Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
...............
Tôi về đến nhà th́ nghe căn cứ của tỉnh ủy bị chụp. Không có người dân nào bị bắt, bị thương nhưng tất cả hầm hố và tài liệu của văn pḥng, một hầm súng bị khui. Chỉ trong ṿng ba tiếng đồng hồ cuộc “bủa lưới phóng lao” kết thúc. Chú Nhứt mặt mũi xanh lét, nói nhỏ với tôi:
– Không biết mấy ông bị bắt.
– Không chạy à?
– Chạy nhưng không kịp !
– Hồi đầm già xách đuốc xuống th́ c̣n đủ th́ giờ.
– Nó bao ṿng rộng cậu ạ . Thành ra mấy ổng bỏ hang định vọt nhưng không kịp. Chỉ hai tiếng đồng hồ sau đầm già trở lại. Nó loa rùm trời và rải truyền đơn.
– Loa cái ǵ? Truyền đơn cái ǵ?
Chú Nhứt không nói mà ra bờ rút trong bụi chuối một tấm giấy đem vô đưa cho tôi. Tôi đọc qua rồi đưa cho Tám Không. Hắn xem xong, cười:
– Đem vô bếp đốt gởi về Ngọc Hoàng đi.
Tôi hỏi chú Nhứt.
– Tụi nó chơi cái mửng trên Trường Sơn! Nghe giọng loa có quen không chú?
– Tôi không rơ. V́ tôi đâu có quen mấy ổng đâu mà biết giọng.
Đêm nằm nghe như có gai dưới lưng. Cái thế của Giải Phóng là cái thế của anh chàng trong Mảnh Da Lừa của Balzac. Cái miếng da teo lại dần cũng như khu giải phóng càng ngày càng hẹp dưới cánh trực thăng. Việt Cộng có tài bịt tai bịt miệng con người. Nhưng rốt cuộc rồi ai cũng hay cái căn cứ tỉnh ủy bị đánh phá và một số bị bắt. Khi ở Trường Sơn tôi chỉ nghe những vụ hành quân chớp nhoáng của trực thăng, nay mới thấy trước mắt.
Tám Không bỗng đưa cái “Đài” cho tôi, bảo:
– Nghe này. Đă có tin. BBC đấy!
– Tin ǵ?
Tôi chỉ nghe được có khúc đuôi nhưng cũng biết là tin ǵ rồi.
– Tụi ḿnh chắc cũng phải dông, hôi ổ rồi, nằm lại đây sẽ vô lưới. Thằng Bảy Quế nói rất đúng. Nó thả chà nuôi cá cho mập rồi xúc!
– Mày định đi đâu?
– Xứ của mày mà mày lại hỏi tao !
– Xuống Cẩm Sơn Ngăi Đăng được không?
– Ở đó gần Cầu Mống lắm. Có bốn cây số thôi ! Biệt kích bây giờ là bố của tụi Commando hồi trước. Mày nhớ trên Trường Sơn thằng trung đoàn phó bị biệt kích Kangoroo bắt êm ru không?
– Vậy về Minh Đức.
– Ở đó chỉ cách đồn Giồng Luông có cánh đồng Cái Bần, càng ớn.
– Đúng là tính tới tính lui thân cá chậu. Lo quanh lo quẩn phận chim lồng. Bất cứ ở chỗ nào cũng không khỏi trực thăng và pháo.
Hai đứa nằm kiểm điểm lại diện tích giải phóng của tỉnh gồm có mấy xă sau đây. Bên Cù Lao Minh có Minh Đức, Tân Trung, Cẩm Sơn, Ngăi Đăng, An Định, An Thới, Định Thủy, Phước Hiệp. Bên Cù Lao Bảo có các xă Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Phước Long, diện tích hẹp hơn bên Cù Lao Minh, trong lúc toàn tỉnh có hơn một trăm hai chục xă.
Tuy vậy Bến Tre là tỉnh có vùng giải phóng rộng hơn các tỉnh Mỹ Tho và Long An. Thế nhưng đài Giải Phóng la quang quác là Mặt Trận Giải Phóng kiểm soát ba phần tư dân chúng và bốn phần năm đất đai. Tội nghiệp cả Miền Bắc đần độn, cả thế giới ngây thơ và bọn trí ngủ Thầy G̣n mù quáng, chổng khu tin bằng thật và đua nhau ủng hộ Mặt Trận.
Nguyễn Văn Vịnh là Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Thống Nhất, có hai vợ, cho chúng tôi biết cái phân số bịp kể trên. Chưa về được quê hương th́ nôn nao thao thức, nhưng khi về đến th́ bực bội vô cùng. Cảm thấy dân Nam Kỳ bị xỏ mũi, bị tế thần với những danh hiệu mỹ miều nhất: Thành Đồng Tổ Quốc, Đi Trước Về Sau, Lá Cờ Đầu Đồng Khởi v . v . . .
Một buổi sáng thức dậy bỗng nghe chú Nhứt nói:
– Có hai, ba ông cán bộ R ở nhà bà Má Bảy.
Tôi và Tám Không lập tức chạy ra, th́ đúng thật. Đó là tổ quay phim của Xưởng Phim Giải Phóng, trưởng tổ là Hai Nghi đă từng du học bên Đức về . Hắn được giao trách nhiệm giàn dựng câu chuyện Binh Biến B́nh Dương (!). Sau một lúc hỏi han nhau, tôi và Tám Không ra về. Tám Không rỉ tai tôi:
– Mày biết thằng Nghi xuống đây làm ǵ không?
– Th́ xây dựng bộ phim “Binh Biến” chớ làm ǵ nữa.
Tám Không cười:
– Mày ngây thơ bỏ bố đi !
– Sao?
– Nó xuống theo dơi mày đó.
– Theo dơi tao?
– Chớ c̣n ǵ nữa. Mày c̣n cái án trên “Lên Ủy Ban Quốc Tê xin về Nam” hồi năm 56, nhớ không? Mày quên chớ Ban Tổ Chức Trung Ương không có quên cho mày. Nó ghi trong lư lịch mày, cạo rửa không sạch đâu!
Tôi rùng ḿnh khi nghe Tám Không nhắc lại vụ lên Ủy Ban Quốc Tế xin về Nam của tôi. Lúc đó tôi làm biên tập viên Pḥng Văn Học Đài Phát Thanh. Ngây thơ nên cứ tưởng cái Ủy Ban ôn dịch này thi hành Hiệp Định Genève, và Hà Nội cũng sẽ theo đúng những điều khoản đă kư kết. Chỉ vài tháng sống ở Hà Nội tôi đă không chịu nổi, nên lên đó xin trở về Nam.
Chẳng ngờ tên bộ đội gác cổng là công an. Hắn hỏi tôi muốn gặp Gia Nă Đại, Ấn Độ, hay Ba Lan? Tôi nói ai cũng được. Hắn hỏi để làm ǵ? Tôi nói thật. Hắn bảo bữa nay không có ông nào ở nhà hết, mai đồng chí trở lại gặp. Tôi tin bằng thật, có nghĩa là chúng nói láo như nhà xuất bản Sự Thật (Pravda) vậy. Nào ngờ về tới cơ quan th́ Ban Giám Đốc Đài, Trần Lâm, Huỳnh Văn Tiếng và Nguyễn Kim Cương, cho mời lên liền.
Rồi kiểm thảo. Rồi lên đài đọc bản tuyên bố “Xuân Vũ không có về Nam!”. Chỉ vài ngày sau báo Sài G̣n đă đăng tin “Xuân Vũ lên Ủy Hội Quốc Tế xin về Nam bị Hà Nội bắt, đày đi nông trường” cho nên việc nhỏ trở thành quan trọng. Tôi bị “ghim” rất nặng.
Tôi mới biết Ủy Ban Quốc Tế chỉ là một lũ ăn hại, nên bên ngoài tôi tích cực công tác “để chuộc tội” nhưng ngấm ngầm tôi bí mật t́m cách chui rừng về Nam. Có cả ư định nhảy tàu ngoại quốc ở Cảng Hải Pḥng. Mười năm trời, một mặt viết văn viết báo nhưng một mặt t́m đường chui. Có cả một lần chui đến tận sông Bến Hải nhưng không dám bơi qua.
Họ chưa quên cái vụ mất lập trường trên của tôi thật. Bằng chứng là trước khi vô ḷ quay Trường Sơn, tôi được tên tổ chức của Lê Đức Thọ, người Khu Nam, kêu lên cảnh cáo:
– Anh nên nhớ cái sai lầm đó ! Về Nam phải tích cực công tác và giữ vững lập trường !
Tôi vâng dạ ngoan ngoăn như con mèo con. Ngoài ra tôi c̣n tặng hắn ta bộ đồ com-lê độc nhất và đôi giày da cũng độc nhất của tôi. Thấy chưa đủ để hắn “quên”, tôi c̣n bảo hắn lấy xe của Ban Thống Nhất đưa tôi về nhà. Tôi trỏ tay:
– Đồng chí muốn lấy món nào lấy.
Quả thật hắn chỉ lấy được vài món lặt vặt, v́ trước đó tôi đă cho thiên hạ hết rồi.
Án tích c̣n ràng ràng đó, tuy đă cũ, nhưng nhắc lại th́ y như mới. Câu nói của Tám Không chưa chắc đă đúng nhưng làm tôi rùng ḿnh. Lúc nào tôi cũng bị mật thám theo dơi mà không biết.
Măi về sau khi tôi đă về Sài G̣n và đang làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Chiêu Hồi Trung Ương, lúc bấy giờ tôi có được một đứa con trai, một buổi sáng chủ nhật, tôi bồng thằng con sang Sở Thú coi cá vàng. Thằng bé ba tuổi không thích cọp gấu mà lại thích coi cá vàng. Đang chỉ trỏ cá cho con coi bỗng tôi ngước lên như có ai mách. Tôi bắt gặp Hai Nghi. Hắn cũng trông thấy tôi. Tôi chưa định phản ứng như thế nào th́ hắn cun cút lủi đi, rồi lẩn vào đám đông.
Th́ ra câu nói của Tám Không hồi mấy năm trước rất đúng. Hai Nghi sang bên Đức ngoài việc học nghề quay phim c̣n học ngón do thám. Khổ thay nó lại là thằng bạn thân của tôi trong kháng chiến chống Pháp.
Thực t́nh, tôi không có ư định kêu cảnh sát. Chứ nếu tôi kêu th́ cảnh sát bao vây Sở Thú có thể tóm được nó. Đến bây giờ tôi vẫn không chắc rằng Hai Nghi được cử xuống Bến Tre để theo dơi tôi.
Trở lại câu chuyện với Tám Không. Tám Không bảo:
– Gia đ́nh mày có hai phe. Một phe là mày. Một phe là gia đ́nh mày. Hai phe đối nghịch nhau về lập trường. Tụi nó không có tin mày đâu. V́ thế đến bây giờ mày mới về Nam được.
Hai phe: đúng vậy! Tía tôi không thích Tây mà cũng không ưa Việt Minh. Tôi không hiểu tại sao v́ lúc kháng chiến bắt đầu tôi c̣n là thiếu nhi, nhưng tôi có những bằng chứng. Cống, Trà và những tên khu tỉnh đều đến ở nhà tôi và được tía tôi tiếp đăi rất trọng hậu, nhưng khi mời ông đi công tác th́ ông từ chối với một lư do rất tức cười “Tôi không ngủ nhà ai được ngoài nhà tôi th́ làm sao tôi xa nhà . . . “
Tây đến đóng đồn Cầu Mống. Tên xếp đồn bắn tiếng mời tía tôi ra làm việc. Ông trốn biệt trong lúc nhiều vị ra mặt hợp tác. Tên xếp đem lính tới nhà vây bắt nhưng ông không có ở trong nhà. Chúng bắt má tôi. Tôi phải “thế mạng”. Tên đội bảo:
– Nếu ông ấy không ra, tao bắn bỏ mày .
Vào đồn chỉ một đêm, sáng hôm sau tôi trốn thoát. Rồi cuộc kháng chiến tràn lan. Lính của Một On lấn chiếm. Nhiều gia đ́nh tản cư xuống khu 9. Nhưng gia đ́nh tôi th́ không. Ông không cho tôi đi kháng chiến nhưng tôi trốn theo cậu tôi.
Sau Hiệp Định Giơ Neo, ông biểu má tôi vô khu 9 t́m bắt tôi về cưới vợ, không cho đi tập kết. Tôi năn nỉ má tôi cho tôi đi “hai năm” rồi về. Má tôi biết không cho tôi cũng trốn đi v́ tôi đă làm kháng chiến rồi.
Câu nói của Tám Không chọc trúng ngay tim tôi. Có lẽ chi ủy xă Hương Mỹ được chỉ thị ở trên theo dơi tôi kẻo tôi vù ra bót Cầu Mống, mà tôi không biết.
Hai Nghi xuống đây theo dơi tôi để báo cáo về R ? Điều đó cũng có lư lắm nhưng tôi không chắc ! C̣n chuyện quay phim “Binh Biến” th́ như sau:
Ở ngay bên cạnh nhà Bà Bảy, chúng gọi là Má Bảy nhưng thực ra bà không vô Hội Mẹ, là nhà của Trung Sĩ Bùi, một người lính VNCH mà ở trên nhận định là “một thành viên của cuộc Binh Biến B́nh Dương”. Tôi không để ư đến công việc của tổ quay phim này, nhưng tôi khuyên họ nên mua thùng đạn đại liên để bỏ máy vô đề pḥng có chụp chạy mang không nổi th́ đạp xuống śnh.
Tuy mới chạy có một cuộc chụp dù nhưng đối với đám này th́ tôi là bậc tiền bối. Tha hồ mà cố vấn về việc chạy, việc giấu đồ, việc quan sát con đầm già cầm đèn buổi sáng, việc đào hầm cá trê v.v…
Tụi nó phục tôi và Tám Không bằng sư phụ. Chúng tôi bắt đầu hợp tác để liên hoan “mừng chiến thắng đồng chó ngáp và thoát một trận chụp dù”. Chợ An Định, cũng có tên là Chợ Cái Quan, sau cuộc chụp chúng tôi họp lại như thường, chẳng khác một ḥn đất ném xuống ao bèo, tan rồi lại hợp ngay.
Cũng thịt heo, cá, tôm, dầu nước xanh, dầu Nhị Thiên Đường, đuôi tôm, máy may … bày ra bán như một thiên đàng mặt đất. Nghĩ mà thương cho các chợ ngoài Miền Bắc xơ xác, nghèo nàn vô cùng.
Tôi và Tám Không lại gặp Bảy Quế. Vẫn với bộ râu cá chốt và cái mũ phớt rất thành thị trên đầu. Hắn hất hàm.
– Kỳ rồi chạy đâu?
– Cẩm Sơn, Ngăi Đăng, c̣n mày?
– Xuống hang trầm.
– Dóc hoài, mày chạy ra Ngă Ba Ống Quần(*)núp ở đó!
(*) Tức là thị xă Bến Tre
Bảy Quế nháy mắt. ư bảo đừng làm lộ bí mật công tác quân báo của hắn. Hắn dắt tôi vô tiệm cô sẩm lai mua sắm. Rồi bảo:
– Tụi mày có muốn đọc sách báo tụi Sài G̣n không?
– Ở đâu có mà đọc?
– Nhờ cô em này mua dùm cho, bây giờ coi đỡ vài tờ !
Bảy Quế bảo cô sẩm lấy đưa cho tôi vài tập san và báo hằng ngày. Giở vài tờ là thấy bài của Vũ Hạnh. Cái bài tôi đă từng đọc trên R trong chồng báo mục bỏ dưới hầm của tiểu ban Văn Nghệ. Quái nhỉ ! Tôi lại ngạc nhiên về cái tài ḷn trôn của bọn văn sĩ theo đóm ăn tàn.
Tụi này luồn qua ống cống nào mà ra Hà Nội nghe lóm Tổng Bí Thư Trường Chinh nhanh vậy? Lăo này nói chuyện ở Câu Lạc Bộ Quân Nhân ở đường Cột Cờ. Măi về sau tôi mới biết tên Vũ Hạnh bị sơn đầu đỏ bởi bàn tay sáu ngón của Trần Bạch Đằng với sự hứa hẹn ngầm:
– Cách Mạng thành công cho ngồi ghế cao đội măo rộng !
Chẳng ngờ xôi hỏng bỏng không như bọn Lữ Phương, Thanh Nghị. Chúng coi bọn này như nùi lau chân. Tôi nghi cô sẩm này là cơ sở quân báo của Bảy Quế, một cơ sở đặt ở đây th́ thế nào cũng có một cơ sở ở đầu cầu trong thành, không biết Bến Tre Mỹ Tho hay chỗ nào khác?
Bọn này thường là đ̣n xóc hai đầu. Nó vừa đưa tin cho Bảy Quế vừa đưa tin cho gián điệp thành, ḿnh mó vào đấy có ngày chết không kịp ngáp. Do đó tôi chạy luôn, không mượn sách báo cũng không mua đồ ở tiệm này nữa.
Mai tiếp ....
Bookmarks