Results 1 to 6 of 6

Thread: THẾ HỆ TRẺ NÓI VỀ MÔN SỬ

  1. #1
    Member
    Join Date
    23-06-2011
    Posts
    189

    THẾ HỆ TRẺ NÓI VỀ MÔN SỬ

    Hehe hihi... thông thin này tui lấy từ tở tuổi trẻ đó nha:http://tuoitre.vn/Giao-duc/448816/Ho...%A0mon-su.html

    "TTO - Học sử mà cảm thấy như bị tra tấn, muốn tiếp thu hết lượng kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa phải có năng lực và niềm đam mê "ghê ghớm", vui mừng khi "thoát nạn" học môn sử... là những nội dung các bạn đọc tiếp tục chia sẻ xoay quanh chuyện dạy và học sử. "

    Tuổi Trẻ Online trích đăng.

    Thí sinh dự thi ĐH 2011 - Ảnh minh họa: tư liệu

    Chúng tôi có cần học sử nhiều thế không?


    Tôi sinh năm 1993, vừa thi xong đại học khối D năm nay. Năm cấp 3, tôi học trong lớp chuyên văn, tức là lớp "gần gũi" nhất với khối C nhưng thực tế, tôi và các bạn đều định hướng từ lớp 10 sẽ theo khối D.

    Nói thật, dù học sinh học có học khá Toán, Anh hay không th́ cũng cố nhồi nhét để theo ban D. Lớp tôi chỉ có 40% theo khối C, và 3/4 trong số này theo khối C là v́ không đủ sức theo khối D, phần c̣n lại (khoảng 3 người) là thực sự quan tâm đến sử và địa.

    Các nhà báo, giáo sư, tiến sĩ... thường phê b́nh thế hệ trẻ chúng tôi không biết quan tâm đến lịch sử nước nhà, điểm thi sử năm nào cũng thấp... Nhưng tôi xin hỏi tại v́ đâu mà chúng tôi không quan tâm đến điều đó? Xin thưa v́ rất nhiều lư do.

    Thứ nhất, đă bao giờ các chú, các bác thử cầm quyển sách sử - địa cấp ba lên xem chưa ạ? Nếu nh́n bề ngoài th́ sách sử, địa là dày nhất và nhiều chữ nhất so với các môn c̣n lại nhưng số tiết học th́ cũng chỉ tương đương số tiết học Giáo dục công dân - quyển sách mỏng nhất trong bộ sách giáo khoa.

    Nghành giáo dục mấy năm nay chủ trương giảm tải cho học sinh, nhưng giảm tiết học mà nội dung sách vẫn như cũ th́ chỉ làm khổ chúng tôi thêm thôi. Nội dung đó trước kia học trong 2-3 tiết th́ bây giờ phải học xong trong một tiết. Giáo viên phải dạy lướt qua thật nhanh mới mong hết 5, 6 trang sách đầy chữ trong 45 phút. C̣n nhiệm vụ chúng tôi là phải về nhồi nhét 5, 6 trang sách ấy để trả bài.

    Hơn thế nữa, nói thật, học sử phải có niềm đam mê ghê ghớm lắm mới mong tiếp thu và nhớ hết lượng kiến thức, chữ nghĩa mà các giáo sư soạn cho chúng tôi. Không biết các nhà báo, giáo sư đă từng nghe các giáo viên nói câu ǵ khi chúng em than thở về lượng kiến thức quá tải chưa? "Các em thông cảm, cô/ thầy biết có nhiều kiến thức không cần thiết nhưng phải dạy đúng theo chương tŕnh nếu không sẽ bị kỷ luật. Trách là trách việc người dạy không phải là người soạn sách c̣n người soạn sách th́ chưa bao giờ đi dạy".

    Các môn học phổ thông là để phổ cập kiến thức cho học sinh, giúp học sinh có kiến thức căn bản trong bộ môn ấy. Sau đó nếu yêu thích th́ học sinh sẽ học lên đại học chuyên sâu hơn. Nhưng sách giáo khoa phổ thông bây giờ không dạy kiến thức căn bản mà chuyên sâu nhiều hơn, thích hợp cho cả người nghiên cứu. Từ lịch sử cổ đại, cận đại, thế giới, Việt Nam, phân tích nguyên nhân trận đánh, nguyên nhân thắng lợi, ư nghĩa của thắng lợi với VN và thế giới, suy nghĩ về chiến thuật trận đánh,... Kiến thức phổ thông cần nhiều đến thế không?

    Trong kỳ thi thử tốt nghiệp do trường tôi tổ chức, những học sinh bị điểm dưới 5 sẽ được phụ đạo. Nhưng rốt cuộc chỉ phụ đạo môn toán, lư, Anh. C̣n văn và địa tỉ lệ học sinh dưới điểm trung b́nh cao nhất nhưng không tổ chức phụ đạo v́... không đủ giáo viên.

    Thứ hai, điều làm chúng tôi không quan tâm nhiều đến sử, địa chính là do thái độ của xă hội hiện nay. Thử hỏi xă hội hiện nay có trong dụng những nhân tài về lịnh vực sử, địa hay không? Hay là cầm tấm bằng cử nhân sử địa trên tay sau này không biết phải làm ǵ, chỉ có nghiên cứu rồi viết sách chờ thời hay làm giáo viên sử địa lương đủ sống?

    Chính v́ không có ưu tiên nào cho lĩnh vực đó cho nên chúng tôi chỉ học đối phó, học cầm chừng.

    Mọi người bảo giới trẻ bây giờ thực dụng nhiều quá chỉ chạy theo cái lợi trước mắt nhưng thử hỏi nếu không làm thế th́ làm sao tồn tại được trong xă hội coi trọng đồng tiền, bằng cấp? Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho học sinh chúng tôi, v́ xét cho cùng, chúng tôi cũng chỉ chạy những cái đang được ưu tiên trong xă hội để mong có một tương lai tốt đẹp hơn...

    Thoại

    Thoát học môn sử: mừng quá chừng!


    Tôi từng học ban C và tôi thấy môn lịch sử thật sự đă đến đỉnh của thời kỳ suy thoái. Tôi từng rất chán ghét môn lịch sử, đặc biệt vào năm 12. Một quyển tài liệu dày cộm được đưa ra và chúng tôi phải thuộc ḷng hết cuốn này khi thi tốt nghiệp. Tại sao trong mỗi một sự kiện lại phải thuộc tới mức độ ngày này giờ này làm ǵ, bắn rơi bao nhiêu máy bay, bao nhiêu quân ta, bao nhiêu quân địch tham gia, bao nhiêu quân chết, bao nhiêu nhân dân biểu t́nh... cứ giống như văn tường thuật lại sự kiện đó vậy.

    Thậm chí khi đă thuộc sự kiện mà chưa nhớ rơ ngày giờ, số quân địch bị tiêu diệt vẫn bị xem như chưa học bài kĩ, tại sao lại bắt học sinh trở thành những con vẹt như vậy để rồi sau đó cũng quên hết chẳng đọng lại được ǵ trong đầu.

    Bây giờ tôi đă là một sinh viên và thấy vui mừng v́ đă thoát khỏi môn sử, tôi nghĩ đây cũng là suy nghĩ chung của nhiều người. Đừng trách chúng tôi mà đây là hệ quả tất yếu của việc dạy và học. V́ vậy, nếu cho rằng hàng ngàn con điểm 0 là b́nh thường th́ tôi nghĩ không lâu nữa, môn sử sẽ bao giờ có thể là một môn học có ư nghĩa như chính giá trị của nó.

    Luân

    Chán ngán điệp khúc "thuộc ḷng"


    Tôi là một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12. Tuy yêu thích sử nhưng tôi cũng không chọn thi vào ban C, bởi đơn giản v́ cách học sử hiện nay quá nhàm chán. Bất cứ học sinh nào từng trải qua 12 năm học phổ thông đều chán ngán việc phải học thuộc ḷng những bài sử dài ḍng, vô nghĩa.

    Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao ḿnh phải học thuộc quá nhiều những con số vô nghĩa, nào là số lượng người hy sinh, rồi số lượng máy bay, vũ khí bị phá hủy... Nhưng những điều quan trọng khác của lịch sử như lịch sử của địa phương ḿnh, vẻ đẹp của các giá trị văn hóa qua từng thời kỳ... lại chẳng hề được nhắc đến.

    Cấp 3 lại phải học lại từ đầu chương tŕnh sử cấp 2. Tôi hỏi cô giáo tại sao th́ nhận được câu trả lời rằng để nâng cao, đào sâu thêm kiến thức. Nhưng đào sâu ở đâu khi tuần chỉ có 1 tiết dạy, kiểm tra chỉ đơn giản là học thuộc đúng bài rồi chép lại rlấy điểm.

    Tại sao không chia nhỏ chương tŕnh ra cho từng lớp học, ví dụ như lớp 6 chỉ học về thời cổ đại, lớp 7 nghiên cứu về thời Bắc thuộc, lớp 8 về thời Lư... Và trong suốt năm học đó, học sinh có thể tự so nghiên cứu, bàn luận theo ư thích (dĩ nhiên là có giáo viên theo dơi): nếu học về 7 kỳ quan thế giới, học sinh có thể t́m hiểu 7 kỳ quan đó từng xuất hiện ở đâu, nó ra đời như thế nào, rồi tranh luận với các học sinh khác.

    Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng nên xem xét dành một khoảng thời gian dành cho lịch sử địa phương, v́ đó chính là cách hữu hiệu thu hút sự chú ư của học sinh. Đọc đi đọc lại những bài sử trong sách giáo khoa, tôi chẳng thể có được ấn tượng ǵ nhiều.

    Với cách dạy và học đó, chương tŕnh như vậy th́ làm sao học sinh yêu thích lịch sử? Xin dừng lên án học sinh ghét sử, bởi chính cách dạy và chương tŕnh như vậy đă giết chết niềm yêu thích ngay từ đầu. Với cách dạy và chương tŕnh hấp dẫn, th́ học tṛ sẽ yêu mến nó thôi.


    Sự nhục nhã của csvn khi nghe những lời của chính sản phẩm mà họ tạo ra, những thanh thiếu niên - học sinh sinh viên...

    Mà thực sự thì cũng đúng thôi, nhồi nhét toàn thứ "độc hai" vào đầu thì hỏi "tổ cha đứa nào làm được"... Từ học về HCM RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU ĐÓI, TÔN THỜ 2 CUỘC CHIẾN MỸ PHÁP CHO CS, HỌC CÁCH YÊU BÁC MAO.....

    Nói nghe nha nước ta là 1 nước đăc biệt nên khi tìm hiểu về con đường phát triển thì phải "điệp khúc thuộc lòng" mà đảng đề ra, cấm tiếp cận sự thật mà xuyên tạc sử ta!

  2. #2
    Member
    Join Date
    23-06-2011
    Posts
    189

    KHÔNG CÓ THUẬT NGỮ TỪ VN NÀO CÓ THỂ DIỄN TẢ NỔI

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/448529/Ch...hoi-tho-o.html

    [I]Thầy Phạm Văn Roanh - nguyên tổ trưởng tổ sử Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM - cho rằng cần nghiêm túc nh́n lại quá tŕnh dạy và học cũng như chương tŕnh môn sử ở bậc phổ thông. Học sinh lớp 12 hiện tại chỉ học 1,5 tiết sử/tuần nhưng cả năm học, học sinh phải “ngốn” hết chương tŕnh lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay, chương tŕnh lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Trong đó có quá nhiều sự kiện đi liền với những ngày, tháng, năm bắt buộc học sinh phải nhớ hết. Quá tải nên học sinh phải “bơi” trong mớ kiến thức hỗn độn, học trước quên sau dẫn đến t́nh trạng chán học. Nhiều em chấp nhận điểm thi môn sử thấp, bỏ học sử để dành thời gian cho những môn khác.

    Giáo viên cũng “bơi”


    Ngay cả giáo viên môn sử cũng phải “bơi” trong khối lượng kiến thức khổng lồ như hiện tại. Trước mỗi kỳ thi, một số giáo viên tâm huyết, có kinh nghiệm thường soạn đề cương cho học sinh dễ học để đi thi nhưng cũng chỉ dừng lại ở dạng học thuộc ḷng những kiến thức cơ bản. “Trước đây, khi Bộ GD-ĐT xây dựng chương tŕnh phổ thông mới, tôi và một số giáo viên ở TP.HCM cũng được mời đóng góp ư kiến nhưng rất tiếc khi chương tŕnh, sách giáo khoa ra đời th́ không thấy những ư kiến của ḿnh được tiếp thu” - thầy Roanh tâm tư.

    Cùng quan điểm, cô Nguyễn Ái Hằng - tổ trưởng tổ sử Trường THPT Trần Phú (TP.HCM) - cho rằng phải nói là môn sử quá nặng khiến cả thầy và tṛ đều rất khó khăn để hoàn thành chương tŕnh. Từ khi cải cách, chương tŕnh môn sử càng nặng hơn (thêm vào rất nhiều nội dung từ năm 1991 đến nay) trong khi phân bổ tiết học lại giảm đi. Cô Hằng nói: “Thời gian lên lớp quá ít nên chỉ đủ cho giáo viên và học sinh chạy theo chương tŕnh, thời gian đâu để hướng dẫn thêm cho học sinh? Cuối kỳ mới có một tiết ôn tập mà như thế th́ chỉ như cưỡi ngựa xem hoa”.

    Một giáo viên môn sử ở Q.3, TP.HCM nhận định chương tŕnh nặng nề, khô khan, lặp lại (chương tŕnh môn sử THPT giống như bậc THCS, có mở rộng thêm mà thôi) là vấn đề tồn tại từ lâu nay. Gần đây, Bộ GD-ĐT đă có hướng dẫn giảm tải, giáo viên chúng tôi chỉ dạy kiến thức trọng tâm, c̣n lại để học sinh tự học. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết rốt ráo bởi thời lượng dành cho môn sử như hiện nay th́ giáo viên vẫn khó khăn. Trong khi đó, học sinh đang phải học quá nhiều môn nên không có thời gian cho việc tự học.

    Giáo viên này nhấn mạnh ngoài việc cải tiến chương tŕnh, kêu gọi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy th́ rất cần đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi. Đề thi nên cho thí sinh tư duy, nhận định về một sự kiện, một vấn đề nào đó sẽ hay hơn và phù hợp với thời đại hơn. Một giảng viên môn sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng rất cần có sự thay đổi cơ bản về chương tŕnh, sách giáo khoa môn sử, cần cô đọng hơn cho học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ chứ ôm đồm quá như hiện nay lại gây tác dụng ngược.

    Sẽ c̣n tái diễn?

    Ở khía cạnh khác, cô Nguyễn Ái Hằng cho rằng học sinh, phụ huynh bây giờ không thiết tha với khối C, bởi học những ngành tuyển sinh khối này ra trường đi làm thu nhập thấp, đầu ra hẹp nên số thí sinh khá giỏi dự thi khối C ngày càng ít. “Mặt khác, phải thừa nhận học sinh khối C thường không có tư duy logic, lập luận tốt bằng học sinh các khối khác. Đó là chưa kể nhiều em học yếu, không đủ khả năng thi các khối khác nên chọn thi khối C” - cô Hằng nhận định.

    TS Nguyễn Đức Ḥa - trưởng bộ môn lịch sử Trường ĐH Sài G̣n - khẳng định không ngạc nhiên với kết quả thấp của môn sử và dự báo t́nh trạng này sẽ c̣n tái diễn trong các năm tiếp theo. Ông Ḥa cho rằng không chỉ học sinh mà cả phụ huynh, trường THPT đều khá thờ ơ với khối C nói chung và môn sử nói riêng, từ đó không mặn mà đầu tư, chỉ học để đối phó. TS Ḥa nhấn mạnh: “Không phải học sinh nào cũng đủ năng lực thi khối A, B, D. Nhiều em chọn khối C v́ thích hoặc v́ yếu các môn tự nhiên. Do đó nhà trường cần phải chú trọng đều các môn chứ không chỉ các môn thi tốt nghiệp hay có đông học sinh lựa chọn thi ĐH”.

    Giảng viên một trường ĐH có trường THPT thực hành tại TP.HCM khẳng định ngay cả nhà trường phổ thông cũng không đầu tư đúng mức cho môn sử v́ nhiều lư do. “Tôi từng nghe t́nh trạng phụ huynh “kêu” với ban giám hiệu nhà trường v́ giáo viên môn sử dạy nhiều quá, con em họ không có thời gian để học những môn khác. Chưa kể giờ sử nhưng nhiều học sinh mở sách toán, lư ra học. Thật ra t́nh trạng này bắt nguồn từ tâm lư coi thường môn sử của một bộ phận phụ huynh và học sinh chứ tôi thấy nhiều giáo viên môn sử rất tâm huyết, giảng dạy tiết lịch sử rất hấp dẫn chứ không khô khan” - giáo viên này khẳng định.


    http://tuoitre.vn/Giao-duc/448328/Vo...bao-nhieu.html
    "Thực ra không phải đợi đến bây giờ t́nh trạng học môn sử ở học sinh mới bị điểm kém như vậy. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi khi được tiếp cận môn lịch sử cũng gặp phải những khó khăn bởi sự khô khan và thiếu thuyết phục trong cách tŕnh bày vấn đề của hệ thống sách giáo khoa cũng như những tư tưởng cứng nhắc theo kiểu “ta thắng - địch thua” của chính thầy cô truyền đạt.

    Thực tế, môn lịch sử được đưa vào giảng dạy trong nhà trường bắt đầu từ năm lớp 4. Và chỉ tính riêng năm học này học sinh đă phải học một lượng kiến thức đồ sộ từ thời Nhà nước Văn Lang Âu Lạc cho đến đời nhà Nguyễn. Với trí óc non nớt của các cháu lớp 4, việc học vẹt để trả bài vào kỳ thi cuối năm (được lấy kết quả cho cả năm học) rồi sau đó lại xóa sạch hoặc có nhớ cũng lơm bơm vua thời này sang ngồi nhầm ngai vàng đời khác là điều khó tránh khỏi.

    Sang những năm học tiếp theo, cứ mỗi lớp học học sinh lại được lặp đi lặp lại những kiến thức đó nhưng với mức độ mở rộng hơn. Chính sự lặp lại đó gây tâm trạng nhàm chán dẫn đến ư thức thiếu tập trung, môn lịch sử lại trở nên lùng bùng hơn bao giờ hết đối với người học.

    Mặt khác, với đặc thù của môn lịch sử có rất nhiều sự kiện và số liệu. Mỗi sự kiện với những số liệu kèm theo ngày tháng sẽ khó có thể nhớ hết được nếu không được phân tích, lư giải cụ thể thuyết phục. Trong khi đó, ở chương tŕnh phổ thông hiện nay thời gian dành cho môn học này quá sức ít ỏi khiến giáo viên loay hoay không biết đường nào mà lần với dung lượng kiến thức đầy ắp trong sách giáo khoa.

    Khi phân bổ chương tŕnh cho môn lịch sử mỗi tuần một tiết học, không hiểu các nhà nghiên cứu giáo dục nghĩ như thế nào, nhưng với những ai đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của việc giảng dạy sao cho “thấu” đến học tṛ mới là điều vô cùng vất vả.

    Đă vậy, môn lịch sử chỉ phục vụ các em chọn thi khối C nên số học sinh không học khối này tập trung vào học những môn này hầu như rất ít. Ngay cả các em học thi khối C, kết quả điểm thi c̣n như vậy, thử hỏi những em không chọn thi khối này và khi năm nay môn lịch sử không nằm trong những môn thi tốt nghiệp, th́ vốn liếng sử nhà c̣n đọng lại trong tâm trí của các em được bao nhiêu?"[/I]

    Giáo viên cũng phải bơi he he, đến giáo viên cũng bơi thì hỏi cha đứa học trò nào "sống nổi", ôi thương quá cho kiếp nô lệ dưới cs, thương cho sự ngu dốt cam chịu, đúng thật là còn tệ hơn cả bọn "ĐẦU ÓC NGU XI - TỨ CHI PHÁT TRIỂN".

    CŨng may cho tui là không còn học nữa chứ trong thời loan này mà bị cs đánh tư tưởng ngay trong giới tri thức thì chắc "vô biên hòa" mất.

  3. #3
    NochuidanVN
    Khách
    Hồi tui c̣n nhỏ xíu có đọc sử VN cuốn dày cộm của VNCH đọc hay lắm như đọc truyện vậy.
    Theo cách dạy của Mỹ không có nặng nề, chỉ cần hiểu là chính, chứ đừng biến học sinh thành con vẹt.
    Dạy hay học những cái chính yếu thôi.
    Trong college thầy cô Mỹ c̣n phát công thức Toán hay bảng hệ thống tuần hoàn cho học sinh thi.
    Chính cô giáo dạy Hoá kể có giáo viên bắt học sinh nhớ bảng hệ thống, học sinh sợ quá drop bỏ lớp.
    Sách sử bây giờ ra sao vậy bác?.

  4. #4
    Member
    Join Date
    23-06-2011
    Posts
    189
    Quote Originally Posted by NochuidanVN View Post
    Hồi tui c̣n nhỏ xíu có đọc sử VN cuốn dày cộm của VNCH đọc hay lắm như đọc truyện vậy.
    Còn ngày nay chắc hẳn học sinh vn chỉ muốn xé sách ra mang đi vệ sinh, xả nước cho trôi hết đi thui.

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Location
    New England
    Posts
    710
    Sử VN được dạy trong trường phỏ thông toàn sử ĐẢNG th́ nhiều . Sử ĐẢNG CSVN từ ngày thành lập đến nội chiến bắn giết chiếm 90% sách giáo khoa và bài thi cử .

    CSVN hiện nay sợ Tàu nên giảm bớt sử thời đánh Tàu của tổ tiên nên giờ sử ĐẢNG th́ có ǵ hay ho mà học . Tui nhớ hồi xư trong cuốn sách sử có h́nh khu Gang Thép Thái Nguyên. Về chi tiết th́ toàn thu hoạch vụ mùa Đông Xuân, ta giết bao nhiều dịch . Họ đếm từng xác người ....rất thần thông .

  6. #6
    NochuidanVN
    Khách

    Đến giờ cũng c̣n nữa hả?.

    Quote Originally Posted by oradb View Post
    Sử VN được dạy trong trường phỏ thông toàn sử ĐẢNG th́ nhiều . Sử ĐẢNG CSVN từ ngày thành lập đến nội chiến bắn giết chiếm 90% sách giáo khoa và bài thi cử .

    CSVN hiện nay sợ Tàu nên giảm bớt sử thời đánh Tàu của tổ tiên nên giờ sử ĐẢNG th́ có ǵ hay ho mà học . Tui nhớ hồi xư trong cuốn sách sử có h́nh khu Gang Thép Thái Nguyên. Về chi tiết th́ toàn thu hoạch vụ mùa Đông Xuân, ta giết bao nhiều dịch . Họ đếm từng xác người ....rất thần thông .
    Nhớ hồi c̣n ở VN ba cái môn này tôi toàn là quay bài hehe, ít khi học bài lắm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •