Results 1 to 3 of 3

Thread: Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    319

    Nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan



    Tin tổng hợp từ nhiều nguồn chính thức cho thấy khả năng Thái Lan có một Nữ Thủ tướng đầu tiên, đă trở thành hiện thực hơn bao giờ hết.

    Pro-Thaksin party claims election win

    http://www.bloomberg.com/news/2011-0...ction-win.html

    Thai women cheer first female prime minister

    http://www.reuters.com/article/2011/...7621CW20110703

    Yingluck Shinawatra set to be Thailand's first female premier

    http://edition.cnn.com/2011/WORLD/as...ion/index.html



    Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên kể từ sau biến cố đảo chánh do phe quân đội tiến hành vào năm 2006, cho thấy đất nước Thái Lan sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc nằm dưới quyền lănh đạo của vị Nữ Thủ tướng tương lai Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin.

    Một thuật ngữ tương đối mới được bà sử dụng khi trả lời câu hỏi hóc búa của phóng viên CNN, Sara Sidner, là liệu bà có trở thành một con rối "puppet" cho anh ḿnh không, bà đă khéo léo đáp trả bà sẽ là người "cloning" chính sách hợp ḷng dân của cựu Thủ tướng Thaksin.

    Những nhà phân tích chính trị, thông qua cuộc bầu cử lần này, đă cho thấy một sự quan tâm sâu sắc chung của toàn thể dân chúng trên thế giới, chứ không riêng ǵ Thái Lan, đó là vấn đề KINH TẾ chứ không phải những chia rẽ, phân hóa về chính trị.

    Và như vậy, chính trị gia nào nắm bắt được nhu cầu, mối quan ngại của người dân, người đó sẽ giành chiến thắng thuyết phục như trường hợp của bà Yingluck Shinawatra. (Có sự hậu thuẩn kín đáo từ Hoàng gia Thái Lan).

    Last edited by PhanThanhKhai; 04-07-2011 at 05:17 AM.

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chân dung nữ thủ tướng tương lai của Thái Lan

    Với thắng lợi của đảng Pheu Thai trong cuộc bầu cử mới đây ở Thái Lan, lănh đạo đảng này, bà Yingluck Shinawatra, sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Trước cuộc bầu cử, một số nhà quan sát cho rằng bà Yingluck có thể tận dụng ưu thế là một phụ nữ để “hàn gắn” vết thương chính trị ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều người vẫn c̣n hoài nghi về khả năng lănh đạo đất nước của bà và đặc biệt là mối liên hệ của bà với cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra.



    .Bà Yingluck Shinawatra sinh ở tỉnh Chiangmai của Thái Lan vào năm 1967 và là người con thứ chín trong một gia đ́nh có truyền thống chính trị. Bà là em gái út của chính trị gia nổi tiếng đang sống lưu vong, ông Thaksin Shinawatra.

    Mặc dù có bằng đại học về chính trị của trường đại học ở tỉnh Chiangmai và bằng thạc sĩ của trường đại học Kentucky State, Hoa Kỳ, nhưng bà chưa từng tham gia chính trường trước khi được chỉ định làm lănh đạo đảng Pheu Thai hồi tháng 5 năm 2011.

    Trả lời trong một cuộc họp báo, sau khi được chỉ định làm ứng viên thủ tướng, về những hoài nghi đối với kinh nghiệm chính trị của bà, bà Yingluck nói rằng cha bà và các anh trai bà đă từng làm chính trị gia, v́ vậy bà hiểu về chính trị từ khi c̣n nhỏ tuổi.

    Theo kết quả bầu cử sơ khởi của cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua, đảng Pheu Thai do bà Yingluck Shinawatra lănh đạo, và được cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra hỗ trợ, đă chiếm được đa số phiếu và giúp bà chắc chắn trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

    Lên tiếng trên đài truyền h́nh quốc gia từ trụ sở của đảng Pheu Thai, bà Yingluck nói lên quyết tâm sẽ thực thi những lời hứa khi bà vận động bầu cử và sẽ không làm người dân thất vọng. Bà cho biết sứ mạng trước mắt đầy khó khăn, ví dụ như việc giải quyết vấn đề cơm áo cho dân, cải thiện nền kinh tế và lănh đạo quốc gia để đi đến chỗ đoàn kết và ḥa giải.

    Trước cuộc bầu cử, một số nhà quan sát cho rằng bà Yingluck có thể tận dụng lợi thế là một phụ nữ để “hàn gắn” những vết thương chính trị mà các phe phái đối lập ở Thái Lan đă gây nên.

    C̣n đối với phụ nữ Thái th́ sao? Việc một phụ nữ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên có ư nghĩa ǵ với họ?

    Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA nhà nghiên cứu chính trị Bridget Welsh tại Trường Quản lư Singapore ở Bangkok nhận định rằng Thái Lan là một trong những nước có tỷ lệ đại diện của nữ chính trị gia thấp nhất ở Đông Nam Á v́ vậy đây là một bước đột phá về quyền lực chính trị đối với phụ nữ.

    Tuy nhiên, một phụ nữ Thái Lan, cô Chalisa, người có bằng tiến sĩ ở Hoa Kỳ và hiện đồng sở hữu một doanh nghiệp ở Thái Lan, cho biết mặc dù cô không đại diện cho ư kiến của tất cả phụ nữ Thái Lan, nhưng theo quan điểm của cô th́ vấn đề giới tính không phải là vấn đề quan trọng trong chính trường Thái Lan:

    “Thái Lan không phải là nước có t́nh trạng quá bất b́nh đẳng giới tính. V́ vậy, chưa bao giờ chúng tôi cần phải có một phụ nữ làm thủ tướng, v́ phụ nữ Thái Lan có rất nhiều cơ hội để trở thành nhà lănh đạo. Nhưng trong trường hợp này, câu hỏi của tôi là 'với tư cách là một nữ thủ tướng đầu tiên, bà ấy có đủ kinh nghiệm, có đủ khả năng để điều hành đất nước hay không?' Đó là điều mà tôi quan ngại. Với tôi, giới tính không phải là điều quan trọng, mà điều quan trọng là chúng tôi cần một người có thể lănh đạo đất nước tiến tới một tương lai tốt đẹp hơn.”

    Nhiều người cho rằng bà Yingluck là người đại diện cho anh trai bà, ông Thaksin, một người mặc dù đă hai lần thắng cử với số phiếu áp đảo, nhưng đă bị quân đội lật đổ năm 2006 v́ họ lo ngại ông chiếm quá nhiều quyền lực.

    Những người chỉ trích ông Thaksin nói rằng ông tham nhũng, độc tài và bất trung đối với nền quân chủ được dân chúng Thái tôn sùng. Ông bác bỏ tất cả mọi cáo buộc và đă trốn sang nước ngoài lưu vong để tránh bị ngồi tù v́ tội tham nhũng.

    Ông Thaksin đă trở nên nổi tiếng ở Thái Lan với tư cách là một doanh nhân trong ngành viễn thông. Ông đă sáng lập công ty Advanced Info Service (AIS), một trong những mạng di động đầu tiên của Thái Lan, và đă đưa gia đ́nh ông trở thành một trong những gia đ́nh giàu có nhất nước.

    Ông Thaksin khi đó cũng giao cho các thành viên trong gia đ́nh các vị trí quản lư hàng đầu của tập đoàn viễn thông của ông. Bà Yingluck cũng nằm trong số các thành viên này và đă từng giữ chức giám đốc điều hành cấp cao của AIS và sau đó trở thành chủ tịch của công ty SC Asset Corporation, là một trong những công ty của ḍng họ Thaksin kinh doanh lĩnh vực bất động sản.

    Nói về sự nghiệp của ḿnh, bà Yingluck cho rằng tất cả các công việc của bà đều có liên quan đến việc phục vụ người dân.

    Mặc dù vậy, theo Tiến sĩ Chalisa th́ điều hành một đất nước không giống như điều hành một công ty:

    “Nếu bà Yingluck đi theo con đường của anh trai bà, nghĩa là coi đất nước giống như một công ty chứ không phải là một quốc gia, th́ chúng tôi sẽ lại gặp rất nhiều vấn đề. Chúng ta không thể thu nhỏ một nước thành một công ty, đó là hai cá thể hoàn toàn khác nhau, nhưng ông Thaksin đă coi đất nước như công ty của ông ấy và triết lư của ông Thaksin khác xa so với thực tế, v́ vậy mà chính trường Thái Lan hiện nay đă trở thành chia rẽ và có nhiều phe phái.”

    Kể từ vụ đảo chính năm 2006, Thái Lan đă chứng kiến các vụ biểu t́nh và bạo động giữa những người ủng hộ ông Thaksin thuộc giới nông dân và công nhân với những người ủng hộ cho giới cầm quyền truyền thống và quân đội.

    Năm 2008, phe áo vàng đă tiến hành các cuộc biểu t́nh với biểu t́nh tuyên bố bảo vệ chế độ quân chủ đă tạo áp lực với các chính phủ đồng minh với ông Thaksin bằng cách bao vây trụ sở quốc hội và họ đă chiếm các phi trường ở Bangkok.

    Hồi năm ngoái, những vụ đụng độ giữa quân đội và phe áo đỏ của ông Thaksin đă khiến 90 người thiệt mạng, hầu hết các nạn nhân là thường dân.

    Các nhà phân tích lo ngại rằng thắng lợi của em gái ông Thaksin có thể sẽ dẫn đến thêm những vụ biểu t́nh của phe áo vàng hoặc một vụ đảo chính nữa.

    Với tư cách là một người dân Thái Lan, Tiến sĩ Chalisa cho rằng sẽ khó có thể xảy ra một cuộc đảo chính nữa trong thời gian tới v́ cuộc đảo chính hồi năm 2006 và các cuộc biểu t́nh sau đó đă bị chỉ trích ở cả trong nước lẫn quốc tế và đă làm tổn hại tới Thái Lan, và theo vị tiến sĩ này th́ các phe phái đều hiểu rơ điều đó.

    VOA

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan chuẩn bị nhậm chức

    Thái Lan sắp có nữ thủ tướng đầu tiên là bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đă bị lật đổ. Thắng lợi của bà trong tư cách lănh đạo đảng đối lập Pheu Thai đă nâng cao hy vọng rằng phụ nữ có thể đóng một vai tṛ rộng lớn hơn trong chính trường do nam giới chế ngự ở nước này. Nhưng nhiều người nêu thắc mắc liệu bà có thể thoát ra khỏi cái bóng của người anh hay không, chưa kể việc phải chống lại với các rào cản văn hóa và xă hội Thái. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.




    Nữ doanh gia 44 tuổi Yingluck Shinawatra đang chuẩn bị giữ chức vụ chính trị lần đầu tiên trong tư cách nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.


    .Bà Yingluck Shinawatra đă đạt thắng lợi trong cuộc bầu cử nhiều may rủi nhất trong lịch sử cận đại của Thái Lan.

    Đảng Pheu Thai của bà đă đạt được thế đa số vững chắc như một hành động khiển trách giới thượng lưu truyền thống của Thái Lan, đă ủng hộ đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva.

    Nữ doanh gia 44 tuổi đang chuẩn bị giữ chức vụ chính trị lần đầu tiên trong tư cách nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

    Bà nói sau nhiều năm xáo động chính trị và những vụ bạo loạn thường xuyên ngoài đường phố, Thái Lan có thể được hưởng lợi ích qua việc có một người phụ nữ đảm trách quốc sự.

    Bà Yingluck nói: “Tôi nghĩ tôi có thể mượn địa vị phụ nữ để nói chuyên với tất cả mọi người nhằm giúp cho đất nước tiến tới qua sách lược ḥa b́nh.”

    Nhưng giới chỉ trích bà Yingluck nói rằng bà chỉ là h́nh nhân thế mạng cho người anh là cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, một nhà lănh đạo gây chia rẽ đă bị quân đội lật đổ năm 2006.

    Cuộc đảo chính đă dẫn đến vụ tranh giành quyền lực kéo dài nhiều năm giữa giới lănh đạo theo truyền thống của Bangkok và những người ủng hộ ông Thaksin, với những vụ biểu t́nh gần như làm tê liệt trung tâm Bangkok hồi năm ngoái.

    Các thành phần vũ trang trong số người biểu t́nh đă giao tranh ngoài đường phố với binh sĩ được phái đến để chấm dứt biểu t́nh.

    Hơn 90 người đă thiệt mạng, đa số là thường dân.

    Đáp lại t́nh trạng bạo động, hơn 60 tổ chức phụ nữ đă kết hợp để thanh lập Mạng lưới Phụ nữ Cải tổ Thái Lan nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia nhiều hơn vào chính trường. Trong những năm vừa qua, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 15 phần trăm số các nhà lănh đạo công cử.

    Phối hợp viên Sutada Mekrungruengkul so sánh những chia rẽ hiện nay ở Thái Lan như hai cậu học tṛ đánh nhau trong sân trường.

    Bà Sutada nói: “Cảm tưởng của chúng tôi, giải pháp của chúng tôi, đề nghị của chúng tôi là đàm phá hay ngồi xuống và nói chuyện. Có thể chúng ta không cần phải đánh nhau. Chúngta không cần phải nắm lấy quyền thế và loại trừ người kia.”

    Các cơ sở kinh doanh của Thái Lan đă dẫn đầu trong việc tuyển dụng phụ nữ vào các chức vụ quản trị. Một cuộc thăm ḍ mới đây cho thấy khoang phần trăm các công ty được lănh đạo bởi các nữ quản trị viên.

    Nhưng phụ nữ vẫn c̣n đi sau trong chính trường.

    Bất kể sự kiện nổi bật là bà Yingluck ra tranh cử, tất cả các đảng lớn trong cuộc bầu cử, kể cả đảng của chính bà, phần lớn đều coi thường các nguyên tắc hợp hiến kêu gọi có sự đại diện tương ứng của các nữ ứng cử viên.

    Phụ nữ chiếm 16% ứng cử viên được đề cử của đảng Pheu Thai trong khi đảng Dân chủ cầm quyền chỉ có 11%, với đa số nằm ở cuối danh sách.

    Tại một hội nghị trước cuộc bầu cử dành cho các ứng cử viên đứng đầu danh sách tranh cử, chỉ có một vài phụ nữ được đại diện và không có người nào tỏ vẻ quan tâm đến việc thảo luận về sự thiếu hậu thuẫn dành cho phụ nữ trong chính sự.

    Bà Sutada nói có quá nhiều ứng cử viên phụ nữ chỉ lo học cho nhanh lư luận chính trị để đắc cử và không mấy quan tâm đến việc thúc đẩy các đảng đưa ra thêm nữ ứng cử viên.

    Bà Sutada nhận xét: “Theo tôi, sự kiện này nẩy sinh từ nền văn hóa. Theo luật định, th́ phải tuần hành nhưng theo tự nhiên th́ lại làm ngơ. Tự động làm ngơ.”

    Bà Sutada cho rằng c̣n quá sớm để tiên đoán sự đi lên của bà Yingluck sẽ đem lại ư nghĩa như thế nào cho vai tṛ của phụ nữ trong chính sự hay cho nỗ lực ḥa giải các chia rẽ trầm trọng về chính trị của Thái Lan.

    Đảng Pheu Thai đang suy tính việc ân xá cho những người hoạt động chính trị và các chính trị gia bị cấm hoạt động. Bà Yingluck cũng đang cứu xét việc ân xá cho anh của bà, đă sống lưu vong từ năm 2008 để tránh án tù v́ tội tham nhũng.

    Việc ông Thaksin Shinawatra trở về nước có thể châm ng̣i cho một ṿng bạo động khác ở Thái Lan, nhưng bà Yingluck nói ngay lúc này việc ông trở về không phải là một ưu tiên.

    Bà Yingluck nói: “Tôi muốn nói rằng ân xá chỉ là một thủ thuật, một thủ thuật trong tiến tŕnh ḥa giải. Nhưng chúng ta không nhắm mục tiêu vào việc ân xá ở thời điểm này. Chúng ta nhắm mục tiêu vào việc làm thế nào để làm cho Thái Lan tiến tới, làm thế nào giúp Thái Lan thống nhất làm một khối.”

    Vào lúc bà Yingluck chuẩn bị lên nhậm chức trong những tuần lễ sắp tới, tất cả mọi người ở Thái Lan sẽ chờ đợi xem liệu các kỹ năng chính trị chưa được thử lửa của bà có thể khắc phục được những chia rẽ sâu xa trong nước hay không – hoặc bà có thể thay đổi được các thái độ chính trị rộng lớn hơn của cả nam lẫn nữ giới hay không.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Lê Nin và tổ tiên Do Thái của ông ta
    By theviewingplatform in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 2
    Last Post: 21-11-2012, 04:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 23-05-2012, 05:08 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 25-04-2012, 10:23 PM
  4. Replies: 128
    Last Post: 20-12-2011, 04:22 AM
  5. Replies: 11
    Last Post: 17-07-2011, 01:17 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •