Results 1 to 9 of 9

Thread: Bên Thắng Cuộc II - Quyền Bính

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786

    Bên Thắng Cuộc II - Quyền Bính

    Bên Thắng Cuộc II - Quyền Bính
    Đă có ấn bản e-book hôm nay 13-1-2013 theo đúng dự tính .

    Mua tại đây: http://www.smashwords.com/books/view/273988



    Đọc ǵ trong Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính

    PHẦN III: DẤU ẤN NGUYỄN VĂN LINH

    Chương 12: Cởi trói

    Thời kỳ “trăng mật” của TBT Nguyễn Văn Linh, vai tṛ của ông trong việc mở ra một không gian tự do hơn cho báo chí, văn nghệ và xét lại vụ Nhân văn Giai phẩm (Những Việc Cần Làm Ngay/ Xiềng xích “Nhân văn”/ Miền Nam “giải phóng”/ Cởi ra…)

    Chương 13: Đa nguyên

    Trong ḷng xă hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhu cầu cải cách chính trị, những sửa đổi chính sách trong giáo dục đại học đă tác động tích cực đến tư duy và hành động của đội ngũ giảng viên đặc biệt là sinh viên. Trước những diễn biến ở trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng siết lại báo chí, cách chức Trần Xuân Bách, bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến khác (Cải cách ở bậc đại học/ Sinh viên và các phong trào tự phát/ Đông Âu/ Cứu chủ nghĩa xă hội/ “Đa nguyên, đa đảng”/ Cách chức Trần Xuân Bách/ Kết thúc “trăng mật” với báo giới)

    Chương 14: Khoảng cách Linh – Kiệt

    V́ sao ông Linh đưa ông Đỗ Mười lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988 thay v́ ông Kiệt. Thực chất mối quan hệ của ông Nguyễn Văn Linh và Vơ Văn Kiệt – sự khác nhau về mặt tính cách, quan niệm sống và gia đ́nh (Tại sao Đỗ Mười/ Cimexcol hay “Vụ án Dương Văn Ba”/ Hai tính cách/ Hai cuộc hôn nhân/ Ở Việt Bắc/ Bà Trần Kim Anh/ Hai người con trai/ Đi bước nữa/ Vợ (bà Phan Lương Cầm) và bạn/ Cuộc sống và ư thức hệ)

    Chương 15: Tướng Giáp

    Mối quan hệ giữa Lê Duẩn cùng những người thân cận của ông với Tướng Giáp. Sự thật vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”; Vai tṛ thực sự của Vơ Nguyên Giáp trong cuộc chiến tranh 1955-1975; Sự kiện Vịnh Bắc bộ và vụ án “chống đảng” năm 1967 (Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”/ “Cách mạng miền Nam”/ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ/ Mậu Thân và tham vọng của Lê Đức Thọ/ “Nghị quyết 21”/ Chiến dịch Hồ Chí Minh/ “Thống chế đi đặt ṿng”)

    PHẦN IV: TAM NHÂN

    Chương 16: Thị trường

    Đông Dương đă từ một chiến trường trở thành thị trường như thế nào. Những chuyển động bên trong xă hội sau khi chấp nhận kinh tế thị trường. Cách mà Chính phủ VN và người dân tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường (Tái lập ḥa b́nh/ Lạm phát & Nước hoa Thanh Hương/ Những bước đi đầu tiên/ Lược sử kinh tế tư nhân/ Học lại “kinh tế thị trường”)

    Chương 17: Tam quyền không phân lập

    Các thời kỳ xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất của “tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh”. Tranh căi và tranh chấp chính trị trong quá tŕnh h́nh thành Hiếp pháp 1992 và những thay đổi của hệ thống chính trị trong thập niên 1990 (Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp/ Quốc hội có vai tṛ hơn/ Thủ tướng và “người đứng đầu”/ Chia tỉnh/ “Công nông hoá” tư pháp/ “Bỏ Điều 4 là tự sát”)

    Chương 18: Tam nhân phân quyền

    Cho dù không chấp nhận tam quyền phân lập nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên 1990 cũng có “cân bằng và giám sát” bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Vơ Văn Kiệt (Bộ ba/ Gỡ cấm vận/ “Đa phương hóa”/ Tổng cục II/ Đất quân đội/ Hóa giá nhà/ Đường dây 500)

    Chương 19: Đại hội VIII

    Công cuộc chuyển giao thế hệ nửa cuối thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những vị lăo thành chưa muốn rời chính trường. Lần đầu tiên chiếc áo khoác phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân tuột ra để lộ tham vọng quyền lực một cách mănh liệt (Khúc dạo đầu/ “Thư gửi Bộ Chính trị”/ Vụ án Nguyễn Hà Phan/ Tam nhân tại vị/ Sức khỏe Trung ương)

    Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn

    Ông Lê Khả Phiêu là người thế nào. Ai đưa ông lên và v́ sao ông bị hạ bệ năm 2001 (Kỷ nguyên Internet/ Luân chuyển cán bộ/ “16 chữ vàng”/ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ/ Bill Clinton và Lê Khả Phiêu/ Đại hội IX)

    Chương 21: Định hướng xă hội chủ nghĩa

    Ư thức hệ được sử dụng như một quyền lực chính trị đă cản trở những cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Tiến tŕnh tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc doanh gặp khó khăn và định hướng xă hội chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến tương lai dân tộc (Quốc doanh chủ đạo/ Thị trường và lập trường/ Phan Văn Khải/ “Sân chơi” không b́nh đẳng)

    Chương 22: Thế hệ khác

    Chân dung của những nhà lănh đạo đương thời; những thay đổi về bản chất cầm quyền của Đảng cộng sản (Người kế nhiệm/ Kinh tế tập đoàn/ Nông Đức Mạnh/ “Phương án” Nguyễn Văn An/ Sở hữu toàn dân)

    Blog Osin Huy Đức

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Bên Thắng Cuộc - bản in

    Tranh luận về Giải Phóng vẫn diễn ra gay gắt trong thời gian tôi gấp rút chuẩn bị xuất bản phần II: Quyền Bính. Những ư khiến khác nhau không chỉ có trong các cộng đồng người Việt mà nổ ra ngay ở trong chính đồng nghiệp, bạn bè. Đây là một thực tế.

    Nếu một cuốn sách như Bên Thắng Cuộc vừa đưa ra đă có được đánh giá thống nhất ngay th́ tôi đă không cần phải viết cuốn sách này và không ai c̣n phải băn khoăn về một tiến tŕnh ḥa giải.

    Trong khi tranh căi cũng có không ít người không giữ được b́nh tĩnh. Văn hóa tranh luận chỉ có thể h́nh thành qua một quá tŕnh. Tác giả và cuốn sách bị chỉ trích gay gắt vẫn tốt hơn là tất cả chúng ta cùng im lặng. Bên Thắng Cuộc đề cập đến những trải nghiệm liên quan tới từng cá nhân nên giờ đây tác giả cũng phải dành quyền đánh giá nó cho bạn đọc.

    Bản in cuốn I sách Bên Thắng Cuộc sẽ có mặt ở California, Mỹ, từ ngày 14-1-2013. Tôi quyết định lùi thời gian phát hành để hiệu đính Giải Phóng nhằm đưa tới tay bạn đọc một ấn bản có thể giảm sai sót tối đa. Internet thật là mầu nhiệm, ngay sau khi bản điện tử được phát hành rộng răi trên Amazon và Smashwords, tôi nhận được rất nhiều ư kiến phê b́nh, đặc biệt được rất nhiều bạn đọc chỉ ra cho những lỗi mà tôi mắc phải.

    Có những lỗi chỉ những biên tập viên kỳ cựu trong ngành xuất bản, báo chí như anh Nguyễn Việt Long, chị Nguyễn Thu Tâm (các bạn FB của tôi) mới có thể chỉ ra. Nhà sử học Nguyễn Kỳ Phong, một chuyên gia về Chiến tranh Việt Nam, đă giúp tôi hiệu đính nhiều chi tiết liên quan đến Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Đặc biệt, một giảng viên đại học đang làm việc tại Sài G̣n, bạn Đặng Uyên Ngọc, đă bổ sung cho tôi một tư liệu quư về việc đổi tên Sài G̣n thành Thành phố Hồ Chí Minh. Tư liệu này đă được tôi bổ sung vào bản in và bản điện tử của cuốn Giải Phóng.

    Thật thú vị khi internet đă giúp tôi t́m ra thiếu tá Lê Quang Liễn nhân vật “LQL” trong bài phỏng vấn đăng trên báo Tin Sáng tháng 9-1975 (“Ngụy Quân”, Chương II Cải Tạo”). Trong bài phỏng vấn này, phóng viên Phan Bảo An đă để cho vợ (lúc đó) của Thiếu tá Liễn ca tụng “cuộc sống lành mạnh” trong trại cải tạo.

    Bài phỏng vấn (9-1975) c̣n nói thiếu tá LQL “đă bị tên tướng ngụy Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đă cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 đầu hàng quân đội giải phóng”. Trên thực tế, Thiếu tá Lê Quang Liễn và phần lớn đồng đội của ông bị bắt ở cửa biển Thuận An và ông “là người tù cuối cùng của Lữ Đoàn 147 được ra khỏi trại (12-2-1988)… sau gần 13 năm tù ngục”. Thư của thiếu tá Lê Quang Liễn viết: “Nói toàn bộ ra hàng là cố t́nh hạ nhục anh em chúng tôi khi thất thế”.

    Như tôi viết trong chương Cải Tạo, tháng 9-1975, sau hơn ba tháng các sỹ quan Việt Nam Cộng ḥa bị đưa đi “học tập” mà gia đ́nh, người thân, không hề có tin tức, Chính quyền mở một chiến dịch báo chí và động viên các trại viên viết thư về nhà. Không chỉ vợ con những người tù, mà ngay chính các trại viên trong trại cải tạo cũng sẵn sàng viết những lời tốt đẹp để mô tả những ngày tù của ḿnh chỉ mong nhận được sự “khoan hồng của cách mạng”. Những bài báo “viết sai sự thật” đó cũng là những bằng chứng lịch sử. Tuy nhiên, trong bản hiệu đính, tôi đă nói rơ thêm về trường hợp của thiếu tá Lê Quang Liễn để ông và các đồng đội của ông không bị hiểu lầm là đă ra hàng.

    Gợi mở không gian tranh luận cũng là một trong những mục tiêu của tôi khi viết Bên Thắng Cuộc. Sự phản hồi của bạn đọc đối với cuốn I - Giải Phóng - cho thấy, đi t́m sự thật không thể nào là công việc của một cuốn sách hay của một con người.

    Có thể đặt mua sách in ở đây:

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...3#.UPK015PjlF8

    hoặc ở đây:

    transsolutions@comca st.net,
    412-897-5762,

    gởi check/money order đến:

    Transpacific Solutions LLC
    107 Marshall Drive, Sharpsburg, PA 15215

    Cuốn 1, Giải phóng, $19.99 + $4.50 bưu phí. Cuốn 2, Quyền bính, $19.99 + $4.50 bưu phí.
    (Hai cuốn $40 + $9.00 bưu phí).

    bog Osin Huy Đức

  3. #3
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Nguyễn Ngọc Già - "Bên Thắng Cuộc" - khởi đầu của sự thật.
    http://danluan.org/tin-tuc/20130117/...au-cua-su-that
    -----------


    Ít nhất là đối với tôi, sau khi đă đọc xong cả 2 phần tác phẩm này.

    Ai đó đă nói: "Lịch sử là cuốn tự truyện của kẻ chiến thắng".

    ...Và Huy Đức đă dứt khoát bước ra khỏi khuôn mẫu "thắng làm vua, thua làm giặc" để đưa sự thật mà anh nắm trong tay, đến với dân tộc Việt Nam thông qua tác phẩm đầu tiên của "duyên nghiệp" viết lách.

    Cũng như nhiều tác phẩm khác viết về một giai đoạn lịch sử - dù không hẳn là một thiên sử kư mà chen lẫn trong đó là những câu chuyện hồi tưởng, những mẩu chuyện trao đổi cùng những h́nh thức mang chất tùy bút, tản văn, kư sự của nhiều "người trong cuộc" - Huy Đức đă kiên tŕ, tỉ mẩn như chú ong chăm chỉ suốt gần 20 năm sưu tầm, đọc, chắt lọc thông tin, phỏng vấn để tổng hợp một cách có hệ thống theo cách bố cục nội dung rất riêng cho đứa con tinh thần của anh.

    Nhất định điều mà nhiều người có cùng mẫu số chung khi đọc bộ sách 2 phần này, đó là Huy Đức không thể nào tránh khỏi thiếu sót, thậm chí có thể là những thiếu sót lớn về những mảng quan trọng như: Tôn giáo, hoặc bức tranh toàn cảnh rơ nét với những gam màu tương phản, đậm nhạt để nổi rơ về đời sống hiện thực của đại đa số người dân miền Bắc sau 1975 tiếp tục tăm tối lầm than, sau khi đă bị người CS lừa đảo bằng việc "giải phóng miền Nam" v.v...

    Tuy nhiên, tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" không thể gọi là giả dối, bởi phần lớn các ghi chép của Huy Đức phụ thuộc vào người được phỏng vấn hay kể chuyện, tâm sự và các nguồn thông tin khổng lồ mà anh đă buộc phải đọc đủ và đọc kỹ khi dẫn về - một công việc có thể nói là khổ cực nhất đối với bất cứ ai cầm bút[*]. Do đó, những chi tiết không chính xác trong quyển I là điều có thể hiểu được.

    Có thể nói về sự thiếu sót của "Bên Thắng Cuộc", nhưng không thể nói nó chống lại nhân dân hay "tuyên truyền chống nhà nước", bởi v́, điều mà tôi nghĩ rất quan trọng, chính là những hồi tưởng, chuyện kể từ những nhân vật "trong cuộc", họ có nói hoàn toàn sự thật với Huy Đức hay không, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nội dung mà Huy Đức tŕnh bày với bạn đọc. Nói cách khác, sự trung thực của tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" một phần lớn phụ thuộc vào lời kể, tâm sự, trao đổi, phỏng vấn từ những nhân vật tiếng tăm, do Huy Đức với hạn chế khách quan [**], không thể nào làm hài ḷng toàn bộ độc giả. Âu đó cũng là lẽ thường t́nh, một khi tính đa nguyên hiển nhiên là phạm trù tất yếu của cuộc sống.


    Do đó, những băn khoăn, nghi ngờ, đả kích, nên được nhắm vào những phần cụ thể trong tác phẩm về nhân vật hay sự kiện, biến cố nào đó, hơn là nhắm vào Huy Đức. Để minh chứng cho luận điểm này, tôi xin trích một đoạn trong quyển II - Quyền Bính, bằng một nhân vật đang rất "hot" hiện nay:


    Ông Nguyễn Tấn Dũng được điều ra Hà Nội tháng 1-1995, ông bắt đầu với chức vụ mà xét về thứ bậc là rất nhỏ: thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trước Đại hội VIII, theo ông Lê Khả Phiêu: “Khi làm nhân sự Bộ Chính trị, anh Nguyễn Tấn Dũng gặp tôi, nói: ‘Anh em miền Nam yêu cầu tôi phải tham gia Bộ Chính trị’. Trong khi, thứ trưởng thường trực là anh Lê Minh Hương th́ băn khoăn: ‘Ngành công an không thể có hai anh ở trong Bộ Chính trị’. Tôi bàn, anh Lê Minh Hương tiếp tục ở trong Bộ Công an, anh Nguyễn Tấn Dũng chuyển sang Ban Kinh tế [***]



    Thử hỏi, ông Nguyễn Tấn Dũng với một câu bâng quơ, vu vơ chẳng có chứng cứ ǵ, chỉ nói... đại "anh em miền Nam yêu cầu..." thông qua lời ông Lê Khả Phiêu, để "ngọt xớt" bước vô "Bộ chính trị" bằng con đường đi qua "Ban Kinh tế" hay sao??? Do đó, nếu nghi ngờ tính trung thực về con đường quan lộ của ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu từ đấy, chúng ta nên đề cập đến sự trung thực của ông Lê Khả Phiêu khi trả lời phỏng vấn Huy Đức, thay v́ chĩa mùi dùi vào anh.

    Kính mời mọi người cùng tham khảo thêm đoạn văn sau, cũng về nhân vật Nguyễn Tấn Dũng:


    Tháng 6-1996, ông Dũng được đưa vào Bộ Chính trị phụ trách vấn đề tài chính của Đảng. Cho dù, theo ông Lê Khả Phiêu, ông Dũng đắc cử Trung ương với số phiếu thấp và gần như “đội sổ” khi bầu Bộ Chính trị nhưng vẫn được đưa vào Thường vụ Bộ Chính trị, một định chế mới lập ra sau Đại hội VIII, vượt qua những nhân vật có thâm niên và đang giữ các chức vụ chủ chốt như Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải. Ông Nguyễn Đ́nh Hương giải thích: “Nguyễn Tấn Dũng được ông Đỗ Mười đưa đột biến vào Thường vụ Bộ Chính trị chỉ v́ ông Đỗ Mười có quan điểm phải nâng đỡ, bồi dưỡng, con em gia đ́nh cách mạng. Tấn Dũng vừa là một người đă tham gia chiến đấu, vừa là con liệt sỹ, tướng mạo cũng được, lại vào Trung ương năm mới ba mươi bảy tuổi”.[****]


    Đọc đoạn văn này xong, tôi cười ngất (cười thật sự về bộ năo ngô nghê của Lê Khả Phiêu, Nguyễn Đ́nh Hương, nếu đây là sự thật). Nếu những lời từ miệng của ông Lê Khả Phiêu, Nguyễn Đ́nh Hương là "tự chế", th́ quả là họ quá xem thường khi lừa gạt người dân bằng những lư do rất đần độn khi đề bạt ông Nguyễn Tấn Dũng! Dù là thật hay "tự chế" - xuất phát từ ông Lê Khả Phiêu, ông Nguyễn Đ́nh Hương - Huy Đức đă giúp cho người đọc thấy bản chất người CS lúc bấy giờ, nếu không ngớ ngẩn (thật) th́ chỉ là hạng gian hùng trong cách sử dụng "nhân tài". Rất tiếc, cách trả lời của ông Phiêu, ông Hương càng bộc lộ thủ đoạn thấp hèn, lời nói chua ngoa.

    Do đó, sao lại "bắt tội" Huy Đức qua dẫn chứng sống động như thế?! Nếu bắt tội Huy Đức v́ xúc phạm lănh đạo, bôi nhọ đảng, có lẽ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang nên "lên phương án" để hỏi cung 2 ông "lăo thành cách mạng" này là vừa rồi đó! thử hỏi, ai cho phép ông Phiêu, ông Hương tiết lộ "bí mật quốc gia" động trời như thế này??? Hay lúc đấy lại bảo, "tại" Huy Đức" "dụ dỗ", "lợi dụng" sự "ngây thơ", tính "trong sáng" của hai ông "lăo thành cách mạng" này? Xin nhớ cho, ông Phiêu đă từng miệt thị khi gọi ông Nguyễn Tấn Dũng là "THẰNG Y TÁ" [1], có đủ để khởi tố ông Phiêu về tội danh xúc phạm Thủ tướng chưa nhỉ?!

    Nói thêm về nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, tự thân Huy Đức đă viết ǵ?:


    Ngay cả khi đă ở trong Thường vụ Bộ Chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một con người hết sức nhă nhặn. Ông không chỉ cùng lúc nhận được sự ủng hộ đặc biệt của các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Vơ Văn Kiệt, mà những ai biết ông Dũng vào giai đoạn này đều tỏ ra rất có cảm t́nh với ông. Theo ông Phan Văn Khải: “Nguyễn Tấn Dũng được cả ba ông ủng hộ, đặc biệt là ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Tấn Dũng cũng biết cách vận động. Năm 1997, trước khi lui về làm cố vấn, cả ba ông thậm chí c̣n muốn đưa Tấn Dũng lên thủ tướng, tuy nhiên khi thăm ḍ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương cho cương vị này, ông chỉ nhận được một lượng phiếu tín nhiệm thấp”. [****]


    Bằng nhận xét tốt đẹp và đầy thiện ư như trích dẫn trên, nếu người CSVN thay lời cám ơn Huy Đức bằng cách phủ chụp tội trạng nào đó, th́ "ăn cháo đá bát" là hành vi có thể hiểu được của những người không biết "học và làm theo" đến nơi đến chốn về "đạo đức Hồ Chí Minh" mà ĐCSVN vận động rầm rộ trên toàn cơi Việt Nam.

    Chưa hết, riêng cá nhân ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng c̣n phải "kết cỏ ngậm vành", mang ơn tới chết cũng như dạy bảo con cháu đời sau phải ghi nhớ nghĩa t́nh sâu nặng mà tiếp tục báo đáp, v́ Huy Đức đă giúp họ rửa sạch hàm oan, điều tiếng xấu xa mà cho đến trước khi "Bên Thắng Cuộc" ra đời, cả thế giới đầy nghi hoặc và dèm pha về thân thế của ông Nguyễn Tấn Dũng, điều này được chứng minh qua đoạn văn sau [***]:


    Trong một nền chính trị, mà công tác cán bộ được giữ bí mật và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn của một vài nhà lănh đạo, các giai thoại lại xuất hiện để giải thích sự thăng tiến mau lẹ của một số người. Trong khi dư luận tiếp tục nghi vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ”581 [@], một “huyền thoại” khác nói rằng, cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đă “chết trên tay ông Lê Đức Anh” và trước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu ủy Vơ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu IX Lê Đức Anh. Trên thực tế, cha ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Tấn Thử, thường gọi là Mười Minh, đă mất trước khi hai ông Vơ Văn Kiệt và Lê Đức Anh đặt chân xuống Quân khu IX.

    Ngày 16-4-1969, một trái bom Mỹ đă ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá làm chết bốn người trong đó có ông Nguyễn Tấn Thử khi ấy là chính trị viên phó Tỉnh đội. Một trong ba người chết c̣n lại là ông Chín Quư, chính trị viên Tỉnh đội. Trong khi, đầu năm 1970, ông Lê Đức Anh mới được điều về làm tư lệnh Quân khu IX c̣n ông Kiệt th́ măi tới tháng 10-1970 mới xuống miền Tây. Họ có nghe nói đến vụ ném bom làm chết ông Chín Quư và ông Mười Minh nhưng theo ông Kiệt th́ cả hai ông đều chưa từng gặp ông Mười Minh Nguyễn Tấn Thử. Măi tới năm 1991, trong đại hội đại biểu tỉnh đảng bộ Kiên Giang, ông Vơ Văn Kiệt mới thực sự biết rơ về ông Nguyễn Tấn Dũng và cho tới lúc này ông Kiệt vẫn muốn ông Lâm Kiên Tŕ, một người mà ông biết trong chiến tranh, tiếp tục làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.



    **********


    Câu chuyện đau ḷng "thuyền nhân", "học tập cải tạo" đă được Huy Đức nói thêm chi tiết trong Quyển II - Quyền Bính, như sau:


    Khi ấy, đang có 282.000 thuyền nhân Việt Nam ở Malaysia nơi tổ chức cộng sản chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh đang làm loạn. Đại sứ Việt Nam tại Indonesia và Malaysia, ông Trần Huy Chương, thừa nhận: “Chính quyền Malaysia lo sợ cộng sản Việt Nam trà trộn trong những người Việt tị nạn móc nối với lực lượng cộng sản theo Mao đang hoạt động trên đất nước họ”...

    Trong khi Hà Nội có nhiều nỗ lực để b́nh thường hóa quan hệ với các quốc gia, nhiều tổ chức, cá nhân cũng tích cực nhắc nhở Hà Nội và cộng đồng quốc tế quan tâm tới số phận của những quan chức Việt Nam Cộng ḥa đang bị cải tạo trong các trại. Năm 1977, ở Mỹ, bà Khúc Minh Thơ lập “Hội Gia đ́nh tù chính trị Việt Nam”. Chồng bà Thơ, Đại tá Nguyễn Văn Bê, lúc ấy đang ở trong trại cải tạo. Hội của bà Thơ đă vận động giới lập pháp, hành pháp Hoa Kỳ, vận động Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc và cả Đức Giáo hoàng, gây sức ép để Việt Nam thả chồng con của họ. Số phận những người đă từng làm việc cho đồng minh Mỹ ở Sài G̣n bắt đầu được mặc cả trên bàn đàm phán279.

    Tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đă đưa vấn đề giam giữ quá lâu những người một thời là đồng đội của ông ra chất vấn. Theo Tướng Hạnh th́ Chủ tịch Mặt trận lúc ấy là ông Nguyễn Hữu Thọ, sau đó đă gặp riêng, đề nghị ông chuyển ư kiến “phát biểu miệng” ấy thành một tham luận đọc trong Đại hội lần thứ III của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội năm 1988.

    Cho dù được Cách mạng “móc nối” rất sớm, Tướng Hạnh đă khôn ngoan né tránh việc “ra bưng làm ngọn cờ” khi mà cuộc chiến chưa ngă ngũ. Vào ngày 27-4-1975, Sài G̣n đă bị bao vây bởi “năm cánh quân”, ông mới vội vă lên Sài G̣n làm điều mà ông tự mô tả là tác động để Tổng thống Dương Văn Minh sớm đi đến quyết định đầu hàng. Năm 1975, trong khi, biết bao sỹ quan, binh lính Sài G̣n phải đi cải tạo, phải mất vợ, mất nhà, ông Hạnh được Chính quyền mới cấp cho một căn biệt thự ở quận Nhất, thay thế căn nhà của ông ở Thủ Đức đă bị “Cách mạng 30-4 tiếp quản”. Được lời của ông Nguyễn Hữu Thọ, Tướng Nguyễn Hữu Hạnh lại “chớp thời cơ”, ghi chút ít công lao với những đồng đội cũ.



    Với đoạn văn giản dị và chân chất như trên, tôi thật không hiểu nổi, một số người ở Mỹ đang định biểu t́nh chống "Bên Thắng Cuộc" th́ chống cái ǵ nhỉ? Lời cảm ơn dành cho Huy Đức không có đă là quá tệ, nay ḷng dạ nào lại làm cái việc "nóng đầu" và "lạnh tim" đến như thế?!

    *********


    "Bên Thắng Cuộc" c̣n rất nhiều phần hấp dẫn và để lại rất nhiều câu hỏi đầy nghi hoặc từ chương này đến phần khác mà tôi cho rằng, Huy Đức như vừa "vỡ hoang" một "mảnh đất lịch sử" chịu hạn hán nghiêm trọng bấy lâu nay.

    Những hoài nghi trong toàn bộ "Bên Thắng Cuộc" có vẻ rất cần nhiều sử gia, nhà b́nh luận, nhà phân tích am hiểu và khách quan, cùng sự khả tín cần có của nhiều ng̣i viết nổi tiếng cùng bắt tay tiếp tục làm sáng tỏ mà "Bên Thắng Cuộc" đă khơi nguồn sự thật.

    Huy Đức với 20 năm trằn trọc, đau đáu đi t́m sự thật, anh cũng chỉ đủ sức "xới" vấn đề lên mà thôi. Cần rất nhiều bàn tay trung thực, nhân ái khác để tiếp tục đào tận gốc rễ của giai đoạn lịch sử trầm luân mang kiếp người Việt Nam!

    Tôi bỗng chợt nhận ra "Bên Thắng Cuộc", không phải là người Cộng sản hay "ngụy quân", "ngụy quyền", "ngụy dân" ǵ cả, mà họ là những người vẫn đắm ch́m trong hận thù, rẽ chia và tái tê về một thuở điêu linh, bất chấp thời gian đă mài ṃn mọi thứ để nổi rơ ngày hôm nay, quốc nạn nội xâm cùng giặc ngoại xâm đang bắt tay nhau cho một "chế độ nô lệ" kiểu mới đội mồ sống dậy trên mảnh đất đau thương này!

    Sự việc một số người Việt hải ngoại chuẩn bị biểu t́nh chống "Bên Thắng Cuộc" cũng như những bài báo đả kích, chụp mũ, vu khống Huy Đức từ ông Nguyễn Đức Hiển - báo Pháp Luật, cho đến Báo CATP.HCM mới đây [2], làm tôi bùi ngùi nhớ lại tác phẩm "Let the day perish" [3] mà càng thêm trân trọng nhân cách của anh - Trương Huy San - Nhà báo Huy Đức.

    Trong tác phẩm "Hăy để ngày ấy lụi tàn", Anthony, dù bên ngoài mang màu da trắng, chàng vẫn lạc lơng và chới với trong một xă hội kỳ thị chủng tộc tột độ, bởi trong huyết quản với hai ḍng máu "trắng - đen", chàng trai đó chẳng thể nào t́m ra một chốn nương tựa tâm hồn, dù phía "bên này" hay phía "bên kia". Nhà báo Huy Đức dường như đang ở trong t́nh trạng tương tự, tuy nhiên anh mạnh mẽ hơn Anthony, nhân hậu hơn Anthony, bản lĩnh hơn Anthony, bởi - như anh đă đưa lời nhà thơ Nguyễn Duy vào trong tác phẩm - “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh bên nào thắng th́ nhân dân đều bại”.

    Tôi biết, Nhà báo Huy Đức đang đứng về "Bên Thua Cuộc" - dân tộc Việt Nam.

    Hỡi những ai đang đả kích, xúc phạm, chụp mũ và đe dọa Huy Đức, xin hăy đừng phạm phải sai lầm như quư vị đă từng làm với Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi v.v... Đừng để một ngày ảm đạm nào đó, lương tri của quư vị lên tiếng tiếc nuối và ân hận. Hăy dừng lại, muộn lắm rồi đó!


    Nguyễn Ngọc Già
    _______________

    p/s: Chân thành cám ơn anh Nguyễn Công Huân đă mua tặng tôi trọn bộ "Bên Thắng Cuộc".
    [*] Theo quan điểm của tôi, một tác phẩm như thế này, cái "cực công" nhất, đôi khi chưa chắc đến từ nội dung mà chính là những nguồn tư liệu được dẫn về chi tiết, đầy đủ để minh họa cho ư tưởng người viết, cũng như để thuyết phục độc giả. Mặc dù đôi khi không chắc độc giả đọc hết các đường dẫn, nhưng nó biểu thị như là tinh thần trách nhiêm nghiêm túc của Huy Đức. Chính điều này làm cho độc giả thêm tin tưởng vào trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của anh.

    [**] về năm sinh - 1962 và Huy Đức bước vào con đường viết chuyên nghiệp măi cho đến những năm sau 80', cũng như anh không hề nằm trong "chăn" của giới chóp bu qua từng thời kỳ, làm sao biết rơ "rận" trong đó có bao nhiêu con và "phẩm chất" của từng loại "rận" được?!.

    [***] Trang 419 Quyển II - Quyền Bính dạng ebook.

    [1] Tṛ chuyện với tướng Đặng Quốc Bảo và cựu TBT Lê Khả Phiêu (Dân Luận)

    [****] Trang 420 QUyển II - Quyền Bính dạng ebook.

    [@] Ngay cả ông Nông Đức mạnh cũng phải cám ơn hết lời, v́ Huy Đức đă dẫn nguồn và chứng minh thân thế rất rơ ông Nông Đức Mạnh KHÔNG PHẢI là con của ông Hồ Chí Minh. Mời xem chi tiết quyển II Bên Thắng Cuộc. Người viết không muốn trích ra để giữ sự ṭ ṃ đối với những ai quan tâm về chi tiết này, bởi dù sao Nông Đức Mạnh hiện nay đă hết vai tṛ.

    [2] Về quyển sách “Bên thắng cuộc”: Vượt qua sợ hăi hay “chém gió”? (Anh Ba Sàm)
    https://anhbasam.wordpress.com/2013/...-hay-chem-gio/

    [3] Tựa tiếng Việt: "Hăy để ngày ấy lụi tàn".

    Mời đọc thêm:

    Nguyễn Ngọc Già - Nhớ mày rồi thấy tội cho tao!(Dân Luận)
    http://danluan.org/tin-tuc/20100215/...ay-toi-cho-tao
    Last edited by XeOm; 19-01-2013 at 12:07 PM.

  4. #4
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Một đọc giả trên AnhBaSam cho biết VC ra chỉ thị cho báo chí khg viết bài về "Bên Thắng Cuộc" nữa v́ sợ nhiều người t́m đọc
    http://anhbasam.wordpress.com/2013/0...o-sau-thuc-su/

  5. #5
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Hy vọng có thêm hai Huy Đức nữa
    Trần Hồng Tâm
    http://www.danchimviet.info/archives...uc-nua/2013/01
    -------

    Có cuốn Quyền Bính trong tay, đọc khoảng 50 trang đầu, tôi đành phone vào hăng cáo bệnh, ngồi nhà đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Việc mổ xẻ các nhân vật và sự kiện trong đó cần nhiều thời gian và công sức. Bài viết này chỉ là những cảm nhận ban đầu.

    Câu cuối cùng của Lời mở đầu trong Quyền Bính viết: “Hệ thống chính trị trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng ít có khả năng khắc phục sai lầm.” Phải chăng đây là một luận đề, mà tác giả đă dùng phần c̣n lại của cuốn sách để chứng minh.


    Đại Hội

    Câu chuyện thường bắt đầu từ Đại hội Đảng. Đại hội đẻ ra Bộ chính trị và Tổng bí thư. Bộ chính trị và Tổng bí thư lại đẻ ra chính sách. Trong chuỗi mắt xích này, quyền bính được sử dụng triệt để nhằm thao túng chính trường ở những cung bậc khác nhau.

    Trước Đại hội VI, Lê Duẩn chết, Lê Đức Thọ muốn giành lấy vị trí này. Nhưng Lê Duẩn chỉ đích danh Trường Chinh thay ḿnh. Ông Thọ đă sử dụng quyền bính tuyệt đối của trưởng ban nhân sự Đại hôi để giành ghế. Không được, ông rút lá bài cuối cùng: không ăn được th́ đạp đổ. Trường Chinh đă bị ông Thọ ép phải rút lui chỉ vài giờ trước khi Đại hội VI khai mạc.

    Ở một hoàn cảnh khác, quyền bính được sử dụng thành bản án để tiêu diệt đối phương. Vụ Sáu Sứ là một điển h́nh. Phần v́ ghen tức với uy tín của Vơ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà, phần v́ sợ hai ông này trở lại chính trường, hai tướng Lê Đức Anh và Đoàn Khuê dùng Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh ở tồng cục II dựng lên vụ “âm mưu lật đổ” do tướng Giáp cầm đầu.

    May mắn cho tướng Giáp, vụ án được giao cho thứ trưởng công an Vơ Viết Thanh là một người tử tế. Ông Thanh lật án, không theo ư kiến chỉ đạo. Lập tức Vơ Viết Thanh bị trả đũa. Sự nghiệp chính trị của ông Thanh chấm dứt, thanh danh cá nhân và gia đ́nh bị bôi nhọ. Ông Thanh tâm sự “Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng, tôi đă định kéo khóa rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát.” (Ba ông là Đoàn Khuê, tổng tham mưu trưởng, Vơ chí Công, chủ tịch nước, và Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban tổ chức trung ương)

    Từ Đại hội Đảng VI năm 1986 đến Đại hội XI năm 2011 là 25 năm với 6 kỳ Đại hội. Càng về sau, Đại hội càng lộn xộn. Cứ trước Đại hội, là có nhiều kỳ án, nhiều tin đồn úp úp mở mở làm xôn xao chính trường. Đại hội sau nhiều án hơn Đại hội trước và mức độ khốc liệt của nó cũng tăng. Những cảnh hạ bệ, thanh toán nhau rất ngoạn mục được tŕnh bày một cách b́nh tĩnh, rơ ràng và đầy sức thuyết phục.


    Nhân Sự

    Nếu Đại hội Đảng là mẹ, th́ Bộ chính trị là con. Trong Bộ chính trị th́ Tổng bí thư là con trưởng, các ủy viên là những đứa con thứ. Mẹ mang bệnh di truyền từ trong nhiễm sắc thể, th́ lũ con làm sao tránh khỏi căn bệnh trầm kha.

    Trường Chinh được mô tả như là kiến trúc sư của Đổi mới. Ông đoạn tuyệt với quan liêu bao cấp. Ông tập hợp những trợ lư giỏi, tận tụy và nhiệt thành với công việc, mang lại chút hy vọng vào những năm cuối thập kỷ 80. Nhưng âu cũng là số phận. Ông phải “tự” rút. Dân tộc lại trở về với cảnh lầm than.

    Nguyễn Văn Linh, kế vị Trường Chinh, bộc lộ ra là một con người thủ đoạn, hẹp ḥi, thù vặt, thành kiến, và bảo thủ. Bạn đọc khá dễ dàng t́m được câu trả lời tại sao ông Linh đă trở thành một sát thủ lạnh lùng với Trần Xuân Bách.

    Ông Đồng và ông Thọ đưa ông Linh vào ghế Tổng bí thư. Ông Bách phản đối v́ ông Linh chẳng có tŕnh độ ǵ. Khi ông Linh đă thành Tổng bí thư rồi, ông Bách vẫn coi thường ông Linh ra mặt. Cuộc chiến Linh – Bách bắt đầu như vậy.

    Rồi ông Linh đánh hơi được là ông Bách sẽ thay ḿnh vào giữa nhiệm kỳ. Thế là ông Linh liên minh với cánh bảo thủ giáo điều Bắc kỳ. Những ngón đ̣n hiểm nhất được tung ra diệt Trần Xuân Bách không tiếc thương để trừ hậu họa.

    Ông Linh c̣n lập ra nhiều kỳ án để vặt lông bẻ cánh, thậm chí c̣n muốn cắt tiết Vơ Văn Kiệt. Bề ngoài ông Linh lại đóng vai cấp tiến làm mọi người cứ tưởng ông Linh là cánh đổi mới cùng phe với ông Kiệt từ miền Nam ra. Cuộc đọ sức Linh – Kiêt đầy kịch tính và kéo dài đến những năm khi ông Linh đă về hưu.

    Đến đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, di sản đồ sộ của ông để lại cho đất nước là hoán chuyển cán bộ. Những đồng hương Thanh Hóa của ông được cơ cấu, c̣n những ai không cùng cánh bị đẩy ra.

    Tới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh th́ phó ban tổ chức Trung ương cũng phải thốt lên: “Tôi thật xấu hổ v́ Đảng ta có một tổng bí thư như vậy”. Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: “Ông Mạnh tŕnh độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không tác dụng ǵ”. Chính ông Mạnh cũng tự nhận: “Em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đến thế.”

    Ông Mạnh tự biết khả năng của ḿnh, nhưng người ta cứ giao cho ông chức Tổng bí thư. Ông Mạnh đă trở thành ông b́nh vôi không hơn không kém. Quyền bính càng dễ bị khuynh loát bởi những bóng ma sau hậu trường. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh ra đời trong hoàn cảnh này.

    Trong Quyền Bính tác giả có dẫn lời Nguyễn Văn An, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tổ chức Trung ương: “Ngay từ Đại hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh đă không đúng, Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh th́ sai

    “Không đúng” đồng nghĩa với “Sai”. Nhưng ông An phải dùng từ sai để nhấn mạnh căn bệnh đă vào giai đọan cuối. Nếu mang tài năng và đạo đức của các Tổng bí thư biểu diễn trên đồ thị, th́ đó là đồ thị của một hàm số nghịch. Thời gian càng tăng th́ đạo đức và tài năng của các vị càng giảm.


    Đối Ngoại

    Tổng bí thư và Bộ chính trị làm ra và điểu hành chính sách. Vậy, bạn đọc tự đoán ra kết quả. Những nhân sự bệnh hoạn trên không thể sinh ra những chính sách đúng, tất nhiên càng không thể điều hành quốc gia hội nhập vào quỹ đạo của nhân loại.

    Nhận thức của cán bộ cao cấp cũng rất thảm hại. Ông Nguyễn Đức B́nh tuyên bố “Toàn cầu chỉ mang lại đói nghèo” c̣n Nguyễn Phú Trọng th́ bảo “đó là diễn biến ḥa b́nh”.

    Khi Bill Cliton đến thăm Việt Nam, vô t́nh hay cố ư, mà thời gian ông đặt chân đến Hà Nội và Sài G̣n đều vào lúc nửa đêm. Bộ chính trị chỉ đạo không ai được cười khi tiếp Bill Cliton. Quyền Bính mô tả: Một trợ lư nhắc Thủ tướng: “Người ta đă sang tận đây, tiếc ǵ anh không nở một nụ cười với họ”. Thủ tướng Phan Văn Khải trả lời: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đă thống nhất là không được cười”.

    Khi Bill Clinton đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được quy định khi nào th́ được đứng lên, khi nào th́ được vỗ tay.

    Đón nguyên thủ vào lúc nửa đêm và nền ngoại giao cấm cười ra đời ở xứ ta. Cũng không biết nên cười hay mếu khi đọc những ḍng này trong Quyền Bính.

    Đường lối ngoại giao với Trung Quốc được thể hiện qua cuộc gặp của Lê Khả Phiêu với Giang Trạch Dân. Cuộc gặp diễn ra không theo nghi thức của Đảng hay Nhà nước một cách công khai, mà lén lút, khuất tất theo đường t́nh báo.

    Chuyến đi gồm bốn vị Lê Khả Phiểu, Trần Đ́nh Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng phút chót, Trung Quốc lại ngăn không cho ông Cầm và ông Hoan vào pḥng họp, chỉ riêng ông Phiêu và Vịnh được vào. Ông Phiêu thú nhận đă thoả thuận đàm phán song phương vấn đề biển đảo với Trung Quốc.

    Chuyện mất đất, mất biển với Trung Quốc là có thiệt. Quyển Bính đă tŕnh bày ngọn nguồn của câu chuyện. Nếu không mất đất, tại sao Đảng lại phải giấu dân? Tại sao lại không công khai nội dung và kết quả đă kư?

    Khi biết Việt Nam sắp kư Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, các ủy viên Bộ chính trị nhận được bức điện tối mật từ Tổng cục II: “Trung Quốc sẽ phản ứng rất xấu nếu kư với Mỹ”.

    Đọc đến đây, thú thật tôi phải chửi thề v́ quá đau ḷng trước những cơ hội đă mất. Tao buôn bán với Mỹ th́ mặc mẹ tao, hề hấn ǵ đến mày mà mày phải phản ứng xấu. Mày lấy tư cách ǵ mà chúi mũi vào ống khóa nhà tao. Mày phản ứng xấu th́ làm đéo ǵ được tao. Tôi cũng đắng cay tự hỏi: Ai là người để Trung Quốc làm việc đó? Sao các ngài phải sợ cái thằng hàng xóm to xác mà thối bụng đến vậy? Hèn quá. Nhục quá.


    Đối Nội

    Về đường lối kinh tế và đối nội, Quyền Bính trích dẫn lời ông Đào Duy Tùng: “Kinh tế phải phục tùng chính trị”. Một mệnh lệnh tuyệt cú mèo, xứng tầm ủy viên Bộ chính trị.
    Ở Việt Nam chưa hề có đổi mới chính trị, th́ làm sao có đổi mới kinh tế. Công cuộc “Đổi mới”của Đảng từ năm 1986 thực ra chỉ nửa vời, nếu không nói là giả tạo, hay nói cho chính xác là một thằng xây nhưng chín thằng phá.

    Một nhóm nhỏ người giàu lên là do chộp giựt. Xă hội chưa h́nh thành một tầng lớp trung lưu thực sự và bền vững. Sức lao động và sự sáng tạo chưa được giải phóng. Ṿng kim cô về chủ nghĩa xă hội vẫn đang siết chặt trên đầu. Chệch đường lối th́ không vào tù cũng thân bại danh liệt. Khác phe cánh th́ không bị cưỡng chế cũng bị thanh tra.

    Thiết tưởng, không cần phải bàn thêm ǵ nữa. Hậu quả đă nhăn tiền. Nền kinh tế và xă hội Việt Nam hôm nay đang là đêm hôm trước của ngày phá sản.


    Nụ Cười và Nước Mắt

    Bên cạnh những câu chuyện khô khan về đường lối đối kinh tế, Quyển Bính, thảng hoặc, mang lại cho bạn đọc những nụ cười.

    Ông Lê Duẩn bảo các chị phụ nữ rằng sao các chị nghe vậy mà không “vả vào miệng” những người nói. Tôi khoái lối nói dân dă của ông, y chang như mấy bà ngoài chợ Đồng Xuân. Ông Đỗ Mười tiếp các nhà báo trong khi quên cài khóa cửa quần. Ông Đoàn Khuê th́ vén áo cho Đỗ Mười sờ bụng rồi khoe rằng khối ung thư trong bụng đă tan, ông đủ sức khoẻ đảm nhiệm Chủ tịch nước. Lối xưng hô suồng să “Mày, Tao” của các vị Tổng, Thủ, Chủ, cũng mang lại nụ cười tủm tỉm.

    Rồi người đọc cũng bắt gặp câu chuyện cảm động về số phận của đứa con rơi lưu lạc Phan Thanh Nam.

    Bà Hồ Thị Minh, 20 tuổi, con gái miền Nam, nhan sắc mặn ṃi, từng làm chủ bút một tờ báo, từng dự hội nghị bên Pháp, biết nhiều ngoại ngữ, được gởi ra Bắc để giúp việc cho Bác Hồ. Chưa kịp giúp Bác, v́ Bác đă trên 60 tuổi, th́ gặp Vơ Văn Kiệt đi dự Đại hội Đảng II, năm 1951.

    Hai tâm hồn Nam bộ phóng khoáng mà cô đơn giữa núi rừng Việt Bắc hoang vu gặp nhau, kết quả là thằng con Phan Thanh Nam ra đời. Hơn năm sau, ông Kiệt phải về Nam. Trung ương Đảng giao thằng con trai ông Kiệt cho ông Cái ở Tổng cục Lương thực. Tổng cục Lương thực nhưng có lẽ v́ thiếu lương thực không nuôi nổi cháu bé sơ sinh, thằng bé phải nằm lại bơ vơ bên bờ suối. Người làng Tăng Xá, xă Tuy Lập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ lượm được mang về.

    Bà Trần Kim Anh, vợ chính thức của ông Kiệt, và hai đứa con thơ, trúng bom, cùng chết mất tích trên sông Sài G̣n (lưu ư rằng bà Kim Anh là con gái một địa chủ ở miền Tây, không là Đảng viên, không nằm vùng, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của chồng, không có chính kiến chính trị). Vơ Dũng con trai duy nhất c̣n lại cùa ông Kiệt và bà Anh, đi tập kết nghe tin mẹ và em chết, quyết về Nam để trả thù cho mẹ, chưa kịp trả thù, th́ hy sinh khi đang ḅ qua hàng rào kẽm gai trinh sát.

    Cũng khoảng thời gian đó, Phan Thanh Nam, vượt Trường sơn vào Nam t́m người cha ruột.

    Gia đ́nh ông Kiệt gần như xoá sổ. Bạn đọc nhận ra sự khốc liêt và tàn bạo của chiến tranh. Cái giá phải trả của mỗi gia đ́nh Việt Nam nói chung, và gia đ́nh ông Kiệt nói riêng là quá đắt. Chúng ta có quyền chất vấn ai đă đưa đẩy chúng ta đến cảnh nhồi da sáo thịt này. Có cần thiết một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy hay không. Có con đường nào để thống nhất Việt Nam mà không cần đến súng đạn hay không.

    Người đọc cũng bắt gặp cảnh các đồng chí đối xử với nhau rất nhẫn tâm qua h́nh ảnh bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông Bách. Khi ông Bách thất sủng, bà Thịnh bị đẩy ra vỉa hè giữ xe gắn máy. Bà phải trùm khăn để không ai thấy mặt, đi rửa chén, áp tải xe chở sắt qua đêm để lấy tiền nuôi chồng con. Trung ương đă quỵt tiền lương của ông Bách. Cay đắng thay là ông Bách lại không biết, cứ tưởng vợ vẫn được Đảng trọng dụng, và Trung ương vẫn trả lương cho ḿnh.


    Hy Vọng


    Quyền Bính giống nhữ một cỗ máy CT scan. Nó chỉ cung cấp những lát cắt h́nh ảnh của khối u trong cơ thể. Để nhận biết những h́nh ảnh này là tế bào dữ hay lành, tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm người đọc. Tác giả Huy Đức đă không làm thay cho chúng ta việc đó. H́nh như đó là dụng ư. Anh không “định hướng” bạn đọc như báo chí của Đảng đang làm.

    Chữ “Hết” ở trang cuối của Quyền Bính đă hiện ra, nhưng tôi vẫn không tin vào mắt ḿnh. Cảm ơn Huy Đức đă cho chúng ta một cơ hội ôn lại và suy ngẫm về những biến cố đă xảy ra trong đời ḿnh. Cảm ơn anh về sự lao động nghiêm túc, kiên cường và công phu. Anh là người mở đường cho sự thực trở về, bất chấp sự che đậy, ngụy tạo của những người nắm quyền bính.

    Nhà báo lăo thành Bùi Tín nói Bên Thắng Cuộc đă đưa ra 1/3 sự thực. Nếu vậy, Việt Nam cần thêm hai người như Huy Đức nữa, th́ sự thực sẽ được trả về đúng vị trí của nó. Chúng ta có quyền hy vọng.


    19 tháng Giêng 2013
    © Trần Hồng Tâm
    © Đàn Chim Việt

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Lê Mai - “Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử Việt Nam hiện đại

    lemai blog/wordpress

    Thăng yên hạ mă bách thiên nan
    Quốc thế như kim thực vị an
    Nùng mạt, đạm trang, nhân tính cựu
    Nguyên nhung bát thập bất tri nhàn

    (Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn
    Thế nước hôm nay thực chửa an
    Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
    Tám mươi lăo tướng chẳng mong nhàn)

    Tôi mở đầu vài cảm nghĩ về cuốn sách “Quyền Bính” (Tập 2 – Bên Thắng Cuộc, Huy Đức) bằng bài thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Vơ Nguyên Giáp đi bộ ứng khẩu làm ngay”. Năm 1991 ấy, tướng Giáp tṛn 80 tuổi. Sau Đại hội VII ĐCSVN, ông Vơ Nguyên Giáp – một đại công thần của chế độ, chính thức rời khỏi chính trường. Rồi những cuốn hồi kư nổi tiếng, rất có giá trị sử học của ông liên tiếp ra đời: Chiến đấu trong ṿng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…Nhưng, trong những cuốn hồi kư ấy, ông chỉ nói rất ít về bản thân ḿnh.

    Th́ đây, “Quyền Bính” có một chương riêng về tướng Giáp. Tác giả đă cho chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hăi của Lê Đức Thọ qua lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông c̣n để cái đầu ông Giáp trên cổ là đă may lắm”. Than ôi! Một ông Đại tướng Tổng tư lệnh, người Anh Cả đầu tiên và duy nhất của quân đội, đă làm nên biết bao công tích, được thế giới ca ngợi, đă phạm “tội” ǵ mà Lê Đức Thọ dám đưa ra một lời kết án tai ác đến cỡ đó?

    Trong Quân ủy Trung ương, ông Thọ chỉ là Phó Bí thư, cấp dưới của ông Giáp. Ông ta dĩ nhiên không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chiến lược, chiến thuật quân sự, điều quân đánh đông dẹp bắc là nhờ tài năng của các tướng lĩnh. Thế mà trong chiến dịch Quảng Trị (không chỉ chiến dịch Quảng Trị), “Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm t́nh h́nh vừa tự ư đôn đốc đánh. Kỳ quặc!”.

    Lê Đức Thọ thường gọi ông Trần Bạch Đằng, một người cộng sản cấp tiến cực kỳ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng là “thằng trời đánh” – điều cay đắng là ông Đằng không bao giờ được vào Trung ương, dù có ông Lê Duẩn đỡ đầu. Chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đă một phen hoảng hốt sau khi bố vợ mất, ông hỏi Đoàn Duy Thành, “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đ́nh nhà cháu không?” (Làm người là khó – Đoàn Duy Thành). Quả thật, quyền bính – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại.

    Người làm chính trị, nắm quyền bính, điều quan trọng nhất là để lại tiếng thơm trong sử sách. Tôi xin lưu ư, một Giáo sư người Mỹ sau khi nghiên cứu về Mao Trạch Đông đă kết luận, cuộc đời ông ta làm được 31 việc nhưng có tới 20 việc liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo đức con người!

    Quan sát sự vận hành quyền bính tại Việt Nam cho thấy, dường như không ít nhà lănh đạo cao cấp ghen tỵ với tài năng và vinh quang của tướng Giáp, họ muốn hạ bệ uy tín cực lớn của ông trong đảng và dân chúng. Đến như ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thay v́ bác bỏ bản báo cáo sai sự thật của Nguyễn Đức Tâm về vụ Sáu Sứ, ông lại chỉ đạo điều tra hai ông Vơ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà; thay v́ minh oan cho ông Giáp và ông Trà sau khi biết kết quả điều tra, ông và Bộ Chính trị lại im lặng “đáng sợ”.

    Có nhà nghiên cứu cho rằng, ông Vơ Nguyên Giáp là điển h́nh của một tài năng không được phát huy hết trong một xă hội mà sự vận hành quyền lực tập trung vào tay một số người, lại thiếu công cụ để khống chế, kiểm soát quyền lực ấy. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.

    Đúng như tác giả Huy Đức nhận xét, ông “mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đă cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, Tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ ḷng trung thành với tổ chức và ư thức tuân thủ kỷ luật đă rút đi thanh gươm trận của ông”.

    Thêm một điểm cần lưu ư, đó là ông Vơ Nguyên Giáp đă xử lư mẫu thuẫn “địch – ta” khác hẳn việc xử lư mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Xử lư mẫu thuẫn “địch – ta” là xử lư mâu thuẫn đối kháng, một mất một c̣n – chiến tranh là như thế. Song, xử lư mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân th́ phải khác. Ông Trần Bạch Đằng từng nói: “Đành rằng làm chính trị là phải thủ đoạn. Nhưng làm chính trị th́ cũng phải có t́nh nghĩa, bạn bè chứ”. Chỉ có điều, đối thủ chính trị của các ông không nghĩ và làm như vậy.

    Quyền bính (quyền hành) và quyền lực đều có điểm chung là quyền định đoạt mọi công việc và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. Quyền lực đồng nghĩa với sức mạnh và như vậy, kẻ mạnh nắm quyền lực sẽ thống trị và chi phối kẻ yếu. “Quyền Bính” đă làm nổi bật tư duy và quyền lực của nhiều nhà lănh đạo cao cấp Việt Nam, của tập thể, của cả chế độ, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, con người và tư tưởng; sự vận hành và chi phối của quyền lực, kết quả của việc thực thi quyền lực. Có thể nói, “Quyền Bính” đă cho chúng ta thấy sự vận hành quyền lực ảnh hưởng như thế nào đến tương lai đất nước và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử VN hiện đại.

    Anh Doan Tran, một người bạn thân của tôi ở Hoa Kỳ, rất am hiểu văn hóa và lịch sử VN – người đă gửi tặng tôi ấn bản điện tử “Quyền Bính” ngay sau khi phát hành, bằng một sự liên tưởng và tinh tế hiếm có, nhận xét: “Hăy lưu ư h́nh b́a cuốn sách với chiếc xe hơi Lada, dây điện, đèn tín hiệu giao thông rồi đọc chi tiết này trong cuốn sách để thấy sự thú vị:

    “Khi nhậm chức, Nguyễn Văn Linh vẫn sử dụng một chiếc xe hơi hiệu Lada của Liên Xô đă cũ thay v́ tiêu chuẩn của Tổng bí thư phải là “Volga đen” hoặc Toyota. Theo ông Bùi Văn Giao, trợ lư của Nguyễn Văn Linh: “Ông không biết rằng, để Lada có thể chở Tổng bí thư, Văn pḥng phải gắn thêm máy lạnh. V́ tải thêm máy lạnh mà tuổi thọ của những chiếc Lada này bị giảm đi rất nhanh, cứ sau một hai năm là phá luôn giàn máy. Một lần ông Linh đi công tác về tỉnh, chiếc máy lạnh tự chế phát nổ. May mà khi đó, ông Linh đang ngồi trong pḥng họp c̣n chiếc xe th́ đậu ngoài sân”.

    Phải chăng, đưa “cái lạnh” của tư bản vào “cái nóng” của xă hội chủ nghĩa, nó sẽ “trung ḥa” và “bộ máy” sẽ vận hành tốt hơn? Không phải! Trên thực tế, làm như vậy “bộ máy” bị hỏng nhanh hơn và tệ hơn nữa – nó phát “nổ” rất nguy hiểm. Không thể “lắp ghép” một cách tùy tiện, bởi nó không thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, dù gắn cho nó cái “đầu” hay cái “đuôi” ǵ đi nữa (“đuôi” định hướng XHCN chăng – một gợi ư!). Tri thức nhân loại đă kết tinh hàng ngàn năm, sao người ta không tiến cùng văn minh thời đại, mà lại “sáng tạo” ra con đường đi mới chưa có tiền lệ trong lịch sử và than ôi, sự “sáng tạo” đó đă cho kết quả nhăn tiền rồi!

    Cũng như “Giải Phóng”, “Quyền Bính” – dù khách quan đến đâu, chúng ta vẫn nhận thấy tác giả tiếp tục dành cho ông Vơ Văn Kiệt nhiều thiện cảm. Anh Doan Tran cho rằng tác giả dường như “thần tượng hóa” ông Kiệt – tôi nghĩ nhận xét đó hơi quá. Dù sao, cách sử dụng quyền lực và việc nắm quyền bính của ông Kiệt được nhiều người ủng hộ, dù ông Tố Hữu bóng gió: “Sáu Dân muốn làm vua Saigon”.

    Ông Vơ Văn Kiệt có cách giải quyết mâu thuẫn về chính trị khá hay. Đă một lần ông nói với người lănh đạo văn nghệ: “Ở Sài G̣n nếu đ̣i hỏi người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng th́ chỉ có Bà Định; đóng Lênin th́ chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy đóng xem thử có ai đi coi không?”. Lại một lần khác, khi họp Bộ Chính trị để thông qua việc chọn BHP làm đối tác thăm ḍ dầu ở mỏ Đại Hùng, Nguyễn Hà Phan phản đối: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng t́nh chọn Úc làm đối tác khai thác dầu khí v́ bọn Úc đă từng đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Vơ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như Sáu Phan th́ tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù mới đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói; Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước nào có công nghệ tốt lại không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.

    Đọc “Quyền Bính” và “Giải Phóng”, chúng ta nhận thấy có một điểm nổi bật nữa là tính tự trọng của nhiều nhà lănh đạo cao cấp thời ấy. Họ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Các ông Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật do sai lầm của cải cách ruộng đất. Ông Linh cũng đă phải một lần ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Kiệt xé rào, đổi mới. Ông Trần Phương quyết định từ chức sau vụ “giá – lương – tiền” cho dù ông không phải là người chịu trách nhiệm chính. Ông Lê Duẩn thấy rằng, sau vụ “giá – lương – tiền”, Tố Hữu không c̣n khả năng làm Tổng bí thư, dù đă được chọn vào hàng ngũ kế cận. Và thực tế, tại Đại hội VI, Tố Hữu thậm chí không được bầu vào Trung ương.

    Phải thừa nhận, thời ấy đa số các nhà lănh đạo cao cấp không được đào tạo bài bản, song họ rất có tŕnh độ, chỉ bằng tự học. C̣n gần đây và hiện nay th́ sao? Không ít người gần như “mất trí” v́ ham mê quyền bính: dấu bệnh để mong làm Chủ tịch nước, dấu bệnh để làm Thường trực Ban bí thư, sợ ra khỏi Bộ Chính trị th́ chết không nhắm được mắt…Rồi một Tổng bí thư hai nhiệm kỳ mà Phó Ban Tổ chức Trung ương nhận xét tŕnh độ chỉ tầm cỡ cán bộ cấp huyện, một Thủ tướng mà chỉ mới nghe tên thôi, người dân đă lắc đầu ngán ngẩm. Liệu đất nước có thể phát triển sánh vai với thế giới nếu vấn đề quyền bính được vận hành như thế?

    Rốt cuộc, ai là người có quyền lực nhất? Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, đă phân tích rất sâu sắc về quyền lực. Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam giác quyền lực. Bạo lực chủ yếu dùng để trừng phạt, làm người ta khiếp sợ nhưng là nguồn quyền lực ít linh hoạt nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc (“Giải Phóng” và “Quyền Bính”), chúng ta đă rơ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng nguồn quyền lực bạo lực nhất.

    Của cải được dùng vừa trừng phạt lại vừa ban thưởng và có thể được chuyển thành nhiều nguồn khác, là một công cụ quyền lực rất uyển chuyển. Đọc Bên Thắng Cuộc cũng như quan sát t́nh h́nh hiện nay, chúng ta đă rơ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng và sử dụng hết sức “thành công” nguồn quyền lực của cải nhất.

    Tuy vậy, tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản và linh hoạt nhất, v́ một người có tri thức có thể tránh được những thử thách đ̣i hỏi sử dụng bạo lực hay của cải và có thể thuyết phục được những người khác để hoàn tất những ư định ḿnh mong ước. Tri thức tạo ra quyền lực có phẩm chất cao nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta đă rơ nhân vật nào thường sử dụng nguồn quyền lực tri thức nhất. Nếu nhân vật ấy sử dụng nguồn quyền lực bạo lực, chắc chắn lịch sử VN hiện đại đă khác rồi.

    Và một khi quyền lực được tạo ra từ quyền mưu hay từ những yếu tố khác thay v́ tri thức th́ quyền lực đó không thể bền vững, khiến cho những người nắm quyền lực kiểu đó trở nên đáng sợ – ngay cả với bạn bè, đồng chí, người thân của họ. Lịch sử hiện đại VN không thiếu thí dụ minh họa điều này.

    “Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại. Một xă hội chỉ có thể phát triển tốt khi “quyền bính” được cân bằng, không bị lũng đoạn hoặc tập trung vào trong tay một số người – cũng tức là phải tạo ra một tam giác đều quyền lực trong đó ba đỉnh của nó chính là bạo lực, của cải và tri thức.

    Để kết thúc, tôi xin nh́n đôi nét tổng quát về Bên Thắng Cuộc. Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lăo luyện – công tŕnh mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, c̣n chủ yếu sử dụng các hồi kư và phỏng vấn nhân chứng. Đối với những người am hiểu, c̣n rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể v́ lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. V́ vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng c̣n phải thảo luận nhiều. Các Phụ lục cuối mỗi tập sách không có ǵ đặc biệt, chưa tương xứng với nội dung phong phú và những vấn đề rất lớn mà bộ sách đặt ra. Và, tác giả chỉ nêu các sự kiện lịch sử nhưng không phân tích, không b́nh luận làm cho bộ sách thiếu hẳn tính “hàn lâm” – đó không hẳn là một phương pháp tốt nhất?

    Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công tŕnh rất đáng đọc, rất đáng t́m hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ư nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét “có một lịch sử như nó diễn ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra”. Thử hỏi, đến nay, đă có công tŕnh nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do các nhà sử học VN “nổi tiếng” thể hiện? Cho nên, chúng ta không đ̣i hỏi tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…

    Lê Mai
    Nguồn:lemaiblog.word press.com

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Tui vẩn c̣n đang đọc cuốn 1. Khi mua tui download epub từ Smashwords rồi đọc nó từ iphone. ca1i tiện cũa đọc sách từ iphone là nó luôn đi theo bên ḿnh hơn là cuốn sách hay tờ báo. Ḿnh có thể đọc ở bất cứ chôn nào. Khi chờ bà xă đi chợ, ngồi trong xe, ngồi đồng ngoài quán cafe. Rất tiện.

    Ấy thế mà cuốn 1 đọc hơn că tháng nay rồi vẩn chưa xong. Có lẽ bởi v́ tui vừa đọc vừa nghiền ngẩm không như những cuốn sách khác cứ đọc liếc qua, đọc bằng mắt chứ không đọc bằng cái đầu.

    Cuốn 2-quyền bính theo các bài b́nh luận th́ có vẻ có nhiều hứa hẹn gây cấn. Có người b́nh luận cưốn 1 rằng "biết rồi khổ lắm nói măi...những đổi tiền, đánh tư sản, vượt biên...bọn phản động tui c̣n biết nhiều chuyện bí ẩn gây cấn hơn Huy Đức kể nữa". Nhưng điều quan trọng là tui muốn biết xem bên thắng cuộc (kiểu HD) nghỉ ǵ hiểu ǵ, nhận xét ǵ về những sự việc mà VC miền bắc nó đă làm đối với dân miền nam sau 1975.

    Theo HD nhận xét trong cuốn 1 th́ toàn bộ chính sách VC đưa ra sau 1975 đi từ cái cực ngu này đến đỉnh ngu khác.

  8. #8
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    TÂM TƯ CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ VIỆC “ĐÁNH” HUY ĐỨC VÀ BÊN THẮNG CUỘC.
    Kính thưa các xếp,

    Rơ ràng là việc các xếp vừa giao, thật sự là nó quá sức đối với em, một người mới gia nhập đội ngũ dư luận viên nửa tháng nay. Về nhiệt t́nh th́ em có thừa, tiền bạc và các phương tiện hành nghề th́ đă có các xếp chu cấp thoải mái. Nhưng để đánh được Huy Đức trong vụ Bên thắng cuộc th́ chừng đó là c̣n quá thiếu.

    Đă có nhiều bác vung tay đấm. Nhưng em xin nói thật, tuy là người trong đội ngũ nhưng chính em c̣n cảm thấy các cú đánh ấy không thuyết phục được mấy người. Có cú th́ đánh cho gọi là có đánh, cú khác th́ bị coi là đánh dưới thắt lưng Huy Đức. Loay hoay cũng chỉ gồm những cụm từ lặp đi lặp lại: cái nh́n thiên kiến về lịch sử, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống xâm lược, cái nh́n không thiện cảm đối với một số lănh đạo và thể chế, không biết thuộc thể loại ǵ, không có hệ thống, không logic… Theo em, để tăng cường chất lượng các bài viết mà em tạm gọi là “đánh Huy Đức”, ta phải thay đổi phương pháp chứ không thể cứ lấy cái cách qui chụp đă lỗi thời làm chiêu chủ đạo được. Kết án người khác bằng những lập luận chung chung, vô căn cứ như thế này, thật chẳng khác ǵ một tấn bi hài kịch, mà người bị giễu cợt và nguyền rủa cuối cùng lại chính là đội ngũ dư luận viên chúng em, chứ không phải các xếp.

    Ở đây em xin được nói thẳng: chỉ có Huy Đức hoặc là người xuất chúng hơn cả Huy Đức mới có thể “hạ gục” được Bên thắng cuộc ma thôi. Dẫn chứng phải được trả lời bằng dẫn chúng, sự kiện phải được đối chiếu với sự kiện. Nếu “phe ta” không chứng minh được các sự kiện mà Huy Đức đă mất mười năm để ghi chép cẩn thận đến từng ngày, từng buổi là sai trái và bịa đặt th́ chuyện cả một cộng đồng dư luận viên đông đảo vẫn thua Bên thắng cuộc là cầm chắc trong ḷng bàn tay đó, thưa các xếp.

    Trong t́nh h́nh này, em nghĩ ta cần phải huy động toàn bộ sức mạnh tổng lực của cả hệ thống để đối phó th́ mới mong ngăn chặn được các hiệu ứng gây ra và ngày càng lây lan đến chóng mặt của Bên thắng cuộc. Trước đây, mỗi khi gặp nhau, người ta thường hỏi thăm: Có khỏe không? C̣n bây giờ sau cái bắt tay là câu cửa miệng: Đọc Bên Thắng cuộc chưa?

    Làn sóng t́m mua, t́m đọc Bên thắng cuộc có vẻ như ngày càng lên cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Báo chí chính thống càng nói nhiều về Bên Thắng cuộc th́ chẳng khác nào quảng bá không công cho nó, làm cho người ta càng háo hức, càng hăm hở và … hồi hộp t́m đọc cuốn sách. Không loại trừ rằng nhiều người sẽ thay đổi về nhận thức tư tưởng tức là tự diễn biến sau khi đọc xong cuốn sách có một không hai này. Đây là một kết quả vô cùng nguy hiểm và không hề được mong đợi trên mặt trận tư tưởng chính trị, chống diễn biến ḥa b́nh.

    Thưa các xếp,

    Đọc xong 2 tập với tổng số 1.185 trang đầy ắp các sự kiện và con số của Bên thắng cuộc, em thật sự cảm thấy sợ hăi. Em tự thấy rằng với một dư luận viên óc bằng hạt gạo như em, nhiệm vụ tiếp tục “đánh” Bên thắng cuộc mà các xếp vừa giao là hoàn toàn bất khả thi. Em xin các xếp cho em được nhường lại nhiệm vụ cao cả này cho đồng chí khác.

    Vợ em cũng rất ủng hộ nguyện vọng này của em, mặc dù cô ta mới chỉ đọc vài chương của Bên thắng cuộc. Cô ấy bảo: Đánh là đánh thế nào, anh xin nghỉ đi, ở nhà em nuôi.

    Nếu các xếp không cho th́ em vẫn nhất quyết nghỉ vụ này. Em xin đội ơn các xếp.

    Dư luận viên
    VO VĂN VE

    Nguồn Tâm Sự Y Giáo

  9. #9
    Member XeOm's Avatar
    Join Date
    09-04-2011
    Posts
    917
    Quote Originally Posted by Z-28 View Post
    Tui vẩn c̣n đang đọc cuốn 1. Khi mua tui download epub từ Smashwords rồi đọc nó từ iphone. ca1i tiện cũa đọc sách từ iphone là nó luôn đi theo bên ḿnh hơn là cuốn sách hay tờ báo. Ḿnh có thể đọc ở bất cứ chôn nào. Khi chờ bà xă đi chợ, ngồi trong xe, ngồi đồng ngoài quán cafe. Rất tiện.

    Ấy thế mà cuốn 1 đọc hơn că tháng nay rồi vẩn chưa xong. Có lẽ bởi v́ tui vừa đọc vừa nghiền ngẩm không như những cuốn sách khác cứ đọc liếc qua, đọc bằng mắt chứ không đọc bằng cái đầu.

    Cuốn 2-quyền bính theo các bài b́nh luận th́ có vẻ có nhiều hứa hẹn gây cấn. Có người b́nh luận cưốn 1 rằng "biết rồi khổ lắm nói măi...những đổi tiền, đánh tư sản, vượt biên...bọn phản động tui c̣n biết nhiều chuyện bí ẩn gây cấn hơn Huy Đức kể nữa". Nhưng điều quan trọng là tui muốn biết xem bên thắng cuộc (kiểu HD) nghỉ ǵ hiểu ǵ, nhận xét ǵ về những sự việc mà VC miền bắc nó đă làm đối với dân miền nam sau 1975.

    Theo HD nhận xét trong cuốn 1 th́ toàn bộ chính sách VC đưa ra sau 1975 đi từ cái cực ngu này đến đỉnh ngu khác.
    Bác Z-28

    Tôi đọc quyển 2, bị chậm hơn quyển 1 nhiều, :( . Vừa đọc, vừa nghĩ: chắc phải vẽ một bàn cờ với những nhân vật di chuyển trên đó. V́ khg biết nhiều về những yếu nhân VC, tôi hay bị lẫn lộn và quên chức vụ của từng người

    Giống như xem cờ tướng, mà chưa nắm vững cái nào là xe, pháo, mă và luật di chuyển ra sao, :-(

    Tôi đă mua sách in quyển 1 để dễ đọc lại lần 2. Phải đợi đến giữa/cuối tháng này mới làm như vậy với quyển 2, :(

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 13-05-2012, 10:03 PM
  2. Sự thật về Sư Đoàn 3 Bộ Binh
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 0
    Last Post: 31-08-2011, 09:57 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 16-07-2011, 04:24 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 19-01-2011, 12:31 AM
  5. Bắc Kinh có kế hoạch nắm Thái B́nh Dương
    By An Loc Đia in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 04-01-2011, 07:21 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •