Dưới tựa đề "Thử đi t́m một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt nam", trước hết ông Lê Thanh Cảnh thuật lại bối cảnh cuộc họp mặt: Nhân dịp phái đoàn Nam triều đi dự cuộc triển lăm do Pháp Quốc Sử Địa tổ chức tại Ba Lê "Ô. Trần Đức nói khẽ vào tai tôi, bảo hai anh em chúng ḿnh mời bốn cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện, Cao Văn Sến đến chiều hôm ấy dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Chúng tôi nhân mời thêm cụ Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Thường và ông Hồ Đắc Ứng".
Đáng chú ư nhất là đoạn tác giả ghi lại cuộc tranh luận giữa năm nhân vật: Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Chúng tôi trích lại những đoạn chính, lướt qua ư kiến Phan Châu Trinh v́ cũng giống như những điều ông đă viết trong thư gửi NAQ ở trên mà chú trọng vào ư kiến những người khác:
"Cụ Tây Hồ bắt đầu nói: Tôi đă gặp Nguyễn Ái Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi thấy anh chủ trương cách mệnh triệt để quá táo bạo nên tôi không thể theo anh được, và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi. (...)
Anh Quốc tiếp lời: Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói cho tôi một câu ước mơ của cụ Trần (Cao) Vân: Nếu cuộc khởi nghiă của vua Duy Tân thành công th́ sau này việc đầu tiên của chúng ta sẽ làm là viết chữ Việt Nam không phải chữ "Tuất" một bên, mà phải viết chữ Việt là Phủ Việt, "Ŕu Búa", mới kiện toàn được sự nghiệp cách mệnh. Sở dĩ tôi chủ trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn giành độc lập cho tổ quốc và dân tộc th́ không thể nào ngă tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân đă nói là phải dùng BÚA R̀U.
Ô. Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay, đă bênh vực chủ trương của ḿnh và cũng để giác ngộ anh Quốc - Tôi đă từng đứng trong hàng ngũ Đông Kinh Nghiă Thục cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy hàng ngũ lần lượt tan ră và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt: Hết phong trào Đông Kinh Nghiă Thục, đến chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc, rồi đến vụ xin thuế ở miền Trung... (...) Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngă hoặc c̣n vất vưởng sống ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo hay Banmêthuột.
Bạo động như anh Quốc nói là thậm nguy! (...) Sở dĩ tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (administration directe) là kinh nghiệm cho tôi thấy Nam Kỳ trực trị tiến bộ quá xa hơn Trung Bắc. Mà Bắc Kỳ nhờ chế độ mập mờ, nửa Bảo Hộ nửa Trực Trị (không công khai) mà c̣n hơn Trung Kỳ quá xa. (...). Cứ trực trị cái đă rồi sau khi được khai hoá theo đà tiến bộ th́ tức khắc dân chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói Trực Trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi đă hùng hồn bảo đảm cho lời nói của tôi hôm nay.
Ô. Phạm Quỳnh tiếp: Có lẽ ngay trong tiệc này tôi đă thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi hoài băo: "QUÂN CHỦ LẬP HIẾN". Nói đến quân chủ th́ phần đông tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nh́n hai nước Anh và Nhật. Với nền Quân Chủ họ đă văn minh tột mức và dân chủ c̣n hơn các nền dân chủ cộng hoà khác nhiều lắm. (...) Vua chỉ là người đứng lên "thừa hành" bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định (...)".
Sau lời Phạm Quỳnh biện hộ cho chế độ quân chủ lập hiến, đến lượt Cao Văn Sến biện hộ cho việc dùng văn minh Tây phương để tiến hành dân chủ và nh́n nhận rằng ở Nam Kỳ đồng bào tiến bộ hơn nên thực dân không dám ăn hiếp như ở Trung và Bắc.
Còn tiếp ...
Bookmarks