Thế Giới Ả Rập và Cuộc Cách Mạng Hoa Lài (The Jasmine Revolution) - Phần 1

Vương Hoàng Minh - ddcnd.org

Sáng ngày 16 tháng 12 năm 2010, anh Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi làm nghề bán trái cây dạo trên đường phố, bắt đầu công việc của ḿnh như thường lệ. Khoảng 10 giờ rưỡi sáng, một nữ cảnh sát và thuộc hạ của bà ta xét hỏi anh ta. Họ đ̣i anh phải tŕnh giấy phép bán dạo. Mục đích của cảnh sát thật ra chỉ nhằm đ̣i tiền hối lộ v́ không mấy ngườ́ bán dạo ở Tunisia có giấy phép.

V́ không có tiền hối lộ nên cảnh sát tịch thu số hàng của Bouazizi. Người nữ cảnh sát tát vào mặt Bouazizi, phỉ nhổ và chưởi mắng anh. Ngoài ra anh ta c̣n bị các cảnh sát khác đánh đập. Bouazizi đến t́m viên chủ tịch địa phương để khiếu nại và đ̣i lại đồ nghề, nhưng viên chủ tịch từ chối không tiếp. Quá phẫn uất, Bouazizi mua một thùng xăng, đến trước văn pḥng chủ tịch và nổi lửa tự thiêu, sự việc xảy ra chỉ trong ṿng một giờ kể từ khi đôi co với cảnh sát.

Những người đi đường cố gắng dập tắt ngọn lửa và đưa anh ta đi cấp cứu. Chỉ trong ṿng vài giờ, câu chuyện của anh Mohamed Bouazizi nhanh chóng được cư dân tại Sidi Bouzid, một thị trấn nhỏ ở Tunisia, biết đến. Dân chúng kéo đến văn pḥng của viên chủ tịch biểu t́nh. Cuộc biểu t́nh nhanh chóng lan đến các thành phố khác trên toàn cơi Tunisia, và tiếp tục lan sang các quốc gia Ả Rập khác để biến thành một hiện tượng mà giới truyền thông quốc tế gọi là “Cách Mạng Hoa Lài”, một cuộc cách mạng làm rúng động không chỉ các quốc gia Ả Rập mà cả các quốc gia đang có chế độ toàn trị trên thế giới.

Một Chút Kinh Tế và Chính Trị


Tunisia là một quốc gia nằm ở bắc Châu Phi, với diện tích 163,610 km vuông và dân số 11 triệu. Lợi tức b́nh quân đầu người hàng năm là 4,200 USD (so với Việt Nam là 1,174 USD, thống kê năm 2010). Đa số dân Tunisia theo đạo Hồi. Hiến pháp Tunisia qui định tống thống phảo là một người Hồi Giáo.

Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali lên nắm quyền từ năm 1987. Ben Ali theo đuổi chính sách cải cách kinh tế, nhờ vậy mà nền kinh tế tăng trưởng ngoạn mục. Thu nhập b́nh quân đầu người tăng gấp ba từ năm 1987 cho tới năm 2008. Tunisia được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất Châu Phi. Đối với Tây Phương th́ tổng thống Ben Ali giữ thái độ thân thiện. Ben Ali cũng giữ mối giao hảo tốt với các quốc gia Ả Rập Hồi Giáo khác.

Tuy theo đuổi chính sách cải cách kinh tế, nhưng Tunisia lại khắt khe về chính trị. Trên danh nghĩa, Tunisia theo chế độ cộng ḥa với hệ thống đa đảng. Trên thực tế, Tunisia là một chế độ toàn trị với quyền hành nằm trong tay tổng thống và đảng cầm quyền với danh xưng “Rassemblement Constitutionel Démocratique (RCD)” nghĩa là “Tập Hợp Dân Chủ Hiến Pháp”. Các bài diễn văn của tổng thống Ben Ali luôn chứa đựng những từ ngữ cổ vũ cho dân chủ và tự do, nhưng theo Hội Ân Xá Quốc Tế th́ “chính quyền Tunisia đang đánh lừa thế giới bằng cách chuyển tải h́nh ảnh tích cực của t́nh h́nh nhân quyền trong nước, trong khi sự đàn áp của lực lượng an ninh lại không suy giảm mà c̣n được bao che”.

Các nhà báo thường bị cấm đăng các bài viết có tính nhạy cảm. Những ai công khai chỉ trích chính quyền hoặc biểu t́nh có thể bị tù. Tham nhũng và lạm quyền là căn bệnh trầm kha của chế độ. Cảnh sát thường xách nhiễu dân chúng để đ̣i hối lộ. Vợ của Ben Ali được mô tả là một người mê đi mua sắm. Bà ta từng lấy máy bay Boeing 747 của nhà nước để sang Châu Âu du lịch và mua sắm. Hai cháu trai của Ben Ali từng bị chính quyền Pháp đ̣i dẫn độ về Pháp với tội ăn cắp du thuyền, nhưng chính quyền Tunisia từ chối. Có những lời đồn đoán rằng Sakher al-Materi, con rể của Ben Ali, đang được chuẩn bị để lên kế vị Ben Ali.

Tuy kinh tế phát triển, nhưng những vấn nạn như t́nh trạng thất nghiệp cao, hố cách biệt giàu nghèo, tham nhũng, gia đ́nh trị v.v… đă tạo mầm mống bất măn trong dân chúng, nhất là giới trẻ. Họ dùng Internet làm phương tiện để liên lạc và chuyển tải những thông tin chống chế độ, mặc dù chính quyền luôn áp dụng những biện pháp kiểm duyệt gắt gao để kiểm soát thông tin trên mạng.

Lửa Cách Mạng Bùng Phát

Trở lại Sidi Bouzid, thị trấn nhỏ nơi anh Bouazizi vừa tự thiêu, khi dân chúng trong vùng hay tin, họ đă kéo đến nơi anh tự thiêu để phản đối. Dân chúng dùng Internet và điện thoại di động để phát tán tin tức và h́nh ảnh về cuộc biểu t́nh đến cho toàn dân Tunisia và quốc tế biết. Chỉ trong ṿng vài tuần, dân chúng ở các thành phố khác cũng rầm rộ xuống đường biểu t́nh để bày tỏ sự bất măn. Ngày 27 tháng 12, ngọn lửa lan đến thủ đô Tunis. Hàng ngàn người đă xuống đường để bày tỏ sự đồng t́nh với dân chúng ở Sidi Bouzid và đ̣i giải quyết t́nh trạng thất nghiệp.


(Trái) biểu t́nh ở Tunisia. (Phải) tổng thống Zine El Abidine Ben Ali

Xem tiếp tại đây:
http://ddcnd.org/index.php?option=co...article&id=742