Page 1 of 6 12345 ... LastLast
Results 1 to 10 of 52

Thread: Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'


    Hình trực thăng bay lên Điện Biên do một trang mạng xã hội đăng tải trước khi bị đóng

    Một số nguồn tin, nay được chính quyền địa phương xác nhận, nói có 'bạo động' tại huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam từ mấy ngày qua.

    Sự việc, theo một số nhân chứng cho BBC hay, đã bắt đầu hôm 30/4 tại vùng của người thiểu số Hmong.

    Các trang mạng tiếng Việt cũng có nhiều tin tức không đầy đủ từ vài ngày qua về tầm vóc của vụ bất ổn và số dân tham gia, mà có người tin là "lên tới 5000".

    Được biết, một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội được điều đến cùng máy bay trực thăng.

    Trả lời BBC qua điện thoại hôm 4/5, chủ tịch huyện Mường Nhé, ông Giàng A Dình lên án các hoạt động chống đối.

    Ông cũng xác nhận "có ngàn người" tham gia vụ việc.

    Theo ông Dình việc có những người Hmong đòi một vương quốc tự trị, là chuyện "chỉ gây ra đổ máu".

    Ông Giàng A D́nh nói: "T́nh h́nh đang ổn định, tất cả nhân dân, một số người chỉ nghe những lời quá khích của những kẻ cầm đầu nhưng nay nhân dân người ta đă tản mát, từng bước trở về nhà rồi,"

    "Tất cả những người nói thế này nói thế khác đă không c̣n lư ǵ để nói với Đảng Cộng sản, nói với nhân dân, dân tộc Việt Nam nữa."

    Người Hmong cũng đă bắt giữ một số cán bộ địa phương khi đưa ra yêu sách đ̣i tự do tín ngưỡng và lập vương quốc riêng.

    Một thượng tá công an cũng chỉ nói với BBC là có chuyện "bất ổn" nhưng không nêu con số của lực lượng an ninh vào cuộc cũng như số người Hmong tham gia.

    Ông đề nghị hãy hỏi bên quân đội về những con số này.

    BBC cũng chưa xác định được vụ việc đang tiếp tục diễn biến ra sao.

    'Miền đất hứa'

    Cùng ngày, truyền thông Việt Nam cho đến chập tối chưa đăng tải tin gì về vụ việc.

    Nhưng một số trang mạng xã hội hẹn giới trẻ người Kinh đi du ngoạn kiểu hoang dã (phượt) ở vùng núi Điện Biên đã cảnh báo nhau là nên tránh khu vực "người Hmong đòi tự trị".

    Chẳng hạn, một bạn viết đã trông thấy trực thăng của nhà nước bay lên vùng này khi đi máy bay lên Điện Biên:

    "Ngồi trên máy bay tự nhiên thấy hai cái trực thăng nó bay song song, tưởng ông nào lên Điên biên chuẩn bị kỉ niệm 7/5. Lúc xuống máy bay mới biết trên huyện Mường Nhé đang có bạo động".

    Tuy nhiên tới nay, các diễn đàn nói về sự kiện đã bị đóng lại.

    Trước đó, từ năm 2010, chính báo chí của ngành công an đã có những bài phê phán "luận điệu hoang đường" ở huyện Mường Nhé, Điện Biên về "một thế lực siêu nhiên".

    Vẫn theo báo Công an Nhân dân, các sĩ quan của ngành này được cử đến để "gặp gỡ, nói chuyện, vận động nhân dân không đi theo kẻ xấu".

    Nguồn tin này cho hay có người dân "tin theo thuyết về một Miền Đất Hứa", và hẹn để "được đón về Trời".

    Các khẩu hiệu kêu gọi dân chúng đến "những vùng đất hứa" được viết bằng chữ quốc ngữ và tiếng Hmong dạng La-tinh.

    Báo nhà nước năm 2010 xác nhận khi đó các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Đoàn 379 thuộc Quân khu II đã "tăng cường cán bộ xuống cơ sở" ở Mường Nhé.

    Mới tháng 6/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký quyết định tặng bằng khen cho năm tập thể và 13 cá nhân của Bộ Công an "có thành tích giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội" tại tỉnh Điện Biên.

    Huyện nghèo

    Thành lập năm 2002 theo nghị định số 08/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, huyện Mường Nhé được chính quyền Việt Nam coi là thuộc "vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn".

    Nằm cách Điện Biên chừng 200 km, Mường Nhé là phần gộp lại của sáu xã trước thuộc huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Lay (nay là huyện Mường Chà) tỉnh Điện Biên.

    Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc.

    Theo trang web của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ở Việt Nam, cho đến tháng 3/2009, huyện Mường Nhé có 9.591 hộ với 52.684 nhân khẩu.

    Trong số 13 dân tộc sinh sống tại đây, người Hmong chiếm đa số với 36.811 nhân khẩu (chiếm 69,6%).

    Vì nổi tiếng là nghèo, Mường Nhé được chính quyền ra đề án phát triển kinh tế xă hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững với hàng tỷ đồng từ ngân sách.

    Cũng mới hôm 2/5 báo chí địa phương đăng tin bà Ṭng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội lên thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.

    Tuy nhiên, bên cạnh chủ đề kinh tế, có vẻ như các vấn đề tín ngưỡng và sắc tộc vẫn còn nổi cộm tại đây mà các chính sách của chính quyền chưa giải quyết được.

    Cũng chưa rõ kế hoạch xây khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có liên quan gì không đến tranh chấp đất và rừng tại đây.

    Một số nhà báo Việt Nam gần đây đưa tin ít nhiều về hiện tượng người Hmong ở đây "rút vào rừng", không chịu ra trong khi có cáo buộc về hiện tượng đốt phá rừng và "di cư tự do".

    Hiện chưa rõ yếu tố tín ngưỡng trong vụ Mường Nhé là gì nhưng nhìn chung, trong những năm qua có hiện tượng người thiểu số Hmong tại Bắc Lào và Việt Nam theo đạo Tin Lành với số lượng đông đảo.

    Hôm 5/4/2011, trang web bienphong.cm.vn có bài nói "Mấy năm gần đây, cái gọi là đạo Vàng Chứ” phát triển rất nhanh trên địa bàn các xă biên giới tỉnh Điện Biên. Đi
    kèm với truyền “đạo Vàng Chứ” là “vấn nạn” di cư tự do của đồng bào Mông".

    Một nhà quan sát tại Paris cho BBC hay người Hmong ở miền Bắc Việt Nam theo đạo Tin Lành phái Phúc Âm, còn người sắc tộc thiểu số ở miền Trung theo phái Mennonite.

    Với vụ Mường Nhé, lần đầu tiên lại có bất ổn sắc tộc diện rộng tại Việt Nam kể từ sau Bấm cuộc nổi dậy của người Thượng theo Tin Lành Dega ở Tây Nguyên hồi năm 2004.


    Một hình ảnh về dự án xây trường tại Nậm Kè, Mường Nhé, huyện nghèo vào loại nhất nước ở Việt Nam

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ng_riots.shtml
    Last edited by nguoibatcao; 05-05-2011 at 02:26 AM.

  2. #2
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,757

    Nghe chủ tịch huyện Mường Nhé vô giáo dục giận dữ lên án chửi bới người Hmong và phóng viên của đài phát thanh BBC

    Audio

    <object height="81" width="100%"><param name="movie" value="http://player.soundcloud.co m/player.swf?url=http% 3A%2F%2Fapi.soundclo ud.com%2Ftracks%2F14 684479&g=1"></param><param name="allowscriptacc ess" value="always"></param><embed allowscriptaccess="a lways" height="81" src="http://player.soundcloud.co m/player.swf?url=http% 3A%2F%2Fapi.soundclo ud.com%2Ftracks%2F14 684479&g=1" type="application/x-shockwave-flash" width="100%"></embed></object>

    * Source of Audio: http://lenguyenhuytran.com/
    Last edited by Sydney; 05-05-2011 at 06:47 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Một số tin tức liên quan và hình ảnh về Huyện nghèo Mường Nhé. Trong khi chờ đợi cập nhật thêm tin tức.



    Hồi năm 2007 có giáo viên ở Chua Ta-Mường Nhé lặn lội xuống tận Bộ GD ĐT kêu cứu. Sau đó gv này có xuống nhà tôi nói chuyện về t́nh h́nh trường trên đó, khẳng định sự tham nhũng của lănh đạo trường và sự bao che của huyện của tỉnh.

    Tiếc là giaó viên đó đă tốn công vô ích bởi cuộc chiến chống tham nhũng ở Chua Ta không bao giờ có kết quả.


    Quang cảnh THCS Nà Khoa, xă Nà Khoa, huyện Mường Nhé.

    Trời rét, học sinh đi chân đất và ngồi trong những pḥng học tranh tre

    Giờ học "xóa mù" ở THCS Nà Khoa: một thày "kèm" một tṛ.

    Pḥng họp hội đồng ở THCS Nà Khoa được quây tạm bằng phên nứa, bạt..

    Cùng cảnh ngộ với các lớp học, khu nhà ở của giáo viên cũng tạm bợ.

    Pḥng ở của một thày giáo dạy Văn - Sử THCS Nà Khoa.

    Nhà xa, nhiều học sinh THCS Nà Hỳ 2 phải ở trọ trong khu nội trú.

    Những khi rảnh rỗi, các em thường đan lưới đánh cá cải thiện bữa ăn.


  4. #4
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Xem clip đầu tiên vụ việc Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'


  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'

    Tin trái chiều về vụ bạo động Mường Nhé

    Quan chức tỉnh Điện Biên nói đã kiểm soát được cuộc bạo động của người Hmong tại Mường Nhé nhưng cũng có tin nói vẫn còn đám đông người tụ họp.

    Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Giàng Thị Hoa được hãng thông tấn Associated Press (AP) dẫn lời nói cuộc bạo động của người sắc tộc Hmong "đã được kiểm soát sau vài ngày" nhưng không nói rõ chi tiết.

    Trong khi đó, hãng thông tấn Agence France-Presse (AFP) lại trích nguồn một cán bộ địa phương tại chính huyện Mường Nhé nói tới thứ Năm 05/05 vẫn còn tới khoảng 3.000 người Hmong tụ tập nơi đây.

    Vị cán bộ này cũng không cung cấp thêm chi tiết.

    Một số nhân chứng nói với BBC hôm thứ Tư rằng đợt bất ổn bắt đầu từ khoảng ngày 30/04 với hàng nghìn người tham gia, và sau vài ngày "một số người đã dần trở về nhà".

    Tuy nhiên các thông tin trái chiều đưa ra ở trên cho thấy tình hình vẫn còn khá phức tạp.

    Trong ngày thứ Năm, BBC đã tìm cách liên lạc với tân Chủ tịch Mường Nhé Trần Anh Tuấn, nhưng được nói ông "đi cơ sở vắng".

    Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong thông cáo mới ra trích lời ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng huyện, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng trong điều kiện thiếu vệ sinh vì tin rằng một lực lượng siêu nhiên sẽ tới mang họ tới Miền Đất Hứa.

    Thông cáo viết: "Một số người đã kêu gọi thành lập vương quốc riêng của người Hmong, gây bất ổn, bất an ninh và thiếu an toàn".

    Nguyên Chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình, bản thân là người Hmong, cũng nói với BBC hôm thứ Tư rằng người sắc tộc biểu tình để đòi một vương quốc tự trị và việc này "chỉ gây đổ máu".

    Nhưng một số tổ chức Hmong tại hải ngoại thì nói họ muốn cải thiện tự do tôn giáo và điều kiện xã hội.

    Không đưa tin

    Báo chí chính thống của Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có tin tức gì về vụ bất ổn mà theo quy mô thì có thể nói là lớn nhất từ khi có biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.

    Nhân chứng nói một số đơn vị cảnh sát cơ động và hàng trăm bộ đội cùng máy bay trực thăng đã được điều đến hiện trường.

    Các diễn đàn thông tin du lịch có đề cập tới chủ đề này cũng đã bị đóng cửa.

    BBC không kiểm chứng được thông tin về thương vong, mà một tổ chức của người Hmong đặt tại Hoa Kỳ đưa ra, với con số hàng chục.

    Các nguồn tin cũng không đồng nhất khi nói về việc chính quyền có bắt người Hmong để điều tra hay không.

    Mới đây, trong tháng Tư, báo đài Việt Nam có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".

    Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.

    Mường Nhé, với trên 52.000 nhân khẩu, nằm cách thành phố Điện Biên chừng 200km về phía Tây Bắc, vẫn là một huyện thuộc loại nghèo nhất nước.

    Phía Đông, Mường Nhé giáp huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc. Có khả năng người Hmong tại đây có quan hệ mật thiết với người Hmong ở Lào.

    Mường Nhé cũng là nơi có đông dân di cư từ các nơi khác, do vậy thành phần dân cư được nói là 'phức tạp'.

    Đa số người Hmong tại đây theo Tin Lành trong trào lưu chung như người nhiều sắc tộc thiểu số tại Cao nguyên miền Trung Việt Nam.

    Theo BBC

  6. #6
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'

    Quân đội Việt Nam dùng vơ lực giải tán người Hmong biểu t́nh tại Điện Biên

    Theo AFP, một nguồn tin từ giới quân đội Việt Nam ngày 5/5/11 xác nhận sự kiện binh lính được tăng viện lên tỉnh Điện Biên, miền Tây Bắc Việt Nam, để góp sức giải tán hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu t́nh. Sự việc nổ ra từ nhiều ngày qua, nhưng măi đến hôm nay mới được báo chí quốc tế loan tải.


    Người Hmong - Reuters

    Nguồn tin trên cho biết là các cuộc biểu t́nh đă khởi sự cách nay vài ngày tại tỉnh giáp giới Lào và Trung Quốc. Những người Hmong, c̣n gọi là Mèo, đă đ̣i quyền được thành lập vùng tự trị và quyền tự do tôn giáo. Theo nguồn tin này : “Một số vụ xô xát nhỏ đă xẩy ra giữa người biểu t́nh và lực lượng an ninh tại chỗ, buộc quân đội phải can thiệp để tránh không cho bạo động lan rộng”.

    Một quan chức địa phương ở huyện Mường Nhé, cách thị xă Điện Biên khoảng 200 km về phía tây bắc, đă xác định với AFP rằng hôm nay, vẫn c̣n hơn 3.000 người Hmong tụ tập. Dù công nhận là t́nh h́nh phức tạp, nhưng viên chức này đă phủ nhận việc người Hmong biểu t́nh để phản đối chính quyền khi nói rằng : “Chúng tôi không biết họ muốn ǵ”.

    Hăng AFP cũng đă t́m hiểu thông tin nơi lănh đạo ngành công an tỉnh Điện Biên, nhưng điện thoại đă bị cúp ngay sau khi có câu hỏi về cuộc biểu t́nh.

    Theo nguồn tin quân sự của AFP, chính quyền địa phương đă bắt giữ một số người và cho mở điều tra. Theo ông, người Hmong đă bị một số phần tử tại địa phương "kích động" nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/05/1954. Viên chức này cũng tỏ ư hết sức quan ngại trước nguy cơ t́nh h́nh xấu đi thêm : “Hôm nay thứ Năm t́nh h́nh nói chung là ổn định, nhưng chúng tôi không biết điều ǵ sẽ xảy ra vào ngày mai”.

    Dẫu sao th́ t́nh h́nh tại chỗ căng thẳng đến mức chính quyền đă phải điều thêm quân từ Hà Nội lên tăng viện cho bộ đội địa phương. Theo nhận định của AFP, có lẽ đây là cuộc biểu t́nh phản đối chính quyền nghiêm trọng nhất của các sắc dân thiểu số tại Việt Nam từ sau phong trào nổi dậy rầm rộ trong hai năm 2001 và 2004 của các nhóm ít người tại vùng Tây Nguyên Việt Nam. Vào khi ấy, chính quyền đă mạnh tay trấn áp khiến cho khoảng 1.700 người Thượng đă phải chạy qua lánh nạn tại Cam Bốt.

    Riêng lần này, theo một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong mang tên Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis), có trụ sở tại Washington, th́ đă có 28 người Hmong biểu t́nh bị thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. Số liệu này tuy nhiên không thể được kiểm chứng một cách độc lập.

    Vấn đề khiến giới quan sát lo ngại là lịch sử quan hệ không mấy tốt đẹp giữa chế độ Việt Nam hiện nay với người Hmong. Trong cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975, người Hmông là một sắc dân đă giúp lực lượng Mỹ chống lại lực lượng Cộng sản Việt Nam cũng như Lào. Ngoài ra, trong thời gian qua, tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hiện tượng cường hào địa phương hay các hành vi ép buộc bỏ đạo không phải là hiếm hoi. Đó là những mầm mống dễ gây bất măn.

    Trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam, tổng cộng khoảng 10 triệu người, theo Ngân Hàng Thế Giới, có gần 790.000 người Hmong. Một trong những yếu tố đáng quan ngại, theo định chế tài chánh thế giới, là tỷ lệ đói nghèo của người thiểu số cao hơn năm lần so người Kinh.

    Cho đến trưa nay (05/05), chính quyền Việt Nam chưa thấy xác nhận nguồn tin nói trên, trong lúc báo chí trong nước hoàn toàn im tiếng.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...-tai-dien-bien

  7. #7
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Hàng ngàn người Hmong ở huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên biểu t́nh đ̣i tự trị và đ̣i tự do tôn giáo. AFP và AP cho biết tin này ngày hôm nay.

    Tin cho biết, cảnh sát được hạ lệnh dùng vũ lực đến để giải tán người biểu t́nh và đă xảy ra xô xát giữa lực lượng cảnh sát và dân chúng.

    Đài RFA gọi cho ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng pḥng Công thương huyện Mường Nhé để t́m hiểu tin tức nhưng được ông cho biết, hiện nay lực lượng an ninh đặt hệ thống nghe lén thông tin nên ông không thể trả lời được. Tuy úp mở để tránh thừa nhận về vụ biểu t́nh, nhưng ông Thái cũng không phủ nhận việc này:

    “À, bây giờ th́ ḿnh đang trong huyện (Mường Nhé) đây nhưng mà thông cảm v́ ḿnh không nói được đâu. Có ǵ th́ hỏi anh ninh. Bây giờ trong này (huyện Mường Nhé) đang bị đặt các chế độ nghe thông tin”.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng gọi cho ông Phí Trọng Lạp, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé), cũng với Thái Độ dè dặt, ông cho rằng, có “tập trung đông người” ở Mường Nhé:

    “Nhiều lần rồi, b́nh thường thôi mà. Thỉnh thoảng người ta kiện đất đai nên tụ tập đông người đó mà. Nói là tập trung đông người chứ không phải biểu t́nh. Thôi tôi không nắm rơ lắm đâu…”

    Khu vực xảy ra biểu t́nh giáp biên giới Lào và Trung Quốc. Hiện nay chưa biết số người biểu t́nh chính xác là bao nhiêu nhưng có tin cho rằng, con số lên đến 5 ngàn người.

    Cuộc biểu t́nh đă diển ra từ ngày 30 tháng 4 nhưng đến hôm nay mới được báo chí biết đến.

    Đây là cuộc biểu t́nh lớn nhất của người sắc tộc thiểu số kể từ vụ biểu t́nh của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 đă làm 1 ngàn 700 người phải sang Campuchia tị nạn.

    Mường Nhé là huyện nghèo nhất nước với dân số khoảng 52 ngàn người. Huyện này giáp Mường Tè về phía Đông, giáp Lào và Mường Chà về phía Tây, và giáp Trung Quốc về phía Bắc.
    Giải thích của chính quyền

    Sau khi nhận được tin khoảng 5 ngàn người Hmong biểu t́nh ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đ̣i tự trị và đ̣i tự do tôn giáo, Quỳnh Chi đă liên lạc được một số giới chức ở huyện Mường Nhé và Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé) để hỏi chuyện. Sau đây là một số nội dung của 2 cuộc nói chuyện.

    [AUDIO]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thousands-h-mong-protest-05052011091306.html/vqc050511.mp3[/AUDIO]


    Quỳnh Chi: Có phải ông Nguyễn Quốc Thái không ạ?

    Ô. Nguyễn Quốc Thái: Vâng.

    Quỳnh Chi: Dạ, Ở Mường Nhé đúng không ạ?

    Ô. Nguyễn Quốc Thái: Đúng rồi? Sao ư nhỉ?

    Quỳnh Chi: Dạ, mấy hôm nay trong báo có đăng là ở đó có biểu t́nh, th́ tin này là như thế nào ạ?

    Ô. Nguyễn Quốc Thái: À cái này có khi ḿnh phải hỏi chỗ an ninh, chứ cái này ḿnh cũng không biết được đâu nhé.

    Quỳnh Chi:
    Vậy là ông c̣n làm việc ở Mường Nhé không ạ?

    Ô. Nguyễn Quốc Thái:
    Có, có.

    Quỳnh Chi: Tôi có nghe ông Giàng A D́nh (Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé) nói về cuộc biểu t́nh và cho rằng mọi người đă tan hết, tin này đúng không ạ?

    Ô. Nguyễn Quốc Thái: Bây giờ th́ ḿnh đang ở trong huyện. Thông cảm, việc này ḿnh cũng không “ấy” (nói) được đâu. Có ǵ hỏi chỗ lực lượng an ninh, lực lượng chính, chứ bọn ḿnh chỉ là các cơ quan chức năng của huyện thôi nhé. Trong này bây giờ, người ta đang đặt các chế độ nghe các thông tin, nên không “ấy” nói đâu nhé.

    Quỳnh Chi: Dạ không sao, tôi hiểu thưa ông. Cám ơn ông!

    Và sau đây là một số nội dung trao đổi giữa Quỳnh Chi với ông Phí Trọng Lạp, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà (giáp ranh Mường Nhé)

    Quỳnh Chi: Dạ, đây có phải là ông Phí Trọng Lạp không ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Xin lỗi có việc ǵ đấy.

    Quỳnh Chi:
    Có phải ông là Chủ tịch UBND huyện Mường Chà?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Đúng rồi

    Quỳnh Chi: Có phải chỗ ḿnh giáp với Mường Nhé đúng không ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Đúng.

    Quỳnh Chi:
    Thưa, cái vụ người H’mong trên đó biểu t́nh ra sao rồi ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Chuyện có ǵ đâu…

    Quỳnh Chi: Thế bây giờ là mọi người tan hết rồi hay sao?

    Ô. Phí Trọng Lạp: B́nh thường ư mà. Tập trung ít người, không có ǵ đâu…

    Quỳnh Chi: Có bao nhiêu người thưa anh?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Tôi cũng không nắm rơ lắm.

    Quỳnh Chi: Thế bây giờ mọi người đă về hết chưa hay như thế nào ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Cái đó là Mường Nhé, chúng tôi là Mường Chà măi ở bên này cơ mà.

    Quỳnh Chi: Nhưng từ trước đến giờ anh có thấy những chuyện này xảy ra chưa hay là lần đầu tiên?

    Ô. Phí Trọng Lạp: …Nhiều lần rồi, cũng b́nh thường thôi mà. Thỉnh thoảng người ta kiện tụng đất đai, “tụ tập đông người”…

    Quỳnh Chi: Những người dân ở Mường Nhé từ Lai Châu đến hay như thế nào?

    Ô. Phí Trọng Lạp:
    Những người này từ 6 tỉnh phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La… người ta di cư tự do chứ khu vực ấy, trước không có người mấy. Toàn dân mới đến thôi mà.

    Quỳnh Chi: Tôi cũng nghe nói những người này theo đạo Vàng Chứ, có đúng hay không ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Ngày xưa gọi là Vàng Chứ, bây giờ gọi là đạo Tin Lành.

    Quỳnh Chi: Là đạo Tin Lành, th́ những người này có hay đi cầu nguyện ở những nhà nguyện không thưa ông?

    Ô. Phí Trọng Lạp: À, cái này th́ chúng tôi không nắm rơ. Chúng tôi th́ có một điểm (nhà nguyện) đạo Tin Lành. Chúng tôi cho thành lập b́nh thường

    Quỳnh Chi: Vâng, theo tin Quỳnh Chi biết là biểu t́nh diễn ra từ ngày 30/4, ông thấy đúng như vậy không?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Hiện nay tôi không để ư lắm, chuyện đó cũng b́nh thường ư mà. Ở bên đó, có ǵ giao ban th́ người ta mới nói.

    Quỳnh Chi: Bao lâu th́ giao ban một lần?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Giao ban th́ do tỉnh người ta muốn … c̣n giao ban huyện th́ tháng một lần.

    Quỳnh Chi: Mọi lần th́ các Chủ tịch UBND huyện đều gặp nhau hết và thảo luận những vấn đề của từng huyện đúng không ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Vâng, tại v́ thực tế là cuộc họp của tỉnh th́ thỉnh thoảng người ta mời Chủ tịch các huyện họp.

    Quỳnh Chi: Tôi có gọi qua th́ thấy bên Mường Nhé th́ hiện giờ lực lượng an ninh cũng xuống nói chuyện với người dân và cũng đặt hệ thống gọi là “theo dơi tin tức”. Bên Mường Chà th́ thế nào, có chuyện đó hay không?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Không có chuyện ǵ ạ. Vẫn b́nh thường. Bên Mường Chà vẫn b́nh thường, có ǵ đâu ạ.

    Quỳnh Chi: Vậy là chỉ bên Mường Nhé là có biểu t́nh thôi, đúng không ạ?

    Ô. Phí Trọng Lạp: Chỉ “tập trung đông người”, chứ không phải biểu t́nh. Thôi, tôi cũng không nắm rơ đâu.

    Quỳnh Chi: Không sao, tôi hiểu. Cám ơn anh nhiều nhé. Chào anh.

    Thưa quư vị, có thể thấy nhiều người e ngại và tránh nói về cuộc biểu t́nh ở huyện Mường Nhé, xảy ra mấy ngày nay.

    Theo thông tin chúng tôi nhận được, có khoảng 5 ngàn người biểu t́nh và có đụng độ giữa cảnh sát với dân chúng tại đây.

    Theo một nguồn tin từ quân đội Việt Nam cho AFP biết, cảnh sát được hạ lệnh dùng vũ lực để giải tán cuộc biểu t́nh này.

    Với số lượng người biểu t́nh lên đến hàng ngàn, đây là cuộc biểu t́nh lớn nhất kể từ vụ biểu t́nh năm 2001 và 2004 của người Thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành Dega.

  8. #8
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    Người Hmong ở Mường Nhé 'bạo động lớn'

    Việt Nam đàn áp hàng ngàn người Hmong biểu t́nh đ̣i tự trị


    VOA Binh sĩ chính phủ Việt Nam đă dùng sức mạnh để giải tán cuộc biểu t́nh của hàng ngàn người Hmong đ̣i tự trị.

    Theo tin hôm thứ 5 của hăng thông tấn Pháp, một nguồn tin trong quân đội Việt Nam cho biết những người Hmong đă bắt đầu biểu t́nh vài ngày trước đây ở tỉnh Điện Biên giáp ranh với Lào và Trung Quốc. Những người biểu t́nh cũng đ̣i quyền tự do tôn giáo.

    Nguồn tin không muốn nêu danh tánh nói rằng binh lính, với sự hỗ trợ của các lực lượng quân sự được phái tới từ Hà Nội, “đă phải dùng sức mạnh để giải tán đám đông”, nhưng không cho biết có bao nhiêu người bị thương trong vụ này.

    Trong khi đó, thông cáo báo chí đề ngày 5 tháng 5 của một tổ chức ở Washington có tên là Trung tâm Phân tích Chính sách Công (Center for Public Policy Analysis) cho biết ít nhất 28 người Hmong thiệt mạng, 33 người bị thương và hàng trăm người khác bị mất tích trong vụ rối loạn ở Điện Biên. Thông cáo trích lời bà Christy Lee, thuộc một tổ chức ở Washington chuyên tranh đấu cho quyền lợi của người sắc tộc Hmong ở Lào và Việt Nam, nói rằng “người Hmong, và những người thiểu số khác theo đạo Tin Lành và theo thuyết vạn vật hữu linh, đang bị xua đuổi ra khỏi đất đai của ḿnh và bị sát hại và áp bức bởi những giới chức đảng Cộng Sản và thành phần lănh đạo quân đội ở Việt Nam và Lào.” Thông cáo này cũng cho hay một số khá đông binh sĩ của quân đội Việt Nam và quân đội Lào đă được điều động tới khu vực Điện Biên từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 theo lệnh của Tướng Trần Quang Khuê, Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam.

    Mặt khác, Đài phát thanh Australia trích lời một giới chức Việt Nam cho biết binh lính đă được phái tới vùng Điện Biên sau khi một nhóm người Hmong ở đây bắt cóc các giới chức chính quyền địa phương. Bản tin nói thêm rằng vụ này xảy ra trùng hợp với một vụ biểu t́nh phản kháng của hàng ngàn người Hmong trong một vụ rối loạn hiếm có ở Việt Nam.

    Bản tin hôm thứ 5 của Thông tấn xă Việt Nam trích lời ông Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, nói rằng có những lời đồn đại trong những người Hmong, chủ yếu là ở Mường Nhé, cho rằng những ngày đầu tháng 5, tại Mường Nhé sẽ xuất hiện một “thế lực siêu nhiên”. Ông Đô cho rằng những “thành phần xấu” đă lợi dụng việc nhiều người tụ tập ở Mường Nhé để kích động đ̣i thành lập “vương quốc” riêng của người Hmong. Ông Đô nói thêm rằng giới hữu trách đă vận động, thuyết phục dân chúng không nên tin vào những thông tin bịa đặt và những luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.

    Bản tin này cho hay t́nh h́nh tại Mường Nhé đang được chính quyền tiếp tục giải quyết.

    Nguồn: AFP, Radio Australia, Center for Public Policy Analysis, VNA

  9. #9
    Member Sydney's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    3,757

    Sứ quán Mỹ điều tra vụ bạo động Mường Nhé


    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói đang kiểm chứng thông tin nói có người chết trong vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên.

    Trong khi đó, giới phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam nói họ không được phép tới khu vực đang xảy ra sự kiện mà nhiều người cho là bất ổn sắc tộc quy mô nhất từ sau cuộc biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.

    Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.

    Hôm thứ Năm, ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, được Thông tấn xã Việt Nam trích lời, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng ở Mường Nhé vì tin rằng “một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa”.

    Ông nói việc một số người Hmong kêu gọi thành lập vương quốc riêng đã gây bất ổn trong khu vực và rằng sau khi được vận động một số người đã trở về nhà.

    Ông Đô được dẫn lời nói chính quyền “đang tìm cách giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào”.

    Điều này cũng có nghĩa hiện sự việc chưa được giải quyết xong.

    Một số tổ chức ở nước ngoài thì cáo buộc đã có thương vong trong vụ bất ổn.

    Trung tâm Phân tích Chính sách Công, nhóm hoạt động ở Washington, nói 28 người Hmong thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.

    BBC không kiểm chứng được thông tin này.

    Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và “kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận”.

    Thông tin báo chí
    Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản tin do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp dẫn lời ông Lê Thành Đô như đã nói ở trên.

    Bản tin nói “lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, kẻ xấu đă phao tin lừa bịp”, kích động “gây mất trật tự, an ninh, an toàn”.

    Hãng thông tấn của Nhà nước Việt Nam cũng trích lời quan chức Điện Biên nói “chính quyền địa phương đă cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

    Không thấy có báo nào cho hay đã cử phóng viên lên Điện Biên tìm hiểu tình hình.

    Một nguồn tin giấu tên nói với BBC tình hình tại Mường Nhé hiện “gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

    Một nguồn tin khác cho rằng “Hiện tại một loạt chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có đông đảo người dân Mông sinh sống như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai… đă nhận được chỉ thị cấm người Mông đi khỏi địa phương”.

    Lý do, như lời giải thích là “nhằm tránh sự liên kết và tổ chức” của họ.

    Mường Nhé là nơi có đông người Hmong

    Phóng viên nước ngoài thì than phiền bị khước từ yêu cầu tới khu vực này.

    Hãng AFP khi đề đạt nguyện vọng lên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được trả lời: “Không ai lên đó cả”.

    Bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Báo chí, nói với hãng này: “Tình hình không tốt cho các ông lên đó”, với lý do thời tiết xấu, đường xá khó khăn và quan chức địa phương đang bận việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05.

    Bà Nga cũng nói tình hình Mường Nhé đã “ổn định”.

    Các số điện thoại của giới hữu trách ở huyện Mường Nhé đều không liên lạc được trong ngày thứ Sáu.

    Tình hình phức tạp
    Vụ bạo động của hàng nghìn người Hmong tại Mường Nhé bắt đầu xảy ra khoảng 30/04.

    Ngoài việc đòi thành lập vương quốc riêng, được biết người Hmong còn yêu sách cải thiện tự do tôn giáo.

    Mường Nhé nằm cách thành phố Điện Biên 200km, là một huyện nghèo với trên 52.000 người. Đa số người Hmong theo đạo Tin Lành.

    Một người Hmong ở trong khu vực nói với BBC rằng nhiều người Hmong theo đạo một cách “cuồng tín” và tình hình tại đây rất phức tạp.

    Người này không trả lời thẳng khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng vụ bạo động này có liên quan nước ngoài hay không, nhưng nói trong tiếp xúc, ông thấy những người chủ đạo đều có địa chỉ và số điện thoại của các lãnh đạo người Hmong ở ngoài.

    Ông cũng nói việc đời sống khổ cực và dân trí thấp khiến cho niềm tin có phần “cực đoan”.

    “Họ theo đạo Vàng Chứ, nhưng mà họ cũng không biết sâu xa triết lý của đạo này.”

    Báo đài Việt Nam gần đây có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành “gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi”.

    Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một ‘Miền Đất Hứa’ khiến họ lơi là cuộc sống lao động.

    BBC

    * Source: http://lenguyenhuytran.com/2011/05/0...0ng-nhe%CC%81/

  10. #10
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Việt Nam cấm phóng viên nước ngoài tới Điện Biên tường tŕnh biểu t́nh

    Có 170.000 người Hmong sinh sống tại Điện Biên, chiếm khoảng 35% dân số trong khu vực, đa số có mức thu nhập chưa tới 100 đô la/năm

    Chính phủ Việt Nam từ chối không cho kư giả ngoại quốc tới hiện trường nơi xảy ra vụ biểu t́nh đ̣i quyền tự trị của hàng ngàn người Hmong tại Điện Biên.

    Hăng thông tấn AFP ngày 6/5 cho hay khi phóng viên AFP yêu cầu được tới Điện Biên để theo dơi vụ việc, th́ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, khẳng định không ai được phép đến khu vực vào lúc này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao viện dẫn các lư do bao gồm thời tiết và điều kiện đường xá.

    Bà Nga nói thêm rằng các giới chức địa phương đang bận lo chuẩn bị lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày mai, 7/5/2011, nên không thể tạo điều kiện cho kư giả nước ngoài tới Điện Biên như đề nghị. Đồng thời, bà cũng nhấn mạnh là t́nh h́nh tại đây đă ổn định.

    Trong khi đó tin Reuters ngày 6/5 nói rằng chính phủ Việt Nam thừa nhận t́nh trạng rối loạn vẫn chưa chấm dứt.

    Mặt khác, tin của hăng thông tấn Đức DPA đánh đi từ Hà Nội trích lời một giới chức địa phương cho biết trong ngày thứ sáu (6/5) có ít nhất 3000 người Hmong biểu t́nh tại Mường Nhé thuộc tỉnh Điện Biên và số người biểu t́nh trong ngày cao điểm hôm thứ tư (4/5) lên tới 5000.

    Trong khi đó, hăng tin Reuters ghi nhận có tới khoảng 7000 người Hmong tham gia biểu t́nh.

    Các nguồn tin của giới chức địa phương và các tổ chức phi chính phủ về sự kiện này trái ngược nhau giữa lúc kư giả nước ngoài không được phép tới hiện trường.

    Theo DPA, một tổ chức hoạt động của người Hmong ở Washington tố cáo có 28 người thiệt mạng trong vụ đụng độ khi chính phủ Việt Nam điều động quân đội đến giải tán người biểu t́nh. Ngược lại, giới chức Việt Nam phủ nhận không có trường hợp nào tử vong.

    Một giới chức không nêu tên nói với DPA rằng không ai được phép tới Mường Nhé, kể cả Chủ tịch huyện, đồng thời cũng bác bỏ tin cho rằng những người biểu t́nh đă bắt cóc một nhóm giới chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, giới chức này thừa nhận có ít nhất 1300 công an được điều động tới đây.

    Reuters trích nguồn tin từ linh mục Phạm Thanh B́nh ở Sapa nói rằng qua các mối liên lạc ông được biết là quân đội đă phong tỏa những người biểu t́nh và cắt điện cũng như các phương tiện liên lạc như điện thoại.

    Cùng ngày hôm nay, bản tin đăng trên tờ Bloomberg News cho biết Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho hay đang t́m cách xác minh những tin tức chưa được kiểm chứng về các vụ thương vong có thể đă xảy ra trong các cuộc biểu t́nh này.

    Theo Reuters, một phát ngôn nhân của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tránh bạo động và giải quyết bất đồng một cách ôn ḥa theo đúng luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn nhân quyền được quốc tế công nhận.

    Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, nằm ở khu vực rừng núi hẻo lánh giáp với Lào và Trung Quốc. Có 170.000 người Hmong sinh sống tại đây, chiếm khoảng 35% dân số trong khu vực, đa số có mức thu nhập chưa tới 100 đô la/năm.

    Nguồn: Bloomberg News, Reuters, DPA, AFP

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 14-12-2011, 06:53 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-05-2011, 01:40 AM
  3. Vietnam Forces Kill 72 Hmong, Hundreds Arrested and Flee
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 18-05-2011, 11:34 AM
  4. Replies: 8
    Last Post: 07-05-2011, 06:58 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •