Trong bang giao quốc tế, khi một vị lănh đạo hay đại điện của một nước đến thăm nước khác th́ sau khi kết thúc sẽ có một cuộc họp báo chung trong đó bản Thông Cáo chung sẽ được công bố, dù bản Thông Cáo chung chưa chắc đă lột tả đúng sự thật cuả cuộc thảo luận giữa hai bên. Đó là một thông lệ của tiến tŕnh ngoại giao khắp hoàn cầu. Trong quá khứ khi ông Triết, ông Dũng sang thăm Mỹ, thông lệ này đă được thực hiện.
Tuy nhiên, sau những cuộc viếng thăm của các giới chức Việt Nam sang Tàu, chưa bao giờ dân Việt được nghe, được biết về những điều ǵ đă được hai bên thỏa thuận, từ chính miệng các vị đại diện Việt Nam tham dự cuộc họp với Tàu. Cụ thể là việc ông Hà Xuân Sơn sang bên Tàu họp gần đây. Ông và Bộ Ngoại Giao cuả ông, cũng như các báo "lề phải" đều giữ kín miệng b́nh. Nàng "két" Phương Nga cũng im re không hót được câu nào. Bởi thế nên dân Việt phải đoán già đoán non là lại thêm một bước nhượng bộ nữa đây. Đến khi người của Bộ Ngoại Giao Tàu lên tiếng thúc dục VN phải thực thi những thoả thuận đă đạt trong cuộc họp với ông Sơn là: Hai bên sẽ bàn thảo song phưong về vấn đề biển Đông, và hai bên đồng thuận không để một nước thứ 3 xen vào ván đề tranh chấp này.

Th́ ra ngài Hà Xuân Sơn, đại diện cuả Việt Nam đă tự động, hoặc được chỉ thị chui đầu vào cái bẫy "bẻ đũa từng chiếc" cuả Tàu. V́ từ đầu, Tàu luôn chủ trương thảo luận song phương để dễ bề bắt nạt. Họ cũng chủ trương không cho nước thứ 3 dính vào v́ sợ Mỹ làm kỳ đà cản mũi! Biết như thế nên một số các vị trí thức khả kính đă đồng kư tên gởi Bô Ngoại Giăo đ̣i đối chất để phanh phui ra sụ thật ẩn trong lời phát ngôn của Tàu. Bộ Ngoại Giao hoá ra con gà "mắc tóc", t́m cách tránh né cuộc gặp với các nhà trí thức. Mục đích của Bộ là dấu nhẹm tin tức về thỏa thuận cuả ông Sơn với Tàu. Như thế rơ ràng là một lần nữa Việt Nam lại phải hy sinh cái ǵ đó thuôc về quốc gia, cho bọn Tàu tham lam và đểu cáng.

Mời bạn đọc nghe lời tường thuật cuả Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, một trong 18 vị trí thức gởi thư yêu cầu Bộ Ngoại Gia giải tŕnh về kết quả cuộc họp vừa qua giữa ông Sơn và đại điện Tàu.

Chúng tôi đi gặp Bộ Ngoại giao
Nguyễn Huệ Chi

Sau khi bản Kiến nghị yêu cầu Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin liên quan đến quan hệ với Trung Quốc đề ngày 2-7-2011 do 18 người kư tên được LS Trần Vũ Hải trực tiếp đưa đến Bộ Ngoại giao ngày 4-7-2011 và nhận được chữ kư của người tiếp nhận là ông Nguyễn Văn Vượng, Phó pḥng tiếp nhận công văn hành chính của Bộ, hết thảy những người đă kư vào Kiến nghị đều trong tâm trạng chờ đợi, hy vọng một sự đáp ứng chân thành, nghiêm túc của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tối ngày 12-7-2011 tôi đang làm việc th́ nhận được một cú điện thoại từ Bộ Ngoại giao gọi đến, xưng danh đầu dây bên kia là một phụ nữ tên Loan. Chị Loan cho biết Bộ có lời mời tôi, một trong những người kư tên vào Kiến nghị, đúng 9 giờ sáng mai, 13-7-2011 đến Bộ để được nghe giải đáp về những ǵ bản Kiến nghị đề xuất. Tôi hỏi lại: “Tại sao Bộ không gửi giấy mời đến từng người mà dùng h́nh thức gọi điện?” Trả lời: “Thời gian eo hẹp không gửi giấy kịp khắp tất cả, cho nên đành phải gọi điện cho nhanh”. Hỏi tiếp: “Người tiếp chúng tôi trong cuộc họp sẽ là ai?”. Trả lời: “Theo cháu biết th́ có một lănh đạo Bộ ra tiếp và trả lời các bác”. “Cũng được” – Tôi nghĩ vậy và cám ơn người gọi rồi ngưng máy.

Xong cuộc gọi điện ấy, khoảng 15 phút sau tôi nhận được cú điện thứ hai của một thành viên trong số người kư tên là LS Trần Vũ Hải. Anh báo tin: Anh em muốn rằng sáng mai, chúng ta có mặt tại 36 Điện Biên Phủ lúc 7 giờ 30 sáng để trao đổi xem ta nên đề nghị vị lănh đạo Bộ cho ta biết những ǵ, cốt hướng người giải đáp vào mục tiêu cần hỏi của chúng ta, làm cho cuộc gặp thêm phần hiệu quả. Lời anh Hải quả hợp ư tôi. Tôi bèn lướt vội các trang mạng tiếng Hoa để t́m thêm một số tin mà nhiều mạng chính thống Trung Quốc đă đưa về cuộc họp giữa ông Hồ Xuân Sơn với các đồng nhiệm Trung Quốc trong ngày 25-6-2011. Hóa ra t́m được vô khối, trang nào cũng nói những ư tương tự như văn bản tiếng Anh của Tân Hoa xă mà Kiến nghị đă lược trích. Rơ ràng là bên họ có sự “chúng khẩu đồng từ”, c̣n bên ta th́ lời lẽ xem ra… tránh né và lúng túng. T́m xong, tôi in sẵn một loạt đề mục chính làm bằng cứ rồi mới yên tâm lên giường nằm ngủ, bấy giờ đă 1 giờ sáng.

Đúng 6 giờ, tôi c̣n chưa tỉnh giấc th́ đă có một cú điện dựng dậy: điện thoại của nhà cách mạng lăo thành Nguyễn Trọng Vĩnh. Cụ cho biết tối hôm qua cụ cũng nhận được điện từ Bộ Ngoại giao. Bộ c̣n có nhă ư đưa xe đến đón cụ, ưu tiên người cựu lănh đạo cao niên của Bộ. Cũng v́ thế, cụ đổi ư là sẽ lên xe đi thẳng đến Bộ luôn cho tiện, c̣n anh em chờ nhau tại Café Trung Nguyên th́ cứ có mặt ở đấy, đến giờ tất cả cùng vào. Nghe điện cụ xong, không ngủ nán được nữa, tôi trở dậy chuẩn bị làm vệ sinh cá nhân và uống tạm một cốc sữa đậu nành rồi lên đường lúc 7 giờ.

Đến 36 Điện Biên Phủ, rất mừng là anh chị em có mặt đă khá đông. Gặp lại các anh Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch, và em Nguyễn Văn Phương, người đọc bản Tuyên cáo tại Nhà Hát Lớn trong ngày biểu t́nh hôm 3-7-2011… Ai nấy đều rất vui. Cảm động nhất là sự hiện diện của GS Hoàng Tụy, người đang có những nỗi buồn riêng trong gia đ́nh thế mà vẫn đến rất đúng giờ.


Từ trái sang: Nguyễn Huệ Chi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang A, Trần Nhương, Nguyễn Văn Phương, người đứng là Trần Vũ Hải

Chuyện tṛ một lúc chúng tôi xoay vào yêu cầu chính mà Kiến nghị đă nêu bật: Rất cần Bộ Ngoại giao cho biết nội dung bản thỏa thuận giữa lănh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc gồm những điểm ǵ; ngoại trừ những vấn đề thuộc phạm vi bí mật Nhà nước ra, c̣n th́ cần được bạch hóa tất cả mọi điều khoản đă kư kết, và càng cần được bạch hóa bản kư kết cuối cùng, ít nhất cũng là trích yếu các điều khoản đó. V́ đây là vấn đề thiêng liêng thuộc phạm vi lănh thổ lănh hải muôn đời của Tổ quốc, Chính phủ muốn kư kết bất cứ nội dung ǵ đều phải trưng cầu ư dân, kư xong phải thông báo cho dân được rơ. Đây cũng là dịp t́m hiểu xem người đóng vai “đặc sứ” của ta (cách gọi ông Hồ Xuân Sơn trong các bản tin Trung Quốc) có rút kinh nghiệm đối phó với con cáo già phương Bắc hay không hay là vẫn cứ dẫm phải vết chân người đi trước, hớ hênh này tiếp theo hớ hênh nọ, mắc mưu người mà cứ tưởng ḿnh “ăn” được người (“Dại rồi c̣n biết khôn làm sao đây”).


GS Hoàng Tụy ngồi giữa, bên trái là GS Phạm Duy Hiển
Đang trao đổi về những vấn đề sẽ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp diễn ra với Bộ Ngoại giao

Ngoài ra, có một đề tài vẫn luôn luôn được Trung Quốc vin vào để biện hộ cho hành vi lấn chiếm biển đảo, trắng trợn bắn giết bộ đội và ngư dân chúng ta trong hàng mấy chục năm nay, đó là bức Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lai; Bộ Ngoại giao cần cho biết quan điểm chính thức của Nhà nước ta đối với bức Công hàm này cũng như những luận cứ Nhà nước đă dùng để trả lời Trung Quốc về bức Công hàm này – điều đáng nói là tại sao cho đến nay Nhà nước vẫn chưa công khai hóa quan điểm của Nhà nước về bức Công hàm không có giá trị pháp lư đó trước toàn dân?


Mọi người chăm chú đọc lại tài liệu

Tuy vậy, khi hỏi nhau rằng ai nhận được điện của Bộ Ngoại giao vào tối hôm qua th́ mới biết, chỉ có 4 người: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi. Sao lại như vậy chứ? 4 người trên con số 18 nói lên điều ǵ? 4 người có đại diện được cho cả 18 người cùng kư vào Kiến nghị không? V́ lẽ ǵ đến một công dân đáng kính như Giáo sư Hoàng Tụy cũng không nhận được điện mời của Bộ? Chúng tôi loay hoay măi mà không t́m ra lời giải cho mấy câu hỏi đầy băn khoăn ám ảnh kia. Ai cũng cảm thấy buổi gặp mặt do Bộ Ngoại giao bố trí có điều ǵ hơi bất thường, nếu không th́ cũng là quá vội vàng, cốt làm cho xong, thiếu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Anh Phạm Duy Hiển cho biết nhà văn Nguyên Ngọc cũng đă gọi điện báo tin anh sẵn sàng từ Đà Nẵng bay ra ngay Hà Nội để dự cuộc gặp sáng hôm nay nếu như trong tay anh có một mảnh giấy của Bộ Ngoại giao đến đúng lúc… Những tín hiệu trước cuộc “hội ngộ” như thế quả thực gợi lên nhiều nan đề khó mà tự giải đáp với nhau.

Cuối cùng, đành t́m ra một phương án tạm gọi là ổn như sau: mọi người hăy ngồi lại để LS Trần Vũ Hải và TS Nguyễn Quang A sang trước xem xét t́nh h́nh thế nào, và đề đạt một thỉnh cầu đầy thiện chí: Bộ Ngoại giao đă muốn gặp cả 18 người kư Kiến nghị th́ mời Bộ cử một phái viên sang quán café Trung Nguyên nói một lời mời chính thức để anh chị em yên tâm cùng nhau sang, nếu không, người được mời và người không được mời đều rất khó xử. Hai người tức tốc ra đi. Một chốc sau anh Nguyễn Quang A trở về cho biết, trước cổng Bộ Ngoại giao là cô Loan cùng với hai cán bộ nữa đang đợi chúng ta. Nhưng cô Loan từ chối sang quán café nói lời mời với Đoàn, v́ theo cô, nơi đấy là một tụ điểm ăn sáng, sang mời không tiện. (Hay nhỉ, gửi giấy mời cho tất cả không tiện, gọi điện cho tất cả không tiện, khi anh chị em đến đông đủ, cần một lời mời chính thức cũng không tiện nốt, thế th́ phải thế nào mới tiện đây?). Anh Nguyễn Quang A c̣n cho biết thêm, xe đón Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đă đến, Thiếu tướng đang có ư chờ anh em ḿnh. LS Trần Vũ Hải đă vào theo cụ. Tuy nhiên người giải đáp các yêu cầu trong bản Kiến nghị th́ lại là một Phó ban Biên giới, ông Trần Duy Hải, chứ không phải ông Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn.

Tất cả đều ồ lên một tiếng như một tiếng đáp đồng thanh: Thế th́ c̣n nói ǵ nữa. Người ta mong là mong nghe những điều đang làm ḷng dân xôn xao và nóng hết mọi cái đầu yêu nước, xoay quanh những bản thông cáo báo chí chèo nhau giữa ta và Trung Quốc hơn mười ngày qua, chứ vấn đề biên giới th́ các vị đă kư từ đời tám hoánh nào rồi, đâu phải là nhu cầu bức thiết phải giải đáp vào lúc này.

Không cần chờ đợi lâu, đă có ngay một quyết định dứt khoát, dù không ai bàn với ai: TS Nguyễn Xuân Diện thay mặt mọi người sang trả lời với quư Bộ rằng cả 17 người sẽ không sang nếu Bộ không có một lời mời chính thức, v́ chúng tôi không cầu mong đến nghe thông tin của Bộ Ngoại giao về biên giới mà theo luật, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ trả lời nghiêm chỉnh Kiến nghị của công dân. Mặt khác, nội dung bản Kiến nghị liên quan đến những vấn đề hệ trọng vượt ra ngoài quyền hạn một Phó ban Biên giới của Bộ, v́ thế nếu không có ông Hồ Xuân Sơn đứng ra giải đáp các thắc mắc của nhân sĩ trí thức nhằm làm sáng tỏ những điều vẫn được đồn đại trong dân chúng về việc “đi đêm” giữa ta và Trung Quốc quanh chủ quyền biển đảo, th́ cuộc gặp gỡ này hoàn toàn không cần thiết. Anh Diện nhận lời đóng vai “ngoại giao” cho Đoàn và chỉ mười phút sau anh trở lại thông báo nhiệm vụ đă được hoàn thành xuất sắc: anh đă nói lên điều cần thiết có tính chính danh là một lời mời của Bộ, c̣n không th́ đoàn Kiến nghị trước sau cũng có cách để lấy được bản thỏa ước giữa lănh đạo cấp cao hai nước, đó là quyền lợi chính đáng của cả dân tộc chứ không phải là một trái núi Phanxipăng để bày ra thách đố, trong khi, hiện không ít báo chí nước ngoài đang chờ đợi cuộc gặp để hỏi ư kiến về kết quả cũng như tinh thần trao đổi của Đoàn. Nghe anh Diện nói xong, lần lượt GS Hoàng Tụy, GS Phạm Duy Hiển rồi Trần Nhương, Phạm Xuân Nguyên… mọi người đứng lên, nh́n nhau cười một cái – nụ cười trầm ngâm nhiều ư nghĩa – và nhẹ nhàng chia tay.

C̣n câu chuyện ở trong Bộ Ngoại giao, theo lời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh kể lại th́ diễn ra theo kịch bản sau: cụ và Trần Vũ Hải đi vào, pḥng họp đă có đại diện các ban pḥng vụ viện đủ cả. Ông Trần Duy Hải, Phó ban Biên giới, nói rằng sở dĩ ông được giao đứng ra tiếp Đoàn v́ ông ta đích thân đi theo Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên nắm được đầy đủ diễn biến các cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc. Ông cũng cho hay Bộ Ngoại giao đă quyết định mở cổng chính để mời Đoàn sang, nhưng cử một người đi sang đó mời th́ không thể làm được. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đáp lời ông: “Bên ấy hiện có những trí thức nổi tiếng, là chuyên gia hàng đầu trong nhiều ngành nhiều lĩnh vực, các Giáo sư thứ thiệt chứ không phải loại dỏm, cho nên sự tự trọng đối với họ là biểu hiện nhân cách, không có một lời mời th́ họ sang sao được”. LS Trần Vũ Hải tiếp lời cụ Vĩnh: “Nếu các ông quyết định không sang mời các vị nhân sĩ trí thức th́ hay là ông làm văn bản trả lời chúng tôi có được không?” Ông Phó ban Biên giới lắc đầu: “Có cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đây là người biết rơ, trong nguyên tắc ngoại giao, nhiều điều nói được mà viết ra không được. Hay là thôi, cụ Vĩnh đă có mặt đây rồi, coi như cụ là Trưởng đoàn, tôi cứ xin báo cáo, cụ đại diện cho cả Đoàn nghe vậy”. Cụ Vĩnh xua tay ngay: “Không được đâu. Nếu anh coi tôi là người cũ của Bộ, dẫn tôi sang một pḥng riêng, kể cho tôi nghe t́nh h́nh cuộc gặp gỡ giữa ta và Trung Quốc th́ nghe cũng chẳng sao, nhưng c̣n ngồi ở đây để anh báo cáo th́ đâu có được, v́ tôi chỉ là một cá nhân kư vào Kiến nghị, tôi làm sao mà thay mặt được cho cả Đoàn, tôi cũng có th́ giờ đâu đi báo cáo lại với từng người một. Xin nói lại, những bậc trí thức không sang v́ không nhận được lời mời chứng tỏ họ là người coi sự tự trọng là một phẩm chất. Vậy thôi, cuộc họp không thành, xin dừng lại ở đây”. Thế là cụ và LS Trần Vũ Hải bắt tay quư vị trong Bộ Ngoại giao và lên xe ra về.
N.H.C.

Câu hỏi lớn được đặt ra: Tại sao Bộ Ngoại Giao phải tránh né kết quả cuả cuộc họp giữa ông Hồ Xuan Sơn và đại điện của Tàu???

VP