Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 15

Thread: Na Uy - Thiên đường bị đánh cắp

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Na Uy - Thiên đường bị đánh cắp

    Đất nước Bắc Âu nổi tiếng yên b́nh với xă hội cởi mở và người dân không thấy có lư do phải tự bảo vệ ḿnh. Nhưng tất cả đă thay đổi khi chỉ trong một ngày, Na Uy ch́m trong hai vụ khủng bố đẫm máu mang tính lịch sử.

    Vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Oslo nhằm vào các cơ quan đầu năo của chính phủ và đặc biệt là vụ xả súng trên đảo Utoeya cướp đi sinh mạng gần 100 người có thể được coi là vụ 11/9 của Na Uy. Kể từ Thế chiến II đất nước thanh b́nh ở Bắc Âu này chưa từng hứng chịu bất cứ hành động bạo lực nào tương tự.


    Thiên đường phải thay đổi

    Sự b́nh yên trong suốt một thời gian dài của Na Uy không phải v́ nước này giỏi trong việc tự bảo vệ ḿnh, mà phần nhiều là do chính sách của nước này tránh xa các cuộc xung đột quốc tế. Dù là thành viên của khối quân sự NATO từ lâu, nước này gần đây mới bắt đầu tham gia các chiến dịch quân sự tại Afghanistan và Libya.

    Chính sách đối ngoại ôn hoà truyền thống của Na Uy nh́n chung không khiến cho nước này có nhiều kẻ thù. Các nhà ngoại giao Na Uy trước đây thường nói rằng việc đánh bắt và kinh doanh thịt cá voi chính là vấn đề gây tranh căi duy nhất của nước này khi họ tiếp xúc cộng đồng quốc tế.

    Xă hội Na Uy hoàn toàn cởi mở với các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau và vấn đề an ninh tại đây từng được nhiều người nước ngoài mơ ước. Các thành viên trong Hoàng gia Na Uy thường tự do đi lại với sự hỗ trợ rất hạn chế của lực lượng an ninh tại các thành phố cũng như trong các kỳ nghỉ bên bờ biển hoặc vùng đồi núi.

    Đa phần những thông tin cá nhân của người dân Na Uy cũng để mở nên hầu như hiếm người có địa chỉ hay số điện thoại bí mật. Chỉ cần mở các danh bạ trực tuyến là có thể t́m thấy những đường dẫn cung cấp cả ảnh chụp vệ tinh ngôi nhà và địa chỉ chính xác một người nào đó đang sống. Trên đó c̣n có chứa đựng cả chi tiết về địa chỉ email và nơi làm việc của họ.

    Na Uy cũng là đất nước mà các chính trị gia, doanh nhân hay ngôi sao giải trí hàng đầu không ngại in số điện thoại và địa chỉ cá nhân ngay trên danh thiếp của ḿnh. Ngay cả lương bổng và tài sản của họ cũng được cơ quan thuế công bố mỗi năm một lần và chúng có thể xuất hiện dày đặc trên các báo.

    Xă hội cởi mở và an toàn của Na Uy c̣n được thể hiện qua việc người dân có thể sử dụng phương tiện t́m kiếm trực tuyến để t́m hiểu vấn đề tài chính của bạn bè hay thậm chí là hàng xóm của ḿnh. Các hộp thư không khoá đặt bên ngoài mỗi ngôi nhà và các sao kê ngân hàng hay hồ sơ y tế thường được đặt vào đây mà không lo có ai tọc mạch.

    Đối với thế giới bên ngoài, cách sống cởi mở của người dân Na Uy có thể bị coi là quá "thật thà" trong một thế giới ngày càng phức tạp. Nhưng theo nhiều người, cho đến trước vụ khủng bố kép đẫm máu ngày 22/7 vừa qua, người dân Na Uy vẫn không thấy có lư do ǵ để phải có biện pháp tự bảo vệ ḿnh.

    Cũng giống như Thụy Điển trước vụ ám sát Thủ tướng Olof Palme năm 1986, người dân Na Uy thường phản đối những lời kêu gọi các biện pháp nhằm tăng cường an ninh ở trong nước. Theo BBC, đối với người Na Uy, sống trong một xă hội mở không chỉ là một đặc ân mà c̣n là lời tuyên bố đối với thế giới rằng, đó chính là nơi cho thấy mọi người có thể sống trong hoà b́nh như thế nào.

    Năm 1993, người phụ trách xuất bản tập sách gây tranh căi Những vần thơ quỷ Satăng (The Satanic Verses) của Salman Rushdie là William Nygaard bị bắn trọng thương bên ngoài nhà riêng ở thành phố Oslo, sau khi Đại giáo chủ Iran Khomenei ra sắc lệnh Hồi giáo chống lại người đàn ông Na Uy này v́ tội cho xuất bản tập sách mà họ coi là "báng bổ tôn giáo".

    Sự kiện trên đă phần nào đánh động những vấn đề an ninh của Na Uy, nơi vốn tự hào về sự thanh b́nh. Vụ khủng bố kép ngày 22/7 cũng sẽ có tác động tương tự nhưng trên quy mô hoàn toàn khác. Quan điểm về nguy cơ mất an ninh của Na Uy có thể sẽ thay đổi nhanh chóng và toàn diện. Nói cách khác, nếu những kẻ tấn công âm mưu đánh cắp cuộc sống thiên đường ở Na Uy th́ chúng đă thành công

    Khủng bố mang màu sắc chính trị


    Những vụ tấn công liên tiếp có phối hợp với nhau xảy ra ở châu Âu không thể tránh khỏi việc đặt ra câu hỏi tổ chức nào đứng sau hành động này. Phần lớn những kết luận ban đầu đều cho rằng có một tổ chức Hồi giáo cực đoan thực hiện vụ khủng bố đẫm máu ở Oslo, cũng giống như các sự kiện tương tự trước đây ở London và Madrid.

    Nhưng nghi phạm duy nhất bị bắt trong vụ xả súng trên đảo Utoeya khiến 85 người chết là Anders Behring Breivik, 32 tuổi, có bề ngoài đậm nét Na Uy: dáng cao lớn, mắt xanh và tóc vàng. Tên này cũng được phát hiện đă lảng vảng ở Oslo ngay trước khi vụ đánh bom xảy ra. Sau đó anh ta lại giả danh cảnh sát tới đảo Utoeya nói rằng đang điều tra manh mối về các vụ nổ để xả súng.

    Từ nghi vấn ban đầu, cảnh sát đă cáo buộc một ḿnh Breivik thực hiện cả vụ đánh bom trung tâm Oslo khiến 7 người chết lẫn vụ bắn giết làm 84 người thiệt mạng tại trại hè thanh niên Utoeya. Cảnh sát Na Uy nhận định vụ tấn công kép không có dấu hiệu liên quan đến các tổ chức khủng bố Hồi giáo quốc tế mà là hành động của "một gă điên rồ".

    Có một điều dễ nhận thấy là các vụ tấn công ngày 22/7 mang màu sắc chính trị v́ đều gắn với đảng Lao động cầm quyền ở Na Uy. Các toà nhà bị đánh bom đều thuộc chính phủ của Thủ tướng Jens Stoltenberg, đặc biệt là khu nhà văn pḥng của ông. Trong khi vụ xả súng tại trại hè thanh niên do đảng Lao động tổ chức. Thủ tướng Stoltenberg cũng có lịch tŕnh đến thăm đảo Utoeya để gặp gỡ các thanh niên đang tham dự trại hè trong ngày hôm nay.

    Nhưng tất cả các điểm đến của ông có gắn với đảng Lao động đều bị tấn công trong một ngày, khiến nhiều người nghiêng về giả thuyết chúng mang động cơ chính trị hơn là âm mưu reo rắc nỗi sợ hăi trên diện rộng của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

    Nhiều chuyên gia nghiêng về giả thuyết đây giống như vụ Oklahoma của Mỹ năm 1995, khi toà nhà liên bang bị kẻ đánh bom Timothy McVeigh tấn công v́ lư tưởng riêng của hắn chứ không liên quan đến tổ chức khủng bố nào. Động cơ của kẻ máu lạnh Anders Behring Breivik có thể cũng tương tự, nên vụ tấn công Na Uy khác với vụ 11/9/2001 tại Mỹ vốn do các phần tử khủng bố nước ngoài gây ra.
    Trong khi đó, một nhóm tự xưng là "Thánh chiến Hồi giáo toàn cầu" hôm nay lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố Na Uy để trả thù việc nước này đă đưa quân đến Afghanistan và xúc phạm đấng tiên tri Muhammad trước đây. Tuy nhiên sau đó tuyên bố nhận trách nhiệm này đă được rút lại.

    Một ngày sau vụ khủng bố đẫm máu, cảnh sát Na Uy vẫn chưa thể thống kê chính xác số người thương vong cũng như quy mô đầy đủ của vụ tấn công kép ngày 22/7. Cuộc điều tra đang tiếp tục nên kết luận cuối cùng có thể có thay đổi. Hơn nữa, hồi đầu năm nay cơ quan t́nh báo Na Uy cũng từng cảnh báo về nguy cơ khủng bố ngày càng tăng khi có các công dân Na Uy được huấn luyện khủng bố tại các nước như Afghanistan, Pakistan, Somali và Yemen.

    Đ́nh Nguyễn


    vnExpress

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Vụ khủng bố Na Uy xảy ra như thế nào

    Thủ phạm gài bom trên chiếc xe hơi gây chấn động trung tâm thủ đô Na Uy. Sau đó cũng chính người này giả danh cảnh sát đi phà ra đảo Utoeya bắn giết điên cuồng các thanh niên dự trại hè, làm tổng cộng 92 người chết.

    Cảnh sát buộc tội nghi phạm bị bắt Anders Behring Breivik, 32 tuổi, là tác giả của cả hai vụ khủng bố và tên này sau đó đă nhận tội. Đầu tiên Breivik gây ra vụ nổ lớn làm rung chuyển trung tâm Oslo lúc 15h26' ngày 22/7 (20h26' giờ Hà Nội) bằng bom xe, làm hư hại nặng toà nhà văn pḥng Thủ tướng Jens Stoltenberg, trụ sở Bộ Dầu mỏ và Bộ Tài chính cùng văn pḥng một toà báo.

    Tiếng nổ phát ra từ quả bom có thể nghe thấy rơ từ khắp các vị trí của thủ đô Oslo. Khu vực bị tấn công là trung tâm của chính phủ Na Uy do đảng Lao động cầm quyền. Hiện trường vụ nổ trông giống như một băi chiến trường, khi mọi người t́m cách vượt qua con phố đang phủ kín gạch đá, mảnh kính vỡ và tài liệu để thoát thân

    Khi cảnh sát tới phong toả hiện trường và sơ tán mọi người, khu vực trung tâm Oslo đă phủ một lớp bụi dày do vụ nổ gây ra. Xe cứu thương hối hả đổ tới khu vực toà nhà chính phủ để đưa những người bị thương tới bệnh viện và có ít nhất 7 thi thể được t́m thấy trong đống đổ nát. Hiện vẫn c̣n thi thể kẹt trong các toà nhà bị hư hại nên con số người chết sẽ c̣n tăng.

    Cảnh sát xác nhận đây là một vụ đánh bom xe và họ phát hiện có các quả bom khác chưa nổ gài rải rác quanh các toà nhà. Quả bom phát nổ được chế tạo từ thành phần chính là phân bón, giống như quả bom từng phá huỷ toà nhà liên bang Mỹ tại thành phố Oklahoma năm 1995.

    Khoảng hơn một giờ sau vụ nổ ở Oslo và khi mọi người c̣n chưa hết bàng hoàng th́ có tin về vụ bắn giết tại trại hè thanh niên do đảng Lao động tổ chức trên đảo Utoeya, cách Oslo 35 km về phía tây bắc. Lúc 16h50' (21h50' giờ Hà Nội), mọi người bắt đầu nghe thấy tiếng súng trên đảo.

    Khi đó Anders Behring Breivik vừa rời hiện trường vụ nổ ở Oslo, ăn mặc giả danh một cảnh sát đi phà từ đất liền ra đảo Utoeya. Tên này nói với mọi người trên phà là đang ra đảo để điều tra các manh mối về vụ nổ Oslo. Nhưng ngay khi đặt chân lên đảo và gọi được nhiều thanh niên tới gần, Breivik bất ngờ rút súng từ trong túi và bắn đầu bắn giết họ.

    Những thông tin đầu tiên về vụ xả súng xuất hiện trên trang Twitter, trong đó mô tả một tay súng cao lớn mặc trang phục cảnh sát đang bắn giết các thiếu niên. Thời điểm này gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát và giới truyền thông đang dồn sự chú ư vào vụ nổ ở Oslo, nên thông tin về vụ xả súng khá mờ mịt.

    Khi nhận được tin báo xảy ra vụ thảm sát, phải mất 45 phút lực lượng đặc nhiệm SWAT và cảnh sát Na Uy mới có thể tiếp cận đảo Utoeya. Đó là lúc 17h40' ngày 22/7, thời điểm tay súng Breivik đang điên cuồng đi khắp ḥn đảo nhỏ để bắn giết những người mà hắn gặp.

    Cảnh sát chủ yếu dùng xe hơi ra bờ rồi dùng thuyền tới đảo Utoeya v́ cho rằng đi bằng trực thăng sẽ mất thời gian hơn. Một báo cáo cho biết các nhân viên an ninh không thể tiếp cận nhanh với trực thăng, trong khi lúc họ tới bờ hồ lại rất khó t́m một chiếc thuyền để ra đảo.

    Khung cảnh trên đảo cực kỳ hỗn loạn và Breivik đă tự do hoạt động trong suốt một tiếng rưỡi mà không gặp phải bất cứ sự cản trở nào. Mọi người bỏ chạy tán loạn vào bụi rậm hoặc nhảy xuống nước để tránh làn đạn của tay súng. Hắn không chỉ bắn người trên bờ mà c̣n lia súng giết những người đang bơi dưới nước.

    Một nhân chứng có tên Emma cho biết: "Tôi có thể ngửi thấy cả mùi thuốc súng". Khoảng 20 phút sau khi cảnh sát đổ bộ được lên đảo th́ Breivik mới dừng tay và tên này nhanh chóng bỏ vũ khí đầu hàng mà không chống cự khi bị cảnh sát bao vây.

    Cảnh sát cho biết Breivik mang một số khẩu súng máy và súng ngắn. Sau những manh mối ban đầu về việc tên này có mặt tại hiện trường vụ nổ ở Oslo trước đó, cảnh sát đi từ nghi vấn tới quyết định buộc tội Breivik thực hiện cả hai vụ khủng bố. Sau đó nghi phạm cũng thừa nhận chính hắn đă gây ra những thảm kịch này.

    Vào đêm 22/7, ban đầu cảnh sát thông báo có khoảng 10 người bị bắn chết trên đảo Utoeya. Sau nhiều giờ t́m kiếm tại đây, cảnh sát mới dựng lên được quy mô kinh hoàng của vụ thảm sát với 85 người bị bắn chết cùng hàng chục người bị thương và 4 người c̣n mất tích.

    Cảnh sát đang tiếp tục t́m kiếm thêm thi thể trên đảo và điều tra có chất nổ gài tại khu vực trại hè thanh niên định mệnh này hay không. Họ cũng tập trung xác minh tay súng Breivik hành động một ḿnh hay c̣n có ai khác hỗ trợ vụ thảm sát đẫm máu lịch sử này.

    Anders Behring Breivik là người Na Uy, tóc vàng, mắt xanh, dáng cao lớn như các nhân chứng mô tả. Cảnh sát cho biết tên này hợp tác trong quá tŕnh điều tra và trả lời đầy đủ các câu hỏi của họ. Sau khi thừa nhận tội ác, Breivik cho rằng hành động của ḿnh là "kinh khủng nhưng cần thiết" theo lời thuật lại của luật sư riêng.

    Thủ phạm 32 tuổi mang quan điểm cực hữu và chống Hồi giáo. Người này từng viết nhiều tài liệu thể hiện quan điểm cánh hữu và dân tộc cực đoan để tung lên mạng trước khi thực hiện các vụ tấn công. Breivik đă chuẩn bị cho các vụ thảm sát kể từ tháng 5, khi mua 6 tấn phân bón.

    Breivik cũng lập ra một trang trại có tên Breivik Geofarm để tích trữ phân bón, một thành phần quan trọng trong chế tạo bom. Ngày mai 25/7, nghi phạm này sẽ được đưa ra toà và Breivik tuyên bố sẽ tự giải thích cho các hành động tội ác của ḿnh tại đây.

    Theo tổ chức chuyên theo dơi các hoạt động của những nhóm cực hữu, Breivik là thành viên của một diễn đàn trên mạng mang tư tưởng Tân Phát xít của Thụy Điển có tên Nordisk. Trong một bài viết của Breivik tại đây, tên này tin rằng người Hồi giáo đang "thực dân hoá" Tây Âu.

    Trước đây nghi phạm cũng là thành viên của đảng Tiến bộ thuộc phe cánh hữu (FrP), đảng lớn thứ hai trong quốc hội Na Uy. Tuyên bố của FrP cho biết Breivik là đảng viên đảng này từ năm 1999 và lần đóng đảng phí gần đây nhất là năm 2004. Năm 2006, tên này bị xoá khỏi bản đăng kư thành viên đảng FrP.

    Bạn bè của Breivik cho biết người này mới chuyển sang tư tưởng cực hữu khi gần 30 tuổi. Nghi phạm lớn lên tại Oslo, từng học tại trường quản lư kinh doanh, chưa từng có kinh nghiệm về quân sự và cũng có một hồ sơ h́nh sự hoàn toàn trong sạch.

    Đ́nh Nguyễn


    vnExpress

  3. #3
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Hai vụ khủng bố Na Uy do một thủ phạm gây ra

    Cảnh sát Na Uy thông báo có tới 85 người thiệt mạng trong vụ bắn giết tại trại thanh niên trên đảo Utoeya, trong khi 7 người chết trong vụ đánh bom ở Oslo trước đó vài giờ và cả hai đều do một thủ phạm gây ra.

    Chỉ vài giờ sau vụ đánh bom ở trung tâm thủ đô Oslo chiều qua, một tay súng người Na Uy trang bị nhiều loại súng đă giả danh cảnh sát đột nhập đảo Utoeya để bắn giết điên cuồng những thanh niên đang tham dự trại hè do đảng Lao động cầm quyền tổ chức tại đây.

    BBC dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Knut Storberget cho biết danh tính tay súng là Anders Behring Breivik, 32 tuổi. Tên này bị bắt tại chỗ và sau đó bị buộc tội chính là kẻ gây ra vụ đánh bom rung chuyển thủ đô Oslo trước đó vài giờ. Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết, Thủ tướng Jens Stoltenberg dự kiến đến thăm đảo Utoeya trong ngày hôm nay để gặp các thanh niên dự trại hè.

    Có khoảng 700 người đang tham gia trại hè của thanh niên trên đảo Utoeya th́ xảy ra vụ xả súng kinh hoàng nên số thương vong rất lớn. Theo các nhân chứng, tay súng có dáng người cao to, mắt xanh, tóc vàng, mang theo nhiều loại vũ khí như súng ngắn, súng máy và súng shotgun để bắn giết một lúc hàng trăm người.

    Phóng viên truyền h́nh quốc gia Na Uy Ole Torp cho biết: "Tay súng giả danh làm một cảnh sát đi bằng phà từ đất liền ra đảo Utoeya và nói rằng đang điều tra các manh mối liên quan đến những vụ nổ. Sau đó anh ta yêu cầu mọi người tập hợp thành ṿng tṛn rồi bắt đầu xả đạn. Các thanh niên bỏ chạy vào bụi rậm, vào cánh rừng và nhảy xuống nước để bơi thoát thân.".

    Một nhân chứng khác 15 tuổi có tên Elise tham dự trại hè định mệnh kể: "Đầu tiên anh ta bắn những người trên đảo, sau đó bắt đầu bắn cả những người dưới nước. Tôi nh́n thấy rất nhiều người chết". Ban đầu cảnh sát xác định có 10 người thiệt mạng, nhưng con số người chết tăng cao chóng mặt sau khi lực lượng cứu hộ t́m thấy thêm nhiều thi thể xung quanh đảo Utoeya.

    Tại khách sạn làng Sundvollen, nơi những người sống sót trên đảo Utoeya được đưa tới tạm thời, nhân chứng 21 tuổi Dana Berzingi người dính đầy máu vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh cho biết kẻ giả danh cảnh sát đă gọi mọi người lại gần bằng tiếng Na Uy, sau đó bất ngờ anh ta rút những khẩu súng và đạn từ trong chiếc túi ra để bắn giết. Berzingi đă sử dụng điện thoại của những người bạn bị thiệt mạng của ḿnh để gọi báo cho cảnh sát.

    Đây là một trong những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Cảnh sát Na Uy phải mất nhiều giờ điều tra và t́m kiếm các nạn nhân mới xác định được bước đầu quy mô của vụ tấn công này. Chỉ huy cảnh sát Na Uy Oystein Maeland sáng nay cho biết, phải mất nhiều thời gian để điều tra khu vực quanh đảo và có khả năng số người chết sẽ c̣n tăng.

    Trước đó, vụ đánh bom ở trung tâm thành phố Oslo, nơi giải Nobel Hoà b́nh thường được trao hàng năm, khiến 7 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Có 3 toà nhà bị hư hại nặng nhất trong vụ này gồm trụ sở văn pḥng Thủ tướng Jens Stoltenberg cao 20 tầng, trụ sở Bộ Dầu mỏ và Năng lượng và trụ sở tờ báo khổ nhỏ hàng đầu Na Uy VG.

    Cũng sĩ quan trên cho rằng vụ khủng bố kép giống như vụ Oklahoma của Na Uy hơn là vụ 11/9 của nước này. Ông ám chỉ đến vụ đánh bom một toà nhà liên bang Mỹ ở thành phố Oklahoma năm 1995 do các phần tử khủng bố bên trong nước Mỹ thực hiện, trong khi các phần tử khủng bố nước ngoài đă gây ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 cũng tại Mỹ.

    Trong khi đó, một nhóm tự xưng là "Thánh chiến Hồi giáo toàn cầu" hôm nay lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố Na Uy. Đây chính là tổ chức mà kẻ đánh bom Stockholm, Thụy Điển, năm ngoái từng có mối liên hệ. Thông điệp của nhóm cho hay chúng đánh bom là để trả thù việc Na Uy đưa quân đến Afghanistan và xúc phạm đấng tiên tri.

    Động cơ của vụ đánh bom Oslo và bắn giết trên đảo Utoeya vẫn đang được điều tra, nhưng cả hai khu vực này đều liên quan đến chính phủ của đảng Lao động cầm quyền Na Uy. Sự kiện này cũng gây ra ngày đẫm máu nhất ở các nước Tây Âu kể từ vụ đánh bom đường sắt Madrid, Tây Ban Nha, năm 2004 khiến 191 người chết.


    Đ́nh Nguyễn


    vnExpres
    s

  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Thủ phạm khủng bố Na Uy chống Hồi giáo

    Anders Behring Breivik, thủ phạm 32 tuổi bị cáo buộc gây ra cả hai vụ khủng bố đẫm máu ngày 22/7 tại Oslo và đảo Utoeya, mang quan điểm chính trị cực hữu, dân tộc chủ nghĩa và chống đạo Hồi.

    Chỉ huy cảnh sát Na Uy Sveinung Sponheim phát biểu trên truyền h́nh quốc gia NRK rằng, những thông điệp trên Internet cho thấy thủ phạm Breivik "có một số quan điểm chính trị thiên hữu và chống Hồi giáo".

    Có rất ít thông tin về Breivik ngoại trừ một số thông tin trên các trang mạng xă hội như Facebook và Twitter, nơi anh ta mới đưa lên các entry chỉ vài ngày trước khi gây tội ác. Trên trang Facebook, Breivik tự mô tả bản thân là một tín đồ Thiên Chúa giáo và mang quan điểm bảo thủ, ưa thích tập thể h́nh và hội Tam điểm.

    Tờ Verdens Gang của Na Uy dẫn lời một người bạn của Breivik cho biết, anh ta đă chuyển sang chủ nghĩa cực hữu từ khi gần 30 tuổi. Cũng theo nguồn tin này, thủ phạm thường tham gia các diễn đàn trên mạng và bày tỏ quan điểm dân tộc mạnh mẽ.

    Anders Behring Breivik từng theo học tại Trường Kinh doanh Oslo và làm việc cho công ty riêng Breivik Geofarm trong lĩnh vực nông nghiệp. Kênh truyền h́nh TV2 của Na Uy cho biết công ty này được lập ra để trồng rau, củ, quả, do đó có thể đây là cách để thủ phạm tiếp cận nhiều với các loại phân bón, một thành phần thường được sử dụng trong bom tự chế.

    Trên trang Twitter cá nhân, Breivik chỉ viết một lần duy nhất là phần trích dẫn lời của triết gia John Stuart Mill: "Một người có đức tin tương đương với sức mạnh của 100.000 người chỉ có các mối quan tâm". Cũng giống như trang Facebook, thủ phạm Breivik mới viết trên Twitter hôm 17/7 và có rất ít thông tin cá nhân tại đây.

    Các nhân chứng mô tả tay súng bắn giết người điên cuồng tại trại hè thanh niên trên đảo Utoeya, cách Oslo 40 km, có dáng người cao lớn, tóc vàng và mặc trang phục của cảnh sát. Bức ảnh người này trên trang Facebook cũng cho thấy đó là một người đàn ông mắt xanh và có mái tóc vàng.

    Từ những nghi vấn về việc Breivik có mặt tại hiện trường vụ đánh bom ở thủ đô Oslo, sau đó đi phà ra đảo Otoeya để xả súng vào đám đông tại đây làm tổng cộng 92 người thiệt mạng, cảnh sát Na Uy sau một ngày điều tra và thẩm vấn đă cáo buộc người này là thủ phạm của cả hai vụ khủng bố đẫm máu ngày 22/7.

    Những mảnh ghép ban đầu cho thấy Anders Behring Breivik không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc thuần tuư mà c̣n là phần tử cực hữu mà cảnh sát các nước phương Tây từng bày tỏ mối lo ngại. Mối lo ngại này ngày càng gia tăng do các vấn đề như suy thoái kinh tế, thất nghiệp, gia tăng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thái độ bài Hồi giáo.

    Lực lượng an ninh Na Uy hồi năm ngoái từng cảnh báo về sự gia tăng hoạt động của các phần tử cực hữu và dự đoán hoạt động này sẽ tiếp tục phát triển trong suốt năm nay. Nhưng họ cũng nhận định phong trào này yếu và thiếu lănh đạo trung tâm nên chỉ có khả năng phát triển ở mức tương đối.

    Trong quá khứ, các thành viên của phong trào cực hữu Na Uy từng thực hiện một số vụ tấn công nhưng nh́n chung họ chỉ là một cộng đồng nhỏ, theo đánh giá của những chuyên gia theo dơi chủ nghĩa Tân Phát xít. Họ cũng cho rằng chủ nghĩa Tân Phát xít tại Na Uy đă rơi vào t́nh trạng hỗn loạn và giải tán do hoạt động yếu ớt so với ở nước láng giềng Thụy Điển.

    Tuy vậy nếu các vụ khủng bố đẫm máu tại Oslo và Utoeya ngày 22/7 được chứng minh là có màu sắc của chủ nghĩa dân tộc và cực hữu, th́ đây thực sự là một lời cảnh báo đắt giá cho cả châu Âu.


    Đ́nh Nguyễn


    VnExpress

  5. #5
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Na Uy rung chuyển v́ khủng bố liên tiếp

    Một vụ nổ lớn tại trụ sở chính phủ Na Uy ở Oslo chiều 22/7 khiến 7 người chết và gây hư hại nặng cho văn pḥng thủ tướng. Ngay sau đó là vụ xả súng tại trại thanh niên của đảng Lao động cầm quyền, làm 80 người thiệt mạng.

    Tất cả các cửa kính trong văn pḥng Thủ tướng Nauy Jens Stoltenberg ở thủ đô Oslo đều bị phá vỡ, nhưng ông may mắn b́nh an vô sự sau vụ đánh bom. Cố vấn cao cấp cho thủ tướng Na Uy cho biết thêm, ông Stoltenberg đang làm việc tại nhà vào thời điểm xảy ra vụ nổ nên không có mặt tại văn pḥng của ḿnh.

    Ngoài 7 người thiệt mạng c̣n có hàng chục người bị thương trong vụ đánh bom. Hiện chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công xảy ra lúc 15h30' giờ Oslo (20h30' giờ Hà Nội) này. Kính vỡ, gạch đá và tài liệu phủ kín trên các con phố xung quanh những toà nhà bị hư hại do vụ nổ, trong khi khói bốc cao từ đây suốt nhiều giờ.

    Nhân chứng Oistein Mjarum, giám đốc truyền thông hội Chữ thập Đỏ Na Uy cho biết, văn pḥng cơ quan này nằm ngay gần hiện trường vụ nổ. "Đây là khu vực rất đông đúc vào buổi chiều thứ sáu và có rất nhiều người trên phố, đồng thời có nhiều người đang làm việc trong các toà nhà bị cháy", BBC dẫn lời ông Mjarum.

    Theo nhân chứng khác có tên Ole Tommy Pedersen, ông đang đứng cạnh bến xe buưt th́ xảy ra vụ nổ cách đó khoảng 100 mét. "Tôi nh́n thấy những người bị thương được đưa ra khỏi toà nhà vài phút sau vụ nổ. Có đám khói lớn bốc ra từ các tầng thấp của toà nhà", Pedersen kể lại.

    Phóng viên kênh truyền h́nh NRK Ingunn Andersen th́ mô tả, ngoài toà nhà văn pḥng thủ tướng, trụ sở Bộ Dầu mỏ và Năng lượng c̣n có trụ sở tờ báo khổ nhỏ VG nằm gần đó cũng bị hư hại nặng. "Tôi thấy các cửa sổ trong trụ sở báo VG và toà nhà chính phủ bị phá vỡ. Một số người toàn thân dính đầy máu nằm ngay trên phố. T́nh h́nh tại đây cực kỳ hỗn loạn", AP dẫn lời Andersen.

    Vài giờ sau vụ đánh bom ở trung tâm Oslo là vụ xả súng đẫm máu tại trại thanh niên thuộc đảng Lao động cầm quyền đặt trên đảo nhỏ Utoeya, phía tây thủ đô Na Uy. Nghi phạm gây ra vụ khủng bố bị bắt tại chỗ và giới chức xác nhận đây là một công dân Na Uy. Các nhân chứng mô tả nghi phạm 32 tuổi có mái tóc vàng, dáng cao lớn và ăn mặc giả danh một sĩ quan cảnh sát.

    Tay súng trang bị súng ngắn, súng máy và một khẩu shotgun khi đi tấn công. "Hắn giả làm một cảnh sát rồi đi bằng phà từ đất liền ra ḥn đảo và nói rằng tới đây để điều tra những manh mối liên quan đến các vụ nổ bom. Anh ta yêu cầu mọi người tập hợp thành một ṿng tṛn rồi bắt đầu nổ súng. Những thanh niên sợ hăi bỏ chạy vào rừng và nhảy xuống nước để thoát thân", nhân chứng Ole Torp là phóng viên truyền h́nh kể với BBC.

    Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg phát biểu trên truyền h́nh quốc gia qua điện thoại ngay sau đó và cho rằng các vụ tấn công là những hành động "đẫm máu và hèn nhát". Ông thông báo tất cả các bộ trưởng trong nội các Na Uy đều an toàn, đồng thời tiết lộ việc cảnh sát đề nghị ông không cung cấp thông tin về nơi ḿnh đang có mặt để đảm bảo an toàn.

    Người đứng đầu chính phủ Na Uy nhất mạnh: "Chúng ta là một đất nước nhỏ và đáng tự hào. Không ai có thể đánh bom để buộc chúng ta phải im lặng, không ai có thể bắn giết để bắt chúng ta phải im lặng. Nền dân chủ và những tư tưởng của Na Uy sẽ không thể bị phá hoại".

    Hai vụ khủng bố nói trên được coi là có liên quan đến nhau v́ Thủ tướng Stoltenberg có kế hoạch tới thăm trại thanh niên trong ngày hôm nay. Ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Store xác nhận thông tin này và nói thêm ông Stoltenberg dự định tới thăm để tôn vinh những thanh niên đang tham gia hoạt động tại trại.

    Truyền h́nh quốc gia Na Uy NRK cho biết, tất cả các ngả đường dẫn vào trung tâm thành phố Oslo lập tức bị lực lượng an ninh phong toả, trong khi nhân viên cứu hộ nhanh chóng sơ tán mọi người khỏi khu vực xảy ra đánh bom gần trụ sở chính phủ nước này v́ lo ngại sẽ có các vụ đánh bom tiếp theo.

    Giới chức Oslo kêu gọi mọi người ở yên trong nhà và tránh xa các khu vực trung tâm thành phố sau vụ tấn công. Hai vụ khủng bố này gây chấn động đối với người dân đất nước Bắc Âu vốn nổi tiếng yên b́nh. Trước đây Na Uy chưa từng chứng kiến vụ khủng bố nào tương tự nên bạo lực đẫm máu liên tiếp trong ngày 22/7 đă khiến mọi người kinh hăi.

    Vụ tấn công kép xảy ra ngay sau khi Na Uy vừa phá một âm mưu khủng bố liên quan đến các phần tử khủng bố trong nước và hai nghi phạm bị bắt. Trong khi đó, chủ nghĩa khủng bố cũng đang là mối lo ngại của nước láng giềng Đan Mạch kể từ sau vụ tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Muhammad gây phẫn nộ trong thế giới đạo Hồi, 6 năm trước.

    Đ́nh Nguyễn


    vnExpress

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    79
    Tôi đă đọc qua các bài báo trên và đưa ra kết luận: theo dơi những tin tức liên quan đến chính trị thế giới mà bằng tiếng Việt th́ chỉ dừng ở phạm vi "miêu tả sự việc". Phải xem bằng tiếng Anh mới có thể hiểu được toàn cảnh và bản chất.

    Bài báo đầu tiên trên VnExpress cũng là dịch từ tiếng Anh ra một cách rất lủng củng. Người Việt phải nâng cao tŕnh độ tiếng Anh th́ dân trí mới khá, mới có hiểu biết sâu rộng được.

  7. #7
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    Quote Originally Posted by Nhanvan View Post
    Tôi đă đọc qua các bài báo trên và đưa ra kết luận: theo dơi những tin tức liên quan đến chính trị thế giới mà bằng tiếng Việt th́ chỉ dừng ở phạm vi "miêu tả sự việc". Phải xem bằng tiếng Anh mới có thể hiểu được toàn cảnh và bản chất.

    Bài báo đầu tiên trên VnExpress cũng là dịch từ tiếng Anh ra một cách rất lủng củng. Người Việt phải nâng cao tŕnh độ tiếng Anh th́ dân trí mới khá, mới có hiểu biết sâu rộng được.
    Theo báo chí Vn đưa tin th́ Na Uy không có tội tử h́nh và chung thân, nếu ra toà, th́ tên tội phạm khủng bố chỉ bị tuyên án tầm 30 năm tù. Có đúng vậy không?

    Tôn trọng nhân quyền, nhưng đó không phải là cái lư để luật pháp nhẹ h́nh phạt.
    Bản chất của luật pháp là dùng để:
    - Bảo vệ nhân quyền.
    - Giữ ổn định và duy tŕ các mối quan hệ xă hội.

    Trong khi đó, các nước như Na Uy lại quá coi trọng nhân quyền mà bỏ qua nguyên tắc thứ 2.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    79
    Quote Originally Posted by Knight View Post
    Theo báo chí Vn đưa tin th́ Na Uy không có tội tử h́nh và chung thân, nếu ra toà, th́ tên tội phạm khủng bố chỉ bị tuyên án tầm 30 năm tù. Có đúng vậy không?
    Không đúng. Án tù tối đa ở Nauy, bất kể phạm tội ǵ, kể cả hiếp dâm trẻ em, thảm sát, ám sát,... đều là 21 năm.

    Tuy nhiên trước khi tội nhân bị thả ra, chánh án sẽ xem xét liệu anh ta đă thực sự "cải tạo", đă đáng được trở lại xă hội chưa. Nếu xét thấy tội nhân vẫn c̣n nguy hiểm th́ án tù sẽ kéo thêm 5 năm. Cứ mỗi 5 năm lại kéo dài thêm như vậy, tội nhân đó có thể phải ngồi tù chung thân mặc dù trên lư thuyết tối đa chỉ có 21 năm.

    Quote Originally Posted by Knight View Post
    Bản chất của luật pháp là dùng để:
    - Bảo vệ nhân quyền.
    - Giữ ổn định và duy tŕ các mối quan hệ xă hội.
    Trong khi đó, các nước như Na Uy lại quá coi trọng nhân quyền mà bỏ qua nguyên tắc thứ 2.
    Cái này phải học qua môn tội phạm học (criminology) mới hiểu được. Người Mỹ cho rằng nhà tù là để "trừng phạt & răn đe", c̣n người Nauy cho rằng nhà tù là để "cải tạo & phục hồi". Vậy mới có chuyện nhà tù Nauy nội thất sang trọng như trong khách sạn :cool:

    Tuy nhiên thống kê thực tế cho thấy Nauy là nước có tỉ lệ tái phạm tội thấp nhất thế giới. Điều này chứng tỏ hệ thống nhà tù của Nauy hoạt động rất hiệu quả, chỉ là hơi tốn kém.

  9. #9
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570
    Quote Originally Posted by Nhanvan View Post
    Tôi đă đọc qua các bài báo trên và đưa ra kết luận: theo dơi những tin tức liên quan đến chính trị thế giới mà bằng tiếng Việt th́ chỉ dừng ở phạm vi "miêu tả sự việc". Phải xem bằng tiếng Anh mới có thể hiểu được toàn cảnh và bản chất.

    Bài báo đầu tiên trên VnExpress cũng là dịch từ tiếng Anh ra một cách rất lủng củng. Người Việt phải nâng cao tŕnh độ tiếng Anh th́ dân trí mới khá, mới có hiểu biết sâu rộng được.
    Xin cám ơn góp ư rất hữu ích của TV Nhanvan. Nhưng khổ nỗi có những đọc giả cao niên trong nước cũng như hải ngoại, như tôi đây, tiếng Anh không đủ để đi xin trợ cấp xă hội nên phải nhờ qua các văn pḥng dịch vụ mặc dù phải tốn ít nhiều thù lao cũng đành chịu th́ làm sao đọc được các bài vở bằng tiếng Anh. Học thêm Anh văn th́ ai cũng muốn, nhưng phương tiện di chuyển không có, tâm trí th́ nghe trước quên sau. Thậm chí các loại thuốc cho người già hàng ngày đôi khi cũng không nhớ đă uống rồi hay chưa, v.v...Con cháu suốt ngày phải lo làm lụng, chăm sóc gia đ́nh riêng đâu có nhiều thời giờ dành cho các cụ. V́ thế, chúng tôi chỉ biết ṃ mẩm đọc và trao đổi những tin tức bằng Việt ngữ hiểu được đến đâu hay đến đó. Ước ǵ có những nhà trí thức với tŕnh độ Anh văn cao bỏ công phiên dịch những tin tức và tài liệu một cách chính xác, đầy đủ hơn để giúp những người già cả như chúng tôi có được những hiểu biết đến nơi đến chốn mọi vấn đề trong đời sống và xă hội thay v́ chỉ dừng lại ở "miêu tả sự việc" rồi thôi. Theo tôi được biết th́ ở các nước văn minh người ta không hề bỏ rơi một ai dù ở lứa tuổi nào, phải không? Viết đến đây tôi chợt nhớ hồi mới "giải phóng", một hôm tôi đến trạm y tế ở quận B́nh Thạnh để xin thuốc, trong lúc chờ đợi tôi nghe người y tá nói với một bệnh nhân lớn tuổi như sau: "Bác đă hết tuổi lao động rồi, không có thuốc cho bác đâu, bác về nhà...nghỉ ngơi thôi". Ông cụ nổi giận :"Không lẽ đem người già bỏ thùng rác hết sao?"

    Một lần nữa, xin cám ơn ư kiến của TV Nhanvan.

    Kính.
    Last edited by NguyễnQuân; 30-07-2011 at 02:53 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Bản tin Vụ Breivik thách thức hệ thống tư pháp Na Uy

    Anders Behring Breivik đang đặt hệ thống tư pháp Na Uy, vốn nổi tiếng tiến bộ với chính sách cải tạo đầy tính nhân văn, phải đứng trước thách thức t́m ra bản án nào thích hợp cho kẻ gây tội ác chưa từng có tiền lệ này.

    Xă hội Na Uy nổi tiếng cởi mở và động cơ ban đầu của Breivik là nhằm phá hoại hệ thống xă hội này. Ngay sau vụ tấn công, Thủ tướng Jens Stoltenberg kêu gọi đáp trả hành động bạo lực bằng một nền dân chủ mở rộng hơn. Đông đảo người dân hưởng ứng và đổ ra đường mang theo đoá hoa hồng đi tuần hành, nhằm thể hiện t́nh đoàn kết và thách thức những kẻ có âm mưu chia rẽ xă hội Na Uy.

    Câu trả lời ở tầm vĩ mô ở Na Uy đối với vụ khủng bố đă rơ. Nhưng đối với những người phải trực tiếp canh gác sát thủ Breivik như Knut Bjarkeid, giám thị nhà tù Ila, nơi tạm giam Breivik những tuần đầu tiên th́ đây thực sự là một thách thức. "Nhiệm vụ này sẽ là một thách thức về chuyên môn. Chúng tôi phải canh chừng anh ta theo cách nhân bản", Bjarkeid nói với tờ báo khổ nhỏ lớn nhất Na Uy VG.

    Việc cải tạo những người đă bị tuyên án luôn là trung tâm trong hệ thống tư pháp Na Uy vốn được coi là một trong những hệ thống tiến bộ nhất châu Âu. Nhưng hệ thống này đang đứng trước một phép thử thực sự khó khăn khi phải tính đến khả năng cải tạo sát thủ máu lạnh Anders Behring Breivik, kẻ đă thú tội gây ra vụ khủng bố kép hôm 22/7.

    Trong những tuần đầu tiên, Breivik sẽ ở trong pḥng giam hoàn toàn biệt lập có một chiếc giường, một toilet, một bàn và một chiếc ghế. Trang bị trong pḥng tương đối thoải mái cho người bị giam, nhưng sát thủ sẽ không được phép tiếp cận với thư từ, báo chí hay truyền h́nh. Sau thời hạn tạm giam, cảnh sát có thể gặp toà án để đề nghị giam giữ thêm nghi phạm nếu cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.

    Breivik nhanh chóng thú nhận toàn bộ tội ác và khẳng định hành động một ḿnh trong vụ 22/7. Nhưng hiện anh ta vẫn chưa chính thức bị truy tố nên vẫn được gọi là nghi phạm. Việc Breivik ra toà hôm thứ hai vừa qua chỉ để quyết định thời hạn tạm giam chờ điều tra. Trong thời gian ngồi tù, anh ta được hai nhà tâm lư pháp y đánh giá t́nh trạng tinh thần.

    Việc đánh giá t́nh trạng tinh thần của Breivik có thể kéo dài 3 tháng. Nếu anh ta được kết luận là tinh thần không ổn định hoặc bị điên, Breivik có thể không bị ra toà mà được chuyển sang chăm sóc bệnh tâm thần. Đó chỉ là giả thuyết, c̣n khi cuộc điều tra của cảnh sát kết thúc và Breivik được đem ra xét xử về các tội ác th́ đây sẽ là một thách thức đối với hệ thống tư pháp Na Uy.

    Hệ thống h́nh sự Na Uy sẽ phải đối mặt với một vụ án mà mức độ phạm tội của nghi phạm chưa từng có tiền lệ. Breivik đă thừa nhận thực hiện vụ đánh bom Oslo và thảm sát bằng súng trên đảo Utoeya làm chết 76 người và bị cáo buộc tội khủng bố, tội danh có khung h́nh phạt tối đa ở Na Uy là 30 năm tù.

    Nếu cáo buộc trên được toà ra phán quyết là xác đáng, sát thủ 32 tuổi sẽ măn hạn tù vào năm 62 tuổi. Trong suốt thời gian bị giam giữ, dù sát thủ gây ra tội ác thế nào th́ vẫn có cơ hội được tiếp cận với các biện pháp cải tạo. "Cải tạo là trung tâm trong hệ thống tư pháp h́nh sự Na Uy", giáo sư tội phạm học Hedda Giertsen thuộc Đại học Oslo nhấn mạnh.

    "Ư tưởng của cải tạo là để giúp phạm nhân có thể rời nhà tù và tiếp tục cuộc sống không gây tội ác. Các phạm nhân măn hạn cũng được hỗ trợ t́m nhà ở, tài chính cá nhân và giáo dục. Khoảng một nửa số tù nhân ở Na Uy được tham gia các khoá học khác nhau", giáo sư Giertsen nói thêm.

    Theo thống kê, chính sách cải tạo đầy nhân văn của Na Uy đă phát huy kết quả. Tỷ lệ tù nhân măn hạn tái phạm tội tại Na Uy thấp hơn so với các nước châu Âu khác và hiện là ở mức 20%, thấp hơn so so với khoảng 50% ở Anh.

    Nhưng đứng trước hành vi tội ác đẫm máu nhất trong thời b́nh mà Na Uy vừa phải hứng chịu do Breivik gây ra, nhiều người dân nước này khó có thể thể thấy thoải mái khi biết rằng sát thủ máu lạnh này cũng sẽ được hưởng những chính sách cải tạo nhân bản như các tù nhân b́nh thường khác.

    Tại Na Uy đang xuất hiện những lời kêu gọi chỉnh sửa hệ thống tư pháp để dễ dàng hơn trong việc tuyên án một ai đó tù chung thân, nếu họ gây ra những tội ác đặc biệt kinh khủng. Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg hôm qua cho biết, ông sẽ không can thiệp vào cuộc thảo luận về vấn đề này v́ cần phải duy tŕ sự độc lập giữa chính phủ và toà án.

    "Chúng ta có các mức án dài 21 năm và có các biện pháp giam giữ bổ sung sau đó để ngăn ngừa tội ác có thể khiến thủ phạm bị giam lâu hơn so với bản án. Tôi nghĩ giờ chúng ta phải đợi cuộc điều tra và các quyết định của toà án, trước khi có thể b́nh luận về các mức án", BBC dẫn lời Thủ tướng Stoltenberg nói thêm.

    Án tù tối đa đối với những người phạm tội h́nh sự tại Na Uy là 21 năm, riêng người phạm tội khủng bố là 30 năm. Sau thời gian trên, toà án sẽ xem xét thời gian giam giữ bổ sung kéo dài 5 năm, nếu phạm nhân tiếp tục bị coi là mối nguy hiểm cho xă hội. Án tù bổ sung này sẽ được nối tiếp không giới hạn, nên về mặt lư thuyết một thủ phạm vẫn có thể bị tù chung thân qua h́nh thức này.

    Tuy nhiên, trên thực tế tại Na Uy chưa từng có ai bị tù chung thân qua h́nh thức nói trên. Một nam y tá Na Uy phạm tội giết tới 22 bệnh nhân cao tuổi đă được thả năm 2004 sau khi mới thụ án 12 năm trong bản án 21 năm tù v́ được ân giảm. Sau khi ra tù, người này hoà nhập cuộc sống bằng một tên mới và địa chỉ bí mật và báo chí Na Uy cũng không t́m kiếm tung tích thủ phạm khét tiếng một thời này.

    Trong trường hợp sát thủ Anders Behring Breivik, kẻ đă thú nhận đă thực hiện hai vụ tấn công liên tiếp làm 76 người chết, các công tố viên Na Uy sẽ lựa chọn giữa hai bản án cho anh ta là 21 năm và 30 năm. Tội ác của Breivik gây chấn động đến mọi ngơ ngách của đất nước Na Uy nổi tiếng yên b́nh, nhưng việc thay đổi hệ thống tư pháp chỉ v́ một vụ án là điều không hề đơn giản.

    Đ́nh Nguyễn



    vnExpress

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thiên nhiên Italy – Sắc màu Mùa Xuân
    By curly_hair in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 14-04-2012, 05:02 PM
  2. Kính đề nghị Bao Thanh Thiên QD mở công đường phân xử
    By Cháu ngoan Bác Hồ in forum Viện Giám Sát
    Replies: 6
    Last Post: 13-09-2011, 09:12 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 27-09-2010, 01:24 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •