Tâm bút
Nguyễn thị Quảng B́nh
Mỗi khi Xuân về Tết đến, tôi không khỏi nghĩ đến Tết Mậu Thân năm 1968, với những tội ác man rợ của bọn cộng sản vô thần. Chúng không kiêng nể ǵ những ngày đầu năm, trong những giây phút thiêng liêng của Tết dân tộc, khi nhang đèn c̣n nghi ngút khói đón chào ông bà tổ tiên về chứng giám ngày Tết với con cháu th́ tiếng súng vang lên, máu chảy lệ rơi, người chết tức tưởi, đau đớn, phố phường tan hoang đổ nát. Dù không có thân nhân gia đ́nh ở Huế nhưng ai mà không đau xót khi nghe bài hát "Chuyện một chiếc cầu đă găy" hay khi đọc quyển "Giải khăn sô cho Huế"'.
Những thành phố khác của miền Nam như Sàigon, Nha Trang…cũng mang đầy chứng tích của một mùa Xuân đau buồn, có thể gọi mùa Xuân thảm sát 1968 là bằng cớ hùng hồn của tội ác mà bè lũ phi nhân vô thần cộng sản đă gây ra cho đồng bào cùng chung máu đỏ da vàng với họ.
Từ khi mang kiếp sống tha hương, v́ trốn chạy bạo quyền cộng sản độc đảng toàn trị, hẳn người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta hằng ngậm ngùi tiếc nhớ những mùa Xuân thanh b́nh ngày xưa, những bài hát về Xuân, về Tết càng làm ḷng ta thổn thức hướng ḷng về quê nhà thân yêu bên kia bờ đại dương. Những bài hát Xuân quen thuộc năm nào cũng nghe đi nghe lại nhưng không biết chán, những dư hương mùa cũ, những kỷ niệm đong đầy vẫn trở về nhắc nhớ quá khứ đă xa.
Tết đầu tiên trên đất Mỹ, gia đ́nh chúng tôi đón Xuân nơi tiểu bang lạnh giá Michigan, những người bảo trợ tốt bụng đă chở đi nhà thờ Việt Nam là nơi mỗi Chúa Nhật mọi tín hữu Công Giáo tụ tập cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ. Dù mỗi lần đi ra ngoài phải mặc mấy lớp áo với mũ len găng tay áo khoác dày cộm nhưng ḷng vẫn cảm thấy lạnh giá từ bên trong, may mà t́nh đồng hương khi ấy rất ấm áp, thân t́nh như chất keo gắn bó những con người xa xứ. Lời cầu nguyện ngày Xuân đă khiến nhiều người chảy nước mắt, nghẹn ngào trong khi bên ngoài tuyết rơi đầy trời trắng xóa. Ca đoàn cất lên tiếng hát buồn mênh mang cũng là tâm sự giáo dân VN:” Dâng lên Cha từ nhân, giấc mơ chưa tṛn nơi xứ lạ quê người…Giờ gặp lại đây nơi miền đất lạ, ôi sao là nhớ quê nhà xa xăm.” Bản Thánh ca này không lần nào nghe mà tôi cầm được nước mắt.
Bài hát Xuân mang đến nhiều suy tư khắc khoải nhất là một tác phẩm của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên với những câu thấm thía, dù được sáng tác đă rất lâu, có lẽ vào những năm cuối của thập niên 70 nhưng bây giờ vẫn mang đầy ư nghĩa:” Những thành phố em sẽ đi qua, đây Vienne, đây Luân đôn, đây Ba Lê..nhưng có đâu bằng Sàigon hôm qua, nhưng có đâu bằng Sàigon mai sau. Em có mơ ngày hát câu hồi hương?”
Một giấc mơ mà bây giờ nhiều người đă đạt được, đă đi đi về về để du lịch, để ăn chơi hưởng thụ, để kiếm tiền…Nhưng giấc mơ hồi hương để được thấy lại Sàigon hôm qua là một Ḥn ngọc Viễn đông, để tưởng tượng một Sàigon mai sau khi không c̣n bóng dáng cộng sản độc đảng toàn trị có lẽ vẫn là một giấc mơ mà nhiều con dân Việt khi nằm xuống trong ḷng đất lạnh xứ người vẫn hằng tiếc nuối. Thân xác đă trở về cát bụi nhưng linh hồn hẳn c̣n vương vấn.
Ôi! Em có mơ ngày hát câu hồi hương? Có đôi lúc tưởng chừng giấc mơ này đă thành xa vời như trong câu hát :”Dù con tim vẫn thiết tha, mộng xưa cũng vơi theo tháng ngày.” (HYNCYLN)
Tuy nhiên hy vọng về một ngày chế độ cộng sản VN phải bị thay thế, phải bị vứt vào sọt rác lịch sử ngày mỗi rơ nét hơn trong thời đại tin học, khi làn gió mới dân chủ được thổi vào VN qua phương tiện truyền thông hiện đại này dù bạo quyền đă cố che chắn, bưng bít mọi cánh cửa. Nhưng họ chặn ngả này th́ thông tin lại được chuyển đi theo đường khác, bạo quyền đă không thể ngăn chận cuộc cách mạng tin học như sóng vỡ bờ mà nhờ đó người dân khao khát t́m ṭi học hỏi đă có thể mở rộng tầm nh́n để so sánh VN với nhiều quốc gia khác trên thế giới, những nhà đầu tranh đă dùng internet như vũ khí, như phương tiện để phổ biến đường lối, quan điểm, để mọi người hiểu biết thêm về cái đảng buôn dân bán nước,về đám lănh đạo ngu dốt, bất tài, về những hiểm họa mà đất nước và dân tộc VN đang phải gánh chịu..v..v
Tin tức về các cuộc nổi dậy của người Tây Tạng, người Iran năm trước đă gieo vào ḷng những người quan tâm đến vận nước một tia hy vọng, đă nhen nhúm lên những đốm lửa, dù các cuộc chính biến đó bị đàn áp đẫm máu.
Từ những đảng viên lăo thành, cựu sĩ quan, cựu chiến binh, cựu giám đốc trường đảng, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ.. cho đến những người trẻ thế hệ 8X, thanh niên, thiếu nữ của thế hệ 9X đă nhờ mạng lưới toàn cầu mà kết nối, họ hăm hở mở rộng tầm nh́n ra bên ngoài cái xă hội độc đảng, công an trị ,mà tập đoàn Hà Nội đang cố duy tŕ bằng mọi cách kể cả bạo lực, giam cầm, giết hại, đàn áp, sách nhiễu, cướp bóc,…không từ một thủ đoạn nào cả. Cộng đồng bloggers dù non trẻ nhưng đă tỏ ra đầy bản lănh làm bạo quyền phải điên đầu, áp dụng luật rừng ngăn chận th́ bị các tổ chức quốc tế lên án mà cũng không thể ngăn cản măi được, dùng hackers phá sập trang mạng này th́ vài ba trang khác nổi lên. Càng dựng tường lửa th́ người xử dụng càng hăng hái t́m cách vượt tường. Ngoài những vị tù nhân lương tâm nổi tiếng, th́ các tên tuổi như Điếu Cày, mẹ Nấm, Anh Ba SG, người buôn gió, cô gái đồ long..các trang mạng Nữ Vương Công Lư, Ḍng CCTVN, dân làm báo, x cà phê, bauxite VN đă trở thành quen thuộc với dân hải ngọai.
Mùa Xuân năm nay, đầu năm 2011 cũng là lúc từ giă năm Canh Dần để đón mừng Tết Tân Măo th́ sự việc xảy ra thời gian qua tại Tunisia, tại Ai Cập và các nước lân cận khiến bao nhiêu người Việt lại thêm hy vọng, lại nuôi ước mơ một ngày rất gần, Việt Nam sẽ bị hiệu ứng domino khiến chế độ độc đảng công an trị đang cầm quyền sẽ phải sụp đổ, trao trả quyền điều hành đất nước lại cho người dân.
C̣n nhớ cuộc cách mạng nhung tại Tiệp khắc cũng khởi đầu trong mùa Xuân, có sinh viên thiệt mạng, có sự hy sinh của nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ trí thức. Rồi nào là cách mạng hoa hồng, cách mạng hoa tulip, cách mạng màu cam ở các nước Đông Âu và Liên sô cũ, bây giờ đến cách mạng hoa lài ở Tunisia. Cuộc nổi dậy của dân chúng đă lan nhanh đến Ai cập, Yemen, Jordan, Li băng và kế tiếp có thể là Syria.
Nguyên nhân của các cuộc nổi dậy này là người dân đă quá chán ngán t́nh trạng nghèo đói thất nghiệp tràn lan, vật giá leo thang, tham nhũng bất trị trong khi giới cầm quyền sống xa hoa giàu có, phung phí và cứ cha truyền con nối để tiếp tục đè đầu cưỡi cổ người dân.
Đă có lúc nhà nước Ai Cập ngăn chận dịch vụ Internet trên toàn quốc, không ai có thể truy cập khi đánh chữ Egypt, cũng như bạo quyền Trung cộng đă ngăn chận mấy chữ Thiên An Môn vậy. Dầu vậy, người biểu t́nh vẫn không nao núng, họ là những người có học, đa số biết Anh ngữ, đă dùng các trang mạng Facebook và Twitter để trao đổi tin tức, để khuyến khích hỗ trợ nhau, để tổ chức những cuộc biểu t́nh vĩ đại làm lung lay chế độ và quyết tâm của họ vẫn c̣n ngùn ngụt cho đến khi nào Tổng Thống Hosni Mubarack phải ra đi dù nhiệm kỳ của ông ta c̣n đến tháng 9 năm nay.
Máu đă đổ, người đă chết, theo bản tin của Liên Hiệp Quốc th́ có khoảng 300 người thiệt mạng và cả ngàn người bị thương, số người bị bắt giữ cũng không phải là ít nhưng người dân vẫn không sợ hăi, các cuộc biểu t́nh vẫn được tổ chức cho đến khi nào ông TT Mubarak phải “xếp giáp qui hàng”.
Chế độ cầm quyền tại Việt Nam c̣n tệ hại hơn những chế độ tại các nước đang có biến động, một nhà nước cộng sản với dùi cui và họng súng, nhà tù để đàn áp, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng người dân, để cướp đất cướp nhà, cướp cơ sở tôn giáo, cuớp cả nơi chôn người chết th́ có ngày nỗi phẫn nộ bị đè nén măi phải bùng nổ lên khiến bạo quyền sụp đổ tan tành thôi.
Ngày đền tội của bọn măi quốc cầu vinh tập đoàn cộng sản Hà nội sẽ phải đến không sớm th́ muộn. Mong rằng làn sóng cách mạng đă tràn qua nước Tunisia vùng Bắc Phi, đang bao phủ vùng Trung đông, sẽ mau chóng tràn đến Á Châu như cơn băo cuồng nộ quét sạch các vật cản trên đường đi của nó như chế độ cộng sản Tàu, cộng sản Việt và cộng sản Bắc hàn để người dân các nước này sẽ vùng đứng lên, đ̣i hỏi quyền tự do dân chủ và tự định đoạt lấy số phận của quốc gia ḿnh qua các cuộc bầu cử công bằng và minh bạch.
Xin cho ngày ấy mau tới, băo Tunisia ơi, hăy tràn đến Việt Nam, trận cuồng phong Ai cập ơi, hăy mau mau thổi qua đất nước tôi. Xin cho mùa Xuân này sẽ là Xuân Quật Khởi.
Trong niềm hy vọng: Trời đâu riêng khó cho nước ta măi, trước thềm năm mới Tân Măo xin quư đồng hương tỵ nạn cộng sản trên khắp năm châu nâng” Ly Rượu Mừng: Hăy chúc ngày mai sáng trời Tự Do.” Vâng, xin chúc quê hương VN sớm được tự do dân chủ để chúng ta cùng thực hiện giấc mơ hồi hương.
Nguyễn thị Quảng B́nh
Mồng 2 Tết Tân Măo.
San Jose, California.
Bookmarks