Vào lúc 4 giờ chiều ngày Thứ Hai 09/12/2013, tại trụ sở của Bộ Ngoại Giao Úc ở Sydney, một phái đoàn của CĐNVTD-UC tiểu bang NSW gồm có TS Hà Cao Thắng, LS Trần Công Thúy Định, ông Davy Huỳnh, BS Nguyễn Mạnh Tiến và Linh mục Chu Văn Chi, đă có một cuộc tiếp xúc với Đại sứ Úc tại Việt Nam, ông Hugh Borrowman. Phái đoàn CĐ đă tŕnh bày với ông Đại sứ về những quan tâm của người Việt tại Úc đối với nhiều vấn đề.
- Về những vi phạm nhân quyền tại VN, ông Borrowman tỏ ra hiểu biết rất nhiều về những nhà tranh đấu cho nhân quyền đă và đang bị chế độ CSVN trù dập. Ông nói rằng Ṭa Đại sứ Úc đă nhiều lần xin phép vào thăm một số nhân vật đối kháng hiện đang bị cầm tù, như LS Lê Quốc Quân, LS Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày… nhưng bị nhà cầm quyền từ chối. Ông nói Ṭa ĐS Úc sẽ tiếp tục cố gắng t́m cơ hội để thăm gặp những nhân vật đó, và vẫn giữ liên lạc thường xuyên với gia đ́nh của họ để cập nhật tin tức và giúp đỡ khi cần thiết.
- LM Chu Văn Chi đă tŕnh bày quan ngại về t́nh trạng đàn áp tôn giáo tại VN, và đă trao cho ông ĐS bản Tuyên Bố gần đây của CĐCGVN tại NSW lên án CSVN về những hành động đàn áp tôn giáo của họ. Ông Borrowman nói rằng ông và TĐS Úc rất lưu tâm đến vấn đề này. Chính ông đă vào nhà tù thăm và tiếp xúc trong hơn 1 giờ đồng hồ với LM Nguyễn Văn Lư, đă gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với HT Thích Quảng Độ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ở Hà Nội…vv, để t́m hiểu cặn kẽ những quan ngại của các vị đó đối với chính sách về tôn giáo của chế độ.
- Phái đoàn người Việt cũng nêu lên quan tâm về việc Lào và Cao Miên dự định xây 11 con đập trên thượng nguồn sông Mekong, trong đó đập Xayaburi ở gần Luang Prabang đă được Lào khởi công xây dựng từ tháng 11 năm ngoái, đi ngược lại quyết định của Ủy Hội Sông Mekong (MRC) là phải đ́nh chỉ mọi xây dựng trong khi chờ đợi một cuộc nghiên cứu đầy đủ và sâu rộng hơn về những ảnh hưởng của việc xây đập ngăn nước đối với môi truờng sinh thái trong vùng. Nếu những con đập này được thực hiện th́ con sông Cửu Long ở hạ nguồn sẽ cạn nước, đưa đến những tai hại khủng khiếp không thể đảo ngược cho vùng đồng bằng miền Nam VN: lượng tôm cá sẽ sụt giảm đáng kể, phù sa không c̣n đổ xuống bồi đắp ruộng đồng, nước biển sẽ tràn ngược vào đất liền, tăng độ mặn của đất khiến không c̣n trồng trọt canh tác được. Đó sẽ là một thảm họa cho 20 triệu người Việt sinh sống tại vùng châu thổ sông Cửu Long. Ông Borrowman tỏ ra hiểu biết rành rẽ về vấn đề này, nhưng ông nói rằng trong cương vị của người đại diện nước Úc ông không thể can thiệp vào những chuyện nội bộ của Ủy Hội Sông Mekong (MRC), gồm những nước nằm trong lưu vực của con sông này, mặc dù Úc là một trong những quốc gia tài trợ cho MRC. Tuy nghiên, ông sẽ lưu ư theo dơi để góp ư và khuyến cáo nhà cầm quyền CSVN khi cần thiết.
-Từ năm 2001 đến nay, nước Úc đă viện trợ cho VN hơn 1 tỷ Úc kim, trong đó chỉ riêng năm 2012 số tiền viện trợ là 150 triệu UK. PĐ/CĐ hỏi ông ĐS về cách thức Úc sử dụng số tiền viện trợ đó, và được ông cho biết rằng việc dùng tiền viện trợ của Úc cho VN được cứu xét kỹ lưỡng, thường là qua những dự án xây dựng hoặc những kế hoạch tài trợ về giáo dục hoặc xă hội. Ông tỏ ra rất hiểu biết về t́nh trạng tham nhũng tràn lan của quan chức CSVN, và nói rằng Úc tránh hết sức việc giao tiền mặt cho nhà cầm quyền VN. Phái đoàn cũng nêu lên quan tâm về những học bổng cấp hàng năm của Úc, e rằng sẽ được các quan chức của chế độ chia nhau cho con cháu họ hưởng, thay v́ được cấp cho các em học sinh có khả năng. Ông Borrowman khẳng định rằng việc cứu xét học bổng là do Ṭa Đại sứ Úc trực tiếp nhận đơn và cứu xét, và đặt căn bản trên thành tích học hành cũng như cuộc phỏng vấn các em, chứ không dựa trên lư lịch.
- LS Định đă nêu lên vấn đề phụ nữ VN bị đưa ra nước ngoài dưới h́nh thức lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn…, nhưng thực chất là bị ép buộc làm nô lệ t́nh dục hoặc bị bán cho các động măi dâm. Ông Borrowman cho biết rằng Ṭa ĐS Úc vẫn chú tâm theo dơi vấn nạn này, và thường xuyên liên lạc với những tổ chức phi chính phủ (NGOs) chuyên về lănh vực này như Alliance Anti Traffic và Stands Against Trafficking để nắm t́nh h́nh. Ông nói Cảnh Sát Liên bang Úc cũng đặt nhân viên thường trực ở Đông Nam Á để giúp ngăn chặn tệ nạn buôn người từ nhiều nước nghèo trong đó có VN. Tuy nhiên ông xin PĐ thông cảm cho rằng TĐS Úc dù rất quan tâm về vấn đề này nhưng cũng chỉ có thể làm được một số điều giới hạn trong khả năng mà thôi.
Buổi gặp gỡ đă kéo dài hơn một giờ đồng hồ trong không khí cởi mở và thân mật. Ông Borrowman đă tỏ ra rất rành rẽ đối với những vấn đề liên quan đến VN, và đă tṛ chuyện với các thành viên trong PĐ/CĐ trong tinh thần tương kính và thẳng thắn. Ông cũng trao số điện thoại và email của ông cho mọi người trong PĐ, và yêu cầu hăy liên lạc trực tiếp với ông mỗi khi có điều ǵ cần nêu lên về VN. Phái đoàn CĐ đă ra về vào lúc 5 giờ 15 chiều cùng ngày.
Nguồn tin: http://vietnamese.org.au/vca/cong-do...-su-uc-tai-vn/
Bookmarks