Results 1 to 2 of 2

Thread: NGÀY QUÂN LỰC VNCH TẠI PARIS

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    NGÀY QUÂN LỰC VNCH TẠI PARIS



    Bài diễn văn khai mạc của Niên trưởng Nguyễn nhựt Châu
    Trung Tâm Trưởng, Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH - ÂC.

    Kính thưa toàn thể Quư Đồng Hương,

    Quư Quan Khách, Đại Diện Quư Hội đoàn và Đoàn Thể Người Việt Quốc

    Gia Tự Do tại Pháp nói riêng và tại Âu Châu nói chung,

    Quư Niên Trưởng, Quư Chiến Hữu và Quư Thân Hữu.



    Kinh thưa toàn thể Quư Vị ,

    Ngày Quân Lực 19 tháng 6 hàng năm là một ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời điểm quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) đă đứng lên nhận lănh trách nhiệm lịch sử trước đất nước và đồng bào.

    Sứ mạng V́ Dân, V́ Nước đă trở thành nghĩa vụ chung của những người cầm súng trước mối âu lo hiểm họa Cộng sản . Người Chiến sĩ VNCH đă đem mồ hôi và chính xương máu của ḿnh để làm tṛn bổnphận được giao phó. Trưởng thành trong khói lửa , trong sinh mệnh của dân tộc, người chiến sĩ sống gởi thác về là niềm hănh diện của quân lực và xét cho cùng, chúng ta – những người chiến sĩ VNCH – hiện nay dù đất nước rơi vào tay cộng sản bạo tàn nhưng chắc chắn dân tộc và đất nước th́ không bao giờ mất người chiến sĩ VNCH của chúng ta.

    Nhắc đến cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), một cuộc chiến mà người chiến sĩ của quân lực VNCH đă cầm súng chiến đấu v́ muốn giữ ǵn từng tấc đất của quê hương, v́ muốn thực hiện trách nhiệm bảo vệ tự do, an lành và sự thịnh vượng của đời sống đồng bào. Trên tinh thần chiến đấu phi thường và sự hy sinh vô bờ bến qua các trận đánh lừng danh, người chiến sĩ VNCH đă vươn vai lên thành Phù Đổng Thiên Vương, đă chiến đấu trên mọi chiến trường khốc liệt để đời như Hoàng-Sa dậy sóng Biển Đông, như B́nh-Long anh dũng, Kumtum kiêu hùng,

    Trị Thiên vùng dậy sáng ngời quân sử thế giới. Người chiến sĩ VNCH luôn hiên ngang đứng vững trên khắp bốn vùng chiến thuật của đất nước từ vĩ tuyến 17 xuống tận mũi Cà Mau của Miền Nam VN, đă chiến đấu kéo dài hơn 20 năm liên tiếp bằng những loại vũ khí thứ cấp, cũ kỷ được viện trợ so với đối phương, vậy mà người Chiến sĩ VNCH vẫn kiên tŕ đấu tranh bằng chính tấm ḷng đơn sơ thắm đượm t́nh tự dân tộc chứ không phải bị giáo huấn, tẩy năo bằng bất cứ thứ chủ nghĩa ngoại lai nào cả…… Nhưng số phận của người lính VNCH đã không may bởi sự sắp đặt oan nghiệt của các thế lực quốc tế nên đã bị bức tử vào ngày cuối tháng tư đen, rất đen cho số phận toàn dân tộc VN có một ngày thật buồn thảm cho vận mệnh đất nước . Người chiến sĩ của QLVNCH được lệnh rời khỏi chiến trường mà địch chưa bao giờ thực sự chiến thắng, được lệnh bỏ lại xóm làng, thị xă, thành phố mà địch chưa bao giờ dám mơ ước chiếm giữ lâu ngày và cuối cùng được lệnh rời bỏ luôn đơn vị bỏ luôn cả cuộc chiến tranh mà Bắc phủ bộ Hà-Nội tưởng chừng như đường đi không đến và chỉ “vồ được của nhưng không chiếm được ḷng người ” bởi v́ người dân ai cũng ngỡ ngàng, xa lạ với những kẽ từ trong rừng rú và c̣n sống đời tiền sử đă xuất hiện chiếm đoạt Miền Nam VN thân yêu.

    Nếu trong quá khứ, ngày Quân Lực 19 tháng 6 đă là cái mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn quân đội thống nhất hành động, quân dân một ḷng th́ ngày 19 tháng 6 năm nay, các chiến sĩ của quân lực VNCH tại khắp nơi trên thế giới đều hướng về ngày này, tụ họp lại để cùng nghe nhau nói, cùng nói nhau nghe, để suy nghiệm những việc đă làm và cũng để tri ân những anh hùng liệt sĩ đă vị quốc vong thân. Mặc dù hôm nay trong tay của mỗi người trong chúng ta không còn súng đạn, không còn đồng minh, nhưng người chiến sĩ VNCH năm xưa vẫn còn tiếp tục, vẫn kiên cường trên con đường tranh đấu để quang phục quê hương.

    Nếu ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm xưa, Quân Lực đă v́ nhu cầu của thời thế mà làm nên lịch sử, th́ ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm nay là dịp người chiến sĩ VNCH tự vấn lương tâm và trách nhiệm trước nỗi an nguy, ly tán của vận mệnh đất nước,thề quyết một lòng vì Nước, vì Dân.

    Kính thưa Quư Vi,

    Việt Nam trước 1975, dù bị bạc đăi trong chiến tranh nhưng người chiến sĩ VNCH vẫn không sờn ḷng chiến đấu và đă từng có một thời vang lừng địa danh ghi chiến tích, đă từng là niềm hy vọng của toàn dân mong chờ tin yêu Tự Do chan ḥa chung cho cả nước th́ tại hải ngoại hiện nay, người chiến sĩ VNCH dù đă được định cư nơi xứ người hay vẫn đang sống lang thang trên khắp nẽo đường đời, vẫn cảm nhận chính ḿnh là một thành phần của toàn dân tộc cả nước và không hề mệt mỏi chống lại Cộng sản Việt Nam ở mọi lúc và mọi nơi.

    Người chiến sĩ VNCH năm xưa và hôm nay chính là những chứng nhân lịch sử của bao thời kỳ thăng trầm của dân tộc Việt và cũng từng là nạn nhân của sự phản bội và v́ vậy thấu hiểu nỗi ḷng đau xót của toàn dân cả nước nhiều hơn ai hết. Người chiến sĩ của QLVNCH từ quá khứ cho đến hiện tại vẫn luôn luôn là thành phần trung thành, gắn bó nhất với những ước vọng chung của người dân tại quê nhà.

    Trong tiến tŕnh đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người chiến sĩ VNCH trong nước hiện nay vừa chính là thành phần tiêu biểu quan trọng trong một xă hội đang bị đảng Cộng sản Việt Nam kềm kẹp hầu như toàn diện, vừa là những người nghèo khó nhất nước nên cũng giống như các tầng lớp quần chúng khác đang bị thống trị ở Việt Nam, họ không c̣n ǵ để mất mát nữa. Thậm chí đến mồ mả của những chiến binh VNCH đă bị vong thân cũng không được yên nghỉ.

    Hài cốt của họ đă bị Cộng sản Việt Nam cày xới cho bung lên dấu vết, đă bị tiêu hũy, vùi lấp cho tan đi chứng tích anh hùng. Cộng sản Việt Nam làm như những chiến sĩ VNCH đă không từng là những người có một thời cầm súng chiến đấu với lư tưởng yêu nước, thương dân.

    Cộng sản Việt Nam làm như đất đai trân quư ở các nghĩa trang tại Việt Nam hiện nay chỉ dành riêng cho những người Cộng sản chiến thắng,c̣n những người quốc gia yêu nước chiến bại không ai có quyền được tưởng nhớ đến và không ai có quyền xây dựng mồ mả to lớn hay lưu lại dấu tích an nghỉ ngh́n thu.

    Trong khi đó nơi xứ người, thân phận lưu vong, bạc bẽo của một quân nhân may mắn được sống c̣n từ cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 cũng không khác ǵ nhiều hơn so với ước vọng hướng đến tương lai của toàn dân tại Việt Nam. V́ vậy, người chiến sĩ VNCH chắc chắn c̣n là h́nh ảnh, biểu tượng của người cán bộ cách mạng sẵn sàng hy sinh, cống hiến cuộc đời c̣n lại của ḿnh để đấu tranh cho sự nghiệp bảo quốc, an dân và phục hưng dân tộc.

    Người chiến sĩ của QLVNCH đă trưởng thành từ trong kinh nghiệm đau thương của tất cả các cuộc chiến tranh đủ loại trong quá khứ và hiện tại. Họ đă có dịp học hỏi thêm kiến thức và tinh hoa từ khắp nơi trên thế giới, cho nên, người chiến sĩ VNCH trong và ngoài nước c̣n là những con người tài hoa nhiều hữu ích mà suốt cuộc đời đă tận tụy hy sinh và phụng sự cho đất nước và đồng bào. Sự can cường, lòng trung hậu, tinh thần bất khuất của người chiến sĩ QLVNCH vượt hẳn sự ước lượng của các nhà chuyên gia quân sự trên thế giới. QLVNCH bất diệt, người chiến sĩ VNCH bất tử.

    Đứng trước hồn thiêng sông núi, trước anh linh của những liệt sĩ, anh hùng, nhân ngày Quân Lực 19/6 năm nay , người chiến sĩ VNCH từ trong nước cũng như tại hải ngoại quyết tâm sát cánh bên nhau cùng với toàn dân cả nước, kiên nhẫn tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hoàn thành quang phục quê hương, lật đổ cho bằng được chế độ Cộng sản bạo quyền tại Việt Nam.

    Thay mặt TTĐH/TTCSVNCH Âu Châu, tôi xin được chân thành cám ơn toàn thể Quư vị đă đáp ứng lời mời đến tham dự Ngày Quân Lực năm nay cũng như cám ơn toàn thể Quư Chiến hữu, đă cố gắng thực hiện trong việc tổ chức ngày Quân Lực 19 tháng 6 hôm nay. Trách nhiệm cao quý này, tôi xin chân thành ghi nhận và biết ơn tất cả.

    Trân trọng cám ơn toàn thể Quý vị

    Kính chào đoàn kết và quyết thắng.



    Nguyễn Nhựt Châu
    Last edited by Hoang Tam Hong; 11-06-2011 at 01:53 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    45 Lần Quân Lực, một cựu chiến binh, viết cho đời lính

    Tôi đă từng đọc biết bao lần về lịch sử Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Mỗi lần đọc là một lần khắc khoải, nhưng rồi bụng lại bảo dạ, thôi không than thở nữa. Lần này vào dịp Quân Lực 19 tháng 6 năm 2011, xin gửi đến các chiến hữu một chút tâm sự.
    Cũng như quư vị, chúng tôi không thích cái ư nghĩa nguyên thủy của Ngày Quân Lực mà ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đă khoe rằng, ông là cha đẻ. Chẳng phải bây giờ mới nói ra cái chuyện cũ kỹ đó, chúng tôi đă từng viết ra cảm nghĩ ray rứt ngay từ 45 năm về trước. Ngay từ ngày đó cũng đă vất vả về cây bút.

    Số là ngay sau khi đảo chính ông Diệm, tôi là sĩ quan đại diện Quân Khu I từ miền Đông lên họp Tổng Tham Mưu về đề tài đi t́m một ngày ghi dấu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Anh em trong ủy ban các cấp ngồi bàn thảo. Lấy biết bao nhiêu ngày tháng lịch sử từ Bắc vào Nam, từ 1950 đến 1965 để đưa ra lựa chọn.

    Suốt cả chiều dài của lịch sử đều là những ngày tháng có liên quan đến việc h́nh thành quân đội quốc gia, nhưng chẳng chọn được ngày nào cho trọn vẹn ư nghĩa. Cái đắng cay của vấn đề là giai đoạn trước di cư 54, nghị định văn thư và hồ sơ thành lập đơn vị Việt Nam đều bằng tiếng Pháp và từ bộ tư lệnh quân đội Viễn Chinh đưa xuống. Lệnh cho thành lập BVN gọi là các tiểu đoàn Việt Nam cũng bằng Pháp văn. Lệnh cho tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam vào Điện Biên Phủ cũng do tướng Pháp kư. Tiểu đoàn trưởng cũng là người Pháp.

    Đọc lịch sử quân đội quốc gia trước thời 1954, bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tại Sài G̣n chưa t́m được một ngày cho đủ ư nghĩa của Quân Lực. Sau 1954 th́ cũng có một số ngày tháng được tŕnh lên để duyệt xét. Bản phúc tŕnh có ghi lại một số dữ kiện mà kư ức ṃn mơi của tôi c̣n h́nh dung được một vài chi tiết như sau:

    Thời kỳ 46 - 47, quân đội Liên Hiệp Pháp bắt đầu tuyển mộ tân binh Việt Nam, các đơn vị bổ túc ra đời, các đại đội nhảy dù lính Việt do sĩ quan Pháp chỉ huy. Hiệp ước Hạ Long ngày 6 tháng 6-1948, vua Bảo Đại nhân danh Quốc Trưởng kư với Pháp có điều khoản thành lập Quân Đội Quốc Gia.

    Ngày 1 tháng 6-1949, khóa sĩ quan Việt Nam đầu tiên mở ra tại Huế. Bốn tiểu đoàn Việt Nam thành lập. Trong Nam là tiểu đoàn 1 Bạc Liêu và tiểu đoàn 3 Rạch Giá. Ngoài Bắc, tiểu đoàn 2 Thái B́nh và tiểu đoàn 4 Hưng Yên. Tiểu khu Hưng Yên ngày đó là thời kỳ các sĩ quan trẻ gặp nhau. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, trung úy Cao Văn Viên và đại úy Trần Thiện Khiêm. Sau này trở thành tổng thống, thủ tướng và đại tướng tổng tham mưu trưởng. Đến khi tập hợp vào miền Nam, Quân Đội Quốc Gia gia tăng dần lên 60,000 quân nhưng chưa có được một ngày quân lực mang ư nghĩa rơ ràng.

    Phía chính phủ trước đó th́ đă có ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 tổ chức duyệt binh hàng năm ghi dấu Đệ Nhất Cộng Ḥa của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

    Sau đó là đến thời kỳ đảo chính và những năm xáo trộn giữa các tướng lănh với cả chục lần binh biến. Tuy nhiên, sau cùng miền Nam đă gượng gạo nhận ngày cách mạng 1 tháng 11 làm ngày Quốc Khánh mới.

    Tiếp theo, với sức ép của Hoa Kỳ và đ̣i hỏi của dân chúng, các vị tướng lănh của thời kỳ hỗn loạn chính trị ở miền Nam đă miễn cưỡng lập ra một chính phủ dân sự tạm thời với cụ Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Tuy nhiên, các vị chính khách dân sự này không đủ bản lănh để lănh đạo đất nước trong một hoàn cảnh rất đen tối và phức tạp. Biết bao nhiêu tranh chấp giữa các đảng phái, các tôn giáo và rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày một gia tăng và Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam để chặn đứng làn sóng đỏ.
    Thêm vào đó, quốc trưởng và thủ tướng lại bất đồng ư kiến nên nội các dân sự bèn tuyên bố bỏ cuộc, trao quyền lại cho các tướng lănh. Các tướng lănh niên trưởng của chúng ta rất vui mừng họp bàn để nhảy ra chính trường gọi là nhận trách nhiệm lịch sử. Một cách hết sức khách sáo, các xếp vẫn nói là muốn rửa tay chính trị, không ham quyền lực nhưng t́nh thế bắt buộc phải ra nhận lănh. Nhân danh quân đội, các đàn anh niên trưởng của chúng tôi vẫn đeo sao trên cổ áo, ngồi hội nghị tranh căi suốt ba ngày, đưa ông Thiệu, ông Kỳ ra cai trị đất nước gọi là ngày quân đội đứng lên làm lịch sử 19 tháng 6-1965.

    Tôi c̣n nhớ, hôm đó tôi ngồi trên máy bay vận tải C130 của Hoa Kỳ bay từ Sông Bé về Sài G̣n. Chuyện như đùa mà là sự thật. Một viên đạn lẻ loi của địch dưới đất bắn lên lúc phi cơ mới cất cánh, thủng sàn tàu và xuyên qua hàm anh đại úy ngồi cạnh chúng tôi. Khi phi cơ đáp khẩn cấp xuống Biên Ḥa, đưa vào bệnh viện th́ anh bạn qua đời.

    Không bao giờ tôi quên được ngày 19 tháng 6 đó. T́nh cảm chân thành với quân đội th́ luôn luôn gắn bó, nhưng bảo cái ngày đó là ngày toàn quân đứng lên làm lịch sử th́ thưa Thiếu Tướng, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, việc này chỉ có các xếp làm với nhau chứ đâu có ăn nhập ǵ đến toàn quân. Bộ chỉ huy tiền phương của quân khu đang nằm ở chiến hào Sông Bé mà lại đứng lên là ăn pháo địch hay là bị bắn sẻ chết ngay, chứ đứng lên làm lịch sử chỗ nào.

    Với bút hiệu Lính Chiến, tôi viết báo Chính Luận cho tổng thư kư Từ Chung qua mục “Một tuần ṿng chân trời quân sự”. Tôi đă đưa quan điểm như trên. An Ninh Quân Đội của Quân Khu I ở Thủ Đức đă mời Thiếu tá Vũ Văn Lộc lên hỏi thăm sức khỏe.

    Gặp anh bạn quen nói rằng, “Thôi ông ơi, ông làm ơn nghỉ viết lách cho chúng tôi nhờ. Thời ông Diệm lên th́ có 26 tháng 10. Đến thời ông Minh th́ 1 tháng 11. Bây giờ ông Kỳ th́ chọn 19 tháng 6. Tuy nhiên, ngày đó các xếp đă chọn th́ cứ coi như một hẹn ước giữa anh em ḿnh. Bàn làm ǵ chuyện xa xôi cho thêm phiền. Ông thông cảm với tôi để rồi mời ông về lại bộ tư lệnh Tiền Phương để làm lịch sử của riêng ông. Viết lách làm ǵ cho rắc rối.”

    Đó là anh bạn đại úy an ninh quân đội đă nói chuyện với tôi đầu năm 1966. Năm đầu tiên có Ngày Quân Lực. Cho đến năm nay là 45 năm. Đúng như vậy, anh bạn cũ nhân danh An Ninh Quân Đội ngày xưa tra vấn tôi, nay đă qua đời. Nhưng lời chiến hữu nói ra vẫn c̣n ở lại.

    Quả thật, 19 tháng 6 hàng năm đối với chúng tôi chỉ là một ngày hẹn ước để gặp nhau. Người tự nhận là khai sinh cho 19 tháng 6 là ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nay đă quay lưng lại anh em. Vị chủ tịch kư giấy ban hành nghị định 19 tháng 6 là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, nay đă trở thành người thiên cổ.

    Vậy th́, nếu đă nh́n thấy những cay đắng của lịch sử như thế th́ cái ư nghĩa của ngày 19 tháng 6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nằm ở chỗ nào.

    Từ 40 năm trước, tôi đă b́nh phẩm về sự lựa chọn của ông tướng tàu bay có vẻ chơi ép anh em. Ngày ông xuất chính ra làm quan thủ tướng mà bảo rằng toàn quân phải nhớ măi về sau th́ nghe sao lọt tai.

    Nghĩ như thế mà sao mỗi năm đến 19 tháng 6 vẫn thấy ḷng rung động. Kỷ niệm 19 tháng 6 lần thứ nhất vào năm 1966 làm trong Bộ Tổng Tham Mưu. Năm sau 1967, duyệt binh lớn ở đường Trần Hưng Đạo.

    Rồi từ đó mỗi năm là có Ngày Quân Lực. Lúc làm quy mô, lúc th́ thu hẹp. Cho đến năm 1973, sau khi vừa kư hiệp định Paris th́ Tổng Tham Mưu tổ chức một cuộc duyệt binh vĩ đại đă được ghi vào bộ h́nh lịch sử ngày nay vẫn c̣n có dịp coi lại trên DVD.
    Năm đó chúng tôi tham dự trong ủy ban tổ chức do Bộ Tổng Tham Mưu. Xin nhắc lại một vài kỷ niệm đáng ghi nhớ.
    Trước đó một tuần, anh hùng quân đội từ các đơn vị được chào đón tại thủ đô, dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh và các công xưởng quân đội. Các đoàn thể và thương gia khoản đăi đại tiệc suốt tuần. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và phái đoàn chính phủ lên làm lễ tại Nghĩa Trang Biên Ḥa.

    Khu Nghĩa Trang Quân Đội vào đầu tháng 6-1973 đă là nơi yên nghỉ gần 15 ngàn chiến sĩ, chiếm một nửa toàn thể khu vực dự trù cho 30 ngàn phần mộ. Các trận đánh khốc liệt từ 1968 Mậu Thân đến 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa đều có đại diện Hải Lục Không Quân về nằm dưới ḷng đất lạnh.
    Tiếp theo ngày 19 tháng 6-1973, các đơn vị Hải Lục, Không Quân, các quân đoàn, các binh chủng, địa phương quân, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, thiếu sinh quân và nữ quân nhân đều có mặt tham dự một cuộc diễn hành lịch sử được coi là xuất sắc nhất. Và cũng thật đau thương, đây là cuộc diễn hành cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

    Đoạn phim được dân Hà Nội coi lén sau 1975 hết sức trầm trồ là đoàn diễn hành nữ quân nhân. Nhịp bước quân hành của các thiếu nữ trong quân phục đă làm cho rung động cô sinh viên văn khoa Nông Thị Thanh Nga. Sau khi xem diễn hành ở đường Trần Hưng Đạo, cô ghi tên vào học niên khóa 1973-1974 để sau này ra trường trở thành thiếu úy huấn luyện viên cho đến lúc tan hàng tháng 4-1975.
    Ngày nay cô thiếu úy của quân đội Sài G̣n trở thành quả phụ bán hàng rong ở vỉa hè chợ Tân Định. Hàng năm đem vàng hương lên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa nhớ về ngày 19 tháng 6.

    Nhưng bây giờ chúng ta hăy trở lại với Ngày Quân Lực năm 1973. Sau buổi diễn hành, tổng thống đăi tiệc buổi trưa các anh hùng quân đội tại Dinh Độc Lập. Buổi chiều thủ tướng khánh thành khu triển lăm của Hải Lục Không Quân và các công xưởng tiếp vận.

    Buổi tối là cuộc rước đuốc và xe hoa. Hàng ngàn ngọn đuốc sáng rực đô thành Sài G̣n hoa lệ tưởng chừng như ḥn ngọc viễn đông sẽ vĩnh viễn sống măi với Việt Nam Cộng Ḥa. Cùng buổi tối, đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng tiếp tân tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, toàn thể nội các, ngoại giao đoàn, phái đoàn quốc hội và các anh hùng quân đội tham dự đêm văn nghệ của biệt đoàn trung ương.

    Ngày vui quân lực của cả một thời xưa xa cách 45 năm tưởng chừng như mới hôm qua.

    Bây giờ năm 2011 đă trải qua 45 năm quân lực. Nếu ngày 19 tháng 6-1975, đất nước mà c̣n giữ được th́ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa sẽ có lễ khánh thành đợt sau cùng với Nghĩa Dũng Đài hoàn tất cao ngất từng không, rực rỡ hàng đèn hai bên lối đi. Khu mộ chí tướng lănh nằm ở ṿng trong, rồi đến sĩ quan các cấp và hàng binh sĩ.
    Ba chục ngàn ngôi mộ dành riêng cho đến ngày 30 tháng 4 đă lấp đầy 16 ngàn tử sĩ. Tính đến năm 2006, các gia đ́nh đă cải táng di chuyển l6,000 và vẫn c̣n 10,000 ngôi mộ với cỏ gai lấp đầy lối vào.
    Ngày 19 tháng 6 năm 2010 vừa qua, chỉ c̣n một số thương phế binh Biệt Khu Thủ Đô lên tảo mộ chui, được đến đâu hay đến đó. Các di vật của Liên Đội Chung Sự và của quân lực đă thu về Viện Bảo Tàng tại San Jose.
    Cũng tại San Jose, nhiều năm qua, luôn luôn có hai phe tổ chức ngày Quân Lực. Tưởng rằng năm nay 2011 sẽ thống nhất tại một nơi. Sau cùng, ngày Quân lực 19 tháng 6-2011 San Jose sẽ diễn ra hai nơi. Ban tổ chức của đại tá Trần Thanh Điền cùng với toàn thể liên hội cựu quân nhân tại trường Overfelt. Phía trung tá Lương Văn Ngọ nhân danh tập thể quân đội tại tiền đ́nh Santa Clara County.
    Báo chí sẽ có dịp viết bài vui buồn quân lực.
    Giao Chỉ, San Jose

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 23
    Last Post: 19-05-2012, 01:09 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-03-2012, 11:13 PM
  3. Replies: 6
    Last Post: 17-11-2011, 02:37 AM
  4. THƯ MỜI THAM DỰ ĐÊM VĂN NGHỆ VINH DANH CHIẾN SĨ QUÂN LỰC VNCH
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 12-06-2011, 07:25 AM
  5. Replies: 8
    Last Post: 07-06-2011, 08:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •