Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: Công và Tội?
VNCH - Mở mang kinh tế trong hoàn cảnh chiến tranh
Thanh Dũng
Mặc dù chiến cuộc dai dẳng, với các phần tử cộng sản triền miên phá hoại, Miền Nam tự do trong hơn 2 thập kỷ vẫn kịp xiển dương một nền kinh tế riêng, tuy quy mô c̣n khiêm tốn. Khởi sự, thời hậu Pháp thuộc để lại nền kỹ nghệ mang tính tượng trưng, thiếu cơ xưởng nhà máy chính quy lẫn nhân công lành nghề. Nền Đệ Nhất Cộng Hoà, với các quốc sách táo bạo, kêu gọi đầu tư, đă giúp mở mang nhiều ngành kỹ nghệ. Sang Đệ Nhị Cộng Hoà th́ các ngành vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cùng nhiều dịch vụ lại gặp thời thi triển mạnh mẽ.
Đến đầu thập niên 1970, VNCH đón nhận một tin khả quan: việc phát hiện mỏ dầu Bạch Hổ. Theo dự trù của các chuyên gia, Miền Nam sẽ sản xuất ra dầu hoả từ khoảng 20 giàn khoan trễ nhất vào năm 1977, đem về cho quốc gia nguồn ngoại tệ thiết yếu. Tiếc thay, công việc dở dang th́ đại cuộc sụp đổ.
Vài nét điểm lược
Như đă nhắc bên trên, ngay từ 1957, VNCH dưới quyền điều hành của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă ban hành nhiều kế sách đầu tư mạnh mẽ, nhằm thu hút các nhà kỹ nghệ nội địa lẫn ngoại quốc bỏ vốn làm ăn. Đổi lại, chánh phủ dành cho họ nhiều ưu đăi thuế khoá, giảm lệ phí thuê mướn cơ sở, đất đai... Đây có thể nói là những quyết sách mang tầm chiến lược, tạo cơ hội phát triển chưa từng thấy cho các ngành công nghiệp nhẹ. Để đối chiếu, đến măi 1986, lúc cận kề cơn khánh tận của đường lối "kinh tế xă hội chủ nghĩa", nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại mới bắt chước "mở cửa đầu tư", vừa kịp thoát hiểm.
Ngoài kêu gọi đầu tư, có nhiều chánh sách thời Đệ Nhất Cộng Hoà đă đặt nền móng cho sự bền vững của Miền Nam hơn một thập niên sau: việc thành lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền có thẩm quyền trên những cuộc khai khẩn đất hoang, chánh yếu ở Cao nguyên Trung phần; mở Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia đặt dưới quyền Phó Tổng Thống; xin vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế; khuếch trương Quốc Gia Doanh Tế Cuộc, sau đến Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, nhằm yểm trợ giới doanh gia mới khởi nghiệp, v.v...
Trung tâm nguyên tử năng Đà Lạt, hoạt động từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà, do kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ vẽ mẫu thiết kế.
Nh́n chung đa phần dân chúng thời đó vẫn sống ở nông thôn, làm nghề nông là chánh. Qua hai lần cải cách ruộng đất, đặc biệt với chương tŕnh "Người Cày Có Ruộng" đầu thập niên 1970, chánh phủ đă chia hằng triệu mẫu ruộng cho nông phu. Đời sống dân chúng cải thiện đáng kể.
Mặc dù Miền Nam hiếm có những ngành công nghiệp nặng, nhưng tiểu thủ công nghệ phát triển mạnh. Các ngành dệt vải, kim khí điện máy khá xôm tụ. Thương mại và các hoạt động tiểu thương cũng sầm uất. Cần kể thêm thái độ của người dân. Nhiều sản phẩm nội địa được ưa chuộng, chiếm nhiều cảm t́nh như: kem đánh răng "Hynos", xà bông "Cô Ba", bột giặt "Viso"... Điều này cho thấy người tiêu thụ Miền Nam thời đó có tinh thần yểm trợ hàng nội hóa khá cao.
Một thế mạnh nữa của VNCH là thế hệ trí thức, kỹ sư, cán sự được huấn luyện kỹ lưỡng, làm việc tận tâm. Về mặt này, VNCH hoàn toàn vượt xa các lân bang cùng thời như Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore... Có thống kê cho thấy 3 trong số 4 kỹ sư trong toàn vùng khi đó là công dân Nam Việt Nam.
Cũng chính nhờ nhân lực dồi dào, khả dụng, mà buổi ban đầu VNCH đón sự bàn giao từ "mẫu quốc" một cách hữu hiệu. Giữa thập niên 1950, đang khi người Pháp bán tín bán nghi, các kỹ sư trẻ của VNCH tiếp nhận rồi... xăn tay áo điều hợp Công Ty Điện Lực CEE một cách trơn tru, bảo đảm điện năng liên tục cho Đô Thành Sài G̣n và nhiều địa phương trọng yếu. Năm 1961, kỹ sư Miền Nam tiếp tục đón nhận nhà máy thủy điện Đa Nhim từ Nhật Bổn. Từ thời này, các chuyên gia Nam Việt Nam cũng đă manh nha dự án khu chế biến lọc dầu Dung Quất ngày nay.
Nguồn chuyên viên lành nghề, mẫn cán c̣n giúp thực thi các kế hoạch, khai triển nhiều khu kỹ nghệ: Khu Kỹ Nghệ Biên Ḥa, Khu Kỹ Nghệ Phong Dinh... Ngay khi tin vui về mỏ dầu hoả ở Vũng Tàu loan ra, VNCH cũng có đủ chuyên viên để thiết lập ngay Tổng Cục Dầu Hoả.
Những thành tựu đáng kể
Trong khoảng 20 năm hiện hữu của VNCH, ngành công nghiệp nhẹ tăng khoảng 250% đến 300%. Kinh tế vẫn chánh yếu đặt trên dịch vụ (chiếm hơn 50% tổng sản lượng quốc gia). Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hoà ở phía Bắc Sài G̣n, là công tŕnh giao thông công cộng có thể nói tân tiến nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó.
Về nông nghiệp, nhờ cải tiến kỹ thuật, năm 1973 nông dân thu hoạch gần 5 triệu tấn gạo, gần đủ cho nhu cầu quốc nội. Ước lượng sang 1976 có thặng dư để xuất cảng. Cũng có kế hoạch xuất cảng tôm lên đến 30 triệu Mỹ kim năm 1975, nhưng việc chưa thành th́ cơ đồ đă mất. Ngoài ư nghĩa chánh trị và quân sự -- nhằm cô lập các phần tử cộng sản -- những Khu Dinh Điền/Khu Trù Mật có từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà là chiến lược xây dựng nông thôn hữu hiệu. Nhiều gia đ́nh khi đó được cấp đất miễn phí, được yểm trợ thêm lương thực và tài chánh trong ṿng 6 tháng. So sánh với các kế sách này, sau 1975 chương tŕnh "Kinh Tế Mới" thảm khốc v́ đảng cộng sản yểm trợ tối thiểu, lùa dân vô rừng chẳng khác nào... đem con bỏ chợ.
Xe hơi LaDalat (b́a trái) lăn bánh trước khách sạn Continental, Quận 1 Sài G̣n.
Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1970, Việt Nam Cộng Ḥa có trên 1,200 cây số đường xe lửa, khoảng 20,000 điện thoại, 50 đài phát thanh và 4 đài truyền h́nh lớn (ở Sài G̣n, Huế, Quy Nhơn và Cần Thơ....
Nhiều người từng sống ở Miền Nam trước đây có lẽ vẫn c̣n nhớ chiếc xe La Dalat, biểu tượng của công nghệ xe hơi non trẻ. Vào thời điểm này, sáng lập viên của hăng xe Hyundai (ngày nay cạnh tranh ráo riết với xe Nhật) mới là tiểu thương bên Nam Hàn. Dù lắp ráp với nhiều phụ tùng ngoại quốc, La Dalat vẫn là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhăn "Made in Vietnam", mẫu mă của riêng VN, lăn bánh trên đường phố VN. Hăng xe này hoạt động đến năm 1975 rồi cũng lụi tàn theo vận nước.
Có thể kể thêm nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961, Biên Ḥa) có lúc sản xuất giấy đủ đến 40% nhu cầu nội điạ. Hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex tŕnh làng hơn 13 triệu mét vải hằng năm. Hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên và một ở Thủ Đức cho ra ḷ hơn 540,000 tấn mỗi năm, giảm bớt ít nhiều áp lực nhập cảng vật liệu cho ngành xây dựng đang thời thịnh đạt.
Trước 1975, có 11 dàn máy tính IBM 360 hiện đại đă được đưa về Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Giáo Dục. Lúc đó, toàn vùng Đông Nam Á chỉ có Singapore sắm được vỏn vẹn... 1 chiếc máy tương tự.
Kinh tế giữa thời tao loạn
Đầu thập niên 1970, thu nhập b́nh quân đầu người của VNCH đạt khoảng $150 / năm, vượt xa các lân bang Thái, Ấn "India", Bangladesh, Pakistan... Thời đó, một sĩ quan về nhận đơn vị có mức sống tương đối ổn định, tùy theo đơn vị, lại được cấp nhà riêng trong khu gia binh, đủ gánh vác gia đ́nh. Lương tháng của một tổng trưởng có thể mua được 10 cây vàng.
Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà phát triển giữa cơn hoành hành của chủ nghĩa cộng sản. Các phần tử cộng sản nằm vùng ưu tiên sách lược khủng bố, thanh trừng, ám sát -- tất cả nhằm làm chậm đà tiến triển của Miền Nam. Với Nga Sô và Trung Cộng chống lưng, Bắc Việt tung hằng chục ngàn cán binh thiếu niên vào chiến trường mỗi năm, núp dưới những cánh rừng già mé Tây rặng Trường Sơn. Chiến cuộc leo thang gây xáo trộn xă hội, bất ổn kinh tế, khiến sản xuất đ́nh trệ. Chánh phủ về sau càng lúc càng phải nhập cảng nhiều hàng tiêu dùng, tạo ảo tưởng xă hội tiêu thụ, là nguồn cơn cho không ít bất măn.
Chương tŕnh "Cải Cách Điền Địa" là 1 trong những mục tiêu bị cộng sản quấy phá mănh liệt nhất. Đối phương hiểu rằng, nếu cải cách thành công có nghĩa mầm bất măn biến mất trong nông dân -- giới cần lao mà họ nhắm đến và liên lỉ mua chuộc. Những nỗ lực phá rối của địch quân khiến chương tŕnh này tiến triển chậm chạp hơn dự liệu. Không ít cán sự nông thôn bị ám sát. Nhiều nông phu bị cộng sản uy hiếp không dám ra mặt cộng tác với chánh phủ quốc gia...
Sự phá hoại của các lực lượng cộng sản rơ nét nhất trong trận mùa hè đỏ lửa 1972. Trên 200 cây cầu và đường sá bị huỷ hoại. Ngành cao su thiệt hại 40% doanh số v́ đất đai hoá băi chiến trường. Thêm một vấn nạn kinh tế là ḍng người di tản chạy trốn các cơn pháo kích của chiến binh cộng sản. Hằng triệu nạn nhân chiến tranh trong bao nhiêu năm khiến xă hội phân tán tài nguyên, trong khi nông thôn thiếu người canh tác.
Gánh nặng chiến tranh khiến hơn một nửa ngân sách quốc gia phải dành cho quốc pḥng. Ngân khố liên tục bị thâm hụt, chưa nói đến dự trữ chiến lược. Một hậu quả nữa là giới tư bản Tây Phương từ từ xa lánh thị trường Miền Nam, quay sang Hongkong, Đài Loan "Taiwan" và các lân bang khác để đầu tư.
Tuy vậy, chiến tranh cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm và vô số ngành dịch vụ phụ thuộc. Nửa triệu quân nhân Hoa Kỳ tiêu xài tại chỗ hằng tỉ Mỹ kim, là nguồn tiền tệ khổng lồ cho các kỹ nghệ nhà hàng, khách sạn, tiệm giặt... Dù Miền Nam thiếu mỏ sắt, các nhà máy cán thép không thiếu nhiên liệu với hàng tấn vỏ đạn, xác chiến xa, súng ống đủ loại... Phế phẩm chiến tranh trở thành nguồn nguyên liệu rẻ tiền cho ngành luyện kim dân sự cũng là một kết quả bất ngờ.
Giữa đường găy gánh
Nhu cầu chiến tranh c̣n giúp mở mang mạng lưới đường sá, cầu cống. Nhiều công tŕnh kiến trúc khang trang mở ra rộng khắp xứ sở. Hơn 4,000 cây cầu và hằng chục ngàn cây số đường tráng nhựa. Có ít nhất 4 phi trường lớn đủ sức tiếp nhận phản lực cơ đủ loại: Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Đà Nẵng, Cần Thơ. Những hải cảng chánh mở ra ở Sài G̣n, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá.
Sau 1975, một số công tŕnh này trở thành phế tích, như ở Khu Kỹ Nghệ Biên Ḥa, nơi các cơ sở xi măng, điện tử trở thành nhà hoang. T́nh cảnh bi ai tái lập ở làng đại học Thủ Đức. Đà phát triển của Miền Nam hầu như hoàn toàn đ́nh trệ. Việc xây cất gần như là zero trong suốt 15 năm đầu thời hậu chiến.
Trên thực tế, đa phần cơ sở hạ tầng VNCH có thể nói c̣n nguyên trạng. Thậm chí chúng trở thành trục xương sống của nền kinh tế Việt Nam kéo dài đến khoảng đầu thập niên 1990. Điều quan trọng hơn nữa là yếu tố con người. Dân chúng Miền Nam, vốn từng quen với nền kinh tế tự do, đă có cách phản kháng âm thầm liên lỉ của riêng họ. Qua bao năm tháng khổ nạn, qua nhiều chiêu áp chế của lề luật xă hội chủ nghĩa, dần dần cách làm ăn của Miền Nam cũ đă làm phá sản hoàn toàn chủ thuyết kinh tế của đảng cộng sản VN. Đây có lẽ cũng là con đường tương lai không xa của quê hương Việt Nam -- với hệ thống cai trị của đảng cộng sản bị đào thải một cách êm thắm -- mở đường cho cuộc cải cách chánh trị rộng răi cho toàn dân Việt.
Bookmarks