Ở nước Mỹ với 44 đời tổng thống, có 26 luật sư người đă từng làm luật sư trước khi làm tổng thống. Đơn giản, muốn trở thành một luật sư không phải dễ. Tốt nghiệp trung học phải mất 12 năm, 4 năm cho bằng cử nhân, 3 năm học trường luật nữa, tổng cộng ít nhất phải mất 19 năm dưới mái nhà trường. Muốn trị quốc phải am tường về luật pháp, nên luật sư Mỹ được dân Mỹ bầu, không có ǵ là lạ. C̣n ở nước cộng sản CHXHCNVN, chưa từng có một luật sư nào làm thủ tướng hay chủ tịch nước, ngoại trừ "cử nhân luật" Nguyễn Tấn Dũng. Chẳng ai biết Dũng tốt nghiệp trường đại học nào, chỉ biết Dũng bỏ học vào bưng làm giao liên lúc 12 tuổi, tức là chưa chắc đă học qua lớp 5 bậc tiểu học. Rồi đùng một cái, Dũng có "cử nhân luật", có lẽ là Dũng học "tại chức", hay "chuyên tu" ǵ đó. C̣n những luật sư tốt nghiệp trường đại học như LS Lê Chí Quang, LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài, LS Nguyễn Bắc Truyển, LS Nguyễn Hồng Quang, LS Lê Trần Luật, LS Lê Công Định, LS Lê Quốc Quân, LS Trần Kim Thành, LS Tạ Phong Tần, LS Phan Thanh Hải, LS Lê Công Định, LS Cù Huy Hà Vũ... đều đă từng bị nhốt trong tù hay bị tước đi quyền hành nghề luật sư. Vậy, một câu hỏi quan trọng được đặt ra: "Chẳng lẽ 13 luật sư trên đều vi phạm luật pháp nước CHXHCNVN ?" Lạ vậy, những luật sư là thày luật, chuyên học về luật pháp, đâu dễ dàng vi phạm luật pháp như thế. Vậy có phải: "Chế độ Dũng đang vi phạm trầm trọng luật pháp của nước CHXHCNVN ?" hay có thể nói cách khác: "Chế Độ Dũng vs. Các Luật Sư", hay vắn tắt, chế độ Dũng không ưa những luật sư hành nghề đúng theo lương tâm ḿnh.

Không phải chỉ riêng 13 luật sư như đă đề cập ở trên, 4 luật sư đang hành nghề bào chữa cho vụ án Cù Huy Hà Vũ: LS Trần Vũ Hải, LS Trần Đ́nh Triển, LS Hà Huy Sơn, và LS Vương Thị Thanh đă lên án gay gắt việc làm sai trái thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, vi phạm vào Điều 214 (*1) của Bộ Luật Tố Tụng H́nh Sự, nên tất cả đă tự động rời bỏ buổi xử án, và đồng kư tên lên Bản Kháng Cáo gởi đến các giới chức có thẩm quyền. Riêng cựu thẩm phán của Ṭa Án Nhân Dân Tối Cao, hiện là luật sư Đoàn Luật sư Hải Pḥng, LS Trần Lâm cũng đă gởi thư đến ông Chánh Án Ṭa Án Nhân Dân Tối Cao và ông Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, yêu cầu hủy bỏ bản án đối với TS Cù Huy Hà Vũ. Thêm 5 luật sư đều có thái độ phản kháng, vậy có phải: "Chế độ Dũng đă vi phạm trầm trọng luật pháp của nước CHXHCNVN ?"

Nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên, người tọa kháng ngay tại nhà ḿnh với biểu ngữ "Trường Sa, Hoàng Sa Của Việt Nam", đă bị công an bắt tạm giam vào ngày 18/09/2008 đến ngày xử án 29/01/2010, tổng cộng là 16 tháng 11 ngày. Dựa theo Bộ Luật Tố Tụng H́nh Sự của nước CHXHCNVN, Điều 120 (Thời hạn tạm giam để điều tra), khoản 1 (Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.) khoản 2 (Trong trường hợp vụ án có nhiều t́nh tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam th́ chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.) mục d (Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.) Theo khoản 1 và khoản 2, Cơ quan điều tra chỉ được phép tạm giam 4 lần, mỗi lần 4 tháng, vị chi tối đa chỉ là 16 tháng tạm giam. Ấy thế, chị Phạm Thanh Nghiên đă bị tạm giam trên 16 tháng, vậy chính Cơ quan điều tra đă vi phạm vào Điều 120 của Bộ Luật Tố Tụng H́nh Sự. Không v́ bất cứ một lư do nào, Cơ quan điều tra cứ tiếp tục tạm giam chị Phạm Thanh Nghiên. Đây là bằng chứng rơ rệt chế độ Dũng đă ngồi xổm lên luật pháp của chúng đặt ra. Chế độ Dũng đại diện cho hành pháp, hơn hết phải tôn trọng luật pháp và thi hành luật pháp. Một chế độ không biết tôn trọng luật pháp sẽ gây ra sự bất ổn chính trị, làm xáo trộn xă hội là điều không thể tránh khỏi. Một nhà nước không tuân thủ luật pháp, làm sao bắt dân phải thi hành luật pháp. Một xă hội luôn xáo trộn, chắc chắn không thể phát triển kinh tế và toàn dân đi đến chỗ nghèo đói là điều khẳng định.

So sánh vụ án chị Phạm Thanh Nghiên với vụ án anh Lư Tống, chúng ta thấy sự khác biệt kinh khủng. Anh Lư Tống xịt hơi cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ngày 18/7/2010 tại Santa Clara Convention Center, San Jose, chỉ đúng 3 ngày sau, 21/7/2010, anh Lư Tống đă phải ra hầu ṭa. Vị chi, anh Lư Tống bị cơ quan an ninh Hoa Kỳ tạm giam chỉ có 3 ngày, sau khi đă đóng tiền tại ngoại hầu tra. Gần như tất cả mọi vụ án liên quan đến vấn đề "chính trị" thường bị kéo dài, Từ đó đến nay, đă qua 16 phiên ṭa, kéo dài gần một năm rồi, mà vụ xử án vẫn chưa kết thúc. Một bên bị tạm giam 496 ngày (16 tháng 11 ngày), một bên chỉ có 3 ngày, một bên chỉ có 1 phiên xử chỉ kéo dài có 3,4 tiếng đồng hồ, một bên đă 16 phiên xử, kéo dài có thể hàng trăm giờ mà vẫn chưa chấm dứt. Bởi thế, người ta không lạ ǵ, những phiên ṭa xử án những nhà dân chủ ở Việt Nam đều được gọi là những phiên ṭa bỏ túi. Tức là bản án đă được định sẵn bỏ trong túi, trước khi phiên ṭa được đem ra xét xử.

Chúng ta hăy nghe LS Huỳnh Văn Đông đă bào chữa cho 2 dân oan tại Bến Tre, bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông: {{...Theo cá nhân của tôi, th́ tôi nhận xét cái phiên ṭa này ngay từ buổi đầu nó đă có sự vi phạm pháp luật, và vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và thật trắng trợn. Chúng tôi đă không được tiếp cận hồ sơ và phô-tô hồ sơ, cũng như giữ hồ sơ một cách rơ ràng theo đúng quy định của pháp luật, bởi v́ ṭa án đă ngăn cản chúng tôi thực hiện công việc đó ở giai đoạn tiền xét xử. Và đến trong phiên ṭa, mọi phát biểu và tranh luận của chúng tôi, tương tự như những phiên ṭa khác, th́ đều bị cắt. Gần cuối phiên xử, trong phần tranh luận, th́ tôi phải rời pḥng xử án và chịu sự áp giải của công an đi ra ngoài. Bởi v́ là luật sư bảo vệ cho thân chủ chúng tôi, chúng tôi chỉ muốn chứng minh cho Hội đồng xét xử biết rằng những tài liệu mà nhà nước Việt Nam coi là "phản động" và "chống đối nhà nước", đó là những tài liệu do tổ chức Đảng Việt Tân cung cấp cho những người này, tài liệu đó mang 6 chữ cái TS-HS-VN có nghĩa là Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam, th́ những tài liệu đó theo nhận định của ṭa án, của Viện kiểm soát, đó là những tài liệu phản động, và chúng tôi muốn làm rơ vấn đề này về 6 chữ cái cũng như chủ quyền Hoàng Sa Trường sa.}} Thật là khôi hài, 2 người dân oan này, bà Thúy và ông Thông, cũng chỉ thể hiện ḷng yêu nước, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam lại bị kết án 7 năm tù và 6 năm tù về tội "lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 của Bộ Luật H́nh Sự. Khôi hài thêm nữa, luật sư Đông là một luật sư rất nỗi tiếng, làm chủ văn pḥng luật sư Thiên Tuế, một luật sư rất am tường về luật pháp, đă từng là luật sư biện hộ cho 4 dân oan tại Giáo Xứ Cồn Dầu, cũng từng là luật sư bào chữa cho nhà dân chủ Phạm Văn Trội, và cũng từng chung với LS Lê Trần Luật đă bào chữa cho 8 giáo dân tại Giáo Xứ Thái Hà... đă bị 2 tên công an làm việc cho ṭa án Bến Tre, kẹp 2 bên tiễn ra khỏi pḥng xử án, dẫn đi rất xa khỏi ṭa án, rồi thả ở một con hẽm nhỏ với những lời hăm dọa sẽ bị đánh đập. Một chế độ đối xử với luật sư như bọn du đảng, côn đồ như thế này th́ đủ hiểu. Làm như luật pháp của nước CHXHCNVN này được đặt ra, chỉ buộc người dân phải thi hành mà thôi, chứ không phải buộc công an, hay 3 triệu đảng viên ĐCSVN thi hành.

Sớm muộn ǵ, LS Đông cũng bị vào tù, dù ông chẳng tội t́nh ǵ, hoặc sẽ bị tước quyền hành nghề như LS Lê Trần Luật. Trường hợp LS Lê Công Định cũng tương tự như thế, dám đứng ra bào chữa cho LS Lê Thị Công Nhân và LS Nguyễn Văn Đài, rồi sau đó cũng vào tù. Chúng ta có thể kết luận không sai lầm: "Chế Độ Dũng vs. Các Luật Sư", nhưng cái vs ở đây là sự đối kháng không công bằng, v́ chế độ Dũng có lực lượng quân đội, công an, được trang bị vũ khí đầy đủ. Trong khi đó, các luật sư chỉ có tiếng nói, ḷng yêu nước, thương dân, yêu công lư, yêu công bằng làm vũ khí. Nếu so sánh giữa các luật sư đối với chế độ Dũng, chẳng khác ǵ châu chấu đá xe, nhưng làm chúng ta gợi nhớ:

Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngă, ai dè xe nghiêng.

Ngày 10 tháng 7 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com