Results 1 to 4 of 4

Thread: Ngư dân Việt bị bắn ở gần Trường Sa

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngư dân Việt bị bắn ở gần Trường Sa

    Giới chức địa phương ở Quảng Ngãi cho hay hai ngư dân huyện Bình Sơn bị bắn khi đang đánh bắt tại vùng Biển Đông gần quần đảo Trường Sa.



    Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc làm ngư dân lo ngại


    Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, nói hai tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công khi đang hoạt động trong vùng biển Trường Sa nằm giữa Malaysia, Philippines và Việt Nam.

    Sự việc xảy ra ngày 15/05 và chính quyền chỉ mới biết sau khi thuyền viên liên lạc với gia đình qua hệ thống Icom và thuật lại câu chuyện.



    Tàu đánh cá VN


    Từ Bình Sơn, ông Hùng cho BBC hay: "Một tàu bị chặn lại, tịch thu hết tài sản nhưng được thả ra sau đó".

    "Tàu thứ hai của ngư dân Bình Châu vì không chịu nên đã bị bắn, làm hai người bị thương."

    Theo ông Hùng, hiện chưa thể nói chắc chắn các tay súng đã lên tàu và bắn bị thương ngư dân là thuộc quốc gia nào, nhưng ông cho rằng cũng có một khả năng đó là người Trung Quốc.

    "Hiện Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông, trong đó có Trường Sa, làm ngư dân rất lo ngại."

    Ông chủ tịch xã cũng nói vùng biển nơi xảy ra vụ nổ súng là ngư trường truyền thống của dân chài Quảng Ngãi.

    'Sắp về nhà'
    Được biết, tàu cá bị nã súng tấn công làm hai người bị thương mang số hiệu QNg-90360. Hai người bị thương là các ông Nguyễn Tấn Luận và Nguyễn Tư. Ông Luận là thuyền trưởng tàu này.

    Thuyền viên liên lạc với gia đình hai nạn nhân cho hay một nhóm người có vũ trang đã tràn lên tàu và sau đó nổ súng.

    Ông Nguyễn Thanh Hùng nói ông được thông tin vết thương của hai ông Luận và Tư không nặng lắm, và hai ông cùng những người đang trên đường trở về đất liền.

    "Độ ba, bốn hôm nữa, khi họ về tới nơi thì mới có thể xác định rõ hơn những kẻ tấn công là của nước nào."

    Trong khi đó, tàu cá bị trấn áp lấy tài sản mang số hiệu QNG-66101-TS, do ông Lê Hớn ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, làm thuyền trưởng.

    Báo trong nước nói những kẻ tấn công đã tịch thu 3,5 tấn cá và 450 lít dầu tổng trị giá 160 triệu đồng.

    Cả hai vụ tấn công ở trên đều đang được giới chức điều tra làm rõ.

    Từ ngày 16/05, Trung Quốc bắt đầu thực hiện lệnh cấm đánh bắt hàng năm tại Biển Đông, kéo dài tới 01/08.

    Khu vực cấm đánh bắt bao gồm nhiều vùng biển còn đang tranh chấp. Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh cấm này, mà Việt Nam gọi là "vi phạm chủ quyền" của mình.

    Mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp đại diện Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để "nói rõ" thêm một lần nữa, rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam.

    Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm đánh bắt với lý do "bảo vệ nguồn cá", mỗi năm hàng trăm ngư dân Việt bị bắt và bị tịch thu tài sản.

    Quan chức nghề cá Việt Nam cũng đã nhiều lần phản đối lệnh cấm này.

    Tin BBC
    Last edited by Tigon; 21-05-2011 at 06:28 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Việt Nam phản đối Trung Quốc về Biển Đông

    Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông cũng như hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'.




    Ngư dân Quảng Ngăi


    Trong diễn biến thứ nhất, bắt đầu từ thứ Hai 16/05, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt hàng năm tại Biển Đông, kéo dài tới 01/08.

    Thời hạn cấm đánh bắt năm nay tương tự năm 2010.

    Lệnh cấm đánh bắt này được áp dụng cho cả các vùng biển chồng lấn mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

    Phản ứng trước việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói đây là hành động "vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm cho t́nh h́nh Biển Đông phức tạp thêm".

    Bà Nga cũng nói Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối.

    Lý do mà Trung Quốc đưa ra để biện hộ cho lệnh cấm này là để bảo vệ trữ lượng cá tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc và việc này "đã áp dụng từ lâu theo thông lệ quốc tế".

    Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam.

    Năm ngoái, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt, nhưng thông điệp năm nay dường như mạnh mẽ hơn khi nói đã "gặp phía Trung Quốc để phản đối".

    Tàu ngư chính vi phạm chủ quyền

    Trong khi đó, Trung Quốc thông báo tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đang có chuyến đi tuần tra vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) từ ngày 05/05-25/05.

    Việt Nam cũng cử đại diện Bộ Ngoại giao"gặp phía Trung Quốc nêu rơ việc tàu ngư chính Lôi Châu của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa đă vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".

    Chính sách ngoại giao và chiến lược Biển Đông của Việt Nam đang trở nên có hệ thống hơn và thuần thục hơn, ngày càng gây áp lực ngoại giao cho Trung Quốc.
    Tiến sỹ Trương Trạch Dân, Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc
    Theo đại diện của Việt Nam, kế hoạch tuần tra này "gây khó khăn cho các hoạt động đánh bắt b́nh thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường quen thuộc của ḿnh và làm phức tạp thêm t́nh h́nh trên biển".

    Trong các thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người ta thấy giới chức đã bỏ đi cụm từ "giao thiệp" mà dư luận người dân chỉ trích là yếm thế để chỉ nói ngắn gọn là "gặp để phản đối".

    Tuy nhiên, chưa thấy các kênh thông tin chính thức cho hay các phản đối này diễn tiến ra sao.

    Phía Trung Quốc thì đang có nhận định rằng Việt Nam ngày càng mạnh bạo trong việc "phản công" Trung Quốc trên bình diện pháp lý.

    Trung Quốc Bình luận, hãng thông tấn thân Bắc Kinh đặt ở Hong Kong, vừa có bài của cây viết Trương Trạch Dân, chuyên gia Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nói năm nay "lời nói và việc làm của Việt Nam trong chủ đề Biển Đông đã không theo thông lệ mọi năm mà tập trung hơn vào việc phản công Trung Quốc trên khía cạnh pháp lý".

    Tiến sỹ Trương từ viện nghiên cứu đặt trên đảo Hải Nam viết: "Chủ đề Biển Đông có thể trở thành một trong các mục tiêu ngoại giao lâu dài của Việt Nam".

    Ông nhận xét rằng chính sách ngoại giao và chiến lược Biển Đông của Việt Nam đang trở nên "có hệ thống hơn và thuần thục hơn, ngày càng gây áp lực ngoại giao cho Trung Quốc".

    BBC

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngư dân Việt Nam bị bắn tại quần đảo Trường Sa



    Tàu bị tấn công tại vùng biển giữa Malaysia và Philippines


    2 ngư dân trên một chiếc tàu đánh cá của Việt Nam đă bị bắn tại khu vực Biển Đông có tranh chấp.

    AFP trích dẫn lời ông Tiểu Việt Thanh, trưởng công an huyện B́nh Châu, tỉnh Quảng Ngăi, nói rằng vụ việc xảy ra hôm thứ Bảy tại quần đảo Trường Sa, khiến thuyền trưởng Nguyễn Tấn Luân, 39 tuổi, và một thành viên trong thủy thủ đoàn tên là Lê Quang Tư bị thương.

    Theo người nhà các nạn nhân, các tay súng mặc quân phục của Philippines, tuy nhiên, một phát ngôn nhân của quân đội Philippines ở Manila nói không thấy có báo cáo về vụ việc ở Trường Sa.

    Thiếu tướng Mike Rodriguez khẳng định chắc chắn không phải quân đội Philippines nổ súng v́ luật quy định không được nổ súng trừ trường hợp tự vệ.

    Trưởng công an huyện B́nh Châu, tỉnh Quảng Ngăi, cho hay tới nay chỉ mới nhận được thông tin từ người nhà nạn nhân và họ chỉ xác nhận các tay súng tấn công mặc quân phục của Philippines, nhưng không thể xác định đó là quân phục của lực lượng hải quân hay của cảnh sát biển Philippines.

    Ông Thanh nói thêm rằng các tay súng cũng cướp đi lương thực, nhiên liệu, và cá của các ngư dân Việt Nam.

    Bản tin AP ngày 20/5 cho biết 4 tay súng đă nhảy qua tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vào ban đêm và nổ súng trước khi tẩu thoát bằng tàu riêng.

    Động cơ vụ việc chưa được xác minh. Hai ngư dân Việt bị trúng đạn và đă được 12 người khác trên tàu đưa tới Malaysia chữa trị vết thương và con tàu đang trên đường trở về Việt Nam.

    Giới hữu trách Việt Nam cho biết chiếc tàu bị tấn công tại vùng biển giữa Malaysia và Philippines mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

    Tháng rồi, chính phủ Philippines loan báo sẽ tăng cường công tác tuần tiễu xung quanh khu vực Trường Sa sau khi tố cáo rằng tàu tuần tra Trung Quốc đă sách nhiễu một tàu thăm ḍ dầu khí của Philippines.

    Đài Loan cũng thông báo sẽ gia tăng huấn luyện lực lượng tuần duyên trước thái độ cứng rắn của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.

    Nguồn: AP, AFP, The Philippine Best of News, The Manila Times

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đại diện ngư dân Việt gửi kháng thư tới Trung Quốc

    Trung Quốc mới đây thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) trong hơn hai tháng (từ 16/5 tới 1/8). Đáp lại, giới hữu trách Việt Nam cho biết, các ngư dân vẫn tiếp tục ra khơi, dù bị ảnh hưởng tinh thần và tâm lư.



    Chủ tịch Hội Ngư phủ Việt Nam nhận định rằng lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ‘ảnh hưởng tới tinh thần và tâm lư của ngư dân’.


    Như thường lệ, chính quyền Hà Nội đă lên tiếng bác bỏ việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Khi trao đổi với VOA Việt Ngữ, các giới chức địa phương cũng lặp lại tuyên bố này, đồng thời khẳng định rằng ngư dân Việt có quyền đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam.

    Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngăi, cho biết các ngư phủ của tỉnh này vẫn ra khơi và tới nay vẫn chưa gặp trở ngại ǵ.

    Ông nói: ‘Ngư trường của ḿnh mà? Ngư trường chủ quyền của ḿnh, th́ ḿnh ra đánh bắt như b́nh thường thôi. Ngư dân không có lo ngại ǵ hết là v́ các cơ quan hữu trách vẫn có những biện pháp để bảo vệ ngư dân’.

    Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, tán đồng quan điểm của ông Hoàng.

    Ông cho hay rằng lệnh cấm của Trung Quốc ‘ảnh hưởng tới tinh thần và tâm lư của ngư dân, nhưng hội luôn động viên họ thực thi cái quyền của ḿnh, là được đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam’.

    Ông Thắng cho biết thêm rằng Hội Nghề cá Việt Nam đă gửi kháng thư lên cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội hôm 14/5, nhưng tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

    Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói: ‘Rơ ràng lệnh cấm đó vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không đúng với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đă có thư gửi cho đại sứ quán Trung Quốc và chúng tôi đă phản đối cái việc này. Chúng tôi đă có công văn gửi cho chính phủ Việt Nam, phải lên tiếng phản đối việc làm sai trái đấy của Trung Quốc’.

    Theo giới chức này, các hội nghề cá ở các tỉnh miền trung như Quảng Ngăi, Đà Nẵng và B́nh Định thường xuyên động viên ngư dân tiếp tục công việc.

    Hồi năm 2010, Trung Quốc cũng ban hành lệnh cấm đánh bắt trong khoảng thời gian như trên.

    Khi được hỏi là liệu ông có lo ngại cho sự an toàn của các ngư dân khi họ bất chấp lệnh cấm của Trung Quốc, ông Thắng cho hay rằng Hội luôn cảnh báo ngư dân để họ có tinh thần sẵn sàng.

    Giới chức này nói: ‘Tất nhiên là chúng tôi luôn luôn chuẩn bị một cái tinh thần, tâm lư để làm sao cho bà con ngư dân yên tâm trên biển. Và chúng tôi đă kiến nghị với chính phủ, những lực lượng bảo vệ bờ biển th́ phải luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ cho bà con ngư dân. Tất nhiên, trong những năm trước, cũng có những vụ bị bắt th́ chúng tôi đă lên tiếng phản đối và Trung Quốc đă trả về’.

    Năm ngoái, hàng chục ngư dân và tàu bè của họ đă bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đánh bắt cá ở khu vực biển Đông.

    Tin cho hay, nhiều người đă phải trả tiền phạt để được thả về nhà.

    Dương Văn Rin, thân nhân của một ngư phủ từng bị Trung Quốc giữ hồi năm 2010, cho rằng cuộc sống khó khăn buộc các ngư dân phải chấp nhận mạo hiểm.

    Anh Rin nói: ‘Sợ bị bắt chứ. Sợ phía Trung Quốc bắt chứ. Nhưng cái sợ đó không sợ bằng cái sợ đói. Phía Trung Quốc bắt cũng chịu thôi, giờ làm sao? Điều kiện kinh tế, sinh nhai mà. Không ra khơi th́ lấy ǵ người ta ăn? Ngư dân lấy ǵ họ ăn? Chứ vùng biển Việt Nam, phía gần bờ th́ hết cá rồi, họ phải ra khơi thôi’.

    Hồi đầu tháng Năm, tờ China Daily đưa tin, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tuần duyên tại các khu vực lănh hải tranh chấp để bảo vệ chủ quyền.

    Theo nhật báo này, Tổng đội Hải giám của Trung Quốc sẽ tuyển mộ thêm 1 ngh́n nhân viên, nâng tổng số lên hơn 10 ngh́n người.

    Cùng với một số quốc gia khác trong khu vực, cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông.

    Năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố giải quyết ḥa b́nh tranh chấp lănh hải ở khu vực biển Đông là quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

    Tờ Inquirer của Philippines mới dẫn lời ông David Carden, đại sứ Mỹ tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nói rằng các nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cần phải thiết lập một cơ chế khu vực để giải quyết tranh chấp.

    Ông Carden cũng cho rằng khó có khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang với sự tham gia của Hoa Kỳ tại quần đảo Trường Sa.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •