Nguyễ Bá Chổi

Nhà nước ta vừa ban lệnh cấm tụ tập nơi công viên Lê Nin Hà Nội vào mỗi ngày Chủ Nhật. Thế là từ rày bọn cháu không c̣n được quây quần dưới chân tượng ông nội nữa, v́ những ngày khác trong tuần, chúng cháu không có điều kiện đến khu đất thánh tổ nhà Sản giữa đất Thăng Long. Nỗi buồn nào ví phỏng bằng được nỗi buồn này .

Nỗi buồn vĩ đại không ǵ sánh được v́ sự gắn bó “hữu cơ” phi huyết thống mà c̣n (chơi) “cha” cả huyết thống .Từ ngày lọt ḷng mẹ, tiếng đầu ḷng chúng cháu không gọi ông bà cha mẹ máu mủ mà gọi bác Xít Ta Lin như lời chú đại văn hào mà những kẻ chống phá tổ quốc gọi là “đại văn nô” Tố Hữu,
“Yêu biết mấy khi con học nói Tiếng đầu ḷng con gọi Xít Ta Lin”.

Rồi đến khi hay tin bác ấy đi chầu Diêm Vương, th́ bọn cháu cứ theo đại chú văn nô à quên đại văn hào mà khóc thương gấp bội cha, mẹ, chồng, bản thân cộng lại :

Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương ḿnh thương một, thương ông thương mười.

Đă thế tượng đài ông nội tại Hà Nội là một trong những tượng đài hiếm hoi c̣n “sống sót” sau khi chính tại tổ quốc Liên Xô, tượng ông nội cái th́ bị đập nát , cái th́ bị hạ bệ xuống tṛng dây xích lôi đi giữa đường ra băi rác.



Cái ǵ càng hiếm th́ càng quư . Bác Hồ của chúng cháu dạy, “không có ǵ qúi hơn độc
lập tự do”, cũng là v́ “độc lập tự do” là hai thứ đang cực kỳ hiếm trên quê hương Việt Nam cháu. Ông nội thấy rơ ràng trước mắt rồi đó: v́ bọn chúng cháu tụ tập nơi công viên mang tên ông nội để phản đối Trung Quốc xâm lược mà bị nhà nước cấm bén mảng đến đây vào mỗi ngày Chủ Nhật đó .

Ông nội mà người ta cũng cấm th́ c̣n nể chi ai .

Sụyt, cháu suưt quên mất : c̣n ông Trung Quốc. Hú hồn .