Các nhà phê b́nh tấn công dồn dập Chính phủ Việt Nam trong cuộc tranh luận hiếm thấy
By Chris Brummit, Associated Press,
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam luợc dịch
Các nhà lănh đạo của Việt Nam t́m cách tăng tính hợp pháp đang bị suy giảm của ḿnh bằng cách yêu cầu công chúng cho các đề xuất về cải cách hiến pháp. Những ǵ họ đă thay vào đó họ nhận được những chỉ trích công khai hiếm thấy về chế độ độc đảng (tại Việt Nam), một nhà báo bị đuổi việc đă trở nên một thanh niên nỗi tiếng v́ ư kiến bất đồng chính kiến của anh, và một bài học khác về việc Internet đă làm thay đổi các quy tắc của sự điều hành đất nước .
Làn sóng chỉ trích đă đặt ban lănh đạo Đảng Cộng sản vào thế chống đở, dồn áp lực lên họ trong bối cảnh bất măn lan rộng về sự tham nhũng của các viên chức cao cấp và một nền kinh tế bị tŕ trệ. Những người đứng sau của những phê phán đó – một nhóm các trí thức và cựu quan chức – nói rằng họ không có ư định ngừng việc làm này của họ.
“Nhiều đồng bào, chiến sĩ của chúng tôi đă hy sinh để xây dựng chế độ hiện nay”, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch của một tổ chức do Đảng Cộng sản điều khiển tại thành phố Hồ Chí Minh nói. “Đi ngược lại các quyền của người dân là không thể được chấp nhận sau khi máu đă bị đổ để giành lại chúng cho người dân.”
Ông Lê Hiếu Đằng và 71 người khác đă phổ biến một bản dự thảo hiến pháp do họ đề xuất trên Internet để đáp ứng yêu cầu của chính phủ cho phép dân chúng đóng góp ư kiến về dự thảo sữa đổi hiến pháp. Nhóm nhân sĩ và trí thức cũng giao tận tay một bản sao cho Ủy ban chịu trách nhiệm sửa đổi hiến pháp, mà lần đầu tiên trong 20 năm hiến pháp này mới được tu chính lại.
Phiên bản của nhóm này đề nghị loại bỏ Điều 4 – trong đó quy định rằng Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất ở trong nước – và kêu gọi nhiều thay đổi khác mà các quan chức cầm quyền cộng sản thật sự không thích như đề nghi có các cuộc bầu cử tự do và có quyền tự do truyền thông báo chí. Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (nhóm 72 nhân sĩ trí thức) đă lan tràn nhanh chóng trên các blog trong một quốc gia có hơn một phần ba của 87 triệu người sử dụng internet trực tuyến, làm khấy động thêm cho cuộc tranh luận (thay đổi hiến pháp).
Người đứng đầu của Ủy ban sửa đổi hiến pháp nói rằng những vị nhân sĩ và trí thức uy tín này đă đi quá xa.
“Lợi dụng việc thu thập ư tưởng về sửa đổi hiến pháp để tuyên truyền và vận động nhân dân chống đối đảng và nhà nước … cần phải được kiên quyết ngăn chặn,” Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong một cuộc họp được chiếu trên truyền h́nh nhà nước vào tối thứ Tư.
Chính phủ đă yêu cầu dân chúng đưa ra các đề xuất về sửa đổi hiến pháp, được thông báo sâu rộng trên các cơ quan truyền thộng và báo chí vào tháng Giêng, cho biết rằng dân chúng sẽ có ba tháng để làm việc này và đă mở một trang b́nh luận riêng trên trang web của chính quyền. Bảy mươi hai vị nhân sĩ và trí thức uy tín đă dùng cơ hội này để thử nghiệm mức độ giới hạn về sự sẵn sàng của chính phủ cho việc tranh luận công khai. Hơn 6.000 người đă kư tên ủng hộ phiên bản hiến pháp mới của nhóm được phồ biến trực tuyến trên các blogs xă hội.
“Chúng ta cần có các cuộc thảo luận công khai. Tại sao các ư tưởng đề nghị của nhà nước th́ được công bố rành mạch trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng lại không công bố những đề nghị nghiêm chỉnh của chúng tôi.” Ông Lê Hiếu Đằng cho biết qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh. “Chúng tôi sử dụng Internet.”
Việt Nam đă mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, nhưng vẫn giữ một hệ thống chính trị độc đảng khép kín và hiếm khi cho phép công khai bất đồng chính kiến. Những người bất đồng chính kiến thông thường đều bị nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tù nhiều năm. Internet đă mở ra những con đường mới cho những người đối lập với chính phủ, qua đó thảo luận về những phương cách khác để điều hành đất nước. Trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam cũng có những căng thẳng giữa những đảng viên cấp tiến và bảo thủ. Họ cũng t́m ra cách riêng của ḿnh để tham gia đóng góp ư kiến tích cực trên các blog xă hội.
Hôm thứ ba, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải bởi lănh đạo của tờ báo nhà nước (báo Gia Đ́nh & Xă Hội) nơi anh ấy làm việc khi anh viết phổ biến trong blog của anh bài phê phán gắt gao việc Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam công kích nặng nể những người lên tiếng kêu gọi cải cách hiến pháp sâu rộng hơn. Hành động này của anh Kiên đă đưa anh trở thành một người thanh niên trẻ biểu tượng của những người đối lập với chính phủ.
Trong khi việc bám chặc quyền lực của chính quyền (cộng sản Việt Nam) coi như là vững chắc trong lúc này, sự nở rộ của các cuộc thảo luận chính trị công khai có thể làm tệ hại thêm một cảm giác khủng hoảng trong giới lănh đạo cộng sản chóp bu.
“Các vị lănh đạo đảng đă mất kiểm soát đối với cuộc thảo luận công khai (thay đồi hiến pháp). Dù muốn hay không, hiện đang có tại Việt Nam một cuộc tranh luận công khai về hiến pháp, ngay cả nhửng đảng viên cộng sản kỳ cựu cũng tích cực tham gia dóng góp ư kiến”, ông Jonathan D. London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hồng Kông nói. “Ngăn cấm, bịt miệng ( thảo luận thay đổi hiến pháp) vào thời điểm này là việc làm không dễ dàng đâu.”
Chính phủ đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, lần đầu tiên kể từ năm 1992, nêu ra lư do là cần thiết để giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Thay đổi quan trọng nhất trong bản dự thảo trên trang web của chính phủ là việc loại bỏ các quy định về khu vực hoạt động kinh tế của nhà nước “đóng vai tṛ dẫn đầu” trong nền kinh tế quốc gia. Điều đó cho thấy rằng chính phủ có thể tháo dỡ những doanh nghiệp nhà nước đầy dẫy tham nhũng và không hiệu quả nhưng lại ngốn hầu hết nguồn tiền của ngân sách quốc gia, và những tập đoàn này bị tố cáo là kẽ đă gây ra những khó khăn về kinh tế của đất nước hiện nay.
Nguồn: ABC NEWS/AP
http://anhbasam.wordpress.com/2013/0...uan-hiem-thay/
Bookmarks