Results 1 to 2 of 2

Thread: Khó có trường ĐH tư phi lợi nhuận ở VN

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Khó có trường ĐH tư phi lợi nhuận ở VN

    Khó này lỗi tại ai ? Tại cái đám cầm quyền CS chứ c̣n ai. Họ quá sợ để vuột mất quyền thống trị. Họ đă từ chối không cho những hội đạo, những nhóm người Việt thành đạt ở hải ngoại thành lập những ĐH thực sự phi lợi nhuận. Chỉ c̣n lại đám buôn bằng.



    Khó có trường ĐH tư phi lợi nhuận ở VN

    Hoạt động v́ lợi nhuận hay phi lợi nhuận đang là vấn đề nóng bỏng trong các trường ĐH ngoài công lập (NCL). Hội thảo “Mô h́nh trường ĐH tư thục VN” do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ NCL tổ chức tại Hà Nội hôm qua cũng tranh luận khá gay gắt về vấn đề này.
    Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo sư, nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Có nhiều ư kiến bức xúc xung quanh những bất cập của cơ chế quản lư hiện nay, những kiến nghị với Chính phủ và Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, lănh đạo Bộ GD-ĐT đă không đến dự.

    Mâu thuẫn giữa nhà giáo dục và chủ đầu tư
    Một vấn đề được đưa ra tại hội thảo là việc làm rơ ai sở hữu nhà trường: nhà giáo hay chủ đầu tư? GS Hoàng Xuân Sính - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Thăng Long, cho biết: “Hiện nay, dựa trên Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục (kèm theo Quyết định 61 do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009 - NV), quyền lực nằm ở đại hội đồng cổ đông và HĐQT, họ là những nhà đầu tư, chủ sở hữu (một phần) trường. C̣n nhà giáo dục thường không có vốn lớn nên tiếng nói theo quy chế ĐH tư thục đều không lớn”. V́ thế theo bà Sính, mâu thuẫn tiềm năng thường nằm ở HĐQT, nơi có nhà giáo dục và nhà đầu tư có quyền lực trong trường. Nhà giáo dục th́ muốn cho giáo dục và khoa học phát triển tốt, c̣n nhà đầu tư th́ phải xem nguồn lực đến đâu v́ tiền bỏ ra hàng tỉ mà lăi th́ không thấy đâu.
    Cũng đề cập đến những mâu thuẫn này, TS Đặng Văn Định - Chủ tịch HĐQT trường ĐH Chu Văn An, nêu thực trạng: “Tranh chấp quyền sở hữu trường quyết liệt. Người sẵn tiền t́m cách thâu tóm quyền sở hữu góp vốn. Nhà sáng lập, nhà giáo vốn không nhiều tiền bị loại trừ dần khỏi trường bởi những thủ thuật của thương trường”. Ông Định cảnh báo: “Vai tṛ quản trị nhà trường của đội ngũ nhà sáng lập, nhà giáo, nhà khoa học mất dần. Quyền ấy từng bước đến với người nhiều tiền”. Theo ông Định, nguyên nhân của t́nh trạng này là do một số quy định pháp lư xung đột lẫn nhau. Chẳng hạn Luật Giáo dục quy định “cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục v́ mục đích lợi nhuận”, nhưng một số văn bản dưới luật lại vô t́nh làm cho quy định này không đi vào cuộc sống (ví dụ như quy chế trên gần như coi trường ĐH tư thục như một doanh nghiệp - NV) .

    Lợi nhuận hay phi lợi nhuận?
    Cũng tại hội thảo, có nhiều ư kiến không đồng nhất về vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong trường ĐH tư ở VN.
    GS Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: “Đặc trưng cơ bản của một tổ chức phi lợi nhuận là không được chia lợi nhuận cho một ai và không có chủ sở hữu, không có nhà đầu tư. Tài sản ở đây là thuộc sở hữu cộng đồng”. Tuy nhiên, GS Trần Phương cho rằng mô h́nh trường phi lợi nhuận là “loại h́nh trường nếu có lợi nhuận th́ không đem chia cho người góp vốn, mà được dùng để tái đầu tư vào sự nghiệp giáo dục”. Đồng thời, ông Phương bảo vệ quan điểm đă là trường th́ phải có chủ sở hữu. “Nếu không chia lợi nhuận th́ tài sản không chia không thể coi là của xă hội mà phải là của những người góp vốn hay gọi là “sở hữu tập thể”. Phần tài sản này nếu nhà trường giải thể th́ sẽ được dùng để chia cho cổ đông”, ông nhấn mạnh.
    Theo GS Phạm Phụ, hiện nay ở VN khó có thể xây dựng một trường ĐH tư phi lợi nhuận. Ông cho biết, ở nước ngoài thường có chuyện cho, tặng và vốn đó được đưa vào để kinh doanh. Như vậy mới có thể hoạt động phi lợi nhuận. C̣n ở VN th́ chưa có thói quen này. V́ vậy, chỉ có thể xây dựng mô h́nh trường tư “nửa v́ lợi nhuận” hay trường có “lợi nhuận thích hợp”. Theo mô h́nh này th́ sẽ khống chế lợi nhuận của cổ đông góp vốn. Lợi nhuận của trường sẽ chia lăi theo tỷ lệ lăi suất ngân hàng, c̣n lại sẽ là tài sản sở hữu cộng đồng. GS Phạm Phụ nhấn mạnh: “Ở VN dù ĐH NCL đă phát triển hơn 20 năm nhưng dường như chúng ta vẫn chưa có cơ chế “không v́ lợi nhuận” và càng sợ hăi cụm từ “v́ lợi nhuận”, do đó nhiều trường ĐH NCL vẫn khăng khăng cho rằng ḿnh hoạt động phi lợi nhuận”.

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110425/Kho-co-truong-DH-tu-phi-loi-nhuan-o-VN.aspx

  2. #2
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Đại hoc phi lợi nhuận kiểu VN

    Trong khi đó, Nhà nước có rất nhiều tiền để tổ chức cả ngh́n lễ lạc hàng năm và không tới 0.5% công dân (650.000 người) nộp thuế thu nhập thường xuyên.

    TS Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen, khẳng định: “Sẽ không thực tế khi hiểu phi lợi nhuận ở VN là không chia lời cho ai hết. Không trả cổ tức th́ sẽ không huy động được vốn. Hoàn cảnh VN không thể như nước ngoài. Nhà nước không có tiền tài trợ cho trường, xă hội không ai đóng góp, học phí không đủ để hoạt động th́ bắt buộc phải có đầu tư”.

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110503/DH-tu-thuc-dang-bi-buon-ban-Phi-loi-nhuan-hay-sieu-loi-nhuan.aspx

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 10-08-2012, 06:45 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-07-2012, 10:20 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 05-07-2011, 11:52 PM
  4. Dân đập phá một trại lợn lớn ở Nghệ An
    By Xuân Nhi in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 03-10-2010, 05:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •