Theo
http://www.nytimes.com/2011/12/02/op...ef=paulkrugman
Bài dịch theo ư, không theo quá sát từ ngữ.
Xóa bỏ đồng EURO (1/12/2011)
EURO có thể được cứu hay không? Cách đây không lâu, chúng ta được cho biết rằng kết quả tệ hại nhất có thể xảy ra là Hy lạp sẽ quỵt nợ. Bây giờ, một thảm họa rộng lớn hơn dường như sắp xảy ra.
Đúng vậy, quả tạ đè nặng lên thị trường đă được nâng lên một chút vào hôm thứ Tư sau khi các ngân hàng trung ương công bố một cách màu mè về việc tăng trưởng quỹ tín dụng (điều này sẽ, thực ra, không tạo ra bất cứ sự khác biệt đáng kể nào). Nhưng ngay cả những người lạc quan nhất nay cũng nh́n nhận rằng Âu châu đang tiến tới suy thoái, trong khi người bi quan th́ cảnh báo rằng đồng Euro có thể trở thành trung tâm điểm của một cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu.
Bằng cách nào mà mọi việc đi sai bét thế này? Câu trả lời các bạn nghe nhàm chán là, cuộc khủng hoảng đồng Euro bị tạo ra do việc vô trách nhiệm trong các chính sách tài khóa. Vặn TV lên, bạn sẽ t́m thấy ngay vài nhà b́nh luận tuyên bố rằng nếu Hoa kỳ không hạ thấp chi tiêu, chúng ta sẽ kết thúc giống như Hy lạp. Hy lạpppppp!
Nhưng sự thật th́ gần như là ngược lại. Cho dù các nhà lănh đạo Âu châu tiếp tục khăng khăng cho rằng vấn đề là các quốc gia mắc nợ chi tiêu nhiều quá, vấn đề thật sự là chi tiêu trong toàn Âu châu quá thấp. Và các cố gắng của họ để sửa chữa vấn đề bằng cách đ̣i hỏi thắt lưng buộc bụng mạnh hơn nữa đă là một phần quan trọng trong việc làm cho t́nh h́nh càng thêm tệ hại.
Câu chuyện cho đến hôm nay là: Trong các năm trước cuộc khủng hoảng năm 2008, Âu châu, cũng như Hoa kỳ, có một hệ thống ngân hàng vô tổ chức, kém kiểm soát, và việc này dẫn đến một sự tràn ngập nợ nần mau chóng. Trong trường hợp Âu châu, nhiều mối cho vay lại là xuyên biên giới, ví dụ như các quỹ từ Đức tràn vào miền Nam Âu châu. Việc cho vay này được cho là ít nguy hiểm. Dù sao đi nữa, bên nhận tiền tất cả đều dùng Euro, vậy th́ điều ǵ có thể đi sai cho được?
Chủ yếu, việc cho vay này là dùng trong các khoảng nợ cá nhân, không phải cho quốc gia. Chỉ có Hy lạp là bị thâm hụt ngân sách nặng nề trong các năm tốt đẹp; Tây ban nha thật ra c̣n có thặng dư ngân sách cho đến sát cuộc khủng hoảng.
Rồi, bong bóng vỡ tan. Các chi tiêu cá nhân tại các quốc gia mang công mắc nợ sụt giảm mạnh. Và câu hỏi các lănh đạo Âu châu đă nên hỏi là, làm thế nào để các cắt giảm chi tiêu đó mà không tạo ra một cuộc suy thoái lan rộng toàn Âu châu.
Thay vào đó, họ đối phó việc tăng thâm hụt ngân sách không thể nào tránh khỏi [do chi tiêu cá nhân sụt giảm], và sẽ gây ra suy thoái, bằng cách đ̣i hỏi tất cả mọi quốc gia - không chỉ các quốc gia mắc nợ - phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Các sự cảnh báo rằng việc này sẽ làm sa sút thêm nền kinh tế đă không được đoái hoài tới. "Ư tưởng cho rằng các biện pháp khắc khổ có thể châm ng̣i cho một sự đ́nh trệ là không đúng", Jean-Claude Trichet, khi đó là Giám đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu, tuyên bố. Tại sao? Bởi v́ "các chính sách đem lại sự tín nhiệm sẽ nuôi dưỡng chứ không ngăn cản hồi phục kinh tế".
Nhưng vị Thần Tín nhiệm đă không xuất hiện.
Chờ chút, c̣n nữa. Trong các năm tiền bạc c̣n dư thừa, dễ dăi, lương bỗng và giá cả tại Nam Âu châu tăng mau hơn nhiều so với Bắc Âu châu. Sự tréo ngoe này nay cần phải được đổi chiều, hoặc bằng cách sụt giá tại miền Nam [để hàng hóa tại miền Nam bán nhiều hơn], hoặc bằng cách tăng giá tại miền Bắc [để dân miền Nam mua hàng của họ, thay v́ mua của miền Bắc, và dân Bắc mua hàng Nam]. Nếu miền Nam bị buộc phải hạ giá để tăng tính cạnh tranh, th́ phải trả một giá đắt trong vấn đề việc làm và làm xấu thêm các vấn đề nợ nần. Cơ may thành công sẽ cao hơn nếu khoảng cách này được đóng lại bằng việc tăng giá tại miền Bắc.
Nhưng để đóng lại khoảng cách bằng việc tăng giá tại miền Bắc, các nhà làm luật sẽ phải chấp nhận tạm thời một sự lạm phát trong toàn khối Euroland. Và họ đă cho biết rơ ràng rằng họ sẽ không làm như vậy. Tháng Tư năm nay, Ngân hàng Trung ương Âu châu bắt đầu nâng giá tiền lời, mặc dù rằng các nhà quan sát nhận định rơ ràng rằng lạm phát đang quá thấp.
Và có lẽ đây không phải một sự trùng hợp mà tháng Tư cũng là lúc cuộc khủng hoảng Euro bước vào một giai đoạn tồi tệ mới. Đừng quan tâm tới Hy lạp, nơi có nền kinh tế đối với Âu châu chỉ bằng khoảng Miami đối với toàn Hoa kỳ. Vào lúc này, các thị trường nói chung đă mất niềm tin với Euro, đẩy giá lăi suất tăng cao ngay cả cho quốc gia như Áo và Phần lan, là các quốc gia không phung phí chút nào. Và không khó để thấy tại sao. Việc kết hợp giữa "khắc khổ cho mọi người" và một chứng bệnh của ngân hàng trung ương bị ám ảnh bởi lạm phát đă làm cho các quốc gia mang nợ hầu như không thể nào chạy trốn khỏi cái bẫy nợ nần, và, v́ vậy, tạo ra một tiến tŕnh cho sự vỡ nợ lan rộng, ngân hàng mất thanh khoản, và một sự sụp đổ tổng thể của hệ thống tài chánh.
Tôi hy vọng, cho lợi ích của chúng ta cũng như cho họ, rằng các người Âu châu sẽ thay đổi đường lối trước khi quá trễ. Nhưng, thật t́nh, tôi không tin rằng họ sẽ làm như vậy. Thật ra, điều dễ xảy ra hơn là chúng ta sẽ theo đuôi họ trên con đường đi đến tan ră và sụp đổ.
Bởi v́ tại Hoa kỳ, cũng như tại Âu châu, nền kinh tế đang bị kéo sụt xuống bởi các con nợ không trả nổi - trong trường hợp chúng ta, chủ yếu là các con nợ nhà đất. Và tại đây, cũng vậy, chúng ta cần các chính sách tài khóa và tiền tệ tăng trưởng để ủng hộ nền kinh tế trong khi các con nợ phấn đấu để mạnh mẽ tài chánh trở lại. Vậy mà, cũng như bên Âu châu, các cuộc tranh luận công cộng lại bị chi phối bởi các nhóm bẩn tính về thâm hụt ngân sách và bị ám ảnh về lạm phát.
Do đó, lần sau khi các bạn nghe người nào đó cho rằng nếu chúng ta không giảm chi tiêu, chúng ta sẽ trở thành Hy lạp, các bạn nên trả lời rằng nếu chúng ta giảm chi tiêu đang khi nền kinh tế vẫn đang bị suy thoái, th́ chúng ta sẽ trở nên giống như Âu châu. Thật ra, chúng ta đang ngon trớn trên con đường này.
Bookmarks