Results 1 to 4 of 4

Thread: Nạn đói xảy ra tại Thanh Hóa và cuộc diễn tập chống bạo loạn

  1. #1
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Nạn đói xảy ra tại Thanh Hóa và cuộc diễn tập chống bạo loạn

    Mỗi khi tháng 5 đến là mùa giáp hạt lại về đối với bà con ở khoảng 20
    huyện khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Đó là thời điểm họ lại phải chống
    chọi với cái đói. Thật ra đói giáp hạt không phải là việc xa lạ nhưng
    theo báo chí trong nước, đă lâu lắm bà con không chịu đựng cái đói trên
    diện rộng như năm nay. Con số 240 ngàn người thiếu đói từ hàng chục ngàn
    hộ gia đ́nh rải rác ở các huyện nghèo Thanh Hóa làm người ta không khỏi
    giật ḿnh.

    Theo phát biểu đăng trên tờ SGTT, ông Lương Văn Bường, chủ tịch UBND
    huyện Mường Lát cho biết ngoài số người thuộc diện thiếu đói thường
    xuyên được nhận trợ giúp 15 kg gạo/ tháng, có đến 9 ngàn người ở huyện
    nhà thiếu đói gay gắt. Nguyên nhân chủ yếu của việc này được cho là
    thiếu đất sản xuất lương thực. Theo vị chủ tịch này, có tổng cộng 30
    ngàn nhân khẩu trong địa bàn nhưng chỉ có 560 ha đất nông nghiệp.

    T́nh trạng thiếu đói mùa giáp hạt (ư chỉ khoảng thời gian từ 15-30
    ngày trước khi có thể thu hoạch mùa lúa mới) cũng xảy ra ở các vùng khác
    của tỉnh Thanh Hóa, chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi và vùng ven
    biển ngập mặn. Theo thông tin báo chí trong nước, 7 huyện miền núi như
    Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như
    Xuân là những vùng cái đói hoành hành nhiều nhất.

    Truyền thông trong nước hôm ngày 7 tháng 5 loan tin, tỉnh Thanh Hoá
    đề nghị với Trung ương hỗ trợ 2000 tấn gaọ để cứu đói cho dân trong
    tỉnh.

    Thực hư ra sao?

    Tuy nhiên, tiếp chuyện với đài RFA, ông Ḷ Đ́nh Múi, Chủ tịch UBND
    huyện Quan Sơn, t́nh trạnh không đến mức quá nghiêm trọng. Ông nói:

    Vụ lúa Đông Xuân vùng ĐBSCL 2011. RFA photo

    “Ở huyện Quan Sơn th́ cũng có thiếu đói nhưng không nhiều, khi kiểm tra
    lại th́ không đến mức độ như nhân viên ở xă báo cáo. Có khoảng trên dưới
    100 hộ bị thiếu đói ở Quan Sơn thôi”.
    Cũng theo ông Múi, ở những huyện miền núi nói chung và huyện Quan Sơn
    nói riêng th́ diện tích canh tác lúa rất ít nên chủ yếu bà con khai
    thác luồng, nứa để bán mua gạo. Cũng có những hộ neo người th́ không đi
    khai thác nứa, luồng được nên rơi vào cảnh đói.

    Trao đổi với RFA, ông Cầm Bá Quân, chủ tịch UBND huyện Thường Xuân
    cho rằng thông tin này không sát với t́nh h́nh thực tế. Ông nói:

    “Báo đăng như vậy thôi nhưng t́nh h́nh tại cơ sở cũng khá ổn định.
    Chính quyền địa phương và tỉnh cũng đă có kế hoạch hỗ trợ tí gạo cho
    nhân dân rồi. Nông dân sản xuất lúa rồi bán lúa để mua gạo ăn chứ cứ vào
    kiểm tra nhà dân mà không thấy lúa th́ cho rằng người ta không có gạo
    ăn là không phải. Chúng tôi cũng thấy rằng có một số ít nhân dân cũng
    khó khăn thật nhưng địa phương nào mà chẳng có chuyện tương tự như thế.
    Tất cả thông tin đưa ra về số người đói chưa phải là chính xác lắm”.

    Cũng theo ông Quân, trong 3 ngày tới là gạo trợ giúp của tỉnh từ quỹ
    dự trữ quốc gia phải về tới thôn bản. Mỗi người thiếu đói được nhận 15
    kg gạo 1 tháng. Những người được nhận trợ giúp này phải được địa phương
    công nhận thật sự thiếu đói. Và nhà nước chỉ trợ giúp trong những năm
    thiên tai hay trong mùa giáp hạt thôi chứ cũng không thể trợ giúp thường
    xuyên th́ nguồn của nhà nước không đủ.

    Ở huyện Quan Sơn th́ cũng có thiếu đói nhưng không nhiều, khi kiểm tra lại th́ không đến mức độ như nhân viên ở xă báo cáo.

    Ô. Ḷ Đ́nh Múi

    Thế nhưng theo nguồn tin trong nước trích dẫn từ sở Lao động – thương
    binh và xă hội tỉnh Thanh Hóa, có đến hơn 93 ngàn hộ (khoảng 240 ngàn
    nhân khẩu) thuộc 21 trong số 27 huyện đang thiếu đói. Bà con phải chống
    chọi với cái đói bằng khoai , bắp… Thậm chí, nhiều gia đ́nh ở Mường Lát
    phải lấy cả ngô giống ra làm thức ăn chống đói.

    Chị Huệ, người Thanh Hóa đang sống tại TP. HCM, sau khi hay tin nạn
    thiếu đói trên diện rộng xảy ra, chị gọi điện về gia đ́nh ở Bá Thước và
    cho biết:

    “Tại những vùng miền núi và ven biển, người ta sống khổ lắm. Họ không
    có ăn, không có quần áo mặc luôn mà phải nấu bắp, củ ḿ nấu thành cháo
    ăn cho đỡ đói”.

    Ăn khoai, sắn độn không phải xa lạ đối với bà con chịu cảnh đói, thậm chí nhiều người chỉ ăn gạo lức với lá khoai ḿ.

    Sinh viên Lê Bá Mai, quê Thanh Hóa đang theo học tại Hà Nội, cho biết
    anh vừa tổ chức 3 đợt cứu trợ cho huyện Mường Lát trong ṿng 6 tháng
    qua. Đầu tháng 4, anh cùng 1 số bạn bè mang quần áo củ và sách vở tặng
    lại các em nghèo tại THCS Mường Lư, thuộc huyện Mường Lát, huyện nằm
    trong 61 huyện nghèo nhất nước. Anh tâm sự:

    “Mường Lát là 1 huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa. Khi tôi tiếp xúc
    các học sinh bán trú ở trường THCS Mường Lư, thuộc huyện Mường Lát th́
    các em ăn gạo lức với lá sắn (lá khoai ḿ) hoặc lá rau tàu bay chấm muối
    mà thôi”.

    Tận mắt chứng kiến nhiều người không có gạo ăn, tận mắt nh́n đồng bào
    đi bộ cả ngày đường mà chỉ t́m được 1 gùi bắp để rồi sau đó bán đổi gạo
    với giá rất rẻ, anh Lê Bá Mai cho biết:

    Khi tôi tiếp xúc các học sinh bán trú ở trường THCS Mường Lư, thuộc
    huyện Mường Lát th́ các em ăn gạo lức với lá sắn (lá khoai ḿ) hoặc lá
    rau tàu bay chấm muối mà thôi.

    SV Lê Bá Mai

    “Tôi cũng không nắm được t́nh h́nh chính thức nhưng việc người Mường
    Lát thiếu đói là chắc chắn và con số đó (240 ngàn người thiếu đói ở
    Thanh Hóa) là có thể phù hợp bởi v́ đơn giản 1 điều là không ai tự nhiên
    kêu đói để xin cứu đói cả, chỉ có đói th́ người ta mới kêu thôi. Những
    vùng biển mặn và những vùng miền núi ở Thanh Hóa làm người ta không thể
    canh tác lúa được th́ chuyện không có lúa ăn là chuyện thường."

    Con số 240 ngàn người thiếu đói từ hiện tại ở Thanh Hóa vẫn là 1 dấu
    hỏi. Thế nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, đói trong mùa giáp hạt là
    chuyện xảy ra thường xuyên. Hiện tại đối với nhiều người, khi mùa giáp
    hạt về là nỗi ám ảnh về những buổi khoai sắn lại hiện lên. Và không biết
    đến bao giờ, mùa giáp hạt cũng như bao nhiêu mùa khác?

    http://nguoivietphanlan.forumotion.com/t1628-topic


  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Diễn tập ‘chống bạo loạn’ ở Thanh Hóa trong lúc dân đói




    Việt Cộng:THANH HÓA (TH) - Tỉnh Thanh Hóa, hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011, đă tổ chức một cuộc “diễn tập phương án xử lư t́nh huống gây rối, gây bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin” qui mô.

    Cuộc diễn tập quy mô này được cho là lần đầu tiên diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa, nơi mà gần 1/4 triệu người ở các huyện dọc theo miền biển đến miền núi, hiện đang phải đối mặt với cái đói v́ mùa màng thất bát và người nông dân mất đất.

    Theo tin của báo Thanh Hóa, cuộc diễn tập được chỉ thị từ Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo vệ cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 13.

    Tin cho hay, cuộc diễn tập có sự chứng kiến và “chỉ đạo: của Trung Tướng, Thứ Trưởng Bộ Công An Đặng Văn Hiếu, Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng nhiều cơ quan và lực lượng khác nhau.

    Không thấy báo Thanh Hóa mô tả chi tiết cuộc diễn tập nhưng các h́nh ảnh cho thấy các lực lượng cứu hỏa dập lửa, cảnh sát cơ động dàn hàng chống bạo loạn và có cả xe thiết giáp tham gia diễn tập.

    Hồi cuối tháng 2, 2011, một cuộc diễn tập tương tự cũng được tổ chức tại thành phố Phan Thiết của tỉnh B́nh Thuận với 500 sĩ quan và binh lính tham gia.

    Trước đó, một cuộc diễn tập qui mô có cả tàu, máy bay trực thăng với hơn một ngàn cán bộ nhiều ngành khác nhau tập luyện “chống khủng bố, giải cứu con tin” ngay ở sông Hồng, Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2010.



    Cuộc tập luyện “chống gây rối, gây bạo loạn” ở Thanh Hóa được tiến hành chỉ ít ngày sau khi nhà cầm quyền Hà Nội giải quyết xong một vụ mà họ gọi là “tụ tập trái phép” ở Mường Nhé tỉnh Điện Biên với số lượng người tham dự có thể từ hơn 5 ngàn đến hơn 8 ngàn người.

    Theo một số nguồn tin không chính thức, nhà cầm quyền Việt Nam đă phải điều động một lực lượng quân sự nhiều hơn một trung đoàn có cả chiến xa và trực thăng yểm trợ để đối phó với cuộc biểu t́nh người Hmong.

    Cùng với cuộc diễn tập “chống gây rối, gây bạo loạn” nhằm đối phó với dân, báo Thanh Hóa hôm Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 phỏng vấn ông Vương Văn Việt, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông này loan báo số gạo cứu đói cho dân sắp được cấp phát.

    Nạn nói kinh niên ở Thanh Hóa một phần, theo báo điện tử của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ngày 13 tháng 5, 2011, là do nhà cầm quyền cưỡng bách dân đóng thuế quá nặng đến độ họ không c̣n ǵ để sống. Vừa thu hoạch vụ mùa xong, từ thôn tới xă tới siết thuế và đủ các loại “phí” làm người nông dân bắt đầu phải đi vay nợ mới từ đây.

    Sự đói khổ quá sức chịu đựng v́ sưu cao thuế nặng hoặc sự đàn áp tôn giáo dễ dẫn tới bạo động, có thể là nguyên nhân thúc đẩy nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội luôn luôn nghĩ tới các bài bản đối phó với quần chúng.

    Báo điện tử Nông Nghiệp Việt Nam của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đưa tin từ ngày 27 tháng 4, 2011 rồi một số báo như Tuổi Trẻ, Sài G̣n Tiếp Thị cũng t́m hiểu và đưa tin, viết phóng sự chứng tỏ nạn đói ở Thanh Hóa có thật và cần cứu đói khẩn cấp.

    Gần 3 tuần lễ sau th́ ông Việt đại diện nhà cầm quyền tỉnh mới nói sắp có gạo. Ông cũng không quên chỉ trích một số huyện đă báo cáo láo khi sử dụng “số liệu cứu trợ trong dịp tết Tân Măo vừa qua để báo cáo.” (TN)

    http://lytuongnguoiviet.com/index.ph...=43&Itemid=122


  3. #3
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Nạn đói Thanh Hóa: Người đi ăn xin, người c̣n ở lại

    Posted: Tháng Năm 15, 2011 by thomasviet in Tin Việt Nam


    “Tập quán canh tác lạc hậu của các sắc dân thiểu số trong tỉnh là nguyên nhân của nạn đói… Đặc biệt như huyện Mường Lát, bà con nông dân đang thiếu trầm trọng đất sản xuất nông nghiệp để trồng lúa nước, lúa nương, ngô nương, cây màu các loại.” (Lời Trịnh Văn Chiến, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên Trang Tin Thanh Hóa, 10 tháng 5).

    Phóng sự của Liêu Thái/Người Việt

    LTS: Truyền thông Việt Nam cho hay, có khoảng 250 ngàn người trong 7 huyện của tỉnh Thanh Hóa đang đối mặt với cái đói. Đó là các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân và Như Xuân. Cái đói đang hiện diện và ŕnh rập 1/4 triệu người là bởi hạn hán làm thất mùa, nhưng nguyên nhân chính vẫn là người nông dân đang mất dần đất canh tác. Cộng tác viên Liêu Thái của Người Việt vừa có chuyến đi đến các địa phương bị đói của tỉnh Thanh Hóa và gởi về loạt phóng sự này.

    THANH HÓA (NV) – Ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nếu bước vào thị trấn, sẽ khó mà nhận ra đây là huyện có số người nghèo thuộc hạng “thượng thừa” v́ cái không khí khá ư nhàn nhă, tĩnh tại. Nhưng chỉ cần đi sâu vài trăm mét vào trong các bản làng th́ mọi chuyện hoàn toàn khác, cái nghèo cái đói trỗi lên nhoi nhói khắp nơi như kiến ḅ trên da.


    Cái bếp tương đối ấm áp của nhà cô công nhân Hà Thị Giang bởi có thêm mấy chai x́ dầu, nước mắm, dầu ăn. (H́nh Phi Khanh/Người Việt)

    Người Phú Sơn nhiều mơ mộng…

    Chàng trai người Mông ở bản Phú Sơn, huyện Quan Hóa, có cái tên khá lăng mạn là “Xuân Diệu.” Anh cũng có mái tóc hơi quăn, lơ thơ trước trán, đôi mắt buồn và nh́n lúc nào cũng mơ màng. Anh cho biết đây là cái tên anh tự đặt cho ḿnh sau khi đọc được mấy bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu. Chứ thật ra, anh họ Vàng, cùng họ với vua Mèo và tên là A Chư.

    “Xuân Diệu” mới học xong hệ xóa mù chữ, năm nay 23 tuổi, vẫn c̣n độc thân, anh ra thị trấn với giấc mơ đổi đời là mang một chiếc xe gắn máy về nhà và gia đ́nh anh bớt khổ.

    Nhà Xuân Diệu có tổng cộng mười anh em, người anh cả đă mất trong lần đi rừng cách đây gần 10 năm, người anh thứ hai xuống đồng bằng làm thuê, đi biệt xứ.

    Những người chị gái của Xuân Diệu cũng theo chồng và chẳng mấy người quay về nhà, một phần v́ nhà nghèo quá, mỗi khi về chỉ thêm buồn, phần nữa là đường sá cách trở, heo hút, không có cầu, mỗi lần băng qua sông Mă phải đi đ̣, chết lúc không hay… Dường như ai đi khỏi Phú Sơn cũng mong có cơ hội chẳng bao giờ quay về.

    Điều làm cho Xuân Diệu buồn nhất là thân sinh của anh, cả hai người đều xuống phố đi xin ăn. Dường như họ cũng chẳng tha thiết quay về lại cố hương. Anh chỉ biết được tin tức về họ thông qua những lá thư nguệc ngoặc chữ đúng chữ sai rằng họ c̣n sống, anh cứ yên tâm mà làm ăn, cưới vợ, nếu như ngày cưới mà cha mẹ không về được th́ anh cũng đừng buồn… Lá thư đi cả tháng trời mới tới tay anh, có khi anh đọc thư th́ mọi chuyện đă hỡi ôi!

    Từ đó, anh nuôi mộng lên phố làm ăn, nhưng phố ở đâu, không tiền, không người thân, anh ra thị trấn đi lang thang, ai thuê ǵ làm nấy.


    Bước chân của một người ăn xin dưới phố trở về làng. (H́nh Phi Khanh/Người Việt)

    Trong mùa lúa trước, Xuân Diệu về quê, đoạn đường cách nhau chưa đầy 20 km mà với anh cứ xa vời vợi. Về nhà đúng hai giờ đồng hồ anh lại phải ra đi v́ chịu không nổi cảnh mấy người chị dâu ốm o, các cháu nheo nhóc, rồi cảnh cả nhà mang bao bị đi nhận gạo cứu trợ mỗi miệng ăn được đúng 1kg gạo, nhận về xong mà mọi người ai cũng buồn xo…

    Anh chịu không nổi, bỏ nhà ra thị trấn và nguyền sẽ không bao giờ về lại nếu chưa giàu lên.

    Nhưng nói th́ nói vậy, chứ chẳng biết bao giờ giàu được, tương lai mờ mịt, không đất, không tiền, không nhà, không vợ con. Những thanh niên làng bằng tuổi anh đă nên gia thất, Xuân Diệu th́ không bao giờ dám nghĩ tới chuyện này bởi anh đă quá sợ cái nghèo, cái đói.

    Lúc tạm biệt, Xuân Diệu buồn rầu nói: “Bản làng của em toàn tụi x́ ke, nó cứ lớn lên ra làm ruộng, đi uống rượu, có vợ rồi lại đâm ra nát rượu v́ nghèo khổ, cả một cái bản mà chẳng có ai học hành cho đến nơi đến chốn.”

    Thấy tương lai trong đống mạt cưa

    Hà Thị Giang là người Thái Đen, ở bản Cang, xă Xuân Phú, huyện Quan Hóa, lập gia đ́nh được gần hai năm nay, mới sinh được một bé trai, cả hai vợ chồng Giang đều đi làm thuê cho xưởng sản xuất trầm hương B́nh Định, mỗi tháng kiếm được một triệu đồng tiền lương. Chồng Giang kiếm khá hơn một chút, một triệu hai trăm ngàn. Với Giang, đây là cơ hội đổi đời, và đây cũng là thu nhập quá tốt cho hai vợ chồng cô.

    Chúng tôi ghé thăm trong lúc cô đang ru con ngủ, cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa khiến cho mọi người trở nên nôn nao.

    Cô kể như thở gấp: “Từ hôm làng bị đói cho đến nay, chúng em chưa nhận được món hàng cứu trợ nào, gạo cũng không có để mà ăn, cũng may là vợ chồng em đi làm công nhân nên có tiền mua gạo, mua thức ăn, ở bản này bà con đi xa làm thuê nhiều lắm. Nói là đi làm thuê v́ tự ái, sợ mất mặt, chứ em biết họ vào miền Nam ăn xin anh à!”

    Nói đến đây, mắt Giang rươm rướm nước: “Em có đứa bạn thân hồi đi học, giờ nó cũng lang thang thất nghiệp trong miền Nam và đi bưng phở một thời gian, nghe nói gần đây nó bỏ việc, theo một đám côn đồ nào đó…”


    Một mái nhà quạnh quẽ, nghèo nàn quen thuộc ở huyện Quan Hóa. (H́nh Phi Khanh/Người Việt)

    Chúng tôi hỏi Giang về chuyện cứu trợ, cô nói: “Chán lắm anh ơi, cả năm nay nhận được mỗi người một kg gạo, ăn kiểu ǵ cho đủ chứ? Nghe báo đài đưa tin là cho tỉ này, tỉ nọ, nhưng khi nhận th́ đúng một kư gạo, không hơn không kém. Chẳng hiểu nổi! Mà bây giờ, những người giàu có trong huyện, những nhà cán bộ lại là người nhận nhiều phần cứu trợ ưu tiên nhất.”

    Giang cho biết tiếp: “Những người đại diện cho bản làng đều có thói quen kêu ca, than thở và xin xỏ, thậm chí cắt xén phần cứu trợ của bà con. Làm vậy nhục vô cùng, với họ, có thêm chừng đó cũng chẳng giàu, nhưng đó là sinh mạng của bà con, họ ăn quá dă man!”

    Chúng tôi xin phép đi thăm quanh vườn nhà cô. Lại thêm một cái bếp lạnh trong hàng ngàn cái bếp lạnh ở xứ này. Có khác chăng là cái bếp nhà Giang phong phú hơn tí chút v́ có thêm hai chai x́ dầu và dầu ăn, v́ đây là cái bếp của một đôi vợ chồng có “thu nhập ổn định”…!

    Chúng tôi tạm biệt Giang, cái nắng trưa làm con đường chảy nhựa, tôi lan man nghĩ đến những cái bếp, những gương mặt buồn năo, những đứa trẻ nhút nhát và luôn sợ hăi trước người lạ, những mái nhà tồn tại thoi thóp trên mặt đất… rồi lại nh́n ra những cánh rừng bạt ngàn của những “ông chủ rừng” sống trên nỗi cơ cực và nước mắt của… rừng!

    Người không có cái ăn, khốn khó ra đi xin ăn, người giàu có lợi dụng quyền thế xin ăn, mỗi người dường như đều có lư do riêng để thấy việc ḿnh làm chính đáng… Và người c̣n lại đứng nh́n, ngậm ngùi chút nào đó về thân phận, nỗi ḷng kẻ đi xin người ở lại…

    Dù sao đi nữa, Giang cũng t́m ra được ánh sáng tương lai cho con của cô trong cái đống mạt cưa hiện tại theo mọi nghĩa.

    Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/
    http://thomasviet.wordpress.com/2011...F-l%E1%BA%A1i/


  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Nạn Đói Thanh Hóa Do Nhà Cầm Quyền Siết Đ̣i Tiền

    Thứ Ba, Ngày 17 tháng 5-2011



    Tin Thanh Hóa - Hơn một phần tư triệu người dân Thanh
    Hóa đói triền miên, và một tờ báo trong nước khẳng định lư do là v́ nhà cầm quyền
    ép dân đóng thuế rất nặng với nhiều khoản đóng góp vô lư. Bản tin viết dù dân đói
    đến mức như thế nhưng nhà cầm quyền một số nơi trong tỉnh Thanh Hóa vẫn thu của
    dân nghèo nhiều khoản đóng góp. tạo nên cái nghèo và cái đói của người dân nơi đây.
    Một bài báo khác trước đó đă báo động Thanh Hóa đang gặp nạn đói trên diện rộng,
    với 241,558 nhân khẩu của 93,283 gia đ́nh người dân đang rơi vào diện đói gay gắt
    ở tỉnh Thanh Hóa.

    Cái đói không phải chỉ xảy ra ở các huyện miền núi v́
    bị hạn hán mà cả những huyện dọc theo biển v́ cả hạn hán và ruộng nhiễm mặn.
    Bài báo nêu ra một số trường hợp điển h́nh cho thấy nhà cầm quyền các địa phương,
    dù mất mùa v́ thiên tai hay hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn, ô nhiễm, nhưng cứ sau vụ
    thu hoạch th́ nhà cầm quyền xă sẽ đến thu các khoản đóng góp của dân mà không bỏ
    sót một đối tượng nào trong xă, kể cả cụ già đến trẻ nhỏ, hay người không làm
    ruộng, bệnh tật, ốm đau, nghèo đói hay lũ lụt, mất mùa. Bài báo viết kể cả mất
    mùa th́ dân cũng phải đóng góp đủ các khoản do xă và thôn đề ra, cho nên nhiều
    gia đ́nh vừa kết thúc vụ thu hoạch cũng là lúc bắt đầu đi đong nợ gạo để ăn.
    Cho đến nay Sở Xă Hội tỉnh Thanh Hóa đă làm tờ tŕnh
    xin trợ cấp 3700 tấn gạo chống đói giáp hạt nhưng chưa thấy tin tức ǵ được
    loan báo. Người dân cho biết dù có đủ ăn hay không, ở cấp xă, họ đều phải gồng
    ḿnh nộp đủ mọi loại lệ phí, như thủy lợi phí, dịch vụ thủy nông, phí bảo vệ thực
    vật, quỹ văn hóa xă hội, quỹ y tế dân nuôi, quỹ t́nh nghĩa, quỹ quốc pḥng, quỹ
    bảo hiểm chăn nuôi.
    Ở cấp thôn cũng bị thu thủy lợi phí, bảo vệ nội đồng,
    công cán bộ, quỹ văn hóa xă hội, quỹ hành chính đoàn thể, quỹ phục vụ hội nghị
    của thôn, quỹ môi trường, quỹ thắp sáng công cộng. Năm ngoái nhà cầm quyền Hà Nội
    khoe rằng Việt Nam đă trở thành một nước có thu nhập trung b́nh với lợi tức đầu
    người $1,160 đô-la, trong khi ngoài tỉnh Thanh Hóa, nhiều tỉnh khác cũng c̣n phải
    cứu đói giáp hạt. Hiện nạn đói cũng c̣n đang xảy ra tại Kontum, Hà Giang, Lào
    Cai, Yên Bái và Gia Lai.

    http://nguoivietphanlan.forumotion.com/t1644-topic


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •