“Anh ơi anh, đi dùm em một cuốc xe đi anh
Anh ơi anh, đi dùm em một cuốc đi anh!...”
Tôi quay lại để nói lời từ chối. Nhưng ngay khi nh́n thấy khuôn mặt của người kéo xe th́ dù chỉ trong khoảnh khắc, tôi cảm nhận ngay cái định mệnh khắt khe cho những con người như thế này.

. . .Thuở ấy, vào khoảng năm 1960-1963 gia đ́nh tôi dọn từ Tuy Hoà về Đà-Nẵng nhưng chỉ ít lâu sau th́ đă di chuyển tiếp vào Hội An. Là một công chức liêm khiết sau khi giải ngũ v́ thương tích, “thẳng thắn” và “bất trị” ba tôi bị thuyên chuyển đi rất nhiều nơi trên miền Nam Việt-Nam.
Tại Hội-An nơi khu chúng tôi ở, chỉ trên 1 con đường Nguyễn Thái-Học mà giờ đây đang được biến thành khu phố cổ cho du khách tham quan, gia đ́nh tôi cũng đă dọn nhà đến 3 lần.
Cái thành phố nhỏ này thật ra đă để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm học tṛ, những cơn lụt mỗi năm, nước dâng lên đuổi chúng tôi lên tận căn gác trên cùng…
Vốn hiểu được chúng tôi không có khiếu buôn bán, làm ăn, mẹ tôi thường khuyên anh em chúng tôi nên cố gắng học hành để sau này tự nuôi lấy thân ḿnh.
Thuở ấy tôi chỉ mới học lớp Nh́ nhưng anh Cả tôi th́ đă học đến lớp đệ Ngũ. Anh Cả tôi là người được me tôi thương yêu và nuông chiều nhất.
Để khuyến khích anh học hành, me tôi cho phép anh đem bạn bè về học chung, thậm chí ăn ngủ trong nhà rồi thành ra quen thân, gọi me tôi như mẹ nuôi tinh thần…
Thuở ấy chính quyền VNCH rất cần quân nhân để chiến đấu nhưng vẫn mở một cánh cửa cho học sinh tiếp tục học tŕnh.
Chúng tôi phải trải qua rất nhiều kỳ thi trước khi vào đại học. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp là để tuyển chọn học sinh vào lớp đệ Tam (lớp 10 bây giờ) tại các trường Công lập (học không tốn tiền).
Kỳ thi Tú Tài Bán Phần (Tú Tài I) là để lọc học sinh lên lớp đệ Nhất (Lớp 12) và kỳ thi Tú Tài Toàn Phần (Tú Tài ̀I) là để lọc sinh viên vào đại học.
Từ lớp đệ Nhị (lớp 11 bây giờ) cho đến khi ra đại học, học sinh chỉ được ở lại lớp 1 lần trong tất cả các kỳ thi.
Nếu nhiều hơn thế th́ họ phải tạm xếp bút nghiên lên đường thi hành quân dịch
Sau hơn ba năm ở Hội-An, chúng tôi dọn trở lại Huế. Nhưng chỉ ít lâu sau th́ các bạn anh tôi lại từ từ rủ nhau tụ tập lại, học hành như xưa.
Căn nhà Từ Đường 3 gian 2 chái của ḍng họ ngoại là nơi chúng tôi “dùi mài kinh sử”. Năm nào cũng vậy, lớp bạn anh tôi chọn học đêm vào mỗi mùa thi.
Thuở ấy tôi c̣n nhỏ nên chỉ thỉnh thoảng ham chơi mới thức khuya với họ.
Nhưng kỷ niệm những đêm hè êm ả, trời trong và đầy trăng sao, dưới những tàng cây vú sữa đă mấy chục tuổi của Ngoại sẽ măi măi là những huyền thoại của cả một thời niên thiếu….
“Học tài thi phận”, tôi đă chứng kiến nhiều buổi chia tay của những người con nuôi của me tôi.
Những buổi tiệc chia tay dù bùi ngùi nhưng không sướt mướt như “thà như mưa gió đến ôm tượng đá …” hay hoàn toàn tuyệt vọng như là “…đời anh khi ra đi là coi như đă hết, thôi, xin em đừng chờ mong…”
Những người con tinh thần của me tôi kể cũng lạ.
Không đỗ đạt được để thành ra “ông này bà nọ” th́ đi lính cũng phải chọn thứ lính “chiến” - như Biệt Kích Dù, Biệt Động Quân…
Có người chỉ vài năm sau là chúng tôi đă cùng nhau đi đưa đám.
Trong đám con nuôi tinh thần của me tôi có người anh tên Nguyễn văn Thông, năm ấy (1968) là Trung Úy tiểu đoàn 37 (39?) Biệt Động Quân.
Anh Thông người Quảng Nam, không cao nhưng mập mạp. Tôi nhớ anh có những ngón tay đầy đặn như những trái chuối tiêu nhưng khi rảy đàn nghe cũng có hồn lắm, nhất là trong những ngày cuối trước khi nhập ngũ… nhưng khi rảy đàn nghe cũng có hồn lắm, nhất là trong những ngày cuối trước khi nhập ngũ…
“Hành Trang Giă Từ” tuy không phải là một tuyệt tác của thế giới nhưng đă để lại cho tôi những dấu ấn sâu đậm nhất trong đời…
“… Đây gói hành trang,
xếp lại cho trọn để anh đi nhé!
Xin chớ ưu buồn,
v́ trong những ngày dài anh nhớ em luôn…”
Có ưu tư nhưng đầy bi tráng. Trong chết chóc, t́nh yêu thương vẫn ngập tràn. Phải chăng đây chính là nhân bản?
Tôi tin những người con nuôi của me tôi hiểu được ư nghĩa của bi kịch “giết hoặc bị giết” trên chiến trường.
Trong những buổi nói chuyện với họ tôi chưa bao giờ thấy được nét hớn hở khi giết được nhiều “quân thù”.
Không phải chỉ v́ kẻ chết cũng là người Việt da vàng như họ mà c̣n v́ bản chất của chiến tranh vốn là tàn nhẫn nên trong tận cùng vốn không có ǵ để hănh diện.
Thậm chí có người v́ không chịu được những tương tranh trong suy nghĩ, như Trung Sĩ Ngô Ḥa Kha, một người con nuôi khác của me tôi đă tự hủy hoại thân thể để khỏi phải thấy thêm cảnh chém giết trên chiến trường.
Mùa xuân năm 1968, sau khi quân đội Quốc Gia đă tái chiếm lại thành phố, hai trong số những người con nuôi của me tôi có theo tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân về đóng tại sân vận động Huế, nhưng đă quá muộn để có thể cứu ba tôi đă bị đặc công nằm vùng bắt đi và chôn sống trước đó…
Sau tháng Tư năm 1975, tôi ở lại và tiếp tục học tŕnh ở trường Y-Khoa SàiG̣n nhưng thật t́nh không có tâm trí nào để xây dựng tương lại hay sự nghiệp ǵ nữa.
Thỉnh thoảng bạn bè ở cả 2 trường Khoa Học và Y khoa của tôi lác đác biến mất hoặc thản nhiên bỏ học v́ trong khung cảnh đó có ra trường cũng chưa chắc ǵ đă kiếm sống được trong khi đời sống hằng ngày là câu hỏi thúc bách trước mắt.
Nếu được đi du học sau khi đậu Tú Tài Toàn là một giấc mơ th́ có cơ hội đi như “Bác” là giấc mơ vô bờ bến của chúng tôi sau ngày miền Nam thất thủ.
Qua bức màn sắt , chúng tôi không biết ǵ nhiều về thế giới bên ngoài và măi đến 4 năm sau, nhờ một tổ chức cho ứng trước 1 số tiền nhỏ chúng tôi mới có cơ hội liều mạng.
Theo chương tŕnh, sau khi xuống đến Rạch Giá, chúng tôi sẽ ngủ tạm một đêm tại nhà 1 người quen của ban tổ chức.
Sáng hôm sau, chúng tôi phải tự ḿnh ra 1 bến đỗ ở gần đó để lên ghe nhỏ “về quê”.
Địa điểm này là một nút chặn trên đường ra cửa biển của ghe lớn mà chúng tôi phải đuổi theo cho kịp khi ghe lớn đi ngang…
..Tôi tin rằng những người con nuôi của me tôi chưa bao giờ có ư tưởng “cao cả” giải phóng loài người.
Trong tâm hồn có lẽ họ chỉ nghĩ đơn giản chiến đấu là để bảo vệ cho tiếng nói của họ và cho quê hương họ.
Nếu những người CSVN tin rằng họ có quyền “giải phóng” miền Nam th́ tại sao những người miền Nam không có quyền sống với niềm tin của chính ḿnh?
Những người con nuôi của me tôi có thể đă chiến đấu, đă chết hay đă bị bỏ rơi trong cô đơn nhưng họ không bao giờ có thể bị bôi nhọ.
Dù là kẻ bại trận, những hy sinh của họ muôn đời vẫn trong sáng - v́ là con người, họ có quyền chiến đấu để bảo vệ cho niềm tin của chính ḿnh.
Con đường đấu tranh để khang phục quê hương vẫn c̣n và đang tiếp diễn.
Tôi vẫn tin rằng, trong đấu tranh chính sự hy sinh cao cả chứ không phải chiến thắng mới làm nên ư nghĩa.
Lần này người Việt có cả thế giới nhân bản và tiến bộ làm hậu cứ, có đủ lịch sử để hiểu rằng không nên trông cậy vào bất cứ thế lực ngoại bang nào để khỏi bị lệ thuộc hay bị bán đứng, có đủ trí tuệ để hiểu không phải cách mạng nào cũng cần phải ngập máu mới thành công mà chính niềm tin, nhân cách và t́nh yêu quê hương, dân tộc mới là những nhân tố quyết định sau cùng
– V́ ngay chính như CSVN, đă từng được cả thế giới cộng sản yểm trợ cho biết bao chiến cụ để toàn chiếm miền Nam Việt-Nam, thế mà sau 35 năm “xây dựng” họ đă làm được ǵ hay chỉ đưa quốc gia đến chổ lạc hậu, dân tộc đến nguy cơ nô lệ phương Bắc một lần nữa?
Đảng CSVN ngày nay quả có nhiều công an mật vụ để đàn áp, có nhiều tay chân, thủ hạ bưng bợ để xin chia phần, có cả cái “thế giới” tư bản “v́ lợi nhuận sẵn sàng bán cả cái dây tḥng lọng để treo cổ chính ḿnh” .
Nhưng cái “sức mạnh” đó không phải là yếu tố quyết định.
Có đêm lang thang trong một ṣng bài ở Las Vegas lúc trời đă gần sáng, tôi chứng kiến nhiều bàn chơi không có khách, người chia bài đứng ngáp dài mệt mỏi… và bỗng dưng tôi chợt nhận ra một điều thú vị mà cay đắng rằng trong một cuộc chơi, không phải người chủ ṣng mà chính những tay chơi mới là những người quyết định canh bạc.
Không hiểu ông Thánh Ghandi có lần nào vào ṣng bài để để phát giác ra chủ thuyết bất bạo động và bất hợp tác đă giải phóng quê hương ông khỏi cả một đế quốc tự hào mặt trời chưa bao giờ lặn trên lănh thổ của họ?
Thấm thoát thế mà thêm một 30 tháng Tư nữa lại sắp trở về. Trong những vật lộn với cuộc đời mới, nhiều lúc tôi đă quên những đứa con nuôi như anh Thông, anh Kha của me tôi.
Nhưng thỉnh thoảng, trong ngấn lệ của kỷ niệm, họ vẫn trở về trong trí nhớ, cười cười nói nói như thuở nào trên xứ Huế liêu trai, vào những đêm hè đầy trăng sao, dưới cây vú sữa…
Và c̣n bao nhiêu người chiến sĩ VNCH nữa đă chiến đấu, đă chết âm thầm để cho những người như chúng tôi được yên thân tiếp tục học hành, để được công thành danh toại, vợ đẹp con ngoan?
- V́ tất cả những huy chuơng, danh dự , những bổng lộc chỉ có giá trị thực tế cho những ai c̣n sống sót - như có người đă nói: “Nhất tướng danh thành vạn cốt khô!”
Vơ Trang