Results 1 to 7 of 7

Thread: CPPA đưa ra thông tin mới về vụ nổi dậy của người H’mông (Cập nhật)

  1. #1
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476

    CPPA đưa ra thông tin mới về vụ nổi dậy của người H’mông (Cập nhật)

    Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ư kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia.

    Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế.



    Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ biểu t́nh của người H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

    Vụ biểu t́nh của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H’mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ư của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu t́nh đang bị phong tỏa ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’.

    Đàn áp người biểu t́nh ôn ḥa

    Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu t́nh được cho là lớn và đang bị đàn áp đó.

    Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:

    Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đă thiệt mạng, một người khác bị thương nặng…

    Gia Minh: Ông có thể cho biết v́ sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu t́nh lớn như thế?

    Ông Philip Smith:
    Theo tôi quá nhiều bất b́nh dồn nén lại v́ ở Việt Nam trong quá tŕnh phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng t́nh h́nh này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số t́nh trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30.

    Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai tṛ người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hăi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất măn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu t́nh đó chống lại chính sách đó.

    Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hăng thông tấn AFP, ông thấy v́ sao?

    Ông Philip Smith:
    Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu t́nh ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố t́nh kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy tŕ quyền lực chính trị của họ.


    Bản đồ Mường Nhé, Điện Biên . Graphic RFA/Google Map.

    Chính quyền Việt Nam muốn che giấu sự thật đối với nhiều người. Sự thật đó là người dân tộc Hmông rất nghèo khó, dù họ vẫn luôn tự hào trước hết và trên hết là người Việt Nam. Nhiều người trong số họ tham gia chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 1979, nhiều gia đ́nh Hmong có thân nhân là cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thế mà Nhà nước lại tấn công họ khi họ nói họ muốn độc lập.
    Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam.

    Biện minh cho sự trấn áp

    Gia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xă Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đ̣i lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về b́nh luận đó?

    Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra th́ hăy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đă có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé.

    Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ.

    Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ.

    Cáo buộc người Hmông đ̣i tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi.

    Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu t́nh, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm ǵ nữa để giải quyết t́nh h́nh khủng hoảng hiện nay tại đó?

    Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng h́nh thành nên thế lực ‘săn đuổi’. Họ đă cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc.

    Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ v́ những quan tâm về chuyện đất đai, t́nh h́nh cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế.

    Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đă hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia.

    Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về ḷng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do.

    Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát.

    Gia Minh: Cám ơn ông.

    Gia Minh, biên tập viên RFA

  2. #2
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Mường Nhé đang bị cô lập, hàng trăm người bị bắt

    Gần một tuần lễ đă qua nhưng đến nay, thông tin chính thức vẫn chưa được công bố từ điạ phương nơi được cho hay đă diễn ra một cuộc biểu t́nh cả mấy ngàn người Hmông tại Mường Nhé, với 28 người thiệt mạng và mấy trăm người bị bắt đi.

    Cho đến ngày 6 tháng 5 hôm nay, dường như mọi liên lạc bằng điện thoại với huyện Mường Nhé đều bị trở ngại.

    Một người dân ở Sín Hồ, Lai Châu có người quen tại Mường Nhé nhưng không thể liên lạc được, vào chiều ngày 6 tháng 5 cho Đài chúng tôi biết như sau:

    Trong đó có cho nhiều số máy nhưng không gọi được. Có thằng em, ngày hôm qua cho biết trên ấy đông người quá. Trên đó nói không có xăng, nên nó không về xe máy phải đi xe ‘car’. Nó bảo thế.


    Tin tức những hăng thông tấn nước ngoài loan đi hôm ngày 5 tháng 5 cho biết những người biểu t́nh là người dân tộc Hmông tại Mường Nhé theo đạo Tin Lành. Tin nói họ biểu t́nh để đ̣i quyền tự tự trị.

    Một mục sư Tin Lành, hiện đang phục vụ tại khu vực Tây Bắc, do t́nh h́nh nhạy cảm hiện nay không muốn nêu danh, cho biết về t́nh h́nh liên quan cuộc biểu t́nh, cũng như công việc hành đạo và truyền đạo Tin Lành của ông lâu nay ở đó qua cuộc nói chuyện với chúng tôi sau đây:
    -Người này nói, người kia nói không biết sự việc cụ thể như thế nào. Bà con đi vào đó làm kinh tế nhưng không biết xảy ra chuyện ǵ giữa nhân dân với chính quyền. Sự việc tôi không biết thế nào.

    Gia Minh: Dân truyền miệng nhau như thế, nhưng c̣n cơ quan Nhà Nước có thông báo ǵ trên truyền thanh, truyền h́nh, báo chí không?

    Mục sư ở Tây Bắc: Chưa thấy ǵ cả, chưa thấy lên truyền thanh, truyền h́nh, báo chí, và cũng chưa thấy họp báo ǵ cho bà con các nơi cả.

    Gia Minh: Tinh thần của người dân khi nghe tin đó thế nào?

    Mục sư ở Tây Bắc: Những nơi không gần đó, họ vẫn đi lao động làm nương rẫy b́nh thường. Nếu nhà nước giải quyết ‘ṣng phẳng’ th́ không có ǵ lo, c̣n nếu không giải quyết được th́ dân sợ xảy ra chiến tranh, xảy ra nọ- kia thôi.

    Chúng tôi thực sự chỉ tin và phục vụ Chúa

    Gia Minh: Đời sống của người dân và tín hữu tại khu vực đó ra sao?

    Mục sư ở Tây Bắc: Thực sự, con cái Chúa ở Việt Nam này người ta chỉ tin Chúa thôi; nhưng dân người ta hoang mang v́ suốt bao năm người ta đă tin Chúa mà vẫn bị t́nh nghi bảo không phải tin Chúa mà theo kẻ ‘phản động’. Dân nói họ tin Chúa đường đường chính chính chứ không phải thế; nên dân bực tức như vậy.

    Gia Minh: Mục sư và hội thánh có bị như vậy không?

    Mục sư ở Tây Bắc: Kể cả tôi, cán bộ, chính quyền cũng hỏi. Tôi hầu việc Chúa rất lâu năm nhưng họ cũng lập biên bản, hỏi; nhưng tôi trả lời tôi chỉ hầu việc Chúa, trung tín với Chúa nên họ cũng thôi.

    Gia Minh: Lần cuối cùng mà cơ quan chức năng làm việc với mục sư là lúc nào?

    Mục sư ở Tây Bắc: Cách đây hơn năm thôi rồi, v́ tôi nói rất là nhiều. Chỉ mấy năm trước kia thôi.

    Gia Minh: Bây giờ mục sư muốn đi xa để giảng đạo, truyền đạo cho người dân có được tự do hay không?

    Mục sư ở Tây Bắc: Không được, không thể đi được; kể cả chúng tôi được Tổng hội chứng nhận là người giảng đạo vẫn không đi được, đi đến đâu cũng bị ngăn chặn lại. Tôi chỉ được phục vụ quanh điạ bàn đăng kư thường trú ở thôi.

    Gia Minh: Ai ngăn chặn?

    Mục sư ở Tây Bắc: Bên chính quyền, công an.

    Gia Minh:
    Lư do ngăn chặn là ǵ?

    Mục sư ở Tây Bắc: Họ bảo Nhà nước chưa thừa nhận.

    Gia Minh: Mục sư trả lời ra sao?

    Mục sư ở Tây Bắc: Tôi trả lời chúng tôi vẫn tin theo bao nhiêu năm nay, vẫn hoạt động ở đây.

    Gia Minh: Giáo hội của Mục sư có tư cách pháp nhân chưa?

    Mục sư ở Tây Bắc: Có hơn hai năm nay rồi.

    Gia Minh:Theo Mục sư, cách giải quyết bế tắc lâu nay nên thực hiện ra sao?

    Mục sư ở Tây Bắc: Muốn bà con được ổn định, tự do; không c̣n sự ép buộc, bắt bớ dân nữa. Họ cho rằng chỉ lợi dụng tôn giáo nhưng thực sự chúng tôi thấy là tin theo đạo chứ không phải tin theo những lời nói dối.

    Trong ngày 6 tháng 5, chúng tôi cũng nhiều lần gọi đến các số điện thoại cơ quan của các phó chủ tịch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên để t́m hiểu sự việc tại huyện Mường Nhé; thế nhưng những lần đầu máy reo mà không có người bắt máy, c̣n những lần sau đường dây không thông.

    Chúng tôi cũng liên lạc được với ông Phạm Văn Mẫn, chuyên viên văn xă của tỉnh Điện Biên, qua số máy di động, nhưng ông này cho biết:

    Tôi đang làm việc.

    Như các tin đă loan vụ biểu t́nh của mấy ngàn người dân tộc Hmông tại huyện Mường Nhé nổ ra từ ngày 30 tháng tư, thời điểm này chỉ hai ngày sau khi Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ra phúc tŕnh, trong đó có kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

    nhanquyenchovn.blogs pot

  3. #3
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Binh sĩ Lào và Việt Nam bắn chết 4 phụ nữ Hmong

    Trước đó vào khoảng trung tuần tháng 4/2011
    Binh sĩ Lào và Việt Nam đă nổ súng bắn chết 4 phụ nữ Hmong sau khi tịch thu những quyển Thánh Kinh mà các phụ nữ này mang theo, đánh đập và hăm hiếp họ.
    Theo RFA ngày 16.04.2011

    Binh sĩ Lào và Việt Nam đă nổ súng bắn chết 4 phụ nữ Hmong sau khi tịch thu những quyển Thánh Kinh mà các phụ nữ này mang theo, đánh đập và hăm hiếp họ.

    Tin này được một tổ chức NGO có trụ sở đặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ phổ biến tối hôm qua.

    Bản tin do Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công Cộng phổ biến nói rằng vụ việc xảy ra hôm thứ Năm vừa rồi ở tỉnh Xieng Khoang khi 150 binh sĩ Lào cùng các cố vấn quân sự và công an Việt Nam chận bắt một toán người Hmong. Bản tin nói rơ 4 phụ nữ trong nhóm đă bị toán binh sĩ này tịch thu Thánh Kinh, đánh đập tàn nhẫn và thay phiên nhau hăm hiếp 2 phụ nữ trẻ tuổi trong nhóm, trước khi dùng súng máy bắn vào đầu và màng tang để giết họ.

    Không những thế, bọn lính c̣n bắt các ông chồng của những người phụ nữ xấu số này cùng với 26 đứa con bị bắt chứng kiến hành động dă man của chúng. Hiện không rơ số phận của những người này ra sao, chỉ biết là họ cũng bị đánh đập, trói tay bắt mang đi.

    Ông Philip Smith, Giám Đốc Điều Hành của Trung Tâm nói rằng chuyện tàn bạo vừa xảy ra là bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam và Lào vẫn quyết tâm theo đuổi chủ trương truy đuổi và tàn sát những người thiểu số theo đạo Tin Lành ở Lào và vùng Cao Nguyên Việt Nam, cũng như những người theo các tổ chức Phật Giáo độc lập hay tin tưởng vào những tôn giáo khác ở Vientaine, Saravan, Xieng Khoang, Luang Prabang và những vùng khác trên đất Lào.

    Trung Tâm Phân Tích Chính Sách Công Cộng cũng cho biết hồi tháng Hai vừa rồi, chính quyền Lào đă phá hủy khoảng 60% lượng hoa màu của những người thiểu số theo đạo Tin Lành cư ngụ ở tỉnh Saravan, và vào trong các làng dùng súng uy hiếp, bắt giữ nhiều người.

    Bản tin của hăng thông tấn AFP c̣n trích dẫn lời của ông Bounthanh Rathigna thuộc Liên Đoàn Dân Chủ Đoàn Kết ở Lào đ̣i hỏi chính phủ Việt Nam phải rút hết các lực lượng quân sự và những đơn vị công an đang trú đóng trên đất Lào, đồng thời cũng đ̣i hỏi chính quyền Vientaine phải tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng của người dân.

    http://www.rfa.org/vietnamese/vietna...011092929.html

  4. #4
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Coi mòi cái trò bịt mắt người dân trong thời đại internet đã thất bại,mặc dù sự việc xảy ra từ cuối tháng 4/2011, nhưng hơn 600 tờ báo lề phải với một tổng biên tập chỉ đưa chung 1 tít: "Tin đồn nhảm gây mất an ninh ở Mường Nhé" cho vụ bạo động ở mường nhé. Đến hôm nay vụ bạo động ở Mường Nhé đang rất là căng thẳng, nên sau bao ngày bưng bít thông tin, các báo CSVN cũng đã phải lên tiếng trên trang vietnamnet.vn, nhưng như chúng ta đã biết CSVN vẫn tiếp tục ngụy biện, đánh lừa cộng đồng như đã làm từ bao lâu nay:

    'Hoạt động lôi kéo ở Mường Nhé là phạm pháp'

    Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định hoạt động lôi kéo, lừa gạt ở huyện Mường Nhé thời gian qua là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật, gây mất ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến t́nh h́nh an ninh, trật tự trong khu vực này.

    rước những thông tin sai lệch về t́nh h́nh trật tự trị an ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, phóng viên TTXVN đă đến tận nơi và trực tiếp phỏng vấn ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

    Ông Sơn cho biết, trong những ngày vừa qua, một số phần tử xấu đă có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí chúng c̣n khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là “thành lập vương quốc Mông.”

    Do thời tiết xấu, điều kiện ăn ở không hợp vệ sinh, một số bà con bị đau ốm, trong đó có một cháu nhỏ bị ốm chết.

    Trước t́nh h́nh trên, chính quyền và các đoàn thể nhân dân huyện Mường Nhé đă kịp thời vận động, giải thích bà con hiểu rơ âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu. Từ đó, nhân dân đă tự giác trở về nơi cư trú. Chính quyền địa phương đă hỗ trợ phương tiện, lương thực, thuốc men và trợ cấp giúp đồng bào ổn định cuộc sống. Một số đối tượng có hành vi quá khích đă bị tạm giữ và giao cho lực lượng chức năng quản lư, giáo dục.

    Đến nay, t́nh h́nh an ninh trật tự khu vực trên đă ổn định, chính quyền địa phương cùng bà con đang tập trung chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp theo đúng kế hoạch.

    Ông Mùa A Sơn cũng nói rơ, gần đây một số hăng tin nước ngoài đưa tin thất thiệt về sự việc này, chúng tôi khẳng định đó là những tin tức không đúng sự thật, với dụng ư xấu./.

    (TTXVN/Vietnam+)
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/19...ham-phap-.html

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Việt Nam: Có ít nhất 49 nạn nhân tử vong trong các vụ trấn áp người Hmong ở Điện Biên

    Hôm nay, 07/05/2011, Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA - một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, có trụ sở tại Washington, ra thông báo cho biết, có thêm 21 người Hmong bị thiệt mạng, đưa tổng số nạn nhân lên đến 49, kể từ khi quân đội Việt Nam tiến hành trấn áp các cuộc biểu t́nh, tại tỉnh Điện Biên, miền Bắc Việt Nam, nổ ra từ ngày 30/04 đến nay. Đồng thời, chính quyền tiếp tục điều động quân đội lên khu vực này.

    Ngày hôm qua, CPPA nói rằng đă có 28 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.

    Theo bà Christy Lee, Giám đốc phụ trách hồ sơ người Hmong của tổ chức CPPA, th́ trong ngày hôm nay, quân đội Việt Nam đă giết chết 21 người khác và làm bị thương, bắt giữ hàng trăm người, theo nguồn tin của những người Hmong thuộc tổ chức này và theo nguồn tin riêng của CPPA tại tỉnh Điện Biên. Một phụ nữ Hmong đang trong t́nh trạng nguy kịch do bị thương bởi báng súng AK 47 và lưỡi lê.

    Bà Lee c̣n nói rằng rằng quân đội đă vu cáo những người Hmong tham gia và các cuộc biểu t́nh và tụ tập, đồng thời, quân đội đă « huy động nhiều xe thiết giáp và xe tải đến bắt và chở những người Hmong tới một số nơi nào đó ở Việt Nam hoặc Lào và tại đấy, họ có thể bị tra tấn, giết hại hoặc đơn giản là mất tích ».

    Hiện chỉ có Trung tâm Phân tích Chính sách công đưa ra con số người chết, bị thương, mất tích … Thông tin này chưa được kiểm chứng, phối kiểm với các nguồn tin độc lập khác. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên với lư do thời tiết xấu, đường xá tồi tệ, các cấp địa phương đang bận chuẩn bị kỷ niệm chiến thắng Điện Biên phủ.

    Trong những ngày qua, có nhiều thông tin nói về cuộc biểu t́nh của người Hmong tại Điện Biên đ̣i tự do tôn giáo, thành lập một vương quốc độc lập, và chính quyền điều động quân đội, cảnh sát đến trấn áp những cuộc biểu t́nh. Thế nhưng, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam lại giải thích rằng những cuộc tập hợp biểu t́nh này là do mê tín và những kẻ xấu đă lợi dụng, kích động dân chúng, gây mất trật tự, trị an.

    Ngày hôm qua, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ra thông cáo kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng một cách ḥa b́nh và đề nghị chính quyền Việt Nam giải thích rơ về những thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến số người chết trong các cuộc biểu t́nh của người Hmong ở tỉnh Điện Biên.


    viet.rfi.fr

  6. #6
    Member
    Join Date
    12-08-2010
    Posts
    1,476
    Một cái nh́n về vụ Mường Nhé


    Những người chỉ trích nói người Hmong muốn phong tục của họ được duy tŕ

    Vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đang gây chú ư trong bối cảnh giới phóng viên nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực.

    Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.

    Trong khi đó, một số nhà hoạt động v́ quyền của người Hmong nói người Hmong đă bị ‘phân biệt đối xử’ tại Việt Nam trong thời gian dài.

    Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đă dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.

    Laura Xiong: Là một nhà hoạt động nhân quyền người Hmong, tôi chỉ giám sát các trường hợp vi phạm quyền con người thực sự chống lại người Hmong. Với bất kỳ vấn đề mà nếu đó là phần lỗi của người Hmong, tôi sẽ khuyến nghị họ kiềm chế không hành động để tránh dẫn tới các rắc rối. Trong trường hợp này, tôi đă nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông từ nhóm sắc dân này và với các nguồn khác từ Mỹ vốn đă giao tiếp trực tiếp với người dân ở Điện Biên.

    Hăy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đă nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử b́nh đẳng.

    Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đă đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đă bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đă bị Chính phủ Việt Nam ngược đăi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.


    Tỉnh Điện Biên trên phần bản đồ miền Bắc Việt Nam.

    Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.

    Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ ǵ mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.

    Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đă quyết định thống nhất lại và t́m nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ư tưởng này đến, vị tiên tri đă xuất hiện.

    Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đă được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đă dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.

    'Tiếp tục phản đối'


    Bà Laura Xiong nói thông tin mới nhất bà có là ngày 5 tháng 5

    BBC: Nh́n chung, bà đánh giá t́nh h́nh thế nào? Hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp các cuộc phản đối tiếp tục diễn ra?

    Laura Xiong: Như tôi đă nói từ trước, tôi đă nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ư cấp cho họ các quyền tự quyết.

    BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính “mê tín dị đoan” là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những ǵ mà họ gọi là "rắc rối", b́nh luận của bà là ǵ?

    Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ư hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được ǵ cả.

    BBC: Có phải chính đức tin mới (Kitô giáo) đóng một vai tṛ trong việc thống nhất các sắc dân Hmong tại Lào, Việt Nam, và có thể là tại Tây Nam Trung Quốc?

    Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai tṛ nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.

    Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và b́nh đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.

    'E ngại thương vong'


    Đa số người dân Hmong ở Tây Bắc được cho là đang sống trong hoàn cảnh nghèo đói, cơ cực.

    BBC: Chính quyền tỉnh Điện Biên, ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, cho biết họ không sử dụng các lực lượng để giải tán đám đông v́ sợ t́nh h́nh sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát, bà nghĩ sao khi một số nguồn từ người dân Hmong nói rằng có thương vong xảy ra với họ? Bà có thể xác minh điều này như thế nào?

    Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đă có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.

    Người Hmong có lư do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn c̣n v́ vài ngh́n người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.

    Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.

    BBC: Bà hoặc hoặc tổ chức của bà có giữ một kênh giao tiếp nào với các chính phủ tại Hà Nội, hoặc Vientiane, hoặc bất kỳ cơ quan liên chính phủ Asean nào để xây dựng ḷng tin hoặc t́m một cách để giải quyết t́nh h́nh căng thẳng này? Và cộng đồng người Hmong ở Mỹ và ở các quốc gia khác có thể làm được điều ǵ để giúp đỡ đồng bào của họ tại Việt Nam?

    Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.

    Chúng tôi đă yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp ḥa b́nh để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.

    Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.

    Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rơ t́nh h́nh mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục ḷng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110507_laura_xiong_i v.shtml

  7. #7
    Member
    Join Date
    07-03-2011
    Posts
    51

    Báo mgoaij quốc đưa tin

    News | Foreign | Opinion | Cartoons | MyKampung | Family | Features | Business | Sports | Photo Story | Video | Kooky | 中文 | Vietnam troops use force at rare Hmong protest
    Foreign 2011-05-05 17:21
    by Ian Timberlake

    HANOI, May 5, 2011 (AFP) - Vietnamese soldiers clashed with ethnic Hmong after thousands staged a rare protest in a remote mountain area calling for greater autonomy and religious freedom, a military source said Thursday.

    The Vietnamese army sent troop reinforcements after the demonstrations broke out several days ago in Dien Bien province in the far northwest of the communist nation near the border with China and Laos.

    Soldiers "had to disperse the crowd by force", according to the military source, who did not provide details of any casualties or the number of troops involved.

    "Minor clashes occurred between the Hmong and security forces," he added.

    Protesters numbered in their thousands and "the army had to intervene to prevent these troubles from spreading", the source said.

    It is Vietnam's worst known case of ethnic unrest since protests in 2001 and 2004 in the Central Highlands by the Montagnards, about 1,700 of whom fled to Cambodia after troops crushed protests against land confiscation and religious persecution.

    The mainly Christian Hmong are a Southeast Asian ethnic group who helped US forces against North Vietnam during the secret wartime campaign in Laos and faced retribution after the communist takeover.

    The isolated but scenic Dien Bien region is normally popular with Vietnamese travellers, some of whom warned each other on a chat room to stay away from the area because of a "Hmong uprising".

    Other postings on the same topic had been removed, as sometimes happens in Vietnam when controversial issues are reported online.

    The US-based Center for Public Policy Analysis, an outspoken supporter of the Hmong cause whose claims cannot be independently verified, said 28 protesters had been killed and hundreds were missing.

    In a statement from the Center, Christy Lee, executive director of the Washington-based campaign group Hmong Advance, cited "credible reports" of a major crackdown.

    The operation was in response to Hmong people's protests for land reform, their opposition to illegal logging, "or because of their independent Christian and Animist religious beliefs", Lee said.

    A local official in Muong Nhe district, about 200 kilometres (125 miles) northwest of Dien Bien town, told AFP that more than 3,000 Hmong were still gathered on Thursday.

    "The situation is complicated," he said, denying their action was a protest. "We don't know what they want."

    AFP reached the province's police chief but the line went dead when he was asked about the gathering. He said things were "good" in the area.

    Local authorities had detained several people and opened an investigation, the military source said, adding the Hmong were "incited" by local people wishing to exploit the May 7 anniversary of Vietnam's victory over French colonial forces at Dien Bien Phu in 1954.

    "We are very concerned," the military source said. "On Thursday the situation is generally stable but we don't know what will happen tomorrow.

    "The Hmong called for freedom of belief and the setting up of a locally autonomous region," the source said.

    Vietnam is a one-party state dominated by the majority Kinh ethnic group. Public gatherings are strictly controlled and all traditional media are linked to the regime.

    The country's 53 minority groups number nearly 10 million out of a population of 86 million, according to a 2009 World Bank report which listed almost 790,000 Hmong.

    That report said Vietnam's ethnic minorities have a poverty rate more than five times that of the majority. But the government has said reducing ethnic poverty has been a constant priority over recent few years.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-07-2011, 10:03 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 07-01-2011, 04:23 AM
  3. Mong ước con trẻ và thông điệp của Thủ tướng.
    By NguyễnQuân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 06-01-2011, 08:10 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •