TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
Tác giả: Peter Macdonald
Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
Chương 8: Sớm và quá sớm
Hăy gieo rắc tin tức lẫn lộn vào quân địch để chúng không hiểu được ư định của chúng ta. Một thắng lợi hiển nhiên mà không phải thắng lợi, một thất bại rơ ràng mà không phải thất bại.
Vơ Nguyên Giáp
Năm 1948 Việt Minh và quân Pháp đều có một thời gian ngừng chiến để tăng cường quân số và phương tiện. Việt Minh tấn công những đồn bốt quân Pháp để chiếm lấy vũ khí, rồi xây dựng những hệ thống hầm hào và kho tàng bí mật trong các làng mạc để cất giấu. Việc ngụy trang khéo léo tài t́nh không c̣n để lại một dấu vết nào khiến cho một số bộ binh Pháp và Mỹ đi lục soát t́m kiếm đến kiệt sức mà vẫn bực ḿnh v́ không phát hiện được.
Đại tướng Vơ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Tháng 12 năm 1949 sau nhiều năm chiến đấu, Hồng quân Trung Quốc đă chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch thành lập chính quyền trong cả nước. Quân Tưởng phải chạy sang Đài Loan (một số binh sĩ vượt qua biên giới Việt Nam bị quân Pháp tước vũ khí và trả về Đài Loan). Sự thay đổi chế độ ở Trung Hoa làm thay đổi t́nh thế của Việt Minh. Việt Minh đă có một láng giềng chấp nhận được: từ 1950 Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa đă công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Chỉ c̣n lại vấn đề, láng giềng lại là Trung Quốc. Mặc dầu không tin tưởng, người Việt Nam hoan nghênh sự giúp đỡ của Trung Quốc mà vẫn ḱm nén biểu lộ t́nh cảm và luôn luôn cảnh giác đề pḥng sự lật lọng của họ. Cứ như vậy t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc lúc cao lúc thấp không có ǵ thay đổi trong nhiều năm.
Trước t́nh thế này, Cụ Hồ Chí Minh và ông Giáp tháng 12 năm 1950 đến Bắc Kinh và tháng sau đến Nam Kinh. Ông Nguyễn Chí Thanh một người đang có uy tín lúc bấy giờ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội chịu trách nhiệm về những vấn đề quân sự. Người Mỹ đă có dịp được biết đến và nhớ tên con người này. Cụ Hồ và ông Giáp đă kư kết với các nhà lănh đạo Trung Quốc một thỏa thuận quan trọng: Trung Quốc nhận cung cấp vũ khí, máy cơ khí chế tạo và thuốc men. Bắc Kinh chấp nhận huấn luyện Việt Minh ở Trung Quốc và gửi sang Việt Nam những cán bộ chính quyền và quân sự với tư cách là cố vấn kỹ thuật. Ngay sau khi Trung Quốc công nhận nước iệt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Liên Xô và các nước trong phe xă hội chủ nghĩa cũng lên tiếng công nhận nước Việt Nam, tạo nên một sự kiện có tầm cỡ lớn ủng hộ độc lập của Cụ Hồ Chí Minh. Do đó, dù có đồng ư hay không, người Pháp không phải chỉ đương đầu với một nhóm nổi loạn ngoài pháp luật mà là một Chính phủ được các nước có chân trong Liên hiệp quốc công nhận.
Đến tháng 4 năm 1949 ông Giáp đă có 32 tiểu đoàn chủ lực và 137 tiểu đoàn bộ binh địa phương. Tháng 5 năm 1950 Cụ Hồ Chí Minh công bố luật nghĩa vụ quân sự, tất cả mọi người Việt Nam là đàn ông từ 16 đến 55 tuổi ở Bắc Bộ và Trung Bộ được tuyển vào quân đội, (Luật này được thực hiện dễ dàng trong vùng tự do nhưng khó khăn trong vùng quân Pháp chiếm đóng. Đến giữa năm 1952 luật này cũng được thực hiện ở Nam Bộ). Tháng 6 năm 1951 ông Giáp tổ chức 117 tiểu đoàn chủ lực và 37 tiểu đoàn địa phương thành các trung đoàn.
Sau đó, từ các trung đoàn thành lập các sư đoàn với khoảng một vạn quân: sư 304, sư 308 (sư đoàn thép), sư 312 và sư 316. Đồng thời ở vùng châu thổ sông Hồng có sư đoàn 320. Một sư đoàn khác, sư đoàn 351 là sư đoàn vũ khí nặng của tướng Vũ Hiên gồm 12 trung đoàn pháo và 8 trung đoàn công binh bảo đảm cơ động cho các sư đoàn pháo binh với pháo hạng nặng vào triển khai chiến đấu từ nửa năm 1952. (Một sư đoàn tương tự của Hồng quân Liên Xô nếu được tiếp tế liên tục sẽ đủ hỏa lực để liên tiếp chiến thắng quân Đức. C̣n ở Việt Nam rất hiếm pháo thủ giỏi, và sử dụng vật liệu công binh phải rất cẩn thận, tất nhiên phải tạp trung hỏa lực và nguồn lực công binh).
Một sư đoàn cần đến 5 vạn dân công mang vác, mỗi người đàn ông hoặc đàn bà có thể mang vác theo sức ḿnh (sau nhiều lần thí nghiệm và thất bại, ông Giáp và người cộng sự của ông đă xác định được những tiêu chuẩn hợp lư: một người đàn ông mang trên lưng được 25 kg gạo hoặc 20 kg vật liệu khác đi trên 25 km một ngày và 20 km một đêm, trong vùng rừng núi th́ được một nửa tiêu chuẩn này, một xe trâu kéo có thể mang 350 kg đi 12 km một ngày; một xe ngựa chở được 210 kg đi 20 km một ngày).
Tháng 10 năm 1951, với 200 công binh và 3.000 thợ, Hồng quân Trung Quốc đă hoàn thành tuyến đường sắt nối liền Liễu Châu với Nam Ninh. Nhờ con đường này, chiến sĩ Việt Nam có thể đến các trung tâm huấn luyện quân sự Trung Quốc, Yalin, Liễu Châu, Tungsing, HaiKon trên đảo Hải Nam và Quảng Đông. Từ đó cho đến cuối năm 1952, 4 vạn chiến sĩ và 1 vạn sĩ quan, công binh và kỹ thuật đă được qua các trường này. Tuy chưa có máy bay để sử dụng theo ư định nhưng ông Giáp vẫn thành lập những đội nhảy dù. Kho tàng của Trung Quốc ở Côn Minh và một vài nơi khác phục vụ cho Việt Minh.
Trong những thời gian đầu hầu như ông Giáp dựa hoàn toàn vào những kinh nghiệm của Trung Quốc, lắng nghe ư kiến của các cố vấn về những lĩnh vực mà Việt Nam có khuyết điểm lớn. Tướng La Quư Ba dẫn đầu đoàn Quân sự Trung Quốc, sau đó khoảng tháng 8 năm 1950, hai tướng nữa Chaing Yuni và Chieng Keng đến Pắc Bó để thảo luận những kế hoạch tiếp theo. Những người chỉ huy Việt Minh cũng đă có khoảng 5 người có kinh nghiệm học ở Bắc Kinh, hoặc ở học viện Quân sự Whampoa hoặc ở những đơn vị Hồng quân Trung Quốc. Một trong những số họ, ông Nguyễn Văn Sơn được cử vào ban lănh đạo chỉ huy trung tâm tác chiến và huấn luyện của Việt Minh ở Quảng Ngăi; ông Lê Thiết Hùng chỉ huy phó cũng được đào tạo ở Trung Quốc. Năm 1949 trong số 6 sư đoàn trưởng của ông Giáp có người đă có thời gian tham gia Hồng quân Trung Quốc, 2 thuộc dân tộc Thổ và 1 người đă là hạ sĩ quan trong quân đội Phá, chỉ có người thứ 6 là hoàn toàn do Việt Minh đào tạo.
Trong năm 1951 Trung Quốc đă viện trợ cho Việt Nam 4.000 tấn vũ khí trong đó pháo 75 mm của Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, hàng trăm súng Skoda và nhiều khẩu pháo gốc Đức. Trung Quốc c̣n gửi cho 100.000 lựu đạn chày, 10.000 đạn 75 mm và 10 triệu đạn súng trường. Ông Giáp đă trở thành người chỉ huy quân sự đúng nghĩa của nó, chứ không phải là người chỉ huy du kích. Được trang bị như vậy ông có thể tăng thêm sức mạnh và tổ chức chỉ huy một cuộc chiến tranh thông thường.
Lực lượng quân đội Việt Nam càng tăng lên, Trung Quốc càng tăng cường thêm viện trợ có hiệu quả: năm 1952, họ gửi sang 40.000 súng trường, 4.000 súng máy, một số pháo 120mm không giật, 35 pháo mặt đất, 450 súng cối và 50 pháo pḥng không. Sự giúp đỡ quả là hào hiệp không kém ǵ thời kỳ Trung Quốc chiến đấu ở Triều Tiên. Co số gần như đă tương hợp: quân Pháp sử dụng vũ khí Mỹ, c̣n Việt Minh được OSS, Trung Quốc cung cấp và tự sản xuất lấy.
Rơ ràng ông Giáp đă có trong tay một đội ngũ đă được huấn luyện quân sự, tất nhiên phần lớn được đào tạo ở Trung Quốc do người Trung Quốc huấn luyện nhưng họ đă được nghiên cứu kỹ đường lối quân sự Xô viết. Dưới con mắt ông, nó là “một đường lối quân sự hoàn chỉnh được phát triển để sử dụng cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa”. Việt Minh theo gương giải phóng quân Trung Quốc. Ông Giáp là Tổng tư lệnh của 250.000 quân chủ lực và một lực lượng dân quân tự vệ khoảng 2 triệu người đă đến tuổi trưởng thành.
Quân Pháp đă tăng cường lực lượng. Cuối năm 1947 có 50.000 quân Pháp ở Việt Nam, năm 1948 tăng lên gấp đôi trong đó 42% là người Pháp c̣n lại là người châu Phi và quân lê dương ngoại quốc. Năm 1949 quân Pháp có khoảng 150.000 phần lớn nhốt trong các lô cốt có hàng rào dây thép gai xung quanh như các pháo đài Trung cổ chế ngự lên đất đai phong kiến, và như bản thân chúng chế ngự những người Việt Nam trong thời kỳ “B́nh định”. Thực tế họ luôn bị quân Việt Minh vây hăm và xuất hiện như quỷ thần để luôn luôn quấy rối họ.
Quân đội Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào các đường cái, thường rơi vào những trận phục kích và bị tấn công bất ngờ: thời gian để cho binh lính Pháp rời khỏi xe cộ để vào vị trí chống tấn công th́ quân Việt Minh đă biến vào rừng rậm dưới làn mưa đạn của kẻ thù dội và cây cối. “Khi kẻ địch tấn công, chúng tôi rút lui…”. Quân Pháp tiếp tục tuyển mộ ngụy quân Việt Nam khoảng 250 ngh́n người do khoảng 400 sĩ quan châu Âu chỉ huy. T́nh trạng đó kéo dài cho đến những năm 60. Cả hai phía đều tuyển mộ thanh niên Việt Nam, phía họ phục vụ hoàn toàn không phải do họ tự chọn, cho nên có khi hai anh em phục vụ ở hai phía khác nhau. Với nhiều vẻ khác nhau, cuộc chiến ở Việt Nam gần như một cuộc chiến tranh của dân thường, mỗi phía đều sử dụng quân nhân trừ bị với mục đích cá nhân. Do đó công tác tuyên truyền cũng như chiến tranh tâm lư rất quan trọng, tuy vậy ưu thế vẫn ở về phía Việt Minh. Năm 1954 Việt Minh đă tuyển được nhiều quân hơn người Pháp.
Câu chuyện quân khởi nghĩa hăng say chiến đấu chống lại quân Pháp chứng tỏ điều đó. Các trận đánh lớn nhỏ có đến hàng trăm. Phía nào cũng chứng tỏ ḷng dũng cảm lạ kỳ và tinh thần cao thượng như nhau. Chiến sĩ người Thái La Văn Cầu kể tiếp câu chuyện như sau:
“Kết thúc huấn luyện, chúng tôi bắt đầu đi chiến đấu. Từ năm 1948 đến năm 1950 chúng tôi đă dự hơn ba mươi trận. Thời gian không đi chiến đấu thật hiếm. Tự tôi đă tiêu diệt được 25 lính địch, các bạn tôi đă tiêu diệt được hàng trăm. Tôi đă cướp được 7 súng trường, tất cả chúng tôi đă lấy được hàng trăm súng địch. Có thêm một khẩu súng, thêm một viên đạn thật quan trọng.
Phần lớn chúng tôi chiến đấu với bọn lính lê dương trong đó có bọn Đức, bọn Anh và bọn Mỹ đă từng dự chiến tranh chống phát xít Đức. Chúng tôi thích đánh nhau với chúng nó. Đó là những tên lính đánh thuê rất tinh nhuệ. Đánh nhau với chúng, chúng tôi cảm thấy trưởng thành nhanh chóng. Chúng nó không có gia đ́nh, những tên lính Pháp có bố, mẹ, vợ, không đánh giỏi như bọn lê dương. Rất nhiều bọn lê dương đến rồi lại đi, luôn thay đổi chỗ trú quân, rất thuận lợi cho chúng tôi được đánh nhau với nhiều tên lính lê dương khác. Các sĩ quan của chúng tôi rất muốn góp phần chiến đấu cùng chúng tôi, chúng tôi đă được lệnh tuân theo mệnh lệnh chiến đấu của họ. Kể cả khi chúng tôi thiếu ăn, chúng tôi cũng chia phần cho họ…”.
Đại tướng Vơ Nguyên Giáp thị sát thị xă Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Trận Đông Khê bắt đầu từ 16 tháng 9 là một trong những trận quyết định của chiến dịch Biên Giới. Trận đánh quan trọng đến nỗi Cụ Hồ Chí Minh xuất hiện bên cạnh ông Giáp . Cụ có mặt để củng cố quyết tâm của bộ đội Việt Minh. La Văn Cầu tiếp tục kể:
“Để bảo đảm thắng lợi tiểu đoàn chúng tôi thành lập một nhóm 25 người chia ra thành 5 tổ. Chúng tôi mang những gói thuốc nổ to tướng. Ông biết đấy, chúng tôi không có nhiều pháo, bản thân chiến sĩ sẽ mang thuốc nổ đến mục tiêu. Người Pháp gọi chúng tôi là “pháo-người”. Nhiệm vụ này rất nguy hiểm, nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh. Trước hết, chúng tôi đă thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, đến con người cuối cùng. Sau đó chúng tôi phải đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng chúng tôi phải tôn trọng nghiêm ngặt kỷ luật chiến trường: “không được lấy của kẻ địch và không giết kẻ đầu hàng…”.
Lực lượng của chúng tôi c̣n cách địch khoảng 1 kilômét. Ba trăm lính đóng trong một đồn năm trên một ngọn đồi nhỏ kiềm chế cả cao nguyên Đông Khê. Cuộc chiến đấu từ 6 giờ sáng với tiếng nổ của bộc phá chúng tôi làm tín hiệu xung phong. Ngay lập tức chúng tôi trông thấy pháo binh của chúng tôi dùng pháo 75 Nhật Bản đánh đổ cột cờ trên đỉnh vị trí địch ngay từ quả đạn đầu.
Chúng tôi rất vui sướng thấy kẻ địch bị đánh ngay từ những phút đầu tiên!
Đến 18 giờ 30 màn đêm buông xuống, La Văn Cầu và các đồng chí chạy đến vị trí địch. Anh ta bị thương vào cánh tay phải v́ một loạt đạn súng máy ngă xuống trên hàng rào dây thép gai, tay bị thương c̣n móc vào lưới thép, rồi thiếp đi v́ đau đớn.
“Khi tôi tỉnh dậy, tôi nghĩ rằng ḿnh sẽ chết mà chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đă yêu cầu bạn tôi chặt cánh tay bị thương cho khỏi vướng. Bạn tôi từ chối bảo rằng tôi là con một, gia đ́nh tôi cần cánh tay của tôi, tôi trả lời điều đó không quan trọng v́ dù sao tôi cũng sẽ chết. Sau vài phút anh ấy đồng ư, đặt cánh tay tôi lên một cái đe và chặt đi bằng lưỡi lê, xong anh ta buộc chặt đầu cánh tay c̣n lại bằng một sợi dây.
Sau đó tôi trèo lên đồi đến vị trí địch, dùng cánh tay c̣n lại và vai đẩy khối bộc phá vào lỗ châu mai lô cốt địch. Tôi quay lại và bị sức bộc phá nổ đẩy đi làm tôi ngă xuống quay mấy ṿng trên mặt đất, máu ra nhiều. Dù sao tôi cũng được kết nạp vào Đảng v́ những hành động dũng cảm trong chiến đấu, tôi quay về trạm cấp cứu ở trong rừng phía sau chúng tôi.
Tôi rất mệt, muốn bỏ đi ngủ, tôi biết rằng cái chết đang đợi tôi. Tôi tiến từ cây này sang cây khác, tựa vào cây một thời gian để lấy sức đi tiếp. Cuối cùng tôi phát hiện được ánh sáng của trạm cấp cứu. Bác sĩ nh́n cánh tay tôi và tuyên bố cắt lại cho sạch sẽ. Ông tiêm cho tôi một mũi kim và bảo tôi đếm đến bảy hoặc tám sẽ không c̣n biết ǵ nữa, nhưng tôi đếm đến hai mươi trước khi đi vào giấc ngủ…
V́ hành động ở Đông Khê, tôi được phong tặng Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam và khi vết thương lành hẳn, tôi được đưa đến nơi này nơi khác để động viên mọi người đi đánh bọn thực dân…”.
Trở thành đảng viên thật không dễ dàng. Mọi người phải trải qua một thử thách, thực sự quyết tâm, được hai đảng viên giới thiệu, có hai đảng viên giám sát và qua một kỳ thi vấn đáp. Những người thỏa măn những tiêu chuẩn ấy là những người ưu tú có động cơ phấn đấu rơ ràng. Họ đại diện cho trái tim của chủ nghĩa cộng sản trong nước, những đồng chí trung thành của chủ nghĩa Mác mà ban lănh đạo của Đảng lấy làm căn cứ để quyết định kết nạp vào Đảng. Ngược lại, họ được ưu đăi và thăng cấp, sau trận đánh La Văn Cầu được kết nạp vào Đảng là không có ǵ đáng ngạc nhiên.
Trận Đông Khê chỉ là một phần của trận đánh để kiểm soát đường số 4 chạy giữa các dăy núi đá vôi dọc theo biên giới Trung Quốc bảo đảm giao thông cho hệ thống đồn bốt hai bên đường. Quân Pháp dùng chiến thuật cũ rích chốt chặn để bảo đảm hành quân và an toàn cho các ngọn đồi. Khi đoàn xe đến các đồn bốt Cao Bằng, Lạng Sơn và Đông Khê, nhưng họ tiếp tục bị phục kích. Họ quyết t́m mọi cách để kiểm soát con đường và cắt đứt đường tiếp tế từ Trung Quốc cho quân đội Việt Minh. Ngược lại Việt Minh đă mở rộng những con đường ṃn song song trong rừng rậm bên này hoặc bên kia biên giới Việt Trung và dùng dân công chở hàng.
Mùa mưa đến ở Đông Khê vào tháng 5, tiếp theo 5 tiểu đoàn Việt Minh, trong đó có những tiểu đoàn vừa được huấn luyện ở Trung Quốc về, hành quân đến Đông Khê. Bầu trời thấp đầy mây, mưa suốt ngày không trông chờ ǵ được máy bay yểm trợ. Bốn mươi tám giờ sau khi La Văn Cầu và các bạn “quyết tử” tấn công bằng bộc phá, Pháp mất đồn tiền tiêu. Vài ngayd sau quân Pháp chiếm lại được, giữ được vài tháng rồi mất hẳn. Không một người lính bảo vệ căn cứ c̣n sót lại: hai tiểu đoàn quân lê dương bỏ mạng.
Các đồn bốt lần lượt rơi vào tay quân Việt Minh. Biên giới hoàn toàn được giải phóng. Đến tháng 10 quân Pháp rút khỏi Lạng Sơn bỏ lại đồn bốt và trang bị kỹ thuật quân sự.
Trong cuộc họp của Hội đồng Chính phủ ông Giáp tuyên bố hơn 6.000 quân Pháp bị tiêu diệt, quân ta thu được 13 pháo, 125 súng cối, 940 súng máy, 450 xe, 1.200 tiểu liên và hơn 8.000 súng trường. Và 5 tỉnh lỵ được giải phóng! Nhà nước tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh hạng 3, huân chương đầu tiên của ông.
Về những thắng lợi vừa qua, ông Giáp đă viết:
“Thắng lợi của những trận chiến đấu ở miền biên giới 1950 chứng tỏ những tiến bộ lớn của ba thứ quâ, đặc biệt là quân chủ lực. Bộ đội ta được tổ chức mạnh hơn, trang bị vũ khí tốt hơn lần đầu tiên đánh những trận tấn công lớn, tiêu diệt một phần lực lượng tinh nhuệ của địch, đập tan hệ thống pḥng ngự biên giới của chúng, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn. Chiến tranh nhân dân đă chuyển từ giai đoạn chiến tranh du kích sang chiến tranh thông thường. Cùng với sự thành lập nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, chiến tranh ở vùng biên giới của chúng ta đă chấm dứt sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam. Những con đường liên lạc của chúng ta với các nước bạn xă hội chủ nghĩa đă được khai thông”.
Ông Giáp đă tŕnh bày ba giai đoạn của chiến tranh cách mạng của Mao Trạch Đông như sau:
“Ở giai đoạn thứ nhất, chiến tranh du kích địa phương là chủ yếu và chiến tranh vận động là thứ yếu nhưng chiến tranh vận động ngày càng quan trọng. Ở giai đoạn thứ hai chiến tranh vận động là chính lúc đầu để chống càn quét ở địa phương, dần dần trên những địa bàn rộng lớn hơn. Chiến tranh du kích bấy giờ mạnh hơn nhưng so với chiến tranh vận động, chỉ là thứ yếu. Giai đoạn thứ hai thường kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong quá tŕnh này thực tế không có truy kích quân địch mà củng cố vị trí vững chắc. Tiếp theo, khi quân địch đă chuyển vào pḥng ngự, quân cách mạng sẽ chuyển qua tấn công bằng chiến tranh cơ động với những trận tấn công chiến thuật phân tán của các đội du kích đánh các đồn tiền tiêu, các đoàn xe và quân tuần tiễu. Giai đoạn thứ ba là nổi dậy đồng loạt.
Rất khó nói ngày nào chúng tôi chuyển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh cơ động v́ không có ai phân chia máy móc. Trong thời kỳ chúng tôi đang tiến hành chiến tranh du kích, đồng thời vẫn sử dụng đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung. Tiếp theo chúng tôi có những trận chiến đấu với nhiều trung đoàn, đến năm 1950 tôi mở chiến dịch lớn với những lữ đoàn. Chiến dịch giải phóng biên giới năm 1950 có thể coi như giai đoạn chiến tranh cơ động đă bắt đầu…”.
Ông Giáp đă hoàn thành thắng lợi giai đoạn 1 và 2. Ông nghĩ lúc bấy giờ có thể chuyển qua tổng phản công chuyển về tổng tấn công để tiêu diệt hoàn toàn kẻ địch. Ông đă nhầm, lư do chính của sự nhầm lẫn là việc tướng Jean Marie de Lattre de Tassigny đến Hà Nội vào thắng chạp. Ông ta là một con người có cá tính vững chắc và rất dũng cảm. Ông vừa nhận nhiệm vụ cao ủy và tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. De Lattre đă chỉ huy một đại đội trong chiến tranh thế giới thứ hai và nhanh chóng được cử đứng đầu một sư đoàn và cuối cùng là người chỉ huy các lực lượng Pháp tự do. Ông bỏ ngay quyết định buộc phụ nữ và trẻ con Phép rời khỏi Hà Nội khi lính Pháp chưa rời khỏi Việt Nam và ông để vợ ông ở lại thành phố.
Sau đó ông củng cố tinh thần binh sĩ và chuẩn bị chống lại cuộc tấn công sắp tới của ông Giáp.
Chẳng phải đợi lâu. Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng Giêng năm 1951, trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám, 22.000 chiến sĩ của các sư đoàn 308 và 312 của ông Giáp tấn công vào thành phố Vĩnh Yên đă được củng cố công sự vững chắc, một điểm quan trọng cuối cùng ở Tây Bắc Hà Nội của Pháp. Họ bị đẩy lùi tàn nhẫn và hy sinh từ 6 đến 9 ngh́n người. Tháng trước, quân Pháp lần đầu tiên dùng máy bay ném bom napal, lần này lại tiếp tục sử dụng phương tiện này: chiến sĩ Việt Minh bị chất độc tưởng rằng bị ném bom nguyên tử.
Từ 23 đến 28 tháng 3 sư đoàn 316 tấn công Mạo Khê hy vọng tiến vào Hải Pḥng. Sư đoàn cũng thất bại phải rút lui, hy sinh hàng trăm chiến sĩ.
Từ 28 tháng 5 đến 18 tháng 6, các sư đoàn 304, 308 và 320 đánh một loạt trận tấn công vào các căn cứ dọc sông Jour (?). Họ bị nhầm hướng, chia cắt lẫn nhau và phải rút lui để lại trên chiến trường hàng ngh́n chiến sĩ hy sinh.
Ông Giáp đă đánh giá quá cao và tổn thương sâu sắc. Ông chấp nhận rút quân nhưng để lại những cán bộ trong ḷng nhân dân để tiếp tục gieo hạt cho cuộc khởi nghĩa. Ông không c̣n tươi tỉnh, không c̣n một lực lượng dự bị nào để tạo được một thời cơ thuận lợi, hoặc quay ngược lại t́nh thế nguy kịch và đă cảm nhận được bao nỗi khó khăn mệt nhọc của mọi người khi đưa quân ra khỏi trận đánh cuối cùng. Nhưng ông vẫn sử dụng những đội h́nh lớn và hoàn tất nhiều hoạt động gọng ḱm rộng răi với mục đích:
- Mở đường phía Tây Hà Nội.
- Đánh địch ở phía sau lưng và phía bên kia Hà Nội.
- Chuyển quân về phía Nam trong khi cuộc tấn công thứ nhất vào Vĩnh Yên đă gây sức ép với Hà Nội và cuộc tấn công thứ hai ở Mạo Khê uy hiếp Hải Pḥng tách khỏi cảng.
Chiến dịch năm 1951 nếu thắng lợi là một công tŕnh kết hợp chiến thuật; trong trường hợp này kế hoạch thông minh của ông Giáp không thực hiện được v́ ông Giáp không có đủ phương tiện cần thiết, không đầy đủ thủ tục chỉ huy và kiểm soát, không có kinh nghiệm tác chiến trong điều kiện phức tạp kể cả với qui mô nhỏ hơn. Hơn nữa đối thủ của ông chiến đấu với ḷng bực tức chưa bao giờ có: cuộc sống của họ, của gia đ́nh người Pháp ở Đông Dương, hạnh phúc của họ và vương quốc của họ, tất cả đều vào cuộc.
De Lattre bắt đầu xây dựng một hệ thống cứ điểm có công sự vững chắc bảo vệ châu thổ sông Hồng và những ngọn đồi lân cận mà Việt Minh đă chiếm: 15 triệu tấn xi măng được sử dụng để xây dựng. 20 tiểu đoàn bộ binh thường xuyên chốt chặt ở đây. Khốn thay cho nước Pháp ông ta bị bệnh nặng phải trở về Paris và chết tháng 1-1952 v́ ung thư. Tướng Salan là người thay thế.
Quân Việt Minh chiến đấu mănh liệt và đầy căm thù dù chỉ là một trận đánh nhỏ mà người ta thấy lại trong những năm 60. Đó là trường hợp trận tấn công vào một cứ điểm do quân Bắc Phi chiếm giữ trên đường số 4.
Hai đại đội Marốc và một phân đội xe tăng tổ chức thành 2 cứ điểm pḥng ngự mạnh yểm trợ lẫn nhau, lại được pháo binh yểm trợ và một dăy lô cốt tiền tiêu làm nhiệm vụ cảnh giới báo tin có lực lượng tấn công. Một ḍng sông chảy giữa hai cứ điểm.
Sau hai mươi phút hỏa lực chuẩn bị tập trung của cối 120 rót vào cứ điểm phía Nam, đến 22 giờ 10, nghe tiếng xung phong của bộ binh Việt Minh vượt lên hàng rào dây thép gai. Lưỡi lửa của một chục khẩu súng tự độg chặn làn sóng người xông lên ở vùng cửa mở. Để ngăn chặn quân tấn công, đạn pháo ngày càng gần vị trí cho đến tận hàng rào của quân Marốc. Đến nửa đêm th́ cứ điểm phía Nam không c̣n giữ được nữa. Dây thép gai rối tung với một thảm xác người bên trên không c̣n là vật chướng ngại nữa. Phần lớn hố cá nhân đă bị cối của Việt Minh phá hủy những tên lính Marốc sống sót không c̣n đạn. Gần một giờ có lệnh vượt qua cầy chạy về cứ điểm phía Bắc.
Nhưng ở đó cũng chẳng yên ổn. Ba giờ sáng, 5 tiểu đoàn Việt Minh tấn công mạnh mẽ vào hai trăm người c̣n sống. Trên chiến trường những chiếc xe tăng nhẹ của phân đội xe bọc thép, ṇng pháo hạ thấp đến tối đa không ngừng nổ súng vào chùm người ḥ hét vượt qua ụ pháo. Xích sắt xe tăng nghiến lên đầu, tay, ngực hàng chục con người di chuyển chậm chạp nhưng cùng ngập trong biển người xông lên không ngớt. Những bàn tay bám vào nắp thép pháo xe định mở nắp, những quả lựu đạn ném vào ṇng pháo, hàng loạt súng máy xuyên qua lỗ phương hướng, rồi cuối cùng các xe tăng cũng bị bazôka xách tay tiêu diệt, thép vỏ xe nóng chảy trắng.
Một mùi thịt cháy bốc lên trong không khí. Cả năm kíp xe tăng bị tiêu diệt đến người cuối cùng, số bộ binh c̣n lại cũng nhanh chóng bị chung số phận.
Bookmarks