11/ Nguyễn Hữu Của:
Kế tiếp là bài văn ngắn bút kư kỷ niệm của nhà văn Nguyễn Hữu Của, đương nhiệm Phó Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, vùng Tây Nam Hoa Kỳ. Bài viết là: “Thế Phương không c̣n nữa!"
"Tôi không nhớ lần đầu tiên gặp Thế Phương là năm nào, có lẽ ít nhất là 8 năm,10 năm hay lâu hơn nữa. Nhưng lần gặp nhau lần cuối cùng vẫn c̣n ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn tôi.
Lần cuối cùng tôi gặp Thế Phương trong buổi họp của Ủy Ban Xây Dựng Sức Mạnh Cộng Đồng tại pḥng sinh hoạt Hội Lê Văn Duyệt Foundation của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm.
Vừa trong thấy tôi bước qua bậc tam cấp cuối cùng đi vào hành lang pḥng họp, anh bước đến vồn vă bắt tay tôi. Sau vài câu xă giao thông thường anh khoát vai tôi vào ngồi trong chiếc ghế trong để hàn huyên tâm sự.
Đến giờ thông báo buổi họp băt đầu, anh đứng dậy xiết chặt tay tôi, anh mặt buồn buồn chậm răi nói:
- Thôi ḿnh vào họp... chắc lâu lắm tôi mới gặp lại anh.
Tôi không ngờ đó chính là câu nói cuối cùng mà Thế Phương đă dành cho tôi.
Khi nghe tin từ nhà văn Việt Hải cho biết Thế Phương vĩnh viễn ra đi, tôi thật bàng hoàng xúc động, tôi không muốn tin đó là thật v́ so ra tuổi đời anh c̣n rất trẻ, nhưng đó vẫn là sư thật.
Thế Phương đă vĩnh viễn ra đi, chúc anh có giấc ngủ b́nh an.
Chúc hương linh Thế Phương sớm về cơi vĩnh hằng."
12/ Lê Anh Dũng:
Nhà văn, nhà báo Lê Anh Dũng, tức bút hiệu letamanh gởi bài "Nhớ nhà báo Thế Phương", bài kể kỷ niệm giữa Thế Phương và Lê Tam Anh:
Nhà báo Thế Phương
“Suốt mấy tuần liên tiếp, tôi gởi cho Thế Phương mấy bài viết về các họat động văn hóa trong Cộng đồng mà không thấy bài ḿnh trên mạng Take2tango, nhất là bài viết về những thiếu sót trong sách Hải Chiến Hoàng Sa. Tôi email riêng để hỏi thăm sức khỏe Thế Phương như thế nào mà sao không thấy trả lời. Tôi tưởng là anh ta giận tôi điều ǵ!
Bổng nhiên sáng hôm 1 tháng 11 năm 2010, mở mail th́ thấy tin sét đánh ngang tai. Tin Thế Phương đột ngột qua đời làm tôi bị chóang váng. Tôi không tin những ǵ ḿnh xem trên các email và từ nhà văn Việt Hải. Tôi phone đến nhiều nơi, có nơi chưa biết ǵ th́ nói để xem lại. Mà quả thật, không ai tin một người mới 57 tuổi, nhất là đang ở xứ Hoa Kỳ, th́ làm sao chết một cách đột ngột, nếu không có tai nạn hay các bệnh nan y! Mấy lần gặp, nhất là trong hai lần tiển đưa linh cữu hai cụ thân sinh của Thế Phương, tôi thấy nước da của anh ta không được tốt lắm. Nhưng đâu ai ngờ rằng những lần gặp đó là những lần cuối cùng!
Nhớ lại mấy năm về trước, khi tôi c̣n phụ trách Chủ Bút Tuần Báo Trách Nhiệm của Khu Hội Cựu Tù Chính Trị Nam Cali, Thế Phương là người hổ trợ và hợp tác trong nhiều lănh vực. Sau nầy những bài viết của tôi lúc nào cũng được Take2tango ưu tiên đăng tải. Dầu tuổi đời tôi và Thế Phương chênh lệch xa nhau, nhưng về mặt nầy mặt khác Thế Phương xứng đáng là một người bạn tốt của tôi trong làng báo, làng văn!
Thế Phương là một phật tử và anh cũng rất mộ đạo - Tôi không hiểu ǵ nhiều về quá khứ của anh, nhưng tờ báo Trắng Đen của thân phụ anh th́ tôi rất rành xuyên qua câu chuyện Baxí - Đời người không ai có thể biết trước được tương lai, và cũng chẳng ai có thể biết một phút giây nào trước mặt. Sự ra đi của người bạn trẻ Thế Phương làm cho tôi suy nghĩ nhiều về cuộc sống ngắn ngũi đầy bất trắc trong cỏi vô thường nầy. Thôi th́ nguyện cầu cho linh hồn người bạn trẻ sớm an lạc nơi hào quang Phật.
Thôi anh nhắm mắt xuôi tay,
Thế gian nguồn cội trả vay nghĩa ǵ!
Vô thường - nghiệt ngă - phân ly!
Bụi trần phủi sạch - đường đi - cỏi về!
Letamanh”
(Lê Anh Dũng)
13/ Đỗ Thị Thuấn:
GS. Đỗ Thị Thuấn là chủ website Ánh Dương cùng hai diễn đàn Thân Hữu và Ánh Dương nhớ chuyện xưa bây giờ chỉ là kỷ niệm đă qua... Chị xúc động khi biết anh Thế Phương ra đi:
“Thế Phương chưa bao giờ là bạn của tôi, có lần tôi c̣n chế nhạo anh ta bằng cách vẽ h́nh anh ta cầm túi tiền dollars nữa, những cái h́nh này (1) của anh ta thật là dễ thương. H́nh như tôi đă từng gặp anh ta trong những lần sinh hoạt cộng đồng. Chằc thế nào tôi cũng đă từng gặp anh ta mà tôi không biết, v́ trong anh ta quen lắm. H́nh này của Thế Phương làm cho tôi cảm đông. Cầu xin linh hồn Thế Phương mau được lên cơi Vĩnh Hằng. H́nh như Thế Phương theo đạo Thiên Chúa Giáo? Nếu vậy tôi cầu cho Thế Phương mau sớm gặp Đức Chúa. Từ nay tôi sẽ coi Thế Phương là một người bạn. Tôi không nhớ anh ta có bao giờ đả phá tôi hay không. Nếu có th́ cũng xưa quá rồi, tôi không c̣n nhớ ǵ nữa cả. Trong h́nh này dường như anh ta mắt có ngấn lệ. Anh ta làm cho tôi cũng muốn khóc. Toi đang chảy nước mắt đây.
Thân ái,
Thuấn”
- (1): xin xem h́nh (1) trên hết
14/ Chu Tất Tiến:
Như G. Đỗ Thị Thuấn, nhà văn Chu Tất Tiến cũng có những bất đồng với nhà báo Thế Phương, thời gian qua đă hóa giải 3 người, là những người bạn trên thế giới liên mạng internet. Anh Chu Tất Tiến viết:
“(Xin tiếp lời của bà Đỗ Thuấn)
Như lời Khổng Tử nói: "Người khôn nói một ngàn câu cũng có một câu ngu. Người ngu nói một ngàn câu cũng có một câu khôn", theo thiển ư, Thế Phương hay gửi những bài viết có tính cách chống đối, thậm chí mạ lị, một số nhân vật nào đó lên diễn đàn, nhưng Thế Phương có tinh thần chống Cộng cao và thỉnh thoảng cũng có những nhận định rất sâu sắc. Cho nên, nếu cho rằng Thế Phương là một nhân vật đáng bị lên án đến nỗi sau khi đă quá văng rồi, vẫn c̣n đáng bị ... mắng mỏ th́ thật là không nên! Chúng ta không thể dùng chính vũ khí mà ḿnh cho là xấu xí của kẻ khác lập trường với ḿnh để tấn công kẻ ấy. Nhất là sau khi kẻ ấy đă không c̣n trên cuộc đời ngắn ngủi này nữa.
Cá nhân tôi, trước đây, đă nhiều lần bị Thế Phương lên án tàn tệ, đă cho đăng những bài rủa xả tôi trên báo của anh, và gây cho tôi một cảm giác bực bội, khi đọc những luận điệu chụp mũ trắng trợn ấy, nhưng bây giờ, nghe tin anh qua đời, ḷng tôi thấy bâng khuâng và buồn bă.
"Cuộc đời như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao..." Vậy th́ tại sao chúng ta lại nuôi dưỡng những điều khó chịu về nhau măi, làm cho chính cuộc sống của chúng ta bị mất đi một phần vui vẻ? Hăy tận hưởng những ǵ ḿnh đang có để cho thời gian c̣n lai của chúng ta được thoải mái, và biết đâu, lại chẳng t́m thấy một thứ hạnh phúc mới? Nhất là hạnh phúc được nh́n thấy Tổ Quốc thân yêu sạch bóng Cộng Sản?
Chân thành cầu mong cho người quá văng được b́nh an viên măn.
Bắc Kỳ Di Cư - Chu Tất Tiến”
15/ Mai Thanh Truyết:
Trong khi kêu gọi góp bài hai khuynh hướng thường xảy ra, bên thích, bên không, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết cảm tưởng về anh Thế Phương và xin thế gian một lời cầu nguyện (diễn đàn Thân Hữu) --- Nghĩa Tử là Nghĩa Tận:
“Thưa Quư thân hữu trên diễn đàn,
Tôi được một người bạn báo cho biết anh Thế Phương ra đi ngày thứ hai vừa qua. Sau đó, có nhiều người trên diễn đàn viết về Thế Phương với tư cách bạn cũng có, mà thù cũng có! Tôi trong suốt thời gian qua có gặp Thế Phương, có nói chuyện, có đi ăn cùng. Thỉnh thoảng Thế Phương có lấy bài của tôi đang lên Take2tango (tôi không có gữi cho TP).
Mỗi khi gặp nhau cũng trao đổi tuy không thân mật nhưng cũng là t́nh người.Tôi biết TP là một người rất là "controversial".
Nhưng thưa Quư Thi Hữu trên diễn đàn,
Chết là hết! Mọi sự đă đi vào ḷng đất. Tham Sân Si cũng chỉ làm cho người nghĩ đến thêm phiền muộn mà thôi. Thế Phương đă chu du nơi cơi khác rồi.
Xin một tiếng cầu nguyện cho một kiếp nhân sinh....
EnviroVN - Mai Thanh Truyết"
16/ Đường Sơn:
Nhà văn Đường Sơn từ Melbourne, Úc châu, thường ghé website Take2tango xem bài, được tin Chủ nhiệm Thế Phương đột ngột ra đi, anh viết những ḍng chia buồn cùng tang gia, cũng như chúc an lành cho Diệu Âm Phạm Trung Điền siêu thoát về cơi trên:
“Chủ Nhiệm Cô Đơn.
Ḍ, đọc và dọc các website là một trong những cách giải trí của tôi trong lúc dư thời gian suy gẫm; có nhiều điểm lợi là biết thêm những tin tức, các tiết mục mà ḿnh chưa biết hay v́ ṭ ṃ, nhất là nghệ thuật quảng cáo và kỹ thuật bây giờ khiến cho trang web đó vừa đẹp, vừa gọn, nh́n mát con mắt làm sao. Take2Tango.com đến với tôi do sự t́nh cờ v́ bài viết về “Nhân Điện” và sau đó là các vụ “x́ căng đan về giới tính” cho nên tôi cũng ṭ ṃ thỉnh thoảng lên web nầy đọc, nghe các tin nóng cập nhật hoá. Thường vào mạng nào th́ tôi xem ban biên tập gồm những ai, có nghe tên hay không; họ thuộc phe nào? Nhưng Take2tango rất đặc biệc làm tôi chú ư là khó truy ra ban biên tập ai là ai! Sau nầy anh Việt Hải - chủ bút của Văn Đàn Đồng Tâm cho tôi biết chủ nhiệm là kư giả Thế Phương. Một trang mạng, một tờ báo… khi đă đứng vững trong cộng đồng, gặt hái niềm tin của độc giả th́ khó khăn nhất không phải là các tiết mục từ A-Z mà là “ǵn giữ (maintain)” và “cải tiến (improve)”. Nói, viết th́ dễ lắm như bắt tay vào làm th́ “chăm” biết chừng nào quư vị ạ! Chỉ layout tờ đặc san Kiengiang 2003 mà thầy dạy Pháp văn ở trung học và tôi làm từ chiều và thức đến bốn giờ sáng. Riêng tôi về không ngủ mà phải làm xong các phần khuôn mẫu mang đến nhà in. Cập nhật hoá mỗi ngày mà tôi không thấy ban biên tập Take2Tango! Ôi tội cho ông chủ nhiệm - Thế Phương biết chừng nào! Chỉ quan sát như thế, th́ tôi cũng hiểu phần nào chỉ lắc đầu mà than:”Oh! Poor man.” Thế Phương phải tốn rất nhiều thời giờ cho đứa con tinh thần của ḿnh, thức đêm, thức hôm đọc tin, chuyển dịch, sắp xếp, layout cả chục thứ từ A đến Z để đưa lên mạng kịp thời – “tin nóng” mà. Tuy chưa có dịp tiếp xúc với anh Thế Phương nhưng qua nhận xét cách làm việc chủ nhiệm trang web nổi tiếng như thế th́ tôi cảm thông cái khổ sở cho người workoholic: chịu khó, kiên nhẫn, đầu bạc và … nhiều bịnh tật dù anh chỉ hơn tôi vài tuổi. Làm việc trí óc thả giàn, ăn uống không điều độ như thế - Th́ thôi Thế Phương xem như là hy sinh cuộc sống của ḿnh tới giây phút cuối cùng rồi! Tôi cũng lấy làm lạ là Thế Phương cũng ít xuất hiện trước ống kính – làm việc âm thầm, lặng lẽ, không danh xưng và âm thầm đóng góp cho tiếng nói người Việt tự do tại hải ngoại.
Anh Việt Hải, trên một vài diễn đàn, người ta nhắc lại chuyện cũ của anh Thế Phương như h́nh thức đánh người ngă ngựa, khi anh không thể tự vệ cho ḿnh được. Buồn quá. Nghĩa tử là nghĩa tận. Một nguyên tắc đạo đức rất sơ đẳng. (*)
Thế Phương không hoàn hảo, tuy chưa từng chuyện tṛ với anh, nhưng tin tức anh ra đi làm tôi nh́n website Take2Tango mà rất bùi ngùi và nghĩ ngợi. Click vào mạng không bao giờ biết tên Thế Phương là chủ nhiệm, nhưng người “kết hợp” và “cải tiến” trang đó từ nay trở đi không phải là anh nữa. Anh là một con người nhiều tâm huyết, can đảm mà tôi dù là chuyên viên về tin học vẫn muốn học hỏi nơi anh để luôn mang lại những món ăn tinh thần cho cộng đồng người Việt tự do tại hải ngoại. Tôi muốn cám ơn anh.
Xin cầu nguyện vong linh anh Thế Phương đă xong nợ trần gian và về an nghỉ nơi cơi Vĩnh Hằng.
Thành thật chia buồn cùng gia quyến Thế Phương!
Sympathy from Australia
Đường Sơn”
(*) Note: ĐS thân,
Như ĐS nói "Nghĩa tử là nghĩa tận", đây là thế giới của khổ đau, của đố kỵ, và của cố chấp. Số người như vậy không nhiều. Đa phần người ta muốn người quá văng b́nh yên ra đi. Trong cuộc Thế giới Đại chiến Thứ II, phe Đồng Minh thắng trận biểu lộ một phong cách cao thượng, văn minh khi ḥa giải giữa những cựu thù như Nhật, Đức, ḥa giải với người ngă ngựa thua trận, và ḥa giải với người chết. Vào ngày lễ kỷ niệm 60 năm ngày 06/06/1944 là ngày quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và Âu Châu. Đáp lời mời của Tống thống Pháp Jacques Chirac, hơn 20 nhân vật lănh đạo quốc gia gồm có Tổng thống G.W. Bush, Nữ hoàng Anh Elisabeth... và đặc biệt với sự hiện diện lần đầu tiên trong lịch sử của Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder, đại diện cho nước bại trận tham dự buổi lễ.
Thủ tướng Đức Schroeder đi viếng nghĩa trang La Cambie nằm gần khu vực Normandie và Bayeux, nơi an nghỉ cuối cùng của hơn 21.000 binh sĩ Đức trên phần đất của Pháp. Nước Pháp đă có nghĩa cử cao đẹp cấp cho phần đất nầy để chôn cất tươm tất kẻ thù. Nghĩa trang La Cambe có thảm cỏ xanh đẹp mắt, bóng cây tươi mát, các mộ bia bằng đồng đen đều đặn nằm trên mặt đất, thẳng tấp thăm thẳm chiều trôi.
Nghĩa vụ lương tâm của người sống đối với người quá văng là hành động phát sinh từ sự đạo đức và bản thiện thiêng liêng. Người đă khuất yên tâm ngủ yên, thân nhân họ c̣n sống cám ơn phong thái hành sử rất văn minh và cao thượng của La Cambe.
ĐS thân, anh Thế Phương và anh đă bàn về biến cố La Cambe khi anh viết bài 30 tháng Tư. V́ nh́n người mà tủi cho xứ ta. Phe thắng trận Bắc Việt trả thù người dân của Việt Nam Cộng Ḥa ḿnh, họ ác tâm hất hủi thương bệnh binh VNCH ra khỏi nhà thuơng, người đă chết cũng không được yên nghỉ, mồ mă của họ bị xâm phạm. Đánh người ngă ngựa là một hành vi đốn mạt, đê hèn tấn công người quá văng là hành động thiếu văn hóa, vô lương tri. Họ vốn là những kẻ trung thành với tư tưởng bán khai. Những bài học văn minh và đôn hậu luôn được sách vở ca tụng. Hành động ngược lại điều đó mang ư nghĩa man ri, tiêu cực, và xấu xa.
VHLA.
17/ Ngọc Nga:
Cô Ngọc Nga từ Michigan kêu gọi đồng hương trên internet giúp cho tủy sống v́ một người bạn của cô bị ung thư máu, nhờ nhà báo Thế Phương sốt sắng quảng bá giúp người. Xin hiểu rơ Thế Phương, Thế Phương luôn giúp người bệnh hoạn, hoạn nạn, ngặt nghèo, hăy chúc một cơi b́nh an cho anh trên bước đường đi đến:
“Anh Việt Hải,
thật là hụt hẫng khi nghe tin anh Thế Phương đă ra đi... tuy Nga không biết nhiều về anh Thế Phương, nhưng Nga quen anh ấy qua lần Nga đăng tin xin mọi người giúp Nga chuyển tin cô em gái nuôi cần bone marrow transplant v́ bị ung thư máu...
Anh Thế Phương là người đầu tiên liên lạc với thẳng với Nga ... và qua lần đó, Nga có dịp chuyện tṛ với anh ấy qua điện thoại để hiểu rằng ... chẳng những anh ấy rất muốn giúp cô em gái Nga t́m được người donor ... mà điều đó "h́nh như" là điều mà anh ấy cần phải làm...
The irony of it all is ... cô em gái nuôi của Nga đă t́m ra được một người perfect match với nàng và hiện đang b́nh phục ... nhưng rồi anh Thế Phương lại là người ra đi...
Năy giờ ngồi đây... Nga viết lan man, chưng hửng ... not sure how I feel
anh Việt Hải ơi... I am truly sad.
Nn”
18/ Trương Nhân:
Nhà tranh đấu cho nhân quyền Trương Nhân từ Đức Quốc thường liên lạc với Thế Phương, cùng Take2tango trong thế phối hợp thông tin liên mạng trong những công tác đánh phá những âm mưu của CS, Trương Nhân ngậm ngùi tien đưa ngươi bạn cùng lư tưởng đấu tranh:
“Vĩnh biệt Thế Phương!
Please rest in peace.
Anh đă ra đi thật sao, không c̣n anh gởi Bài Vở Tin Tức trên Website cuả anh cho tôi - mỗi khi anh muốn phổ biến rộng răi khắp nơi trên Toàn Cầu.
Chúng tôi mất đi một Chiến Hữu chống Cộng, anh có nhiều anh em, các em cuả anh - có ai muốn làm website không ? Anh có truyền nghề làm Website cuả anh lại cho người em ruột nào cuả anh không ? Bao nhiêu câu hỏi, không có câu trả lời - v́ anh đă vĩnh viễn ra đi...
"Nghề" làm website là một đam mê, không đam mê không làm được, tôi tin như vậy. Kỹ thuật th́ có thể học từ một người Thầy nào đó truyền lại, nhưng sự Đam Mê, nhất là đam mê... chống Cộng - không phải ai cũng có được.
Làm website cũng không hái ra tiền hoặc chưa hái ra tiền, cho nên ít ai muốn thực hiện - ngoại trừ các Chiến Hữu có ḷng chống Cộng như Anh trong Cộng Đồng NVQG Hải Ngoại trên Thế Giới và tích cực tham gia vào mặt trận Net Vận, góp phần chống Cộng triệt để trên lănh vực Trí Vận và Truyền Thông internet, là một vũ khí lợi hại ngày nay và không thể thiếu được.
Anh cũng ít khi viết ǵ trong Email cho tôi, nếu cần viết ǵ - Anh có thói quen viết luôn trên Subject cuả emails, tôi vẫn c̣n nhớ như vậy và biết đó là tánh cuả anh - cho nên tôi cũng không bận tâm.
Tôi nhớ thuở mới lớn - tôi say mê đọc báo "Trắng Đen", một nhật báo chống Cộng cuả Người Việt Quốc Gia, trước Quốc Hận 30.4.1975 ; nhất là Truyện Dài về một hôn ma phụ nữ trong khám Chí Hoà, SàiG̣n, truyện dài do Thân Phụ cuả anh thực hiện (nếu tôi nhớ không lầm), cố kư giả Việt Định Phương, người cũng đă tặng cho chị Bảy bên Paris bút hiệu Việt Dương Nhân.
Năm 2005 anh cho ra đời tờ báo điện tử Take2Tango, có phải không ? Cuộc đời thật là vô thường, điện báo T2T c̣n đó - mà anh đă ra đi.
Tôi không thể viết tiếp được nữa. Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng chị Thế Phương và Tang Quyến.
Thành tâm nguyện cầu cho Hương Linh cuả Anh sớm được văng sanh Cực Lạc Quốc.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.
Kính bái,
Trương Nhân
01.11.2010
THÀNH KÍNH PHÂN ƯUc
ùng Tang Quyến cuả Nhà báo Thế Phương”
Bookmarks