Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 12

Thread: Mậu Thân ở Huế…

  1. #1
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Mậu Thân ở Huế…

    Loạt Bài của Hoàng Long Hải



    Chuông (chùa) gọi hồn ai? (Ernest Hemingway)


    Điều mọi người ai cũng thấy là những tên Việt Cộng nằm vùng, những người thiên tả, những người có khuynh hướng chống hay bất hợp tác với chính quyền Quốc Gia, - thời quốc trưởng Bảo Đại, hay thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, thời tổng thống Thiệu, phần đông đều núp bóng cây bồ đề chùa Từ Đàm, nói theo nghĩa bóng.

    Cha con “đạo hữu” Nguyễn Đóa, - con gái (Nguyễn Thị Ngọc Trinh) cũng như con rể (Tôn Thất Dương Tiềm) gần hai mươi năm vừa sống nhờ vào trường Bồ Đề Huế, vừa hoạt động cho Việt Cộng, cuối cùng, tới tết Mậu Thân th́ ôm súng đi bắn giết đồng bào, không lư việc ấy không khiến cho người dân Huế, khi oán trách cha con Nguyễn Đóa, lại không nhớ tới cây Bồ Đề mà cha con nhà ông ta núp bóng mấy chục năm?

    Lại c̣n những tên Việt Cộng nằm vùng khác nữa, nổi bật nhứt là Nguyễn Đắc Xuân, từng là “đệ tử của quí thầy”, - tiếng người ta từng gọi mà Xuân cũng rất “vinh hạnh” với nó - từng vô ra chùa mỗi ngày, là trưởng đoàn thanh niên Phật tử… cái ǵ đó, tới tết Mậu Thân th́ tay y nhúng máu dân vô tội; như Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng từng lui tới chùa, từng truyền bá chủ nghĩa Cộng Sản cho học sinh của y ở trường Quốc Học (1), từng tổ chức thanh thiếu niên, trong số đó có hầu hết là học tṛ y, làm chỉ điểm cho Việt Cộng, th́ người ta nghĩ sao về chiếc lá Bồ Đề y che trên đầu. Chưa hết đâu, sau 1975, v́ Việt Cộng chẳng cho y xơ múi ǵ, nghĩ rằng chế độ sẽ thay đổi, cởi mởi hay ǵ đó, y lại mon men xin gặp ông Trí Quang nữa. Cũng may, ông Trí Quang cho y gặp một lần rồi thôi, sau nầy y lại xin gặp nữa th́, biết rơ con người y như thế nào, ḥa thượng Trí Quang cấm cửa.

    Không ít người, muốn đắc cử chức nầy, ghế kia ở tại Huế và miền Trung, đều phải núp bóng chùa cả: Một người gọi tôi bằng cậu, quan hệ với tôi khá gần gủi, năm 1965, mới 21 tuổi, anh ta được trao một chức vụ, cái gọi là “Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cứu quốc thành phố Đà Nẵng”. Sau nầy, gặp lại ở Mỹ, tôi nhắc lại chuyện cũ, anh ta tỏ ư hối hận chuyện ấy: Không ít giáo sư trường Bồ Đề Đà Nẵng lúc ấy, cũng như ông đại đức hiệu trưởng, lợi dụng anh ta c̣n trẻ, chưa có kinh nghiệm đời, đẩy anh ấy lên làm “chủ tịch”. Đó chỉ là việc chọn người làm b́nh phong, đằng sau đó là Việt Cộng, là thiên Cộng, thiên tả. Muốn đắc cử dân biểu ở Huế, - như Kiều Mộng Thu, phải nhờ TT Trí Quang -, muốn đắc cử dân biểu ở Quảng Ngăi, - như tướng Trần Văn Đôn, cũng phải nhờ một lá thư của TT Trí Quang -, muốn có cái ghế ở hội đồng tỉnh Thừa Thiên như tên Việt Cộng nằm vùng Lê Quang Nguyện, cũng nhờ chùa, muốn có một cái ghế ở hội đồng thị xă Huế, như Nguyễn Khắc Thiệu, thiên tả, cũng nhờ chùa. Đó là những người tôi biết, c̣n biết bao nhiêu người khác nữa, v́ xa Huế từ 1968, nên tôi không rơ lắm.

    Việc Sáu Kính - tên đồ tể thành phố Huế cũng như vài cấp chỉ huy Việt Cộng, trong biến cố tết Mậu Thân Huế, dùng trường Bồ Đề, dùng chùa làm nơi đặt bản doanh, không lư không làm cho người ta không suy nghĩ?!

    Chắc chắn là Việt Cộng có súng trong tay, chúng nó muốn đặt ban chỉ huy của nó ở đâu chẳng được, liệu mấy ông thầy chùa có dám chống lại hay không? Nhưng khi chúng đă chọn chùa làm nơi đặt bộ chỉ huy th́ chúng nó có những suy nghĩ của chúng, khó bàn hết được, nhưng ít ra th́ chùa cũng là nơi “an toàn” nhất cho chúng. Người ta không khỏi thấy khó chịu, khó nghĩ, khi chùa trở thành nơi chỉ huy những cuộc tàn sát dân lành, thậm chí chúng c̣n giết dân ngay trong sân chùa, chôn trong vườn chùa, ai nghĩ tới mà không khỏi kinh sợ, buồn ḷng!

    Nói ra th́ nhiều lắm, như tôi nói ở phần đầu, bóng cây Bồ Đề ở Huế tỏa rộng khắp nên Việt Cộng nằm vùng, thiên tả, bất phục chế độ, chống chính quyền, đủ mặt tḥ ḷ từ trong bóng mát cây Bồ Đề chui ra! Ví dụ rơ nhất là biến cố “Bàn thờ xuống đường” năm 1966. Khi “Quân Thiệu Kỳ” - như tên quần chúng phật tử gọi hồi đó – ra Huế dẹp bàn thờ, dẹp luôn cái gọi là “Hội đồng Nhân dân Cứu quốc” - một h́nh thức “Ba-Lê Công Xă” sau cách mạng tư sản Pháp 1789 – th́ từ trong cái hội đồng đó, - một “sản phẩm” của TT Trí Quang - chui ra đủ mặt tḥ ḷ. Đông nhất là những kẻ cơ hội chủ nghĩa, tưởng có thể nhờ chùa mà kiếm chút lợi danh (2), rồi tới đám thiên tả, thiên Cộng, Việt Cộng, đảng phái và thậm chí cả tín hữu Thiên Chúa Giáo. Ai ai chui vô đó cũng v́ danh lợi riêng ḿnh, đảng ḿnh, đạo ḿnh, chớ chẳng có ai “v́ đạo pháp” như cuộc đấu tranh năm 1963 nữa.

    Và nếu như có ai muốn thân chính quyền, chống Cộng Sản th́ cũng lấp ló bóng dáng ở các nhà thờ.

    Hai nơi: Nhà thờ và chùa, trong lịch sử, vốn dĩ đối nghịch nhau, th́ sự đối nghịch đó càng sâu sắc hơn nữa, “sống chết” hơn nửa, qua những vị, những ông, những tên chui từ trong bóng im của chùa hay nhà thờ mà ra cả. Do đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy những người bị giết thảm ở khe Đá Mài, hầu hết là dân làng Phước Quả (tên thường gọi là Phú Cam). Những người nầy - theo trong sách “The battle for Hué” của Nolan Keith, - bị Việt Cộng dẫn đi ḷng ṿng, từ trên núi về quận Vinh Lộc, lại từ Vinh Lộc dẫn lên núi, và cuối cùng, không sót một ai, bị đập đầu và đạp xuống khe Đá Mài.

    Tôi từng đi qua, sống qua nhiều nơi, nhiều thành phố, từ Quảng Trị dài vô Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, vô tới Cần Thơ, Rạch Giá, và tới chỗ tận cùng nước Việt Nam: Hà Tiên. Không nơi nào có không khí tôn giáo, nói rơ ra là Phật Giáo – Công Giáo xung khắc, mâu thuẫn như ở miền Trung, bậc nhứt là Huế. Quảng Trị cũng vậy, nhưng đó là thành phố nhỏ, không gây ảnh hưởng lớn. Đà Nẵng đỡ hơn, loảng đi v́ Đà Nẵng là thủ phủ hành chánh, quân sự của miền Trung. Đà Lạt, Nha Trang cũng loảng đi v́ tính cách du lịch của những thành phố đó. Saigon th́ khỏi nói, ai biểu t́nh cứ biểu t́nh, ai ngồi nhậu th́ cứ la to “dô”, “dô”…. Những thành phố ở miền Tây sự mâu thuẫn không hiện rơ.

    Sự mâu thuẫn, suy cho kỹ, nó có tính chất lịch sử của nó. Nó bắt nguồn từ trong cuộc xâm lăng của thực dân Pháp hàng trăm năm trước. Cùng với bước chân xâm lược của thực dân Pháp là bóng đen của những ông linh mục, phần đông là linh mục người ngoại quốc. Điều đó người ta thấy rơ trong lịch sử và cũng không ai muốn hay có thể nói khác đi.

    Dần dà, khi chế độ thực dân Pháp đă vững mạnh, th́ ngay chính trong triều đ́nh, quan lớn, quan nhỏ c̣n quay lưng lại với vua, cúi vái các ông công sứ, khâm sứ, toàn quyền, mưu cầu danh lợi, th́ c̣n nói chi tới vài ba ông cha, một số giáo dân cuồng tín, dù là người Việt th́ cũng đặt quyền lợi “nước Đại Pháp” lên trên v́ nó có lợi cho đạo của ḿnh và của cả quyền lợi riêng ḿnh.

    Khi xem xét vấn đề nầy, nếu người ta không đeo vào những cái lăng kính có sẵn, th́ khó ai phủ nhận ḷng yêu nước, “Tổ Quốc trên hết” của ông Ngô Đ́nh Diệm như tôi đă có lần kể trong bài “Nói Chuyện Ngàn Năm”.

    Một hôm có một ông linh mục người Việt Nam đến thăm chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm - Tôi gọi là “chí sĩ” bởi lúc nầy ông đă từ quan, chưa chấp chánh và đang mưu cầu việc chống Pháp giành độc lập, phần đông người Huế gọi ông là “chí sĩ”. Tưởng ông Ngô Đ́nh Diệm cũng là tín hữu, cũng đặt quyền lợi của đạo ḿnh lên trên hết, nói năng kiểu “theo Tây” khiến ông Ngô Đ́nh Diệm nổi cơn thịnh nộ - tính t́nh ông Ngô Đ́nh Diệm hiền từ, nhă nhặn nhưng rất dễ nổi nóng - bèn “đuổi” ông linh mục ra khỏi nhà. “Tiển” ông linh mục ra cổng, ông Ngô Đ́nh Diệm nói: “Cha tưởng theo Tây th́ không có tội với Chúa hay sao?!”

    Ở Huế, phần đông, và những nơi khác, cũng có một số người, thường lẫn lộn giữa đạo với đời, giữa thần quyền với thế quyền nên họ, qua cái gọi là “Tập Đoàn Công Dân” - một tổ chức chính trị ngoại vi của Công Giáo Huế - đưa “người của ḿnh” ra nắm chính quyền, từ những chức nhỏ như trưởng ấp, trưởng thôn, phường truởng, xă trưởng cho tới tỉnh trưởng, bộ trưởng,... Đó là đại họa. Sự kiện nầy rất rơ hơn dưới chế độ Ngô Đ́nh Diệm. T́nh h́nh nầy, khi “cậu” làm “cố vấn chỉ đạo” không nặng nề như khi giám mục Ngô Đ́nh Thục về coi sóc địa phận Huế. Dĩ nhiên, tín đồ phật giáo ngấm ngầm chống lại. Ngấm ngầm v́ chẳng ai dám công khai cho tới đêm 8 tháng 5 1963 th́ giọt nước làm tràn ly.

    Sự lẫn lộn giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và dân tộc, giữa dân tộc và đạo pháp tạo ra những hậu quả tai hại đáng tiếc. Sự lẫn lộn đó chỉ dễ bị Cộng Sản lợi dụng mà thôi. Một ví dụ rất dễ hiểu: Tờ báo “Công giáo và Dân tộc” ở Việt Nam sau 1975 chẳng hạn. Tờ báo đó phục vụ cho ai? Công giáo, dân tộc hay Việt Cộng? Hỏi như thế là độc giả thấy câu trả lời rồi. Ngoại trừ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt, hiện nay, những tổ chức Phật giáo được Việt Cộng dựng nên, cho hoạt động trong nước th́ những tổ chức đó phục vụ cho đạo pháp, dân tộc hay Việt Cộng. Hỏi như thế độc giả cũng đă thấy câu trả lời.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy sự lẫn lộn giữa tôn giáo, dân tộc và Cộng Sản, nhất là những vị tu hành. Trước 1975, tôi từng nói chuyện với các ông thầy chùa ở thôn quê, các ông cha họ đạo trong các lũy tre làng, một điều thấy “tội nghiệp” là họ không có kinh nghiệm sống trong xă hội đương thời, và tŕnh độ chính trị rất hạn chế.

    Kỷ niệm rơ nhất khiến tôi nhớ đời là một hôm gặp linh mục Nguyễn Bá Lộc ở kinh 1 Cái Sắn. Cha Lộc, như lời cha kể với tôi, hồi 1947, 48 khi c̣n làm linh mục ở một họ đạo thuộc tỉnh Thái B́nh, có lần cha chỉ huy “Dân Vệ” đi đánh nhau với Việt Minh. Cha nói: “Họ ác lắm. Hễ gặp người có đạo đi lạc qua xứ của họ là họ giết ngay, thả trôi sông.” Ở Cái Sắn, trong kinh 1 của cha, cha cũng có một trung đội nghĩa quân. Khi nghe tin Việt Cộng chiếm vài ấp ở xă Tân Hội, cuối kinh 1, bên kia kinh núi Sập, cha chỉ huy trung đội nghĩa quân đi “đánh Việt Cộng”. Nghe cha Lộc nói thế, tôi hỏi: “Cha cho trung đội của cha vượt kinh qua bên kia hay sao, nguy hiểm lắm. Tụi nó ở bên đó cả mấy đại đội.” Cha Lộc nói: “Không! Cha đặt súng cối bên nầy nă đạn qua.” Vậy mà có lần cha khoe với tôi: “Việt Cộng gởi thư cho cha gọi cha là “Kính thưa cha cố” đấy! Họ gọi cha là cha cố”. Cha nhấn mạnh hai chữ cha cố. Cha thích thú khi thấy Việt Cộng gọi cha là cha cố. Thật tội nghiệp cho sự ngây ngô của cha. Cha từng mấy chục năm chống Việt Cộng mà cha c̣n ngây ngô vậy hay sao! Nghĩ vậy, tôi nói nửa đùa nửa thật: “Nếu cần th́ bọn chúng gọi cha là ông nội, ông cố, là ông thánh của chúng nó cũng được. Nhưng hễ chúng nắm được cha rồi th́ cha chỉ có nước chết với chúng mà thôi! Cha đừng tin tụi nó!” Cha Lộc làm thinh, không nói, không cười. Sau 1975, từ Cái Sắn cha chạy lên Saigon, trốn trong khu hưu dưỡng của các cha già ở nhà thờ ngă sáu. Trước khi “đóng tiền đi ở tù”, vợ chồng tôi tới thăm cha. Cha chỉ xuất hiện ở cái ô nhỏ nơi cánh cổng, nói: “Cám ơn các con. Về đi, nguy hiểm lắm.” Tới bây giờ cha mới biết rằng Việt Cộng nguy hiểm lắm hay sao?! Đọc hồi kư Vơ Long Triều, tôi thấy tác giả có nhắc tới cha Lộc ở trong khám Chí Ḥa. Có người quen nói với tôi cha cũng qua đời trong cái nhà tù đó.

    Qua ví dụ trên, độc giả thấy đó: Những ông cha già, các ông sư già ở thôn quê, thật thà, quê mùa và cũng thấy khoái khi được người ta nói nịnh. Về lănh vực nầy, khi chưa đạt được thắng lợi, Việt Cộng nịnh khéo khó có ai bằng!

    Các vị tu hành ở thôn quê, ở chùa cũng như nhà thờ, họ rất dễ lẫn lộn giữa đạo, giữa đời và Việt Cộng, giữa Dân tộc và Đạo pháp, giữa kính Chúa và yêu nước, yêu dân tộc, mà Việt Cộng, trước 1975, bao giờ cũng che mặt chúng bằng cái áo “Dân tộc chủ nghĩa”, dấu bộ mặt Cộng Sản, để đánh lừa dân chúng, các vị “lănh đạo tinh thần” của các tôn giáo. Lănh đạo tinh thần nên có biết ǵ về mặt thực tế là Việt Cộng núp bóng dân tộc đâu?!

    Ở chốn quê mùa đă vậy, chớ ngay Saigon th́ sao? Ngay linh mục Thanh Lăng, học bên Tây về (bên Tây về nên thiên tả?), có bằng tiến sĩ, được bầu làm “Chủ tịch Văn bút Việt Nam”, trước 1975. Linh mục Thanh Lăng, nhân danh hội Văn bút Việt Nam để bảo lănh cho Vũ Hạnh, nhà văn, Việt Cộng nằm vùng ra khỏi tù.

    Tuy “rút kinh nghiệm” việc bị Việt Cộng đánh lừa nhiều lần, nhưng cũng nhiều khi tôi tự nói thầm: “Đừng làm tài khôn, không ai chắc ai không bị Việt Cộng lừa.” Thật vậy, trong trại cải tạo, chúng tôi thường nghe trên loa phát thanh bài hát: “Tôi quốc ơi! Ta yêu người măi măi.” Nghe Việt Cộng gọi tổ quốc hoài, có người bực ḿnh hát to trong pḥng giam: “Tổ quốc ơi! Ta bị lừa măi măi…” Ai ai cũng cười! Chí lư thật!

    Cho tới bây giờ, hơn 30 năm sau khi Việt Cộng cai trị toàn cơi đất nước, “mặt thật” - như Bùi Tín viết -, đă hiện ra rơ ràng, vậy mà người ta đă hết bị lừa chưa?

    Nh́n bức h́nh trên báo, thấy mấy ông thầy chùa già trẻ hớn hở sắp hàng vào “thăm lăng Bác”, đố ai khỏi bất măn và buồn không ít.

    Cái chi làm cho họ “phấn khởi, hồ hỡi” đến vậy? Chỉ là việc du lịch, đi chơi, hay “đi thăm lăng…” mà đă quyến rũ các “vị tu hành” đến thế, huống chi danh vọng, quyền lợi dễ lôi kéo họ biết bao nhiêu?! Việt Cộng cho họ một cái chức, một cái ghế, một ít tiền, một ít quyền, dù hữu danh vô thực, th́ họ cúc cung bái lạy ai? Bái lạy Chúa, Phật, hay Việt Cộng để có cái danh lợi ấy?

    Cuộc đời là hư vô, sắc sắc không không. Đó chỉ là những cách nói, cách viết, trong cách giảng kinh sách. C̣n trong thực tế cuộc đời, th́ “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” kể luôn cả mấy ông cha, ông thầy chùa!!! Vậy th́ có những ông thầy chùa thiên tả, làm tay sai cho Việt Cộng. Việc tu hành chỉ là cái áo mặc ngoài.

    Tôi từng nghe nói ông thầy chùa nầy là Việt Cộng, ông kia là thiên Cộng, nhưng tôi không xác quyết. Không có chứng cớ th́ không quyết chắc. Đó là cách làm của mấy ông quan ṭa khi xét xử tội nhân. Tôi cũng “méo mó nghề nghiệp” như thế bởi v́ tôi cũng đă từng “dẫn tŕnh ṭa” không ít người. Nếu không chắc chắn th́ tôi không thể đưa bị cáo ra ṭa. Vă lại, Khổng Tử cũng từng nói: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri chi, vị tri chi.”

    Có thể tôi tin họ là Việt Cộng, thiên tả, chín mươi phần trăm như vậy, nhưng tôi có nắm được chứng cớ ǵ đâu? Ở Huế, nhiều người nói ông Thiện Hạnh, ở Saigon người ta nói ông Trí Quảng là Việt Cộng. Có thể chín mươi phần trăm như vậy. Nhưng mười phần trăm c̣n lại th́ sao? Có bị bôi lọ, vu cáo hay hiểu lầm không?!

    Tuy nhiên, cuối cùng, nên nhớ rằng không có ǵ trốn khỏi sự thật, công lư. Cái mặt nào sẽ ḷi ra cái mặt ấy, có chối cũng không được. Cỡ như Hồ Chí Minh, được che kín như thế, được tô vẽ như thế, cuối cùng cũng lộ ra y là tên dâm tặc, ngủ với Nông Thị Xuân, có con, rồi để cho Trần Quốc Hoàn giết Nông thị Xuân. Có trốn được lịch sử đâu! Huống ǵ Thiện Hạnh, Trí Quảng chỉ là những tên tép riu.



    Tín đồ th́ không ít người cuồng tín!

    Kẻ từ khi khôn lớn, tôi từng thấy không ít người vui thích khi nói ông cha nầy theo Tây, ông cha kia là Việt gian, làm tay sai cho thực dân Pháp. Người ta cố t́nh không thấy những linh mục, những tín hữu Công giáo yêu nước. Đọc “Tự Phán” của cụ Phan (Phan Bội Châu), người ta sẽ thấy cụ Phan nhấn mạnh, ca ngợi những người dẫn đường cho cụ Phan qua Tàu để sang Nhựt cầu viện. Những người ấy là ông Tăng Bạt Hổ, nhưng ông Tăng lại được ông Mai Lăo Bạng đưa đường qua lại Trung Hoa những mấy lần khi ông Tăng hoạt động chống Pháp. Ông Mai Lăo Bạng là ai? Chính là một ông linh mục họ Mai tên Châu, nhưng để ngụy trang, che dấu tung tích với Pháp nên các người trong phong trào Đông Du đặt cho ông linh mục ấy một ngụy danh, qua câu “Lăo bạng sinh châu”. Từ một ông linh mục họ Mai tên Châu trở thành ông Mai Lăo Bạng.

    Bây giờ th́ ngược lại, t́nh thế đă đổi thay, cũng có người thấy thích khi cho rằng ông thượng tọa nầy, ông ḥa thượng kia là Việt Cộng!

    Bên nầy, bên kia, người ta khoái bôi lọ nhau như vậy, trong khi chưa biết rơ rằng ông cha đó có là Việt gian hay không, có làm tay sai cho thực dân hay không; ông sư kia có làm Việt Cộng hay không! Năm 1966, tướng Loan, vừa là giám đốc nha An Ninh Quân Đội, vừa là tổng giám đốc Cảnh Sát Công An, trong một buổi họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí rằng có ông thượng tọa nào, đại đức nào là Việt Cộng nằm vùng như người ta đồn đăi hay không. Ông ta trả lời: “Cho tới giờ phút nầy, không có tài liệu nào cho thấy điều ấy.” Nếu có th́ ông đă bắt; nếu không bắt được v́ một lư do nào đó th́ ông cũng không thể công bố trước báo chí ông nào là Việt Cộng. Báo chí hỏi chỉ vô ích. Tuy nhiên, hồi ấy, người ta đồn ông Thiện Minh là Việt Cộng nằm vùng. Ông Thiện Minh, chủ tịch Ủy ban Liên phái Phật giáo, họp với phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, chủ tịch Ủy ban Liên bộ. Họp xong, phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ phải vỗ vai ông Thiện Minh mà khen. Người ta cũng dễ nghi ông Thiện Minh là Việt Công lắm. Dân Quảng Trị, xứ đất cày lên sỏi đá mà lại con nhà nghèo, nói năng khôn ngoan, sắc bén. Những thứ nầy rất “gần gũi” với “căn cơ” của một anh cán bộ Cộng Sản xuất thân. Chiếm xong miền Nam, Việt Cộng thủ tiêu ông Thiện Minh ngay. Có người nhận xét: “Ông Thiện Minh hơn hẵn ông Trí Quang. Do đó, Việt Cộng sợ ông Thiện Minh hơn ông Trí Quang.”


    Điều tôi suy nghĩ thường là vị trí của đạo Phật trong dân tộc. Gần hai trăm năm nay, dân tộc ta cố thoát ra khỏi thân phận nhược tiểu của ḿnh mà không thoát được. Dĩ nhiên, đạo Phật, ở trong dân chúng đă hai ngàn năm, cũng chung số phận, cũng cố thoát ra khỏi cái thân phận ḿnh mà không thoát được.

    Từ khi Tây đô hộ, đạo Phật càng ngày càng suy đồi. Không ít người tu hành đạo Phật trở thành những ông thầy cúng để sinh nhai. Họ cũng là một thứ “tân tăng”, sống ở chùa, mà có vợ ở nhà. Đầu thế kỷ 20, một số trí thức, quan lại, cố chấn hưng đạo Phật, chấn hưng việc tu hành, đào tạo tăng ni, qua h́nh thức những hội Phật Học. Tuy nhiên, những hiệp hội đó, trên mặt luật pháp, không hơn ǵ những hội đá banh, đá gà.

    Sau khi chiến tranh Pháp - Việt Minh nổ ra, sinh hoạt Phật giáo có mạnh trở lại, nhưng cũng chỉ ở các thành phố ở miền Bắc, miền Trung, nhất là Hà Nội, Huế, trong “vùng quốc gia”. Dưới thời ông Bảo Đại c̣n làm quốc trưởng, tín đồ đạo Phật đă có những cố gắng thống nhứt Phật giáo ba miền, cũng chỉ trong vùng quốc gia. Những nơi bị Việt Minh kiểm soát, vùng xôi đậu, một là tăng ni bị đàn áp, hai là chùa chiền trở thành nơi che chở cho Việt Minh, tránh sự lùng bắt của chính quyền quốc gia hay Pháp.

    Sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, một số vị lănh đạo Phật giáo tưởng rằng thời cơ đă tới. Nhưng, như ông Trí Quang, trong “Tiểu Truyện tự ghi” nói rằng “không có ư muốn đưa Phật giáo trở lại vị trí quốc giáo”. Điều đó đúng thôi. Không ai có thể đi ngược ṿng quay lịch sử, không thể trở lại thời các vua triều Nguyễn. Vă lại, việc triều chính lúc đó, chính yếu vua quan dựa vào Tống Nho để bảo vệ chế độ. Quốc sư chỉ là cố vấn khi nhà vua muốn thảo luận để có quyết định nào đó về những vấn đề liên hệ đến đạo Phật mà thôi. Truyền thống nước ta cho thấy không bao giờ quốc sư là người nắm quyền bính. Các ông vua nhà Trần muốn đi tu th́ nhường ngôi lại cho con, lên làm thái thượng hoàng. Ông Trí Quang viết thêm: “Muốn đem lại cái ấy cho đạo Phật.” Có người bạn thân của tôi đọc đến đó, hỏi tôi: “Cái ấy là cái ǵ?” Cái ấy không phải là một chính phủ Phật giáo, thiên Phật giáo, Phật giáo không là quốc giáo nhưng hoạt động mạnh, toàn quốc, trên b́nh diện quốc gia?

    Nếu nghĩ thế th́ không đúng. Nếu ông Trí Quang “muốn đem lại cái ấy cho đạo Phật” là muốn cho đạo Phật mạnh lên, có nhiều ưu thế trong chính quyền th́ cũng sai nốt. Đạo Phật không bao giờ ở trong chính quyền, không dựa thế các ông vua, các bà hoàng, các ông quan. Những người nầy, có điều kiện dựng chùa, dựng miễu là việc làm riêng của họ. Nhà vua có xuất quỹ xây chùa, tu sửa đền chùa, việc đó vừa là tín ngưỡng, vừa là ư thích mà cũng vừa là trách nhiệm của nhà vua. Việc tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, khoảng các năm 1957, 58 xuất ngân khố tu sửa chùa Linh Mụ, điện Thái Ḥa, cũng chỉ là thi hành cái trách nhiệm của một người lănh đạo đất nước. Việc đó, không có nghĩa là tổng thống Diệm thiên Phật giáo, củng cố phong kiến, v.v… Nhớ lại các việc sửa chùa, xây chùa của các vị vua nhà Nguyễn rồi nghĩ rằng các ông vua đó là tín đồ Phật giáo, lo việc bảo tồn và phát huy đạo Phật v́ đạo Phật là đạo của vua th́, so với việc làm của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm như tôi vừa nói trên là sai mất rồi.

    Sức mạnh của đạo Phật không nằm trong tay các ông vua, các ông quan, các ông thủ tướng, tổng thống dù họ có là Phật tử hay không. Nếu “muốn đem lại cái ấy cho đạo Phật” để có một chính phủ thân Phật giáo lại càng không đúng.

    Sức mạnh của đạo Phật nằm trong dân chúng cả hai ngàn năm nay. Sức mạnh của đạo Phật nằm ở trong lời cha mẹ dạy, trong sinh hoạt văn hóa làng xă, dân tộc, trong cổ tích như Tấm Cám, Chum vàng bắt được, Tham th́ thâm… trong tục ngữ, ca dao, - nói chung là trong văn hóa dân tộc, qua h́nh thức văn chương b́nh dân (Bây giờ trong nước gọi là văn học dân gian). Đạo Phật nằm trong những điều răn dạy ăn ở phúc đức, làm lành tránh dữ, giữ ḷng ngay thẳng, thương người, v.v…. gần như đủ mặt trong đời sống của người Việt Nam. Thành thử, có nhiều người không đi chùa, ít đi chùa, ít ăn chay hay không ăn chay, nhưng bao giờ cũng tự nghĩ rằng ḿnh là người theo Phật, tức là theo văn hóa của dân tộc. (Xem “Đạo Phật của tôi” - cùng tác giả)

    Việc tham gia đấu tranh thời chống chế độ Ngô Đ́nh Diệm là rơ nhứt. Những người tham gia biểu t́nh, tiếp tế cho các học sinh, sinh viên đấu tranh ở chùa, tuyệt thực ở chùa, xuống đường, không phải ở từng lớp trí thức, tư sản, mà hầu hết là những người lao động, thợ may, thợ giày, phu xích lô và lực lượng đông đảo nhứt, hăng hái nhứt, mạnh nhứt là “tiểu thương chợ Đông Ba” (các chị, các d́, các mợ, các mẹ…) - danh xưng hồi đó. Chính những người nầy, thành phần nầy mới là phật tử, trung thành với đạo Phật. Và cũng chính họ, là người theo Phật một cách bền bỉ, vô vị lợi, không phải theo Phật để t́m kiếm danh vọng như vài giáo sư ở viện Đại Học Huế, ở các trường trung học, hay công chức, sĩ quan thời kỳ các năm 1965, 66 vậy. Chính v́ vậy, họ bị phản bội nặng nề nhứt qua tất cả các biến động từ trước tới giờ. Trước kia, họ được ǵ? Và giờ đây, họ được ǵ hay chỉ có đau thương và mất mát?! Vậy mà họ vẫn một ḷng theo Phật. Khi TT Trí Thủ qua đời, tiểu thương chợ Đông Ba chịu tang cho TT, khăn vàng đầy cả chợ. H́nh ảnh ấy làm tôi nhớ ông Đỗ Trung Hiếu. Ông ta bây giờ là người chống chế độ, rời bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng trước 1975, ông ta chính là tên Việt Cộng nằm vùng tại Phật Học Viện Nha Trang, noi TT Trí Thủ làm viện trưởng.

    Mục tiêu các lănh tụ Phật giáo phải nhắm tới để bảo tồn, phát huy đạo Phật phải là ở đám quần chúng nầy, chứ không phải ở ông tổng thống, ông thủ tướng, ông bộ trưởng chăm đi chùa. Với những người đó, họ rất dễ quay phía nầy hay quay phía kia khi quyền lợi họ bị đụng chạm, đe dọa.

    Chính sự tranh giành quyền lực làm cho người Mỹ thấy e ngại đạo Phật sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị giết, làm cho người Mỹ thấy cần “xé nhỏ” sức mạnh của Phật giáo, để sức mạnh đó không gây ảnh hưởng đến đường lối họ thi hành ở Nam Việt Nam. Việc làm ấy của người Mỹ gây ra sự chống đối của Phật giáo, nhứt là ở miền Trung. Tuy nhiên, sự chống đối đó không phát xuất từ đám quần chúng tôi nói ở trên mà bây giờ th́ ngược lại, trong những người từng tránh né trong cuộc đấu tranh chống chế độ nhà Ngô năm 1963. Các tướng tá, sĩ quan, các ông bộ trưởng, thứ trưởng, giám đốc, trưởng ty, các ông giáo sư, giáo viên, và một số quần chúng ngây thơ bị Việt cộng giựt giây, tham gia đấu tranh. Nh́n thành phần đó, tôi không nghĩ họ đấu tranh v́ đạo pháp.

    T́nh cảnh Huế tết Mậu Thân thật tang thương và đau đớn với hơn năm ngàn người bị chôn sống.

    Những người c̣n sống sót, ngày nay, thấy cảnh mấy ông thầy chùa, có ông mặc áo nâu, có ông mặc áo vàng và cũng không thiếu các ông mặc áo đỏ, ḷng người Huế buồn như thế nào? Họ nghĩ ǵ về thân nhân họ bị chôn sống, bị giết, mất tích, về sự cố ư lợi dụng hay ngây thơ mà lẫn lộn giữa đạo pháp, dân tộc và Việt Cộng? Họ nghĩ ǵ về tương lai của đạo Phật mà cha ông họ đă ǵn giữ từ ngàn năm, trở thành nếp sống, trở thành phương cách trong việc ứng xử với cha mẹ, bà con, xóm làng, trong đời sống hằng ngày. Nếp sống đó đối chọi mănh liệt với “văn hóa mới” Việt Cộng đang ra sức truyền bá, phổ biến, bắt ép dân chúng, thay v́ hiếu trung với cha mẹ với tổ quốc th́ nay trở thành “trung với đảng…”

    Người phật tử Huế càng bị buộc trung với đảng; càng thấy những ông thầy chùa vô ra trụ sở đảng th́ họ càng thấy ḿnh bị phản bội. Họ nghĩ tới những người bị giết hồi tết năm đó, và đêm đêm, nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, họ nghĩ tới linh hồn những người thiên cổ ấy. Những giọt nước mắt âm thầm của mẹ, của vợ, của em, của chị… đêm đêm nhỏ xuống ướt chiếc áo gối, và tiếng thở dài, trằn trọc của họ, quyện với linh hồn những người đă khuất, dù đầu thai sang kiếp khác hay c̣n vất vưỡng đâu đó, có nghe được tiếng “chuông (chùa) gọi hồn ai”?

    hoànglonghải

    ++++++++++++++++++++ ++++++++++++++++++++ ++++++++++++++++++++ ++++++++++++++++++++ ++++++++++++++++++++ ++++
    1.
    Hoàng Phủ Ngọc Tường xuất thân đại học sư phạm Saigon, dạy Việt Văn ở trường Quốc Học, Huế từ 1960. Đến 1966, sau vụ “Bàn thờ ra đường” y trốn vào Saigon rồi thoát ly theo Việt cộng. Thời gian y

    2.
    dạy học ở Huế là 6 năm, “đào tạo” không ít học sinh thiên Cộng, thiên tả. Do đó, bọn học tṛ nầy thoát ly theo VC như thầy của chúng hoặc trốn quân dịch, - dưới nhiều h́nh thức khác nhau, ngay cả khi chúng ở lính - đào ngũ, chống chính quyền, bất hợp tác với chính quyền. Tới khi Việt Cộng chiếm đóng Huế năm 1975, th́ chúng cầm cờ đi đón bộ đội VC vào chiếm Huế. Chúng cùng Trịnh Công Sơn, - khi nhạc sĩ nầy sợ Lê Hiếu Đằng trị tội, trốn về Huế, tích cực tham gia các phong trào do VC dựng lên lúc chúng mới chiếm Huế. Tới khi thấy không được xơ múi ǵ th́ chúng vượt biên, hiện định cư ở Hoa Kỳ, nhất là ở Cali không phải với số lượng ít.

    3.
    Sau khi “tổ ong hội đồng” vỡ, đám nầy kẻ th́ “chiêu hồi” quân Thiệu Kỳ, kẻ trốn vào 294 Công Lư Saigon (Trung tâm Quảng Đức). Chúng quay lại tố cáo nhau, bôi lọ nhau, chưởi nhau chí chóe, dù là giáo sư đại học, trung học hay thường dân quèn, và cũng có kẻ trốn lên rừng theo Việt Cộng./
    Last edited by TuDochoVietNam; 11-02-2013 at 12:39 AM.

  2. #2
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Loạt bài về Mậu Thân của Hoàng Long Hải

    Chiều Đi Qua Băi Dâu…

    bài 10

    Sông Hương, núi Ngự là hai biểu tượng của Huế.

    Năm 1992, tại trại tỵ nạn Sungei Beshi ở Mă Lai, cựu thiếu tá W. Johnston, trưởng phái đoàn Mỹ - gọi là phái đoàn nhưng tôi chỉ thấy một ḿnh ông ta - phỏng vấn tôi để xét cho đi định cư ở Mỹ, nói với tôi:

    - “Việc phỏng vấn coi như xong. Bây giờ tôi muốn nói chuyện ngoài lề chơi. Tết Mậu Thân, ông ở đâu?”

    Thấy ông ta muốn nói chuyện chơi, tôi hăng hái:

    - “Tôi ở Huế, chưa nhập ngũ. Huế là cựu kinh đô…”

    Ông ta ngắt lời tôi:

    - “Tôi đă ở Huế. Tôi rời Huế trước tết một tháng. May cho tôi. Huế đẹp lắm. Ông biết tôi thích cái ǵ ở Huế nhứt không?”

    - “Ông không thể thích cơm hến hay bún ḅ… c̣n về cảnh sắc th́ Huế có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền…”

    Ông ta lại cắt ngang:

    - “Ông có bao giờ đứng trên cầu Trường Tiền nh́n con gái đi học về ngang qua cầu không? Những tà áo trắng bay trên cầu, trên mặt sông êm đềm, trong cơn gió nhẹ. Sao mà nó đẹp thế! Tôi đă đi nhiều nước trên thế giới, chưa nơi nào tôi thấy cảnh học tṛ đi học về đông và đẹp như thế.”

    Tôi sực nhớ cái cảnh ấy, tôi đă thấy nhiều lần khi c̣n ở Huế. Vậy mà hồi đó, ít khi tôi để ư tới.

    Johnston lại hỏi:

    - “Ông có thấy sông Hương êm đềm không? Trên địa cầu có rất nhiều con sông êm đềm, nhưng không có con sông nào như thế. Nó là hồ, không phải là sông.” Ngưng một lát, Johnston nói tiếp: “Vậy mà bây giờ báo chí thế giới gọi Huế của ông là thành phố của tử thần đấy! Ông nghe có buồn không! Tôi th́ buồn lắm. Tôi không muốn nơi tôi từng sống qua, dù lâu hoặc mau, không bao giờ là địa ngục, là nơi của tử thần.”

    Tôi ngồi lặng thinh, không nói được một lời.

    Tới đó, Johnston đứng dậy, cầm hồ sơ, bắt tay tôi. Tôi lặng lẽ ra khỏi văn pḥng, ngay sau lưng ông ta.

    &

    Tại sao người ta gọi sông Hương là hồ, không phải là sông?

    Tại v́ mặt nước êm quá, êm như hồ, nên người ta nghĩ là hồ. Nếu như nước có chảy th́ chảy chậm lắm, người ta cũng gọi là “sông Hương lững lờ trôi” như trong một bản nhạc của Nguyễn Văn Thương.

    Có lẽ mấy câu thơ sau đây, nói về sông Hương khá hay:

    Con sông dùng dằng, con sông chảy,

    Sông chảy vào ḷng, nên Huế rất sâu.


    Tôi hiểu mấy câu thơ nầy theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Con sông dùng dằng hay con người dùng dằng, muốn bỏ Huế mà đi nhưng không dứt ra được? Dùng dằng là tiếng Nôm, rất Nôm, tiếng quê, “nhà quê”. Nhưng khi đưa vào đây th́ người đọc thấy vừa lạ vừa hay. Sông chảy vào ḷng sông hay chảy vào ḷng người. Mà ḷng người Huế th́ rất sâu, rất đậm, trong cả vui buồn, nhung nhớ, yêu thương và cả màu sắc vô thường của Phật. (1) Nói theo hiện thực th́ có xác người nào chết hồi Mậu Thân mà chưa được vớt lên nên làm cho sông dùng dằng? Vă c̣n bao nhiêu linh hồn người chết oan hồi tết năm đó làm cho gịng nước khi chảy qua đó bỗng ngại ngùng không muốn trôi?!

    Chỗ hai nhánh sông gọi là Tả Trạch, Hữu Trạch gặp nhau phía trước lăng Minh Mạng, chỗ thường được gọi là bến đ̣ Tuần. Bến đ̣ bên nầy sông, phía từ Huế lên, qua ngă lăng Tự Đức, Khải Định. Bên kia sông là lăng Minh Mạng, có con đường nhỏ cặp theo bờ sông lên tới lăng Gia Long. Chỗ nầy, không hiểu sao người Huế gọi là sông Đào. Có lẽ không phải có cây đào bên sông hay là đào bới? Khi Thiệu Trị xây lăng cho cha là Minh Mạng, đặt tên lăng là Hiếu Lăng, có đào bới ǵ ở đây mà người ta mới gọi sông Đào. Chỗ sông Đào nầy đi vào ca dao:

    Muốn tắm mát lên ngọn sông Đào,

    Muốn ăn sim chín th́ vào rừng xanh.



    V́ là chỗ hai nhánh sông gặp nhau, lưu lượng hợp lại, nên nước sông chảy mạnh, theo hướng tây-nam lên đông-bắc. Chưa được bao xa th́ sông Hương gặp đồi Hà Khê, chỗ có chùa Linh Mụ. Gặp đồi Hà Khê, con sông không chảy theo hướng cũ, quay ngoắt thành hướng tây-đông. Chính đồi Hà Khê ấy chặn gịng nước lại, làm cho nước sông không chảy mạnh như trước. Nhưng qua khỏi Hà Khê th́ sông lại rộng ra gần gấp đôi, đủ chứa hết lượng nước qua khỏi khúc quanh Hà Khê mà tràn vào. Sức chứa của khúc sông rộng làm cho nước chảy chậm lại. Sông lại gặp cồn Giả Viên, cản thêm một lần nữa, nước chảy êm hơn nên khi chảy ngang trước thành Huế, hay nói rộng ra là thành phố Huế, sông chảy từ từ. Thế mà gịng nước lại c̣n phải đụng nhằm Cồn Hến, nước dồn lại, thành ra ở khúc sông ở cầu Trường Tiền, nước chảy chậm lắm, tưởng như đứng yên một chỗ, là cái hồ rộng.

    Mặc dù các sông ở miền Trung đều phát xuất từ Trường Sơn như sông Hương, nhưng về mặt địa lư, không có con sông nào có những vật cản, khoảng rộng như sông Hương để sông biến thành hồ. Cảnh sắc đặc biệt ấy làm cho chính các chúa Nguyễn có nhăn quan tinh tế mà thấy được nên chọn nơi ấy làm kinh đô. Chuyện bà mụ trên trời hiện xuống để ngày sau gọi là Thiên Mụ th́ cũng chỉ là những huyền thoại được bày đặt ra cho thêm phần tín ngưỡng vào cái mệnh trời được ban cho ḍng dơi nhà Nguyễn mà thôi, để ngai vàng thêm vững chắc, “vạn đại dung thân”.

    Qua khỏi cồn Hến, sông Hương lại quặt về hướng tây bắc, tạo thành một mũi nhọn h́nh tam giác. Chỗ nầy là đất bồi rất tốt, gọi là băi dâu. (Băi Dâu).

    Theo cách gọi của người miền trung (Không thấy người Nam gọi như thế), những chỗ đất do sông bồi cao gọi là hà. Đất hà tốt, thường người ta dùng để trồng bắp, cà, đậu, ớt, thuốc lá; không trồng lúa v́ đến mùa lũ, đất hà có thể bị ngập lụt. Bắp, cà, đậu, ớt… chỉ trồng ở vùng đất khô, trong mùa hè mà thôi. Sau tháng tám mới có ngập lụt. Nếu đất hà hơi cao, có thể làm nhà ở được, lập thành xóm th́ người ta gọi xóm ấy là xóm Hà. Trong bài tôi viết về bác sĩ Lê Trọng Lộc, - “Người từ Đại Lộ Kinh Hoàng ra đi” – th́ cái xóm thời thơ ấu của ông là xóm Hà, chỗ gặp nhau của hai con sông Vĩnh Định và sông Thạch Hăn.

    Tôi không hiểu v́ sao vùng Băi Dâu người ta không gọi là đất hà hay xóm hà. Có lẽ có một thời kỳ nào đó, khi triều Nguyễn đóng đô ở đây, kinh tế Huế tự túc. Gạo th́ do dân chúng quanh vùng trồng trọt bán lại cho Huế. Vua và hoàng tộc th́ có những sở ruộng riêng của họ, gọi là ruộng Ngự. Cây trái, rau quả, cau trầu, mũ nón, quần áo th́ do các vùng chung quanh cung cấp, v.v… Kể từ vua Khải Định trở về trước, các ông vua đều nhai trầu bỏm bẽm. Không biết khi bị đày qua đảo Reunion bên châu Phi, vua Thành Thái, vua Duy Tân, có thèm trầu hay không. Bên đó làm ǵ có trầu cho vua “ngự”.

    Do t́nh h́nh kinh tế tự túc. Huế mới có những câu ca dao như: “Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”, hoặc “Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.” hoặc “Con gái Nam phổ, ở lỗ trèo cau.” Tiếng Huế, ở lỗ có nghĩa là ở truồng. Các danh tự riêng nói trên là tên các làng quanh Huế, có đặc sản của làng.

    V́ kinh tế tự túc, nên có phải thời nhà Nguyễn, vùng Băi Dâu có “trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải” như câu thơ trong “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán. Phùng Quán gốc là người Huế. V́ cần dệt vải lụa cung cấp cho vua quan, nên người ta phải nuôi tằm, và Băi Dâu là nơi trồng dâu để nuôi tằm như trong câu thơ của Phùng Quán.

    Vùng đất êm đềm đó, trong chiến tranh, từ 1945, trở thành trận địa. Hai bên đánh nhau mấy trận, người chết kẻ bị tương, nhà cháy! Cũng chưa đến nỗi ǵ đâu! Ba mươi năm chiến tranh, đất nước Việt Nam nơi nào mà chẳng thành trận địa. Đều đáng buồn hơn thế. Trong tết Mậu Thân, Băi Dâu biến thành băi tha ma, hàng trăm người bị giết, bị chôn sống ở đó, để một buổi chiều nào đó, qua thăm vùng này, Trịnh Công Sơn viết:

    Chiều đi qua Băi Dâu, hát trên những xác người
    Tôi đă thấy, tôi đă thấy,
    Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá

    Chiều đi qua Băi Dâu, hát trên những xác người
    Tôi đă thấy, tôi đă thấy,
    Những hố hầm đă chôn vùi thân xác anh em.(2)


    Hát chưa hẵn là v́ vui. Thiếu ǵ lúc, người ta hát mà khóc. Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ thường nói cần có “một tấm ḷng” th́ làm sao ông có thể vui được khi thấy những xác người bị chôn sống, bị thác oan. Có ông già ôm xác con. Già th́ c̣n đó mà trẻ đă ra người thiên cổ. Điều đó đâu có đúng theo luật tạo hóa. Trịnh Công Sơn hát là khóc than cho họ đấy, cho những người bị chôn sống mà ông coi họ như anh em.

    Kể bằng lời th́ dễ, viết lại cũng dễ, chưa nói là viết dỡ, không thể nào mô tả hết vẻ kinh hoàng của Băi Dâu. Nhưng tận mắt mà thấy mới thật kinh hoàng.

    Buổi chiều đến thăm người bạn ở đường Chùa Bà, cách Băi Dâu không xa, chúng tôi bèn rủ nhau xuống đó, để xem tận mắt điều thiên hạ đang bàn tán xôn xao. Bà con đă đào hầm hố lên, đem xác đi hết rồi, nhưng từ cái hầm đầu tiên, đất đai moi bới lên lổn chổn, thấy c̣n sót lại những vật riêng tư, mảnh áo, mảnh quần, những chiếc dép, sợi giây buộc tay người bị chôn sống, ai không khỏi quặn ḷng v́ thương cảm. Rồi từ hầm ấy tới những hầm khác, hầm khác nữa, lại hầm khác nữa, hầm khác nữa… trải dài trước mắt bao nhiêu là hầm chôn sống người, cũng những cảnh tương tự như vậy, mới thấy kinh hoàng, thấy lạnh người.

    Khó ai có thể tưởng tượng được sự tàn ác của c̣n người ta đến như vậy.

    “Sao ác dữ vậy?!

    “Sao ác dữ rứa?!

    “Ác chi mà ác rứa trời ơi!

    “Trời ơi ngó xuống mà coi.”


    Đó là tiếng người dân Huế than thở, oán trách. Một tiếng than là một mũi tên đâm suốt ḷng nhân ái của con người. Người c̣n nhân tính thấy ḷng ḿnh đau lắm khi nghe tiếng than của người dân vô tội. Nếu so với các ác của Khmer Đỏ với “Cánh Đồng Chết”, của Hitler với các ḷ sát sinh, thời Staline, của Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, th́ Băi Dâu gọi là băi ǵ cho đúng nghĩa.

    Cái ác của Việt Cộng ở Huế không thua kém những cái tàn ác nhứt của nhân loại một chút nào!

    ==================== ==================== ==================== ==================== ===

    1.
    Về mặt tôn giáo, khi triều đ́nh nhà Nguyễn đang c̣n, người ta thấy xă hội miền Bắc thiên về đạo Nho, nhất là Tống Nho, miền Nam thiên về đạo Phật, khuynh hướng dân giả, pha hợp tà ma bùa chú. Huế ở giữa, là điểm tiếp nối của hai miền, vừa “thâm” Nho trong triều chính, và “đậm” Phật trong đời sống xă hội. Xin trở lại đề tài nầy trong một dịp khác.

    (2) Sau 1975, ở trong nước, người ta không thể t́m thấy bài hát nầy cũng như bài hát “Gia tài của mẹ”. Trịnh Công Sơn cũng không hề nhắc đến các bài hát ấy. Trịnh Công Sơn “khôn” nhỉ?

  3. #3
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Loạt bài Hoàng Long Hải

    Cháy nhà ra mặt chuột

    Hoàng Long Hải

    Chuột có nhiều loại, chuột già như “đạo hữu Nguyễn Đóa”, “phật tử thuần thành”, hay ông chủ tiệm thuốc bắc Thiên Tường ở phố chợ An Cựu.

    Về ông Nguyễn Đóa, trong bài trước tôi có nói, nhưng chưa đủ. Theo ư kiến mấy người bạn, tôi viết thêm đôi chút về ông.

    Năm 1951, ông Nhất Hạnh kêu gọi đồng bào Phật Tử và Gia Đ́nh Phật Tử góp công, góp của xây trường Bồ Đề Huế. Trường được dựng lên rồi nhưng thiếu đủ thứ: Bàn ghế, bảng đen, dụng cụ văn pḥng, dụng cụ học sinh… V́ vậy, một số phật tử có “đạo tâm” bỏ vốn kinh doanh trường nầy. Giáo hội chỉ được cái tên trường Bồ Đề, c̣n lợi nhuận th́ ai bỏ vốn nấy hưởng. Tập đoàn kinh doanh nầy gồm “Cha con với nhau” như ông hiệu trưởng Lê Mộng Đào và ông Cơ (Trần văn ?) là rể với cha vợ, “Đạo hữu Nguyễn Đóa” với ông Tôn Thất Dương Tiềm cũng là cha vợ với rể. Họ vừa giữ chức vụ hành chánh, vừa dạy học, vừa chia lời hằng năm. Dưới cội Bồ Đề già có nhiều bóng mát, mấy ông sống đầy đủ, phè phỡn, nhởn nhơ nhờ núp bóng Phật tổ, núp bóng cây bồ đề chùa Từ Đàm. Đấy là một tập đoàn “đoàn kết vững chắc” v́ quyền lợi của họ chứ không v́ “đạo pháp.”

    Chú Phạm văn B́nh, tu ở chùa Báo Quốc, sau khi đậu cử nhân văn khoa đại học Huế, được giáo hội cử thay thế ông Lê Mộng Đào làm hiệu trưởng. Cũng khó “bứng” ông nầy khỏi chức vụ đó. Năm học đầu tiên, khi khai giảng, trường chỉ có hai lớp đệ thất, mặc dù ông Lê Mộng Đào chưa đủ tiêu chuẩn bằng cấp, bộ Giáo Dục cũng chiếu cố, muốn giúp đỡ Phật giáo nên thuận cho ông ta làm hiệu trưởng. Khi trường mở cấp ba th́ hiệu trưởng, theo nguyên tắc, phải có bằng cử nhân. Trong tập đoàn nói trên, đào cho ra cái bằng tú tài đă khó, nói chi tới cử nhân. Các giáo sư chính của trường như các ông Lê Mộng Đào, Vơ Đ́nh Cường, Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Hy Xước chỉ có bằng trung học hoặc cao lắm chỉ mới Tú Tài 1 (bằng thời Pháp thuộc). Một số giáo sư trẻ có cử nhân, mới tốt nghiệp ở đại học Huế, nhưng không thuộc tập đoàn nầy, “mấy ông” không tin tưởng. V́ vậy, “tập đoàn” mới chịu để thầy Thiện Hạnh, (ngày trước là chú B́nh) làm hiệu trưởng. “Tập đoàn” tưởng lầm chú B́nh c̣n trẻ, dễ sai, dễ biểu, tạm thời làm hiệu trưởng trong khi chờ đợi họ kiếm ra người có bằng cử nhân là người của họ. Ai ngờ ông Thiện Hạnh là người cao tay ấn. Ông loại hết tập đoàn nầy ra, đem trường Bồ Đề nầy về cho giáo hội, tập đoàn không c̣n kinh doanh được nữa. Đó là mối hận cũ. Ngày nay, thầy Thiện Hạnh là người trông coi giáo hội ở địa phận Huế, (miền Vạn Hạnh), đang bị “kẻ thù cũ” núp bóng “chính quyền mới” trả thù. Xin nhớ cho, họ là “phật tử thuần thành”, chăm đi chùa, “đệ tử của quí thầy”. Bây giờ mới cháy nhà ra mặt chuột. Phật thánh ǵ đám nầy?!

    “Đạo hữu” Nguyễn Đóa là người rất có uy thế trong đám, một là v́ tuổi tác, hai là v́ được “quư thầy” yêu mến, ba là v́ trong đám, ông có sự hỗ trợ của rể là Tôn Thất Dương Tiềm và vợ Tiềm, giáo viên dạy tiểu học cùng trường.

    Ông Nguyễn Đóa, quê Quảng Nam, xuất thân ngạch giáo học, từng làm giáo viên tiểu học, làm tổng giám thị trường Khải Định nhỏ (Nguyễn Tri Phương, tên trước 1955), dạy Pháp Văn trường Bồ Đề nhưng học tṛ cũng như đồng nghiệp chẳng ai ưa ông. Anh bạn tôi, Hoàng Ngọc M. học tṛ của ông, đặt cho ông cái tên là “đảng sọ người”, c̣n Phan Cảnh Ấ., nói với tôi, sau khi bị ông ta rầy: “Ông đánh tao là tao cho ông đo ván liền. Ông là bạn với ba tao nhưng ba tao ghét ổng lắm.” Tôi không đồng ư với Ấ., nhưng lần hồi, chúng tôi thấy rơ con người ông: Tham lam, háo danh; từ đó nảy sinh tính đố kỵ và ganh ghét người khác.

    Khi Dziệt Cộng chiếm Huế những ngày tết Mậu Thân, ông tham gia lập chính quyền như Việt Cộng tuyên bố. Khi đó th́ ông chưa có chức phận ǵ hết, nhưng khi ông trốn lên rừng v́ bị quân đội Cộng Ḥa đánh đuổi, ông được phong làm phó thủ tướng. Dziệt Cộng rất hiểu ông, biết ông háo danh nên cho ông chức phó thủ tướng ngồi chơi xơi nước. Dù biết đó chỉ là một cái chức hữu danh vô thực, cỡ như ông mà làm tới phó thủ tướng th́ đời c̣n ǵ bằng, nên ông “đội ơn cách mạng” lắm. Chó nhảy bàn độc, sâu bọ thành người là vậy đó.

    Trong bài 4, nói về chết chóc, tôi có nói về việc Nguyễn Đắc Xuân, “người của quí thầy” giết Trần Mậu Tư dă man như thế nào. Tuy nhiên, trong dịp tết vừa qua, nhân việc kỷ niệm 40 năm tết Mậu Thân, trên báo chí (kể cả báo điện tử), có đăng một số bài cũ và mới, viết về vụ giết người dă man nầy. Bà Nhă Ca, trong “Giải khăn sô cho Huế”, cũng có nói tới vụ nầy. Tôi không nhận xét bài viết của các tác giả đó. Mỗi người đứng về một góc cạnh nào đó, hoặc nghe kể lại (dĩ nhiên, ít người được chứng kiến tận mắt?) cũng theo một góc cạnh nào đó, không hoàn toàn được.

    V́ thấy mọi người quan tâm nên tôi lại viết thêm về hai nhân vật nầy. Viết thêm để làm ǵ? Để độc giả thấy cái ác, cái xấu của người ác, người xấu và thấy cái tội nghiệp, cái đáng thương của người đáng thương. Vậy thôi.

    Trước hết là nói về Nguyễn Đắc Xuân, người có nhiều “danh tiếng” từ khoảng năm 1965 cho tới bây giờ.

    Xuân nói tiếng bẹ bẹ (theo cách nói của người Huế), có nghĩa là không rơ tiếng địa phương nào, tiếng Quảng cũng không ra tiếng Quảng, mà tiếng Huế cũng không ra Huế. Sao vậy? Dễ thôi! Người Huế, một số không ít, không ưa người Quảng (“Quảng Nam hay cải, Quảng Ngăi hay co”, tục ngữ). Tuy nhiên, với những người Quảng ngay thẳng như mấy ông bạn của tôi th́ họ không “care” về việc “không ưa” ấy. Họ là người Quảng, họ nói tiếng Quảng. Vậy thôi. Số nầy đông lắm, như Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Cảnh, Nguyễn Văn Triết, v.v…Hồi ấy, giữa thập niên 50, Đà Nẵng, Hội An chưa có trường cấp 3 (Đệ Nhị cấp), đậu trung học rồi, muốn học tiếp, phải ra Huế, học Quốc Học. Tôi có nhiều bạn bè Quảng Nam là v́ vậy.

    Xuân th́ khác. Y là người Hội An, sau khi đậu trung học, y không muốn học ở Trần Quí Cáp, Hội An, trường đă mở thêm các lớp đệ nhị cấp. Y ra Huế, học Quốc Học, “oai” hơn. Sợ người ta chê ḿnh là dân Quảng, nên y tập nói tiếng Huế, mà nói không xong nên tiếng nói của y bẹ bẹ, nửa Quảng, nửa Huế, chẳng ra thế nào cả là v́ vậy.

    Hồi đấu tranh chống Ngô triều, nổi tiếng th́ có Phan Đ́nh Bính, Tôn Thất Mạnh Lương, Thái Thị Kim Lan, (nhà ở Hàng Đường). Lương sau nầy theo Việt Cộng hẵn. Gần tơí 30 tháng tư, y xuất hiện ở Cần Thơ, dụ dỗ em ruột của y là Tôn Thất Phú Sĩ, đại úy hải quân Việt Nam Cộng Ḥa, đào ngũ theo Dziệt Cộng, có y dẫn dắt. Sĩ không nghe lời anh nên sau nầy Sĩ đi tù cải tạo. Đào ngũ theo thằng anh th́ đâu đến nỗi gian khổ bao nhiêu năm trong tù. Nhưng Sĩ khí khái lắm, tù th́ tù chớ nhứt định Sĩ không theo Dziệt Cộng. Câu chuyện nầy, tôi nghe Sĩ kể lại khi anh ta bị “biên chế” về ở chung một tổ với tôi hồi đầu năm 1976, Tổ 1, khối 1, L-3 T-3 trại Trảng Lớn. Sau 30 tháng Tư, Lương cũng chẳng được xơ múi, chức phận ǵ trong chế độ mới cả. Thái Thị Kim Lan th́ được “Trung tướng thủ tướng” Nguyễn Khánh, “đấm mơm” (danh từ của giới giáo sư, sinh viên Huế hồi ấy gọi mỉa vụ nầy) mỗi người một học bỗng du học, như Cao Huy Thuần đi Pháp, Lê Đ́nh Điểu đi Mỹ, Kim Lan đi Đức… C̣n ai nữa, nhiều “lănh tụ” được du học lắm, xin lên tiếng giùm! Ông “trung tướng thủ tướng thầy tuồng” nầy là một người ma mảnh, cứ anh nào lănh tụ đấu tranh, “dúi” cho một học bỗng, xuất ngoại để “trung tướng thủ tướng” ở nhà yên thân, không c̣n ai quậy nữa, dựng tuồng cho dễ.

    Tội nghiệp nhất là Phan Đ́nh Bính, đang học y khoa, tham gia “tranh đấu chống Ngô Triều”, bị công an Diệm Nhu bắt đánh cho nhiều trận nhừ tử. Sau đảo chánh 1 tháng 11 - 63, ra tù, học y không nỗi, Bính chuyển qua học luật. Được một năm, bị thổ huyết mà chết. Người ta nói đó là hậu quả của những cuộc tra tấn ngày trước Bính đă chịu. Anh qua đời khi đang cùng dạy tại trường trung học đệ nhị cấp Bán Công Huế với tôi, nên đám giáo sư chúng tôi có họp nhau lại đi đám ma Bính.

    Hồi 1963 ai biết Nguyễn Đắc Xuân là ai!... Khi nhà Ngô sụp đổ rồi, cuộc tranh đấu tiếp tục, nhưng chẳng sợ chính quyền bắt bỏ tù như trước nên bấy giờ “đẻ” ra nhiều “lănh tụ” lắm, trong đó có “lănh tụ” Nguyễn Đắc Xuân.

    Nhờ “tranh đấu”, trở thành “người của quí thầy” nên viện trưởng viện đại học Huế, giáo sư Bùi Tường Huân, giúp đỡ cho y “đậu” vào sư phạm. Học hành như y, ngoại ngữ không thông, toán lư hóa th́ dốt, nên ngoài Việt Văn, y không c̣n chọn lựa nào khác. Vậy nên y vào đại học sư phạm, ban Việt Văn. Vào Việt Văn y dễ nói dốc trên trời dưới đất. Y cũng không dám vào ban sử địa. Ban sử địa cũng cần có những kiến thức tối thiểu trong khi “hành trang học vấn” của y th́ nhẹ tênh.

    Học hành th́ ít, tranh đấu th́ nhiều, y lại càng tham gia tranh đấu nhiều hơn, đứng ra chỉ huy các cuộc biểu t́nh, đấu tranh, băi khóa, băi thực… Các giáo sư đại học sợ, không dám cho y ở lại lớp. Việc làm ấy, kéo theo một đám học tṛ biếng học, tham gia đấu tranh, băi khóa để nghỉ học.

    Một lần, đi ngang chỗ bọn học tṛ tuyệt thực, đấu tranh ở hàng hiên Morin, chỗ ngó ra bùng binh, tôi thấy Nguyễn Đắc Xuân hoa chân, múa tay đăng đàn diễn thuyết với mấy đứa nhỏ. Mấy đứa nhỏ học tṛ của tôi, (bọn đang học đệ tứ, đệ tam, biết ǵ mà tranh đấu), thấy tôi đi ngang, lủi mất. Tôi đă cảnh cáo rồi; “Anh nào, chị nào đi đấu tranh, nhớ phải thuộc bài. Tôi hỏi bài không thuộc là tôi cho ăn zéro.” Dù có trả lời được, tôi vẫn cho zéro. Bọn chúng biết tôi không ưa - không ưa chớ không chống, đâu ai dám chống! - chuyện đấu tranh lộn xộn, bỏ việc học hành.

    Cũng một hôm, Nguyễn Văn Thọ gặp tôi. Thọ là bạn học Quốc Học với tôi. Năm 1957, anh đi khóa 8 sĩ quan hải quân, cùng khóa với Hồ Quang Minh, Trần Văn Hăn. Khoảng năm 1961 hay 62 ǵ đó, anh ruột của Thọ là Nguyễn Văn Phước, chủ nhà in, bị rớt máy bay, chết cả gia đ́nh. Ông Phước để lại nhiều cơ sở làm ăn lớn, ở Huế, Quảng Trị, Pleiku. Thọ, đang là hải quân trung úy, phải xin giải ngũ về, cùng người anh kế là Nguyễn Văn Hiếu, trong coi sự nghiệp của ông anh quá cố.

    Hồi Hội đồng Nhân dân Cứu quốc cũng như báo Lập Trường của Tôn Thất Hanh, Cao Huy Thuần xuất hiện ở Huế, tôi không nhớ “sức vóc” như Nguyễn Đắc Xuân, có viết cho báo nầy hay không, nhưng để cho mọi người biết ḿnh, đánh bóng cái danh lănh tụ của ḿnh lên, Nguyễn Đắc Xuân xuất bản cuốn hồi kư “Nhân Chứng”, in tại nhà in Nguyễn Văn Phước của gia đ́nh Thọ. Tôi trích lại đoạn về việc Nguyễn Văn Thọ đ̣i tiền in sách của Nguyễn Đắc Xuân như sau:

    “Y viết cuốn “Nhân Chứng”, cuốn sách tự y vẽ vời nên “công trạng” của y trong việc “lănh đạo nhân dân Huế Chống Mỹ cứu nước”, như đám “Sinh Viên Quyết Tử” viết trên vách tường Đại Học Huế (Morin): “GI go home” (Viết sai văn phạm). Sách in ở nhà in Nguyễn Văn Phước (trước cửa Thượng Tứ). Một hôm, tôi gặp Nguyễn Văn Thọ, Thọ hỏi tôi có biết Nguyễn Đắc Xuân không. Tôi nói biết. Thọ chưởi một hơi:

    - “Thằng du côn mà cũng lănh đạo, lănh đạo cái con c. ǵ.” Nó in cuốn “Nhân Chứng” ở tao. Tao nễ mấy thầy trên chùa, cho nó lấy sách trước. Xong nó quịt, không trả tiền. Tao đ̣i, nó dọa đem tụi “Quyết Tử” tới phá nhà in của tao. Tao đuổi đánh, nó chạy hụt hơi mới thoát. Núm được đầu, tao đập chết. Nó lấy chùa ra dọa tao. Bộ tao th́ sao? Ai in lậu truyền đơn cho chùa hồi chống Diệm Nhu? Hồi đó tao liều cả cơ nghiệp nhà in v́ chùa, c̣n nó làm tṛ trống ǵ ở đâu?”

    Tôi nói:

    - “Thí cô hồn đi, sách nó ai mua mà bảo có tiền trả tiền in cho mầy.”

    Thọ cùng gia đ́nh vượt biên năm 1977, hiện ở Mỹ không rơ tiểu bang nào.

    C̣n một chuyện nữa.

    Nguyễn Đắc Xuân, người Hội An. Thúy Lan, vợ bác sĩ Đặng Hóa Long, cũng quê Hội An. Hồi đang có “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”, vợ chồng bác sĩ Đặng Hóa Long phải dọn vô Saigon. Nghe tin, vợ chồng tôi đến thăm. Hồi vợ tôi sinh đứa con đầu ḷng, Bác sĩ Đặng Hóa Long là người đỡ cho vợ tôi sinh lần đó. Người Việt Nam xưa có tục rất kính trọng “bà mụ”, chúng tôi c̣n giữ tục đó. Cũng từ đó, vợ tôi thường đến thăm bà Long, lâu dần trở nên quen thân.

    Trước hôm hai vợ chồng bác sĩ Đặng Hóa Long lên máy bay đi Saigon, chúng tôi lại đến từ biệt. Biết chúng tôi không đi báo cáo với “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” nên ông Long mạt sát các “lănh tụ lóc chóc” trong phong trào nầy không tiếc lời, chúng tôi chỉ ngồi nghe, ḷng không vui. Trước khi ra về, vợ ông Long mới nói thiệt, sau khi ông Long đi vào nhà trong lo sắp xếp đồ đạc cho xong:

    - “Thật ra, tại thằng Nguyễn Đắc Xuân. Nó cũng ở Hội An, theo “cua” tôi. Không lư tôi lấy thằng đó làm chồng? Nó cứ lẽo đẽo, tôi mắng vào mặt. Nó tưởng nó ở trong Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc là ngon lắm hay sao? Ai cũng sợ nó sao? Mấy hôm sau, “Quyết Tử” đến phá nhà tôi, nói vợ chồng tôi phản động, theo “quân Thiệu Kỳ”. Ông ấy là bác sĩ, cần chi theo ai! Vậy đó, chán lắm. Thấy ở Huế khó thở quá, ḿnh với ông ấy đành phải đi.”

    Năm 1966, khi t́nh h́nh miền trung nổi lên chống chính quyền trung ương ở Saigon, các phong trào tranh đấu được thành lập. Nào là “Công chức tranh đấu”, “Giáo chức tranh đấu”, “Quân nhân tranh đấu”, “Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức”, v.v… Ai không tham gia có thể bị các lănh tụ tranh đấu chụp cho cái mũ phản động, CIA, theo “quân Thiệu Kỳ”. Nguyễn Đắc Xuân “gồ ghề” hơn. Y là “Trưởng đoàn thanh niên quyết tử”, có nghĩa là “Quyết tử chống chính quyền Saigon.” Đoàn trưởng và đoàn viên mặc đồng phục, mang huy hiệu, lựu đạn và súng ngắn. Người Huế gọi mỉa là “các ông Phật mang súng lục”. Tuy nhiên, khi “quân Thiệu Kỳ” ra dẹp bàn thờ ở Đà Nẵng (15-5-1966), một tháng sau (15-5-66) dẹp bàn thờ ở Huế th́ đoàn sinh viên quyết tử “lặn” mất tiêu.

    Đang học năm thứ 2 ở đại học Huế, y lấy thế lực của chùa, buộc ông hiệu trưởng chia giờ cho y dạy ở trường bán công Huế. Tôi được lệnh hiệu trưởng sắp cho y mấy giờ sử địa ở hai lớp đệ ngũ. Y không chịu, y đ̣i dạy lớp đệ nhị. Tính theo bằng cấp và học vấn th́ y không thể dạy lớp đệ nhị được, nhưng v́ ông hiệu trưởng sợ chùa, nên ch́u theo đ̣i hỏi của y.

    Cứ nh́n tướng dáng tư cách của y th́ rơ ràng y là tên lưu manh, tiểu tư sản hoạt đầu, háo danh, “ưa nổi tiếng nên thiên tả”, như cái “mốt” của một số “ngụy trí thức Huế” trước 1975 vậy. Đỏm dáng, bao giờ cũng thắt cà-vạt, tay xách Samsonite… Có lần y đem tờ báo Times của Mỹ, in h́nh Hồ Chí Minh vào lớp cho học sinh xem, và ca ngợi Hồ Chí Minh thế nầy thế nọ. Sợ chùa, nên chính quyền, công an chẳng ai dám đụng tới y, chẳng ai dám lên tiếng trước việc y tuyên truyền cho Dziệt Cộng như thế. Ngay cả việc y gởi thư tỏ t́nh cho một cô học sinh, cô nầy không chịu, đem thư lên báo cáo với hiệu trưởng. Hiệu trưởng cũng sợ, bỏ lơ câu chuyện.

    Khi bị Cảnh Sát Dă Chiến của thiếu tá - (lúc ấy là thiếu tá) Phạm Huy Sảnh từ Saigon ra Huế đàn áp, dẹp bàn thờ, Nguyễn Đắc Xuân cũng bỏ chạy như bao nhiêu người khác, chớ có thấy “quyết tử ǵ đâu???”

    Trước hết, y bỏ chùa Từ Đàm chạy lên các chùa xa ở phía tây nam Huế, nay chùa nầy, mai chùa khác. Các vị sư ở các chùa xa xôi nầy, có tham gia đấu tranh cũng chỉ chiếu lệ, v́ họ có ư thức ǵ về chính trị đâu, nên không nơi nào “hoan nghênh” y cả, có nghĩa là họ không muốn cho y trốn trong chùa, nhưng không dám nói ra. Y biết, nên cuối cùng, không nương náu được ở các chùa mà Cảnh Sát Công An th́ đang truy nă y, nên y sợ, bấy giờ, cùng đường, y mới theo Dziệt Cộng, ṃ lên rừng. Thật ra, y lẩn quất ở các chùa là v́ không muốn trốn lên rừng v́ y biết cuộc sống ở trên rừng vừa đói khổ vừa nguy hiểm. Y “đấu tranh” để có quyền, có oai, chớ đâu phải lên rừng ăn khoai, ăn sắn!

    Trần Mậu Tư, hồi ấy cũng là sinh viên luật đại học Huế. Ban đầu cũng đấu tranh cho chùa (sau 1-11-1963). Sau đó, y vào đảng Đại Việt. Dựa vào thế lực đảng, y cũng yêu cầu hiệu trưởng trường Bán Công cho y dạy ít giờ. Tôi cũng được lệnh hiệu trưởng, sắp cho y dạy mấy giờ vạn vật ở các lớp đệ thất, đệ lục. Tư mềm mỏng, lễ phép, không vênh váo như Nguyễn Đắc Xuân.

    Ban đầu hai người nầy là “đồng chí”, có nghĩa là lănh tụ đám sinh viên, học sinh đấu tranh. Nhưng khi Tư là đảng viên Đại Việt, hai người tuy cùng dạy một trường, bên ngoài xă giao thông thường nhưng trong bụng không ưa nhau. Có lẽ Tư chẳng ghét bỏ thù hận ǵ Xuân, chẳng có lư do ǵ để Tư làm chuyện đó, nhưng Xuân th́ ghét Tư v́ Tư tham gia đảng Đại Việt. Đảng nầy, lúc ấy, v́ cần quần chúng nên t́m chỗ dựa ở phía Thiên Chúa Giáo. Mâu thuẫn chính là v́ Xuân ghét Thiên Chúa Giáo. Xuân nghi ngờ Tư báo cáo việc làm của Xuân cho đảng Đại Việt, cho phía đạo Thiên Chúa.

    Cuối cùng, khi việc đấu tranh “tan hàng”, từ trong Hội Đồng Nhân Dân “Cứu quốc” hiện ra đủ mặt tḥ ḷ, nào Dziệt Cộng, nào Đại Việt, nào Việt Quốc, nào CIA, nào pḥng Nh́ Pháp, v.v… Nguyễn Đắc Xuân phải trốn lên rừng ăn khoai sắn, chui vô hang đá suốt ngày tránh bom đạn th́ y hận Tư lắm. Y cho rằng chính Tư, “tranh đấu” mà phản lại chùa nên y phải trả thù, tra khảo, hành hạ Tư, trước khi giết Tư theo chính sách của Dziệt Cộng, chính là để trả mối hận sống gian khổ, nguy hiểm mà y phải gánh chịu.

    Việc y hành hạ Tư như thế nào, trước khi giết Tư, tôi cũng đă viết trong bài 4 và cũng có nhiều tác giả viết nên xin khỏi nhắc lại.

    Năm 1975, y “huy hoàng” trở về với quân Dziệt Cộng. Bấy giờ y thấy y cũng to lắm, gồ ghề lắm, nên ngang nhiên giành… gái với Nguyễn Khoa Điềm. Trong một buổi họp của báo Sông Hương, theo tôi được người Huế kể lại, th́ v́ việc giành gái mà Nguyễn Khoa Điềm rút súng kê vào đầu Nguyễn Đắc Xuân bóp c̣. May viên đạn bị lép, nên Nguyễn Đắc Xuân thoát chết.

    Khi cuộc đời Nguyễn Khoa Điềm lên cao, giữ chức vụ lớn ở trung ương đảng, Xuân biết phận ḿnh khó ngóc đầu lên được, lại bị vợ bỏ, bèn quay trở về “nghiên cứu” về Huế xưa. Về công tŕnh nghiên cứu của y, một ông, nguyên là giáo sư đại học Huế hồi 1961, 62, mới đây, trong điện thoại, nói với tôi:

    “Thằng ấy mà nghiên cứu cái ǵ. Nói tầm bậy không. Nó dám nói với đài BBC rằng hoàng tử Bảo Long là học sinh trường… Đồng Khánh.”

    Tôi cũng lấy làm lạ. Hoàng tử Bảo Long là con trai, sao lại học trường Đồng Khánh. Hay ông hoàng nầy PD?”

    Thực ra, hoàng hậu Nam Phương nhiều lần đến dự lễ phát giải thưởng cuối năm học ở trường Đồng Khánh, c̣n con bà th́ học trường Tây, École primaire de Hué. Về sau, trường nầy được dùng làm cơ sở cho trường trung học Đệ nhị cấp Bán công Huế. Chuyện nghiên cứu của Nguyễn Đắc Xuân thành chuyện “râu ông nọ chắp cằm bà kia.”

    Nhiều tay Dziệt Cộng nằm vùng nghĩ lầm về trận đánh Tết Mậu Thân như đám “đạo hữu” Nguyễn Đóa hay Thiên Tường chẳng hạn. Nghĩ lầm là v́ tưởng thế là “xong rồi”, thế là cứ dương cái mặt ra, xuất đầu lộ diện, chẳng che dấu ǵ nữa.

    Ở dăy phố chợ An Cựu, trên đường Duy Tân, gần miếu Đại Càng, là cửa hàng của ông thầy thuốc bắc Thiên Tường. Hồi c̣n nhỏ, tôi vốn ham vui, ngày nghỉ học hay chạy lang thang chơi với bạn bè. Ngang phố Thiên Tường, có đứa bạn nói: “Ông chủ nầy làm thầy thuốc mà chỉ biết thương tiền, thương chi người bệnh.” Người Huế hay nói lái để đùa, vậy mà không hiểu sao, ông thầy nầy lại lấy hiệu “Thiên Tường” (Trời biết!), để người ta gọi đùa là chỉ biết “Thương Tiền”. Ông mở tiệm thuốc bắc ở đây lâu lắm. Năm 1950, khi lần đầu tiên vô Huế, đi thăm ông anh tôi, Hồng Quang, làm báo Ư Dân bị Tây bỏ tù, tôi đă thấy hiệu Thiên Tường nầy rồi.

    Tôi chưa bao giờ thấy ông thầy thuốc bắc Thiên Tường, nhưng anh con trai đầu của ông, tên Thọ, th́ khi tôi mới vào dạy trường Bán Công Huế, gặp anh ta nhiều lần tại tiệm sửa xe Thùy Hoa, trên đường Duy Tân. Tôi đến đây chơi nhiều hơn là sửa xe v́ anh Thùy, chủ tiệm là bạn học cũ, mấy năm trước. Thọ nói với tôi anh là học tṛ cũ, trường Bán Công, cùng lớp với trung tá Phạm Văn Đính, (sau theo Dziệt Cộng), trung tá Liên Thành (sau là trưởng ty Cảnh Sát Huế), thiếu tá Nguyễn Cẩm (từng làm tùy viên quân sự ở Lào, em ruột đại tá Nguyễn Bé, (xây dựng nông thôn), thiếu tá Trương Đ́nh H. (không rơ sau làm ǵ), Nguyễn Thành Hương (sau đậu tú tài 1, rồi tú tài 2, tốt nghiệp đại học sư phạm) làm giám học trường Nguyễn Hoàng rồi chánh sở giáo dục Phú Yên). Đó là lớp Đệ Nhị (học lại) niên khóa đầu tiên (1957-58) của trường trung học đệ nhi cấp Bán Công Huế. Cuối năm, có người đậu tú tài th́ vào Quốc Học, một số khác, thi hỏng, không tiếp tục học nữa th́ vô Vơ Khoa Thủ Đức, khóa 9, khóa 10.

    Thọ không đi lính. Khi tới tuổi bị gọi “quân dịt quân gà” anh ta vào Xây Dựng Nông Thôn, tránh súng đạn, cưới bà vợ người Tàu, giàu có lắm, ở phố Gia Hội. Hồi đó, chúng tôi đi xe gắn máy, khỏi đi xe đạp là may, Thọ đi xe Jeep trắng. Nói chuyện với tôi, Thọ lễ phép và lịch sự, gọi tôi bằng anh, xưng em. Tôi cũng có cảm t́nh với anh ta, thường cả bọn rủ nhau qua Lạc Sơn uống càphê. Tôi chẳng biết ǵ về việc anh ta theo Dziệt Cộng cả.

    Tới tết Mậu Thân, ba cha con anh xuất đầu lộ diện là Dziệt Cộng nằm vùng. Thật ra, từ lâu lắm, một số người dân Huế biết ông Thiên Tường “theo Việt Cộng”, tiệm thuốc bắc của ông là cơ sở kinh tài của Dziệt Cộng, nhưng không ai nói ǵ. Có phải người ta nể t́nh ông thầy thuốc bắc làm nghề cứu nhơn độ thế? Tới tết năm đó, người ta thấy rơ rằng ông thầy thuốc bắc không phải làm nghề cứu người mà lại giết người. Cả ba cha con ông, nhất là đứa con thứ, tên Lộc, mang súng, dẫn Dziệt Cộng đến từng nhà bắt người đem ra sân xử bắn. Vậy mà họ ỷ y hay sợ gian khổ, khi Dziệt Cộng rút đi th́ cả ba cha con ở lại, bị bắt và bị tỉnh trưởng xử bắn ở đầu cầu Kho Rèn (đường Hàm Nghi).

    Anh Vơ Thế H., cựu đại úy, cũng là học tṛ cũ của tôi, học rất xuất sắc, đang ở lớp đệ tam mà thi băng, đậu tú tài 1, hiện ở Philadelphia kể:

    “Nhà em ở con đường nhỏ phía sau Thiên Tường nên từng thấy ông Hiến, - tên gọi ở ngoài - tên trong giấy tờ là Nguyễn Mậu Huyến - đứng bán thuốc bắc ở tiệm Thiên Tuờng. Ông Hiến nầy ăn ở tại tiệm mà cũng là nhà ông Thiên Tường luôn. Ông nầy là Dziệt Công thứ thiệt, làm lớn.”

    Hiến hay Huyến là Hoàng Lanh, tới Mậu Thân là bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, “tỉnh ủy”, tức bộ chỉ huy đóng ở ngôi nhà lầu đúc trên đường Triệu Ẩu, cách bến xe An-Cựu không xa. Từ đây, chúng xuất nhập thành phố Huế, qua ngă cống Phát Lát.”

    Khi cha con Thiên Tường bị bắt, người ta đồn cửa sau nhà ông tỉnh trưởng đă mở sẵn, nhưng không thấy ai tới, nên cha con nhà Thiên Tường bị dẫn đi bắn.

    Bên cạnh Thiên Tường là tiệm bán thuốc lá Cẩm Lệ của bố cô Nhung (hay Dung, tôi không nhớ. Mấy “cậu” học tṛ cũ của tôi ở An Cựu, nói cô ta là học tṛ cũ của tôi, tôi cũng không nhớ). Ông nầy cũng có hoạt động cho Việt Cộng, nhưng không dữ dằn như đám Thiên Tường, sau tết Mậu Thân cũng bị quốc gia bắt, nhưng rồi được tha. Cô Dung nầy là vợ ông Bill, xếp x̣ng SB (Special Branch) ở các trại tỵ nạn ở vùng Đông Nam Á. Khi tôi tới đảo Bidong năm 1989, làm nhân viên cho pḥng nầy, có gặp ông Bill. Tôi mời ông ta về ăn cơm tại nhà để trả ơn ông đem quà cho con tôi ở trại tỵ nạn Galang bên Indo, cũng có nhiều chuyện “đau ḷng” lắm, xin xem bài sau

    Sau khi Huế được giải tỏa, ông tỉnh trưởng cho dựng một pháp trường cát, ngay tại bùng binh đầu cầu Trường Tiền, chỗ ngă tư đường Lê Lợi - Duy Tân gặp nhau, nghe nói là để xử tử quận Cán, hoạt động cho Dziệt Cộng.

    Ông Nguyễn Văn Cán, trước kia làm cảnh sát, đậu trung học, sau đó tự học thêm, đậu tú tài. Năm đại học Huế khai giảng khóa đầu tiên 1957-58, ông ghi danh học luật. Ba năm, đậu cử nhân, cải ngạch quận trưởng cảnh sát nên người ta gọi là quận Cán, tương tự như bạn đồng nghiệp của ông là quân Lại vậy. Quận Cán, quận Lại là hai nhơn vật nổi tiếng trong ngành cảnh sát Huế hồi ấy, không biết có phải v́ giỏi nghề nghiệp hay v́ chăm chú học hành.

    Thế rồi tới tết Mậu Thân, quận Cán theo Dziệt Cộng. Ông ta có hoạt động cho Dziệt Cộng thật, chuyện như sau. Nhà ông ta ở bên khu Gia Hội, khi Việt Cộng chiếm Gia Hội gần cả tháng trời, th́ ngay những ngày đầu tiên, ông ta cầm “loa” đi kêu gọi những người từng hoạt động cho chính quyền quốc gia, quân đội Cộng Ḥa, hăy ra tŕnh diện cách mạng, để được khoan hồng, tham gia chính quyền mới, v.v… Cỡ như quận Cán, vừa là cảnh sát “ác ôn” (Dziệt Công gọi như vậy!”), vừa “loon” to, chức lớn, c̣n được cách mạng khoan hồng, cho tham gia chính quyền mới th́ ai khác c̣n trốn tránh làm ǵ, bèn kéo nhau ùn ùn đi tŕnh diện cách mạng. Cái tội của quận Cán là ở chỗ đó. Nhưng nếu là ai khác, có thể làm ǵ khác hơn khi Dziệt Cộng tới nhà bắt, tha chết, biểu đi làm những việc vác loa tuyên truyền đó.

    Khi quân đội Cộng Ḥa phản công, quận Cán bỏ trốn, không tŕnh diện Dziệt Cộng nữa. Nhờ đó, quận Cán khỏi bị chôn sống ở khu Gia Hội hay Băi Dâu.

    Nhưng rồi Quốc gia bỏ tù quận Cán v́ tội vác loa đi tuyên truyền cho Dziệt Cộng. Pháp trường cát dựng rồi, chờ ngày đem quận Cán ra đầu cầu Trường Tiền bắn cho ít phát đạn là xong, dằn mặt thiên hạ. Nhưng chờ hoài, lại chẳng thấy chi. Vài bao cát đă có cỏ mọc xanh mà cũng chưa thấy bắn quận Cán. Người ta lại đồn gia đ́nh quận Cán “chạy thuốc” rồi, chạy vô tận Đà Nẵng lận. Một bà tướng nào đó, vốn hay đi chùa, ưa chuyện từ bi hỉ xă, nên gia đ́nh quận Cán lại nhờ “quí thầy” xin giúp. Do đó, mới xảy ra chuyện pháp trường cát bị bỏ hoang. Hơn nửa năm sau, khi tôi đă nhập ngũ rồi về phép, đi ngang bùng binh, thấy pháp trường đă dẹp bỏ. Người ta lại trồng hoa. Cũng may, không bắn ai tại đây nên hoa ở bùng binh không bị vấy máu. Như vậy có phải đời đẹp hơn chăng?!

    Lại mới đây, khi mấy bài “Kể chuyện tết Mậu Thân” của tôi đăng trên SaigonNhỏ, ấn bản Hoa Thịnh Đốn, th́ ông Tôn Thất X., hiện ở Virginia, nhờ một người quen của tôi, xin số điện thoại, gọi cho tôi, muốn nói chuyện với tôi để kể thêm một đôi điều, viết thêm cho độc giả. Ông Tôn Thấ X là sĩ quan ty ANQĐ Thừa Thiên Huế, thời kỳ trước và sau tết Mậu Thân.

    Ông Tôn Thất X đoan chắc với tôi ông Đoàn Công Lập, trưởng ty Cảnh Sát lúc đó, không phải là Dziệt Cộng như Liên Thành nói. Tuy nhiên, sau tết Mậu Thân, ông Đoàn Công Lập bị giam trong lao Thừa Phủ. Tội ǵ?

  4. #4
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Cháy Nhà Ra Mặt Chuốt (Tiếp)

    Trong bài 1, tôi có nói qua ông nầy, là người đến ăn tiệc ở nhà tôi tối 30 tết.

    Như nhiều người, khoảng đầu kháng chiến chống Pháp, 1947, 48, ông Lập c̣n thanh niên, chưa vợ, theo kháng chiến một thời gian, rồi bỏ về. Chuyện nầy ai ai cũng giống nhau, không có chi đặc biệt để bàn tới. Về thành, ông đi lính quốc gia, vào đảng Đại Việt. Năm 1954, theo hiệp định Genève 1954, quân đội miền Nam giảm thiểu quân số xuống 150 ngàn người. Những người có màu sắc đảng phái, Đại Việt như Đoàn Công Lập, (cấp bậc lúc bấy giờ là hạ sĩ nhứt), được “ưu tiên” giải ngũ. Thất nghiệp, văn không cao, vũ không giỏi, ông sống lêu bêu một thời gian, nhờ vào bà vợ đảm đang, làm y tá ở bệnh viện Gia Hội. Thời kỳ khi ông luật sư Lê Trọng Quát được “cậu” Cẩn giao lại cho xử dụng cái nhà in của Nha Thông Tin Trung Việt, trước kia là bộ phận ấn loát báo Mùa Lúa Mới của ông Vơ Thu Tịnh, và báo Rạng Đông của giáo sư Lê Hữu Mục, để ông luật sư Quát làm báo Công Dân th́ Đoàn Công Lập làm phóng viên thể thao cho báo nầy, viết lại các cuộc tranh tài bóng tṛn, bóng chuyền ở Huế, v.v… Theo tôi nghĩ, làm báo khó sống, lại báo ở Huế, lại chỉ viết ít ỏi mục thể thao, có lẽ tiền nhuận bút đủ hút thuốc lá, uống càphê, khỏi ngữa tay xin vợ.

    Sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ, nhiều người trong đảng Đại Việt đời được lên hương. Riêng Đoàn Công Lập h́nh như bị bỏ quên. Năm 1965, một hôm ông Hà Thúc Kư về Huế, Đoàn Công Lập đoán biết được bèn đón “Anh Cả” ở phi trường Phú Bài, chào hỏi rồi than văn phận ḿnh. Theo đảng, khổ v́ đảng bao nhiêu năm nay mà có được ǵ đâu. “Anh Cả” thương t́nh. Đó là động lực quan trọng đem lại cho Đoàn Công Lập chức trưởng ty Cảnh Sát. Chức nầy tương đương ngạch quận trưởng như quận Cán, quận Lại nói ở trên. Lo cho tương lai, Đoàn Công Lập xin gia nhập hẵn ngành Cảnh Sát khi đang tại chức. Pḥng nhân huấn tổng nha thuận trả cho ông ngạch quận trưởng, theo đúng tiêu chuẩn bằng cấp là ông phải nộp bằng cử nhân (khoa ǵ cũng được). Ông làm ǵ có bằng đó. Tổng Nha hạ thấp tiêu chuẩn bằng cấp xuống, thay v́ cử nhân th́ bằng tú tài cũng được. Ông cũng không có bằng đó. Sau Tổng Nha cho vào ngạch biên tập viên, với điều kiện có bằng trung học đệ nhứt cấp. Ông cũng chịu thua luôn.

    Tết Mậu Thân, Dziệt Cộng mới chiếm Kho Y Dược (phía sau ty Cảnh Sát), chưa vào được bên trong ty, th́ ông ta cùng đệ tử tên T., cho phá kho súng lục (Smith and Wesson), lấy đem bán (bán cho ai?). CIA biết ngay việc làm phi pháp nầy. Tướng Loan, tổng giám đốc Cảnh Sát, sau khi t́nh h́nh tạm yên, từ Saigon ra thăm Huế và điều tra vụ nầy Kết quả: trung tá Dương Quang Tiếp, ra thay Đoàn Công Lập làm trưởng ty. (Bấy giờ trung úy Liên Thành là phó ty phụ trách ngành cảnh sát đặc biệt) Anh Tôn Thất X biết ông Đoàn Công Lập ở trong lao Thừa Phủ c̣ lẽ là v́ vụ súng ống nầy. Ông T. đệ tử ông Lập th́ không can ǵ cả, gốc là phó thẩm sát viên, sau được học biên tập viên khóa đặc biệt, ra trường mang loon đại úy, c̣n ông Lập ở tù mấy tháng th́ xù.

    Có phải v́ việc nầy mà ông Đoàn Công Lập ra khỏi Đại Việt không th́ tôi không biết. Sau đó, ông vào đảng Công Nông của ông Trần Quốc Bửu. Ở đảng mới, Đoàn Công Lập cũng có uy thế lắm. Khoảng năm 1971 hay 72 ǵ đó, ông Lập có hẹn gặp một người quen của “tôi” (anh Tôn Thất X.) ở trụ sở Liên Đoàn Lao Công Việt Nam của ông Bửu, khi anh ấy nhờ ông Lập xin cho anh đổi trường, đang dạy ở Tam Kỳ xin về Huế. Ông Lập dẫn anh ấy gặp ông bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục. Nhờ ông Lập nói giùm, ông Viên gật đầu một cái là xong.

    Khi Dziệt Cộng tấn công Huế rồi Đà Nẵng hồi tháng Ba -1975, ông Lập bỏ gia đ́nh chạy tháo thân vào Saigon. Ông có ghé lại nhà tôi (tác giả) nhưng tôi đă “đóng tiền đi ở tù” rồi. Chưa được bao lâu, công an Thừa thiên Huế vào tận Saigon bắt ông Lập đem về ngoài ấy, giam ở lao Thừa Phủ. Ông trốn nhà lao, lại vào Saigon. Khi vụ nổ kho đạn Long B́nh xảy ra (đầu năm 1977?), công an tăng cường hoạt động, lại nắm trúng Đoàn Công Lập lần nữa. Ông lại được tha, nhưng theo bà vợ ông (vợ lớn), khi vừa về đến nhà th́ ông tắt thở, có lẽ Việt Cộng tha ông để khỏi tốn cái ḥm.

    Trước tết Mậu Thân khoảng vài năm, có ông thầy bói tướng số tử vi mở văn pḥng gần vườn hoa Đông Ba coi hay lắm, nhất là về mồ mả ông bà th́ y như chụp h́nh ngôi mộ cho khách hàng thấy vậy. Vậy là mấy ông lớn, bà lớn đua nhau đi xem, coi thử con đường danh phận vinh hoa như thế nào. Thế rồi tới tết Mậu Thân, ông thầy bói biến thành tên… Dziệt Cộng, chỉ huy một tiểu đoàn. Bấy giờ thiên hạ mới tá hỏa ra. Có người bạn thân hỏi tôi: “Nầy, “ông” coi. Vậy là bao nhiêu ông tướng, ông tá khi đi xem bói đă đem hết bí mật quân sự báo cho Dziệt Cộng biết cả rồi?”

    Cũng c̣n nhiều Dziệt Cộng nằm vùng khác nữa, nhưng ngụy trang kỹ lắm, măi tới sau tháng Tư - 1975, bọn nầy mới hiện h́nh thành những Việt Cộng đực, Việt Cộng cái. Nhưng tới lúc đó th́ nước đă mất, c̣n ǵ để nói nữa. C̣n như ai muốn biết, xin hẹn bài sau, tôi sẽ kể thêm.

    Nhiều người sinh ra và lớn lên ở Huế, nhưng chẳng biết ǵ về người Huế cả. Một là v́ họ ít học, ít suy nghĩ, hoặc v́ một chút danh lợi nào đó, mà quên mất hoặc không cần biết tới những người sống chung quanh ḿnh, người cùng quê hương bản quán với ḿnh, nên có những hành động sai trái, độc ác, tàn nhẫn với người đồng hương, thậm chí cả những người bà con thân thích, bạn bè hay với cả bậc sinh thành, cha mẹ thầy cô, v.v...

    Trường hợp anh em nhà Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân là những ví dụ điển h́nh.

    Hai ông họ Hoàng nầy thuộc ḍng quan, quan to mà lại nổi tiếng trong triều, là ông Hoàng Hữu Bính. Khi nhà Nguyễn suy tàn, nước mất nhà tan, th́ ḍng họ Hoàng nầy, cũng giống như hàng quan lại cuối đời nhà Nguyễn, sau khi Tây đô hộ, cũng suy tàn theo. Đó là mối “thù nhà nợ nước” chung cho nhiều người. Ḍng dơi tôi cũng vậy. Nội tổ tôi làm quan thái y trong triều Thành Thái. Khi vua Thành Thái bị đày, nội tổ tôi lui về quê làm thầy thuốc. Ḍng họ gia đ́nh tôi cũng suy tàn từ đó.

    Thân phụ hai ông họ Hoàng cũng là con nhà quan, lớn lên vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, lúc chữ Nho cũng suy tàn theo thời thế. Nói như Trần Tế Xương th́ “Cái học nhà Nho đă hỏng rồi,...” Trần Tế Xương thủ phận, tự bảo “Biết vầy thuở trước đi làm quách, chẳng kư không thông cũng cậu bồi.” Bố hai ông họ Hoàng gặp thời thế thay đổi mà không thay đổi theo kịp. Ông cũng không thông chữ Nho trong khi “nhà Nho đă hỏng rồi”. Chữ Tây cũng không rành v́ chưa kịp chạy theo thời mới, nên cuối cùng, khi bác sĩ Phan Văn Hy về làm giám đốc bệnh viện Quảng Trị, mở các lớp y tá, hộ sinh th́ ông bố hai ông họ Hoàng đành phải học lớp y tá nầy. Ông mang cái mặc cảm và thù hận người đời v́ con nhà quan lớn mà thua sút, không bằng người. Lương tiền ít ỏi, ông phải dùng gia sản, đất ruộng cha ông để lại mà nuôi con. Cái mặc cảm thù hận của người cha ảnh hưởng tới các con không ít. V́ vậy, người ta không lạ ǵ khi biết Tường, Phan luôn luôn hằn học, thù ghét người khác, để đến nỗi trở thành những tên đồ tể trong tết Mậu Thân.

    Ngày nay, Tường cố chạy tội làm đao thủ phủ hồi tết năm đó. Việc đó, kẻ nói có, người bảo không, v́ người th́ thương người th́ ghét Tường cho nên tôi không muốn bàn tới, nhưng chỉ riêng việc y gọi những người bị giết hồi Tết Mậu Thân là “những con rắn độc” th́ không riêng ǵ tôi mà không ít người cảm thấy ghê sợ con người có miệng lưỡi như thế!

    Ai là những con rắn độc?

    Đó là những người bị giết, bị chôn sống hồi ấy.

    Đó là ông Nguyễn Khán, giáo sư Pháp văn trường Quốc Học, là thầy dạy tôi cũng như Tường và Phan, là ông già thân phụ ông Đề ở làng Phú Xuân, là cô Hoàng thị Tâm Túy bán bánh kẹo ở cửa bắc chợ Đông Ba, là anh học tṛ kỹ thuật 17 tuổi, em vợ Hoàng Thanh Tùng, là cụ Vơ Thành Minh, người dựng lều thổi sáo bên bờ hồ Léman ở Thụy Sĩ năm 1954, đấu tranh cho ḥa b́nh Việt Nam, vào lúc hội nghị Genève 1954 đang họp ... và c̣n biết bao nhiêu người khác nữa. Ông Tường dạy môn Việt Văn cho học tṛ các lớp đệ nhị ở trường Quốc Học, ông đào đâu ra những thứ hận thù đó trong văn chương Việt Nam để truyền thụ, để mê hoặc đám học tṛ ấy, để chúng làm chỉ điểm cho Dziệt Cộng hồi tết Mậu Thân, để nay đám nầy hiện định cư ở Mỹ, ở Cali, ở Boston, vẫn c̣n ca ngợi Tường và sẵn sàng làm chỉ điểm một lần nữa, trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại...

    Nói không thành có, nói có thành không. Cách nói như thế người Việt thường gọi là miệng lưỡi con rắn độc. Vậy th́ ai là con rắn độc? Những người bị giết oan hồi ấy hay chính con rắn độc là kẻ “ngậm máu phun người” Nói như thế hẵn độc giả biết quá rơ ai là ai?

  5. #5
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    Nguyễn văn Cán

    Hoàng Long Hải viết sai rồi .
    Nguyễn văn Cán không phải học luật 3 năm mà học băng .
    Hồi đó Cha Luận mở Đại học Luật khoa cho Huế, đồng thời mở thêm khoa "Năng Lực Luật học" 2 năm, dạy ban đêm ở Trường Quốc Học Huế . Nguyễn văn Cán theo học Khoa nầy . Xong năm thứ hai, Viện Đại học Huế đặc cách cho Khoa Năng Lực Luật theo học năm thứ 3 Đại học Luật . Sau năm thứ 3 th́ bằng Cử Nhân Luật . Kỳ thi tốt nghiệp, Nguyễn văn Cán sợ rớt phải đem bài vào cóp nên mặc sắc phục Cảnh sát (khi đo là Trung Tá Quận trưởng Hữu Ngạn) và mang súng để giám thị e-dè .
    Hồi Tết Mậu Thân có Đại Tá Phan đ́nh Thứ (tức là Lam Sơn) kẹt ở Huế nhưng nhờ mặc thường phục nên VC không nhận ra . Sau Tết Ông Lam Sơn nhứt định đ̣i Ông Tỉnh Trưởng là Thiếu Ta Phan văn Khoa phải xử bắn Quận Cán .

  6. #6
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Quote Originally Posted by nguyenthiep View Post
    Hoàng Long Hải viết sai rồi .
    Nguyễn văn Cán không phải học luật 3 năm mà học băng .
    Hồi đó Cha Luận mở Đại học Luật khoa cho Huế, đồng thời mở thêm khoa "Năng Lực Luật học" 2 năm, dạy ban đêm ở Trường Quốc Học Huế . Nguyễn văn Cán theo học Khoa nầy . Xong năm thứ hai, Viện Đại học Huế đặc cách cho Khoa Năng Lực Luật theo học năm thứ 3 Đại học Luật . Sau năm thứ 3 th́ bằng Cử Nhân Luật . Kỳ thi tốt nghiệp, Nguyễn văn Cán sợ rớt phải đem bài vào cóp nên mặc sắc phục Cảnh sát (khi đo là Trung Tá Quận trưởng Hữu Ngạn) và mang súng để giám thị e-dè .
    Hồi Tết Mậu Thân có Đại Tá Phan đ́nh Thứ (tức là Lam Sơn) kẹt ở Huế nhưng nhờ mặc thường phục nên VC không nhận ra . Sau Tết Ông Lam Sơn nhứt định đ̣i Ông Tỉnh Trưởng là Thiếu Ta Phan văn Khoa phải xử bắn Quận Cán .
    Có thể ông Hoàng Long Hải không nhớ rơ chi tiết đó.
    Nhưng vào khoảng thời gian Mậu Thân, th́ Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quận không thể có cấp Trung Tá. Chú tôi, trước là Thẩm Sát Viên Thượng Hạng, chuyển qua Trung Úy Cảnh Sát, đă đảm trách Chỉ Huy Truởng CSQG Quận 2 bên kia sông Hương. Thời đó, có lẽ Quận Cán chỉ có ngạch Biên Tập, mang 1 hoa cúc là cao. V́ Liên Thành, khi làm CHT Cảnh Sát Huế, cũng mang cấp Đại Úy mà thôi.

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    * Xin Bổ sung :

    * Mậu Thân 1968 : Anh Liên Thành mới chỉ là Trung uư : Phó trưởng ty Cảnh sát thôi !
    Trưởng ty Cảnh sát Huế ( Dân sự) Việt Cộng nằm vùng ! do các Chức sắc Phật Giáo tiến cử ! Sau Mậu Thân bị Tướng Nguyễn Ngọc Loan tống giam , nhưng rồi phải thả ! V́ phe Trí Quang quá mạnh !


    * Sau 1975 Tôn Thất Dương Tiềm là Trưởng ty Giáo Dục B́nh Trị Thiên ( Quảng B́nh -Quảng Trị -Thừa Thiên )

    Trước Tết Mậu Thân tên Trưởng ty đầy Anh Liên Thành lên Nam Đông ! Anh Liên Thành suưt chết trong Tết Mậu Thân !

    Sau 30.4.1975 , Tên Trưởng Ty vào Sài G̣n , cộng tác với Công An CS trấn áp tất cả các phong trào Phục Quốc tại Sài G̣n , bằng cách vào Khám Chí Hoà thả các tội phạm h́nh sự huấn luyên cấp tốc thành Công An Mật ! Sau đó trà trộn vào các Tổ chức Phục Quốc ! Cung cấp tin cho Công an và Quân đội Việt Cộng để trấn áp !

    Thế mà không hiểu tại sao ! Hiện giờ Hắn sống tại Canada !

    Đụng đến Hắn là đụng thứ thiệt ! Giây mơ rễ má tùm lum : Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất trước 1975 , đảng Đại Việt trước 1975 !

    Ngay Anh Liên Thành cũng chưa chắc dám đụng Hắn ! V́ sẽ có nhiều người nhảy ra bênh vực v́ mặt mũi của " Phật Giáo VN" và Đại Việt !

    **Nguời Việt Hải Ngoại một số không ít vẫn giữ Tật Xấu là V́ " Mặt Mũi của Tôn Giáo ! " và "Mặt mũi Đảng phái Đoàn thể !" mà không bao giờ chịu chấp nhận Sự Thật ! Nguỵ biện là để " Đoàn Kết Chống Cộng !" Kết quả là nguyên nhân chính mà 38 năm qua Nguời Hải Ngoại chia rẽ ! phân hoá ! Để rồi Cộng sản dễ dàng lợi dụng , mua chuộc !

    Chỉ khi nào người Việt Hải ngoại chịu chấp nhận Sự Thật : Tu Sĩ Tôn Giáo và Tôn Giáo là hai cái khác nhau ! " Chiếc Áo không làm nên Thầy tu "

    Phương Châm Đường lối của các Đảng Phái Quốc gia và nguời sáng lập là Quang Minh Chính Đại , Nhưng những người lănh đạo sau đă làm tầm bậy , v́ đam mê quyền lực , phe phái bè cánh ! Để rồi CS lợi dụng xâm nhập ! Trước 1975 hay hiện nay 2013 cũng vậy thôi ! Bài học Lịch sử đau thương th́ không chịu hoc !

    * Không phải cứ đụng đến Tên Giặc Thầy chùa Thích Trí Quang là Tên Trần Kiêm Đoàn Bắc Cali nhảy dựng lên ,nào là xưng cựu sĩ quan QLVNCH , "Tiến sĩ " Cựu Liên đoàn trưởng Gia đ́nh Phật tử ở Thôn quê Huế 1963 Đấu tranh lật đổ chế độ độc tài gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm , đấu tranh "tự do -dân chủ -dân quyền" 1966 ???, cựu giáo sư trung học ( cấp 2 ) Nguyễn Tri Phương Huế ,bù la bù loa là nhục mạ Phật Giáo Việt Nam ! Phá hoại tinh thần đoàn kết chống Cộng ! Gây chia rẽ người Việt Hải Ngoại !

    Ngu hết chỗ nói !

    Thế mà Tôi thấy h́nh Hắn chụp : Huynh trưởng mặc Áo , đội nón Gia đ́nh Phật tử , tham gia Giảng dạy khoá Huynh trưởng tại Nam Cali , trên báo Phật Giáo Quốc nội !!!!!

    Kiến thức Phật Pháp th́ quá dốt ! Tư tưởng , Tư tưởng bá láp ! Bất Hạnh cho các Em Nam Cali tham gia học khoá Huynh trưởng !Hắn đầu độc th́ có !

    Đấu tranh lật đổ chế độ độc tài gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm , đấu tranh "tự do -dân chủ -dân quyền" 1966 ??? Sao không nói Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 luôn đi !

    Không dám nói sao ! Thế mà đi Thủ đô Hà Lội Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm thơ : Ca ngợi Anh Bộ Đội Cụ Hồ !!!!

    Đẹp mặt Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà quá há ! Thế mà dám dạy đời Thiên hạ :"Phá hoại tinh thần đoàn kết chống Cộng ! Gây chia rẽ người Việt Hải Ngoại ! "

    Thật là Tội nghiệp cho các Em Gia đ́nh Phật tử Nam Cali !

    Đây cũng là một bài học cho người Việt Hải ngoại luôn ! Thấy Sĩ quan VNCH là bao che , dấu diếm v́ sợ nhục QLVNCH ! Ngu hết chỗ nói !

    TRẦN KIÊM ĐOÀN CHỈ LÀ GIÁO CHỨC ĐI THỤ HUẤN SĨ QUAN THỦ ĐỨC RỒI ĐEO LON CHUẨN UƯ BIỆT PHÁI VỀ DẠY HỌC , THỜI GIAN LÊN TRUNG UƯ BIỆT PHÁI !

    Thế mà thấy cái mác Trung uư QLVNCH , là người Việt hải ngoại bao che liền !

    Thế th́ làm sao mà dám đụng đến tên giặc thầy chùa : Thích Trí Quang , hay Linh mục Phan Khắc Từ hoặc "Ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn khả kính " hiện nay đây ?

    Chỉ cần đụng đên "Ngài" Hồng Y Phạm Minh Mẫn là Ông Trúc Vơ cựu Sĩ Quan QLVNCH , ở Bắc Cali thành viên Vietland nhảy dựng lên rồi ! Thế th́ trách Trần Kiêm Đoàn làm ǵ cho mệt !

    Cùng là Chiến hữu QLVNCH cả mà ! Anh Em với nhau hết ! Thế th́ làm Vịt Kiều yêu nước luôn đi ! Việt Nam Cộng Hoà đă bị khai tử , Lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ cũng đă bị khai tử ngày 30.4.1975 rồi , tất cả chỉ là Dĩ Văng ! Ngày nay Quốc Kỳ Cờ Đỏ Sao Vàng mới là Quốc kỳ của Dân tộc Việt Nam ! Chống Cộng làm ǵ cho Mệt ! Làm Vịt Kiều Yêu nước" sướng hơn !
    Con Gái Việt Nam hiện nay trẻ đẹp lại mê mác Việt Kiều ! Làm Dzịt Kiều Yêu Nước sướng hơn nhiều !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 11-02-2013 at 04:33 PM.

  8. #8
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Quote Originally Posted by Nguyen Hung Kiet View Post
    * Xin Bổ sung :

    * Mậu Thân 1968 : Anh Liên Thành mới chỉ là Trung uư : Phó trưởng ty Cảnh sát thôi !
    Trưởng ty Cảnh sát Huế ( Dân sự) Việt Cộng nằm vùng ! do các Chức sắc Phật Giáo tiến cử ! Sau Mậu Thân bị Tướng Nguyễn Ngọc Loan tống giam , nhưng rồi phải thả ! V́ phe Trí Quang quá mạnh !


    * Sau 1975 Tôn Thất Dương Tiềm là Trưởng ty Giáo Dục B́nh Trị Thiên ( Quảng B́nh -Quảng Trị -Thừa Thiên )

    Trước Tết Mậu Thân tên Trưởng ty đầy Anh Liên Thành lên Nam Đông ! Anh Liên Thành suưt chết trong Tết Mậu Thân !

    Sau 30.4.1975 , Tên Trưởng Ty vào Sài G̣n , cộng tác với Công An CS trấn áp tất cả các phong trào Phục Quốc tại Sài G̣n , bằng cách vào Khám Chí Hoà thả các tội phạm h́nh sự huấn luyên cấp tốc thành Công An mật ! Sau đó trà trộn vào các Tổ chức Phục Quốc ! Cung cấp tin cho Công an và Quân đội Việt Cộng để trấn áp !

    Thế mà không hiểu tại sao ! Hiện giờ Hắn sống tại Canada !

    Đụng đến Hắn là đụng thứ thiệt ! Giây mơ rễ má tùm lum : Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất trước 1975 , đảng Đại Việt trước 1975 !

    Ngay Anh Liên Thành cũng chưa chắc dám đụng Hắn ! V́ sẽ có nhiều người nhảy ra bênh vực v́ mặt mũi của " Phật Giáo VN" và Đại Việt !

    **Nguời Việt Hải Ngoại một số không ít vẫn giữ Tật Xấu là V́ " Mặt Mũi của Tôn Giáo ! " và "Mặt mũi Đảng phái Đoàn thể !" mà không bao giờ chịu chấp nhận Sự Thật ! Nguỵ biện là để " Đoàn Kết Chống Cộng !" Kết quả là nguyên nhân chính mà 38 năm qua Nguời Hải Ngoại chia rẽ ! phân hoá ! Để rồi Cộng sản dễ dàng lợi dụng , mua chuộc !

    Chỉ khi nào người Việt Hải ngoại chịu chấp nhận Sự Thật : Tu Sĩ Tôn Giáo và Tôn Giáo là hai cái khác nhau ! " Chiếc Áo không làm nên Thầy tu "

    Phương Châm Đường lối của các Đảng Phái Quốc gia và nguời sáng lập là Quang Minh Chính Đại , Nhưng những người lănh đạo sau đă làm tầm bậy , v́ đam mê quyền lực , phe phái bè cánh ! Để rồi CS lợi dụng xâm nhập ! Trước 1975 hay hiện nay 2013 cũng vậy thôi ! Bài học Lịch sử đau thương th́ không chịu hoc !

    * Không phải cứ đụng đến Tên Giặc Thầy chùa Thích Trí Quang là Tên Trần Kiêm Đoàn Bắc Cali nhảy dựng lên nào là xưng cựu sĩ quan QLVNCH , "Tiến sĩ " Cựu Liên đoàn trưởng Gia đ́nh Phật tử ở Thôn quê Huế 1963 Đấu tranh lật đổ chế độ độc tài gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm , đấu tranh "tự do -dân chủ -dân quyền" 1966 ???, cựu giáo sư trung học ( cấp 2 ) Nguyễn Tri Phương Huế bù la bù loa là nhục mạ Phật Giáo Việt Nam ! Phá hoại tinh thần đoàn kết chống Cộng ! Gây chia rẽ người Việt Hải Ngoại

    Ngu hết ychỗ nói !

    Thế mà Tôi thấy h́nh hắn Chụp : Huynh trưởng mặc Áo , đội nón Gia đ́nh Phật tử , tham gia Giảng dạy khoá Huynh trưởng tại Nam Cali , trên báo Phật Giáo Quốc nội !!!!!

    Kiến thức Phật Pháp th́ quá dốt ! Tư tưởng , Tư tưởng bá láp ! Bất Hạnh cho các Em Nam Cali tham gia học khoá Huynh trưởng !Hắn đầu độc th́ có !

    Đấu tranh lật đổ chế độ độc tài gia đ́nh trị Ngô Đ́nh Diệm , đấu tranh "tự do -dân chủ -dân quyền" 1966 ??? Sao không nói Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 luôn đi !

    Không dám nói sao ! Thế mà đi Thủ đô Hà Lội Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm thơ : ca ngợi Anh Bộ Đội Cụ Hồ !!!!

    Đẹp mặt Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà quá há ! Thế mà dám dạy đời Thiên hạ :"Phá hoại tinh thần đoàn kết chống Cộng ! Gây chia rẽ người Việt Hải Ngoại ! "

    Thật là Tội nghiệp cho các Em Gia đ́nh Phật tử Nam Cali !

    Đây cũng là một bài học cho người Việt Hải ngoại luôn ! Thấy Sĩ quan VNCH là bao che , dấu diếm v́ sợ nhục QLVNCH ! Ngu hết chỗ nói !

    TRẦN KIÊM ĐOÀN CHỈ LÀ GIÁO CHỨC ĐI THỤ HUẤN SĨ QUAN THỦ ĐỨC RỒI ĐEO LON CHUẨN UƯ BIỆT PHÁI VỀ DẠY HỌC , THỜI GIAN LÊN TRUNG UƯ BIỆT PHÁI !

    Thế mà thấy cái mác Trung uư QLVNCH , là người Việt hải ngoại bao che liền !

    Thế th́ làm sao mà dám đụng đến tên giặc thầy chùa : Thích Trí Quang , hay Linh mục Phan Khắc Từ hoặc "Ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn khả kính " hiện nay đây ?

    Chỉ cần đụng đên "Ngài" Hồng Y Phạm Minh Mẫn là Ông Trúc Vơ cựu Sĩ Quan QLVNCH , ở Bắc Cali thành vien Vietland nhảy dựng lên rồi ! Thế th́ trách Trần Kiêm Đoàn làm ǵ cho mệt !
    Cùng là Chiến hữu QLVNCH cả mà ! Anh Em với nhau hết ! Thế th́ làm Việt Kiều yêu nước luôn đi !

    Đọc Bên Thắng Cuộc của Việt Cộng Huy Đức (cuối trang 41, đầu trang 42, bản khổ lớn PDF)
    Để biết Trần Kiêm Đoàn không chỉ là loại thanh niên quyết tử đâu, y c̣n là cán bộ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản HCM(Bí Thư Đoàn của Trường NTP, có thể là đảng viên đảng CSVN)


    Trích:

    Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri Phương Trần Kiêm Đoàn được Thành
    đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường Đồng Khánh
    , dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi,
    Thành đoàn ra lệnh: “Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. Ông Đoàn kể: “Tụi tôi hồi hộp: Mỹ quay
    lại hay binh lính Sài G̣n nổi dậy? Tới 3 giờ sáng th́ mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi c̣n trẻ, hào hứng với những
    cái mới nên nghe nói một đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái ǵ đó tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu
    đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”.
    Nhưng, tới trưa, theo ông Trần Kiêm Đoàn: “Đi đâu cũng thấy dân kêu gào thất vọng. Ba giờ chiều, tôi tranh thủ về
    nhà, thấy vợ ngồi thẫn thờ, nước mắt lưng tṛng: Anh! Ḿnh trắng tay rồi!”. Mỗi gia đ́nh chỉ được đổi tối đa 100 ngh́n
    tiền Sài G̣n trong khi tiền mặt trong nhà vẫn c̣n tới gần mười triệu. Không chỉ nhà ông Đoàn, nhiều gia đ́nh buôn bán ở
    cửa Đông Ba, hàng xóm của ông, cũng đang kêu khóc.
    Những người càng tin tưởng vào chế độ mới càng mất mát lớn hơn, v́ khi chiến tranh kết thúc, họ đă đào vàng lên
    bán, lấy vốn kinh doanh. Ông Đoàn kể: “Tôi trở về Đại Nội. Một vị chỉ huy lực lượng đổi tiền biết chuyện kêu lại nói:
    ‘Muốn đổi bao nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi có ai th́ kêu họ đổi luôn’. Tôi về lấy tiền và móc nối với
    mấy người trong xóm. Đúng là đổi bao nhiêu cũng được thật”.


    Hết trích

  9. #9
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    Có thể ông Hoàng Long Hải không nhớ rơ chi tiết đó.
    Nhưng vào khoảng thời gian Mậu Thân, th́ Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quận không thể có cấp Trung Tá. Chú tôi, trước là Thẩm Sát Viên Thượng Hạng, chuyển qua Trung Úy Cảnh Sát, đă đảm trách Chỉ Huy Truởng CSQG Quận 2 bên kia sông Hương. Thời đó, có lẽ Quận Cán chỉ có ngạch Biên Tập, mang 1 hoa cúc là cao. V́ Liên Thành, khi làm CHT Cảnh Sát Huế, cũng mang cấp Đại Úy mà thôi.
    Ông Thẩm sát viên nầy tên ǵ nói th́ tôi biết ngay . Quận Cán mang 2 bông cúc . Khi thoát chết (vụ bi xử) vào Saigon, Quận Cán có gặp tôi th́ đă 3 bông cúc , hắn nh́n tôi e thẹn .
    Sau 1975 th́ h́nh như hắn có đi học tập và trốn anh em luôn .

  10. #10
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Cám ơn Anh Tự Do Cho Việt Nam !
    Anh đă cung cấp Tư liệu quí về tên Ma Giáo Việt Gian Trần Kiêm Đoàn này !

    Sau 30.4 .1975 Hắn là Bí Thư Chi đoàn Trường cấp II Nguyễn Tri Phương , th́ ít nhất giá chót Hắn phải là Đối tượng Đảng , có nghĩa là chuẩn bị Kết nạp vào Đảng .

    Điều này chứng tỏ Hắn đă hoạt động bí mật cho Việt Cộng trước 1975 ! Có nghĩa là Hắn đă man khai Lư lịch khi nhập cư vào Mỹ !

    Hắn tham gia biểu t́nh cái tṛ gọi là mùa Pháp nạn 1963 , Tự Do Dân Quyền Biến Động Miền Trung 1966, th́ làm sao mà thoát được Tổng nổi dậy Mậu Thân 1968 đây ?

    Thế mà ngày hôm nay Hắn vẫn xưng cựu Sĩ quan QLVNCH , Cư sĩ Phật Giáo , Huynh trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam ... Chùa Điếu Ngự Nam Cali vẫn mời Hắn ????

    Các Khoá Huấn Luyện Huynh trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam tại Cali vẫn mời Hắn ?????

    Cách đây 2 năm tại Vietland này , Điều Hành Viên Phan Thanh Khải đă Post quảng cáo Chương tŕnh Tu học Hè của Chùa Điếu Ngự 2011 :
    Trong đó có Giảng dạy cho các Em Gia Đ́nh Phật tử Nam Cali : " Mùa Pháp nạn 1963 " và "Tự Do Dân Quyền" Biến Động Miền Trung 1966 ????????

    Làm sao Cộng đồng Nam Cali không nát bét đây trời ???

    Ngoài miệng : " Đoàn kết Chống Cộng , không chia rẽ người Việt Hải Ngoại "

    Đúng là Bọn Khẩu Phật Tâm Xà !



    Đây là Lư do mà 5 năm nay Tôi cũng chẳng thiết tha về Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại , mà chỉ tập trung lo cho Quốc Nội nhiều hơn !

    ***Nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2003 đă nói rơ :

    " Little Sài G̣n Nam Cali của bọn Phản động ,chỉ là một toà Lâu đài xây trên Cát ! "



    Các Anh Chị Em suy nghĩ có Đúng Không ??

    Tôi thấy Đúng 101% ! Cộng Sản Mafia VN không ngu dốt đâu ! mà Cực kỳ Đại Ma giáo !

    C̣n Thung lũng Hoa Vàng San Jose Bắc Cali th́ sao đây ? Cũng là một mớ ḅng bong luôn !

    Nghĩ mà buồn !! Bao giờ nguời Việt Hải ngoại học mới được bài học : Tự Do- Công Lư và Sự Thật đây Trời !

    Chỉ v́ Mặt Mũi Tôn Giáo ḿnh và sợ nhục QLVNCH ! Mà dẫn đến Thảm cảnh bị bọn Đại Ma giáo Cộng Sản Mafia VN nó
    Bất chiến tự nhiên thành !
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 12-02-2013 at 02:50 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 09-02-2012, 12:56 PM
  2. Replies: 24
    Last Post: 25-10-2011, 11:14 AM
  3. Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-04-2011, 09:40 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 21-03-2011, 01:52 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •