...
Mặc Lâm: Đó là lỗi của chế độ muốn tâng bốc ông ấy như từng tâng bốc nhiều người khác khi họ đang được trọng dụng. Quay trở lại chiến trường Điện Biên Phủ, ông có ǵ ấn tượng nhất cần chia sẻ về chiến công của vị tướng này hay không?
Bùi Tín: Tôi nghĩ cái tài thực sự của ông ấy là tôi được biết rơ v́ ông đă kể riêng cho tôi nghe về thay đổi phương châm cái Điện Biên Phủ.
Thay đổi phương châm tác chiến Điện Biên Phủ đúng là tác phẩm mang cái dấu ấn riêng của Vơ Nguyên Giáp. Đă có thỏa thuận từ Bắc Kinh với Hà Nội qua ông Mao, ông Hồ rồi qua đoàn cố vấn Trung Quốc là sẽ tấn công Điện Biên Phủ vào ngày 25 tháng giêng năm 1954 vào hồi 17 giờ chiều theo phương châm “
đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Thế nhưng cả ngày hôm đó và đêm hôm trước ông ấy không ngủ được, ông chỉ suy nghĩ về trách nhiệm. Tức là phương châm “
đánh nhanh, giải quyết nhanh” được quyết định khi mà quân Pháp vừa “
lưng thời pḥng ngự” được vài tuần lễ. Nhưng mà đến lúc bấy giờ đă được hai tháng th́ cái “
lưng thời pḥng ngự” được chuyển sang thành “
pḥng ngự kiên cố” bằng đến hàng ngh́n tấn thép gai, hàng vạn quả ḿn, hàng 5, 6 chục khẩu đại bác và rất nhiều súng máy 2 ṇng.
Nếu quân Pháp đă pḥng ngự kiên cố mà vẫn giữ nguyên phương châm”đánh nhanh, giải quyết nhanh” th́ có thể bị tan hoang và bị tiêu diệt rất lớn và coi như sẽ bị tiêu diệt tất cả các lực lượng mà đă xây dựng từ trước đến nay. Do đó mà ông đă thay đổi cái phương châm từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” thành “đánh chắc, tiến chắc”. Nhờ thay đổi phương châm như thế nên mới dành được thắng lợi.
Nếu mà theo phương châm cũ th́ nguy hiểm lắm. Tất cả những sư đoàn tham chiến từ 308, 304, 312 cho đến những sư đoàn công pháo là 4 sư đoàn “vốn liếng” từ năm 45 đến năm 54 sẽ bị tiêu hao rất nặng. Tôi nghĩ đấy chính là cái tài năng đột biến của ông Giáp
Mặc Lâm: Đó là thời kỳ vàng son nhất của ông Giáp nhưng h́nh như về sau này th́ ông gặp lắm điều không vừa ư th́ phải?
Bùi Tín: Về sau này th́ tài năng của ông ấy ít biểu lộ lắm bởi v́ đều do tập thể của Bộ chính trị và đều do vị trí vai tṛ của ông Duẩn đă lấn lướt và nhất là ông Giáp chưa hề đặt chân lên chiến trường miền Nam một ngày nào cả. Ông ta chỉ chỉ huy từ xa thôi cho nên am hiểu về chiến trường của thời kỳ chiến tranh sau này ở miền Nam th́ vai tṛ của ông Giáp mờ nhạt lắm. Cho đến cả chiến dịch Hồ Chí Minh, ông cũng ờ Hà Nội để chỉ huy từ xa và vai tṛ của ông không bằng được ông Văn Tiến Dũng, càng không bằng được ông Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ.
Sống đạm bạc
Mặc Lâm: Rồi khi ông bị xung vào vai tṛ cầm đầu ủy ban kế hoạch hóa gia đ́nh th́ cuộc cờ chính trị của ông Đại tướng coi như xong! Đây có phải là h́nh thức ông bị thất sủng hay không?
Bùi Tín: Cái đó công bằng mà nói th́ ta cũng không nên nói ông ấy bị thất sủng hẳn đâu. Bởi v́ sau chiến tranh th́ theo tôi được biết rơ th́ ông Phạm Văn Đồng muốn chuyển ông Giáp sang chấm dứt hoạt động quân sự sang làm phó Thủ tướng đạc trách về khoa học và kỹ thuật. Cái mảng khoa học và kỹ thuật mà ông ấy tâm sự với tôi hàng bao nhiêu tuần lễ là cái mảng lớn lắm, nào là thành lập cái viện Hàn lâm Việt Nam, thành lập cái viện Khoa học xă hội và Khoa học nhân văn và Khoa học tự nhiên Việt Nam; Đảm nhận cả về nhân lực, về phát triển ṇi giống dân tộc, trong đó có cái chi tiết là sinh đẻ có kế hoạch. Sau đó bị người ta nói phóng lên là ông bị làm “ông cai đẻ”....
Thật ra ông Phạm Văn Đồng và Bộ chính trị lúc bấy giờ, theo ông Giáp kể lại cho tôi, đă chọn ông Giáp làm người đứng đầu cái mặt trận khoa học kỹ thuật để bù lại những năm chiến tranh, để mà xây dựng gấp cái nền giáo dục, cái nền y tế, nền khoa học xă hôi, khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên.... Đó là những cái mảng rất là lớn. Không thể nói là thời kư đó ông ấy bị kỹ luật, bị ra ŕa hay là bị coi nhẹ đâu. Tôi nghĩ đấy là cái nh́n không công bằng, một cái nh́n thành kiến, một cái nh́n quá thổi phồng lên chứ không đúng với thực tế.
Mặc Lâm: Đây có phải là cách mà người cộng sản thường đối đăi với nhau hay không v́ sự bội bạc này đă xảy ra không chỉ trên cá nhân đại tuớng Vơ Nguyên Giáp mà c̣n trên rất nhiều tướng lănh, ủy viên chính trị khác nữa…ngay cả những người lên tiếng sửa đổi chính sách cũng bị thẳng tay trù dập như ông Trần Xuân Bách chẳng hạn…
Bùi Tín: Đó là v́ lối lănh đạo của đảng Công sản. Một con người th́ không thể làm nên được mà bởi v́ ông cũng nằm chung trong chế độ ấy, tức là muốn có một nước Việt Nam phát triển để nhập vào thế giới dân chủ nhưng cái đó là cả Bộ chính trị, cả đảng lạc hậu, không đi theo kịp với thời cuộc v́ đă thắng trong chiến tranh bằng một chế độ độc đảng nên vẫn cứ nghĩ một nếp là trong xây dựng đất nước vẫn cứ giữ một chế độ độc đảng th́ mới có thể dành thêm thắng lợi lịch sử. Đấy là sai lầm của cả ban lănh đạo của đảng, từ ông Duẩn, ông Thọ, ông Giáp, đến ông Đồng và trước đó là cả ông Hồ Chí Minh nữa.
Tôi nghĩ đây là cái sai về đường lối, về học thuyết mà đảng Công sản phải chịu trách nhiệm và cho đến bây giờ th́ nó mới vỡ tung ra để mà bây giờ đảng đi đến thụt lùi và người ta gọi là đang bước vào cái bước sa đọa, một bước sa sút và người ta c̣n nói đến một cách bẽ bàng là đảng Cộng sản hiện nay đang ở vào cái ngơ cụt, đang ở thời kỳ ră đám, đang ở thời kỳ sạt nghiệp về uy tín và về tất cả mọi mặt. Đấy là trách nhiệm chung của đảng Cộng sản trong mấy chục năm qua.
Mặc Lâm: Khi vụ chống khai thác bauxite xảy ra th́ Đại tướng Vơ Nguyên Giáp lúc ấy rất yếu nhưng vẫn viết thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngưng thực hiện dự án. Người ta đồn đoán rằng bức thư không phải của chính ông Giáp viết mà do ai đấy nhuận sắc, ông nghĩ sao về tranh căi này?
Bùi Tín: Đúng chứ. Bởi v́ bức thư đă viết cách đây hai năm mà cách đây hai năm th́ ông ấy c̣n viết được. Lúc bấy giờ tôi theo dơi rất chặt th́ ông ấy c̣n tiếp khách, c̣n nói chuyện b́nh thường được. Ông vào bệnh viện hai năm rưỡi nay. Hơn một năm nay th́ ông ấy chỉ bút kư thôi, chỉ gật gật, lắc lắc thôi chứ không c̣n có được suy nghĩ b́nh thường nữa; Nhưng thời kư ông ấy viết hai bài th́ trực tiếp ông ấy viết, tôi nghĩ như thế. Ông vẫn có hai anh đại tá thư kư cũng am hiểu; Có thể ông ấy có ư kiến và ông cũng duyệt rất là kỹ. Ông ấy là con người rất cẩn thận cho nên tôi nghĩ đây vẫn là những bức tâm thư thật sự của Vơ Nguyên Giáp.
Mặc Lâm: Cuối cùng trước sự ra đi của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp ông có cảm nhận ǵ?
Bùi Tín: Tôi thấy ông là người thông minh. Ông có trí nhớ rất là tốt và hai nữa là ông ấy sống một cuộc sống khá là đạm bạc-không hút thuốc, uống bia, uống rượu ǵ đâu. Ông là con người sống rất là minh bạch, rất là giản dị. Cái đó rất rơ. Ông có khuyết điểm là không sát dân đâu. Hai nữa
ra chiến trường ông cũng không sát mặt trận, chiến sĩ đâu. Ngay ở Điện Biên Phủ, ông ở Mường Phăng là cách tiền tuyến đến hơn 10 cây số. Ông cũng không ra gặp trực tiếp anh em vừa mới chiến đấu về. Ngay cả tù binh bắt được, không biết bao nhiêu tù binh Pháp và sau này là tù binh Mỹ th́ ông cũng không để tâm đến gặp tù binh như cái thời trước Napoleon đă làm hay từ chiến dịch Cao Bắc Lạng th́ ông Hồ c̣n gặp Charlton và Le. hai viên trung tá bị bắt sống, ông Giáp cũng không gặp. Do đó mà tôi thấy ông xa chiến trường, xa chiến sỹ. Tác phong c̣n khá là quan liêu chứ không gần lính như những ông tướng Trần Văn Trà, ông Lê Trọng Tấn.
Ông là một ông tướng thông minh, một ông tướng có tư duy và
riêng ở Điện Biên Phủ có tư duy độc lập. Những điều đó rất rơ. Nhưng nhược điểm tôi thấy là phong thái c̣n quan liêu, xa dân,
xa lính chỉ được cái sinh hoạt giản dị, không có tham ô nhưng ông cũng không đóng góp được ǵ vào sự lănh đạo của đảng Cộng sản để khỏi rơi vào chủ quan, quan liêu, giáo điều mù quáng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là sai lầm chung của ông Giáp góp chung vào cái sai lầm của đảng Cộng sản.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà báo Bùi Tín.
Nguồn:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013090627.html
Bookmarks