấp cứu quanh nhà máy Fukushima 1 thành 20km sau vụ nổ.

    Người dân địa phương được khuyến cáo giữ bình tĩnh và chính quyền chuẩn bị phát iodine cho những người bị ảnh hưởng.

    Cơ quan Nguyên tử năng Liên Hiệp Quốc (IAEA) nói trong một thông cáo: "Trong khu vực bán kính 20km xung quanh nhà máy Fukushima Daiichi [số 1], khoảng 170.000 người đã được sơ tán".

    "Trong khu vực bán kính 10km quanh nhà máy Fukushima Daini [số 2] khoảng 30.000 người được sơ tán. Các biện pháp sơ tán vẫn còn đang được tiếp tục."

    Khung cảnh tàn phá

    Sóng thần theo sau trận động đất 8,9 độ Richter đã phá hủy diện rộng dọc bờ biển đông bắc Nhật Bản, tràn vào sâu trong đất liền và tàn phá nhiều thị trấn, làng mạc.

    Các cơn dư chấn mạnh vẫn tiếp tục xảy ra trong khu vực.

    Phóng viên BBC Damian Grammaticas có mặt tại thành phố Sendai nói mức độ tàn phá thật khủng khiếp.

    Các công-ten-nơ chở hàng lớn bị cuốn vào bờ và đập vào các tòa nhà, trong khi lửa tiếp tục cháy ngay gần bờ biển.

    Cảnh sát nói chỉ trong một khu phố ở Sendai, đã tìm thấy từ 200 tới 300 thi thể.

    Thị trấn Rikuzentakada, địa phận Iwate, gần như hoàn toàn bị ngập nước. Hãng truyền thông NHK nói quân đội đã tìm thấy hàng trăm xác người tại đó.

    NHK cũng đưa tin rằng tại cảng Minamisanriku, Miyagi, giới chức cho biết 7.500 người đã được sơ tán tới 25 trại tạm trú, nhưng còn chưa thiết lập được liên lạc với 10.000 người dân khác.

    Tuy không khí thải ra có chứa một lượng tối thiểu chất phóng xạ, chúng tôi cho là ở mức độ này nó không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
    Người phát ngôn Yukio Edano
    Một quan chức địa phương tại thị trấn Futaba nói hơn 90% các ngôi nhà tại ba cộng đồng duyên hải đã bị sóng thần cuốn trôi.

    Koichi Takairin, một tài xế xe tải 34 tuổi ở Sendai nói sóng thần ập tới quá nhanh.

    "Các xe hơi nhỏ hơn bị cuốn đi xung quanh tôi. Tôi chỉ còn cách ngồi bên trong xe tải của mình."

    Hơn 215.000 người đang trú trong 1.350 trại sơ tán ở năm địa phương.

    Các nhóm cứu hộ quốc tế đang được điều tới Nhật Bản, và Liên Hiệp Quốc giúp điều phối hoạt động này.

    Tổng thống Barack Obama đã cam kết hỗ trợ, với một hàng không mẫu hạm đã có mặt ở Nhật Bản và một chiếc khác đang trên đường tới đây.

    Trận động đất mạnh nhất từ trước tới giờ ở Nhật là 8,3 độ Richter và khiến 143.000 người chết tại Kanto năm 1923. Trận động đất 7,2 độ Richter ở Kobe năm 1995 làm 6.400 người thiệt mạng.

    Tin BBC

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    H̀NH ẢNH ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT



    Nước biển tràn vào sân bay Sendai. Có ít nhất gần 300 người được nói là đã thiệt mạng tai đây .



    Xoáy tsunami ngoài khơi duyên hải Oarai.



    Nhật Bản ra khuyến cáo cấp cao nhất về sóng thần, với ước tính vùng duyên hải gần hạt Miyagi có thể bị ảnh hưởng

    .

    Đồ đạt ngả nghiêng trong nhà, trong cửa hàng và công sở.




    Dân chúng di chuyển khó khăn ở Iwaki.



    Tsunami trộn mọi thứ thành một thứ canh thập cẩm.

    H́nh của BBC

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Xe lửa ngừng hoạt động dân chúng ở Tokyo phải đi bộ về nhà và nhiều khu vực trong thành phố mất điện.



    Xe cộ vẫn di chuyển một cách trật tự, tuy có kẹt xe.



    Có tin nói bốn lò phản ứng hạt nhân trong vùng bị động đất đã được đóng cửa. Người ta nhìn thấy lửa cháy tại nhiều nơi, kể cả nhà máy lọc dầu ở Chiba.

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Nuclear plant rocked by second explosion






    A man who was evacuated from the vicinity of Fukushima's nuclear power plant washes his head in Nihonmatsu, northern Japan, March 14, 2011

    .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 41
    Last Post: 17-03-2013, 12:27 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 17-11-2011, 02:37 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 26-04-2011, 06:44 AM
  4. Replies: 15
    Last Post: 04-01-2011, 10:42 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 28-12-2010, 11:08 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •