Page 51 of 94 FirstFirst ... 4147484950515253545561 ... LastLast
Results 501 to 510 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #501
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo (2/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-nui-eo-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nui-eo-25.html

    Núi & Đèo (2)
    (Tiếp theo)

    Đi từ đồng bằng lên cao nguyên bằng đường bộ chúng ta sẽ phải qua những đoạn đường đèo xuyên các rặng núi. Việt Nam có khoảng hơn 30 đường đèo lớn nhỏ cũng như dài ngắn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến những cái tên b́nh dị nhưng cũng kỳ lạ của núi và đèo mà tôi đă từng nghe đến hoặc có dịp đi qua trong những chuyến cross-country xuyên Việt vào cuối thập niên 90.

    Đến Nha Trang, đoàn sinh viên Mỹ khám phá một điểm du lịch sinh thái mới trên Ḥn Hèo, chính thức đón khách du lịch từ cuối năm 1998. Ḥn Hèo là núi đảo cao nhất Nha Trang (873 m) bên cạnh các Ḥn Phủ Mái Nhà, Ḥn Răng Cưa, Ḥn Tiên Du… trong dăy Phước Hà Sơn, có 3 mặt giáp biển, một mặt giáp xă Ninh Phú.

    Kho tàng ngôn ngữ Việt Nam quả là phong phú nhưng cũng không kém phần dí dỏm. Riêng chỉ ở Nha Trang cũng đă có những cái tên như Ḥn Tre, Ḥn Vợ, Ḥn Chồng, Ḥn Mun, Ḥn Tằm, Ḥn Đỏ… rồi th́ ở Phan Thiết có Ḥn Rơm; Phú Yên có Ḥn Rùa; Rạch Giá có Ḥn Sơn; Kiên Giang có Ḥn Phụ Tử, Ḥn Nghệ; Cà Mau có Ḥn Khoai; Hải Pḥng có Ḥn Dâu; Thanh Hóa có Ḥn Ne… và ở tít ngoài Biển Đông có Ḥn Ngư, Ḥn Tro…

    Cách Nha Trang 37 km có Ḥn Bà là một khu rừng nguyên sinh, độ cao 1.574m, có khí hậu của vùng ôn đới thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Ḥa. Tại đây, năm 1915, bác sĩ Yersin đă dựng nhà để ở và trồng cây canh-ki-na là cây được dùng làm nguyên liệu chế ra thuốc kư ninh trị bệnh sốt rét. Ḥn Bà hiện là khu du lịch với nhà nghỉ, rừng hoa và hệ thống cáp treo.

    Theo ‘chúa đảo’ Đinh Ngọc Thi, người phụ trách Ḥn Hèo, cái tên ngộ nghĩnh của núi đảo này xuất phát từ loại dây mây được khai thác làm gậy (hèo), nột lọai ba-tong người già hay dùng để di chuyển. Cũng theo lời anh, ‘đảo danh’ Ḥn Hèo đă đi vào văn chương dân gian. Anh dẫn chứng:

    Bao giờ Ḥn Đỏ mang tơi
    Ḥn Hèo đội mũ th́ trời sắp mưa

    Muối Ḥn Khói, ruộng Đồng Hương
    Ḥn Hèo mây bạc, nước nguồn Cửa Bô


    Rồi lại có cả bài hát:

    Ḥn Hèo đội mũ
    Mây phủ Đá Bia
    Cóc nhái kêu lia
    Trời mưa như đổ.

    Anh chê em nghèo khổ
    Kiếm chỗ sang giàu
    Rồi mai sau anh sụp
    Như cái đầu cầu chợ Dinh.


    Để thưởng thức cảnh đẹp của suối Hoa Lan trên Ḥn Hèo, khách phải đi đường bộ qua đèo Rù Ŕ đến cầu cảng Đá Chồng, sau đó mất khoảng 40 phút đi tàu ra đảo rồi leo 374 bậc thang để lần lượt ghé 3 tầng thác nước ở độ cao 778 mét.


    Sinh viên Mỹ tại Suối Hoa Lan trên Ḥn Hèo

    Đèo Rù Ŕ, lại một cái tên rất dân giă, là đường đèo cuối cùng tại miền Nam, nối liền Nha Trang với Ninh Ḥa, nơi có món nem nổi tiếng. Người ta giải thích tại đoạn đường đèo dài 2 km này trước kia có nhiều cây “rù ŕ” nên có tên như vậy. Người khác lại cho rằng rù ŕ là tên một loài chim có tiếng kêu thảm thiết và sau mỗi lần kêu đều có tiếng “rù” thật dài trong cổ họng.

    Tôi lại nghĩ khác, có phần tiếu lâm: đây là đoạn đường đèo ngắn nhưng rất nguy hiểm nên khi vượt đèo người ta chỉ nói chuyện “rù ŕ” chứ không c̣n giữ giọng điệu b́nh thường! Bằng chứng: xung quanh đèo Rù Ŕ có băi tha ma, trên đỉnh đèo c̣n có tượng Đức Mẹ Maria giơ tay ban phước cho vùng đất có ngọn đèo nguy hiểm này.


    Đèo Rù Ŕ

    Có một băi rác lớn trên đèo Rù Ŕ lẫn lộn với băi tha ma. Chúng tôi đă gặp những con người không phải chỉ sống với rác một giờ, một ngày mà họ đă trải qua nhiều năm, nhiều tháng, thậm chí cả một đời phải sống chung với rác. Họ cho biết, mỗi ngày có từ 50 đến 60 xe ép rác, chuyển từ 300 đến 400 tấn rác về đây.

    Những người sống bên rác gắn bó với cái cào có hai chấu, một chiếc bao trên vai, một ngọn đèn soi trên trán và một đôi ủng dưới chân. Ngày ngày, dù nắng mưa, dù gió rét, cứ khoảng 5 giờ chiều họ túa ra băi rác và đợi những chiếc xe chở rác về. Họ lăn lộn với rác đến sáng để bươi móc, săn nhặt những chiếc bao nilông, những mảnh nhựa vỡ, chút dây kẽm, dây điện và hàng trăm thứ linh tinh không tên khác.


    Băi rác trên đèo Rù Ŕ

    Ngoài Rù Ŕ, nếu đúng là ngọn đèo mang tên một loài chim có tiếng kêu rù ŕ, c̣n có một ngọn đèo lại mang tên một loài chim thuộc loại “vua của các loài chim”: Phượng Hoàng. Đèo Phượng Hoàng, c̣n gọi là Đèo M’Drak, có chiều dài 12 km, nằm trên quốc lộ 26, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Khánh Ḥa với Đắc Lắc. Thủ phủ của Đắc Lắc là thị trấn Ban Mê Thuột, nơi tôi đă có một thời gian sinh sống thời niên thiếu.

    Tháng 3/1975 đă xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa quân đội hai miền Nam-Bắc trên đèo Phượng Hoàng. Lính nhảy dù của VNCH đă được thả xuống đây trong nỗ lực tái chiếm Ban Mê Thuột và đèo Phượng Hoàng cũng là đường rút lui đầy máu và nước mắt của quân và dân từ cao nguyên đổ xuống miền duyên hải Nha Trang trước khi Sài G̣n sụp đổ.

    Có người nói ngọn đèo Phượng Hoàng chỉ là một cái tên đă được thi vị hóa. Thực tế chẳng thấy bóng chim phượng hoàng mà chỉ toàn loài quạ đen. Trên đỉnh đèo, quạ kêu inh ỏi cộng thêm với những chiếc am nhỏ để tưởng niệm những người đă mất khiến cho đèo Phượng Hoàng mang một bầu không khí ảm đạm, chết chóc khi nghĩ đến ḍng người di tản đổ đèo năm 1975.


    Đèo Phượng Hoàng là ranh giới giứa Khánh Ḥa & Đắc Lắc

    Phong cảnh và những dấu tích lịch sử quan trọng khiến cho đèo Phượng Hoàng có một sức hút đặc biệt đối với du khách khi có dịp ngược đồng bằng lên với vùng cao nguyên đất đỏ. Đó là chưa kể những người đến đây v́ những kỷ niệm một phần đời có liên quan đến xứ “bụi mù trời, buồn muôn thuở” Ban Mê Thuột và Nha Trang “miền quê hương cát trắng”.

    Tôi biết đến Nha Trang vào những năm cuối cùng của thời trung học. Học xong Đệ Nhị tại trường Trung học Ban Mê Thuột tôi phải xuống Nha Trang để thi Tú tài 1 v́ BMT hồi đó chưa có hội đồng thi. Xong Đệ Nhị, tôi lại ṿng về Đà Lạt để tiếp tục học năm Đệ Nhất tại trường Trần Hưng Đạo. Có lẽ cuộc đời học sinh của tôi có sao “thiên di” chiếu mệnh v́ phải phiêu bạt đến nhiều thành phố.

    Bây giờ, dù đă đến Nha Trang nhiều lần, nhưng tôi vẫn giữ những kư ức của tuổi học tṛ thời mới lớn: Nha Trang là thành phố biển sinh động với nhịp sống hối hả hơn Ban Mê Thuột rất nhiều.

    Tôi nhớ măi một câu chuyện có phần tiếu lâm khi làm “sĩ tử” tại miền quê hương cát trắng. Tại Ga Nha Trang có nhiều gánh đậu hũ bán dạo, có cô mời khách bằng câu: “Đậu không cụ?”. Khi đó, trong ḷng thắc mắc nhưng không dám hỏi tại sao cô lại mời như vậy. Măi sau mới biết là cô… nói lái!

    Tại Nha Trang ngày xưa có rất nhiều quân trường của Không quân, Hải quân và Biệt động quân nhưng tôi muốn nhắc đến Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế với bức tượng người lính cầm súng đứng theo thế “thao diễn nghỉ” dựng trên vách núi. Xa xa là dăy núi Ḥn Khô, trông mường tượng như một cô gái đang nằm… Thế nên mới có hai câu thơ bất hủ của một thi sĩ nào đó:

    “Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,
    Em nằm xơa tóc đợi chờ ai”


    Ngày nay, bức tượng người lính không c̣n nữa. Cứ tưởng anh lính đứng trên núi ngàn năm, ngờ đâu người lính biến mất khi miền Nam sụp đổ. Nghĩ cho cùng, cuộc đời này chẳng bao giờ có sự vĩnh viễn v́ quy luật của tạo hóa là sự thay đổi, tiến hóa không ngừng.

    https://i.postimg.cc/mgmqdV9c/124-4-o-Ph-ng-Ho-ng.jpg
    Đèo Phượng Hoàng

    Từ Nha Trang muốn lên “phố núi” Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai phải vượt qua hai địa danh mang những tên rất quái dị: dốc Đầu Lâu và đèo Măng Giang (Mang Yang). Người địa phương giải thích, theo tiếng Gia Rai, “măng” có nghĩa là cổng c̣n “giang” là trời. Chắc người ta muốn nói đèo Măng Giang cao ngất như cổng lên trời.

    Như vậy, ngoài “cổng trời” trên Tây Nguyên, nếu đi khắp Việt Nam ta c̣n có dịp qua những “cổng trời” ở Quản Bạ trên cao nguyên đá Đồng Văn, “cổng trời” nằm trên đèo Kéo Cao của ngọn núi Phia Đây, có độ cao gần 1.000 m so với mặt biển tại Cao Bằng…

    Không thể không nhắc đến trại giam “Cổng Trời”, nơi giam giữ các trọng tội h́nh sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 tại miền Bắc và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra [1].

    Có người lại gọi Măng Giang là dốc “Mang Rơi” v́ khi qua đây là chấp nhận để tất cả những ǵ ḿnh có “rơi” lại phía sau lưng và đương đầu với mọi khó khăn trước mặt ở phía bên kia dốc. Đó là tâm trạng của những người, v́ cuộc sống đ̣i hỏi, phải lặn lội lên miền đất “khỉ ho, c̣ gáy” để mưu sinh.

    Trong các đèo ở Tây nguyên th́ có lẽ Măng Giang là nơi có nhiều tai nạn nhất trên quốc lộ 19 nên có biển báo “Đèo Măng Giang - Cua gấp nguy hiểm, lái xe chú ư giảm tốc độ”. Đường đèo khá rộng nhưng ngay tại đỉnh đèo có dốc thẳng đứng, nhiều bác tài lạ đường cứ nhấn ga bon bon, không kịp đề pḥng khi gặp khúc cua gấp.


    Đèo Măng Giang

    Sau khi vượt đèo Măng Giang xe chúng tôi đi qua rất nhiều vườn trồng cà phê, một thế mạnh của vùng cao nguyên. Rất may, khi đó đang vào thời điểm cà phê nở hoa trắng xóa trên nền lá xanh um. Xe dừng lại để sinh viên tỏa vào vườn, chiêm ngưỡng hoa cà phê bằng mắt và cả bằng mũi: hoa cà phê thơm, mùi hương dịu nhẹ, thoang thoảng. Có sinh viên c̣n nhận xét một cách dí dỏm: mùi hoa cà phê khác hẳn mùi cà phê khi uống!

    Nhân dịp lên Pleiku, đoàn sinh viên Mỹ ghé vào Dakto, một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam. Những cái tên thời chiến như Dakto, Charlie, Snoul, Krek, Toumorong… đă đi vào thơ, nhạc như trong bài hát Người ở lại Charlie của Trần Thiện Thanh [2]:

    Toumorong, Dakto, Krek, Snoul

    Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu
    Anh! Cũng anh vừa ở lại một ḿnh, vừa ở lại một ḿnh
    Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.

    Chiến trường Dakto vào Mùa hè đỏ lửa năm 1972 giờ chỉ c̣n trơ lại những ngọn đồi trọc xác xơ cây cối. Chuyến ghé Dakto được coi như một cuộc hành hương về chiến trường xưa đồng thời cũng là dịp tốt để sinh viên có thể “mắt thấy, tai nghe” sinh hoạt buôn làng của người Sedang bên ḍng Dakto có cây cầu treo bắc ngang.


    Cầu treo bằng dây mây bắc ngang sông Dakto

    Trong khi người Sedang thoăn thoắt bước đi trên cầu, đám sinh viên ḍ dẫm từng bước trên mặt cầu rung rinh, chao đảo theo từng bước. Cầu được thiết kế hoàn toàn bằng dây mây, bề ngang chỉ có 3 tấm ván, nhiều chỗ chỉ c̣n 2, nh́n qua khe hổng trên mặt cầu ḍng nước sông Dakto vẫn lững lờ chảy. Chắc chắn đó là một trong những kỷ niệm khó quên đối với những người trẻ đến từ một thế giới khác…


    Sinh viên trên chiếc cầu treo

    Tỉnh láng giềng Kon Tum có một đường đèo cũng mang tên Măng nhưng lại là Măng Đen nằm trong địa phận huyện Kon Plong. Với độ cao 1.100 mét, rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ cùng hàng chục hồ và thác nước, Măng Đen hiện đang được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia, được mệnh danh là "Đà Lạt thứ hai" hay "Đà Lạt của Kon Tum".


    Đèo Măng Đen

    Nằm giữa tỉnh Gia Lai và B́nh định là Đèo An Khê, dài khoảng 20 km. An Khê dài, quanh co nhưng không dốc bằng đèo Măng Giang. Qua đỉnh đèo, huớng xuống Quy Nhơn, có ngay một khúc cua tay áo rất nguy hiểm.

    Trên đèo An Khê đă diễn ra một trận đánh lịch sử vào tháng 6/1954. Quân đội Pháp v́ lo ngại nguy cơ bị bao vây như ở Điện Biên Phủ nên quyết định nhanh chóng bỏ căn cứ An Khê để rút về Pleiku cách đó 80 km. Binh đoàn cơ động 100 được lệnh hành quân bằng cơ giới theo Quốc lộ 19 và đă bị đánh chặn. Tổn thất của người Pháp lên đến 500 và khoảng 600 người bị thương.

    Đèo Măng Giang và đèo An Khê là hai con đèo lớn nhất trên Quốc Lộ 19 từ ngă ba Bà Di lên cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, Gia Lai. Măng Giang có độ dài thua xa đèo An Khê, phong cảnh cũng không thể sánh bằng An Khê. Từ trên đỉnh đèo An Khê bạn có thể phóng tầm mắt bao quát một phần tỉnh B́nh Định với các huyện Tây Sơn, An Lăo, Tuy An...



    Đường vào thị xă An Khê

    Như đă nói, vừa ra khỏi thành phố Nha Trang là gặp ngay đèo Rù Ŕ, sau đó đến đèo Rọ Tượng, c̣n có tên là Ruột Tượng, ranh giới giữa huyện Ninh Ḥa và Vĩnh Xương thuộc tỉnh Khánh Ḥa. Ít người biết trong ḷng đất bên dưới đèo Rọ Tượng là đường hầm dành cho xe lửa trên tuyến đường sắt Bắc-Nam.

    Nguyễn Đ́nh Tư trong Non nước Khánh Ḥa giải thích về cái tên Rọ Tượng: ngày xưa vùng này có nhiều voi, c̣n được gọi là tượng. Người dân thường làm những chiếc rọ đặt trên đèo để bắt voi… (?). Lại có một lối giải thích khác cho rằng v́ có khúc rộng ở giữa nhưng thắt lại ở hai đầu nên đường đèo này được gọi là “ruột tượng” (?).

    Đèo Rọ Tượng băng qua núi Đá Vách thuộc huyện Ninh Ḥa. Từ Nha Trang, khi qua khỏi đèo sẽ gặp sườn núi ṿng sâu vào bên trong thành một h́nh móng ngựa gồm Ḥn Son (660m), Ḥn Khô (329m) Ḥn Chùa (682m). Hiện vẫn c̣n dấu tích thành Thạch Lũy của người Chiêm Thành. Dưới chân thành có một hồ nước trong veo sâu thăm thẳm, xung quanh hồ, đá được xếp thành bờ rất đẹp.


    Đèo Rọ Tượng

    Tiếp nối đèo Rọ Tượng là đèo Bánh Ít cũng thuộc huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Đèo Bánh Ít và núi Ổ Gà (cao gần 400 m) là hai địa danh quen thuộc của người dân Ninh Ḥa. Núi Ổ Gà địa thế hiểm trở nên từ năm 1945 trong cuộc chiến tranh Việt-Pháp đă trở thành một mật khu của Việt Minh. Người dân tỉnh Khánh Ḥa thường nhắc đến 4 địa danh nổi tiếng: “Mưa Đồng Cọ, gió Tu Hoa, cọp Ổ Gà, ma Ḥn Lớn”.

    Phía bên phải đèo Bánh Ít là một đồi tṛn cao non 200 m trông giống như cái bánh ít lột trần nên có lẽ v́ vậy đèo mang luôn cái tên Bánh Ít. Có người lại kể theo tương truyền thời xa xưa một bà già hằng ngày ngồi trong túp lều tranh ngay trên đỉnh đèo bán bánh ít. Bánh ít của bà ngon có tiếng khiến khách qua đường thường ghé ăn bánh ít và xin nước uống.

    https://i.postimg.cc/FzhVXX5h/124-11-o-B-nh-t.jpg
    Đèo Bánh Ít

    Trên đọan đường từ Ninh Ḥa đi Tuy Ḥa dài 91km c̣n có đèo Cổ Mă dẫn ra biển Đại Lănh. Đèo Cổ Mă nằm gần núi Đại Lănh trên Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xă Đại Lănh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có hầm xe lửa dài 402m, từ km 1284+262 ở phía nam ga Ninh Hoà và vào thời Nguyễn đă có trạm bưu điện dưới chân đèo.

    Tên đèo nằm giữa cao nguyên và duyên hải tại vùng này quả thật là “khác người”. Về tên gọi Cổ Mă, sách Non nước Khánh Hoà giải thích v́ h́nh núi ở đây giống như cổ con ngựa. Chắc có lẽ phải nh́n từ trên cao hoặc đi từ ngoài biển vào trông mới thấy cổ ngựa.

    Dưới chân đèo Cổ Mă c̣n có một băi tắm tuy nhỏ, vắng người nhưng thật lư tưởng cho những ai thích ḥa ḿnh vào thiên nhiên. Nhiều người cho rằng băi biển Đại Lănh gần đó, dù đă được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là “tầm cỡ thế giới”, nhưng quả thật không bằng tắm ở Cổ Mă hoang sơ, vắng lặng và gần gũi với thiên nhiên hơn.

    https://i.postimg.cc/yYYyfKyP/124-12-o-C-M.jpg
    Đèo Cổ Mă

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    [1] Đọc Trại giam Cổng trời, Mặc Lâm, Đài Á châu Tự do (RFA):

    Phần 1: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...010115316.html
    Phần 2: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...010101354.html

    [2] Video clip Người ở lại Charlie do Thanh Lan & Duy Quang tŕnh bày:



    ***
    3 nhận xét:

    backy5411:14 26 tháng 1, 2013
    Hay quá. Cám ơn anh Chính.
    Làm tôi nhớ lại những ngày ở Dakto và Tân Cảnh.
    Và lần sau cùng tôi từ Nha Trang vượt đèo Phượng Hoàng vào Ban Mê Thuột một chiều tối tháng 3/74 ảm đạm buồn hiu hắt.

    Trả lời

    nguoigia online08:55 27 tháng 1, 2013
    Bài viết hay quá, entry nào của anh cũng khiến NG nhớ nhung thật nhiều... Cảm ơn anh.

    Trả lời

    bố susu11:36 27 tháng 1, 2013
    bài viết có rất nhiều thông tin để tham khảo
    đọc blog của chú có rất nhiều thông tin bổ ích
    cám ơn chú đă chia sẻ

    Trả lời

  2. #502
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo (3/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-nui-eo-3.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nui-eo-35.html

    Núi & Đèo (3)
    (Tiếp theo)

    Đi từ đồng bằng lên cao nguyên bằng đường bộ chúng ta sẽ phải qua những đoạn đường đèo xuyên núi. Việt Nam có khoảng hơn 30 đường đèo lớn nhỏ cũng như dài ngắn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến những cái tên b́nh dị nhưng cũng kỳ lạ của núi và đèo mà tôi đă từng nghe đến hoặc có dịp đi qua trong những chuyến cross-country xuyên Việt vào cuối thập niên 90.

    Dọc theo Quốc lộ 1A, đoạn từ Nha Trang đi Quy Nhơn, du khách sẽ vượt qua Đèo Cả. Đây là đường đèo cắt ngang dăy núi Đại Lănh, ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Khánh Ḥa và Phú Yên. Xưa kia, từ năm 1471 đến 1653, Đèo Cả là ranh giới quốc gia giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành.

    Cũng tại đây, trong khoảng thời gian 1771-1802 có nhiều cuộc giao tranh giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Tiếp đến, năm 1947, Đèo Cả là chiến trường giữa quân Pháp và Việt Minh. Địa danh Đèo Cả đă đóng một vai tṛ chứng nhân quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.


    Đèo Cả

    Những người lần đầu tiên vượt Đèo Cả sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy từ xa những ống nước tựa như “giếng phun” nằm trên khu vực đỉnh đèo. Lại gần mới biết đó là dịch vụ rửa xe, dùng nguồn nước trên đỉnh núi để làm mát động cơ xe sau khi leo đèo. Ngoài việc làm mát máy xe cộ, cánh lái xe tải c̣n được một vài quán cóc trên đèo cung cấp “dịch vụ tươi mát”. Hóa ra cái tên Đèo Cả ngày nay c̣n hàm ư phục vụ “cả” người lẫn xe!

    Tại sao lại có tên Đèo Cả? Theo người miền Bắc, anh cả hoặc chị cả là người lớn nhất, tương tự như anh hai, chị hai ở miền Nam. Phải chăng v́ ngọn đèo dài hơn 10 km ở độ cao 400 m này có tới cả trăm khúc cua nên được phong là Đèo Cả trong số các ngọn đèo nằm rải rác trên toàn lănh thổ (?).

    Khách vượt Đèo Cả tại khúc cua Đá Đen nếu để ư sẽ thấy một túp lề nằm chơ vơ giữa một bên là núi rừng, một bên là biển cả của cụ Nguyễn Thị Phương, pháp danh Nguyên Quảng. Trước khi xuất gia, bà cũng có mái ấm của riêng ḿnh với chồng và hai người con gái.

    Cho đến một ngày, trên chuyến xe đi qua Đèo Cả, đoạn gần đường rầy xe lửa, chiếc xe khách chở cả gia đ́nh bà đă lao thẳng xuống vực sâu. Trong tai nạn này, 72 người trên chuyến xe đó đă ra đi vĩnh viễn, chỉ c̣n lại bà, một đứa bé trai 10 tuổi và tài xế may mắn thoát chết.

    Dân làng quanh đấy cho biết, bà cụ cũng là người xây tượng Quan Thế Âm tại cua Đá Đen và pho tượng được một Phật tử từ miền Nam phát tâm cúng dường. Sau đó, bà đă nhờ người xây am và dựng tượng tại nơi đây để khách đi đường lễ bái, cầu xin một cuộc hành tŕnh b́nh an trên Đèo Cả.


    Nghe nói Bộ Giao thông Vận tải đă khởi công dự án hầm đường bộ Đèo Cả với số vốn đầu tư 15.600 tỷ đồng, công tŕnh sẽ hoàn thành vào năm 2016. Đầu đường hầm bắt đầu tại xă Ḥa Xuân Nam (Phú Yên) và điểm cuối tại xă Vạn Thọ (Khánh Ḥa) với tổng chiều dài hơn 13,4 km, trong đó có hầm Đèo Cả dài 3.900 m, hầm Cổ Mă 500 m và đường dẫn dài 8,5 km.


    Một khúc quanh trên Đèo Cả

    Phú Yên là một tỉnh có địa lư phức tạp với 3 mặt giáp núi. Phía Bắc có dăy Cù Mông, phía Nam là dăy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn của dăy Trường Sơn trổ ra biển, và phía phía c̣n lại là biển Đông. Tại Phú Yên, ngọn núi Chư Ninh (1.636 m) thuộc huyện Sông Hinh cao nhất, c̣n có các núi khác như Ḥn Dù, Ḥn Chúa, núi Chư Treng và núi La Hiên.

    Ngay tại thành phố Tuy Ḥa cũng có một ngọn núi không cao nhưng rất nổi tiếng, đó là núi Nhạn. Ngọn núi này nằm ngay bên cạnh sông Đà Rằng, có Tháp Nhạn cổ kính do người Chàm (c̣n gọi là người Chăm) xây dựng vào khoảng thế kỷ 12. Qua năm tháng và chiến tranh, Tháp Nhạn đă nhiều lần bị hư hỏng nặng nhưng Phú Yên đă phục dựng nguyên gốc để trở thành một điểm thu hút khách du lịch.


    Tháp Nhạn, Tuy Ḥa, Phú Yên

    Người Chàm đă xây dựng rất nhiều tháp dọc theo duyên hải miền Trung trong các thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thể kỷ 17 theo nhiều phong cách khác nhau. Đây cũng là dịp để các sinh viên Mỹ t́m hiểu thêm về dân tộc Chàm đă một thời là một vương quốc hùng mạnh dọc theo giải đất miền Trung [1].

    Thành Đồ Bàn, c̣n gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xă Nhơn Hậu, Thị xă An Nhơn và cách thành phố Qui Nhơn 27 km về hướng tây bắc, là tên kinh đô của Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành.

    Năm 2006, Trung tâm Quản lư Di tích - Di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố các nhà khoa học của Đại học Milan (Ư) khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đă nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài trăm năm.

    Theo các nhà khoa học, đặc điểm tháp của người Chàm được kết dính bằng một loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn (Quảng Nam), người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đă phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công tŕnh tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đă được giải mă.

    Dọc theo duyên hải miền Trung, chúng tôi đă ghé tháp Poklong Garai ở Phan Rang, c̣n được gọi là Tháp Chàm, tại thị trấn mang cùng tên Tháp Chàm thuộc tỉnh Phan Rang, Ninh Thuận. Vùng đất Ninh Thuận đă từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm Pa cổ và bắt đầu từ đây ngược ra tới Đà Nẵng người ta gặp rất nhiều ngôi tháp của người Chàm.


    Tháp Poklong Garai ở Phan Rang

    Nhà thơ Chế Lan Viên với tập thơ đầu tay Điêu tàn đă nói lên nỗi ḷng của những ngọn tháp Chàm trước sự vô t́nh của thời gian. Phải chăng đó cũng là nỗi “hận vong quốc” trong tâm tư sâu thẳm của một dân tộc đă trải qua một dĩ văng huy hoàng?

    “Quả đất chuyển giây ḷng tôi rung động
    Nỗi sầu tư nhuần thấm cơi Hư Vô!
    Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
    Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!”


    Trong kho tàng âm nhạc của Việt Nam người ta cũng chú ư đến bài hát Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên [2]. Mối “hận” này phải do chính ca sĩ người Chàm hát mới lột tả hết tâm trạng của kẻ mất nước. Không ai dành được ngôi vị số 1 của Chế Linh khi cất tiếng hát ai oán… “… người xưa đâu? người xưa đâu?...”

    “… Rừng trầm cô tịch, đèo cao thác sâu
    Đồi hoang suối reo, hoang vắng cheo leo
    Ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân...
    Âm thầm ḥa bài hận vong quốc ca…”


    Nói đến người Chàm, trong kư ức của tôi vẫn c̣n in rơ h́nh ảnh một người bạn học năm Đệ Nhất trường Trần Hưng Đạo, anh là người Chàm lên Đà Lạt trọ học. Cũng như phần đông người Chàm, anh hiền lành, ít nói, lúc nào cũng có vẻ u uất một tâm sự dấu kín trong ḷng. Chúng tôi tham gia ban văn nghệ của trường và, thật bất ngờ, tới lúc đó tôi mới biết anh có hai bài hát tự sáng tác.

    Bài hát được chính tác giả tŕnh diễn trên sân khấu rạp Ḥa B́nh và ngay sau đó được Đài phát thanh Đà Lạt ghi âm và phát lại nhiều lần. Đó là hai bài Bây giờ tháng mấy, Mùa thu mây ngàn và tác giả là Từ Công Phụng. Học xong năm Đệ Nhất, Từ Công Phụng về Sài G̣n và chẳng mấy chốc nổi tiếng trong làng ca nhạc cuối thập niên 60.


    Tháp Po Nagar ở Nha Trang đang được phục dựng

    Xin trở lại với đèo và núi miền Trung. Đặc điểm của khu vực này có nhiều núi từ dăy Trường Sơn cắt ngang ra biển nên dọc theo Quốc lộ 1A, 1D và Quốc lộ 25 xuất hiện rất nhiều đèo. Trên quốc lộ 1A, sau khi vượt qua Đèo Cả sẽ tiếp tục hướng về đèo Cù Mông – ranh giới giữa hai tỉnh B́nh Định và Phú Yên. Ở Phú Yên có câu ca dao nói về hai đèo này:

    “Phú Yên đứng giữa hai đèo
    Thương anh em có sợ nghèo hay không?”


    B́nh Định và Phú Yên c̣n được biết đến qua tên gọi “Xứ Nẫu”, một cái tên mới nghe qua tưởng là có ư miệt thị. Không phải vậy, bằng chứng là ngay ở Sài G̣n có quán ăn mang tên Ở Quăy với lời giải thích ngay trên bảng hiệu “Món ngon xứ nẫu”. Chắc bạn đọc thắc mắc cái tên Ở Quăy cũng lạ tai và khó hiểu. Chủ quán giải thích: “Ở Quăy” theo tiếng địa phương của người B́nh Định nghĩa là “ở ngoài đó”. Nếu c̣n thắc mắc, bạn có thể vào tham khảo trang Facebook của Ở Quăy tại http://www.facebook.com/quanoquay.


    Nhà hàng Ở Quăy, 'món ngon xứ nẫu' tại Sài G̣n

    Từ Sông Cầu vào đến Quy Nhơn, trước khi lên đèo Cù Mông, xe chúng tôi phải vượt qua một đoạn đường dốc và khúc khuỷu có tên là dốc Găng, cánh lái xe thường gọi một cách thi vị là “15 cây số quanh co”.

    Đèo Cù Mông, một trong số những cái tên b́nh dị về đường đèo đất Việt, có chiều dài 9 km, độ cao 245 m, độ dốc 9%. Đèo nằm trên dăy núi mang cùng tên và là ranh giới giữa thị xă Sông Cầu (Phú Yên) và B́nh Định. Qua khỏi đèo Cù Mông, đi thêm khoảng 15 km là tới thành phố Quy Nhôn.

    Sử sách ghi chép, năm 1471 sau trận chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành, người Chàm thua trận nên đă bị mất vùng đất phía bắc từ đèo Hải Vân tới đèo Cù Mông. Cũng từ năm đó, đèo Cù Mông chính là ranh giới mới giữa hai nước cho đến năm 1611.

    Cái tên Cù Mông thật gợi h́nh. Tôi cứ liên tưởng đến chuyện ai đó cù vào mông ḿnh khiến ngồi trong xe cứ nhấp nhổm khi qua đoạn đường đèo hiểm trở! Tên ngày xưa của ngọn đèo này cũng bắt đầu bằng Cù nhưng lại là Cù Măng với ư nghĩa “Cù” là linh vật đầu lân, ḿnh rồng c̣n “Măng” là rắn thần.

    Những khi thời tiết thay đổi, mưa gió băo bùng, dân địa phương bảo là “Cù dậy”. Đó là lúc linh vật chuyển ḿnh tựa như đầu rồng hút nước. Truyền thuyết lại c̣n kể rằng khi hạn hán, ông trời sai con “cù măng” (rắn xanh) xuống đỉnh Cù Mông để bắt con beo thần và làm mưa cho vùng đất này.

    Beo thần bị con cù măng bắt đưa về trời sau cuộc chiến, v́ vậy, hàng năm cứ vào tháng 9, tháng 10 âm lịch là cả vùng đất Cù Mông mưa gió, sấm chớp nổi lên đùng đùng mà người dân gọi là cuộc huyết chiến giữa thần Cù Măng và Beo thần ngày xưa.

    Thị xă Sông Cầu c̣n có những đèo, dốc mang tên lạ lẫm như đèo Tùy Luật, đèo Nại, dốc Ba Ngoài, dốc Quưt, dốc Gành Đỏ. Huyện Tuy An có dốc Vườn Xoài (c̣n gọi là dốc Đá Trắng), đèo Tam Giang, đèo Thị, dốc Bà Ền. Huyện Đồng Xuân có đèo Cây Cưa, Sông Hinh có đèo B́nh Thảo và Phú Hoà có đèo Dinh Ông.


    Đèo Cù Mông

    Giữa thành phố Nha Trang và Quy Nhơn là một khoảng cách vừa dài về cự ly lại vừa xa về nhịp độ cuộc sống. Trong khi Nha Trang nhộn nhịp đón khách du lịch trong và ngoài nước th́ Quy Nhơn h́nh như vẫn c̣n ngái ngủ giữa buổi trưa nồng. Màu cát trên băi biển Quy Nhơn không trắng như Nha Trang, không vàng như Sa Hùynh mà lại ngả sang một mầu xam xám trông tựa bùn non.

    Cũng như vị trí của Bảo Lộc nằm giữa Sài G̣n và Đà Lạt, Quy Nhơn được coi là trạm dừng chân trên tuyến Nha Trang – Đà Nẵng dài đến 540km dọc theo duyên hải miền Trung. Một buổi sáng sớm dạo quanh Quy Nhơn tôi t́nh cờ biết đến một cái tên rất ‘dân dă’ dành cho nơi này. Theo lời bác cyclo lớn tuổi, tiền thân của khu vực này là một bến cá, người địa phương gọi là ‘khu nín thở’ v́ mùi tanh của cá.


    B́nh minh trên biển Quy Nhơn

    B́nh Định là quê hương của các loại h́nh nghệ thuật như tuồng, bài cḥi... với bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những băi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Quy Nhơn, Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, băi tắm Hoàng Hậu, Quy Ḥa, Băi Dại, Tân Phụng, Vĩnh Lợi..

    Bảo tàng Quang Trung ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của B́nh Định, quê hương của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ sau này là vua Quang Trung và địa danh này cũng là cái nôi của môn phái vơ dân tộc nổi tiếng.

    Bảo tàng ngày nay đă được tân tạo với một chiếc cầu mới dẫn vào khu di tích lịch sử gồm một quần thể kiến trúc bao quanh tượng đài ‘anh hùng áo vải’ Quang Trung. Khách du lịch c̣n có dịp được thấy tận mắt giếng nước nơi Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ họp bàn chuyện kéo quân ra Bắc chống quân Thanh.

    Bảo tàng Quang Trung c̣n có khu sân khấu biểu diễn vơ B́nh Định. Chương tŕnh bắt đầu với các hồi trống trận và sau đó là các thế vơ dân tộc qua nhiều lọai binh khí như côn, đao, lao, kiếm và roi. Ấn tượng nhất là màn biểu diễn của những nữ vơ sĩ khiến người xem liên tưởng đến câu ca dao:

    Ai về B́nh Định mà xem
    Con gái B́nh Định cầm roi... rượt chồng!


    Để có nguồn kinh phí điều hành, Bảo tàng Quang Trung bán vé vào cửa xem biểu diễn vơ được phân thành 2 giá, rẻ hơn cho khách trong nước và đắt hơn cho khách ngoài nước. Điều đáng nói là tôi có một máy quay video nên phải đóng thêm một khoản tiền nữa. Thiết nghĩ, ban quản lư bảo tàng qúa chi li với cách kinh doanh như vậy!


    Bảo tàng Quang Trung

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    [1] Lịch sử Chăm Pa (Chàm), bao gồm các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập từ 192 và kết thúc vào 1832. Lănh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.

    Văn hóa Sa Huỳnh là xă hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung. Năm 1909, đă phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngăi. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng, thể hiện qua các hiện vật như ŕu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đă xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

    Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung từ khoảng năm 200 công nguyên. Lúc này người Chăm đă tiếp thu các yếu tố của văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ.

    Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh cho thấy họ đă là những người thợ thủ công rất khéo tay và đă sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh c̣n phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines chứng tỏ họ đă buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đă được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn c̣n chủ yếu sử dụng đồ đồng.

    Vị vua hùng mạnh cuối cùng của vương quốc Chăm Pa là Chế Bồng Nga. Không có văn bia Chăm Pa nào đề cập đến ông và Biên Niên Sử cũng không ghi chép về ông. Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (1491), ông cai trị từ năm 1360 đến năm 1390. Ông tấn công vào Đại Việt nhiều lần. Quân đội Chăm Pa đă đánh phá Thăng Long vào các năm 1372 và 1378. Lần tấn công cuối cùng của quân đội Chăm Pa vào lănh thổ nhà Trần là vào năm 1389.

    (Nguồn: Wikipedia)

    [2] Video clip Hận Đồ Bàn (Nhạc và lời: Xuân Tiên, tŕnh bày: Chế Linh)


    1 nhận xét:

    Lai Tran Mai08:41 28 tháng 1, 2013
    Đọc các bài du lịch của anh Chính hay quá anh ạ.

    Trả lời

  3. #503
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo (4/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-nui-eo-4.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nui-eo-45.html

    Núi & Đèo (4)
    (Tiếp theo)


    Đi từ đồng bằng lên cao nguyên bằng đường bộ chúng ta sẽ phải qua những đoạn đường đèo xuyên núi. Việt Nam có khoảng hơn 30 đường đèo lớn nhỏ cũng như dài ngắn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến những cái tên b́nh dị nhưng cũng kỳ lạ của núi và đèo mà tôi đă từng nghe đến hoặc có dịp đi qua trong những chuyến cross-country xuyên Việt vào cuối thập niên 90.

    Rời xứ vơ B́nh Định của “anh hùng áo vải” Quang Trung chúng tôi đến Quảng Ngăi, “quê mía, xứ đường”. Người ta c̣n đặt cho Quảng Ngăi biệt danh vùng đất “núi Ấn, sông Trà” với ngọn núi Thiên Ấn được vua Tự Đức phong tặng là “danh sơn” và sông Trà Khúc được xếp vào loại “đại xuyên”. Quảng Ngăi c̣n có 150 km bờ biển, kéo dài từ An Tân (chứ không phải Tân An ở miền Nam) đến Sa Huỳnh, với nhiều băi biển đẹp như Mỹ Khê, Khe Hai, Minh Tân…

    Trong chiến tranh Việt Nam, thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngăi được cả thế giới biết đến qua phương tiện truyền thông với những cái tên như My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville theo tên gọi của quân đội Hoa Kỳ. Địa danh này đă đi vào những trang lịch sử u buồn của Quảng Ngăi với 504 thường dân, hầu hết là đàn bà và trẻ em, đă bị quân đội Hoa Kỳ tàn sát vào sáng ngày 16/3/1969 [1].


    Vụ thảm sát tại Sơn Mỹ (Mỹ Lai)

    Sinh viên Mỹ rất háo hức trên đường đến khu chứng tích Sơn Mỹ. Tuy nhiên, sau chuyến thăm nơi này, tôi thấy những người thuộc thế hệ trẻ bỗng trở nên ít nói hơn so với trước đó. Lư do tại sao th́ cũng dễ hiểu nhưng điều đáng ngạc nhiên là một chuyện xảy ra từ hơn 30 năm về trước đă có tác động mạnh đến những suy nghĩ về chiến tranh và ḥa b́nh của thế hệ trẻ.

    Những người đă từng tham chiến thuộc thế hệ già nua như tôi, như những người anh em phía bên kia chiến tuyến cũng như những người Mỹ thuộc lớp “baby-boomers” chiến đấu tại Việt Nam có thể nh́n chiến tranh dưới một khía cạnh trần trụi, khắc nghiệt: giết người hoặc bị người giết. Tất cả chúng tôi hầu như đều chấp nhận những thảm kịch của chiến tranh, coi đó như một điều tất yếu phải xảy ra, không với bên này th́ cũng với bên kia. Nhưng, đối với thế hệ trẻ, cả Việt lẫn Mỹ, họ đều có những suy nghĩ khác hẳn.

    Dọc hai bên lối đi vào Khu chứng tích Sơn Mỹ là những bia đá ghi lại địa điểm những ngôi nhà của các gia đ́nh đă bị tàn sát chen lẫn vết tích của các hầm tránh đạn và những bức tượng nhỏ mang h́nh ảnh của nạn nhân. Gốc cây g̣n, nơi một số dân làng bị giết vẫn c̣n đó và phía sau tượng đài là một bức bích họa đầy màu sắc thể hiện h́nh ảnh của vụ thảm sát. Phía bên trái lối đi là ṭa nhà trưng bày chứng tích gồm h́nh ảnh và hiện vật c̣n sót lại của làng Sơn Mỹ.

    Khu chứng tích Sơn Mỹ thu hút rất nhiều khách tham quan người Mỹ thuộc mọi thế hệ, đặc biệt là những cựu binh tham gia chiến tranh Việt Nam. Họ trở lại đây với nhiều tâm trạng khác nhau, có thể đó chỉ đơn thần là một chuyến du lịch và cũng có thể là một cuộc hành hương t́m về quá khứ. Hugh Thomson, viên chuẩn úy phi công lái chiếc trực thăng trinh sát đă từng chứng kiến cảnh tàn sát, cũng đă trở lại Sơn Mỹ để thực hiện phim Tiếng vĩ cầm tại Mỹ Lai nhân kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát.


    https://i.postimg.cc/KjqbnFmz/126-2-...-t-i-S-n-M.jpg
    Tượng đài kỷ niệm tại Sơn Mỹ (Mỹ Lai)

    Từ Quảng Ngăi chúng tôi đến Quảng Nam, nơi có nhiều ngọn cao trên 2.000 m như núi Lum Heo (2.045 m), núi Tion (2.032 m), núi Gole - Lang (1.855 m). Giữa Quảng Ngăi và Kon Tum c̣n có ngọn Ngọc Linh cao 2.598 m, đây cũng là đỉnh cao nhất của dăy Trường Sơn.

    Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành. Bề mặt địa h́nh Quảng Nam bị chia cắt bởi hệ thống sông ng̣i khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang và sông Cổ C̣.



    Cảnh đẹp ít người biết đến trên sông Cổ C̣, Hội An

    Sau năm 1975, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thành phố Đà Nẵng được sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng đến năm 1997, hai tỉnh này lại được chia thành các đơn vị hành chính độc lập gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh có 14 huyện với những cái tên khá ngộ nghĩnh như Giằng (nay là huyện Nam Giang), Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang) và 2 thị xă là Tam Kỳ và Hội An (nay là thành phố Hội An).

    Tin vui đến với Hội An vào những ngày cuối năm 1999 khi UNESCO đă chính thức công nhận phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây cũng là miền tự hào của người dân Quảng Nam v́ cả hai di sản đều thuộc địa phận tỉnh.

    Thật đáng tiếc, chúng tôi không có đủ th́ giờ thăm thánh địa Mỹ Sơn nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km. Một phần v́ khoảng cách khá xa hơn nữa sinh viên Mỹ đă có dịp đến nhiều ngôi tháp của người Chàm nằm trên Quốc lộ 1 A dọc theo duyên hải miền Trung.

    Ngành du lịch Hội An gần đây đă thực hiện những bước đột phá ngọan mục với việc phát hành loại vé mang tên Một lần thăm đô thị cổ Hội An. Khách du lịch có thể tùy ư lựa chọn 5 điểm trong đó giới thiệu Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch và Bảo tàng Văn hóa Sa Hùynh.

    Khách cũng có thể chọn 1 trong 3 hội quán cổ của người Quảng Đông, Triều Châu hoặc Phúc Kiến và 1 trong 4 ngôi nhà cổ gồm Nhà thờ tộc Trần, Phùng Hưng, Quân Thắng và Tấn Kư. Điểm du lịch thứ tư có thể là sự lựa chọn giữa Cầu Nhật Bản và miếu Quan Công; cuối cùng là sự lựa chọn một trong những di tích c̣n lại trong vé.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đặc sản của phố cổ Hội An là món cao lầu. Một tô cao lầu gồm những sợi mỳ màu vàng, bên trên là tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng, từa tựa như ḿ quảng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro của một loại cây ở địa phương. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. C̣n người Nhật th́ cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.

    Tinh túy của món cao lầu là sợi ḿ, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, ḥn đảo cách Hội An 16 km, mới tạo ra được sợi ḿ có độ gịn, dẻo và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chàm đào cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Cao lầu quả là… cầu kỳ.

    https://i.postimg.cc/TYsG1RkN/126-4-...-heo-chi-n.jpg
    Cao lầu với thịt và da heo chiên

    Ẩm thực Quảng Nam cũng có nét cá biệt đáng ghi lại như ở Tam Kỳ có món cơm gà nổi tiếng. Chỉ trên đường Phan Chu Trinh – Phan Bội Châu tôi đă thấy có tới mấy quán như Cơm gà bà Luận, Cơm gà Tam Duyên, Cơm gà Hải Phương, Cơm gà Đặc sản bà Huế…

    Riêng bà Luận c̣n có một hệ thống gồm 4 nhà hàng tại Sài G̣n lúc nào cũng đông khách sành ăn. Có lẽ bí quyết của món này phải là gà ta nuôi tại Tam Kỳ và cơm được nấu bằng nước luộc gà, tất cả đều đượm một màu vàng ươm bắt mắt.


    https://i.postimg.cc/zGRNR96z/126-5-...-Qu-ng-Nam.jpg
    Cơm gà Tam Kỳ

    Rời Đà Nẵng chúng tôi chuẩn bị vượt qua một ngọn đèo được mệnh danh là “Đệ nhất Hùng quan” dài 20 km xuyên qua dăy Trường Sơn. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông trong một lần vi hành đă dừng lại trên đỉnh đèo để ngắm cảnh làm thơ. Trước cảnh hùng vĩ của trời mây và biển cả, nhà vua đă phong cho ngọn đèo này danh hiệu “Đệ nhất hùng quan”. Ngọn đèo này gần như quanh năm sương mù, mây xuống rất thấp và có những đoạn trông ra biển từ độ cao 500 mét.

    Đó là đèo Hải Vân, một cái tên kết hợp giữa biển và mây. Đèo Hải Vân cũng là ranh giới tự nhiên giữa hai thành phố Đà Nẵng và Huế. Hải Vân (c̣n gọi là Ải Vân) đă đi vào ca dao dân gian với âm điệu trầm buồn:

    Chiều chiều mây phủ Ải Vân.
    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn.


    Đèo Hải Vân

    Quốc lộ 1A trước đây được gọi là Đường Cái Quan, nơi băng qua đèo Hải Vân rất ít người dám qua lại v́ hiểm trở, thú dữ và cướp bóc... Vào thời Pháp thuộc, con đường này được sửa sang thông thoáng hơn, đồng thời người Pháp c̣n cho xây dựng tuyến đường sắt và đường hầm song song với đường đèo. Cho đến nay, đường đèo Hải Vân vẫn là một nỗi ám ảnh đối với cả người lái xe và hành khách trên xe:

    Đi bộ th́ sợ Hải Vân
    Đi thủy th́ sợ sóng thần Hang Dơi


    Đèo Hải Vân mọi người đều biết, c̣n Hang Dơi th́ nằm ở chân núi kề biển về phía Lăng Cô, ở đây thường có sóng lớn làm đắm thuyền. Đó là hai nỗi sợ của những người phải di chuyển trên khu vực này.

    Năm 1695, một thương nhân người Anh tên Thomas Bowyear đă ghi lại: “Ngày 4.10.1695, khởi hành từ Faifo [Hội An], đi dọc theo bờ biển và trên các núi cao, dù có con đường ngắn hơn nhưng bị cấm, nên tôi không thể đi được...” [2]. Con đường bị cấm mà Bowyear nói đến có lẽ là đoạn từ Lăng Cô ra Huế bằng cách vượt qua các đèo Phú Gia, Cầu Hai và Đá Bạc.


    Một khúc cua gắt trên đèo Hải Vân

    Vùng đất Hải Vân xưa thuộc hai châu Ô và Rí của vương quốc Chàm. Vua Chế Mân hiến tặng vua Trần Nhân Tông làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân. Câu chuyện về Huyền Trân đă trở thành một đề tài trong thi ca, nghệ thuật. Có lẽ vào thời đó, người Việt coi người Chàm là dân tộc thấp kém nên đă có câu:

    Tiếc thay cây quế giữa rừng
    Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo


    Điểm đặc biệt chỉ có thể thấy ở Hải Vân là từ trên đỉnh đèo có thể quan sát cả hai phía vào những ngày đẹp trời. Phía bắc là đồi núi trập trùng phủ màu mây trắng, xa xa là đầm Lập An, vịnh Lăng Cô thuộc địa phận Thừa Thiên – Huế. Phía nam, sóng biển vỗ quanh triền núi, xa hơn nữa là toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn.

    Như đă nói, Hải Vân c̣n được gọi là Ải Vân. Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn c̣n dấu vết của một cửa ải, gọi là “Hải Vân Quan”, xây từ đời Trần, và được trùng tu vào thời Nguyễn. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” bằng chữ Hán.


    Điểm dừng chân trên đỉnh đèo Hải Vân

    Xe của chúng tôi dừng lại rất lâu tại đỉnh đèo. Một kỷ niệm đáng nhớ nhất trên đỉnh Hải Vân là cảnh đoàn sinh viên Mỹ họp nhau trước cửa ải để cất tiếng hát Lên đàng…

    Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
    Kiếm nguồn tươi sáng
    Ta nguyện đồng ḷng điểm tô non sông
    Từ nay ra sức anh tài


    Tiếng hát vang trên nền thành quách cổ, những lời ca c̣n ngọng nghịu dù đă tập đi tập lại nhiều lần nay được dịp vang vọng trên đỉnh đèo Hải Vân quanh năm mây phủ. Tôi nghĩ, đó là một trong những giây phút ấn tượng nhất của chuyến cross-country, trong số đó có 2 sinh viên người Mỹ gốc Việt.

    Đó là vào thời điểm cuối thập niên 90. Giờ th́ lớp sinh viên đó đều đă trưởng thành, có người đă trở thành tiến sĩ, người là doanh nhân thành đạt, thậm chí có người đă trở lại Việt Nam để kinh doanh và sinh sống [2]. Tôi nghĩ, không ít th́ nhiều, những tháng ngắn ngủi trên đất Việt đă để lại cho họ nhiều cảm xúc buồn vui nhưng quan trọng hơn cả là t́nh người không biên giới.


    Đoàn sinh viên trước cửa Ải Vân

    Ở miền Trung, kể từ khi đường hầm Hải Vân đưa vào hoạt động đă giảm hẳn tai nạn giao thông trên đèo và biến đường đèo này thành một địa điểm du lịch. Người ta lại bắt đầu chú ư đến hai đường đèo đi qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, đó là Phước Tượng và Phú Gia.

    Hầu như tài xế nào khi đi qua đây đều “ngán” với độ dốc và cua tay áo của các đèo này. Đă có những tài xế do không quen địa h́nh, do bất cẩn, phản ứng không kịp khi gặp chướng ngại vật và phải trả giá bằng những vụ lật xe. Khi lên đèo, những chiếc xe chở nặng nếu tụt dốc có thể rơi xuống vực sâu khoảng 30 mét trên đèo Phú Gia.


    Đèo Phú Gia

    Đèo Phước Tượng cũng là nỗi ám ảnh đối với người điều khiển xe tải, xe container và xe chở khách. Điều đáng nói các vụ tai nạn xảy ra trên đèo đều ở tại những khúc cua gắt dù ngành giao thông đă xây dựng hệ thống lan can bảo vệ bằng bê tông nhưng móng lan can thiếu kiên cố nên dễ dàng bị ôtô húc đổ khi xảy ra va chạm.


    Tai nạn trên đèo Phước Tượng

    Rời cố đô Huế với sông Hương, núi Ngự, chúng tôi tiến dần ra phía Bắc, vẫn theo Quốc lộ 1A, để qua một ngọn đèo nổi tiếng qua thi ca từ ngày tôi c̣n mài đũng quần trên ghế nhà trường. Từ vua Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Ngô Th́ Nhậm cho đến Bà huyện Thanh Quan đều có những vần thơ ca tụng ngọn đèo:

    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông chợ mấy nhà.


    Thưở học tṛ hầu như ai cũng thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan. Khi đó c̣n ngồi trong 4 bức tường của lớp học tôi đă để trí tưởng tượng được đến vùng đất xa xôi Quảng B́nh – Hà Tĩnh để chiêm ngưỡng bức tranh thủy mạc mà bà huyện đă vẽ cảnh Đèo Ngang. Thật t́nh mà nói, lần đầu tiên qua Đèo Ngang cảm giác giữa mộng và thực khác nhau quá xa…

    Đèo Ngang cũng chỉ như các ngọn đèo khác với độ dài 6 km, cao khoảng 250 m, xuyên qua dăy Hoành Sơn là ranh giới giữa huyện Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng B́nh ở phía Nam và huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, phía Bắc. Thời nay làm ǵ c̣n có cảnh những chú tiều phu lom khom đốn củi dưới núi, bên bờ sông Gianh cũng không phải chỉ là mấy nhà nằm lác đác quanh chợ.

    Đèo Ngang xưa kia đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành, đến thời Pháp thuộc mang tên Porte d'Annam trên bản đồ. Với người xưa, đây là vùng đất hiểm yếu, từng được mệnh danh là “bức tường thành”, là “phên dậu” phía Nam của nước Đại Việt. Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn c̣n nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: vào núi và xuống biển.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Đèo Ngang

    Gần đèo Ngang về phía Quảng B́nh có đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây là một trong những di tích kiến trúc - nghệ thuật - tôn giáo thờ Mẫu tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, khu vực đèo Ngang c̣n có các băi tắm như Ḥn La, Quảng Đông, Cảnh Dương với những rừng dương xanh, băi cát vàng. Các đảo ở ngoài khơi như đảo Ḥn La, Ḥn Vụng Chùa, Ḥn Cỏ, Ḥn Gió, đảo Yến ... là những thắng cảnh thu hút nhiều du khách

    Đảo Ḥn La và Đèo Ngang đă hợp thành một quần thể thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Một bên là núi đèo nhấp nhô, một bên là những băi biển sạch, đẹp trải dài thoai thoải. Nơi đây đă được quy hoạch thành khu du lịch Đèo Ngang-Ḥn La nằm ở phía Bắc Quảng B́nh với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Đèo Con

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    [1] Vụ thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ) là một trong những biến cố đẫm máu trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16/3/1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngăi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đă thảm sát hàng loạt 504 dân thường, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

    Vụ việc đă bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội th́ không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này. Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ, tới Nam Việt Nam tháng 12/1967.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    [2] Tham khảo: Mme Mir & L. Cadière, “Les européens qui ont vu le vieux Huế: Thomas Bowyear”, 1920, trang 194.

    [3] Tham khảo về đoàn sinh viên Mỹ School for International Training (SIT) tại Việt Nam qua bài viết Chuyện một người Mỹ thích… mắm tôm trên Blogspot:

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...h-mam-tom.html

    1 nhận xét:

    Ngoc Chinh Nguyen06:39 13 tháng 7, 2013
    Mới đây trên trang web http://hcm.24h.com.vn/ có đăng một bài b́nh luận với nhan đề "Chàng Tây "xuyên tạc" thơ Qua đèo Ngang" (Chủ nhật, 23/06/2013, 10:30 AM (GMT+7). Nguyên văn như sau:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  4. #504
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo (5/5)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/...-nui-eo-5.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...nui-eo-55.html

    Núi & Đèo (5)
    (Tiếp theo)

    Đây là bài thứ 5, và cũng là cuối cùng, trong loạt bài Những cái tên b́nh dị về Núi & Đèo trải dài suốt đoạn đường thiên lư từ Nam ra Bắc. Đoạn cuối cùng của hành tŕnh xuyên Việt lên miền Tây Bắc chúng vượt qua nhiều đèo nhưng nổi bật nhất phải kể đến 4 ngọn đèo nổi tiếng: Pha Đin, Ô Quy Hồ, Mă Pí Lèng và Khau Phạ.

    Những cái tên của “tứ đại đèo” này mang âm hưởng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng Tây Bắc. Chẳng hạn như đèo Pha Đin có xuất xứ từ tiếng Thái, “Phạ Đin”, trong đó “Phạ” nghĩa là “trời”, “Đin” là “đất”. Đèo Pha Đin, theo nghĩa ẩn dụ, chính là nơi giao ḥa giữa trời và đất.

    Đèo Pha Đin là ranh giới giữa Lai Châu (ngày nay là tỉnh Điện Biên) và Sơn La. Chuyện xưa kể rằng giữa hai địa phương này có cuộc thi của hai chàng trai trẻ trên lưng ngựa. Họ xuất phát từ hai đầu của ngọn đèo và chỗ hai người gặp nhau chính là ranh giới giữa Lai Châu và Sơn La. Kết quả, Lai Châu phi nhanh hơn nên được phần đèo dài hơn Sơn La.

    Ngày nay, ranh giới của đèo Pha Đin một phần thuộc xă Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xă Tỏa T́nh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm cao nhất của đèo là 1.648 mét so với mực nước biển và được bảng cảnh báo trước khi vào đèo: “dốc cao, vực sâu, rất nguy hiểm” .


    Bảng báo hiệu trước khi vào đèo Pha Đin

    Đèo Pha Đin dài 32 km trên Quốc lộ 6, nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Ph́n, lại một cái tên của người dân tộc thiểu số. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh giữa một bên là vách núi và một bên là vực sâu. Độ dốc của Pha Đin thay đổi từ 10% đến 15%, đường đèo có đến gần 10 khúc cua gắt trong đó có nhiều đoạn hẹp đến độ xe cộ chỉ có thể gần như lưu thông một chiều.

    Trong kháng chiến chống Pháp, Pha Đin là một trong những tuyến huyết mạch để tiếp vận vũ khí, đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Minh. Có đến khoảng 8.000 “thanh niên xung phong”, tên gọi các dân công, đă vượt đèo để tiếp tế cho mặt trận Điện Biên Phủ.

    Quốc lộ 6 và đèo Pha Đin đă chịu đựng những trận oanh tạc của người Pháp, liên tục hơn một tháng, trước khi vào trận Điện Biên Phủ, dân công chịu tổn thất nặng nề. Ngày nay, trên đỉnh đèo có một tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử và Tố Hữu, trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, ca ngợi “thanh niên xung phong”:

    Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
    Đèo Lũng Lô anh ḥ chị hát
    Dù bom đạn xương tan thịt nát
    Không sờn ḷng, không tiếc tuổi xanh


    Ngày nay, Pha Đin rất ít xe cộ lưu thông nên ngọn đèo lịch sử này chỉ c̣n là một điểm đến đối với những người thích phiêu lưu mạo hiểm. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng một màu xanh ngút ngàn của đồi núi, thấp thoáng bản làng, nhưng khi lên đến gần đỉnh đèo th́ chỉ c̣n mây và núi quyện vào nhau.


    Tai nạn trên đèo Pha Đin

    Nằm giữa Lào Cai và Lai Châu là đèo Ô Quy Hồ, được mệnh danh là ngọn đèo “hoành tráng nhất” khu vực Tây Bắc. Đèo Ô Quy Hồ c̣n có rất nhiều tên: đèo Hoàng Liên hay đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dăy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Theo người Mông, cái tên Ô Quy Hồ xuất phát từ một loài chim có tiếng kêu thảm thiết gắn liền với huyền thoại câu chuyện t́nh dang dở của một đôi trai gái.

    Đèo Ô Quy Hồ nằm trên Quốc lộ 4D với 2/3 thuộc tỉnh Lai Châu và phần c̣n lại thuộc phía Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài, gần 50 km, có độ cao 2.000 mét nên được gọi là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đèo uốn lượn quanh dăy Hoàng Liên Sơn, nơi có “nóc nhà Đông Dương” – đỉnh Fanxipan cao 3.143 m.

    Ngày xưa, đèo Ô Quy Hồ đầy hiểm trở, ít người dám qua lại v́ đường quá dài lại có nhiều câu chuyện đường rừng, đại loại như hổ thần ŕnh bắt người, khiến người đi qua phải rùng ḿnh. Ngày nay, đường đèo được sửa sang và lượng xe cộ qua lại tấp nập. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, chúng tôi đi bằng xe lửa đến Lào Cai và từ đó theo đường bộ vượt đèo Ô Quy Hồ.


    Đèo Ô Quy Hồ

    Vào mùa đông, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ băng tuyết và Sa Pa lả thị trấn duy nhất tại Việt Nam có hiện tượng cây cối, cảnh vật khoác một lớp băng giá như những khu vực hàn đới trên thế giới. Từ Sa Pa đi thăm Thác Bạc cách thị trấn khoảng 12 km, vượt qua cổng vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, đi thêm vài cây số là đă lên đến đỉnh đèo Ô Quy Hồ với mây núi ngút ngàn nên c̣n được gọi là Cổng Trời. Phong cảnh thật thi vị nhưng đèo Ô Quy Hồ cũng là một thử thách đối với các tài xế đường dài.

    Sa Pa được coi như Đà Lạt của vùng Tây Bắc với những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nh́n không quá 2 m và núi rừng ch́m ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành th́ bên đèo Tam Đường, những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.

    Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy cư trú tại Sa Pa đều sống dọc theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Fanxipan. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp qua những thửa ruộng “bậc thang” trên đồi núi.

    Bản làng của người thiểu số thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa, muốn đi tới chợ bằng đường ṃn thường mất khoảng nửa ngày. Cũng v́ thế, người ta thường phải đi từ thứ Bảy và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật. Đêm thứ Bảy thường rất là náo nhiệt, người già đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới.

    Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, tiếng sáo trong đó có chứa đựng t́nh cảm mà của họ muốn thổ lộ. “Chợ T́nh” chính là nơi trai gái làm quen và được duy tŕ khá lâu cho tới ngày nay vẫn là hoạt động thu hút nhiều khách du lịch. Có điều những phiên Chợ T́nh thời “văn minh” mất hẳn bầu không khí hoang dă ngày nào. Thay vào đó là những tiện nghi vật chất như thanh niên nam nữ đến đây bằng xe gắn máy và âm nhạc th́ đă có máy cassette làm nhiệm vụ…


    Chợ T́nh Sa Pa

    Có người cho rằng Mă Pí Lèng xứng đáng được xem là “đại vực” của Việt Nam. Thuộc địa phận ba xă Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái, huyện Mèo Vạc, nằm trên quốc lộ 4C nối hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Mă Pí Lèng với chiều dài 20 km, cao đến hơn 2.000 m là con đèo hùng vĩ và hoang dại bậc nhất trong các đèo nổi tiếng vùng Tây Bắc.

    Mă Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa, có nghĩa “sống mũi con ngựa”. Theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh đèo bị trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến độ ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như… sống mũi con ngựa.

    Ngày xưa, người Mèo (H’mong) thuộc 4 huyện ở phía sau các dăy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm về đường xá. Họ chỉ biết vượt Mă Pí Lèng bằng cách đóng cọc, treo dây trên vách đá để ḅ qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mă Pí Lèng c̣n gọi là con dốc của Giàng (Trời). Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo những phần tử chống đối lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là nạn thổ phỉ hoành hành.

    Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mă Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đă gọi đỉnh Mă Pí Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một “Tượng đài Địa chất”.

    Đèo Mă Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc xây dựng trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Riêng đoạn đèo vượt Mă Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo ḿnh trên vách núi, lấn từng bước một để làm trong 11 tháng.

    Đứng trên đỉnh đèo, người ta có thể phóng tầm mắt trước những núi đá nối tiếp nhau trải dài ngút mắt, mơ màng trong sương, mang nét chấm phá như tranh thủy mạc. Ngay dưới chân lại là vực sâu hoắm mù mây, con sông Nho Quế dưới ḷng vực như một sợi chỉ mong manh vắt qua thung lũng.


    Đèo Mă Pí Lèng

    Có nhiều người lại coi đèo Mă Phục là đường đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường Quốc lộ 3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Đường đèo Mă Phục không rộng và không nguy hiểm lắm. Phía Nam con đèo đường ṿng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo th́ phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh.

    Núi không cao, không hùng vĩ, không hoành tráng, Mă Phục chỉ có những khúc cua tay áo nhưng phong cảnh thật hữu t́nh, lăng mạn bởi cái thung lũng bên dưới với ruộng nương, bản làng, chỗ xanh xanh màu cây cỏ, chỗ nâu màu đất làm thành bức tranh thiên nhiên đẹp thanh b́nh.

    Nhiều người giải thích tên đèo Mă Phục hàm ư ngựa đi trên đèo cũng phải gục ngă (?) gợi nhớ đến cái cảnh thời ngựa thồ hàng hoá lên biên giới, đến con đèo này, ngựa khoẻ cũng phải chồn chân. Ngày nay, xe cộ lưu thông khá dễ dàng trên đèo Mă Phục, vượt 3 tầng đường và 3 khúc cua gắt. Đứng ở tầng đường thứ 3, đoạn nhô ra cao nhất với tầm nh́n khoáng đăng nhất, du khách sẽ thấy quang cảnh ruộng nương, bản làng phía xa xa và bắt đầu cảm thấy cái đẹp của đèo Mă Phục.


    Đèo Mă Phục

    Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30 km trong khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… có độ cao từ 1.200 m đến 1.500 m.

    Trước năm 1945, du kích Khau Phạ đă lợi dụng địa h́nh và nương theo mây gió quánh đặc trên đèo, “xuất quỷ nhập thần”, liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lào Cai bằng súng kíp hoặc bẫy đá. Người Pháp gọi họ “những chiến binh mây mù”…

    Khau Phạ, tiếng Thái là Sừng Trời, hàm ư chiếc sừng núi đâm lên tận trời xanh, cho nên đôi khi c̣n được gọi là Cổng Trời. Người H'Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu ḷng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.

    Đèo Khau Phạ, một trong những đường đèo quanh co và dốc đứng bậc nhất Việt Nam, có điểm khởi đầu là đoạn cắt Quốc lộ 32 với Quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên Quốc lộ 32.

    Từ thành phố Yên Bái, ngược quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xă Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dăy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già c̣n mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H'Mông, Thái.


    Đèo Khau Phạ

    Bà huyện Thanh Quan đă đem vào kho tàng thi ca Việt Nam bài thơ Qua Đèo Ngang, nhưng bà cũng không phải là người duy nhất đă đưa đường đèo vào văn chương. Chúng ta c̣n có “Bà chúa thơ nôm” Hồ Xuân Hương[*] cũng dùng h́nh tượng những ngọn đèo nhưng lại để tả chân chuyện trần tục chứ không tả cảnh lăng mạn như Bà huyện Thanh Quan:

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Ḥn đá xanh ŕ lún phún rêu.
    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
    Đầm đià lá liễu giọt sương gieo.
    Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ...
    Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.


    Ngay từ câu đầu, tác giả nhắc đến 3 lần chữ đèo “Một đèo, một đèo, lại một đèo” không những là nghệ thuật láy chữ mà c̣n ám chỉ tới 3 đoạn đèo nằm giữa hai tỉnh Ninh B́nh và Thanh Hóa. Đó là đèo Tam Điệp, tên gọi chính thức trong sử sách và địa lư cổ Việt Nam, chỉ con đường thiên lư từ Thăng Long vào phía Nam.

    Đèo Tam Điệp là một tổ hợp đèo trên núi Tam Điệp, một dăy núi nằm giữa Ninh B́nh và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng tây bắc – đông nam, có 3 đường đèo nên c̣n có tên là Đèo Ba Dội với hàm ư ba đợt hoặc ba lớp…

    Ba đèo bao gồm đèo phía Bắc cao khoảng 90 m, đèo phía Nam thấp hơn và đèo giữa là con đường thiên lư cổ băng qua đỉnh núi cao nhất và cũng là đỉnh đèo cao nhất (khoảng 110 m). Ở đây có tấm bia khắc bài thơ Quá Tam Điệp sơn của vua Thiệu Trị làm năm 1842 khi đi tuần du qua núi Tam Điệp. Ngày nay, con đường thiên lư cổ chỉ c̣n là một lối ṃn nhỏ, nhiều chỗ cây cối mọc um tùm.

    Trước kia đèo giữa là nơi phân ranh giới giữa hai trấn Thanh Hoa nội và Thanh Hoa ngoại đời Hậu Lê, giữa hai tỉnh Ninh B́nh và Thanh Hóa đời nhà Nguyễn. Nhưng ngày nay, do phân chia lại địa giới, đèo giữa và đèo phía nam thuộc đất thị xă Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Chỉ c̣n đèo phía bắc thuộc thị xă Tam Điệp.

    Như vậy, đường thiên lư cổ từ Thăng Long đi đến thị xă Tam Điệp, đến đền Dâu, cách Hà Nội 111 km, th́ đi ṿng về phía đông nam quốc lộ 1A ngày nay, lách qua một số núi đá vôi để vượt qua ba đỉnh đèo Tam Điệp, đến đền Ṣng tiếp tục đi vào đồng bằng Thanh Hóa. Đền Dâu và đền Ṣng là 2 đầu của cái vơng đường Thiên lư cổ qua đèo Tam Điệp. Đoạn vơng này dài hơn đoạn đường Quốc lộ nắn thẳng ngày nay từ đền Dâu đến đền Ṣng khoảng gần 5 km.

    Hóa ra bài thơ Đèo Ba Dội, c̣n có tên là Vịnh ba đèo, của Hồ Xuân Hương vừa thực lại vừa giả. Thực ở chỗ bà đă phải vượt cả ba ngọn đèo Tam Điệp và giả ở lối mô tả “đem thiên nhiên vào cơ thể con người”:

    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Ḥn đá xanh ŕ lún phún rêu.


    Và kết luận bằng một triết lư rất “đời thường”:

    Hiền nhân, quân tử ai là chẳng ...
    Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo.


    Xin được kết thúc loạt bài về những cái tên b́nh dị của Núi & Đèo bằng một bức ảnh tôi t́nh cờ gặp được trên Internet. Bức ảnh rất… “tươi mát” với 4 câu thơ “nhại” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và kư tên Lonely. Tôi nghĩ, tác giả những câu thơ này không Cô Đơn như biệt danh đă chọn, ngược lại, rất nhiều người chia sẻ với anh, trong đó có tôi.


    H́nh tượng hóa và nhại lại bài thơ ‘Đèo Ba Dội’ của Hồ Xuân Hương

    ***

    Chú thích:
    [*] Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng (1772-1822). Bà đă để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

    Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn c̣n nhiều điểm gây tranh căi; thậm chí có một vài ư kiến c̣n cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đă tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

    Hồ Xuân Hương thuộc ḍng dơi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một ḍng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - th́ ḍng họ này đă suy tàn.

    Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm th́ bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đă lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối t́nh duyên đó.

    Bà xuất thân trong một gia đ́nh phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đă giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xă hội.

    Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng răi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ c̣n là người từng đi du lăm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.

    Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hăn và ông Lê Xuân Giáo th́ nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

    Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ b́nh thường của thời phong kiến mà bà đă có một cuộc sống đầy sóng gió.

    (Nguồn: Wikipedia)



    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

    1 nhận xét:

    Nặc danh10:50 8 tháng 2, 2013
    Tôi đă đọc đôi bài của bác và thấy hấp dẫn, xin phép dăng lại bài về tướng Giáp _ Huy Đức từ trang bác. Hồi ức của bác hay, rỗi răi tôi sẽ xem tiếp. Thanks!

    Trả lời

  5. #505
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nguyễn Mạnh Tường

    https://vuthethanh.com/2018/12/26/ng...e-bi-khai-tru/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...uthethanh.html

    Nguyễn Mạnh Tường- Kẻ bị khai trừ
    Posted on 26/12/2018 by vuthethanh


    Nguyễn Mạnh Tường là một người có những khả năng kỳ lạ, một trong những khả năng ấy là ông có thể tự tách ḿnh ra khỏi chính ḿnh để quay lại nh́n ḿnh. Trong ông là 2 con người: một người b́nh thường biết sợ, biết đau, biết đói, nhưng người kia lại rất b́nh thản, ung dung để có thể ngắm nghía và ghi nhận mọi sự kiện, ngay cả nỗi đau đớn của chính ḿnh.

    Trịnh B́nh An
    Nguồn : dcvonline.net

    Đọc “Kẻ bị khai trừ” của Nguyễn Mạnh Tường

    Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi.

    Nguyễn Mạnh Tường là một người nổi tiếng trong giới luật sư nói riêng, giới trí thức Việt Nam nói chung; nhưng vẫn có rất nhiều người không biết đến ông, trong đó có tôi. Và tôi đang có trong tay quyển sách “Kẻ bị khai trừ”(i) của Nguyễn Mạnh Tường do Tủ Sách Tiếng Quê Hương mới xuất bản, vậy mà tôi thấy ḿnh rất ngần ngừ, rất ́ ạch, không muốn giở ra đọc. Tôi không muốn ḿnh phải đau ḷng và bực tức thêm v́ thấy một người học vị đầy ḿnh lại đi theo cộng sản để rồi bị chính cộng sản đầy đọa.

    Thế nhưng tay tôi vẫn lật qua mấy trang. Và một ḍng chữ ập vào mắt tôi, đó là lời giới thiệu của chính Nguyễn Mạnh Tường, “Bản thảo của cuốn sách này đă được soạn và đánh máy trong một t́nh thế lén lút và bị cô lập…”

    Một cuốn sách của một luật sư nổi tiếng bậc thầy, được viết trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, vậy mà tôi, tôi chỉ bỏ ra ít th́ giờ nhàn nhă để đọc, thế mà đă nhăn nhó hay sao?

    Vâng tôi sẽ đọc, và tôi sẽ hỏi ông Tường cho ra ngô ra khoai, rằng tại sao ông là người giỏi giang cỡ ấy lại cắm đầu chui vào cái rọ Cộng Sản để bị chúng lợi dụng chán chê mê mỏi rồi vứt vào xọt rác không thương tiếc. Mấy năm trước, Đảng c̣n bày đặt mừng sinh nhật 100 tuổi (!) của ông nhưng thực chất chỉ muốn ra cái điều Đảng cũng biết sửa sai (1).

    Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại Học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương (ii).

    Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp, ông làm luật sư, dạy học tại Thanh Hóa. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự Hội nghị Trừ bị Đà Lạt năm 1946, dự các Hội Nghị Ḥa B́nh Thế Giới ở Bắc Kinh và Wien năm 1952. Sau năm 1954, ông từng giữ những chức vụ quan trọng như trưởng khoa Đại Học Luật Hà Nội, phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, chủ tịch Đoàn Luật Sư, phó trưởng khoa Đại Học Sư Phạm Hà Nội, thành viên Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và sáng lập viên Câu Lạc Bộ Đoàn Kết.

    Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, đă đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong vụ “Cải Cách Ruộng Đất” và đề ra phương hướng để tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Sau đó, ông và gia đ́nh bị cô lập với xă hội chung quanh, bản thân ông không được làm bất cứ nghề ǵ để kiếm tiền. Gia đ́nh ông đă sống lây lất trong nghèo đói trong nhiều năm dài nhờ vào tiền bán dần mọi thứ trong nhà và nhờ sự giúp đỡ dấu diếm của bạn bè, thân hữu.

    Nguyễn Mạnh Tường mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.

    “Kẻ bị khai trừ” được viết bằng tiếng Pháp – Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel – do Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt, tựa là “Kẻ Bị Rút Phép Thông Công”. Thuật ngữ “rút phép thông công” hay “vạ tuyệt thông” nói tới một kỷ luật nặng nề nhất trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo khi một người bị cho là đă phạm trọng tội nên sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Giáo hội. Hiểu như thế th́ ta sẽ thấy Nguyễn Mạnh Tường tự ví ḿnh là một kẻ mắc tội trọng với Đảng Cộng Sản v́ thế mà bị khai trừ vĩnh viễn khỏi xă hội.

    “Kẻ bị khai trừ” gồm có ba chương:

    1– Đến đỉnh vinh quang.

    2 – Mỏm đá Tarpeinne.

    3 – Hành tŕnh đi vào sa mạc.

    Ba chương này tương ứng với 3 đoạn đời của Nguyễn Mạnh Tường: 1 – Được cưng chiều (và bị lợi dụng). 2 – Phản kháng và bị “đấu tố”. 3 – Bị cô lập và đày đọa.

    Một trong những điểm đặc biệt của “văn” Nguyễn Mạnh Tường là mang nhiều điển tích Tây phương. Nếu đọc truyện Kiều mà không biết các điển tích Trung Hoa, ta sẽ rất khó hiểu hết ư nghĩa gởi gắm trong câu thơ; với Kẻ Bị Khai Trừ cũng thế, nếu một người không biết các điển tích cổ của phương Tây th́ sẽ khó hiểu được trọn vẹn ư tác giả.

    Như chữ “Mỏm đá Tarpeinne”. Roche Tarpéienne – tiếng Pháp, hay, Tarpeian Rock – tiếng Anh, là một vực núi đá vách dựng đứng tại nước Ư. Thời cổ La Mă, những ai bị kết án giết người, phản bội, làm chứng dối, và những nô lệ phạm tội ăn cắp, sẽ bị xử tử bằng cách ném từ trên mỏm Tarpéienne xuống vực sâu. Đây là một h́nh phạt nặng nề hơn bị treo cổ hay đốt trên dàn lửa v́ kẻ bị ném xuống vực – và gia đ́nh họ – đă bị coi là những kẻ đồi bại, đáng nguyền rủa nhất trong xă hội.

    Khi hiểu được ư nghĩa của “Mỏm đá Tarpeinne” ta mới phần nào h́nh dung được cái bản án Đảng dành cho luật sư Nguyễn Mạnh Tường – người dám nghi ngờ sự lănh đạo “anh minh” của Đảng. Thật ra Đảng đă sai lầm ngay từ đầu khi tưởng rằng có thể mua chuộc được Nguyễn Mạnh Tường bằng những thủ đoạn mua chuộc vuốt ve từng tỏ ra rất thành công với nhiều người khác.

    Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập đại hội tại thủ đô Bruxelles của Bỉ, nhà cầm quyền Bắc Việt tổ chức một đoàn đại diện đi tuyên truyền cho chính nghĩa của ḿnh. Trong cương vị phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, Nguyễn Mạnh Tường được giao làm trưởng đoàn với nhiệm vụ là làm sao được hội nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ dân tôc, quyền đấu tranh thống nhất đất nước. Luật sư Tường đă đọc một bản tham luận sắc bén, cháy bỏng ḷng yêu nước và đă thuyết phục được hội nghị, đạt được thành quả mỹ măn.

    Thế nhưng cố gắng của Nguyễn Mạnh Tường không hề để phục vụ cho Đảng, ông chỉ làm v́ ḷng yêu nước, v́ muốn đất nước được thống nhất để tránh một cuộc chiến nồi da xáo thịt. C̣n mỗi khi có dịp, ông sẵn sàng phân tích những sự thật rung rợn về chế độ Cộng Sản. Như khi ghé thủ đô Prague, gặp các luật gia Tiệp Khắc, ông mô tả bản chất của chế độ này trong một câu ngắn nhưng trọn vẹn:

    “Đây là một chế độ chuyên chế ở ba chiều không gian, một chế độ chuyên quyền gần như tuyệt đối, gian xảo nhất, cứng rắn nhất trên thế giới và trong lịch sử nhân loại. Dưới một chế độ như thế, quyền tự do là một lầm lẫn, một loại bệnh hoạn cần phải loại bỏ trong dân chúng. V́ vậy, không có bất cứ ngành nghề nào là nghề tự do.”

    Nguyễn Mạnh Tường c̣n cảnh báo các đồng nghiệp biết rằng, trong các ngành nghề, Đảng ghét nhất là giới luật gia:

    “Nếu Đảng áp dụng biện pháp khắt khe trên giới luật gia, trước hết v́ họ là người trí thức và là đối tượng ghét hận của những kẻ chuyên quyền, v́ luật gia là người có cái đầu để suy nghĩ và có cái miệng để nói, hai thuộc tính gây ác cảm nơi kẻ cầm quyền, làm phức tạp cho công việc và gây xáo trộn cho kế hoạch của họ. Hơn nữa, trong hàng ngũ trí thức, giới luật gia càng nổi trội với kiến thức về Luật, thông thạo, thường nắm vững các hội nghị, các cuộc phê b́nh, và hơn nữa, họ c̣n có ư thức về tư cách, danh dự và trách nhiệm. Họ tự ḿnh đặt vào thế tương phản với con người máy khúm núm nịnh bợ những kẻ chuyên quyền.”

    Điều Nguyễn Mạnh Tường nói quả không sai. Gần đây, giới luật sư là những người lên tiếng phản kháng mạnh mẽ nhất để chống lại những hành vi sai trái của Đảng. Các luật sự này được đào tạo dưới mái trường Xă Hội Chủ Nghĩa và không hề dính dáng tới chế độ “ngụy”, vậy mà họ vẫn ương ngạnh làm “phức tạp và xáo trộn” những kế hoạch do Đảng đề ra; đó là những Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật, Huỳnh Văn Đông, Lê Công Định, Trần Quốc Hiền,…

    Rồi tới khi ghé qua Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa Cộng Sản, Nguyễn Mạnh Tường cũng gặp gỡ và tṛ chuyện với các luật gia nước này. Ông bảo thẳng với bạn rằng Đảng CS sẽ tự chuốc lấy kết quả bi thảm:

    “Bi thảm là ở chỗ chính Đảng đă tự lừa dối, nghĩ rằng ḿnh có thể đưa ra nhừng đường lối chính trị trẻ con phát xuất từ bệnh ấu trĩ, duy ư chí, chủ quan, vi phạm những định luật của khoa học, quay lưng lại với thực tiễn, những chính sách này sớm hay muộn cũng sẽ đưa đất nước vào sự nghèo túng và đưa nhân dân vào sự đau khổ. Bên cạnh đó, với niềm tin cho rằng ḿnh là vô địch, Đảng nghĩ rằng ḿnh có thể áp chế nhân dân, chơi đùa trên sinh mạng của họ, buông lơi pháp luật, hành động với sự tàn ác vô nhân tính như đă xảy ra trong đợt Cải Cách Ruộng Đất, một kỷ niệm đau buồn không bao giờ quên được trong tâm khảm của người dân.”

    Điều Nguyễn Mạnh Tường nói cũng đă thành sự thật, chế độ Cộng Sản đă đưa mọi quốc gia đến chỗ tận cùng lụn bại, để rồi Nga và các nước Đông Âu đă t́m mọi cách gỡ bỏ cái chủ nghĩa ma quái ấy để tự cứu lấy chính ḿnh.

    Nếu như Nguyễn Mạnh Tường không kể lại những điều trên th́ tới ngày nay người ta vẫn tưởng rằng ông Tường đă bị mờ mắt, bùi tai v́ những chức tước và lời ca tụng của “Bác và Đảng” đă dành cho ông. Đảng nh́n lầm ông Tường chỉ v́ họ tưởng ông cũng là loại như họ. Sự thật, Nguyễn Mạnh Tường là một người khác hẳn với họ, ông là người có học, có trí tuệ, và nhất là, có trái tim; v́ thế ông không thể im lặng khi thấy đồng bào ông quằn quại dưới những nhát chém đẫm máu của cái-gọi-là Cải Cách Ruộng Đất.

    Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại một cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội đă đọc bài diễn văn có tựa đề “Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất – Xây dựng quan điểm lănh đạo”.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược, đám đông đứng nghe như nuốt từng lời của vị lưỡng quốc luật sư tài giỏi và can trường. Đó là điều cực kỳ nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ. Cuối cùng, để trả thù nhưng không muốn đánh động dư luận, Đảng thi hành cái kế hèn hạ nhất, độc địa nhất mà chỉ có họ mới đủ ác để nghĩ ra: cho Nguyễn Mạnh Tường và gia đ́nh được sống, nhưng đó là cái sống tệ hơn cái chết gấp trăm lần, cái sống mà không ai dám đến gần như thể họ là những kẻ cùi hủi, cái sống mà thân xác lúc nào cũng quằn quại đớn đau v́… đói.

    Tới đây, hẳn có người sẽ bảo ông Tường biết Cộng Sản nó gian nó ác, nó ngu dốt, nó cứng đầu mà c̣n muốn sửa sai nó, thế th́ tự chuốc họa vào thân là đúng rồi.

    Tôi cũng đă từng nghĩ như thế, nhưng sau khi đọc những điều ông viết tôi chợt nhận ra rằng Nguyễn Mạnh Tường là một người có những khả năng kỳ lạ, một trong những khả năng ấy là ông có thể tự tách ḿnh ra khỏi chính ḿnh để quay lại nh́n ḿnh. Trong ông là 2 con người: một người b́nh thường biết sợ, biết đau, biết đói, nhưng người kia lại rất b́nh thản, ung dung để có thể ngắm nghía và ghi nhận mọi sự kiện, ngay cả nỗi đau đớn của chính ḿnh. Ta hăy xem thái độ của Nguyễn Mạnh Tường trước một buổi “kiểm điểm – xử án” mà ông gọi là màn “đấu ḅ” mà ông là chính con ḅ bị đẩy ra giữa đấu trường:

    “Cho đến hôm nay tôi đă phải trải qua những thử thách không ai có thể nghĩ tới. Trong t́nh thế đó, tôi có thể lượng sức chịu đựng của mịnh và sự ṭ ṃ đă giúp tôi vượt qua nỗi ức chế. Bất chấp các “đồng sự” đang lay động tấm vải đỏ trước mắt, chính tôi là kẻ tấn công!”

    Chính nhờ khả năng “tách ḿnh làm đôi” ấy nên trong những lúc cùng quẫn nhất, ông vẫn t́m ra lối thoát cho ḿnh; dù phải một ḿnh đối đầu với kẻ địch to lớn nhất, ông vẫn giữ vẹn con người của ḿnh.

    “Và ngày nay, đối diện với người Cộng Sản, người ta phải sống với thái độ nào để giữ được con người thực và chân chính của ḿnh?

    Tôi, tôi tự thu ḿnh vào cuộc sống nội tâm, bày biện và vui với nó. Phải tách góc nhà đó (nội tâm) khỏi cộng đồng vợ chồng, kể cả con cái, kể cả người dưng. Từ đài quan sát đó, nơi mà ḿnh tự quan sát lấy ḿnh, chúng ta có thể làm khán giả nh́n cuộc đời người khác để rồi tự đánh giá và điều chỉnh bản thân.”

    Cái mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là “sự ṭ ṃ” phải chăng là cái cốt lơi nhất của một người làm khoa học, đó là ḷng muốn biết, biết tới cái tận cùng của sự việc. Sự hiểu biết của nhà khoa học c̣n phải được chứng thực bằng thử nghiệm, do đó, nếu Nguyễn Mạnh Tường không thử hết các cách có thể làm được th́ hẳn ông sẽ không thể cam ḷng. V́ thế dù biết Đảng ghét và sợ bị phê b́nh và sẵn sàng khủng bố kẻ nào dám phê b́nh th́ Nguyễn Mạnh Tường cũng vẫn phải thử.

    Nhiều người sống dưới chế độ Cộng Sản không dám thử kiểu ông Tường nên họ được sống yên tới già tới chết theo cái kiểu của Nguyễn Tuân “Tôi tồn tại được v́ tôi biết sợ”. Nhưng, nghĩ lại mà coi, Nguyễn Mạnh Tường vẫn “tồn tại” tới cái tuổi cổ lai hy đó thôi. Cuối cùng, Đảng chẳng giết nổi ông. Nguyễn Mạnh Tường vẫn sống nhờ có sự giúp đỡ của những người chung quanh.

    “Và khi chúng tôi cạn kiệt tiền bạc th́ tấm ḷng hào hiệp của các người bạn ở trong nước hay ở nước ngoài ném cho những chiếc phao cứu hộ giúp chúng tôi nổi trên mặt nước thay v́ phải ch́m đến tận đáy sâu của hư không (…) Họ là những kẻ không tên, không biết mặt nhưng không thiếu thận trọng đă sáng tạo ra nhiều phương cách tài t́nh chế nhạo những kẻ cầm quyền trên thế giới, bất kể cái hung tàn đần độn và cái cảnh giác gay gắt của chúng. Họ đă chung tay làm nên một mặt trận không chính thức nhưng năng động, mặt trận của ḷng trắc ẩn và sự tử tế, đưa bàn tay cứu giúp đến các nạn nhân của độc tài khát máu.”

    Hoặc nhờ những tấm ḷng của người chung quanh, hoặc v́ chính tấm ḷng của Nguyễn Mạnh Tường quá lớn, hoặc v́ cả hai, nên dù phải chịu sự tra tấn ác độc của kẻ thù, ông vẫn không hề đem ḷng oán hận.

    “Tất cả kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản đang chờ tôi trút cơn giận điên người lên chủ nghĩa Cộng Sản mà tôi là nạn nhân. Nhưng xin mọi người hăy tha thứ cho tôi: tôi chọn thái độ của một triết gia: chỉ t́m hiểu chứ không xử án. Hiểu biết đ̣i hỏi ḿnh phải t́m hiểu dưới mọi khía cạnh và dưới hai phía: mặt ưu và mặt khuyết, mặt trái và mặt phải của trang giấy, sự tốt và sự xấu. Nó sẽ dẫn đến sự công bằng, và người trí thức chỉ muốn điều đúng đắn.”

    Tất cả những điều Nguyễn Mạnh Tường viết về chủ nghĩa Cộng Sản, về Đảng Cộng Sản không là sự trả thù, đó chỉ là sự chiến đấu của một trí thức chống lại cái ngu, cái ác.

    “Cuộc chiến đấu của trí thức chống lại thứ độc tài mù quáng và vô nhân đạo bởi kẻ độc tài đă ra tay đày đọa người trí thức. Một trí thức, với cái liêm chính của con người và cái minh mẫn của tinh thần, là người lính chống lại kẻ áp chế chuyên lặp đi lặp lại các lời hứa hăo huyền và sự bất lực đă phải cầu cứu đến sức mạnh của công an để giữ vững ngai vàng.”

    Cái đày đọa Nguyễn Mạnh Tường nhất, thật ra, không phải là cái khổ, cái đói, mà là ông không c̣n cơ hội truyền đạt kiến thức của ḿnh cho các thế hệ đàn em. Đảng không chỉ tước đoạt quyền làm người, Đảng c̣n xé nát cả mơ ước được xây dựng đất nước của một người. Nhưng Đảng không toàn thắng như Đảng thường rêu rao, Đảng thua v́ Nguyễn Mạnh Tường không chịu thua. Hơn 20 năm bị cô lập trong đói khổ, Nguyễn Mạnh Tường không ngừng viết. Ông đă để lại cho đời nhiều tác phẩm như một hiến dâng cho đất nước và dân tộc.(2)

    Vậy là, qua từng trang giấy, lần lượt Nguyễn Mạnh Tường đă trả lời đầy đủ cho tôi mọi câu hỏi. Nguyễn Mạnh Tường không ngu, cũng không dại, ông biết kẻ thù là ai, ông cũng biết số phận của ḿnh rồi sẽ như thế nào. Sở dĩ Nguyễn Mạnh Tường làm những điều ông đă làm v́ Nguyễn Mạnh Tường thà chọn cái khổ, cái chết hơn cái nhục, và cái nhục ở đây không là do kẻ khác gán lên ḿnh, cái nhục nhă nhất là làm trái với lương tâm và rồi ḿnh sẽ phải tự khinh bỉ chính ḿnh. Nguyễn Mạnh Tường thà làm kẻ bị Đảng khai trừ nhưng không thể làm kẻ bị lương tâm nguyền rủa.

    Có thể xem “Kẻ bị khai trừ” là một tự truyện đau đớn và bi thảm của một con người yêu nước, tài hoa, nhưng bất hạnh; nhưng cũng có thể xem “Kẻ bị khai trừ” là một trường ca hào hùng của con người không khuất phục trước cái Ác, để rồi trong tận cùng đau khổ, người đó đă t́m ra chân lư đích thực cho chính ḿnh.

    “Từ 1958 tới nay, gần bốn mươi năm hiện hữu, tôi đă sống qua những thử thách tồi tệ nhất mà người ta có thể gán cho một trí thức, một con người. Đó lại là những năm tuyệt vời mà tôi biết được. Tôi như được thăng hoa, sung sướng là đă thắng mọi nghịch cảnh mà người ta đưa ra để chặn đường sống của tôi, đă thể hiện cách sinh hoạt của ḿnh hướng theo sở thích, theo chọn lựa và cống hiến khả năng khiêm nhường cho dân tộc. Ư chí của tôi đă thắng tâm địa độc ác, đồi bại của những kẻ thề hạ gục tôi. Nhưng tôi vẫn tha thứ cho họ bằng cách lặp lại câu nói bất hủ: “Chúng không biết chúng đang làm ǵ!”. Người ta sẽ quên đi Cinna, và sẽ nhớ măi August với ḷng khoan dung quảng đại” (3)

    ———————————————————— ——————–

    Chú thích của DCVOnline

    (i) Bản dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Quốc Vĩ cuốn Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel của Nguyễn Mạnh Tường đăng nhiều kỳ trên tạp chí Thông Luận với tựa đề Kẻ bị rút phép thông công. Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
    Lời người dịch

    Cuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008(*).
    […]
    Người dịch: Nguyễn Quốc Vĩ
    Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009
    © Thông Luận 2009
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Chú thích của tác giả
    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #506
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ĐỔI ĐỜI HAY ĐỜI ĐỔI ?

    https://dongsongcu.wordpress.com/201...i-hay-doi-doi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...ongsongcu.html

    dongsongcu.wordpress .com
    12 mins read


    Tác giả, Nguyễn Quang Lập, bài này viết khá lâu có lẽ lúc đó ông ta đang tuổi trung niên. Sáng lập viên trang web ” Quê Choa ” bị tước đảng tịch, đuổi ra khỏi hội nhà văn Việt Nam v́ ông ta đă có những bài viết trên Quê Choa như vỗ vào mặt bọn cô hồn các đảng Ba Đ́nh.


    Thực ra những bài viết như thế này đối với một người đă từng sống, đi học lớn lên trong bối cảnh xă hội VIỆT NAM CỘNG HOÀ trên 50 năm trở về trước sẽ chẳng lấy làm lạ lẫm hay ngạc nhiên ǵ về cách sống cũng như cung cách đối xử với nhau của người Sàigon. Anh ta ngạc nhiên cũng phải thôi v́ sống trong xă hội cộng sản, con người ta đối xử với nhau theo bản năng cùng bản chất rừng rú của xă hội đó. Không phải là con người văn minh cư xử với nhau nữa mà giống như một sự sinh tồn để sống c̣n. Họ ŕnh ṃ gầm gừ xét nét nhau, chỉ biết vơ vào cho ḿnh. Thế nên cũng đừng trách móc hay than phiền là: bây giờ, mấy chục năm sau khi Bắc quân cai trị VNCH trẻ con th́ lếu láo mất dạy quá sức. Viên chức chính quyền, công an hối lộ tham nhũng quá thể. Công An đàm áp bắt bớ đánh đập người ta ngoài đường phố công khai. Cuộc sống bừa băi, vô tổ chức, ăn nói thô lỗ, cọc cằn. Câu trả lời rất ngắn gọn, đơn giản: xă hội công sản nó làm ra như vậy. Họ ( bọn cán bộ cộng sản ) sống theo bản năng sinh tồn của con những con vật hai chân, biết nói tiếng người.
    Trong tổ chức của đảng cộng sản th́ phàm đă là đảng viên th́ phải là vi phạm điều lệ hay kỷ luật của đảng ghê gớm lắm hay tội phạm to lắm mới bị tước đảng tịch. Mà nếu muốn tước đảng tịch người ta th́ phải có nguyên một chi bộ nhóm họp, thường là chi bộ đương sự đang sinh hoạt. Chúng mổ xẻ, kiểm điểm truy cứu trách nhiệm ( chính trị, quân sự hay h́nh sự…). Thường th́ đă có chỉ thị sẵn ở đâu đó ở bên trên. Đôi khi đương sự bị thất sủng v́ tư thù cá nhân với xếp lớn hơn cũng bị đem ra đấu tố khép tội. Cái đảng tịch đôi khi nó như ṿng kim cô xiết vào đầu bọn lâu la. Quyền lợi đó mà h́nh phạt cũng đó. Bị cấy sinh tử phù nạn nhân khó ḷng cục cựa.Thế nên đó là lư do tại sao ta thấy hầu như rất hiếm có sự chống đối hay phản kháng trong nội bộ các đảng viên hay chi bộ. Mới có thái độ ( bọn việt cộng nói là biểu hiện) hay ư kiến phản kháng, chúng ( chi bộ ) lôi ra đấu tố ( chúng gọi là đấu tranh ) đến độ mất ăn mất ngủ nhiều khi phát rồ.
    Sau khi bị tước đảng tịch, chúng mới tra tay bắt lôi ra ṭa kết án hay làm những tṛ ma tṛ quỷ ǵ th́ chỉ có chúng, những kẻ chủ mưu mới biết được. Chính v́ thế, phàm những ai tự ư quăng trả lại thẻ Đảng nghĩa là rút ra khỏi cái đảng cướp đó phải là quyết định ghê gớm lắm. Ảnh hưởng tới cả vận mệnh gia đ́nh, con cái, ḍng họ. Cho nên, ta thấy đa số có thể nói 95 % đảng việt rút chân ra khỏi bùn nhơ là các cụ đă về hưu hết thời bị đào thải.
    Câu nói hay cách thức chúng đưa ra bảo vệ cái sổ hưu cũng nằm trong chiều hướng bảo vệ quyền lợi chính là bảo vệ cái đảng ăn hại đó muôn năm trường trị. Tiên vàn chúng tự sướng với nhau cho là đảng viên tuyệt đối đúng không hề sai lầm. Nên chi hễ có khuyết điểm, mà khuyết điểm trầm trọng như khai thác bán chác tài nguyên bừa băi. Kư duyệt bừa băi cẩu thả các công tŕnh, chiếm đất của dân….nhiều vô thiên lủng. Th́ chúng bao che tội lỗi cho nhau, thay đổi ngôi vị hay thậm chí c̣n thăng quan tiến chức nữa nếu tội phạm và lănh đạo cùng phe đảng có lợi lộc cùng ăn chia với nhau. Chỉ có vài con nhạn là đà hay một hai con dê tế thần nào đó bị đem ra xử qua quưt hầu làm giảm áp lực quần chúng. C̣n th́ toàn giơ cao đánh sẽ. Bảo sao con người trong xă hội đó sống lương thiện cho được?
    Giữa hai thế giới Nam – Bắc đă như hai thái cực, hai nền văn minh tân tiến và lạc hậu chênh lệch nhau khá xa. Chính bọn việt cộng, cán bộ trung cấp sống lâu năm ở Hà Nội c̣n nhận xét với nhau như thế này : Nếu được đi công tác phải chọn lựa giữa Praha ( Prague, thủ đô Tiệp Khắc ) và Saigon, chỉ được chọn một trong hai th́ họ sẽ chọn Saigon v́ hai nơi này có nền văn minh tiến bộ không thua kém nhau bao nhiêu, dân trí cũng cao như nhau mà Saigon được cái ở trong nước và không trở ngại ngôn ngữ.
    Bài dưới đây là nhận xét của một chàng trai mới lớn đang học đại học ( chứ không phải học đại ) có cha mẹ bà con cũng có thế giá trong đảng cầm quyền nhưng anh ta sống thật, nghĩ và nói thật ḷng ḿnh.
    Câu kết luận của tác giả tôi không ngạc nhiên lắm v́ nữ thi sĩ Lư Thụy Ư trong vụ án Hồ Con Rùa mà họa sĩ Ớt tức Huỳnh bá Thành thuật lại trong cuốn truyện ” Những tên biệt kích cầm bút ” đă kể lại là khi bị tên công an chấp pháp thẩm vấn, bà đă hỏi ngược lại gă: ” Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh ?” Rất nhiều chuyện liên quan về cuộc đổi đời này lắm có thể viết thành những pho sách dày cộm kể lại những chuyện hoàn toàn có thật 100%. Nhưng bọn việt cộng chúng nó dấu hơn mèo dấu c… v́ có khi nào chúng tự nhận ḿnh thua kém ai đâu. ” Đỉnh cao CHÍ TỆ của loài người tiến bộ ” cơ mà. Nhưng đi cầu cạnh xin xỏ th́ không bao giờ biết ngượng.
    MƯA NGUỒN.

    Sài G̣n đă thay đổi một người Hà Nội như thế nào?

    Đă trải qua hàng chục năm kể từ ngày ấy, nhưng những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Sài G̣n đă thay đổi tôi, một người đến từ Hà Nội…..
    ….Măi tới 30.4.1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái ǵ rất phù phiếm. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đă cho hay đó cũng là sinh nhật của tôi. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài G̣n ngay lập tức, để cùng Sài G̣n tận hưởng “Ngày trọng đại”.
    Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30.4 cả nhà tôi đều vào Sài G̣n, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài G̣n năm 1953, làm cha tôi luôn ghi vào lư lịch của ông và các con ông hai chữ “đă chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài G̣n. Cha tôi quá mừng v́ ông bác tôi c̣n sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài G̣n”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hăy c̣n sống, mừng hơn nữa là “gia đ́nh bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ṛng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần c̣n xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kỳ diệu.


    Dù chưa được vào Sài G̣n nhưng tôi đă thấy Sài G̣n qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, ḿ tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài G̣n gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là “bút nguyên tử”. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài G̣n lại có thể sản xuất được cái bút tài t́nh thế kia.

    Tối hôm đó thằng Minh bóc gói ḿ tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ư lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa căi nhau. Không đứa nào tin Sài G̣n lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa c̣n bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ dành cho các du hành gia vũ trụ, người thường không bao giờ có.

    Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây th́ tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động t́nh báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của ḿnh. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không c̣n tin vào mắt ḿnh nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bĩu môi nói rứa Sài G̣n là tây à? Thằng Ḿnh tủm tỉm cười không nói ǵ, nó mở cassette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài G̣n, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn Ca số 7. Kết thúc Sơn Ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

    Sài G̣n là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kỳ nghỉ hè năm sau, tháng 8.1976, tôi mới được vào Sài G̣n. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đă cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài G̣n.
    Tôi sẽ không kể những ǵ lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều ḥa, tủ lạnh, tivi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đă làm tôi thán phục lắm rồi.Thán phục chứ không ngạc nhiên, v́ đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những ǵ buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài G̣n.
    Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống ḷng đường thành phố Sài G̣n và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho ḿnh, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Th́ ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy ḿnh có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lư.
    Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nylon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nylon gói hàng càng không thể có. Ai đ̣i hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nylon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nh́n khinh bỉ, v́ đó là đ̣i hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu xuẩn. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài G̣n làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.
    Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh căi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đă bán sườn cho tôi và vui mừng đă chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết v́ sao bà chủ tạp hóa Sài G̣n đă làm tôi sửng sốt.
    Rời quầy tạp hóa tôi t́m tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài G̣n. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê v́ nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy ḿnh lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ư quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết ḿnh sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vă lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
    Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng răi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum suê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn ǵ mua cuốn ǵ. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê: cuốn Tư bản luận của Châu Tâm Luân và Hành tŕnh trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài G̣n xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quan vui vẻ nói, dạ chú, sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói ǵ hơn.
    Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là ǵ trong buổi sáng hôm ấy. Tôi c̣n ở lại Sài G̣n thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là ǵ. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi th́ rất vui v́ biết ḿnh đă được giải phóng.
    Tác giả: Nguyễn Quang Lập
    http://batkhuat.net/bl-doidoi-doidoi.htm

  7. #507
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ông Thầy Bói Mù

    http://www.canhthep.com/modules.php?...key=1550177440
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...u-httpwww.html

    Thầy Bói Mù
    Trần Thanh Tùng

    Năm nay Xuân lại đến
    Nhớ ông Thầy Bói mù
    Chợ Cà Mau năm cũ
    Cùng chiếc ghe màu xanh...


    Thắm thoát đă gần ba mươi năm phiêu bạt bồng bềnh nơi đất khách, cứ mỗi độ Xuân về là tôi lại nhớ tới câu chuyện đă đi qua đời tôi với một người. Tuy chỉ gặp một lần ngắn ngủi, mà tôi cứ nhớ măi cho đến bây giờ. Tôi xin được quay lại đoạn phim của hai mươi chín năm về trước để tưởng nhớ ông Thầy Bói Mù, nay đă trở thành "người muôn năm cũ", và bác Chín Cụt, người thương binh "cách mạng giác ngộ", đă nằm lại dưới ḷng đại dương trên đường vượt biển t́m tự do.

    Sau bốn lần tham gia tổ chức vượt biên thất bại qua nhiều cửa biển, từ Vàm Lẻo Cổ C̣ Sóc Trăng tới Gành Hào Bạc Liêu xuống tận Sông Đốc Cà Mau. Người ta th́ "nhất quá tam" c̣n riêng tôi th́ "nh́ quá tứ", rồi tứ hóa... tù luôn. May nhờ người chiến hữu anh em chí cốt thương t́nh, cầm nhà bán cửa để chuộc "bùa" thỉnh "phép", chạy chọt theo hệ thống "tam cấp", từ cấp xă lên cấp huyện tới cấp tỉnh, nên tôi được ra khỏi trại giam với tờ giấy chứng nhận là... "gia đ́nh có công với cách mạng"?

    Trước ngày được trả tự do, người cán bộ quản lư trại giam gọi tôi lên văn pḥng, nh́n vào tờ "bùa" có đóng dấu đỏ của cấp tỉnh ủy, hỏi một tràng câu hỏi làm tôi ú ớ. Anh là thành phần gia đ́nh có công với cách mạng th́ anh phải "quán triệt" đường lối của cách mạng chứ. Tại sao cách mạng vừa mới thành công th́ anh lại bỏ cách mạng đi vượt biên, không những một lần mà tới ba bốn lần. Anh có biết vượt biên là phản quốc không? Tại sao anh lại có ư định vượt biên. Do bọn phản động nào ở nước ngoài móc ngoặc xúi giục anh phải không?

    Sau một hồi ấm ớ, tôi chọn được câu trả lời hy vọng là tương đối "ổn" để khỏi dính líu tới tội "phản động". Tôi bị người yêu phụ bạc nên chán đời đi vượt biên cho ch́m ghe chết để đừng gặp lại con người phản bội đó. Tay cán bộ cười khẩy, lên giọng sừng sộ. Lư do anh nêu ra tôi nghe có "ấn tượng" ... Lan và Điệp quá, tôi không thể "thống nhất" được. Tôi cho anh một ngày để viết bản tự kiểm và cam kết với nhà nước là anh sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu anh c̣n vào đây một lần nữa, tôi sẽ đưa anh ra ṭa án nhân dân để nhân dân xữ tử h́nh anh, anh nghe rơ chưa. Tôi cố dằn để không phải đôi co với tay cán bộ nầy, nhưng nói thầm trong bụng. Hiện thời nhân dân cả nước đang t́m cách vượt biên, cho nên nhân dân sẽ không bao giờ kết án tử h́nh tôi đâu.


    Cuối cùng, tôi cũng được trả tự do sau khi đă viết bản tự kiểm dài hơn cái Sớ Táo Quân. Vẫn giữ vững "lập trường", nhấn mạnh lư do "bỏ cách mạng vượt biên" là tại do người yêu phụ bạc và nhắm mắt kư vào bản cam kết sẽ không bao giờ tái phạm. V́ chính tôi cũng nghĩ là ḿnh sẽ không c̣n cơ hội "thứ năm", nên chẳng ngần ngại mà kư bừa kư đại để được thoát kiếp "nhất nhật tại tù". Mọi chuyện khác hạ hồi phân giải.

    Trước khi trao tờ giấy phóng thích, tay cán bộ trưởng trại giam c̣n "hù" tôi rằng. Anh phải luôn luôn nhớ ơn cách mạng đă khoan hồng cho anh về nhà ăn Tết. Tôi sẽ báo lên tỉnh để cho công an ch́m theo dơi anh 24/24, nếu anh ngoan cố tái phạm sẽ bị trừng trị thích đáng, anh nghe rơ chưa. Câu hù dọa nầy dù không biết thiệt hay giả nhưng đối với tôi có tác dụng như cái ṿng Kim Cô của Đường Tam Tạng tṛng lên đầu Tôn Ngộ Không để khống chế tên đệ tử ba gai trật búa.

    Ra khỏi trại giam Cây Gừa lần nầy th́ tôi hoàn toàn trắng tay thực thụ, thất thểu lang thang với tâm trạng bất đắc chí. Tôi ṃ xuống bến tàu đ̣ Cà Mau làm phu bốc vác. Những ngày mới vào nghề bị đám "ma cũ" nện cho một màn phủ đầu, giành giựt mối mang bề hội đồng túi bụi, ngày nào tôi cũng ḿnh mẩy bầm tím, nhưng tôi quyết dịnh dùng khổ nhục kế để t́m cơ hội vượt biên nên gồng ḿnh chịu đ̣n. Tuyệt đối không cho phép ḿnh nhớ lại những tháng năm xông pha trận mạc vào tử ra sinh của một thằng lính áo rằn ri, từng xáp lá cà với sư đoàn ba sao vàng sinh Bắc tử Nam, để quyết chí làm Việt Vương Câu Tiễn. Dần rồi cũng quen, tụi cái bang đánh riết cũng mỏi tay và tôi được hợp thức hóa sau mấy ngày liên tục chịu đấm... dù chưa có hột xôi nào vô bụng.

    Thời gian sau quen nước quen cái, tôi quy tụ được vài tay nhạc sĩ "miệt vườn" trong toán bốc vác và thành lập ban nhạc "cóc ổi", nhận giúp vui cho đám giỗ đám ma đám gă đám cưới. V́ cũng sắp năm hết Tết đến, để có cơ hội nhậu... chùa, ba ngày sưng bốn ngày xẹp, sáng say chiều xỉn "mượn tửu bôi giải phá thành sầu". Tạm quên đi kịch bản dỡ dang của cuốn phim "Thuyền Ra Cửa Biển".

    Câu chuyện tưởng là dừng lại ở đây, nhưng định mệnh h́nh như chưa muốn tôi an phận thủ thừa bằng nghề bốc vác. Một buổi sáng trời mưa tầm tă, tôi đội áo mưa qua chợ Cà Mau mua rượu mua mồi để gầy ṣng nhậu. Đang bước vội qua ngang mấy quán hàng xén, tôi chợt nghe một tiếng gọi khàn khàn, yếu ớt. Cậu cậu, cậu đứng lại tôi nói cậu nghe cái nầy ngộ lắm. Tôi ngạc nhiên quay lại hướng vừa phát ra giọng nói th́ nhận ra là một ông già mù ốm tong teo, quần áo rách bươm đang ngồi co ro dưới mái hiên tay cầm hai đồng xu đăo tới đăo lui. Tôi dừng lại, hơi ngạc nhiên và tự hỏi, ông nầy mù mà tại sao biết ḿnh là đàn ông mà gọi ḿnh là cậu, nhưng tôi cũng bước lại nơi ông ngồi và thấy trước mặt ông có để một chiếc mu rùa.

    Tôi ngồi chồm hổm đối diện ông, th́ ông chợt cúi gầm xuống và đưa tay che miệng nói th́ thầm dường như sợ có ai nghe. Nếu cậu có muốn đi vượt biên nữa th́ phải lựa chiếc ghe màu xanh th́ cậu mới đi được. Tôi hết hồn hết vía và quay ra nh́n dáo dác xung quanh, nhưng may quá, v́ trời đang mưa nên chẳng có ai ở gần bên cạnh.

    Thấy ông già có vẽ hơi là lạ, tôi buộc miệng hỏi. Bác không nh́n thấy cháu nhưng sao bác biết cháu là đàn ông, và... Tôi c̣n đang ngập ngừng th́ ông nói tiếp. Tôi chỉ cần nghe bước chân cậu đi là tôi đoán được thời gian vừa qua cậu đă te tua như thế nào rồi. Mà không sao đâu, Hoàng Thiên bất phụ hảo nhân tâm. Nhưng cậu cũng đừng nên quá chán chường mà nhậu nhẹt nhiều không tốt, hăy giữ cho thần trí tĩnh táo, và đừng quên là ngồi lâu sẽ câu được con cá bự. Nói xong ông lại cầm hai đồng xu đăo qua đăo lại.

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    Tỉnh lại thấy đám đệ tử lưu linh biến đâu mất tiêu hết trơn, đầu tôi choáng váng như búa bổ. Tôi cố gượng dậy để đi tới quán cà phê gần đó kêu một ly trà đá chanh đường. Mồi điếu thuốc hút được hai hơi th́ chợt thấy chú Bảy Honda ôm ghé lại, dáng điệu mừng rỡ khều vai tôi nói nhỏ. Trời ơi, tui kiếm em tùm lum hồi sáng tới giờ, gặp em ở đây tui mừng muốn chết. Tôi hỏi, chú kiếm cháu có chuyện ǵ? Chú Bảy nhẹ giọng, chuyện nầy quan trọng lắm, không thể nói ở đây được, lên xe đi, kiếm chỗ nào vắng vắng tui sẽ nói cho em nghe.

    Tôi leo lên yên sau, không mấy chú ư đến câu chuyện v́ đầu óc c̣n đang ngầy ngật. Chú rồ ga chạy qua cầu sắt, quẹo về hướng bến đ̣ Rạch Rập, dừng lại ở một đoạn đường vắng. Chú xuống xe nh́n xung quanh rồi lấy bộ đồ "vết" ra ngồi xuống đất làm như đang sửa xe. Tôi ngồi xuống bên cạnh, chú nói thật nhỏ. Có mấy người ở trên Sài G̣n xuống đây tổ chức vượt biên. "Cá lớn" đă sẵn sàng rồi, nhưng giờ chót nhóm tài công đi dọc đường lật xe, bị thương nặng đang nằm viện ở Cần Thơ. C̣n ghe hiện giờ đang đậu ở Vàm Tắc Thủ, chờ xuống đủ khách là lên đường đúng vào đêm Giao Thừa. Mấy ổng nhờ tui đi kiếm một người tài công và tài cải ở vùng nầy, nếu ai lái chiếc tàu đi Mă Lai th́ mấy ổng sẽ "chung" mười cây. Cháu muốn đi không, nếu cháu đi th́ chú xin cho chú một hai cây để lại cho vợ con chú, và chú sẽ làm tài cải, đi chung với cháu cùng sống chết có nhau.

    Nghe xong tôi chợt tĩnh hẳn, vừa bàng hoàng vừa hồi hộp, nửa mừng nửa lo. Nh́n chằm chặp vào mặt chú Bảy như đă nh́n ông già mù ngày hôm qua, để t́m trong ánh mắt vốn đă thật thà đó một bằng chứng khả tin. V́ đời tôi chỉ c̣n có thể đánh một ván bài định mệnh cuối cùng nữa thôi, nếu thất bại chắc chắn sẽ đưa đến kết quả là bản án tử h́nh như tay cán bộ trại giam Cây Gừa nêu trong bản cam kết mà tôi đă kư.

    Tôi c̣n đang chần chừ th́ chú Bảy nói tiếp. Nhóm nầy có nhiều vàng lắm, h́nh như nghe nói là họ đă "mua cửa" rồi, cho nên cháu đừng lo đám công an biên pḥng. Tôi hỏi, vậy c̣n từ Vàm Tắc Thủ ra tới cửa biển phải mất ít nhất năm sáu tiếng đồng hồ đường sông, phải đi ngang qua một đồn công an huyện nữa th́ sao? Chú cho biết, đă có vỏ lăi của nhóm tổ chức đi theo dẫn đường, có rục rịch ǵ là họ... "chung" liền, em đừng có sợ. Thôi, lên xe đi, tui đưa em đi gặp mấy người đó, họ đang chờ tui ở bên Chùa Bà.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Trong lúc thần kinh căng thẳng cao độ, tôi chợt năy ra một ư nghĩ để t́m hiểu thực hư, bèn dùng kế hoăn binh và nói nhỏ. Hiện giờ ghe đậu ở đâu, anh chị có thể cho tôi coi sơ qua chiếc ghe được không. Để đề pḥng bị công an gài bẫy, tôi nói tḥng thêm một câu. Tôi không muốn vượt biên v́ bây giờ đất nước đă thống nhất rồi, nhưng tôi có vài thằng bạn cũng là tài công ghe biển, nếu gặp tụi nó tôi sẽ giới thiệu cho các anh chị. Họ đồng ư ngay, người đàn ông vô phía sau chùa dẫn ra một chiếc xe Honda 67 chỡ hai người đàn bà và ra hiệu cho chú Bảy theo sau. Nh́n bộ dạng leo lên xe Honda khó khăn trật vuột, tôi đoán thầm đám nầy ở Sài G̣n chắc toàn dân đi "xế hộp", nên ngồi Honda rất lọng cọng. Điểm nầy làm tôi thấy hơi yên tâm được đôi chút.

    Họ chạy dọc theo bờ sông về hướng Vàm Tắc Thủ khoảng hai cây số th́ ngừng lại ở một quán nước và gọi mấy trái dừa tươi. Trong quán c̣n vài người khách ngồi đó nên người đàn ông và chú Bảy nói chuyện bâng quơ về giá cả phụ tùng xe Honda của Nhật và Trung Quốc. Thừa lúc mấy người khách kia vừa trả tiền bước đi th́ họ chỉ cho tôi một chiếc ghe biển đậu phía bên kia sông. Người đàn bà nói, chiếc ghe nầy mười bốn mét, chúng tôi mua ở trên Tiền Giang, mới tân trang lại và thay máy Yanma 2 lốc. Trong đầu óc tôi lúc nầy không quan trọng lắm về chiếc ghe mấy mét hay mấy lốc, chỉ muốn coi chiếc ghe màu ǵ mà thôi, và tôi hoàn toàn thất vọng khi thấy chiếc ghe màu xám, viền đen.

    Tôi thú thật với họ là hiện tôi c̣n đang mang "án treo" của cách mạng, nên cho tôi suy nghĩ kỹ lại, nhưng thật ra là tôi bị ám ảnh từ lời dặn của ông thầy mù. Nhóm tổ chức có vẻ tha thiết van nài và dùng đủ mọi lời lẽ để trấn an tôi. Nào là họ đă lót đường cẩn thận từ trên tới dưới, nào là họ đă có ăn chịu với mấy ông lớn trên Trung ương Cục. Họ chấp nhận ứng cho tôi một cây vàng để làm tin, nhưng tôi không nhận. Bởi những lư do họ đưa ra chưa đủ thuyết phục và không làm xao xuyến được tôi, v́ mấy ông trên trung ương cục đối với tôi... không quan trọng bằng ông Thầy Bói Mù.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Một ngày nặng nề chầm chậm trôi qua, mưa đă tạnh, trời nắng ráo và không khí bến tàu nhộn nhịp trở lại. Công việc bốc vác bộn bề liên tục, suốt ngày mồ hôi mồ kê nhễ nhại nên tôi quên hẳn vụ chiếc ghe màu xám. Nhưng rồi... chuyện ǵ đến sẽ phải đến.
    [img] https://i.postimg.cc/yxcSLmc7/thay-boi-mu.jpg [/img]
    Trưa hôm sau chú Bảy tới t́m tôi và cho biết là nhóm tổ chức cũng có đi xin quẻ xâm ở Chùa Bà, trong quẻ xâm có những điều gần trùng hợp và đồng ư chấp nhận yêu cầu của tôi. Nhưng cần phải hội ư thật cẩn thận v́ công việc sơn một chiếc ghe rất nhiêu khê, không đơn giản như sơn một chiếc xe đạp. Trong khi chiếc ghe đang đậu ở một nơi có nhiều "ông đi qua bà đi lại", nếu sơn phết có thể sẽ gây chú ư của công an khu vực cùng đám công an tuần tiễu sông rạch. C̣n nếu như kéo lên ụ th́ càng gian nan hơn. Nhóm tổ chức giao cho tôi "đạo diễn" vấn đề sơn phết.

    Chiều hôm đó sau khi đă xong công việc bốc vác, tôi phá lệ không nhậu với đám cái bang và "cáo bịnh từ rượu", cùng với chú Bảy đi gặp nhóm tổ chức tại một địa điểm bí mật để soạn thảo kế hoạch sơn ghe. Tôi bắt đầu ôn lại số kiến thức chuyên môn đă được học từ trường Quân Báo Cây Mai hồi c̣n trong quân đội. Thứ nhất, tôi muốn t́m hiểu chiếc ghe đậu ở bến đó là nhà của ai, làm nghề ǵ, đă cư ngụ tại địa phương nầy bao lâu và liên hệ với nhóm tổ chức thế nào. Th́ họ cho biết gia đ́nh nơi chiếc ghe đậu là bác Chín Cụt, một người bà con xa cư ngụ đă lâu năm tại xă nầy, là chủ vựa thu mua khô đồng khô biển để cung cấp lên thành phố. Gia đ́nh bác Chín gồm có sáu người cũng sẽ đi chung.

    Tôi bắt đầu t́m hiểu về phía công an khu vực, được biết là tay khu vực nầy không biết tên thật là ǵ nhưng người dân địa phương thường gọi là Hai Chiến, khoảng trên ba mươi tuổi. Con của liệt sĩ chính ủy tiểu đoàn U Minh 2 đă "hy sinh" hồi Tết Mậu Thân. Chưa có vợ, rất khoái nhậu nhẹt và đặt biệt là đờn vọng cổ rất hay, rất mê cải lương và hai bản "ruột" của hắn là bài Ḍng Sông Quê Em với bài Lá Trầu Xanh của tiếng hát Phương Hồng Thủy. Đi đâu hắn cũng lận kè kè khẩu K.54 với cặp c̣ng số 8 cồm cộm ṭng teng sau lưng để "khè" những người yếu bóng vía. Mắt lúc nào cũng láo liên và thường hay ghé vựa để kiếm mua khô ngon về nhậu, đặc biệt là hắn chuyên môn mua... bằng miệng. Đây là những điểm then chốt trong phương án mà tôi cần nắm lấy để t́m cách ứng phó.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Nhờ chú Bảy giác hơi bầm tím ḿnh mẩy, xuống bến tàu xức dầu gió nồng nực, dán Salonpas bên hai màng tang để có lư do cáo bịnh với đám cái bang tạm nghỉ bốc vác vài hôm. Bắt đầu vẽ ra một kịch bản sơn phết. Nhóm tổ chức hoàn toàn trông cậy vào tôi và sự hợp tác của bác Chín Cụt trong vai tṛ "ngoại giao" với phía địa phương cùng công an khu vực.

    Lần đầu tiên đối diện với bác Chín Cụt, tôi kín đáo quan sát qua tướng tá khắc khổ cơ cực, với mái tóc bạc phơ cùng giọng nói sang sảng, biểu lộ nhân cách của một người trực tính chất phác. Dù chỉ c̣n có một chân và dùng chân giả nhưng ông di chuyển nhanh nhẹn gần như b́nh thường. Ông tâm sự với tôi, ông là thương binh của quân đội cách mạng, đă từng chống Mỹ chống Tây bây giờ chống... gậy. Bị ngược đăi và đă chán ngán nồi "bánh vẽ" của chế độ, nên đứng ra móc nối với số bà con xa trên Sài G̣n để chứa chấp người vượt biên kiếm huê hồng. Chờ khi đủ điều kiện th́ đưa gia đ́nh đi luôn.

    Nhờ vào cái bằng khen của Trường Chinh kư từ năm một ngàn chín trăm hồi đó, kèm theo cái huy chương chống Mỹ đă cũ ś bọc trong bao ny-lông treo trên vách ngay chính giữa nhà như hai tấm "Chiếu Yêu Kính", nên gia đ́nh bác rất được địa phương nễ nang. Cộng với tấm bảng hiệu "Vựa Khô Chín Cụt - chuyên thu mua khô đồng khô biển các loại", nên bến của bác luôn có ghe xuồng ra vào đông đúc, bạn hàng lái buôn lên xuống tấp nập mà không ai để ư ai.

    Tôi bắt đầu hóa thân thành đạo diễn và lên kế hoạch sơn ghe theo từng bước, tôi nhắn chú Bảy nói với nhóm tổ chức là tôi cần một số tiền để thực hiện công việc nầy. Họ đưa cho tôi một số tiền khá lớn, tôi giao cho chú Bảy giữ hết tiền và chỉ lấy từ từ khi cần xử dụng. Nhân hôm đó có đoàn cải lương Hương Tràm về diễn ở rạp Huỳnh Long, tôi mua mười vé thượng hạng nhờ chú Bảy chuyển cho bác Chín Cụt và dặn là ráng mời cho được tay công an khu vực đi xem cùng với gia đ́nh bác tối nay.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Xong chầu ḿ tôi chào từ giă, không quên "ga-lăng" kêu thêm mấy ổ bánh ḿ cùng một con vịt quay, nhờ Út Thảo mang về "thưởng" cho các anh em giàn đờn. Họ có vẻ cảm kích về thái độ hào sảng của tôi giữa thời buổi gạo châu củi quế, cả nước đang thi đua ăn độn liên khúc, do... "bao năm giải phóng như thế nầy phải không anh". Trước khi chia tay ông bầu cho tôi biết là đoàn sẽ hát ở Cà Mau mười đêm, sau đó lên Bạc Liêu tŕnh diễn tại rạp Cao Văn Lầu trong dịp Tết Nguyên Đán. Ông c̣n nói với tôi là bất cứ đêm nào, nếu muốn vô coi hát th́ ông để sẳn vé mời thượng hạng ngay pḥng vé cho tôi. Tôi cám ơn và hẹn sẽ trở lại nay mai.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Đêm hôm đó hai thằng ngồi trong rạp Cao Văn Lầu xem đoàn Hương Tràm hát một xuất chót như để ngầm giă từ Út Thảo. Tôi cho chiến hữu biết về kế hoạch sắp tới, dặn vợ chồng chuẩn bị thu xếp cùng đi với tôi, cho tôi được một lần đóng vai Lưu B́nh để đền đáp lại ơn xưa. Bạn đă cứu tôi ra khỏi trại tù... "nhỏ", giờ đây tôi không phải chỉ đưa bạn đi vượt biên, mà là đưa vợ chồng bạn ra khỏi trại tù... khổng lồ h́nh chữ S, đang giam cầm cả dân tộc Việt Nam.

    Tôi cùng vợ chồng người chiến hữu xuống Cà Mau đến điểm hẹn đúng ngày giờ ấn định. Không biết do ông thầy bói mù tiên đoán hay nhóm tổ chức dự liệu, chuyến đi hoàn toàn suông sẻ, chúng tôi rời Việt Nam an toàn. Riêng bác Chín Cụt v́ đă cao tuổi, phần th́ thương tật không chịu nổi sóng gió nên ngă bệnh và đă trút hơi thở cuối cùng trước khi đến được bến bờ Tự Do. Tôi ngậm ngùi vuốt mắt bác Chín và làm lễ thủy táng trước sự đau thương xót xa của gia đ́nh bác cùng tất cả những người trên ghe.

    Hai mươi chín năm đă trôi qua. Tôi viết lại câu chuyện của đời ḿnh để suy gẫm lại cái giá phải trả của những thuyền nhân chỉ v́ hai chữ "Tự Do". Để thành kính tưởng nhớ ông Thầy Bói Mù cùng bác Chín Cụt, một người cách mạng giác ngộ. Ước mong ngày nào đó, cả chế độ hiện tại cùng giác ngộ như bác Chín, để toàn dân Việt Nam được hưởng một mùa Xuân No Ấm Tự Do đúng nghĩa.

    Tự Do ơi Tự Do
    Em đổi bằng nước mắt
    V́ hai chữ Dự Do
    Anh trao bằng máu xương
    Tự Do ơi Tự Do
    Em trả bằng thân xác
    V́ hai chữ Tự Do
    Ta mang đời lưu vong.

    (Xin Đời Một Nụ Cười - Nam Lộc)

    Trần Thanh Tùng

  8. #508
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    The Sympathizer (1/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...g-hay-cam.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    “Kẻ Nằm Vùng” hay “Cảm T́nh Viên”?

    2016 đánh dấu 41 năm qua đi của một cuộc chiến, một cuộc chiến mang nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo quan điểm của các bên tham chiến cũng như nhận thức của cả thế giới. Về mặt văn học, năm 2016 cũng đánh dấu một bước “đột phá” của người Việt tại Mỹ trên văn đàn thế giới.

    Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, một nhà văn người Mỹ gốc Việt, Viet Thanh Nguyen [1], nhận giải thưởng Pulitzer về tiểu thuyết năm 2016. Trước đó, năm 1973, một người Việt làm phóng viên ảnh cho hăng thông tấn Associated Press (AP), Nick Út [2], , đă nhận giải Pulitzer về ảnh báo chí [3].



    (Viet Thanh Nguyễn - Nguồn: Politics & Prose)

    Một tác giả người Mỹ gốc Việt thành công trên văn đàn là một chuyện khiến người đọc phải vừa thắc mắc vừa thú vị. Riêng đối với độc giả người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, lại thêm thắc mắc về sự khó khăn, phức tạp trong ngôn ngữ của một đứa trẻ người Việt tị nạn mới 4 tuổi khi đến một đất nước xa lạ từ năm 1975 rồi lại được giáo dục như một người Mỹ.

    Sự khó khăn về ngôn ngữ - văn hóa trong suốt quăng đời 35 năm của tác giả là một vấn nạn lớn. Riêng vấn đề ngôn ngữ cũng được chính tác giả bàn đến trên trang web của ḿnh: “Tên Việt của tôi là ǵ? Viet Thanh Nguyen hay Nguyễn Thanh Việt? Tên những nhân vật “Man” và “Bon” của tôi là ǵ trong tiếng Việt? Mẫn và Bốn?”

    Theo tiếng Việt, tên của Viet Thanh Nguyen phải đọc là Nguyễn Thanh Việt và cuốn tiểu thuyết của anh, “The Sympathizer”, nếu được dịch sang tiếng Việt cũng sẽ là một đề tài khá phức tạp về ngôn ngữ v́ những khác biệt chính trị trước và sau thời điểm 1975.

    Dưới thời VNCH, những người như nhân vật chính trong truyện thường được gọi là “nằm vùng”, một thuật ngữ có tính cách miệt thị đối với những kẻ “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng sản”. Có điều chắc chắn nếu tác phẩm này được phép xuất bản tại Việt Nam sẽ không thể nào mang tên “Kẻ Nằm Vùng”!

    Tôi đoán cái tựa “”Cảm T́nh Viên” hoặc ǵ ǵ đó có chữ “cảm t́nh” sẽ được dùng làm tựa đề cho “The Sympathizer”. Trong ngôn ngữ “hiện đại” ngày nay tại Việt Nam, người ta có những thuật ngữ như “cảm t́nh Đảng” (giai đoạn trước khi được xét gia nhập đảng CSVN) hay “đối tượng Đảng”.

    Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là câu hỏi được đặt ra: “Sẽ có bản dịch tiếng Việt hay không?”. Tác giả tự trả lời trong một bài viết:

    “Cách đây vài tháng, tôi đă kư hợp đồng với Nhă Nam (tên một nhà xuất bản tại Sài G̣n – chú thích của NNC) và bản dịch đang được tiến hành. Trong hợp đồng đó có một điều khoản là nếu chính quyền kiểm duyệt cuốn truyện, tôi sẽ lấy lại bản dịch. Tôi sẽ t́m cách khác để xuất bản. Đối với tôi, rơ ràng điều quan trọng là người Việt cần đọc tiểu thuyết này qua bản dịch không bị kiểm duyệt. Nếu cắt đi những phần chính quyền không hài ḷng sẽ làm cuốn truyện trở nên vô nghĩa” [4]

    Trong ṿng 10 năm qua, Nguyễn Thanh Việt đă trở lại Việt Nam nhiều lần. Thời gian các chuyến trở về, theo anh, cộng chung lại cũng gần 1 năm. Tŕnh độ tiếng Việt của anh cũng tương đối đủ để có thể tiếp xúc với mọi người trên đường phố Sài G̣n hoặc Hà Nội.

    Tuy nhiên, dùng số vốn liếng tiếng Việt khiêm tốn đó để viết về những đề tài “nhạy cảm” (sensitive) và “phức tạp” (complicated) như trong tiểu thuyết “The Sympathizer” sẽ là chuyện vô cùng khó khăn đối với một người được giáo dục trong môi trường Mỹ từ khi mới có 4 tuổi. Thế cho nên, Nguyễn Thanh Việt thích nói và viết bằng tiếng Anh hơn v́ sẽ bảo đảm… không bị hiểu lầm!

    Đó là lư do “The Sympathizer” cần một dịch giả đáng tin cậy cũng như cần một môi trường thông thoáng hơn tại Việt Nam để tác phẩm bằng tiếng Việt không bị chính quyền kiểm duyệt. Rất dễ giải quyết vấn đề về dịch giả nhưng cũng rất khó đáp ứng được yêu cầu của tác giả phải là bản dịch trung thực, không được “lách” lưỡi kéo kiểm duyệt tại Việt Nam.



    Viet Thanh Nguyen - Nguyễn Thanh Việt

    Trên trang web của ḿnh, tác giả cho biết: “Khi lớn, tôi đọc sách, xem phim về Chiến tranh Việt Nam của Mỹ, nhưng rất ít điều nói về người Việt, họ được mô tả theo lối ṃn, làm nền cho người hùng Mỹ.”

    Chương đầu tiên của “The Sympathizer” lấy bối cảnh Sài G̣n trong những ngày cuối tháng 4/1975. Đặc điểm của cuốn truyện là nhân vật chính không tên, không tuổi. Từ đầu đến cuối người đọc chỉ biết anh ta qua danh xưng “tôi”. Ngay ở phần mở đầu, người đọc rất đỗi ngạc nhiên với lời trần t́nh:

    “Tôi là một tên gián điệp, một kẻ nằm vùng, một con quỷ, một con người hai mặt. Có lẽ cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên, tôi cũng là một con người có hai đầu óc… có thể nh́n vào bất cứ vấn đề ǵ từ hai phía…” (“I am a spy, a sleeper, a spook, a man of two faces. Perhaps not surprisingly, I am also a man of two minds, . . . able to see any issue from both sides).

    “Tôi” trong “The Symphathizer” vào lúc Sài G̣n đang ở trong “tháng tư hấp hối” là một Đại úy quân lực VNCH. Điều mà anh ta gọi là khả năng “nh́n vào bất cứ vấn đề ǵ từ hai phía” v́ anh hoạt động trong lĩnh vực t́nh báo của Hà Nội.

    Điểm đặc biệt trong thời thơ ấu của anh cũng bắt đầu từ hai phía: anh có đến hai gịng máu vừa Á vừa Âu. Bố của anh là một giáo sĩ người Pháp và mẹ là một thôn nữ người Việt. Thế cho nên anh được gắn một cái tên không lấy ǵ làm đẹp đẽ cho lắm ngay từ hồi c̣n nhỏ: “Tây Lai” hay “Con hoang”! Trong nguyên bản tiếng Anh, tác giả dùng từ “bastard” và tiếng Pháp c̣n được gọi là “métis”.

    Đối với một kẻ nằm vùng như anh, tháng 4/1975 là giờ phút vinh quang đang đến gần nhưng đối với người miền Nam lại là cái tháng đầy biến động, hỗn mang và tàn nhẫn. Thực tế lịch sử trong những ngày cuối cùng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă bỏ nước ra đi.

    Trong truyện, viên trùm CIA tại ṭa Đại sứ Mỹ kể lại với viên Đại úy “nằm vùng” rằng đích thân anh lái xe đưa Tổng thống ra phi trường để đi Đài Loan và “thấy những vali nặng nề một cách bất thường của tổng thống nghe rổn rảng tiếng kim loại – được coi như là một phần khá lớn của kho vàng quốc gia”. (… noticed how the president’s inordinately heavy suitcases clanked with something metallic – presumably a hefty share of our nation’s gold).

    Khi viết chi tiết này, tác giả dựa vào tin đồn 16 tấn vàng của miền Nam đă được tẩu tán ra nước ngoài. Nhưng thực tế, sau này các viên chức của chính quyền mới đă khẳng định vàng vẫn c̣n ở trong nước và nhà nước đă chuyển sang Liên Xô … Một tiểu thuyết gián điệp dựa vào “hư-cấu-của-những-hư-cấu” sẽ khiến người đọc cảm thấy thú vị nhưng cũng khó chịu khi biết sự thật!

    Cũng từ Chương 1, người đọc làm quen với 2 người bạn khác của viên Đại úy “nằm vùng”. Cả ba người bạn đă gắn bó với nhau theo kiểu “cắt máu ăn thề”, một tích rất xưa “Kết nghĩa vườn đào” của Lưu Bị-Quan Văn Trường-Trương Phi trong Tam quốc chí.

    Vết tích của lời thề lúc nào cũng nhắc nhở họ qua vết sẹo trên ḷng bàn tay phải của từng người. Tác giả c̣n ví họ như bộ ba “Les Trois Mousquetaires” trong tiểu thuyết của Alexandre Dumas thời 1844 tại Pháp… để nói lên mối liên lạc c̣n mật thiết hơn anh em ruột thịt.

    Lớn tuổi nhất là Man. Trong nguyên bản tiếng Anh không dấu cho nên nếu dịch sang tiếng Việt, cái tên hay nhất chỉ cần thêm một dấu ngă để trở thành Mẫn. Mẫn có tác phong của người chỉ huy trong cái tổ theo tổ chức “tam tam chế” của Cộng sản. Chính Mẫn là người truyền đi những mệnh lệnh của cấp cao hơn cho kẻ nằm vùng hoạt động.

    Kỳ thật, trong cái tổ đó, chỉ Mẫn và kẻ nằm vùng là những người hoạt động trong cái hệ thống bí mật c̣n người bạn thứ ba, Bon (có lẽ dịch sang tiếng Việt sẽ là Bốn), lại là một sĩ quan VNCH chống cộng triệt để!

    Bốn căm thù Cộng sản kể từ khi cha anh bị đem ra đấu tố. Ḷng hận thù đó đă khiến anh trở thành một người t́nh nguyện chiến đấu trong hàng ngũ quốc gia. Và đó cũng là cách tác giả dựng lên một cốt truyện gián điệp hư cấu với các t́nh tiết éo le.

    Người mệnh danh “Ông Tướng” (the General) là vị chỉ huy Cảnh sát Quốc gia VNCH, một sĩ quan đă từng tham gia chiến trường từ thời Điện Biên Phủ. Một chi tiết nhỏ nhưng, theo tôi, lại là một điều nói lên tinh thần của một vị tướng VNCH.

    Trên đường ra phi trường để “di tản” sang Mỹ, ông không quên ghé qua trụ sở Quốc hội, ngày nay là Nhà hát Thành phố. Tại đây, ông đứng nghiêm chào bức tượng hai người lính Thủy quân Lục chiến trong tư thế xung phong. Cử chỉ này đă khiến cho Đại úy “nằm vùng” và Bốn xúc động. Họ cũng đứng nghiêm chào bức tượng.

    Khi đó, viên Đại úy quên hẳn nhiệm vụ “nằm vùng” của ḿnh. Anh cảm động nh́n cảnh tượng qua con mắt của một sĩ quan quân lực miền Nam, dù đang âm thầm phục vụ cho miền Bắc. Đó chính là hai cuộc đời tương phản nhau qua hai vị trí thù nghịch trong nội tâm. Chi tiết hư cấu của câu chuyện khiến ta nhớ đến Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long đă dùng súng tự sát dưới chân bức tượng ngày 30/4/1975 khi Sài G̣n thất thủ.


    Trung tá Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân bức tượng Thủy quân Lục chiến ngày 30/4/1975

    Ông Tướng đă từng thú nhận, ông chọn viên Đại úy sĩ quan tùy viên là căn cứ vào tŕnh độ và, hơn thế nữa, “ḷng trung thành” cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Viên Đại úy “nằm vùng” là người sĩ quan duy nhất được tin cậy đến độ sống ngay trong biệt thự của ông.

    Anh tốt nghiệp đại học tại Hoa Kỳ, nói tiếng Anh lưu loát đến độ những người Mỹ cứ tưởng anh là dân Mỹ “thứ thiệt” khi nói chuyện qua điện thoại! Anh có tŕnh độ hiểu biết về lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ và cả đến cách suy nghĩ của người Mỹ.

    V́ những đặc tính đó, mối liên lạc giữa Ông Tướng và người Mỹ luôn ở trong t́nh trạng tốt đẹp qua cầu nối của viên sĩ quan tùy viên. Claude, trùm CIA của Mỹ trong ṭa Đại sứ, coi viên Đại úy như một người thân và chính sĩ quan tùy viên đă đứng ra dàn xếp, kể cả việc phải hối lộ, để gia đ́nh và họ hàng của Ông Tướng được đến Hoa Kỳ bằng một chuyến phi cơ đặc biệt. Trong chuyến bay đó, dĩ nhiên có cả anh và Bốn trong khi Mẫn ở lại Sài G̣n.

    Khi báo cáo với “tổ chức” Ông Tướng đă từng khẳng định với anh “sẽ trở lại Việt Nam” một ngày không xa, Mẫn đă truyền đạt lệnh từ trên xuống: anh phải theo dơi ông trong suốt thời gian sống tại Mỹ.


    Viet Thanh Nguyen nhận “Giải thưởng Tiểu thuyết Đầu tay” của “Center for Fiction First Novel Prize”, ngày 8/12/2015, với tác phẩm “The Sympathizer” (Ảnh: Center for Fiction)

    Cốt truyện của Nguyễn Thanh Việt mang màu sắc gián điệp (kiểu Điệp viên James Bond 007 của Ian Flemings). Dù là “hư cấu” nhưng cuốn truyện lại được dựa trên chuyện có thật trong bối cảnh Việt Nam trước năm 1975. Đó là những nhân vật “nằm vùng” tại miền Nam phục vụ cho t́nh báo Hà Nội [5].

    Đă có những nhân vật “nằm vùng” nổi tiếng trong chính phủ VNCH như Đại tá Phạm Ngọc Thảo, từng làm tới chức Tỉnh trưởng Kiến Ḥa (Bến Tre ngày nay) dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Tiểu thuyết “Ván Bài Lật Ngửa” của nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lư (Trần Bạch Đằng) được mở đầu bằng câu: "Tưởng nhớ anh Chín T. và những người đă chiến đấu hy sinh thầm lặng". Nhân vật chính trong truyện, Nguyễn Thành Luân, chính là h́nh ảnh của Phạm Ngọc Thảo, bí danh Chín T. hay Chín Thảo.

    Nhân vật “nằm vùng” thứ hai là Phạm Xuân Ẩn là một Thiếu tướng t́nh báo của Hà Nội với bí danh Trần Văn Trung hay Hai Trung. Trong suốt thời gian chiến tranh, Phạm Xuân Ẩn sống tại Sài G̣n dưới vỏ bọc “kư giả” làm việc tại Việt Tấn Xă, cộng tác với hăng thông tấn Reuters và có nhiều bài viết trên tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor...

    “Tôi” trong “The Sympathizer” có những hoạt động hao hao giống Phạm Xuân Ẩn ngoài đời. Chỉ khác là nhân vật của Nguyễn Thanh Việt đă “di tản” sang Hoa Kỳ năm 1975 nhưng Phạm Xuân Ẩn, dù đă chuẩn bị đi, nhưng vào giờ chót nhận được chỉ thị đ́nh hoăn.

    Vợ con Phạm Xuân Ẩn đă rời Việt Nam theo chiến dịch di tản của người Mỹ và, theo một số tài liệu, Phạm Xuân Ẩn đă "đề nghị" cấp trên cho ngưng công tác v́ lư do đă “hoàn thành nhiệm vụ”. Kế hoạch thay đổi, vợ con ông đă phải mất một năm để quay lại Việt Nam theo đường ṿng: Paris - Moscow - Hà Nội - Sài G̣n.

    ***

    Từ Sài G̣n, người đọc theo chân viên Đại úy “nằm vùng” cùng ḍng người di tản đến Hoa Kỳ. Ông Tướng vẫn bị theo dơi chặt chẽ, mọi hành động của ông đều được viên sĩ quan tùy viên thân cận báo cáo về Hà Nội v́ họ tin rằng ông sẽ có những hoạt động “chống phá cách mạng”.

    Quả đúng như nghi ngờ. Viên tướng đă tổ chức một lực lượng “phục quốc” tại Mỹ và lên đường trở về Việt Nam. Đến đây, truyện bước sang thể loại “tiểu thuyết gián điệp” (theo kiểu CIA - Cơ quan T́nh báo Trung ương Hoa Kỳ). Mọi hoạt động của vị tướng được “kẻ nằm vùng” báo cáo đầy đủ từ Hoa Kỳ với những kỹ thuật t́nh báo như trong phim ảnh: các bản báo cáo được mă hóa, viết bằng mực “vô h́nh”…

    Một lần nữa, “The Symphtizer” dù là một tiểu thuyết hư cấu nhưng có những nét bàng bạc của một chuyện thật! Ông Tướng trong chuyện khiến người ta liên tưởng đến Vơ Đại Tôn, một nhân vật có thật trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

    Kư giả người Úc, Norman Aisbett, gọi ông là “Đại Tá Cô Đơn”. C̣n rất nhiều tên gọi Vơ Đại Tôn, bí danh Ẉng A Ĺn và bút hiệu Hoàng Phong Linh. Đối với thi sĩ Nguyên Sa, ông là “Kinh Kha”, nhà văn Hư Trúc gọi ông là “Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn”. Đối với người Việt tại Úc, ông là “Chiến Sĩ” và tại Hoa Kỳ ông là “Người Tù Anh Hùng”. Trong khi bản thân ông tự coi ḿnh là “Viên Gạch Lót Đường” [6].

    (C̣n tiếp)

    ***

    Chú thích:

    [1] Viet Thanh Nguyen, người Mỹ gốc Việt, Nguyễn Thanh Việt, ngày 18/4/2016 đă được Giải thưởng Pulitzer công bố đoạt giải dành cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, “The Sympathizer”, xuất bản năm 2015. Ban giám khảo Pulitzer ca ngợi cuốn tiểu thuyết là “câu chuyện nhiều tầng nấc về người nhập cư, được kể bằng giọng điệu giễu cợt, thú nhận của một ‘người đàn ông có hai tâm trí’ – và hai đất nước, Việt Nam và Mỹ”.

    Gia đ́nh ông bà Nguyễn Ngọc Thanh, chủ nhân tiệm vàng Kim Thịnh tại Ban Mê Thuột, rời Việt Nam năm 1975 và đặt chân đến Hoa Kỳ tại trại Fort Indiantown Gap, Pennsylvania, miền đông nước Mỹ. Năm 1978 họ di chuyển về San Jose, California, để mở một trong những cửa hàng đầu tiên của người Việt tại đây.

    Tại San Jose, Việt theo học trường St. Patrick và Bellarmine. Sau cấp trung học anh tiếp tục việc học tại UC Riverside và UCLA, rồi UC Berkeley với bằng Tiến sĩ về Anh ngữ và Nghiên cứu về Dân tộc học. Ông là Phó Giáo sư tại Đại học Nam California (USC) từ năm 2003.

    [2] Xem “Phóng viên chiến trường Nick Út và ‘cô bé napalm’ Kim Phúc”
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...-ut-va-co.html

    [3] Pulitzer là một giải thưởng cao quư của Mỹ mang tên Joseph Pulitzer (1847-1911), chủ bút báo “New York World”, người đă để lại di chúc sẽ tặng thưởng cho các tác giả hoạt động trong 13 lănh vực, gồm 4 giải cho báo chí, 4 cho văn học, 4 cho sân khấu và 1 cho giáo dục.

    Trong số những giải thưởng trao tặng hàng năm, bắt đầu từ 1917, danh giá nhất là những giải về báo chí và văn học. Riêng về văn học, đă có những tác phẩm danh tiếng đoạt giải như “Cuốn theo chiều gió” (Gone with the Wind - tác giả Margaret Mitchell, được trao tặng năn 1937), “Chùm nho uất hận” (The Grapes of Wrath - John Steinbeck, 1940), “Lăo ngư ông và biển cả” (The Old Man and the Sea - Ernest Hemingway, 1953) và gần đây nhất, “The Sympathizer” (Viet Thanh Nguyen, 2016).


    Giải thường Pulitzer

    [4] “I signed a contract with Nhă Nam a few months ago and the translation is underway. My contract includes a clause that if the government censors the novel, I can have the translation back. I would find another way to publish it. It's incredibly important to me that Vietnamese people read this novel, but only in its uncensored version. To remove the parts that might offend the government would make the novel meaningless”.

    [5] Đọc “Ngôn ngữ Sài G̣n xưa: Những từ ngữ đă đi vào quá khứ”
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...ngu-i-vao.html

    [6] Vơ Đại Tôn đă từng được biệt phái ngoại ngạch qua nhiều công tác dân sự tại miền Nam trước 1975 với chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Bộ Thông tin và Giám đốc Công tác Bộ Chiêu hồi. Năm 1976 ông vượt biên, định cư tại Úc Châu, tháng 10/1981 ông trở về Việt Nam trong toán “Kháng chiến Phục quốc” qua ngả đường rừng giữ Thái và Lào.

    Ông bị Hà Nội bắt vào tháng 10/1981, tại biên giới Lào-Việt. Ngày 13/07/1982, Vơ Đại Tôn được đưa ra tŕnh diện trong một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội. Tại đây, ông đă dơng dạc tuyên bố:

    “Tôi, Vơ Đại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Đoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiện về dự mưu xâm nhập Việt Nam... Tôi xin các nhà báo v́ lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hăy tường thuật trung thực…”

    Sau đó, Vơ Đại Tôn bị biệt giam tại trại tù Thanh Liệt (B-14). Nhờ sự can thiệp của quốc tế và chính phủ Úc, ngày 11/12/1991 ông được ra tù và trở về Úc châu.

  9. #509
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    The Sympathizer (2/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...-muon-noi.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Những điều muốn nói…
    (Tiếp theo)

    Suốt 23 Chương trong “The Sympathizer” (gần 400 trang) được viết theo dạng của một “bản tự khai” hay c̣n gọi là “tự thú” (confession) của viên Đại úy “nằm vùng”, khai cho “Cấp Chỉ Huy” (Commandant) sau khi anh bị bắt trong lần trở về Việt Nam khi không có lệnh của “tổ chức”.

    Đây là h́nh thức thường thấy trong các trại cải tạo sau năm 1975, qua đó người ta tự khai với “tổ chức” những điều đă làm và dĩ nhiên phải có phần “soi rọi bản thân” để rút ra những sai lầm trong quá khứ. Một bản tự khai như vậy sẽ phải dùng đại danh từ “Tôi” (hay “bản thân tôi”).


    Cũng v́ thế trong suốt cuốn truyện, nhân vật chính chỉ xưng… “Tôi”. Văn phong của “The Sympathizer” là lối tự truyện, hoàn toàn độc thoại và không có “gạch đầu ḍng” cho những đối thoại. Đây là một cách viết rất khó mà đa số các nhà văn đều tránh. Nhưng phải nói, Nguyễn Thanh Việt khá thành công trong lối đặc tả vừa nghiêm trang nhưng cũng có không ít chất hài hước.

    Tác giả cho biết, anh muốn viết khác với những ǵ mà người đọc mong chờ từ một nhà văn thuộc nhóm thiểu số (da vàng hoặc da đen) trong “làng văn” tại Hoa Kỳ mà đa số (người viết cũng như người đọc) là những người da trắng. Về nội dung, anh muốn viết về thân phận của con người trong cuộc chiến vừa qua. Cái nh́n đó xuất phát từ cả 3 phía: Hà Nội, Sài G̣n và Washington.

    Nguyễn Thanh Việt thừa nhận ḿnh đă nhiều lần bị từ chối đăng bài trước khi được giải Pulitzer. Trên trang Facebook của ḿnh, anh cho biết hàng trăm lần các bài viết, các tác phẩm phê b́nh và văn chương của anh bị từ chối in. Anh c̣n nhấn mạnh: “Trong suốt thập kỷ qua, tôi đă giữ danh sách những lời từ chối in tác phẩm, để tránh việc ḿnh gửi tác phẩm ấy cho người đă từng từ chối nó”!



    B́a sách “The Sympathizer”, Nhà xuất bản Grove Press, 2016

    Ba Chương đầu của cuốn truyện, người đọc sống trong tâm trạng rối bời của Sài G̣n “hấp hối”, chờ thất thủ. Phần lớn những chi tiết đă được chúng tôi đề cập đến trong Phần 1 của bài viết, “The Sympathizer (1): “Kẻ mằm vùng” hay “Cảm t́nh viên”, http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...g-hay-cam.html

    Ở Chương 3, đại gia đ́nh của “Ông Tướng” gồm cả bà con, họ hàng, viên Đại úy “nằm vùng” và Bốn, người bạn nối khố của anh đă từng “uống máu ăn thề” từ hồi c̣n 14 tuổi. Tổng cộng lên đến 92 người và họ đă rời Sài G̣n trên chiếc phi cơ vận tải C-130 Hercules, trực chỉ đảo Guam. Chiếc phi cơ quân sự này được tác giả ví một cách khôi hài như “một xe rác chở rác có gắn cánh” (a garbage truck with wings attached).

    Cuốn truyện đi vào một chi tiết rất “kịch tính”: ngay khi phi cơ chở người di tản đáp xuống Guam, một chiếc xe cứu thương màu quân đội đă chực sẵn để chở xác của Đức và Linh (vợ con của Bốn). Họ đă chết ngay trên máy bay v́ một nguyên nhân “không rơ”. Bốn trở thành một người chồng mất vợ, người bố mất con ngay trên chuyến bay đi t́m tự do! Và đó cũng là lư do khiến anh trở nên “chống cộng” một cách điên cuồng.

    Chuyến bay định mệnh đă được truyền h́nh trên khắp nước Mỹ ngay chiều hôm đó và khán giả ngồi trước truyền h́nh được thấy những khuôn mặt đưa đám của người di tản, trong đó Bốn sụt sùi đưa tiễn vợ con và những người khác cũng than khóc trong một đám tang lớn hơn: họ đă mất tổ quốc!

    Tại Guam, một “thị trấn lều vải” (tent city) được dựng lên để đón hàng ngàn người di tản, Ông Tướng bị thất lạc vali nên vẫn c̣n giữ trên ḿnh bộ quân phục có gắn sao. Ông có thiện ư đi ủy lạo người di tản, đa số là dân thường, gồm đàn bà, trẻ con… Thật bất ngờ, ông bị họ tấn công và nguyền rủa, cả về thể xác lẫn tinh thần.

    Đám đông người di tản bùng lên một cơn giận dữ, họ trút hết lên đầu Ông Tướng và cả người sĩ quan tùy viên trong bộ quần áo dân sự. Họ thốt lên những lời cay đắng v́ chỉ mới một ngày trước đó tại Sài G̣n, “ông Thủ tướng cũng là tư lệnh Không quân đă kêu gọi quân đội và cả nhân dân chiến đấu cho đến người cuối cùng”.

    Xin mở ngoặc ở đoạn này (trang 53) lấy từ sự kiện có thật về Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ đă có một buổi nói chuyện tại Nhà thờ Tân Sa Châu, gần Lăng Cha Cả vào ngày 25/4/1975. Khi đó, ông cam kết một cách hùng hồn rằng sẽ không bỏ nước ra đi để ở lại bảo vệ Sài G̣n… Chức vụ của ông là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) chứ không phải Thủ tướng vào những ngày cuối tháng 4. Sau khi tuyên bố, ngày 29/4/1975 Tướng Kỳ đă lái máy bay trực thăng ra Đệ thất Hạm đội, quên hẳn những ǵ đă tuyên bố tại Sài G̣n.

    Sự phẫn nộ của người di tản trên đảo Guam được thể hiện qua những lời trách móc, rủa xả đổ lên đầu Ông Tướng: “Chồng tôi đâu? Sao ông có mặt ở đây mà chồng tôi không có? Nhiệm vụ của ông là bảo vệ đất nước như chồng tôi chứ?... Cha tôi đâu? Anh tôi đâu?...”.

    Cũng tại đảo Guam, Ông Tướng đưa cho người sĩ quan tùy viên xem một bức h́nh trên trang báo sau khi Sài G̣n thất thủ. H́nh chụp một sĩ quan cánh sát VNCH nằm chết dưới chân bức tượng hai người lính Thủy quân Lục chiến trước ṭa nhà Quốc hội. Nơi đây, trên đường ra phi trường di tản họ đă dừng lại chào bức tượng theo đúng lễ nghi quân cách.

    Cũng chính nơi đây, Trung tá Ngyễn Văn Long tự sát ngày 30/4/1975 và phóng viên ngoại quốc cuối cùng đă có cơ hội chụp để cả thế giới được chứng kiến việc tuẫn tiết của một sĩ quan VNCH. Ông Tướng nói, Trung tá Long mới thật sự là “người anh hùng cuối cùng của cuộc chiến”.

    Tấm gương Trung tá Long là tất cả những ǵ tương phản với hành động trốn chạy của các vị tướng và viên chức chính phủ khác. Trong bản “tự khai” của ḿnh, kẻ nằm vùng viết: “Một vị anh hùng thực sự” (a real hero). Theo lời anh, khi lập danh sách di tản cho ngành cảnh sát anh có thấy tên của vị Trung tá nhưng anh đă bỏ qua. Dĩ nhiên, đây chỉ là một chi tiết được “hư cấu” để Nguyễn Thanh Việt đưa vào tiểu thuyết.


    B́a sau “The Sympathizer”

    Nh́n chung, “The Sympathizer” không hẳn là tác phẩm “hoàn hảo” v́, dầu sao đi nữa cũng có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi trong văn chương. Năm 1955, Graham Green viết “The Quiet American” cũng lấy bối cảnh Sài G̣n giữa giai đoạn đầu nền Đệ nhất Cộng ḥa trong buổi giao thời Pháp đi, Mỹ đến. Truyện của ông có những đoạn đề cập đến các địa danh mà chính người Việt cũng phải nhíu mày thắc mắc v́ những cái tên lạ hoắc: Dakow, Tanyin…

    Kỳ thật, “Dakow” chính là Dakao nơi có chùa Ngọc Hoàng mà mới đây Tổng thống Obama đă đến thăm… c̣n “Tanyin” lại là Tây Ninh, nơi có Thánh thất của đạo Cao Đài. Nhà văn nước ngoài có thể viết sai các địa danh nhưng ở “The Sympathizer” người đọc cũng gặp những trường hợp tương tự như của Graham Green.

    “One made a right out of the gates down Thi Xuan left on Le Van Quyet, right on Hong Thap Tu in the direction of the embassies, left on Pasteur, another left on Nguyen Dinh Chieu, right on Cong Ly, the straight to the airport” (trang 24)

    Đó là lộ tŕnh di tản ra phi trường của gia đ́nh Ông Tướng những ngày cuối tháng 4/1975. Biệt thự của ông chắc nằm ờ Quận 3, trên đường Bùi Thị Xuân (hoặc Thi Sách) chứ Sài G̣n làm ǵ có đường “Thi Xuân”? Rồi lại quẹo trái sang đường Lê Văn Duyệt (đường Cách mạng tháng 8 ngày nay) chứ làm ǵ có đường “Le Van Quyet”?

    Người đọc nước ngoài không thắc mắc ǵ về tên những con đường nhưng, đối với độc giả người Việt đă một thời gắn bó với Sài G̣n, chắc chắn những cái tên đó rất quan trọng v́ nó đă thuộc về kỷ niệm. Mong rằng ấn bản tiếp theo cần được chỉnh sừa hoàn thiện và nhất là bản dịch tiếng Việt cần được lưu ư đến những chi tiết nhỏ nhặt này.


    Ảnh Nguyễn Thanh Việt trên Facebook do Lin-Manuel Miranda chụp

    Trở lại chuyện di tản. Từ đảo Guam, người di tản được chuyển vào đất liền Hoa Kỳ bằng phi cơ dân sự, tác giả mô tả một cách hài hước là “có ghế ngồi thật sự, có cửa sổ” để so sánh với chiếc phi cơ quân sự lúc rời Việt Nam. Họ được tập trung gần San Diego, California, tại một trại lính cũ có tên Camp Pendleton, với tiện nghi dĩ nhiên là hơn hẳn ở đảo Guam chỉ toàn lều do Thủy quân Lục chiến Mỹ dựng lên một cách vội vă.

    Cũng từ Pendleton, viên Đại úy “nằm vùng” bắt đầu liên lạc với “tổ chức” qua địa chỉ bà cô của Mẫn đang sống tại Paris. Giữa những ḍng thăm hỏi trong thư là thông tin được báo cáo cho Mẫn, viết bằng “mực vô h́nh” (invisible ink) như trong những truyện gián điệp khác.

    Có một hôm Ông Tướng tâm sự với người sĩ quan tùy viên là Hà Nội chắc chắn đă tung vào ḍng người tỵ nạn những điệp viên làm việc cho họ. Cách hay nhất để trả lời cho nghi vấn này, kẻ nằm vùng trả lời là anh tin như vậy. Anh lư luận: “chỉ có gián điệp mới không thừa nhận sự hiện diện của những gián điệp khác”. Ngay tối hôm đó anh báo cáo với “bà cô” bên Pháp qua thư về suy nghĩ dè dặt của Ông Tướng…

    Với bằng tốt nghiệp đại học Mỹ lúc trước, kẻ nằm vùng kiến được một công việc tại thành phố Los Angeles c̣n gia đ́nh ông tướng được một Đại tá người Mỹ, trước đây là cố vấn của ông, đứng ra bảo trợ. Ông thuê một căn nhà nhỏ ở ngoại ô LA gần Hollywood. Anh báo cáo với tổ chức là viên tướng đang trong t́nh trạng thất nghiệp, chỉ biết uống rượu hay bia để giải sầu.


    Tranh vẽ của Yuko Shimizu trong bài điểm sách “The Sympathizer” của Philip Caputo
    (The New York Times)

    Tuy là tiểu thuyết gián điệp giả tưởng, “The Sympathizer” cũng mang những nét triết lư trong việc phân tích bản chất đối nghịch của người Phương Đông và Phương Tây dựa trên lư thuyết của Kipling: “East is East and West is West and never the twain shall meet”.

    Trong báo cáo của ḿnh, kẻ nằm vùng đă làm hẳn một bản phân tích cá tính giữa Đông và Tây. Chẳng hạn như về mặt tâm lư, người phương Đông đa số giữ sự tôn trọng chính quyền trong khi phương Tây lại tỏ ra độc lập trước quyền lực. Phương Đông thường yên lặng trong khi phương Tây tỏ ra lắm lời.

    Phương Đông thường bi quan khi nh́n tách trà “vơi một nửa” (teacup is half empty) trong khi phương Tây lại thấy “ly nước vần c̣n đầy một nửa” (glass is half full). Người phương Đông luôn “nói vâng trong khi ḷng lại nói không” (say yes when I mean no), ngược lại, người phương Tây “nói những điều ḿnh muốn nói và hăy làm những điều tôi nói” (say what I mean, do what I say).

    Tôi nghĩ, quan trọng hơn cả là “cái t́nh” của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tuy không trực tiếp nói đến “chữ t́nh” trong suốt cuốn truyện của Nguyễn Thanh Việt ta thấy tâm lư các nhân vật lúc nào cũng hành động quanh “chữ t́nh”.

    Đó không phải là t́nh yêu mà là t́nh bạn sống chết có nhau của bộ ba: Mẫn - Kẻ nằm vùng và Bốn. Cho dù khác chính kiến giữa Quốc gia và Cộng sản nhưng cả ba luôn hành động như những kẻ đă từng “uống máu ăn thề” để đối xử với nhau trên một nền tảng của t́nh bạn chí cốt.

    Nếu không v́ chữ t́nh, kẻ nằm vùng sẽ sống thoải mái tại đất Mỹ v́ “tổ chức” không đ̣i hỏi anh đi theo đoàn “phục quốc” trở về Việt Nam. Anh không đành ḷng để người bạn thân tên Bốn lao vào cơi chết nên anh phải đi theo để “bảo vệ” người mà anh quư hơn ruột thịt.

    Người ta không chọn anh em ruột thịt khi ra chào đời nhưng người bạn mà ḿnh quư mến hoàn toàn là sự chọn lựa tự nguyện của bản thân. Đó không phải là “t́nh đồng chí” theo kiểu Cộng sản mà là “t́nh đồng đội chí cốt” giữa hai con người.

    Mối tương quan giữa Vị Tướng và viên Đại úy tùy viên tuy là một sự gắn bó theo “hệ thống quân giai” nhưng luôn có tinh thần của người phương Đông: lấy t́nh người để giải quyết. Trong hầu hết các trường hợp, hai người đă xử sự theo một cách “nhân bản” giữa người và người.

    Có thể nói, những phân tích cặn kẽ về sự khác biệt đó là một trong những nền tảng để dựng nên “The Sympathizer”. Cũng chính phân tích giữa Đông & Tây giúp người đọc nước ngoài hiểu được chiến tranh Việt Nam theo cái nh́n của một tác giả người Việt.

    C̣n người Việt chúng ta - dù ở Sài G̣n hay Hà Nội, dù già hay trẻ - có thể “soi rọi bản thân” để tiếp cận với một cách nh́n mới của một tác giả người Việt thuộc thế hệ thứ hai đă tạo ra bước đột phá trong văn chương với giải thưởng Pulitzer.

    Quan trọng hơn cả, Việt Nam không phải chỉ có chiến tranh như cách nh́n lâu nay đă sói ṃn của người Mỹ. Nguyễn Thanh Việt đă đem đến cho người đọc một cách nh́n nhân bản hơn, trong đó có cả buồn-vui theo một trong những cách nh́n của người Việt.

    Cách nh́n đó, dĩ nhiên sẽ gây nhiều tranh căi từ cả người đọc bản chính bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt. Dù sao đi nữa, “The Sympathizer” là cuốn tiểu thuyết “hư cấu” dựa vào nhiều chuyện có thật nên cần đọc và đáng đọc.


    H́nh trên FB Viet Thanh Nguyen

    2 nhận xét:

    Nặc danh22:52 25 tháng 7, 2016
    Về: Bài Tóm lược và Nhận định (phần 1 và 2) của Nguyễn Ngọc Chính.

    Tôi khởi sự đọc The Sympathizer từ đầu tháng 7/2016 nhưng đă sắp hết tháng mà mới tới Chương 15 v́ tuy là một tiểu thuyết tôi chắc chắn VIET THANH NGUYEN đă dựa vào thời sự trong các thời điểm được đề cập tới ở VN và Mỹ cũng như những nhân vật và t́nh huống có thật. Chính v́ vậy mà tôi thường bỏ quyển "chuyện" xuống để suy nghĩ xem những nhân vật phóng tác đó có thể là ai và thời sự mà tác giả dùng làm phông nền có "xác thực" như tôi được biết không.
    Đọc kỹ phần 1 và 2 xong, tôi RẤT CẢM ƠN Nguyễn Ngọc Chính đă tóm lược, nhận định cũng như chỉ ra(dẫn chứng)những nhân vật, t́nh huống hư cấu và thời sự liên quan kể đến trong The Sympathizer> Lư do: v́ nhờ vậy mà tôi hiểu rơ nội dung của cuốn tiểu thuyết từ Chương 1 đến Chương 14.
    Ở Mỹ, nghỉ hưu, tôi thường đọc các Book Review (Tóm lược, Nhận định về các tiểu thuyết best sellers xuất bản ở Mỹ mỗi tuần) của báo Washington Post và New York Times (2 trong 5 nhật báo nổi tiếng nhất ở Mỹ) và tôi thấy khả năng về Tóm Lược và Nhận Định về sách truyện của NNChính ngang ngửa với những tay bút phê b́nh bậc "sư" của hai nhật báo đó. Cách đây 53 năm tôi là thầy dậy tiếng Anh của NNChính nhưng đă từ lâu mỗi lần gặp lại NNChính (lần chót nhất là thượng tuần tháng 6/2016 ở Saigon và Chính đă cho tôi xem cuốn The Sympathizer Chính vừa nhận được), tôi đều nhủ thầm:
    "Con hơn cha là nhà có phước. Tṛ hơn thầy vận nước sẽ hưng".
    Bùi Dương Chi. Cựu thầy giáo tiếng Anh ở Ban Mê Thuột Việt Nam và Fairfax Virginia Hoa Kỳ.

    Trả lời


    Ngoc Chinh Nguyen05:58 11 tháng 8, 2016
    Em cám ơn thầy.

    Trả lời

    Le Tung Chau13:16 21 tháng 1, 2019
    KẺ NẰM VÙNG - THE SYMPATHIZER - by Viet Thanh Nguyen - Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ và thêm chú thích
    bắt đầu từ tháng 11 / 2018, mỗi tuần đăng 2 kỳ, mỗi kỳ 8 trang.
    Kính mời bạn đọc gần xa.

    https://kenamvung.blogspot.com/

    Trả lời

  10. #510
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    “The Sympathizer” (3/3)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2016/...iem-rieng.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/03...hinhhoiuc.html

    Những nỗi niềm riêng
    (Tiếp theo)

    “Khi tôi c̣n đang suy nghĩ để h́nh thành cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer”, tôi nhận thấy vẫn chưa có cuốn sách nào trực tiếp đối điện với lịch sử cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam từ góc nh́n của người Mỹ gốc Việt”

    Nguyễn Thanh Việt


    Nguyễn Thanh Việt trong một cuộc phỏng vấn

    Theo tác giả “The Sympathizer”, văn chương của người Mỹ gốc Việt chỉ thường tập trung vào những kinh nghiệm sống của người tị nạn khi họ đến Mỹ. Điều quan trọng hơn cả, anh muốn phê phán vai tṛ của người Mỹ ở Việt Nam thay v́ lặp lại thái độ thường thấy của những người Mỹ gốc Việt, đó là hoặc biết ơn v́ được người Mỹ giải cứu, hoặc ḥa giải, không đối đầu trực tiếp trong văn chương.

    Trong những tác phẩm đó, “không có nhiều sự thịnh nộ… và nếu có, th́ cơn giận dữ hay thịnh nộ lại nhắm vào những kẻ không biết đất nước nguồn cội ở châu Á, gia đ́nh châu Á, hay những kẻ gia trưởng châu Á”. Đó là lư do tại sao trong “The Sympathizer”, qua những suy nghĩ của viên sĩ quan nằm vùng, có những phê phán về văn hóa Mỹ và nước Mỹ.

    Nguyễn Thanh Việt là một tác giả trẻ. Trẻ với tuổi đời 45, trẻ v́ anh đến Hoa Kỳ từ lúc mới 4 tuổi và, quan trọng hơn hết, anh trẻ v́ thuộc vào thế hệ hệ thứ hai của người gốc Việt tại Mỹ. Đó mới thực sự là “trẻ”, hiểu theo nghĩa một nhà văn thuộc nhóm thiểu số “da màu” viết cho người đọc đa số là “da trắng” về Việt Nam nhưng lại không theo “lối ṃn” của các nhà văn trước anh.

    Trong một bài viết trên “New York Times”, Nguyễn Thanh Việt đă từng xác định khi viết “The Sympathizer” anh có tham vọng “lấp đầy một khoảng trống trong văn chương”, anh cố gắng “viết cho những người từ trước đến giờ không có tiếng nói hoặc ít có cơ hội lên tiếng” để giúp độc giả có một cái nh́n khác về Việt Nam.Tham vọng tưởng chừng như xa vời đó bỗng trở thành thực tế khi anh đă chen chân vào thế giới văn chương Hoa Kỳ.


    Thật ra cũng đă có nhiều nhà văn người Mỹ gốc Việt viết trực tiếp bằng tiếng Anh hay qua những tác phẩm được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Thế hệ thứ nhất của người Việt tại Mỹ đă có những cây bút như Lệ Lư Hayslip hay Mai Elliot, họ là những người đă trực tiếp trải nghiệm cuộc chiến.

    Phùng Thị Lệ Lư, sinh năm 1949 tại Đà Nẵng, nổi tiếng với hai tác phẩm “When Heaven and Earth Changed Places” (Khi Đất Trời đảo lộn) và “Child of War, Woman of Peace” (Đứa trẻ thời chiến, người phụ nữ thời b́nh). Bà vừa là nhà văn vừa là người sáng lập các tổ chức phi chính phủ - “East Meets West Foundation” (Đông Tây Hội Ngộ) và “Global Village Foundation” (Làng Toàn Cầu).

    Cuộc đời cơ cực của cô gái Miền Trung có những nét hao hao giống như nhân vật chính trong “The Sympathizer”, cả hai đều là những cảm t́nh viên của Hà Nội nhưng Lệ Lư đă bị coi là kẻ phản bội khi mới 15 tuổi.

    Cô theo mẹ bỏ trốn vào Sài G̣n và giúp việc cho một gia đ́nh giàu có nhưng rồi lại phải trở về Đà Nẵng khi bị phát hiện mang thai với ông chủ. Cô cùng mẹ quay trở lại miền Trung, nuôi con nhỏ bằng cách bán chợ trời, giao thuốc phiện và kể cả việc làm gái mại dâm.

    Cuộc đời trôi nổi cùng cực của Lư Lệ chấm dứt vào năm 1969, khi bà lập gia đ́nh với một kỹ sư người Mỹ. Năm 1970, bà theo chồng về Mỹ định cư. Năm 1973, khi chồng mất, bà lập gia đ́nh với người thứ hai có 2 người con. Người chồng thứ nh́ của bà lại chết trong một tai nạn giao thông năm 1982.

    Chính cuộc đời ch́m mổi của Lệ Lư Hayslip trong suốt chiều dài cuộc chiến tại Việt Nam đă giúp tác giả viết một cách thoải mái tại Hoa Kỳ. Bà đă trở thành một nhà văn có sức thu hút người đọc vốn bị ám ảnh v́ “hội chứng Việt Nam” tại Mỹ.

    Theo New York Times, tác phẩm “When Heaven and Earth Changed Places” được xếp vào loại Best Seller, được dịch ra 17 ngôn ngữ và đă được đạo diễn Oliver Stone dựng thành phim “Trời và Đất” năm 1993. Đó cũng là một thành tích sáng chói của một cây bút người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất.


    Lệ Lư Hayslip và những tác phẩm văn chương & điện ảnh

    Giữa Lệ Lư Hayslip và Mai Elliot có điểm chung là nhà văn nữ, sống cùng thời chiến tranh nhưng họ lại có khác biệt là nguồn gốc gia đ́nh trong xă hội Việt Nam. Dương Vân Mai xuất thân trong một gia đ́nh khá nổi tiếng, bà là hậu duệ đời thứ tư của hai anh em danh sĩ Dương Khuê và Dương Lâm người làng Vân Đ́nh, Hà Tây.

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài thơ “Khóc Dương Khuê” mở đầu bằng câu “Bác Dương thôi đă thôi rồi / Nước mây man mác ngậm ngùi ḷng ta…” để nói lên cái t́nh của ông đối với Dương Khuê, người đă đỗ Cử Nhân năm 1864 dưới thời Tùng Thiện Vương và 2 năm sau đỗ Tiến sĩ thời Tự Đức. Thi sĩ Dương Khuê cũng đă từng nổi tiếng với bài ca trù “Gặp lại cô đầu cũ”:

    “Hồng Hồng, Tuyết, Tuyết,
    Mới ngày nào chửa biết cái chi chi.
    Mười lăm năm thấm thoắt có xa ǵ!
    Ngoảnh mặt lại, đă tới kỳ tơ liễu…”


    Câu chuyện về ḍng họ Dương được Mai Elliott kể lại trong cuốn hồi kư “The Sacred Willow, Four Generations in the Life of a Vietnamese Family” (Cây liễu thiêng, bốn thế hệ trong cuộc đời của một gia đ́nh Việt Nam). Cuốn sách được xuất bản năm 1999 và sau đó được đề cử giải Pulitzer trong năm 2000. Mai Elliott tâm sự:

    “Với hầu hết người Mỹ, Việt Nam chỉ là một cuộc chiến tranh. Nghĩ đến Việt Nam, họ chỉ nghĩ đến chiến tranh. Họ thực ra không hiểu rơ lịch sử Việt Nam ra sao, gia đ́nh, phong tục tập quán, những điều mà người Việt trải qua các thời đại như thế nào. Mục tiêu viết sách của tôi rất giản dị, sách được viết cho chính những người Mỹ b́nh thường, ít hiểu biết về Việt Nam”.

    Gia đ́nh Dương Vân Mai cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh ư thức hệ: vợ chồng người chị ruột theo Việt Minh nên ở lại Hà Nội, không di cư vào Nam cùng gia đ́nh năm 1954. Tại Sài G̣n, năm 1960, Mai là một trong số 15 học sinh Việt Nam giành được học bổng của Mỹ để theo học ngành ngoại giao tại Đại học Georgetown.

    Năm 1961, Mai đă gặp người chồng tương lai, David Elliott, tại một bữa tiệc Giáng sinh dành cho những người Việt xa xứ ở Washington DC. William Yandell Elliott, cha của David, là một học giả nổi tiếng tại Đại học Harvard và cũng chính là thầy của những sinh viên sau này trở thành Tổng thống J.F. Kennedy và Ngoại trưởng Henry Kissinger.

    Năm 1964, sau khi tốt nghiệp, Mai Elliott cùng chồng quay lại Việt Nam và làm việc cho RAND Corporation, một tổ chức nghiên cứu hợp tác với Bộ Quốc pḥng Mỹ. Công việc của vợ chồng Mai Elliot tại RAND là phỏng vấn và nghiên cứu về các tù binh Cộng sản với mục tiêu giúp người Mỹ t́m hiểu về những người ở phía bên kia.

    Năm 1968, Mai rời Việt Nam và định cư hẳn tại Mỹ. Năm 1973, Mai về thăm gia đ́nh và không ngờ đây là chuyến trở về lần chót trước khi Sài G̣n đổi chủ. Năm 1975, vào những giờ phút cuối cùng trước khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài G̣n, gia đ́nh Mai Elliott được đưa khỏi miền Nam và định cư tại Mỹ.

    Mai Elliott đă tạo cho ḿnh một chỗ đứng trong văn đàn tại hải ngoại. Đó là một vị trí đặc biệt của những cây bút thiểu số gốc Á-Phi giữa một rừng bút tại Hoa Kỳ mà phần đông là những người da trắng. Nhờ đó, độc giả người Mỹ có những hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước Việt Nam.



    Mai Elliott tại Hà Nội, 2012 - Ảnh: Trường Sơn

    Hoàn cảnh gia đ́nh Nguyễn Thanh Việt cũng giống như trường hợp của Mai Elliott, họ đều có gốc là người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. Gia đ́nh mẹ của Việt đều vào Nam trong khi bên phía gia đ́nh bố anh lại có những người quyết định ở lại Miền Bắc.

    Tiếp đến là cuộc di cư lần thứ hai vào năm 1975, gia đ́nh Việt thuộc nhóm những người “vượt biên” đến Hoa Kỳ sớm nhất, khi đó anh chỉ mới 4 tuổi. Măi đến đầu thập niên 90 họ mới về lại Việt Nam. Bố của Việt gặp lại bà con, họ hàng Nam-Bắc sau 40 năm xa cách và mẹ của anh cũng được hội ngộ với người thân tại Sài G̣n sau 20 năm viễn xứ.

    Chuyện gia đ́nh Việt được anh kể lại trong một cuộc phỏng vấn với nhiều chi tiết hấp dẫn như trong tiểu thuyết. Tháng 3/1975 bố anh (ông Nguyễn Ngọc Thanh - Joseph Thanh Nguyen) đang ở Sài G̣n lo công việc, họ có tiệm vàng khá nổi tiếng từ năm 1963, mang tên Kim Thịnh, tại Ban Mê Thuột (BMT). Cũng vào tháng 3/1975, thị trấn BMT bị tràn ngập bởi bộ đội Bắc Việt và nơi đây cũng là chiến trường đầu tiên dẫn đến việc Sài G̣n bị thất thủ ngày 30/4/1975.

    Mẹ anh, bà Linda Kim, cùng hai cậu con trai (Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Việt cách nhau 7 tuổi) và cô con gái nuôi 16 tuổi (Nguyễn Thị Thanh Hương) mất liên lạc với ông Thanh kể từ đó. Bà quyết định rời BMT với 2 người con trai và để lại cô con gái nuôi trông coi cửa hàng. Họ chạy loạn về Nha Trang bằng đường bộ.

    Việt c̣n quá nhỏ để nhớ lại những ǵ đă xảy ra trong suốt quăng đường dài từ BMT về Nha Trang nhưng theo lời kể của người anh trai, đó là một cuộc hành tŕnh gian nan, khủng khiếp của quân và dân vùng cao nguyên chạy về vùng biển.


    Hai anh em Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thanh Việt, h́nh chụp tại Việt Nam
    (Nguồn: FB Việt Thanh Nguyễn)

    Từ Nha Trang, ba mẹ con đi tầu biển về Sài G̣n, tại đây họ gặp lại ông Thanh. Rồi từ Sài G̣n, họ tiếp tục cuộc hành tŕnh t́m tự do bằng đường biển nhưng lại một lần nữa họ lạc nhau trong t́nh trạng hỗn mang, ba mẹ con không biết người cha đang ở đâu? Có lên cùng tầu hay không? Giống hệt như tṛ chơi “bịt mắt bắt dê” của thời con nít nhưng cuối cùng cả gia đ́nh chung một chuyến tầu!

    Ngày đến Hoa Kỳ, gia đ́nh Việt được tập trung tại trại tỵ nạn có tên là Fort Indiantown Gap, thuộc tiểu bang Pennsylvania. Để rời khỏi trại tỵ nạn phải có sự bảo lănh của người Mỹ và khi đó rất khó t́m được người bảo lănh cho cả một gia đ́nh gồm 4 người. Cuối cùng th́ gia đ́nh Việt phải chia tay nhau đến ờ với 3 đ́nh bảo trợ: Việt, Tùng và ông bà Thanh.

    Số mệnh đưa đẩy nên chuyện gia đ́nh hợp-tan lại một lần nữa lại xảy ra. Dù thời gian xa cách chỉ kéo dài không đến một năm nhưng đó lại là một “chấn thương sâu đậm” trong tinh thần của một đứa trẻ mới 4 tuổi khi phải sống xa sự chăm sóc của bố mẹ. Việt mô tả chấn thương đó tựa như một “dấu vết hằn sâu trên đôi vai suốt cuộc đời”!

    Đầu tiên cậu bé sống với một cặp vợ chồng người Mỹ hăy c̣n trẻ. Nhà của họ thuộc loại “nhà lưu động” (mobile home) và v́ không có con cái nên họ cũng chẳng có kinh nghiệm ǵ trong việc sống với một đứa trẻ lên 4.

    Việt lại được chuyển tiếp đến một gia đ́nh người Mỹ với sự chăm sóc chu đáo hơn. Để giúp cậu bé cảm thấy thoải mái, họ đă dậy cậu cách sử dụng đũa khi ăn và cả nhà đều dùng đũa! Việt nhớ lại, đó là lần đầu trong đời cậu mường tượng được sự khác biệt về văn hóa giữa Mỹ và Việt.

    Tại California, vào thời điểm, đó đang dần h́nh thành một cộng đồng người Việt, họ tỏa ra từ trại tỵ nạn Pendleton ở gần thành phố San Diego. Camp Pendleton cũng được Nguyễn Thanh Việt nhắc đến trong “The Sympathizer” khi gia đ́nh Ông Tướng và người sĩ quan tùy viên đến Mỹ sau khi di tản khỏi Việt Nam.

    Người Việt tại các nơi khác cũng rủ nhau về Cali v́ khí hậu ở đây tương đối giống với Việt Nam và thành phố San Jose là nơi lư tưởng cho mọi người, trong đó có gia đ́nh của Việt. Bước đầu, bố mẹ Việt giúp việc trong cửa hàng thực phẩm của một người quen từ thời c̣n ở BMT.

    Dần dà ông bà Thanh cũng mở một cửa hàng riêng chuyên cung cấp các loại thực phẩm cho người Việt, chủ yếu là gạo, nước mắm và trái cây nhiệt đới. Theo nhận xét của tác giả, người Việt rời đất nước lúc nào cũng muốn duy tŕ truyền thống văn hóa dân tộc nhưng lại cũng vô t́nh mang theo cả sự tàn bạo của chiến tranh. Với trí nhớ của một cậu bé chưa đến 10 tuổi, Việt vẫn bị ám ảnh bởi cái ngày mà cửa hàng thực phẩm của gia đ́nh bị chính người Việt tống tiền.

    Với bất cứ giá nào, ông bà Thanh vẫn làm việc cật lực để đầu tư vào tương lai của hai người con trai. Ngày nay, họ đều măn nguyện khi nh́n lại công sức của ḿnh. Người con trai lớn, Nguyễn Thanh Tùng, hiện là Giáo sư Đại học Stanford, ông cũng kiêm nhiệm chức vụ Cố vấn Y tế - Giáo dục - Kinh tế cho Tổng thống Obama.

    Người em, Nguyễn Thanh Việt, Giáo sư ngành Sắc Tộc Học và Nghiên Cứu Hoa Kỳ và Anh Quốc, Đại học Southern California (USC). Quan trọng hơn cả, anh là tác giả cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer”. Anh cũng là tác giả của nhiều bài nghiên cứu khoa học, gần đây nhất là tác phẩm nghiên cứu về Việt Nam, “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War” (tạm dịch “Những chuyện chưa bao giờ tan biến: Việt Nam và Hồi Ức Chiến Tranh”) viết năm 2016.


    H́nh ảnh gia đ́nh chụp tại Harrisburg, Pennsylvania, 1976, một năm sau ngày đến Mỹ.
    (Nguồn: FB Việt Thanh Nguyễn)

    Ba trang ở phần cuối của “The Sympathizer” Nguyễn Thanh Việt dành cho những lời cảm tạ của tác giả. Qua đó người đọc hiểu được những diễn biến của câu chuyện điệp viên được dựa vào những tài liệu được người Mỹ công bố như cuốn “Decent Interval” của Frank Snepp và các bài viết về những ngày cuối của Sài G̣n của các phóng viên ngoại quốc.

    Kinh nghiệm của những cựu sĩ quan VNCH trong trại cải tạo sau 1975 cũng được tham khảo và tác giả cám ơn những người viết như Trương Như Tản, Huỳnh Sanh Thông, Trần Trí Vũ, Jade Ngoc Quang Huynh.

    Đối với Miền Bắc, tác giả cũng tri ân những nhà văn, nhà thơ bên kia chiến tuyến đă giúp tác giả có một cái nh́n cặn kẽ hơn, đặc biệt là nhà thơ “cách mạng” Tố Hữu! Không biết tác giả vô t́nh hay cố ư đă quên một nhân vật rất quan trọng của Miền Bắc. Người đă để lại một câu “khuôn vàng thước ngọc” cho chế độ: “Không có ǵ quư hơn Độc lập, Tự do”.

    Ở Chương 22 có đoạn đối thoại giữa người viết bản tự khai dài 307 trang với viên chính ủy xoay quanh câu nói của ông Hồ Chí Minh:

    “Cái ǵ quư hơn độc lập và tự do?
    Hạnh phúc?
    Cái ǵ quư hơn độc lập và tự do?
    T́nh yêu?
    Cái ǵ quư hơn độc lập và tự do?
    Tôi không biết!
    Cái ǵ quư hơn độc lập và tự do?
    Ước ǵ tôi được chết!”



    Nguyễn Thanh Việt

    Theo Nguyễn Thanh Việt, ảnh hưởng quan trọng hơn cả là bộ phim “Apocalypse Now”[*] về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Francis Ford Coppola. Việt cho biết anh đă bị bộ phim năm 1979 ám ảnh từ lúc hăy c̣n trẻ, đó cũng là lư do thôi thúc anh viết “The Sympathizer”.

    “Đây là bộ phim ảnh hưởng mạnh đến một chàng trai trẻ như tôi, nó khiến tôi như bị chia hai. Trong vị trí là một khán giả người Mỹ, tôi nh́n thấy ḿnh qua h́nh ảnh người lính trong phim. Cho tới khi họ giết người dân Việt Nam, những con người nh́n giống tôi, đó là khoảnh khắc tràn ngập nỗi bối rối, bức bối và đau đớn!”

    Theo anh, bộ phim đă cho thấy điện ảnh Hollywood chỉ là một công cụ tuyên truyền cho quân đội Hoa Kỳ mà không đếm xỉa ǵ đến thân phận của của người gốc Á châu nói chung và người Việt nói riêng. Hằng triệu người bản xứ đă bị giết (trực tiếp hay gián tiếp) trong cuộc chiến vừa qua, họ chỉ là những bóng ma trong phim để tôn vinh những người lính Mỹ. Thế cho nên, Nguyễn Thanh Việt đă để nhân vật chính trong “The Sympathizer” thay anh trả đũa lại Hollywood trong vai tṛ cố vấn cho đạo diễn người Mỹ làm phim chiến tranh về Việt Nam.

    Phải chăng, đó là nguyên nhân sâu xa đă khiến người đọc – dù là da trắng hay da màu – cũng thấy cái bóng của ḿnh trong tác phẩm. Và đó cũng là lời giải thích tại sao “The Sympathizer” có thể chen chân vào danh sách Pulitzer của văn chương Hoa Kỳ.



    Cảnh trong phim “Apocalypse Now”


    ***

    Chú thích:
    [*] Tham khảo về phim “Apocalypse Now” tại:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Apocalypse_Now

    1 nhận xét:

    Le Tung Chau12:10 17 tháng 1, 2019
    KẺ NẰM VÙNG - THE SYMPATHIZER - by Viet Thanh Nguyen - Lê Tùng Châu dịch sang Việt ngữ và thêm chú thích
    bắt đầu từ tháng 11 / 2018, mỗi tuần đăng 2 kỳ, mỗi kỳ 8 trang.
    Kính mời bạn đọc gần xa.

    https://kenamvung.blogspot.com/

    Trả lời

    Người đăng thêm:

    Giải Ảo Thời Sự 190307 - Phần 2: Nam phương/Bắc phương chi cường, Đông di/Tây di chi nhân?


    Giải Ảo Thời Sự 190314 - Phần 2: Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •