Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 27

Thread: Những tướng lănh chủ chôt trong 1-11-1963--- Xin mời đóng góp thêm nhưng cá nhân khác

  1. #11
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Cảm ơn bác phân tích. Thế c̣n những người khách quan, nhất là những người trẻ mới lớn không cảm thấy thuộc nhóm nào họ sẽ nghĩ ǵ? Phân tích những cái nh́n từ nhiều phía để t́m ra sự thật, cái ǵ là chính đáng?
    Có những điều, lư luận mà bác cho là "có lợi cho CS" : Vấn đề ở đây là nó có đúng sự thật không? Nếu đúng, phải chăng chính phủ cụ Diệm mắc phải những sai lầm, để CS lợi dụng? Ngay cả những đối xử với phía đối lập, họ cũng là những người yêu nước, chống cộng chứ không phải không? Thay v́ lắng nghe, t́m cách giải quyết vấn đề, chế độ cụ Diệm lại đàn áp đối lập. Có phải v́ thế họ đă làm yếu đi thành phần chống cộng?
    Ngoài ra em xin hỏi lại bác là những lư luận cho là các tướng lănh đảo chánh v́ bị mua chuộc, chỉ làm theo lệnh ngoại bang, ham tiền bạc, chức vị th́ có phải là chưởi cả quân đội VNCH, cả chế độ Đệ nhị cộng hoà, v́ chính họ là những người đă lănh đạo quân đội và đất nước?
    Em cho những người suy nghĩ như vậy là những thành phần chỉ nh́n về quá khứ, cho là nó hay hơn sau này. Có thể là nó hay thiệt, nhưng có nhiều khiết điểm, nên mới sụp đổ.
    Nếu không phân tích được sác đáng th́ chúng ta sẽ đi lại con đường sai lầm cũ.
    Chỉ đổ lỗi cho ngoại bang (Mỹ) là đơn giản hoá vấn đề, cũng như nhiều người đổ lỗi là bị Mỹ bỏ rơi khi chúng ta mất nước. Chả lẽ bắt bọn nó cung cấp tiền bạc hoài cho ta, khi chúng nó đă kiếm được giải pháp giải quyết vấn đề dễ dàng hơn cho chúng nó. Có lẽ lối đánh cờ chúng ta quá đơn giản, chỉ có một đường binh?
    Quan niệm "chủ" "tớ" cho thấy bác suy nghĩ rất là phong kiến. Chủ đây phải là đồng bào, đất nước. Các tướng lănh phục vụ cho đất nước, quê hương, đồng bào, không phải cho một ông TT, hay gia đ́nh cùng đảng của ông ta.
    Thế bác muốn là ở VN sẽ không bao giờ có "diễn biến hoà b́nh"? Những đảng viên CS và thân nhân họ sẽ suốt đời trung thành với cái đảng thối nát của ḿnh?

  2. #12
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Cảm ơn bác phân tích. Thế c̣n những người khách quan, nhất là những người trẻ mới lớn không cảm thấy thuộc nhóm nào họ sẽ nghĩ ǵ? Phân tích những cái nh́n từ nhiều phía để t́m ra sự thật, cái ǵ là chính đáng?
    Có những điều, lư luận mà bác cho là "có lợi cho CS" : Vấn đề ở đây là nó có đúng sự thật không? Nếu đúng, phải chăng chính phủ cụ Diệm mắc phải những sai lầm, để CS lợi dụng? Ngay cả những đối xử với phía đối lập, họ cũng là những người yêu nước, chống cộng chứ không phải không? Thay v́ lắng nghe, t́m cách giải quyết vấn đề, chế độ cụ Diệm lại đàn áp đối lập. Có phải v́ thế họ đă làm yếu đi thành phần chống cộng?
    Ngoài ra em xin hỏi lại bác là những lư luận cho là các tướng lănh đảo chánh v́ bị mua chuộc, chỉ làm theo lệnh ngoại bang, ham tiền bạc, chức vị th́ có phải là chưởi cả quân đội VNCH, cả chế độ Đệ nhị cộng hoà, v́ chính họ là những người đă lănh đạo quân đội và đất nước?
    Em cho những người suy nghĩ như vậy là những thành phần chỉ nh́n về quá khứ, cho là nó hay hơn sau này. Có thể là nó hay thiệt, nhưng có nhiều khiết điểm, nên mới sụp đổ.
    Nếu không phân tích được sác đáng th́ chúng ta sẽ đi lại con đường sai lầm cũ.
    Chỉ đổ lỗi cho ngoại bang (Mỹ) là đơn giản hoá vấn đề, cũng như nhiều người đổ lỗi là bị Mỹ bỏ rơi khi chúng ta mất nước. Chả lẽ bắt bọn nó cung cấp tiền bạc hoài cho ta, khi chúng nó đă kiếm được giải pháp giải quyết vấn đề dễ dàng hơn cho chúng nó. Có lẽ lối đánh cờ chúng ta quá đơn giản, chỉ có một đường binh?
    Quan niệm "chủ" "tớ" cho thấy bác suy nghĩ rất là phong kiến. Chủ đây phải là đồng bào, đất nước. Các tướng lănh phục vụ cho đất nước, quê hương, đồng bào, không phải cho một ông TT, hay gia đ́nh cùng đảng của ông ta.
    Thế bác muốn là ở VN sẽ không bao giờ có "diễn biến hoà b́nh"? Những đảng viên CS và thân nhân họ sẽ suốt đời trung thành với cái đảng thối nát của ḿnh?
    những người trẻ mới lớn không cảm thấy thuộc nhóm nào họ sẽ nghĩ ǵ? Phân tích những cái nh́n từ nhiều phía để t́m ra sự thật, cái ǵ là chính đáng

    Có qúa nhiều quan điểm cho một cuộc chính biến , bởi vậy tôi mới cố gắng tóm gọn cho một nguyên nhân chính: Cuộc đảo chánh 1/11/63 là do CIA giật giây, dùng , xúi dục lực lượng chính bất mãn chính phủ TT diệm là Phật Giáo để mua chuộc các hàng tướng lãnh mà đại đa số là Phật Tử để lật đổ TT Diệm và đồng thời hứa hẹn là nếu để quân Mỹ tham chiến tại VN, sẽ giúp VNCH diệt cộng nhanh chóng.

    phải chăng chính phủ cụ Diệm mắc phải những sai lầm, để CS lợi dụng

    Chính phủ TT Diệm tứ bề thọ địch ,khối lượng Phật Giáo đông đảo thân cộng (Đọc trong giacngo online sẽ rõ) Các đảng phái không hợp với chính phủ TT Diệm (Vỉệt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cách mạng đảng có những cương lĩnh ra đời trước khi có hiến pháp Đệ I Cộng Hoà, các đảng viên tuân thủ điều lệ đảng thì dẫm chân vô hiến pháp, nó không như Hoa Kỳ, có Hiến Pháp trước rồi mới có các đảng, do đó cương lĩnh của các đảng phải nằm trong Pháp trị), Pháp ghét cay ghét đắng TT Diệm (loại quốc Trưởng Bảo Đại thân Pháp), bị Mỹ rình rập giết.........

    Đặc biệt là Phật Giáo, vì tự nhận là một tôn giáo có mặt lâu đời tại VN; ảnh hưởng sâu đậm đến phong tục tập qúan của người dân VN từ bao đời, do đó Phật Giáo có thành kiến với Công giáo của các nước Tây Phương ;nên Phật Giáo VN rất gần gũi với cộng sản ,là loại người lúc nào cũng tự nhận là đại diện nhân dân chống lại các thế lực xâm lược của các nức Tây Phương (Thiên chúa giáo).

    Nền đệ I Cộng Hoà trong tình trạng chống cộng, bị đe doạ nhuộm đỏ bơi cộng sản, mà khối lượng Phật Giáo đông đảo không có thái độ hợp tác với chính quyền chống cộng ,và có qúa nhiều hành vi có lợi cho cộng sản. tất cả hành động chống TT Diệm của Phật Giáo đều có lợi cho CS.

    Đọc Giác Ngộ online phần lịch sử sẽ hiểu rất rõ

  3. #13
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    những người trẻ mới lớn không cảm thấy thuộc nhóm nào họ sẽ nghĩ ǵ? Phân tích những cái nh́n từ nhiều phía để t́m ra sự thật, cái ǵ là chính đáng

    Có qúa nhiều quan điểm cho một cuộc chính biến , bởi vậy tôi mới cố gắng tóm gọn cho một nguyên nhân chính: Cuộc đảo chánh 1/11/63 là do CIA giật giây, dùng , xúi dục lực lượng chính bất mãn chính phủ TT diệm là Phật Giáo để mua chuộc các hàng tướng lãnh mà đại đa số là Phật Tử để lật đổ TT Diệm và đồng thời hứa hẹn là nếu để quân Mỹ tham chiến tại VN, sẽ giúp VNCH diệt cộng nhanh chóng.

    phải chăng chính phủ cụ Diệm mắc phải những sai lầm, để CS lợi dụng

    Chính phủ TT Diệm tứ bề thọ địch ,khối lượng Phật Giáo đông đảo thân cộng (Đọc trong giacngo online sẽ rõ) Các đảng phái không hợp với chính phủ TT Diệm (Vỉệt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cách mạng đảng có những cương lĩnh ra đời trước khi có hiến pháp Đệ I Cộng Hoà, các đảng viên tuân thủ điều lệ đảng thì dẫm chân vô hiến pháp, nó không như Hoa Kỳ, có Hiến Pháp trước rồi mới có các đảng, do đó cương lĩnh của các đảng phải nằm trong Pháp trị), Pháp ghét cay ghét đắng TT Diệm (loại quốc Trưởng Bảo Đại thân Pháp), bị Mỹ rình rập giết.........

    Đặc biệt là Phật Giáo, vì tự nhận là một tôn giáo có mặt lâu đời tại VN; ảnh hưởng sâu đậm đến phong tục tập qúan của người dân VN từ bao đời, do đó Phật Giáo có thành kiến với Công giáo của các nước Tây Phương ;nên Phật Giáo VN rất gần gũi với cộng sản ,là loại người lúc nào cũng tự nhận là đại diện nhân dân chống lại các thế lực xâm lược của các nức Tây Phương (Thiên chúa giáo).

    Nền đệ I Cộng Hoà trong tình trạng chống cộng, bị đe doạ nhuộm đỏ bơi cộng sản, mà khối lượng Phật Giáo đông đảo không có thái độ hợp tác với chính quyền chống cộng ,và có qúa nhiều hành vi có lợi cho cộng sản. tất cả hành động chống TT Diệm của Phật Giáo đều có lợi cho CS.

    Đọc Giác Ngộ online phần lịch sử sẽ hiểu rất rõ
    Em đang đọc một bài về trí thức miền Nam từ thời 54 cho tới 75, một thành phần đóng vai tṛ quan trọng trong sinh hoạt chính trị, mà các bài đóng góp của bác ít đả động tới. Hay bác cũng quan niệm " trí thức là cục phân"?
    Theo đó thời đầu của cụ Diệm rất hưng thịnh:

    ...Stephen Pan, trong Viet Nam Crisis, nhận xét:

    (Tạm dịch: “Ngô Đ́nh Diệm đă đảm nhiệm chức vụ Tổng thống vào năm 1954, khi đất nước của ông đang đối mặt với những hỗn loạn kinh tế, bất ổn chính trị và những áp lực khuynh đảo bên ngoài, không phải trên qui mô toàn diện, nhưng trên một qui mô mà cường độ [áp lực] ngày một gia tăng. Ông đă lănh đạo miền Nam qua cơn khủng hoảng ban đầu này, biến nó từ chế độ quân chủ sang cộng ḥa, và đă xây dựng được một sự trung thành quốc gia mà dân chúng trước đây chưa từng thấy.”)

    Sau khi ổn định được miền Nam, người ta có cảm tưởng chính thể Ngô Đ́nh Diệm ở thế mạnh, có thể đương đầu được với miền Bắc. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu:

    Trong cuộc trưng cầu dân ư được tổ chức vào ngày 23-10-1955, không ai có thể chối căi rằng tất cả đa số, nếu không muốn nói ít nhất 80% các đồng bào đă đi bỏ phiếu cho Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm giữ chức vụ Quốc trưởng tại miền Nam Việt Nam, thay thế Cựu hoàng Bảo Đại bị truất phế, thuộc thành phần Phật tử.” [3]

    Cũng trong tinh thần đó, Giáo sư Mẫu ghi nhận người ta đánh giá cao Ngô Đ́nh Diệm trong cương vị một tân tổng thống; người ta cũng nhắc đến “quá khứ trong sạch của Ngô Đ́nh Diệm khi làm việc quan và tính t́nh khí khái của ông khi từ chức Thượng thư Bộ Lại trong nội các đầu tiên của Bảo Đại.” [4]

    Trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă giải quyết và ổn định cả triệu người di cư từ miền Bắc vào, giải quyết xong vấn đề giáo phái, ổn định kinh tế và phát triển đào tạo giáo dục. Theo GS Lư Chánh Trung, có khoảng gần 200 trường Trung học đă được xây dựng dưới thời ông Diệm cho các tỉnh lỵ và quận lỵ. Ngay cả ở những vùng xa xôi, hẻo lánh và nghèo nàn như Gio Linh, Bồng Sơn, Cà Mâu, Trà Oạn v.v..., đều có trường học. [5]

    Về an ninh, vào năm 1956, 90% cán bộ Việt Minh ở hạ tầng bị tiêu diệt. [6] Chẳng hạn, tại trại tù Chí Lợi ở B́nh Dương, đă tập trung đến 6000 chính trị phạm Cộng sản bị bắt giam. [7] Đặc biệt ở miền Trung, cán bộ của Ngô Đ́nh Cẩn tiêu diệt gần như toàn bộ Cộng sản nằm vùng, chi tiết này do chính những người đi kháng chiến giai đoạn sau tiết lộ - điều mà trước đây, người Pháp đă không bao giờ làm được trong suốt 9 năm chiến tranh Việt-Pháp. Trong những năm đầu của chính thể ông Diệm, người ta có thể đi suốt từ Cà Mau đến Bến Hải một cách an toàn. Thôn quê tương đối yên lành. Trong khi đó, miền Bắc sau 1954 rơi vào t́nh trạng đói kém, nếu không được Liên Xô viện trợ gạo từ Miến Điện, hẳn đă lâm vào cảnh nguy ngập.

    ...Có thể nói, trong giai đoạn đầu 1956-1960, các nhà văn, nhà báo và giới trí thức miền Nam thực sự tin tưởng vào thể chế chính trị đương thời, vào ư thức hệ chủ nghĩa Quốc gia, và vào chủ nghĩa tự do đối đầu với chế độ toàn trị của Cộng sản. Mai Thảo, trong bài “Sài G̣n thủ đô văn hóa Việt Nam”, trên tạp chí Sáng tạo số đầu, đă viết một cách đầy hào khí như sau: “Sài G̣n thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Sài G̣n sáng tạo và suy tưởng.” [9] Cùng với Sáng tạo, vô số báo chí, nguyệt san ra đời, như tạp chí Quê hương của Giáo sư Nguyễn Cao Hách, Văn hóa Á châu của cụ Nguyễn Đăng Thục, Tin sách của G.S Thanh Lăng, Luận đàm của Tổng Hội giáo giới với các cụ Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản, Bách khoa (1957) của nhóm Huỳnh Văn Lang, Hiện đại của thi sĩ Nguyên Sa và Thế kỷ hai mươi của Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.

    Trong số những nhà trí thức trong thời kỳ này, một phần khá lớn từ Bắc di cư vào Nam, bao gồm các nhà văn, nhà thơ tiền chiến như Nhất Linh, Vi Huyền Đắc, Lê Văn Trương, Vũ Hoàng Chương, Đỗ Đức Thu, và lớp kế cận sau này, như Tạ Tỵ, Nguyễn Sĩ Tế, Vơ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Doăn Quốc Sĩ, Nguyễn Mạnh Côn, Lê Văn Siêu, Hoàng Minh Tuynh, Nghiêm Xuân Hồng, hoặc trẻ hơn nữa như Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Vũ Hạnh, Thảo Trường, Nguyễn Văn Trung, Lư Chánh Trung, Phạm Ngọc Thảo, Nguyên Sa Trần Bích Lan và Nhật Tiến. Dù gốc Bắc, họ vẫn được coi như những trí thức tiểu tư sản tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.

    Hầu hết những báo chí trên đều chủ trương một lập trường phi chính trị. [10] Họ tránh né những vấn đề chính trị và chủ trương làm văn học thuần túy. Với họ, chính trị là chính trị, văn học là văn học. Họ không muốn dính dáng đến chế độ. Nhiều người sau này không theo chính quyền Ngô Đ́nh Diệm mà cũng không chống, hay muốn chống mà chưa tiện, chưa dám chống công khai. V́ thế, họ không ưa những báo do nhà cầm quyền bảo trợ như tờ Văn đàn của nhóm Tinh Việt Văn Đàn, do Phạm Đ́nh Tân, Phạm Đ́nh Khiêm chủ trương. Tờ Văn đàn ra mặt ủng hộ ông Ngô Đ́nh Diệm được coi là báo chính quyền nên ít ai muốn đọc, hầu như bị tẩy chay. Báo ra bán không ai mua. Tờ Nhân loại, thân với kháng chiến, cũng chịu số phận tương tự.

    Một số trí thức đă truyền bá một thứ triết lư Hiện sinh phi chính trị, được giới trẻ tin tưởng và noi theo. (Người viết đă có dịp nói tới vấn đề này trong bài viết “Những người con hoang của J. P. Sartre.”) Áp dụng lập trường phi chính trị, các trí thức, sinh viên thời đó say mê tŕnh bày triết lư Hiện sinh trường ốc, một thứ triết lư chán đời, hoài nghi, buông xuôi, phủ nhận mọi hệ thống giá trị đạo đức, tôn giáo, và chống lại những ǵ họ cho là nghiêm chỉnh, cái gọi là “esprit du sérieux”. [11]

    Trên đây là tóm tắt đặc điểm của trí thức tiểu tư sản miền Nam trong giai đoạn này. (Sau này, Cộng sản, do sợ hăi quá đáng, hoặc muốn đe răn cảnh cáo, đă xếp một số họ vào thành phần trí thức nguy hiểm nhất, một thứ “biệt kích Văn nghệ miền Nam”).

    Do được đào tạo, được tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa Tây phương, những người trí thức trẻ mau chóng nhận thức ra rằng chế độ cầm quyền của ông Diệm đă phạm nhiều lỗi lầm đụng chạm đến tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Từ đó nổ ra những cao trào tranh đấu, đi đến lật đổ chế độ ấy. Điều này cũng cho thấy rằng, không giống như chính thể miền Bắc bắt buộc mọi người phải tuyệt đối tin tưởng vào đường lối của Đảng, ở miền Nam, ít ra người dân c̣n có quyền được tin hay không tin, có quyền được đ̣i hỏi, được chống đối. Bài học dân chủ mới bắt đầu làm nảy sinh ra nhiều xáo trộn không tránh được ngay sau đó.

    ...


    Cũng chính sự đào tạo đó ở miền Nam sau này sẽ là mầm mống và động lực dấy lên những đ̣i hỏi tự do, b́nh đẳng tôn giáo, cũng như những giá trị nhân bản khác. Bề ngoài, những cuộc tranh đấu này bị xem như xáo trộn và bất ổn chính trị bất lợi, làm lung lay thể chế chính trị. Nhiều người đă lo âu cho số phận miền Nam, trong khi thật ra, những xáo trộn đó là dấu hiệu của một sinh hoạt dân chủ, tự do. Chỉ có điều, sự lợi dụng của các thế lực chính trị và sự can thiệp thô bạo của người Mỹ đă khuynh đảo và làm tan nát thể chế miền Nam, kết thúc bằng sự bỏ cuộc vô điều kiện và sự phản bội trơ trẽn.
    Cho tới thời kỳ chống đối của trí thức :

    ...Thời kỳ ổn định chính trị và phát triển của ông Diệm kéo dài không được bao lâu. Những người dân, cũng như giới trí thức, đă có dấu hiệu bất măn. Ông Bùi Diễm kể lại, tại trường Phan Sào Nam nơi ông dạy tư, từ Hiệu trưởng đến Giáo sư đều chống chính phủ. Giờ giải lao, quư vị giáo sư, phần đông là người của các đảng phái như Duy Dân, Đại Việt, Quốc Dân Đảng của Nhất Linh hay của Vũ Hồng Khanh, tụ tập xung quanh chén trà để kể lại những mẩu chuyện hoặc chỉ trích chính phủ. [1] Trong số đó, có những giáo sư như Vũ Khắc Khoan, nghị sĩ Phạm Văn Tâm (tự Thái Lăng Nghiêm) và Nguyễn Phan Châu. Đặc biệt, trong thời VNCH, có một số giáo sư đi dạy tư để chờ thời, nghe ngóng, để chuẩn bị hành động khi thời cơ đến. Phần đông trong số này là người của các đảng phái.

    Theo Stanley Karnow, ông đă thăm nhiều vùng và đi đến đâu cũng thấy có chuyện tham nhũng. Người dân bắt đầu mất tin tưởng vào chính quyền. Những năm tháng tốt đẹp của nền đệ nhất cộng ḥa bắt đầu có vết rạn nứt.

    Mặc dầu, cho đến thời điểm này, ai cũng thừa nhận rằng cuộc sống của nguời dân đă có nhiều cải tiến. Về mặt giáo dục, các trường tiểu học, trung học đă được thành lập từ cấp tỉnh đến quận. Y tế cũng vậy, mỗi tỉnh đều có trạm y tế và nhà thương. Vấn đề đào tạo giáo viên, y tá, cán sự y tế, giáo sư trung học được thúc đẩy mạnh. Các trường đại học, trường kỹ thuật, trường Quốc gia Hành chánh, các trường sĩ quan, mỗi năm đă đào tạo được một số lượng chuyên viên, sĩ quan đáp đủ nhu cầu của đất nước.

    Nhưng cạnh đó, việc phát triển giáo dục đă đào tạo ra một lớp thanh niên trí thức trẻ thành thị. Các trào lưu tư tưởng Tây phương, các chủ thuyết mới, như chủ nghĩa Hiện sinh, và thậm chí cả chủ nghĩa Cộng sản, được tiếp thu và giảng dạy một cách rộng răi. Thêm vào đó, họ được tiếp cận với nhiều ḍng văn hóa và văn học ngoại quốc do việc đọc trực tiếp nguyên bản hay qua bản dịch. Nhờ vậy, giới thanh niên trí thức thành thị ở miền Nam tương đối có được một nếp sống văn hóa cao. Cũng v́ thế, họ nhạy bén với các vấn đề chính trị thế giới, các thể chế độc tài hay dân chủ, số phận các nước kém mở mang và các nước nhược tiểu.

    Chính lớp thanh niên, trí thức trẻ, được đào tạo dưới thời Ngô Đ́nh Diệm, đă trở thành thành phần chủ lực trong các phong trào đ̣i hỏi dân chủ, xuống đường, cũng như trong biến cố Phật đản 63 sau này. Lần đầu tiên ở miền Nam có hiện tượng trí thức đám đông, cùng đứng chung trong một hàng ngũ, tranh đấu cho một mục đích chung. (Miền Bắc, do đào tạo và do chế độ toàn trị, đă không bao giờ có được một đội ngũ trí thức như thế.)

    Lần đầu tiên thanh niên trí thức bộc lộ sự bất măn là vào tháng 8 năm 1959, khi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tổ chức các cuộc bầu cử dân biểu Quốc hội. Đám quan chức địa phương đă thúc ép dân chúng phải bầu cho người này, không bầu cho người kia, ở Sài G̣n th́ vô hiệu hóa một số phiếu bầu của người đối lập. Chẳng hạn như trường hợp Bác sĩ Phan Quang Đán và ông Nguyễn Trân. Hai ông này đắc cử vào Quốc hội miền Nam với tỉ lệ nhiều phiếu nhất, nhưng đă bị loại trừ. Phan Quang Đán đắc cử ở quận 2, nhưng bị tuyên bố bất hợp lệ. Cuộc bầu cử dân biểu Quốc hội, do vậy, đă biến thành cuộc vận động chống độc tài dân chủ. Đây là lá phiếu bất tín nhiệm đầu tiên của người trí thức miền Nam chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

    Nếu giai đoạn 1955-1960 cho thấy vai tṛ và sự đóng góp của giới trí thức về mặt văn hóa, th́ đây là lần đầu tiên, họ đóng vai tṛ người trí thức trước những hoàn cảnh chính trị, áp dụng các h́nh thức chống đối dựa trên những nguyên tắc dân chủ. Tuyên ngôn Caravelle ra đời trong hoàn cảnh này.

    Ngày 26 tháng tư năm 1960, 18 nhân sĩ trí thức tiêu biểu của miền Nam họp báo [2] và ra tuyên ngôn gửi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, gồm: Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Kim Hữu, Phan Huy Quát, Trần Văn Lư, Nguyễn Tiến Hỉ, Trần Văn Đỗ , Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Trần văn Tuyên, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất và Linh mục Hồ Văn Vui.

    Những người kư tên vào bản tuyên ngôn này đại diện cho nhiều thành phần trí thức của cả ba miền Trung Nam Bắc, của các tôn giáo và các khuynh hướng chính trị khác nhau. Trong số họ, có nhiều người đă từng cộng tác với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, như ông Lê Trọng Luật, Nguyễn Tăng Nguyên, Trần Văn Đỗ, v.v...

    Có lẽ cần nói rơ thêm về nội dung bản tuyên ngôn Caravelle, v́ sau này có người hiểu như một kháng thư nhằm lật đổ chế độ Diệm. Thật ra, nội dung bản tuyên cáo rất ôn ḥa, xây dựng, chỉ nhằm yêu cầu Ngô Đ́nh Diệm mở rộng chính quyền và các nhà trí thức sẵn sàng hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu.

    Theo hồi kư chính trị của ông Bùi Diễm [3] , và theo Karnow [4] , thoạt tiên, những người như Trần Văn Văn chỉ muốn viết một lá thư đề đạt lên chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, với chủ ư nói thẳng với ông Diệm nhưng vẫn kín đáo. Do đó, lời lẽ bức thư hết sức trang trọng và ôn ḥa. Nhưng bức thư đó bị ông Diệm làm ngơ, không trả lời. V́ thế, nhóm trí thức trên mới quyết định đem công bố với báo chí tại khách sạn Caravelle. (Tên gọi “Tuyên ngôn Caravelle” từ đó mà ra.) V́ chủ ư là một lá thư gửi cho ông Diệm một cách trực tiếp và kín đáo, nên ngôn từ trong đó hiển nhiên không có dụng ư khiêu khích hoặc bất xứng với ông Diệm, cũng không có ư muốn lật đổ ông Diệm.

    Ông Nguyễn Thành Vinh, trong bài “Mặt trận Quốc dân Đoàn kết trong biến cố 11-11-60,” cho biết:

    “Tôi gặp anh Văn mấy lần về bức thư trên và chúng tôi kết luận rằng lời lẽ trong bức thư không được mạnh, và kế hoạch đó không áp lực được chính phủ Diệm.” [5]

    Tiếc thay, chính phủ Diệm lại coi những đ̣i hỏi đó như một sự mạo phạm đến quyền bính, một thứ tội khi quân (Lèse-majesté). Ngay ngày hôm sau, ông Diệm đă ra lệnh bắt giam hầu hết những người có tên trong danh sách của bản Tuyên ngôn (theo lời ông Bùi Diễm). Trong số những người kư tên trong bản tuyên ngôn có Phan Quang Đán bị bắt giam và lên án khổ sai, đày đi Côn Đảo v́ đă ủng hộ cuộc đảo chánh 11-11-1960. Những người bị bắt trong nhóm trí thức Caravelle - có người không có trong danh sách 18 người - gồm các ông: Trần Văn Văn, Trần Văn Tuyên, Phan Bá Cần, Trần Bá Nhật, Trương Bảo Sơn, Trương Khánh Tạo, Nguyễn Chữ, Vĩnh Lợi, Trần văn Lư, Lê Ngọc Chấn, Trần Tương, Trần Văn Hương và Nguyễn Lưu Viên.

    Thay v́ nới rộng thành phần chính phủ, ông Diệm đă ra lệnh cấm báo đối lập, bắt giam các nhà báo, sinh viên và các thành phần trí thức khác. Họ c̣n bị gán cho tội liên hệ với Cộng sản. Nhưng, chế độ càng tỏ ra cứng rắn, giới trí thức càng tỏ rơ sức mạnh tinh thần của họ bằng sự phản kháng. Những mắt xích đưa đến chỗ sụp đổ chế độ ông Diệm bắt đầu từ đó.

    Riêng người Mỹ, mặc dầu đă đổ ra hơn tỉ đô la vào Việt Nam ở thời điểm đó, cái nh́n về ông Diệm đă không c̣n được như trước nữa. Công điện của Đại sứ Durbrow gửi về Hoa Thịnh Đốn, ngày 4 tháng 12 cùng năm, có đoạn: “Chúng ta rất có thể trong một tương lai không xa nữa phải t́m và theo đuổi một giải pháp thay đổi người.” [6] Ba năm sau, lời đề nghị này trở thành đường lối chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

    Ngă rẽ quan trọng của Tuyên ngôn Caravelle đă đưa đến cuộc đảo chánh không thành ngày 11-11-1960. Những người như Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đă nhận xét bản tuyên ngôn lời lẽ quá yếu, không hy vọng có chút thay đổi ǵ về phía ông Diệm. V́ thế, cũng theo ông Nguyễn Thành Vinh [7] , các ông đă yêu cầu nhóm Caravelle đứng vào Mặt trận Quốc dân Đoàn kết. Mặt trận này, dĩ nhiên do Việt Nam Quốc dân Đảng điều động, có kế hoạch đi biểu t́nh, tuyệt thực trước Quốc hội. Nhất Linh đă đi gặp Giám mục Lê Hữu Từ, cha Oánh, cha Hiền. Ông Nguyễn Thành Vinh ra miền Trung gặp Thượng tọa Đôn Hậu, bác sĩ Trần Đ́nh Nam. Ông Trần Văn Văn đi gặp cha Lộc, cha Vui. Nhưng kế hoạch của Nhất Linh không thành, v́ một số người trong mặt trận tỏ ra ngại ngùng về lối đấu tranh trên.
    Nguồn : http://www.talawas.org/talaDB/showFi...s=5119&rb=0301

  4. #14
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Trả lời góp ý cho DanGong

    TRƯỚC TIÊN LÀ CÂU TRẢ LỜI TỔNG QÚAT
    Cái kiểu phản kháng của giới trí thức dưới thời đệ I Cộng Hoà là cái lối đòi tự do " Kiểu VNCH". Đang bị một thế lực độc tài độc đảng đe dọa, một thế lực đang áp dụng phương pháp " Tổng lực" để san bằng đối phương (= chính trị hoá tất cả xã hội, kể cả giáo dục, tất cả phải theo lệnh của một đảng độc tài)..thì lại tự do theo cái kiểu phi chính trị văn học. Ai đang sống theo khuynh hướng ý thức hệ chống cộng thì cứ việc chống, chúng tôi hoạt động văn nghệ, văn học thì mặc kệ chúng tôi. Chính phủ đòi hòi tất cả mọi giới phải hoạt động trong khuôn khổ " Lý tửơng Cộng Hoà '" có mùi vị chống cộng là gò bó, là độc tài, chúng tôi sẽ chống lại tới cùng .

    Kiểu này giống như một đám kiến cùng nhau kéo một hạt cơm, nhưng không cùng đồng lòng kéo về một hướng, mạnh con nào kéo theo hướng của con đó thích.

    Cộng sản dùng áp lực để bắt mọi người cùng hướng về một hướng do đảng quy dịnh(kể cả tôn giáo). VNCH là tập hợp những thành phần đều chống cộng nhưng không cùng một khuynh hướng với nhau .Những thành phần trí thức có nhiều khuynh hướng khác nhau này đã hiện diện trước khi có nền đệ I Cộng Hoà -một chế độ mong muốn có một thế lực theo loại "tổng lực "để chống cộng sản - do đó phát sinh ra một xã hội chống lẫn nhau nhiều hơn là cùng hợp nhất chống cộng theo một cách riêng của một ông Tổng Thống.

    Chính vì cũng nhận ra điều này mà nền đệ II cộng hoà của giai cấp quân nhân nắm chính quyền đã "thoải mái" hơn, ít "độc tài" hơn thời của TT Diệm, Và kết qủa là nền đệ II Cộng Hoà loạn hơn nền Đệ I Cộng hoà. đảo chánh nhau xoành xoạch, cóc anh nào nghe anh nào, khủng hoảng chính trị triền miên. Việt cộng xâm nhập khắp cơ quan (thời nền đệ I Cộng Hoà hầu như VC nằm vùng đều bị thộp cổ). báo chí thân cộng nhan nhản, nhạc phản chiến tràn lan....

    Trong khi đó Trung Hoa Dân Quốc sau khi bị Tàu cộng rượt chạy ra Đài Loan, cũng như Nam Hàn sau khi súyt chết vì bị Bắc Hàn xâm chiếm..đã tổ chức được một xã hội " tổng lực " khá tốt. Không độc tài qúa đáng theo kiểu CS nhưng tất cả các giới -kể cả trí thức-đều hết lòng với mục tiêu chung do chính phủ vạch ra mà không có cảnh tự do theo kiểu " cá nhân chủ nghĩa" của VNCH .

    Và cũng rất có thể đó là lý do tại sao Mỹ không bỏ rơi Đài Loan và Nam Hàn mà lại bỏ rơi VNCH.

    Con người Việt Nam có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa thuộc loại số 1 trên thế giới . Chủ thuyết cộng sản rất tàn độc ,nhưng nó có một yếu tố khắc phục được nhược điểm lớn nhất là cá nhân chủ nghĩa của dân tộc tính VN, đó là yếu tố tập thể trong chiến đấu, đó là nguyên nhân giải thích tại sao CS VN mạnh .

  5. #15
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Nói thêm :
    Chiến đấu rất cần đến yếu tố tổng lực tập thể, Hưng đạo Đại Vương Trần quốc Tuấn khi xưa cùng dùng yếu tố này mà tổng hợp được sức mạnh của toàn dân quân trong một cuộc chiến tổng lực chống lại bọn Mông Cổ hung hăng nhất thế giới.

    Nhưng đến khi thái bình, xây dựng kinh tế; sản xuất thì phải khai thác đến yếu tố cá nhân chủ nghĩa . Đó là LỢI NHUẬN.
    Kinh tế sản xuất mà áp dụng công thức tập thể là lụn bại, vì của chung không ai xót ,cha chung không ai khóc, đây là lý do giải thích tại sao các đảng cộng sản trên thế giới rất thành công khi kích động nhân dân cướp chánh quyền nhưng đến khi xây dưng kinh tế lúc nắm chánh quyền thì đất nước trở nên lụn bại .

  6. #16
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Biết then chốt hơn là biết nhiều .

    Quote Originally Posted by suthat View Post
    Nhận xét & phân tích sâu sắc, NDTV chắc là phải đọc & nghiên cứu rất nhiều.
    Cám ơn anh, tôi đọc thì rất ít, nhưng suy nghĩ rất nhiều.
    Đọc cho đủ thì không biết đến bao giờ mới cho đủ, có qúa nhiều quan điểm trái nghịch nhau ,cho nên tôi cố gắng suy nghĩ để tìm cho ra trung tâm then chốt của mỗi vấn đề ,nhanh hơn và dễ hơn .

    Ex:Có một sĩ quan sĩ quan Cảnh Sát đặc biệt (tình báo phản gián) rất nhiều lần tâm sự với tôi cho biết khi đưa hồ sơ đúc kết báo cáo cho biết VC đã tăng cường vũ khí và nhân sự để chuẩn bị tổng tấn công tết mậu thân 1968 cho cố vấn Mỹ coi để xin oanh tạc mật khu ngăn chận. Ông cố vấn Mỹ trả lời : Chúng tôi biết rất rõ VC chuẩn bị tấn công dịp vào dịp tết rồi, người Mỹ chúng tôi biết rõ hơn tình báo các ông rất nhiều ,nhưng chúng tôi không tiêu diệt họ ngay bây giờ như các ông đòi hỏi, vì nếu tiêu diệt VC sớm qúa, chúng tôi thất nghiệp cả sao ? Các ông muốn chúng tôi thất nghiệp cả à ?


    Tôi kết luận :chiến tranh tại VN là một loại chiến tranh mà người Mỹ chủ trương đánh nhưng không chủ trương thắng ,Mỹ nuôi chiến tranh để làm lợi cho bọn lái súng.

    Và tôi không thèm chú ý đến vô số những tài liệu khác của truyền thông Mỹ nhằm đổ thừa cho VNCH .

  7. #17
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Nền Đệ Nhị Cộng Ḥa em nghĩ nó thất bại v́ các tướng tham quyền. Họ chỉ có một đường binh đơn giản là đánh giặc giữ nước. Đến khi Mỹ không muốn tiếp tục viện trợ cho VN nữa th́ hết đường binh, chỉ c̣n chạy thôi.
    Trở lại cuộc đảo chánh cụ Diệm. Qua bài bác Nguyễn Lục em nghĩ là sau một thời gian nắm quyền cụ Diệm không c̣n được ḷng dân, v́ trong một chế độ độc tài, một số chính quyền địa phương trở nên tham nhũng, thối nát, dân oán ức nên một số theo CS. Giới trí thức kêu gọi cải tổ lại không được nghe, bị đàn áp nên chống đối. Bởi thế mới sảy ra cuộc đảo chánh của cụ Nguyễn Chánh Thi và sau đó lần thứ hai vào năm 1963. Mỹ có lẽ không ủng hộ cụ Diệm nữa v́ làm sao nói với dân, khi mang tiền đi ủng hộ một chính phủ mà đàn áp đối lập, bị mang tiếng là thiên vị về tôn giáo? Chứ c̣n nói là Mỹ chỉ lật đổ v́ muốn tham chiến vào VN th́ nghe không ổn. Nếu nội bộ không bị CS thao túng th́ họ muốn nhảy vào để làm ǵ? Để mất của, chết lính (50 ngàn người lính tử trận).
    ...Những thành phần trí thức có nhiều khuynh hướng khác nhau này đã hiện diện trước khi có nền đệ I Cộng Hoà -một chế độ mong muốn có một thế lực theo loại "tổng lực "để chống cộng sản - do đó phát sinh ra một xã hội chống lẫn nhau nhiều hơn là cùng hợp nhất chống cộng theo một cách riêng của một ông Tổng Thống.
    Ta phải đặt vấn đề nền Đệ Nhất Cộng Ḥa là một chế độ ǵ, độc tài, phong kiến hay là đang xây dựng một chế độ tự do dân chủ? Nếu thật sự chống Cộng, v́ bản chất của họ là độc tài toàn trị, th́ tại sao không tạo sự đoàn kết bằng cách tôn trọng, lắng nghe những khuyên nhủ của những nhóm đối lập, của giới trí thức? Có ai đă phân tích để xem những lời khuyên này có chính đáng không? Có lẽ miền Nam đă phát triển nhiều về tự do, dân chủ hơn là lối làm việc của chính phủ cụ Diệm, nên chính phủ này không c̣n hợp thời nữa?
    Last edited by DanGong; 06-06-2011 at 01:22 PM.

  8. #18
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Lợi bất cập hại .

    Nền Đệ Nhị Cộng Ḥa em nghĩ nó thất bại v́ các tướng tham quyền. Họ chỉ có một đường binh đơn giản là đánh giặc giữ nước. Đến khi Mỹ không muốn tiếp tục viện trợ cho VN nữa th́ hết đường binh, chỉ c̣n chạy thôi.

    Không hẳn là lỗi tại hàng tướng lãnh VNCH "ỷ lại " .Mỹ nó cover cho nền đệ II cộng hoà, nó nắm quyền chủ động, đánh theo kiểu Mỹ, theo suy nghĩ của Mỹ ,tổ chức tất cả doanh trại theo kiểu tiện nghi con nhà giàu , tiếp vận theo kiểu con nhà giàu, khi Mỹ đi, nó trở thành gánh nặng khốn đốn cho đám quân con nhà nghèo VNCH.

    Đội quân "nhà giàu " Mỹ tổ chức theo kiểu cứ 1 thằng lính tác chiến thì có tới 4 thằng lính tiếp vận tại hậu phương. Tổ chức kiểu này thì khi bỏ đi ,đội quân thứ 2 của thế giới thế giới tư bản là Anh quốc cũng không kham nỗi, đội quân số 1 của khối cộng sản lúc đó là Liên Sô cũng không chịu nổi, Đội quân số 1 của khối cộng sản bây giờ là Trung Cộng cũng không cách gì mà cover nỗi...thì nói chi là đội quân nhà nghèo đang bị cắt viện trợ là VNCH .

    Căn cứ sư đoàn của tôi do Mỹ bàn giao, Mỹ nó xây cứ 20 thước một ổ lô cốt 2 tầng đủ sức chứa cho 1 trung đội có gắn súng 12ly7, và cũng cứ 20 thước có một trụ đèn với 3 bóng sáng choang do máy phát điện trong căn cứ cung cấp, 1 bóng rọi phía trước, 2 bóng rọi 2 bên, khoảng 10 lớp hàng rào phòng thủ với mìn dầy đặc và luôn luôn được xịt thuốc trừ cỏ, một cọng cỏ cũng không mọc nổi, tất cả hàng rào phòng thủ được soi sáng trắng bóc ;một con dế nằm trên cọc hàng rào ngoài cùng cũng được người lính trong lô cốt nhìn thấy rất rõ. Trong căn cứ có 1 phi trường cho phi cơ trinh sát và trực thăng (theo cấp số của 1 sư đoàn Mỹ) . Khi Mỹ rút đi, bàn giao lại, khả năng sư đoàn tôi khi canh gác thì chỉ đủ khả năng cứ 2 lô cốt thì phải bỏ 1 lô cốt ;và cho lính canh 1 lô cốt bằng súng ...M16. Còn mỗi cột đèn phòng thủ thì chỉ còn có 1 bóng soi 1 vũng vàng khè ngay phía dưới chân trụ. 10 lớp hàng rào phòng thủ thì cỏ mọc um tùm, còn nguyên phi trường trong căn cứ thì bỏ hoang phế ( cấp số của 1 sư đoàn VNCH không có phi cơ riêng), cỏ lau sậy cao hơn đầu người mọc đầy cả phi trương, 1 đại đội đặc công VC có bò vào ngồi nín thở trong đó cả ngày cũng không ai hay ai biết

    Mỹ nhảy vào Nam VN, lợi đâu không thấy, chỉ thấy qúa nhiều tai hại

  9. #19
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Mỹ dùng Phật Giáo là chính, không phải vì giới trí thức.

    Trở lại cuộc đảo chánh cụ Diệm. Qua bài bác Nguyễn Lục em nghĩ là sau một thời gian nắm quyền cụ Diệm không c̣n được ḷng dân, v́ trong một chế độ độc tài, một số chính quyền địa phương trở nên tham nhũng, thối nát, dân oán ức nên một số theo CS. Giới trí thức kêu gọi cải tổ lại không được nghe, bị đàn áp nên chống đối. Bởi thế mới sảy ra cuộc đảo chánh của cụ Nguyễn Chánh Thi và sau đó lần thứ hai vào năm 1963. Mỹ có lẽ không ủng hộ cụ Diệm nữa v́ làm sao nói với dân, khi mang tiền đi ủng hộ một chính phủ mà đàn áp đối lập, bị mang tiếng là thiên vị về tôn giáo? Chứ c̣n nói là Mỹ chỉ lật đổ v́ muốn tham chiến vào VN th́ nghe không ổn. Nếu nội bộ không bị CS thao túng th́ họ muốn nhảy vào để làm ǵ? Để mất của, chết lính (50 ngàn người lính tử trận).

    Talawas là tập hợp của những cây viết giới trí thức, cho nên chỉ nói lên cái nhìn của giới trí thức vào nền đệ I Cộng Hoà .

    Hãy nhớ, thằng Mỹ nói riêng và tất cả nhân loại nói chung không ai lo lắng dùm cho tình hình an ninh của kẻ khác mà không bao giờ có dính dáng gì đến quyền lợi của mình


    Không hơi đâu Mỹ lo toan cho tình hình Nam VN được tốt đẹp hơn với tính cách vô vị lợi

    Sẽ trưng ra một vài chứng cớ là Mỹ không quan tâm tới yếu tố đối lập trí thức ,mà là khai thác tố đa yếu tố Phật Giáo
    Khi Phật Giáo tại Huế tập trung tại đài phát thanh Huế biểu tình ngày 8.5.1963 để phản đối chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế không cho treo cờ Phật Giáo nhân lễ Phật Đản 1963 theo công điện số 9159 và xảy ra một vụ nổ làm chết 7 em nhỏ và một số Phật Tử, Phật Giáo Huế khẳng định là vụ nổ nơi Phật tử tập trung là do người chính phủ TT Diệm thực hiện

    Xem: http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article& p=53364

    - Để thấy tác giả vụ nổ đó là Đại Úy James Scott, nhân viên CIA ,làm cố vấn cho tiểu đoàn1/3 của sư đoàn 1 BB. Đã thú nhận trên một bài viết trên tuần báo mỹ sau 1975.
    ( chất nổ lúc đó là loại nổ gây hơi ép C3 ,không phải TNT, loại C3 này khi ấy VNCH chưa có, Mặt trận GP Miền nam VN cũng chưa có, chỉ có Mỹ , Trung Cộng và Liên Sô có mà thôi )
    -Ông Quách Tòng Đức ,đổng lý văn phòngcủa TT Diệm xác nhận không hề gởi đi một công điện nào mang số thứ tự 9159 ngày 6.5.1963 cấm treo cờ Phật Giáo cả - vì lẽ trong cuống lưu hồ sơ công điện văn phòǹg TT Diệm hoàn toàn không có một công văn nào cấm treo cờ Phật Giáo mang số 9195 cả- Và cả TT Diệm cũng như Ô. Nhu cũng không hề biết đến công điện đó ...nghi vấn là do CIA đánh điện tới tỉnh Huế từ một nơi khác .

    - Ông Ngô đình Cẩn biết TT Thích trí quang là được cả CIA mỹ và CS dùng ,tìm cách "hoá giải" TT Thích trí Quang (người chủ chốt việc biểu tình chống chính phủ tại đài phát thanh Huế ngày 8.5.1963) nhưng CIA nhúng tay vô qúa sâu ,ông Cẩn không chuyển hoá TT Thích trí Quang được .

    - CIA Conein nói với các tướng lãnh đảo chánh khi biết tin hai Ông Diệm Nhu đã thoá ra khỏi dinh Gia Long:" Không thể rán trứng mà không đập bể trứng "(ra lệnh giết)

    - sau 1963 ,Liên hiệp quốc san VN điều tra cho biết: Chính Phủ TT Diệm không không hề kỳ thị Phật Giáo như báo chí Mỹ(CIA mô tả)

    VV...và VV...

  10. #20
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post
    [I]...- CIA Conein nói với các tướng lãnh đảo chánh khi biết tin hai Ông Diệm Nhu đã thoá ra khỏi dinh Gia Long:" Không thể rán trứng mà không đập bể trứng "(ra lệnh giết)
    ...
    Bác NDTV có thể cho nguồn không? Theo bài này th́ các tướng lănh đảo chánh hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết của cụ Diệm và cụ Nhu.
    Arrest and assassination of Ngo Dinh Diem
    http://en.wikipedia.org/wiki/Arrest_...h_Di%E1%BB%87m

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 01-10-2011, 11:23 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 30-09-2011, 12:39 AM
  3. Replies: 6
    Last Post: 27-12-2010, 03:12 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 10-09-2010, 10:15 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •