WASHINGTON (NV) - Dù đă kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Đông” vẫn c̣n rất rơ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp - căn cứ trên số lượng các bài báo, tường tŕnh, phỏng vấn, chương tŕnh phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài b́nh luận hiện vẫn c̣n đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.

Video – Trận hải chiến Hoàng Sa 1974


Qua gần hai ngày liên tục với một thời khóa biểu khá vất vả, những người tham dự buổi hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington vào hai ngày 20 và 21 tháng 6 đă rút tỉa đúc kết được những ǵ, và mang theo họ những nhận xét quan trọng nào đáng được phổ biến?

Một điều ai cũng thấy là phần tŕnh bày của Tiến Sĩ Su Hao, phó giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế, trường Đại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đến từ Bắc Kinh, đă lập tức khiến không khí trở nên căng thẳng, khi mọi diễn giả, cùng nhiều người tham dự cùng cực lực phản bác, khi ông khẳng định chủ quyền của nước ḿnh trên vùng Biển Đông, cáo buộc một số nước láng giềng (Việt Nam) là trước đây đă thừa nhận chủ quyền không chối căi được của Trung Quốc, nhưng bây giờ không những đă đổi ư, mà c̣n tỏ ra hung hăng, làm leo thang sự căng thẳng trong vùng.

Bắt lỗi ứng xử Trung Quốc

Ông Termsak Chalermpalanupap, giám đốc Tổng Cục Chính Trị và An Ninh của Ban Thư Kư ASEAN khẳng định rằng thái độ của Trung Quốc là tất cả Biển Đông thuộc về Trung Quốc khiến các nước trong vùng không thể yên tâm.

C̣n Tiến Sĩ Stein Tonnesson th́ đặt câu hỏi: “Dám hỏi Giáo Sư Su Hao là có một tí nào của Biển Đông thuộc về các nước nào khác trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, hay Malaysia không?”

Tiến Sĩ James Clad, thuộc CNA, một cơ quan nghiên cứu và cố vấn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, cho rằng “không thể chấp nhận được.” Ông nói ông “kinh ngạc trước ứng xử của Trung Quốc.”

Tiến Sĩ Clad nói: “Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nằm ở chỗ, đối với Trung Quốc, toàn thể Biển Đông là của một ḿnh họ, và bất cứ ai muốn khẳng định chủ quyền ở bất cứ phần nào trên vùng biển này th́ phải đối phó với quốc gia này.”

Tiến Sĩ Peter Dutton, giáo sư thuộc Học Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc, th́ đặt vấn đề là “tự do hàng hải của thế giới không thể sống chung với đường lưỡi ḅ,” và hỏi rằng “không biết Trung Quốc nghĩ ǵ khi đưa ra một bản đồ như thế?”

Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Đông Nam Á của Trường Đại Học New South Wales và Học Viện Quốc Pḥng tại Úc Đại Lợi th́ khẳng định rằng: “An ninh của vùng Biển Đông ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của cả những nước không tranh chấp chủ quyền,” và trong lúc tranh luận giữa các bên và Giáo Sư Su Hao đang cẳng thẳng nhất đă thốt lên:

”Thử hỏi, cả thế giới này, có nước nào bênh vực cho các ông không?”
Thượng Nghị Sĩ John McCain, cựu ứng viên tổng thống, cùng nhiều học giả và cố vấn chính trị Mỹ cho rằng đă đến lúc Hoa Kỳ phải đặt lại vấn đề phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Diễn giả Hà Nội: Hải chiến Hoàng Sa chứng minh Trung Quốc cướp đoạt

Ba diễn giả đến từ Hà Nội cùng được đánh giá cao trong việc am tường lịch sử cuộc tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, đă khéo léo tŕnh bày vấn đề và chinh phục được sự ủng hộ của công luận quốc tế.

Đặc biệt là Tiến Sĩ Đặng Đ́nh Quư, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội, trong phần thuyết phục Giáo Sư Su Hao là Bắc Kinh phải thay đổi chính sách, đă làm cử tọa cảm động, khi ông phân trần:

“Tôi muốn nói với Giáo Sư Su Hao rằng ông phải nhớ là sự chịu đựng của con người có giới hạn, dân chúng VN đă giận dữ từ nhiều năm nay. Nếu muốn có t́nh hữu nghị lâu dài th́ không thể cứ mỗi năm lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá từ tháng 5 đến tháng 8. Khi người dân năm này qua năm khác bị bắt giữ, thuyền bị đâm thủng, th́ hậu quả rất nghiêm trọng. Cứ mỗi ngày người dân Việt Nam không được đi đánh cá để kiếm sống, hay phải sống trong sợ hăi, là mỗi ngày họ thêm thù oán ghét bỏ chính sách của Trung Quốc.”

Nhưng điều làm những ai chú ư nghe ngạc nhiên nhất là khi Tiến Sĩ Đặng Đ́nh Quư đơn cử cuộc hải chiến Hoàng Sa của Hải Quân VNCH để phản bác lập luận của Giáo Sư Su Hao.

Ông nói:

“Một điều quan trọng cần phải đưa lên ‘record’ để phản bác lời Giáo Sư Su Hao là Việt Nam đă thừa nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng lại đổi ư. Tôi muốn cho quư vị được rơ là vào năm 1974 khi đất nước chúng c̣n đang bị phân đôi, trong trận hải chiến Hoàng Sa, quân đội Trung Quốc đă dùng vũ lực để cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa trong tay quân đội miền Nam Việt Nam. Một lần nữa, xin nhắc lại, lúc đó Nam Bắc chia đôi.

Chính cuộc chiến này, là minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam chưa bao giờ thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Đây là một dữ kiện vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn ghi vào sử sách (put in the record).

Tiến Sĩ Đặng Đ́nh Quư thừa nhận rằng đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Hà Nội đề cập đến sự kiện lịch sử này.

Mọi người rời khỏi cuộc hội thảo với nhận thức rất rơ ràng rằng tranh chấp Biển Đông là một vấn đề hết sức phức tạp, đ̣i hỏi sự ḥa hoăn và ứng xử hợp t́nh hợp lư của mọi bên, và ư chí chính trị mới mong có thể giải quyết một cách thỏa đáng

Cụ thể, theo quan điểm của đa số, th́ Trung Quốc phải bỏ thay đổi chính sách hiếu chiến của ḿnh.

Cụ thể, cũng theo đề nghị của đa số, th́ Hoa Kỳ cần phải phê chuẩn Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mới có “moral ground” để lên tiếng.

C̣n về phía Việt Nam, sự kiện Hà Nội lần đầu tiên nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa VNCH và Trung Quốc năm 1974 phải được đánh giá như thế nào?

Tin nhận qua mail