Results 1 to 3 of 3

Thread: Trung Quốc đẩy mạnh khả năng viễn chinh

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Trung Quốc đẩy mạnh khả năng viễn chinh


    Tác giả: Gabe Collins
    Những nền tảng hải quân, không quân và không gian chắc chắn sẽ liên quan tới các sứ mệnh viễn chinh tương lai mà PLA có thể cần đến.

    Viễn chinh hải quân

    Các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn như các tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD) hay tàu đổ bộ trực thăng (LHD) rất cần thiết cho các hoạt động viễn chinh của Mỹ v́ tính linh hoạt của nó, khi các tàu này có thể mang theo binh lính, xe cộ và thủy phi cơ, thâm chí c̣n như các căn cứ hoạt động với trực thăng hạng nặng cho các sứ mệnh hỗ trợ như sơ tán người mắc kẹt trong một vùng thù địch.

    Giờ đây, Trung Quốc được cho là đă xây dựng hai LPD loại 071. Một sẵn sàng hoạt động và một đă hạ thủy, con tàu thứ ba đang trong quá tŕnh xây dựng. Các tàu chiến đổ bộ là phương tiện sử dụng của hải quân Mỹ triển khai trong thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương 2004 và động đất Haiti 2010. Trung Quốc dường như c̣n tăng cường thêm một số LPD và thậm chí cả LHD. Gần đây, nước nay đang trong quá tŕnh thử nghiệm và xác nhận loại máy bay trực thăng hạng nặng nội địa gọi là AC313. Đây là máy bay trực thăng dân sự cỡ lớn đầu tiên của Trung Quốc, tính năng đạt tới trình độ máy bay trực thăng đời 3 trên thế giới. Máy bay trực thăng AC313 có trọng tải cất cánh 13,8 tấn, có thể chở 27 hành khách hoặc 15 bệnh nhân. Hành trình tối đa của AC313 là 900 km.

    Trung Quốc cũng đang gấp rút hoàn tất quá tŕnh nâng cấp tàu sân bay Varyag từ thời Liên Xô; Văn pḥng T́nh báo Hải quân Mỹ (ONI) dự đoán con tàu sẽ đi vào hoạt động vào năm 2012. Theo báo Asahi Shimbun, Trung Quốc đă quyết định theo đuổi chương tŕnh tàu sân bay quốc gia, hướng tới việc phát triển tàu sân bay thông thường trong nước trọng tải 50.000 - 60.000 tấn vào năm 2014 (dự đoán của ONI là sau năm 2015) và một tàu sân bay hạt nhân vào năm 2020.

    Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc trang bị một tàu sân bay, đào tạo phi công hoạt động trên con tàu này và xây dựng phát triển cả một nhóm tàu.
    Một nhóm tàu sân bay có thể đem lại các lợi ích ngoại giao to lớn khi cung cấp sự hiện diện rơ ràng của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, Đông Nam Á, những tuyến đường biển chủ chốt tại Ấn Độ Dương và cho các sứ mệnh nhân đạo như phản ứng với sóng thần Ấn Độ Dương 2004. Một số nhóm tàu sân bay sẽ là cần thiết cho sự hiện diện liên tục trong các khu vực này. Sự tập trung lớn hơn vào nhóm tàu sân bay chiến đấu cho thấy, các nhà lănh đạo Trung Quốc muốn tăng cường khả năng giải quyết các sứ mệnh viễn chinh mức độ cao hơn.

    Một đội tàu hỗ trợ mạnh mẽ là điều sống c̣n với các hoạt động viễn chinh, nhưng PLAN gần đây chỉ có ba tàu hỗ trợ tầm xa, theo diễn đàn tin tức quốc pḥng HIS Jane's. Đặt trong sự so sánh, Hải quân Mỹ có một hạm đội khoảng 30 tàu hỗ trợ chiến đầu tầm xa. Tốc độ xây dựng tàu hỗ trợ sẽ là một thước đo quan trọng cho các mục tiêu viễn chinh tương lai của PLAN.

    Các khả năng chiến đấu hiện đại nhất của Trung Quốc có thể đối phó với những sự cố an ninh phi truyền thống mà nước này rất có thể phải đối mặt, miễn là họ có lực lượng hỗ trợ thích hợp. Với các hoạt động viễn chinh ngoài khu vực Biển Đông, tàu ngầm có thể đảm bảo an ninh và hỗ trợ hoạt động thu thập t́nh báo. Hoạt động tàu ngầm hạt nhân tầm xa là một mục tiêu quan trọng cho kế hoạch đào tạo của PLAN ở phía trước.

    Viễn chinh Không quân

    PLAAF dường như chịu áp lực lớn với việc vận chuyển đường không tầm xa trong chiến dịch sơ tán công dân khỏi Libya. Trong sự kiện này, bốn máy bay vận tải IL-76 Candid được phái tới Libya đă thực hiện nhiệm vụ khá tốt. Hiện tại, PLAAF có 14 chiếc IL-76 và 25 chiếc Y-8 vận tải tầm xa, theo thống kê của Jane's. Thực tế này sẽ tạo ra sự thiếu hụt khả năng trong t́nh thế PLAAF phải triển khai nhiệm vụ trong một cuộc sơ tán quy mô lớn có cả PLAN trực tiếp hỗ trợ.

    Trong t́nh huống sơ tán hay hoạt động can thiệp ở điều kiện thù địch, các máy bay chiến đấu tầm xa SU-27, J-11, hoặc SU-30 có thể tiếp cận một sân bay khu vực như Khartoum tại Sudan. Việc Trung Quốc tham gia cuộc tập trận không quân thường niên của NATO mang tên Đại bàng Thổ Nhĩ Kỳ tháng 9/2010 cho thấy, có thể triển khai máy bay chiến thuật đến các khu vực cách xa Trung Quốc mà thậm chí không cần tiếp dầu.

    Các tướng lĩnh chỉ huy Trung Quốc cũng khẩn thiết yêu cầu cải tổ những nỗ lực t́nh báo, giám sát và do thám (ISR) để hỗ trợ cho sứ mệnh của họ. Do đó, máy bay không người lái WJ-600 tại Triển lăm Hàng không vũ trụ Chu Hải 2010 sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tối đa hóa đánh giá t́nh huống của các tướng lĩnh chỉ huy. Quan trọng hơn, khá nhiều vệ tinh Trung Quốc được phóng vào không gian đang góp phần xây dựng các khả năng duy tŕ và tồn tại của ISR dọc theo khu vực hàng hải của Trung Quốc và xa hơn nữa.

    Lực lượng mặt đất

    Vai tṛ của lực lượng này có thể gồm đảm bảo an ninh sân bay, cầu cảng và bảo vệ hoạt động sơ tán. Thúc đẩy hoạt động của lực lượng này ở nước ngoài gần như không có sứ mệnh nào khác ngoài hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh LHQ và dường như chỉ được đẩy mạnh trong một t́nh huống đặc biệt - kiểu như xảy ra bạo lực quy mô lớn chống người Trung Quốc ở nơi nào đó.

    Trung Quốc dần dần đă xây dựng được một đội ngũ binh lính có kinh nghiệm hoạt động quốc tế bằng cách tham gia các hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh LHQ. Sách trắng quốc pḥng 2010 của nước này cho hay, họ đă điều động 17.390 quân nhân tham gia 19 sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh LHQ.

    Tóm lại, các khả năng viễn chinh quân sự của Trung Quốc hiện nay vẫn c̣n hạn chế, nhưng sẽ gia tăng đáng kể trong những năm tới, khi Bắc Kinh có xu thế muốn sử dụng chúng để bảo vệ công dân của ḿnh và các lợi ích kinh tế ở nước ngoài. Cần có các hoạt động ngoại giao kết hợp với thảo luận để đánh giá mục đích sử dụng những khả năng quân sự của Trung Quốc rong các hoạt động viễn chinh tại các khu vực chiến lược như châu Phi và Trung Đông. Việc Trung Quốc phát triển các khả năng viễn chinh sẽ khiến họ trở thành đối tác hữu ích để hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và Mỹ nên nỗ lực tăng cường thảo luận chủ đề này với phía Trung Quốc, qua các diễn đàn song phương và cả đa phương.

    * Gabe Collins là người đồng sáng lập China SignPost và là nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ.

    Thụy Phương (Theo diplomat)

  2. #2
    nghiep
    Khách

    Trung Quốc hiện đại hoá quân đội.


    Hàng Không Mẩu Hạm TQ sắp hạm thuỷ trong năm nay...


    J-20 chiến đấu cơ tàng h́nh trong giai đoạn thử nghiệm...

  3. #3
    Member
    Join Date
    27-03-2011
    Posts
    365
    Quote Originally Posted by nghiep View Post

    J-20 chiến đấu cơ tàng h́nh trong giai đoạn thử nghiệm...
    [/CENTER]
    Có lẽ đây là h́nh F22 Raptor của Mỹ bị photoshop (??)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 04-12-2011, 09:38 PM
  2. Replies: 7
    Last Post: 03-09-2011, 10:27 AM
  3. Replies: 4
    Last Post: 21-07-2011, 09:47 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-08-2010, 06:05 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •