Results 1 to 10 of 10

Thread: Bà Ngô Đ́nh Nhu qua đời ở Ư

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-03-2011
    Posts
    708

    Bà Ngô Đ́nh Nhu qua đời ở Ư


    ROME (NV) - Bà Ngô Đ́nh Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Ḥa, qua đời hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ư, theo một nguồn tin thân cận với bà.

    Luật sư Trương Phú Thứ, người duy nhất phỏng vấn bà Nhu thời gian sau chiến tranh, và đang liên lạc với bà Nhu thường xuyên để thực hiện cuốn hồi kư của bà, loan báo tin này qua email hôm Chủ Nhật.

    Bà Ngô Đ́nh Nhu "trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an b́nh với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh," theo tin của Luật sư Trương Phú Thứ. "Bà đă nhận lănh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh."

    Bà Nhu, sinh năm 1924, là quả phụ ông Ngô Đ́nh Nhu, em trai và cố vấn Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. V́ Tổng thống Diệm không có gia đ́nh, bà Nhu được xem là Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Ḥa.

    Sinh trưởng trong một gia đ́nh trí thức quư tộc, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Thân mẫu bà là cháu ngoại vua Đồng Khánh; thân phụ bà là Luật sư Trần Văn Chương, sau này là đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Hoa Kỳ.

    Năm 1943, bà kết hôn với ông Ngô Đ́nh Nhu, và chuyển sang đạo Công Giáo. Bà lấy tên thánh là Maria.

    Trong thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, bà Nhu là Dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới. Tuy nhiên, nhiều lời phát biểu của bà trên báo chí và một số hành động khác của bà bị cho là góp phần gia tăng sự bất măn, dẫn tới cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963.

    Vào lúc cuộc đảo chánh xảy ra, bà Nhu và trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy đang công du Hoa Kỳ để vận động công chúng Mỹ ủng hộ Việt Nam Cộng Ḥa. Sau đảo chánh, bà không về lại Việt Nam.

    Bà có bốn người con, hai trai hai gái, trong đó trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy đă thiệt mạng năm 1968 trong một tai nạn giao thông ở Paris.

    Nguon

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    200

    Thế là xong

    Tôi trích dẫn trong câu nầy trong bài .

    Trong thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, bà Nhu là Dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới. Tuy nhiên, nhiều lời phát biểu của bà trên báo chí và một số hành động khác của bà bị cho là góp phần gia tăng sự bất măn, dẫn tới cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963.

    Nói ra th́ có vẽ như có ác ư nhưng là sự thật .
    Người đàn trong một gia đ́nh mà có hành động (hay ảnh hưởng) sát hại nguyên cả gia đ́nh chồng 3 người .
    Trong gia đ́nh ḿnh th́ ông anh sát hại cha mẹ ḿnh .

    Thế là xong một đời người .

  3. #3
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Thành kính phân ưu cùng gia quyến cụ bà Ngô Đ́nh Nhu






    <object width="640" height="390"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/YjvzVrvwDAM&rel=0&hl =en_US&feature=playe r_embedded&version=3 "></param><param name="allowFullScree n" value="true"></param><param name="allowScriptAcc ess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/YjvzVrvwDAM&rel=0&hl =en_US&feature=playe r_embedded&version=3 " type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="tru e" allowScriptAccess="a lways" width="640" height="390"></embed></object>


  4. #4
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Tài liệu 05/11/2009: Bà Trần Lệ Xuân bây giờ ra sao?


    Bà Trần Lệ Xuân và Ông Ngô đ́nh Nhu

    Link nhiều h́nh ảnh Bà Ngô Đ́nh Nhu ► http://www.flickr.com/photos/1347648...56605286/show/


    Sau năm 1963, Bà Trần Lệ Xuân cùng các con chuyển về sinh sống tại La Mă, nơi giám mục Ngô Đ́nh Thục đang cư trú. Ngày 13.12.1984, mấy mẹ con bà nhận được tin giám mục Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc c̣n ở VN hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đ́nh Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà.

    Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt, mà c̣n là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân. Người ta nói, nhà cửa của mẹ con bà ở La Mă đều do ông mua sắm và c̣n cung cấp cả tiền bạc cho con cái bà ăn học nữa.

    Mỗi khi nhắc đến gia đ́nh ho. Ngô, mọi người đều biết vợ chồng ông Ngô Đ́nh Nhu – Trần Lệ Xuân. Dù đứng trong bóng tối của chế đô. Đệ Nhất Cộng Ḥa của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, nhưng quyền uy lại khuynh đảo cả miền Nam trước năm 1975.

    Mấy anh chị em ruột nhà Ngô, nay đă về “nước Chúa”, chỉ c̣n lại bà quả phu. Ngô Đ́nh Nhu, tức Trần Lệ Xuân. Đệ nhất phu nhân, một thời lừng lẫy, ngày nay sống ra sao?

    Khi được tin giám mục Ngô Đ́nh Thục qua đời, mẹ con bà Nhu định sang Mỹ chịu tang. Nhưng chẳng biết v́ sao, có lẽ do xích mích trong gia đ́nh, ông Ngô Đ́nh Luyện, em út trong gia đ́nh ho. Ngô đă cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.

    Gần hai năm sau, ngày 28.7.1986, bà Xuân nhận được điện thoại của em ruột là Trần Văn Khiêm, báo tin cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương qua đời, nhưng không rơ nguyên nhân. Sau đó, Khiêm bị cảnh sát FBI bắt, do có liên can đến cái chết của hai người này. Cha mẹ ruột qua đời, bà Nhu cũng không thể qua Mỹ chịu tang.

    Đến năm 1990, người em út của Ngô Đ́nh Diệm là Ngô Đ́nh Luyện qua đời tại Paris v́ bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó có xích mích với nhau. Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.

    Cho đến nay, người ta vẫn đồn đoán: bà Nhu đă lấy chồng, hoặc qua đời từ lâu rồi, v́ không ai nghe tin tức. Tất cả đều vô căn cứ. Vào tháng 3.2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi, và đă đến thăm bà quả phu. Ngô Đ́nh Nhu, chụp được tấm ảnh của bà. Khi về đến Hoa Kỳ, ông Thứ có viết một bài khá dài về bà.

    Luật sư Trương Phú Thứ cho biết: bà Nhu sống một ḿnh trong căn hộ của một ṭa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Bà có hai căn ở tầng thứ 11, tại một khu vực đẹp và đắt tiền nhất Paris. Bà ở một căn, căn c̣n lại cho thuê để sinh sống. Đó là nguồn thu nhập duy nhất, đủ để sống, không cần nhờ vả đến các con.

    Bà sống ẩn dật, âm thầm lẻ loi, đến mức cựu trung tướng quân đội Saigon Trần Văn Trung, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Paris, cũng tưởng bà Nhu đang sống ở Italia.

    Bà Nhu tuy đă ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà bà Nhu khá tầm thường, với hai pḥng ngủ và một pḥng khách. Trên tường pḥng khách c̣n treo vài bức ảnh lớn của Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Thục, Ngô Đ́nh Nhu và con gái lớn Ngô Đ́nh Lệ Thủy. Bà Nhu bác bỏ tin đồn chuyện một người Pháp giàu có biếu giám mục Thục số tiền lớn, sau đó ông cho bà để mua căn hộ này. Rồi bà dành dụm thêm để mua căn nữa. Sự thật không phải thế. Bà Nhu trực tiếp nhận được tiền từ một ân nhân ẩn danh. Sau đó bà nhờ một cựu bộ trưởng thời De Gaulle giúp mua cho hai căn hộ này.

    Trần Lệ Xuân nói: Mấy thanh niên VN mới đến Pháp, bơ vơ, tôi cho tạm trú ở căn hộ này, không lấy tiền nhà và điện nước. Một thời gian sau, họ có thân nhân đón đi hay mua nhà riêng, tôi mới cho một nhà ngoại giao Nhật thuê. Bà c̣n tiết lộ vị ân nhân đó chính là bà Capici, một phụ nữ Italia từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa từng gặp mặt vị ân nhân này, và măi 4 năm sau khi bà này tạ thế, Trần Lệ Xuân mới biết rơ thân thế và sự nghiệp!

    Trên bức tường ngăn pḥng khách và nhà bếp, có treo bức ảnh đen trắng ” Biệt điện Trần Lệ Xuân ” ở Đà Lạt. Bà không hề có ư định trở về thăm VN. Khi nói về con cái, bà Nhu có vẻ hănh diện. Con trai lớn là Ngô Đ́nh Trác, tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, năm nay 57 tuổi, lấy vợ Italia, có 3 con trai, 1 gái. Bà Nhu khoe những đứa cháu nội, con trai ông Trác: Ai cũng cao 1,8 mét, to lớn và rất đẹp trai. Vợ ông Trác thuộc ḍng dơi quư tộc, rất giàu có. Ông Trác chế tạo được nhiều nông cụ thích hợp cho canh tác những mảnh đất nhỏ. Gia đ́nh ông có một biệt thự to và đẹp ở nội thành La Mă, có dáng dấp như một tu viện cổ. Bà Nhu từng ở đây nhiều năm, khiến có tin đồn đoán bà sống trong một tu viện Công giáo!

    Người con thứ nh́ là Ngô Đ́nh Quỳnh cũng đă ngoài 50 tuổi, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế và Thương mại – ESEC. Đây là trường tư thục cao cấp, mức học phí rất lớn. Sinh viên phải thi tuyển gắt gao, nhưng khi tốt nghiệp lại được nhiều cơ quan tài chính quốc tế trọng dụng. Khi Quỳnh học, bà Nhu không đủ tiền học phí để đóng, phải kư giấy xin khất nợ. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông ta không có vợ con, bà Nhu nói: ” Nó giống ông bác ruột (Ngô Đ́nh Diệm) “.

    Cô gái út, Ngô Đ́nh Lệ Quyên có bằng tiến sĩ luật, Trường đại học Rome. Lệ Quyên là luật sư ngành công pháp quốc tế rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng tại Đại học Rome.

    Lư do: Cô không gia nhập quốc tịch Italia! Luật pháp xứ này không cho phép người không có quốc tịch làm giáo sư chính thức. Lệ Quyên được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế và đă công bố nhiều tham luận xuất sắc. Cô lấy chồng người Italia, nhưng đứa con trai lại lấy họ mẹ: Ngô Đ́nh Sơn, khiến cho bà Nhu rất hănh diện.

    Mỗi sáng sớm, bất kể thời tiết nóng lạnh, bà Nhu đều đi bộ chừng 10 phút đến nhà thờ Saint-Paul dự lễ. Sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa, nến. Ngày Chủ nhật, bà c̣n dạy giáo lư cho trẻ con.

    Bà Nhu rất ít đi mua sắm. Nói đến áo quần, bà có vẻ đăm chiêu: ” Ở Saigon nóng quá, nên tôi mặc áo dài hở cổ, khiến Tổng thống không bằng ḷng “. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên ” kiểu áo bà Nhủ ” một thời là mốt thời thượng ở Saigon. Bà nói: ” Nhiều khi tôi phải đại diện chính phủ tiếp phu nhân các nước mà chẳng có đồ trang sức nào cả. Có một bà bộ trưởng muốn bán số đá rubi trang sức, tôi xin Tổng thống Diệm số tiền 6 ngàn đồng, để mua lại. Ông bằng ḷng, nhưng buộc phải viết giấy biên nhận, ghi đầy đủ lai lịch từng món. Đó là lần duy nhất ông Diệm cho tôi tiền, và bây giờ cũng không c̣n nhớ chúng thất lạc ở mô! “.

    Bà Nhu kể lại: Dịp mùa xuân 1975, hệ thống Đài truyền thanh Mỹ, NBC có xin phỏng vấn 30 phút. Bà chấp nhận và đ̣i thù lao 10.000 USD và 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington, để dẫn Lệ Quyên đi thăm ông bà ngoại, Trần Văn Chương. Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà xuất hiện trên truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với bất kỳ báo chí Việt ngữ dưới bất kỳ h́nh thức nào.

    Phụ Lục:

    Bà quả phu. Ngô Đ́nh Nhu đang viết dở một quyển hồi kư bằng tiếng Pháp do chính bà dịch sang tiếng Italia, Anh và VN. Bà cho biết, chỉ sau khi qua đời sách mới được phát hành.


    Theo Quang Hưng

    * Source: http://ongvove.wordpress.com/2009/11...%bb%9d-ra-sao/

  5. #5
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Một nhân cách lớn, tôi kính phục bà.

    Chưa cần nói về chính kiến, chỉ nói về nhân cách, sang trọng, quư phái. Bà xứng đáng là Đệ Nhất trong hàng Đệ Nhất Phu nhân của VN.

    Bà đem lại nữ quyền cho VN, rất can đảm giúp dẹp nhiều loạn đảng, dẹp ṣng bài Đại Thế giới cho dù mất nhiều tiền thuế và bị phe Hoa kiều thù oán.

    Thời đó tôi chưa sinh ra, sử VN lại có nhiều chỗ không chính xác, nên không dám nói nhiều.

    Nhưng tôi kính phục nhân cách của bà, mà theo tôi rất cao quư, không khác bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch.

    Một triều đại, thời đại, đă đóng lại. Nhân cách cao quư, cao thượng của bà, giới phụ nữ VN sau này khó sánh bằng.

    Tôi nghĩ, lịch sử sẽ tôn vinh TT Diệm, và sẽ phỉ nhổ vào tên, gịng họ, ông DVMinh như là một kẻ phản dân, hại nước, sẽ bị đời đời nguyền rủa.

    TT Thiệu có thể cũng khó sánh bằng, do hoàn cảnh lịch sử, tuy sự đóng góp cũng không kém.

    Nay đang chờ ĐỆ TAM CỘNG H̉A tiếp nối nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng ḥa.

    Hy vọng sẽ được chính thức thành lập trong một ngày không xa.

    Tôi kính cẩn nghiêng ḿnh trước một bậc tiền bối vừa qua đời, lần nữa xin lập lại, tôi kính phục bà, Madame Nhu.

  6. #6
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Tôi rất xúc động khi hay tin bà từ trần .
    Nhờ bà mà có tổ chức Thanh Nữ Cộng Hoà và luật Gia Đ́nh .
    Luật Gia Đ́nh c̣n gọi là luật bà Nhu , đă chấm dứt chế độ đa thê ở VN . Như chúng ta biết chế độ đa thê là chế độ lạc hậu và bất công với phụ nữ . Hơn nữa , luật này c̣n có những qui điều b́nh đẳng giữa vợ và chồng .
    Người phụ nữ VN phải mang ơn bà .
    Mặt khác trên phương diện tâm lư , cho tới ngày hôm nay , con người chưa thật ḷng chấp nhận sự b́nh đẳng giữa nam và nữ giới , cho nên người phụ nữ quần chúng như bà Nhu phải chịu sự ác cảm truớc tiên chỉ v́ là phụ nữ và sau đó mới nói đến cái đúng cái sai và v́ thế cũng không được hưởng sự khách quan trong khi bị phê phán về cái đúng cái sai đó , thêm vào kẻ địch bịa đặt , thêu dệt , vu cáo ...
    Vũ khí hữu hiệu nhất để huỷ hoại một phụ nữ quần chúng là vu cáo họ trắc nết lang chạ vv .
    Nhưng sự thật luôn luôn được phơi bày sau một thời gian ...
    Xin kính chúc bà an lành trong đất Chúa .

  7. #7
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,752

    Bà Ngô Đ́nh Nhu, Năm Mươi Năm Cô Đơn


    Tin từ Ngô Đ́nh Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đ́nh Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đă về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

    Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn c̣n ái mộ, quư mến –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đ́nh Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU (viết tắt của “Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires,” - Thanh Sinh Công Đại Học) năm xưa, được Ngô Đ́nh Lệ Thủy trao cho tôi.

    Bà Ngô Đ́nh Nhu là người nổi tiếng thuộc ḍng họ Ngô Đ́nh và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa duy nhất c̣n sống sót vừa ra đi.

    Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Ḥa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hănh diện như Bà Ngô Đ́nh Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời.

    Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng,” đă không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đă được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, v́ dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mă thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cành hoa hồng, nhưng đă dùng mọi thứ dao búa. Họ dă man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đă hành h́nh, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

    Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một nữ nhân vật chính tuyệt đẹp trong những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đă im lặng, chấp nhận mệnh số nghiệt ngă, và âm thầm chịu đựng tất cả những oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

    Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà c̣n trẻ đẹp lắm –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con c̣n vị thành niên, không có của ch́m của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng Bà phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đă không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia.

    Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. "Thời của tôi qua rồi,” bà thường nói với những người quen biết, như một lời giă biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không v́ tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lănh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong.”

    Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi hai tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước ṿng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đă bước vào một cuộc hành tŕnh cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages.

    Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan ḥa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học tṛ của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đă hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Renoir nh́n khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ c̣n lại.”

    Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đ́nh Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của Bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

    Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu v́ bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hăy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hăy ch́a ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

    Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cơi Vĩnh Hằng, và t́m được B́nh An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.

    Kim Thanh Nguyễn Kim Quư

    Ngày Chúa sống lại 24/4/2011

    * Source: http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/829-829

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    27

    Thương Tiếc Bà Ngô Đ́nh Nhu

    Xin chung lời nguyện cầu cho linh hồn Bà Ngô Đ́nh Nhu/ Trần Lệ Xuân được an b́nh trong nước Chúa.

    Ḷng thành kính và ngưỡng mộ đến một phụ nữ cấp tiến đă dấn thân phục vụ cho xă hội Miền Nam Việt Nam Đệ I Cộng Ḥa.

    Từ một hậu sinh.

  9. #9
    Member
    Join Date
    03-03-2011
    Posts
    20

    Bà có Tư Tưởng Cách Mạng đi sớm trước Tư Tưởng Cổ Hủ của xă hội

    Trong thế kỷ 20 tại Vietnam, CHỈ CÓ có HAI tư tưởng gọi là THỰC SỰ CÁCH MẠNG , ảnh hưởng đến tư tưởng xă hội con người VN … đó là …Truyện “Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh, Tự Lực Văn Đoàn và …Luật Gia Đ́nh 1959 của Bà Ngô Đ́nh Nhu, nó Cách Mạng thật sự v́ chống lại và đi ngược với cái tư tưởng Xă Hội Phong Kiến Lạc Hậu củ….nó nói lên sự b́nh đẳng Nam Nữ mà xă hội Trọng Nam Khinh Nữ đă có cả ngàn năm. Đoạn Tuyệt cái củ để có cái mới tền bộ hơn, đó là cách mạng thật sự.

    Ảnh hưởng tây Học đă khiến Bà N.Đ.Nhu đưa ra luật này, và đó là một quyết định cách mạng nhất trong một xă hội bất công hủ lậu. Thực sự phải nh́n nhận là Bà Nhu là người có tài, có khả năng chính trị bật nhất của thế kỷ 20 tại VN.

    Nếu là người Âu Mỹ, bà sẽ nổi tiếng hơn nhiều, không thua bà Clinton.

    Rất tiếc và cảm thương cho bà, ...là bà lại là người VN, và đó là điều không may cho bà, và bất hạnh cho bà.... "khi bà có Tư Tưởng Cách Mạng đi sớm trước Tư Tưởng Cổ Hủ của xă hội" , nên bà có nhiều kẻ thù.

    VN từ trước đến nay, thực sự chẳng có bao nhiêu Nữ chính trị gia, dấn thân trong chính trị.
    Thực sự VN cũng rất cần có những người phụ nữ tài giỏi như bà, trong một xă hội tự do công bằng nam nữ, không câu nệ trước những lời nói „sốc“, điều quan trọng là việc làm tốt có tính cách mạng, và để lại cho đời những tư tưởng cấp tiến mới mẻ..

    Tôi tiếc cho bà, sinh không đúng thời và không đúng nước.

    Âu cũng là Số Người, Vận Nước cả !

  10. #10
    Member
    Join Date
    27-04-2011
    Posts
    2
    Những việc làm trước của bà Ngô Đ́nh Nhu đúng hay sai th́ lịch sử sẽ chứng minh , người khen cũng nhiều mà người chê cũng không ít , nhưng từ ngày tai họa ập xuống bà , thật chẳng dễ chịu chút nào , lên voi th́ dễ , c̣n xuống chó th́ thật khó mà chấp nhận được cú sốc ấy , phải có thần kinh bằng thép th́ mới chịu đựng nổi vậy mà , với một người tài sắc ở địa vị của bà , mấy ai chịu chấp nhận cuộc sống âm thầm đạm bạc như vậy .
    Có lẽ trong lúc rơi xuống vực thẳm của đau khổ , bà đă gặp Chúa , bà t́m được sự b́nh an trong Chúa , niềm tin đă giúp bà vượt qua , bà đă không màng đến những đàm tiếu thị phi của người đời , giờ đây bà đă rời cái quán trọ đầy những bất công , lọc lừa , tàn ác , giả dối , để về nhà của ḿnh .
    Tôi rất ngưỡng mộ bà , Thiên Chúa sẽ tha thứ cho những lỗi lầm và sẽ trả công cho những việc làm của bà .
    Tài sắc trên đời dẫu vang danh bốn bể .
    Mồ hoang kia c̣n lại nắm xương tàn .
    Những ai phê phán bà , hăy cầu mong cho ḿnh lúc cuối đời được sống êm đềm và khi ra đi được thanh thản như bà .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 14-03-2012, 04:32 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-12-2011, 03:39 AM
  3. Mở cửa Trung Quốc, thuở ấy và bây giờ.
    By Vincent Le in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 27-09-2011, 05:32 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 27-05-2011, 12:19 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 01-02-2011, 03:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •