Page 4 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 31 to 40 of 51

Thread: Sống Và Chết Ở Sài G̣n-

  1. #31
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489


    Tôi suốt một đời đi ở nhà thuê. Bi giờ về già hết lộc rồi nghĩ lại thật xấu hổ. Chẳng ǵ cũng mang danh kư giả, văn sĩ, có mấy chục bộ truyện được in, nhân viên Sở Mẽo! Mà nếu vợ bị tra tấn tàn nhẫn sống dở chết dở bẩy ngày cũng không x́ ra được nửa chỉ vàng nào để hối lộ, kim cang, hột xoàn lại càng không có.
    May mắn cho vợ chồng tôi là mẹ tôi có một cái nhà nhỏ vẫn bỏ không trong cái gọi là cư xá Tự Do ở giữa Ngă Ba Ông Tạ và Ngă Tư Bảy Hiền. Ba tháng sau ngày oan nghiệt 30 Tháng Tư vợ chồng tôi về căn nhà đó ở. Không có căn nhà này th́ chúng tôi c̣n vất vả nhiều. Và chúng tôi đă sống lúi cúi với nhau, đă yêu thương, nhớ thương và chờ đợi nhau trong căn nhà nhỏ ấy đúng mười chín mùa lá rụng lẻ sáu tháng mây bay. Hai lần công an Thành Hồ cho xe bông đến trước cửa căn nhà ấy rước tôi đi, hai lần tôi từ nhà tù cộng sản sống sót trở về đó.
    Cư xá Tự Do có hai khu do Gia Cư Liêm Giá Cuộc xây lên bán trả góp cho dân. Khu ngoài là khu vi-la song lập đắt tiền. Khu trong là khu nhà có gác lửng rẻ tiền. Sau những trận mưa đầu mùa con đường trong khu nhà tôi nước ngập đến đầu gối. Trong căn nhà tối ấy những chiều buồn quá không có việc ǵ làm, không biết đi đâu, đến nhà ai, tôi đứng sau khung cửa sổ nh́n vẩn vương ra con đường nhỏ. Xế cửa nhà tôi có một thiếu phụ tuổi trạc ba mươi, ông chồng là đại úy đi cải tạo, nàng thường bồng đứa con nhỏ đứng trong khung cửa sổ nhà nàng nh́n vơ vẩn ra đường. Tôi biết nàng buồn. Tôi cảm được nỗi buồn của nàng. Thêm vào đó là nỗi buồn của tôi. Bên nhà tôi – năm ấy tôi bốn bó lẻ hai, ba que – tôi cũng buồn quá. Không thể chịu được tôi mần thơ “Buồn”:

    Như cánh lá vàng sau trận cuồng phong
    Anh rạt về đây, xóm hẹp, đường đông.
    Nhà em, nhà anh cách hai thước ngơ
    Những chiều mưa buồn nước ngập như sông
    Anh đứng vơ vàng sau khung cửa sổ
    Như người tù nh́n đời qua chấn song.
    Em đứng mỏi ṃn bên dàn ván gỗ
    Như người chinh phụ ôm con đợi trông.
    Anh đứng trông mây, em đứng trông chồng
    Vắng chồng con bế, con bồng em mang.
    Cái bống là cái bống bang
    Mẹ bống yêu bống , bống càng làm thơ…
    Tiếng ru hờ, tiếng khóc ơ
    Vương trên khung cửa bây giờ tang thương.
    Đ́u hiu cuối ngơ, cùng đường
    Bên anh tuyệt vọng, đoạn trường bên em.
    Ngày lại ngày, đêm lại đêm
    Ngày rơi tàn tạ, đêm ch́m phôi pha
    Buồn từ trong cửa buồn ra
    Buồn từ ngă bẩy, ngă ba buồn về
    Ta đang sống, ta đang mê
    Hay ta đang chết năo nề, em ơi…!


    Những tháng cuối 1975 đầu 1976 ngẩn ngơ giữa mấy rừng cờ đỏ, quá buồn tôi làm thơ. Tôi chép những bài thơ này vào một tập. Tháng 10 năm 1977, công an Thành Hồ đến nhà bắt tôi, vớ được tập thơ này. Khi thẩm vấn tôi, Ba Trung. tức Huỳnh Bá Thành, tức họa sĩ Ớt, nhật báo Đồng Nai Chủ nhiệm Hồng Sơn Đông, hỏi mỉa tôi:
    – Bây giờ anh đă được làm người tù nh́n trời qua chấn song, anh không c̣n phải tưởng tượng nữa, anh thấy sao?
    Và Ba Trung nói về bài thơ “Buồn” của tôi:
    – Các anh sĩ quan Ngụy phải đi cải tạo là cần thiết. Cứ để mấy ảnh ở nhà sao được. Vợ mấy ảnh có mong chồng th́ cũng phải chịu thôi. Trong khi nhân dân cả nước đang phấn khởi hồ hởi tiến lên xă hội chủ nghĩa, một ḿnh anh kêu than buồn khổ đâu có được. Bài thơ buồn của anh có thể ảnh hưởng xấu đến người khác, làm người khác buồn lây, có hại đến việc xây dựng xă hội chủ nghĩa.
    Ba Trung, tức họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, tác giả truyện “Vụ Án Hồ Con Rùa” có hai ba tiểu thuyết được làm thành phim. Từ năm 1990 Ba Trung giữ chức vụ quyền Tổng biên tập Tuần báo Công An Thành Hồ. Loại báo này đúng ra chỉ là báo phổ biến tin tức nội bộ cơ quan công an, nhưng bọn cớm cộng làm thành báo bán để kiếm lời. Cớm cộng có đặc quyền khai thác hồ sơ những vụ giết người, hiếp dâm, ăn cắp, ăn cướp v.v… – đặc quyền và toàn quyền – nhiều người dân mua, đọc Tuần báo Công An, trong số này có cả tôi, chỉ để đọc những vụ hiếp dâm tàn bạo, những vụ giết người kinh khiếp, những vụ đảng viên ăn cắp công khai, làm bậy bất chấp Đảng với Nhà Nước, đọc tin về những ổ măi dâm, ma túy, hàng giả, hàng lậu, vidéo sex v.v… Có thể nói tờ tuần báo Công An Thành Hồ là tờ báo bới móc, phơi bầy những cái xấu của xă hội XHCN một cách ác ôn nhất.
    Trong một xă hội mà những tờ báo chuyên đăng những tin tức hiếp dâm, giết người, cướp trộm, sa đọa bán chạy, có nhiều người đọc chứng tỏ cái xă hội đó thối nát tàn tệ, bẩn thỉu quá đỗi. Bọn Tuần báo Công An Thành Hồ không chút hổ thẹn v́ báo của chúng chỉ bán được nhờ đăng những vụ hiếp dâm, giết người. Không những không biết hổ thẹn, chúng c̣n vênh váo khoe khoang là báo của chúng bán chạy nhất.
    Ba Trung là cán bộ công an thẩm vấn tôi trong lần tôi bị bắt lần thứ nhất – 1977-1979. Lần ấy tôi chưa “phạm tội” ǵ nhiều, tôi chỉ viết một số bài kiểu Tạp ghi Văn Nghệ Văn Gừng gửi cho một nữ độc giả của tôi bỏ nước chạy lấy người sang Xê Kỳ – một số bài viết có thể gọi là vô thưởng vô phạt về những ngày sống u buồn của tôi ở Thành Hồ, tả cảnh nón cối, dép râu, tóc bím, mông đít to như cái thúng, lính cụ Hồ đực rựa hai mươi nhăm, ba mươi tuổi nắm tay nhau đi rung răng, rung rẻ ngay trên đường Lê Lợi, Tự Do, cùng một số bài thơ than thân, trách phận, thương khóc kẻ ở, người đi kiếp sau chắc mí gặp nhau năo nùng, ai oán. Người độc giả của tôi gửi những bài viết của tôi đến các báo Việt ở hải ngoại. Trong số những báo đăng loạt bài ấy của tôi có tạp chí Đất Mới ở Seattle, tạp chí Thời Tập của Viên Linh, Văn Nghệ Tiền Phong của Hồ Anh, Nhất Việt của Du Tử Lê v.v…
    Cộng sản thù ghét nhất những người sống dưới chế độ cộng sản mà dám viết những bài tả cuộc sống khốn khổ, khốn nạn của ḿnh và của nhân dân gửi ra nước ngoài. Với cộng sản cứ “viết gửi ra nước ngoài” là có tội rồi, bất kể bài viết có nội dung ra sao. Có lần thẩm vấn tôi Ba Trung nói với tôi:
    – Anh biết viết bài gửi ra nước ngoài là nguy hiểm nhưng anh cứ viết, cứ gửi…
    Và Ba Trung nói đến chuyện tôi được “mời cộng tác”:
    – Khi các văn nghệ sĩ Sài G̣n phải đi cải tạo, chúng tôi đă để cho anh được yên ở nhà. Không những chỉ để anh yên, chúng tôi c̣n mời anh cộng tác. Anh không làm th́ thôi, anh ở yên đi. Anh c̣n chống chúng tôi nữa. Chúng tôi bắt buộc phải bắt anh thôi. Tiếc cho anh. Chúng tôi có đối xử ǵ nặng tay với anh đâu? Anh vẫn c̣n được ngồi ngang hàng với Vũ Hạnh…
    Trước hết, việc “được ngồi ngang hàng với Vũ Hạnh” làm tôi xấu hổ. “Ngồi ngang hàng” đây là việc sau khi một số văn nghệ sĩ Sài G̣n được công an Thành Hồ ưu ái cho xe bông đến tận nhà rước đem đi cất kỹ vào tháng Ba, tháng Tư năm 1976. Quần hùng đi tù thật đông, không sao nhớ hết và cũng không thể kể hết. Sau đợt bắt tập thể ấy cái gọi là Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố HCM tổ chức hai khóa bồi dưỡng chính trị cho những anh chị chưa bị bắt. Tôi đi dự Khóa Bồi Dưỡng Hai như tôi đă kể. Ư Ba Trung muốn nói là trong những cuộc hội họp như thế tôi vẫn được ngồi ngang hàng với Vũ Hạnh. Khi nghe Ba Trung nói như thế, tôi ngồi yên, tôi không nói cho anh ta biết là tôi xấu hổ, tôi cay đắng mỗi lần tôi phải vác cái mặt mo của tôi đến ngồi nghe bọn cán cộng ưu ái lên lớp.
    Và đây là chuyện tôi được Việt Cộng “mời cộng tác”:
    Khoảng ba, bốn tháng sau ngày 30 Tháng Tư, tôi được gặp anh Ba Trinh, một trong những cán bộ phụ trách biên tập tờ nhật báo Sài G̣n Giải Phóng. Những năm 1960 Ba Trinh có đến ṭa soạn nhật báo Sài G̣n Mới nên anh biết tôi, rồi anh bị bắt, thả ra, bị bắt lại ha ba lần, lần cuối cùng anh từ Côn Đảo về miền Bắc năm 1972, theo thỏa hiệp trao đổi tù binh giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Cộng, Tháng 5 anh từ Hà nội vào Sài G̣n. Ba Trinh hơn tôi khoảng mười, mười lăm tuổi. Anh nói với tôi:
    – Chúng tôi cần loạt bài phóng sự về cuộc sống của bọn tướng tá Ngụy, chúng tôi không viết được loại phóng sự ấy. Cậu có biệt tài về loại đó, chúng tôi mời cậu viết cho chúng tôi. Nhưng nếu viết cậu đừng để tên cậu. Cậu mà dùng tên cậu th́ ngay cả các bạn cậu cũng chửi cậu. Cậu dùng một tên khác. Mai đây chúng tôi có thể nói với các ông ấy người viết loạt bài đó là cậu. Sẽ đỡ cho cậu nhiều lắm. Và cũng có ít tiền giúp cậu đỡ khó khăn trong lúc này.
    Tôi ừ ào cho qua nhưng tôi không viết. Khi c̣n Quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa tôi có thể viết những phóng sự hoạt kê châm biếm bọn có quyền thế, có địa vị, bọn giầu tiền, như tôi đă từng viết những phóng sự “Bà Lớn”, “Yêu T́” đăng trên nhật báo Ngôn Luận những năm trước 1963, nhưng bây giờ Quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa của tôi vừa bị diệt, những bộ trưởng chính phủ, tướng tá, tỉnh trưởng, thẩm phán, dân biểu của tôi không chạy ra nước ngoài được nay đang bị tù đày, họ đang khổ cực hơn tôi, vợ con họ khổ cực hơn vợ con tôi, dù sao họ cũng là anh em tôi, có xấu xa đến mấy đi chăng nữa họ cũng là anh em tôi, trong t́nh cảnh khốn khổ, nhục nhă chung này, tôi không thể viết chửi bới họ.

    Chuyện “cộng tác” thứ hai: Sau Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị Hai chừng hai tháng tôi nhận được giấy gọi lên Sở Công An Thành Phố. Tôi hồi hộp đến Nha Cảnh Sát Đô Thành của ta. Một anh công an trẻ tuổi, có vẻ là người Sài G̣n, tiếp tôi trong cái vi-la ngay bên cạnh trụ sở. Anh ta nói:
    – Những người có tội như Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh đă bị bắt. Anh không phải là không có tội nhưng chúng tôi thấy anh tội nhẹ nên không bắt anh, song anh có bổn phận phải cộng tác. Chúng tôi cần biết về t́nh h́nh các văn nghệ sĩ Sài G̣n, họ làm ǵ, nghĩ ǵ, họ sống ra sao. Không phải anh cứ báo cáo là chúng tôi bắt họ đâu, anh có thể cho chúng tôi biết những khó khăn của anh em văn nghệ sĩ để chúng tôi giúp họ.
    Những người công an bắt tôi làm việc cho họ không cho tôi biết tên họ – tôi chỉ biết tên có một chị: chị Chanh, Việt Cộng nằm vùng, từng hành nghề buôn cây để có dịp vào rừng liên lạc với đồng bọn. Họ hẹn tôi một, hoặc hai tuần đến gặp họ và báo cáo một lần. Những lần họ gặp tôi đều ở những vi-la tư nhân họ chiếm được. Tôi chẳng có ǵ để báo cáo với họ cả. Sau chừng ba tháng dằng co như thế, một sáng tôi nói với vợ tôi:
    – Anh không thể làm chỉ điểm cho bọn này. Nếu anh báo cáo với chúng nó về anh em ḿnh, anh không thể nh́n mặt anh trong gương. Anh không làm đâu. Nó muốn bắt anh th́ bắt.
    Alice đồng ư với tôi.
    Lần gặp sau tôi đưa cái thư “Kính gửi ban lănh đạo…”, trong thư tôi viết tôi không có điều kiện cộng tác với Sở Công An, việc gặp tôi chỉ làm mất th́ giờ của anh chị em công an, xin lănh đạo cho tôi được nghỉ; tôi có thể dịch các tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, nếu cơ quan cần người dịch thuật tôi xin làm v.v..

    oOo
    Le Parisien: “Hoang Hai Thuy a refusé de se taire”

    Dưới đây là bản dịch bài báo viết về “Biệt kích dzăng bút Hoàng Hải Thủy” đăng trên nhật báo Le Parisien, Paris, Tháng Tư năm 1988. Người viết là Nữ kư giả Catherine Monfazon:
    Đáp ứng lời kêu gọi của Hiệp Hội Phóng Viên Không Biên Giới – L’Association Reporters Sans Frontières – 38 cơ sở truyền thông Pháp quốc đă nhận bảo lănh mỗi cơ sở một kư giả bị tù v́ làm tṛn công việc của ḿnh. “Le Parisien” tự chọn tranh đấu cho sự tự do của Hoàng Hải Thủy, kư giả Việt Nam, hiện đang bị bỏ quên trong một trại lao động cải tạo.

    oOo

    Chúng tôi yêu cầu chính phủ Pháp quốc không những chỉ vận động để đưa ông Thủy ra khỏi nhà tù mà c̣n, theo sự đ̣i hỏi của gia đ́nh ông ta, đưa ông ta ra khỏi quốc gia của ông ta…
    Hoàng Hải Thủy không chịu câm miệng.
    Đừng nói đến cái tên Hoàng Hải Thủy ở Việt Nam, nói đến cái tên đó trong điện thoại, đường dây sẽ bị cắt, trong đường phố những đôi mắt sẽ nh́n xuống đất. Được nhờ đến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, được coi như là một động lực của công cuộc đổi mới của Việt Nam, sẽ bực bội gạt bạn sang Bộ Tư pháp, một cách từ chối, không tiếp khéo léo.
    Hoàng Hải Thủy năm mươi chín tuổi, đêm đêm nằm ngủ trên tấm ván rộng năm mươi phân giữa ba ngươi người bạn tù chung pḥng giam trong trại cải tạo Xuân Lộc, một nơi cách thành phố HCM (Sài G̣n) một trăm hai mươi cây số. Những lời buộc tội thật mơ hồ “Lên tiếng chống chủ nghĩa cộng sản”. Người ta trách ông ta đă gửi ra nước ngoài những bài thơ, bài viết không sao có thể đăng được trong những tờ báo Việt Nam bị rọ mơm.
    Hoàng Hải Thủy biết rất rơ những người cộng sản. Bên cạnh họ ông đă tham gia kháng chiến năm 1945. Nhưng kể từ đó ông chỉ đi theo một con đường: nhân bản. Thi sĩ, văn sĩ, kư giả, dịch giả: ông được nhiều người biết v́ tính t́nh hay nói thẳng, v́ niềm hăng say tố cáo những sự bất công. Ông tự ư làm những việc ấy. Trước năm 1975 ông công khai chỉ trích chế độ cũ trên những tờ báo châm biếm như tờ Con Ong (nghĩa đen là con ong chuyên châm chích). Ông cũng là viên chức của Trung tâm Thông Tin Hoa Kỳ, USIS.
    Năm 1974, ông dịch “Trăm năm cô đơn” của Garcia Marquez. bản dịch truyện này bị cấm xuất bản. Bản dịch “Quần đảo ngục tù” (Archipel du Goulag) cũng bị cấm. Lần này là đảng cấm. Sau năm 1975 Hoàng Hải Thủy phải sống nhịn nhục. Nhưng ông từ chối không chịu im tiếng. “Ông ấy không thể im lặng trước những đau khổ của đồng bào ông. Ông ấy tức giận khi thấy bọn cán bộ kêu gọi người khác hy sinh nhưng chính chúng lại sống như vương giả”. Đấy là lời một người bạn của Hoàng Hải Thủy nói về ông.
    Năm 1977 ông ta đă bị bắt lần thứ nhất, bị giam hai mươi ba tháng trong nhà tù Chí Ḥa. Vừa ra khỏi tù, ông lại cầm bút. Ông bị bắt lần thứ hai năm 1984. Năm 1988, ông bị xử ở ṭa án. Người bạn của ông nói tiếp về ông: “Trong phiên xử, ông ấy có nói ông không viết v́ thù hận chính quyền mà viết để chống lại tất cả những kẻ dối trá từ trong trái tim…”
    Bị tuyên án sáu năm tù, Hoàng Hải Thủy chỉ được trả tự do vào tháng Năm năm 1990. Ông c̣n phải chịu đựng nhiều tháng sống trong trại cải tạo v́ thái độ tự do tư tưởng của ông, một thái độ mà cái chính phủ vẫn tự nhận là đă mở nắp nồi và đổi mới vẫn không thể chấp nhận được.
    (Catherine Monfazon – Nhật báo Le Parisien).
    oOo
    Năm 1988, nữ phóng viên Catherine Monfazon đi Bắc Kinh, Trung Quốc, rồi đến Hà Nội và thành phố HCM. V́ nhật báo Le Parisien nhận bảo trợ và đ̣i trả tự do cho người viết Hoàng Hải Thủy, cô Monfazon t́m đường đến gặp vợ con Hoàng Hải Thủy. Khi cô thất vọng hoàn toàn và sắp lên phi cơ về Paris, t́nh cờ cô gặp một người bạn của Hoàng Hải Thủy. Nhờ vậy cô đến được căn nhà nhỏ của vợ chồng Công Tử Hà Đông trong Cư xá Tự Do giữa Ngă ba Ông Tạ và Ngă tư Bảy Hiền.
    Đây là bài báo nữ kư giả Catherine Monfazon viết về vợ con Hoàng Hải Thủy đăng cùng trên trang báo Le Parisien với bài báo trên.

    oOo

    Chúng tôi mạnh v́ chúng tôi yêu ông ấy

    Hoàng Hải Thủy và cả gia đ́nh ông phải trả giá đắt v́ niềm khao khát tự do của họ. Nhưng họ vẫn sát cánh với nhau và họ hy vọng.
    Đêm đen như mực ở thành phố HCM. Cô con gái của Hoàng Hải Thủy, Giang, ba mươi hai tuổi, di chuyển ṿng vèo giữa rừng xe đạp và xe xích lô trên chiếc xe gắn máy mua trả góp. Cô dừng xe trong một xóm đông dân cư. Con đường trở nên śnh lầy. Im lặng. Giang dựng xe trước cửa vào nhà, cạnh mấy chuồng gà. Anh con và bà vợ Thủy chờ đón chúng tôi. Vài cái ghế, hai cái giường không nệm, một tủ lạnh rỉ sét, sân nhà lát gạch bông đỏ trắng rất sạch: tất cả toát lên một sự nghèo túng được che dấu cẩn thận.
    Mái tóc bạc được chải tươm tất, xanh xao, rất gầy, rất đường hoàng, bà vợ của Thủy nói tiếng Pháp lần thứ nhất từ hơn hai mươi năm nay.
    Một bức ảnh rất đẹp của ông chồng trang hoàng bức tường lở vôi, bên cạnh hai tờ thông cáo tuyên truyền của cộng sản mà nhà nào cũng phải dán. Đỗ Thị Thủy không được gặp mặt chồng từ hai tháng nay.
    “Ông bố tôi mạnh khỏe, bà mẹ tôi mới chịu không nổi. Bà mất mười kư lô”. Anh con trai hai mươi tám tuổi nói nhỏ.
    Họ nói đến ông bố và ông chồng của họ với niềm kiêu hănh, họ nhắc đến những bài ông đă viết, những bài này đều bị công an tịch thu, những ǵ ghi lại nỗi tuyệt vọng, sự đau khổ và cái đói của nhân dân. “Ông ấy nói ít, viết nhiều”, bà Đỗ nói. Tôi hỏi: “Có bao giờ bà yêu cầu ông ấy đừng viết để cả nhà được an ninh không?”. “Không bao giờ…” bà trả lời ngay, gần như bà giận dữ v́ câu hỏi ấy. Bỗng bà mỉm cười dịu dàng, xúc động: “Chúng tôi đói, chúng tôi không có tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận tất cả những cái đó. Chúng tôi mạnh v́ chúng tôi yêu thương ông ấy, chúng tôi kiêu hănh v́ sự can đảm của ông ấy”.
    Cái giá của sự tự do tư tưởng của Thủy là một giá đắt. Để có thể sống, họ phải bán hết. Nữ trang, đồ đạc, quần áo. Đến cả ba ngàn quyển sách của Thủy, từ tủ sách lớn ấy, họ c̣n giữ được khoảng trăm quyển cất kỹ trong một ngăn tủ nhỏ. Camus, Nabokov, Nietzche, Zola, Sacha Guitry… Những sách này đều được những người con của Thủy đọc đi, đọc lại. Từ nhiều năm nay các con của Thủy bán bánh ngoài đường. Tất cả việc học của họ đều bị cấm. Hiện nay họ đang muốn tin vào việc Thủy sắp được thả tự do. Rồi sau sẽ ra sao? Họ lo âu. “Ông ấy lại sẽ bị kiểm soát, bị theo dơi khắp nơi. Lại có sợ hăi. Ông ấy có thể lại bị bắt. Chính phủ phải để cho chúng tôi ra đi. Không có tờ báo nào ở đây nhận cho ông ấy làm việc. Với cái tên ấy, ông ấy sẽ bị từ chối ở khắp nơi. Chúng tôi chỉ có thể có tự do ở một miền đất khác. Cô có thể làm ǵ được không? Ở đây người ta chỉ cho phép chúng tôi im lặng…”


    . . .

  2. #32
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Tiếp phần 16


    Xin viết cho rơ: Người dịch “The Gulag Archipelago” của Alexandre Sozhenytsin ra bản Việt ngữ “Quần Đảo Ngục Tù” là Ngọc Thứ Lang Nguyễn Ngọc Tú. Anh đă từ trần trong trại cải tạo Phú Khánh khoảng năm 1980. Tôi dịch “The First Circle” của A. Sozhenytsin, “Tầng Đầu Địa Ngục”, ấn hành ở Sài G̣n năm 1973.
    Năm 1977 đến năm 1979, thời gian là hai mươi ba tháng tôi bị bắt lần thứ nhất ở trại giam số 4 Phan Đăng Lưu. Bị bắt lần thứ hai năm 1984 tôi sống bốn mùa lá rụng ngoài song sắt trong Thánh thất Chí Ḥa. Nữ kư giả Monfazon viết nguyên văn trong bài “…la presse muselée vietnamienne…”, tạm dịch: “… nền báo chí Việt Nam bị rọ mơm…”
    Năm 1994 nữ phóng viên Catherine Monfazon lại đến Thành Hồ, lần này tôi được gặp cô, được ăn với cô một bữa tối trong nhà hàng Mini của bà Nguyễn Phước Đại, đường Nguyễn Du. Từ năm 1990 t́nh h́nh kinh tế tài chánh của những Anh Con Trai Bà Cả Đọi kẹt giỏ ở thành Hồ có vẻ khá hơn, tôi vẫn dùng xế đạp đi lại loanh quanh khu Ông Tạ, nhưng tôi đă có cái Honda 91. Tôi dùng Honda đến khách sạn đón cô Monfazon, chở cô trở lại căn nhà nhỏ của vợ chồng tôi ở Cư xá Tự Do, nơi cô đă đến năm năm trước. Cô kém Kiều Giang con gái tôi hai tuổi, nói thông thạo tiếng Anh. Catherine Monfazon là một trong những người đă đối xử ân cần và giúp đỡ vợ chồng tôi trong cơn hoạn nạn. Vợ chồng tôi vẫn nhớ ơn cô.

    Chúng tôi như những người sắp chết đuối vớ được cái phao – được ấm ḷng và có thêm hy vọng để không chết nhờ rất nhiều người, những người bạn ở nước ngoài. Trong khi bọn Việt Cộng thù hận chúng tôi, chỉ muốn chúng tôi khóc mếu, khổ sở, cố t́nh đầy ải cho chúng tôi phải chết hoặc dở sống, dở chết, phải quỳ gối lậy van chúng, những người bạn không quen biết từ xa ngoài vạn dặm đă gửi t́nh thương cho chúng tôi. Xin cảm ơn tất cả.




    Trích “Lời Tác Giả” Phóng sự Tiểu thuyết “Yêu Nhau Bằng Mồm”:
    Tôi viết “Yêu Nhau Bằng Mồm” để đăng báo tuần năm 1960. Đến Tháng Bẩy năm 1970, mười năm sau ngày Kiều Ly xuất hiện trên báo, tôi ngồi sửa lại “Yêu Nhau Bằng Mồm” để đưa cho Nhà Chiêu Dương xuất bản thành quyển sách này.
    Ngày Một Tháng Chín 1970
    Buổi sáng mùa thu, tôi ngồi một ḿnh trong căn pḥng nhỏ của tôi và Alice; sau lưng tôi là chiếc AKAI xoay đều một băng nhạc do Phạm Mạnh Cương thực hiện.
    Đến một phút nào đó tôi ngừng tay trên bản thảo v́ tiếng hát của Thái Thanh. Nàng hát bài “Mùa Thu Trong Mắt Em” của Phạm Mạnh Cương. Tôi xúc động v́ tiếng hát và tôi chợt nhớ từ lâu rồi, từ rất nhiều năm nay, tiếng hát Thái Thanh đă làm tôi nhiều lần xúc động; tôi yêu đời, yêu người nhiều hơn, đời tôi sung sướng hơn, đẹp hơn, một phần chính là nhờ sự hỗ trợ, sự ca tụng T́nh Yêu của tiếng hát Thái Thanh..
    Tôi nhớ một buổi sáng cách buổi sáng hôm nay đă gần hai mươi năm. Đó là một buổi sáng năm 1952. Buổi sáng đó tôi là một thanh niên vừa hai mươi tuổi, những bước chân tôi đang bỡ ngỡ bước vào đường đời; tôi vừa từ Hà Nội vào Sài G̣n và tôi đang đi t́m việc trong những ṭa báo ở Sài G̣n. Với tôi năm ấy một chân phóng viên báo chí với số lương tháng hai ngàn đồng bạc là một cái ǵ thật là lư tưởng và quí báu nhất đời. Buổi sáng ấy tôi đứng trên con tầu điện từ Chợ Lớn chạy về Sài G̣n, và tôi thấy Thái Thanh cùng đi trên con tầu điện ấy.
    Năm 1952, gần hai mươi năm trước đây, Thái Thanh và tôi cùng hăy c̣n rất trẻ; chúng tôi đang cùng bước vào con đường văn nghệ, nàng ca hát, tôi viết truyện, làm thơ. Năm ấy tôi chưa có chút tiếng tăm nào, Thái Thanh và Ban Thăng Long đă bắt đầu nổi tiếng. Và năm đó Sài G̣n c̣n có đường xe điện chạy từ Sài G̣n vào Chợ Lớn trên đường Galiéni, nay là đường Trần Hưng Đạo.
    Và như thế là cho đến sáng hôm nay, năm 1970, khi tôi ngồi sửa truyện và nghe Thái Thanh hát qua băng nhựa, thời gian đă hai mươi năm trôi qua. Tôi thấy nữ ca sĩ Thái Thanh, với tiếng hát không có dĩ văng của nàng, đă làm cho đời tôi đẹp hơn, phong phú hơn là tôi với những truyện ngắn, truyện dài của tôi làm cho đời nàng thêm đẹp. Vậy để trả ơn nàng, tôi trang trọng đề tặng nàng tập truyện này. Bạn đọc thông minh chắc thừa hiểu nữ nhân vật Kiều Ly của phóng sự tiểu thuyết này không phải là h́nh ảnh của Thái Thanh; tôi chỉ cần nói thêm rằng những đoạn nào tả chân về Kiều Ly là tả Kiều Ly, c̣n những đoạn nào tả thơm, tả sạch về Kiều Ly th́ Kiều Ly đó có phảng phất h́nh ảnh Thái Thanh vậy.

    oOo

    Thời gian vỗ cánh bay như quạ
    … Thơ ông Tchya Đái Đức Tuấn. Đây là nguyên thơ bốn câu của ông, tôi t́m được trong Hồi Kư “Nhớ Nơi Kỳ Ngộ” của ông Lăng Nhân:
    Th́ giờ vỗ cánh bay như quạ
    Bay hết đường xuân kiếm chỗ ngồi
    Rượu hết, gà kêu, cô cuốn chiếu
    Quay về, c̣n lại mảnh t́nh tôi
    …”
    Tôi chỉ đổi tiếng “th́ giờ” thành “thời gian”.

    Đúng là thời gian vỗ cánh bay như quạ. Năm 1970 tôi ngồi trong căn gác nhỏ ở Ngă Ba Ông Tạ, Sài G̣n, nghe tiếng hát Thái Thanh, viết những gịng trên đây làm lời nói đầu tập phóng sự tiểu thuyết “Yêu Nhau Bằng Mồm” của tôi. Tôi đăng Yêu Nhau Bằng Mồm từng kỳ trên tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong. Truyện viết xong được Nhà Xuất Bản Chiêu Dương ấn hành thành sách. Năm 1970 tôi nhớ h́nh ảnh của Thái Thanh trên chuyến xe điện Chợ Lớn-Sài G̣n gần hai mươi năm trước – năm 1952, năm ấy hai chúng tôi c̣n rất trẻ…
    Thế rồi… thời gian vỗ cánh bay như quạ… Năm nay, năm 2000, buổi sáng Tháng Mười, mùa thu lại về trên đồng đất Virginia của người Mỹ, tôi ở Rừng Phong, viết lại bài tôi đă viết năm 1970 – ba mươi năm trước – bài tôi viết về Thái Thanh, người nữ ca sĩ của vợ chồng tôi, tôi lại tưởng như tôi nh́n thấy tôi ba mươi năm trước ngồi viết về Tiếng Hát Thái Thanh trong căn gác nhỏ của vợ chồng tôi ở Ngă Ba Ông Tạ, Sài G̣n; năm 1970 ấy tôi mới bốn mươi tuổi. Tính ra thời gian đă qua năm mươi năm kể từ buổi sáng tôi nh́n thấy Thái Thanh bận toàn đồ trắng trên chuyến xe điện Chợ Lớn-Sài G̣n.
    Nếu c̣n ở Sài G̣n tôi sẽ chẳng bao giờ được thấy lại, được đọc lại “Yêu Nhau Bằng Mồm”. Sau cuộc biến thiên 30 Tháng Tư 75 ở Hoa Kỳ người ta in lại nhiều sách truyện của những văn sĩ Sài G̣n, trong số sách được in lại có quyển “Yêu Nhau Bằng Mồm” của tôi. Bánh xe lăng tử sang Hoa Kỳ tôi lại có quyển sách ấy; nhờ vậy hôm nay tôi mới có điều kiện và cảm hứng để viết bài này.
    Alice và tôi có hai ca sĩ Thái Thanh và Anh Ngọc. Với vợ chồng tôi Thái Thanh và Anh Ngọc là nhất; Nữ ca sĩ của Kiều Giang, con gái chúng tôi, là Lệ Thu. Có lần, cũng những năm 1970, tôi đă viết:
    – Tôi quen mở máy nhạc khi ngồi viết, vừa viết vừa nghe nhạc. Nhưng khi tiếng hát Thái Thanh cất lên, tôi phải ngừng viết để nghe. Tôi vẫn nghĩ khi Thái Thanh hát mà tôi làm bất cứ việc ǵ là tôi có lỗi.


    Thái Thanh trong buổi phát h́nh chương tŕnh Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng trên THVN năm 1968.

    30 Tháng Tư 75 đến, số văn nghệ sĩ may mắn bỏ của chạy lấy người được lơ thơ như lá mùa thu, số văn nghệ sĩ kẹt giỏ ở lại đông vô số kể, những ngày tháng đen tối, u sầu, lo âu kéo dài như vô tận. Một đêm cuối năm 1976 tôi gặp lại Thái Thanh. Đêm ấy có Hoài Bắc, Lê Trọng Nguyễn. Vi-la 203 đường Hiền Vương, gia chủ mời chúng tôi ăn bữa tối. Khoảng 11 giờ đêm Thái Thanh ngồi vào piano, nàng vừa đàn, vừa hát. Thấy tôi đến bên đàn, nàng mỉm cười nh́n tôi. Tôi hiểu nàng hỏi tôi: Muốn nghe bài ǵ? Tôi nói:
    – Thôi th́ thôi nhé…
    Nàng nhắc lại:
    – Thôi th́ thôi nhé…
    Và nàng hát cho tôi bài “Động Hoa Vàng“, thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Tôi lặng người nghe nàng hát cho riêng tôi nghe. Sau đó tôi làm bài thơ:

    TIẾNG HÁT THANH


    Tiếng mẹ ru từ thưở nằm nôi,
    Mẹ thôi Mẹ không hát nữa,
    Khi Anh chân bước vào đời.
    Tiếng hát Mẹ nằm trong kư ức
    Tung cánh bay khi Em hát cho người!
    Ngày xưa xa lắm ở bên trời
    Có người xưa hát lúc đi rồi
    Mười hôm tiếng hát c̣n vương vấn
    Trên mái nhà xưa âm chửa rơi.
    Tiếng hát Em tim Anh nức nở
    Hai chục năm rồi thanh chửa thôi!
    Em hát khi Anh vừa bỏ học,
    Em hát khi Anh sắp bỏ đời.
    Em hát khi Anh hồng tuổi ngọc,
    Em hát khi Anh giấc ngủ vùi,
    Em hát khi Anh chưa biết khóc,
    Em hát khi Anh biết mỉm cười.
    Em hát tan vàng, ca nát đá.
    Em hát cho Anh biết ngậm ngùi.
    Nắng chia nửa băi, chiều rồi.
    Đêm tàn Em hát, buồn ơi lá sầu.
    Động Hoa Vàng có tên nhau,
    Thương th́ thương nhé, qua cầu gió bay.
    Tiếng Em buồn cuối sông này,
    Mây đầu sông thẫm bóng ngày khóc nhau.


    Khoảng Tháng Hai, Tháng Ba năm 1984, người Sài G̣n báo cho nhau có người nghe được tiếng nói của đài phát thanh kháng chiến. Nghe nói những người ở Nha Trang đầu tiên vô t́nh mở radio bắt được đài này. Tháng Tư năm ấy tôi nghe được tiếng nói của Đài Phát Thanh Hoàng Cơ Minh, phát thanh năm lần một ngày, mỗi lần lâu một giờ. Nhạc của đài là bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông“, tiếp đó là Thái Thanh hát bài “Quê Em” – Quê em miền trung du. Đồng quê lúa xanh rờn. Giặc tràn lên cướp phá. Anh về quê cũ. Đi diệt thù giữ quê. Giặc tan đón Em về
    Đêm khuya, khoảng 11 giờ, tiếng Thái Thanh hát “Quê Em” từ đâu xa lắm vọng về làm Alice và tôi ngây ngất. Nghe tiếng Thái Thanh từ radio phát ra tôi nghĩ:
    – Thật lạ kỳ. Giả chân, chân giả. Đây là tiếng hát Thái Thanh – không ai có thể nói đây không phải là tiếng Thái Thanh – nhưng cũng có thể nói không phải tiếng Thái Thanh v́ lúc ấy Thái Thanh đâu có hát. Thái Thanh đang ở Sài G̣n. Nghe tiếng hát của ḿnh từ góc trời nào vọng lại, không biết Thái Thanh có cảm nghĩ ǵ.

    Tôi không xưng Anh với Thái Thanh. Nhân vật “Anh” trong thơ tôi là người yêu mê tiếng hát Thái Thanh, người biết ơn, người ca tụng tiếng hát Thái Thanh. Tim tôi rung động v́ t́nh cảm của người ấy và tôi thay người ấy làm thơ. Tháng Mười 1988 ở Nhà Tù Chí Ḥa nghe tin Thái Thanh đă sang Hoa Kỳ, tôi làm bài thơ thứ hai trong có h́nh ảnh Thái Thanh. Thái Thanh không vượt biên như người nữ ca sĩ trong thơ tôi, nhưng đi qua biên giới là vượt biên, chỉ có vượt biên trái phép và vượt biên hợp pháp. Đă phải sống đến năm năm trong ba bức tường, một hàng song sắt của nhà tù lớn Chí Ḥa, tôi cô đơn, tôi sầu buồn nên tôi làm thơ. Thơ vẩn, thơ vơ thôi. Năm 2000, thế hệ lăo liệt chúng tôi đă và đang dắt nhau đi vào quên lăng. Thời gian tới biết có ai c̣n xúc động v́ tiếng hát Thái Thanh, v́ nhạc Phạm Duy, Hoài Bắc, Đoàn Chuẩn? Tôi viết bài này để hoài niệm nhau lúc chúng tôi c̣n sống; tôi viết nhớ người mà cũng là nhớ những ngày hoa niên, những ngày trung niên của đời tôi:

    NỤ TẦM THANH


    Tóc mai sợi vắn, sợi dài
    Lấy nhau chẳng đặïng, thương hoài t́nh nhân.
    Tiếng Em trời đất vang ngân
    Âm vàng, thanh ngọc bội phần xót sa.
    Trèo lên cây bưởi hái hoa,
    Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm thanh.
    Nụ tầm thanh nở ra cánh biếc,
    Em vượt biên rồi, Anh tiếc lắm thay.
    Nhớ nhau gọi một chút này
    Mất nhau ta tiếc những ngày có nhau.
    Nửa hồn thương, nửa hồn đau,
    Nửa hồn ta tím ngắt mầu thời gian.
    Ngh́n trùng xa cách quan san
    Biết Em chớp biển, mưa ngàn ở đâu.
    Hạc vàng bay mất từ lâu
    Mà sao hoàng hạc trên lầu c̣n thanh.
    Lan huệ sầu ai…
    Lan huệ sầu thành…
    Quê Em tiếng hát Em xanh đất trời.
    Từ ly người đă xa người
    C̣n đây tiếng hát một đời xôn xao.
    Ta đốt lên một cành hương dạ thảo
    Em biết cho… T́nh Ta vẫn nhớ Người.
    Thăng Long từ độ Thanh hồng hảo.
    T́nh khúc, thương ca động đất trời.
    Tà áo xanh ngời hương mộng ảo,
    Hồ điệp, Trang Châu hát giữa đời.
    Người đi mùa ấy thu giông băo,
    Tà áo Văn Quân mấy khóc cười.
    Mái nhà xưa nhớ trăng thu thảo,
    Viễn xứ thuyền đi, biển nhớ lời.
    Người đi vắng một trời châu bảo,
    Vượn hú, chim kêu, nước ngậm ngùi.
    Lâu đài t́nh ái sương dăng ảo
    Đồi tím hoa sim gió ạ… ời…
    À… ơi… ơi… à… ơi…
    Ngày ấy có Thanh, Thanh nhẹ vào đời
    Và Thanh ca đến với lời thơ nuối.
    Ngày ấy có Tôi mê mải t́m lời..
    Và Thanh… Thanh… suốt một đời…
    T́nh ơi…!
    Nhớ người mười tám, đôi mươi,
    Cỏ hồng, chiều tím, xanh trời, Người đi.
    Chúng ḿnh ngày đó xuân th́,
    Tiếc không khăn gấm, quạt quỳ trao tay.
    Ǵn vàng, giữ ngọc cho hay,
    Lửa hương ta hẹn kiếp này, kiếp sau.
    Áo bay thương lúc qua cầu
    Trăng vàng, mây bạc mái đầu thướt tha.
    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm thanh.
    Nụ tầm thanh nở ra cánh biếc,
    Em vượt biên rồi, Anh tiếc lắm thay.
    Của tin gọi một chút này:
    Tóc mai sợi trắng, sợi phai
    Lấy nhau đặng cũng thương hoài ngàn năm!

    (Làm tai Pḥng 20 F Nhà Tù Chí Ḥa, Tháng 10, 1988).

    Ba bốn tháng sau ngày oan nghiệt 30 Tháng Tư, tôi gặp lại Hoài Bắc ở trước cửa chợ Thái B́nh. Lúc ấy khoảng tám, chín giờ tối, thành phố tắt điện, quanh chúng tôi đầy bóng tối. Hai chúng tôi cùng đi xe đạp, xe Hoài Bắc c̣n treo cái bị cói ở ghi-đông. Chúng tôi ghếch xe vào vỉa hè đứng nói chuyện. Hoài Bắc nói:
    – Văn Cao chưa vào được, bà vợ Văn Cao vào. Văn Cao nhắn nói với Thái Thanh: “Hát như cô mới là hát, ở ngoài này chúng nó không biết hát”. Trần Dần cũng nhắn bà Văn Cao nói với Vũ Hoàng Chương: “Thơ như thơ anh và thơ anh Hùng th́ không bao giờ mất được”.
    “Anh Hùng” Trần Dần nói đó là Đinh Hùng.


    Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong ban Hợp ca Thăng Long

    Từ đó đến tháng 9 năm 1977 tôi bị bắt lần thứ nhất tôi chỉ gặp Hoài Bắc chừng ba, bốn lần. Chúng tôi có chung một ông bạn không thuộc giới văn nghệ -anh Nguyễn văn Thơ – nhà ở đường Ngô Tùng Châu. Tôi hay đến nhà Thơ uống rượu với anh. Có lần tôi gặp Hoài Bắc ở đấy. Rượu chúng tôi uống ngày đó là rượu đế, có được thứ rượu đế tử tế, không độc hại lắm, để uống là may rồi. Lúc 10 giờ đêm chúng tôi chia tay, nhà Thơ không có ǵ ăn cả. Hai chúng tôi dắt hai cái xe đạp, đi với Thơ dưới trời mưa rả rích ra đường Chi Lăng ăn ḿ ghi sổ nợ ở xe ḿ của chú Tầu quen Thơ. Đó là thời Hoài Bắc, Đinh Hiển, tức Họa sĩ Hĩm, cùng làm việc ở Tổ Hợp Sản Xuất Đồ Gỗ Sơn Mài Sông Đồng. Ông Đinh Phát làm Giám đốc Tổ Hợp Sông Đồng, Thơ làm thủ quỹ, Hoài Bắc dậy công nhân ca hát.
    Rồi tôi bị công an Thành Hồ bắt vào số 4 Phan Đăng Lưu, Trung tâm Thẩm vấn của Sở Công An Thành Hồ. Người thẩm vấn tôi là anh công an Việt Cộng Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba Trung. Anh này nguyên là họa sĩ Ớt vẽ tranh hí họa cho nhật báo Điện Tín của Thương Nghị sĩ Hồng Sơn Đông, anh là Việt Cộng nằm vùng. Một chiều trong pḥng thẩm vấn, Ba Trung nói với tôi:
    – Tôi muốn anh viết cái thư cho Hoài Bắc..
    Nguyên nhân làm Ba Trung muốn tôi từ trong tù viết thư gửi cho Hoài Bắc là như vầy: Tháng Ba 1976 công an Thành Hồ mở chiến dịch bắt giam một số văn nghệ sĩ Sài G̣n Việt Nam Cộng Ḥa. Hoài Bắc và tôi không ở trong số người bị bắt trong đợt này, công an Thành Hồ bắt trượt Mai Thảo. Mai Thảo trốn thoát, sống ẩn đâu đó trong thành phố và vẫn được anh cháu ruột gọi bằng cậu chở xe đưa đi chơi đây đó cho đỡ buồn. Mai Thảo có đến nhà tôi nên khi nghe anh con trai Bà Cả Đọi nào đó loan tin: “Mai Thảo bị bắt rồi…!”, tôi hỏi: “Bị bắt lâu chưa? Ai thấy? Sao biết?”. Và tôi nói: “Mai Thảo chưa bị bắt. Mới tháng trước Mai Thảo đến nhà tôi”.
    Tin Mai Thảo thường gặp Hoài Bắc, gặp tôi, đến tai những anh công an Việt Cộng Thành Hồ như Ba Trung. Khi thẩm vấn tôi Ba Trung nói:
    – Mai Thảo có đến nhà anh, anh và Mai Thảo nhiều lần đi chơi với nhau, anh phải biết chỗ Mai Thảo ở chứ?
    Tôi trả lời:
    – Tôi không biết. Mai Thảo không nói, tôi cũng không hỏi chỗ nó ở. Tôi không hỏi v́ tôi sợ nếu tôi biết chỗ nó ở khi tôi bị bắt, các anh sẽ ép tôi phải khai ra chỗ nó ở. Tôi khai th́ nó bị bắt, không khai th́ tôi sợ tôi khổ; v́ vậy tôi không hỏi.
    Tôi nói thêm:
    – Đó là chuyện tôi nghĩ trước kia, trước khi tôi bị bắt. Bây giờ bị bắt vào đây rồi tôi nghĩ khác: nếu tôi không bị bắt mà tôi khai ra chỗ ở của Mai Thảo để nó bị bắt th́ tôi ân hận, nay tôi bị bắt rồi th́ tôi có khai cho Mai Thảo bị bắt cũng chẳng sao. Có bị bắt nó cũng chỉ khổ như tôi thôi. Rồi thể nào nó cũng bị các anh bắt mà, trốn măi thế nào được.
    Nếu tôi chịu khai có thể Ba Trung bắt được Mai Thảo: anh cháu của Mai Thảo, người vẫn chở xe cho Mai Thảo đi chơi, người vẫn đến nhà tôi lấy truyện detective tiếng Pháp về cho Mai Thảo đọc, có người quen ở ngay gần nhà tôi; mỗi lần đến nhà tôi anh đều ghé trước nhà người quen này xem có động tĩnh ǵ ở nhà tôi không, tôi bị bắt hay vẫn ở nhà, có công an ŕnh rập nhà tôi không. Chỉ cần tôi khai ra anh và nhà người quen của anh là bọn Ba Trung có thể bắt được anh, và từ anh, họ bắt được Mai Thảo.

    Chiều xưa ấy Ba Trung xé bao giấy gói thuốc lá Vàm Cỏ, đưa cho tôi cây bút, bảo tôi viết thư cho Hoài Bắc vào mặt trắng của bao giấy.
    – Tôi muốn anh viết – Hắn nói – Người ta đă biết chỗ Mai Thảo rồi, bảo nó đi chỗ khác ngay. C̣n ở đó là bị bắt đấy.Thế thôi.
    Tôi hiểu Ba Trung muốn ǵ. Trong tù thường có người bị bắt được thả, lén mang thư của người trong tù ra cho gia đ́nh bên ngoài. Có thư tôi, Ba Trung sẽ cho một tên công an – gọi là trinh sát – giả làm tù mới được thả, mang thư tôi đến đưa cho Hoài Bắc. Được thư tôi Hoài Bắc sẽ nhẩy ngay lên xe đạp, phóng đến chỗ Mai Thảo ở để báo tin. Bọn xông an chờ sẵn bên ngoài sẽ theo Hoài Bắc đến chỗ Mai Thảo.
    Trước tờ giấy bao thuốc lá và cây bút bi, tôi cúi đầu thầm cầu nguyện; tôi đọc ba Kinh Kính Mừng, tôi xin Đức Mẹ cho bức thư của tôi không có kết quả ǵ cả. Rồi tôi viết:
    “Hoài Bắc. Người ta đă biết chỗ ở của MT rồi, mày đến bảo nó đi chỗ khác ngay, c̣n ở đó nguy đấy. Tao.HHOÀNG TRỌNG”.
    Tôi cố ư viết “mày tao” với Hoài Bắc. Hoài Bắc không “mày tao” với tôi, tôi cũng không nghe anh mày mày, tao tao với ai cả. Tôi mong khi đọc thư tôi, thấy tôi mày tao với anh, anh sẽ nghi không phải là thư tôi.
    Ba Trung xem thư tôi, hắn c̣n nói:
    – Anh vẽ cành hoa vào đây.
    Huy hiệu của tôi là bông hoa. Tôi thường vẽ bông hoa ở đầu trang bản thảo, ở đầu những trang thư. Tôi vẫn nghĩ đời tôi như bông hoa, hoa đẹp, hoa thơm nhưng hoa không ăn được. Nên tôi nghèo, phải chi tôi lấy huy hiệu là quả đu đủ, hay quả mít chắc đời tôi khá hơn về mặt tiền bạc.
    Tháng Năm, tháng Sáu năm 1978, có anh bạn mới bị bắt vào tù, nghe anh báo tin Mai Thảo, Hoài Bắc vượt biên đi được rồi, tôi nhẹ người.

    . . .

  3. #33
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    . . .

    Những ngày như lá, tháng như mây theo nhau qua. Đầu năm 1980 tôi được trở về mái nhà xưa, gặp lại Dương Hùng Cường, Duyên Anh, Minh Vồ, Minh Đăng Khánh v.v… Tôi gặp lại anh Thơ. Đầu năm 1983 Duyên Anh vượt biên đi thoát, rồi Lê Trọng Nguyễn cùng vợ con lên phi cơ sang Mỹ đoàn tụ gia đ́nh, Tháng Năm 1984 tôi bị bắt lần thứ hai. Năm 1990 lần thứ hai từ ngục tù tôi trở về mái nhà xưa ở Ngă ba Ông Tạ. Một hôm có anh bạn Việt Kiều trẻ từ Mỹ về, đem đến nhà cho tôi 100 đô-la, nói là của chú Phạm Đ́nh Chương gửi cho chú. Anh nói anh làm cùng một sở với chú Chương; v́ anh về gấp nên chú Chương chỉ gửi tiền thôi, không có thư từ ǵ cả.
    Tháng 11 năm 1994 khi vợ chồng tôi bánh xe lăng tử sang đến Hoa Kỳ, Hoài Bắc đă qua đời được mấy năm. Tôi không được gặp anh để hỏi năm 1977 Ba Trung có cho người đem bức thư tôi viết trong tù đến anh hay không.
    Anh Nguyễn văn Thơ, bạn chúng tôi, cũng đă qua đời.

    oOo

    Sau ngày tan hàng tôi gặp Lê Trọng Nguyễn nhiều nhất. Nhà Nguyễn ở đường Nguyễn Minh Chiếu, số 250, đi qua chợ Ông Tạ là sang nhà tôi. Chúng tôi gặp nhau, đi chơi với nhau gần như mỗi ngày. Hai, ba tháng sau ngày 30 Tháng Tư gặp lại nhau trên đường phố Sài G̣n đầy cờ đỏ, sao vàng, Nguyễn nói:
    – Tao gặp H. Nó hỏi mày đi được không, tao nói mày kẹt. Nó kêu: “Trời ơi… Rồi nó sống bằng ǵ?”. Tao nói nó sống bằng t́nh yêu của vợ nó chứ c̣n bằng ǵ nữa..
    Cuối năm 1977 tôi bị bắt, cuối năm 1779 tôi trở về, tôi và Nguyễn lại gặp nhau gần như mỗi ngày. Nguyễn bảo tôi:
    – Có cô Phương Hương ở bên Pháp gửi thuốc về cứu trợ văn nghệ sĩ. Để tao viết cho cô ấy báo tin mày mới về, cô ấy sẽ gửi thuốc cho mày. Địa chỉ của cô ấy đây.
    Từ đấy tôi được có tên trong sổ cứu trợ của cô Phương Hương, cô là đại diện một tổ chức Phật tử ở Pháp. Cô là bác sĩ Cao Ngọc Phượng, hiện nay cô là Sư Chân Không.
    Đầu năm 1983 có tin đồn về quân đội phục quốc, Nguyễn đưa tôi bản nhạc:
    – Tao làm bài này tặng những người phục quốc, nhạc hành khúc, mày làm lời cho tao.
    Tôi nói:
    – Chỉ có thơ phổ nhạc, ít có người viết lời theo nhạc. Tao có thể làm lời được nhưng tao có biết ǵ về nhạc đâu. Muốn tao làm lời mày phải đàn bản này cho tao nghe, hay thu vào băng cát-xét cho tao nghe, có hứng mới làm được.
    Nguyễn làm lời, để tên tác giả là Trung Nhơn, tôi đặt tên bản nhạc là Tiếng Hát Trở Về. Tôi viết vài ḍng trên bản nhạc: “Tặng những chiến sĩ phục quốc. Tác giả là một nhạc sĩ có tên tuổi ở Sài G̣n nhưng nay ta cứ tạm biết ông dưới cái tên Trung Nhơn“.
    Tôi gửi bản nhạc của Nguyễn sang những địa chỉ nhận thư của tôi ở Pháp, Mỹ, Úc. Khoảng tháng Hai 1984 gia đ́nh Nguyễn lên phi cơ sang Hoa Kỳ, tháng Năm 1984 tôi bị bắt lần thứ hai. Trong khi thẩm vấn tôi nhiều lần công an đem những tờ báo Việt hải ngoại vào tù hỏi tôi về những bài họ nghi là do tôi viết. Thường trên những bài ấy có ghi ba chữ “H2T?”. Mỗi lần như thế tôi đều bồi hồi đọc hết bài viết xong mới trả lời, bài nào tôi viết tôi nhận tôi viết. Tôi thấy trong một bài in nguyên bản nhạc của Nguyễn. Chữ viết của Nguyễn, chữ viết của tôi rành rành trên bản nhạc. Ông bạn nào đó ở hải ngoại đă không viết lại bản nhạc mà đưa ngay bản chính chúng tôi gửi sang lên báo.
    Tôi nhận tôi tôi gửi bản nhạc đi và tác giả bản nhạc là Lê Trọng Nguyễn, Nguyễn đă sang Hoa Kỳ.
    Anh công an thẩm vấn nói:
    – Anh đừng đổ tội cho người không c̣n ở trong nước…
    Tôi nói:
    – Chữ viết của tôi đây, chữ Lê Trọng Nguyễn đây. Các anh bắt được thư của Lê Trọng Nguyễn ở nhà tôi, so tự dạng, các anh biết ngay chứ ǵ.

    Nguyễn đi vài tháng trước khi bọn bị gọi là Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi bị bắt. Cũng như Duyên Anh đă đi được trước. Nếu không Nguyễn có thể cùng bị bắt với tôi Tháng Năm 1984.
    Một chiều tôi đến nhà Nguyễn rủ Nguyễn đi uống rượu vỉa hè. Chúng tôi thường uống ở cái quán nghèo bên Cổng Xe Lửa Số Sáu đường Trương Minh Gảng. Không hẳn là quán, dù là quán nghèo. Chiều tối ông chủ quán mới đặt mấy cái bàn nhỏ, thấp tè, sát vách một căn nhà bên đường xe lửa. Ly rượu một đồng, ly đậu phụng rang một đồng, có năm, sáu đồng là hai chúng tôi có thể ngồi đó nhâm nhi suốt một buổi tối.
    Chiều ấy tôi gặp Lan Đài và con gái anh trước cửa nhà Nguyễn. Hai bố con Lan Đài chở nhau trên chiếc xe đạp. Lan Đài và tôi đứng bên đường trao đổi với nhau vài câu thăm hỏi rồi chia tay. Vào nhà gặp Nguyễn, tôi nói:
    – Tao vừa gặp Lan Đài và con gái nó ở ngoài đường. Nó cứ ngập ngừng h́nh như nó muốn nói với tao chuyện ǵ rồi lại thôi.
    – Mày hay đấy – Nguyễn nói – Lan Đài nó đi vượt biên với con gái nó. Nó đến từ biệt tao. Gặp mày chắc nó cũng muốn nói với mày chuyện nó đi.

    Vài ngày sau gặp nhau Nguyễn muốn khóc:
    – Lan Đài nó chết rồi. Lúc lên thuyền lớn ban đêm nó ngă xuống nước. Con nó cũng không đi được.
    Tờ báo Văn Nghệ của Hội Văn Nghệ Sĩ Giải Phóng TPHCM đăng tin nhạc sĩ Lan Đài về quê ăn giỗ bị bạo bệnh đă qua đời.
    Một chiều buồn trong tù, nhớ Nguyễn, tôi làm mấy câu thơ:

    Xót mày dạ trúc, ḷng tơ,
    Họa cung đàn mọi bây giờ hẳn đau.
    Tóc chia hai thứ trên đầu,
    Thương th́ đă muộn mà sầu lại dư.
    Này Lê, này Nguyễn đều hư,
    Nắng Chiều mà gặp trời mưa th́ phèo!


    oOo

    Lệ Thu

    Kiều Giang, con gái tôi, là “fan” của Lệ Thu. Những năm 1970 cháu học ở Trường Nguyễn Bá Ṭng, có thời nhà Lệ Thu ở trong khu sau tiệm Phở 79. Những chiều thứ Năm được về sớm hai giờ Kiều Giang thường ghé vào nhà thăm cô Thu. Nếu hôm ấy cô ở nhà và cô không đánh bài, cô vui, cô cho cháu Giang lên xe hơi, chạy chơi một ṿng thành phố.
    Lệ Thu cùng dự cái gọi là Khóa Bồi dưỡng Chính trị cho văn nghệ sĩ Sài G̣n tháng Bẩy năm 1976 với tôi. Một hôm trong giờ nghỉ giải lao, đúng ra là nghỉ đi đé, bọn Việt Cộng mới có nước trà uống, bọn Sè-gọng đến nghe chửi giải lao, giải lực kư ǵ, đang đứng trong hành lang Nhà Hát Lớn, thấy Lệ Thu đi đến, thay v́ chào hỏi nàng, hỏi thăm nàng người bị bắt hiện ở đâu, có được gặp mặt không, tôi lại quay mặt đi. Tôi xấu hổ. Tôi xấu hổ với nàng v́ tôi vác mặt đi dự cái khóa gọi là bồi dưỡng chính trị cho bọn văn nghệ sĩ kẹt giỏ Sài G̣n. Bọn chúng tôi phải đến ngồi tễu mặt ra nghe bọn cán cộng nó sỉ vả, nó dậy dỗ cũng phải đi, nhưng c̣n những nữ ca sĩ như Lệ Thu..? Các nàng tội t́nh ǵ mà cũng phải đến những chỗ khốn nạn này?

    Đành nhẽ văn nhân mà cải tạo,
    Thương thay ca sĩ cũng phong trần…


    Những năm 1976, 1977, ViXi chiếm đóng Sài G̣n thẳng tay tiêu diệt cái họ gọi là văn hóa phản động. Tất cả các bản nhạc, băng nhạc có trước năm 1975 đều bị coi là sản phầm văn hóa đồi trụy, phản động, bị tịch thâu, tiêu hủy. Nhà nào mở nhạc nghe, dù là nghe lén, bị công an Việt Cộng tóm được, là bị tịch thu máy. Nhưng đến những năm 1981, 1982 nhạc Ngụy lại văng vẳng vang lên trong thành phố Sài G̣n. Một chiều năm 1982 tôi ngồi uống cà phê trên vỉa hè gần chợ Ông Tạ, nghe tiếng ca Lệ Thu từ máy quay băng trong tiệm vẳng ra – Lệ Thu vượt biên khoảng năm 1980 – tôi làm mấy câu thơ:

    Em buồn em bỏ đi đâu,
    Sao Em để tiếng em sầu ở đây?
    Thu vàng hạc lánh về tây,
    Lệ rơi từng tiếng thu này, Em ơi!
    Từ Em góc biển, chân trời,
    Em c̣n tiếng hát yêu người không Em?


    Giáng Sinh năm 1994 vợ chồng tôi gặp lại Lệ Thu ở Cali. Câu đầu tiên Lệ Thu hỏi Alice là:
    – Kiều Giang của em đâu?
    . . .

  4. #34
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489


    Nói đến những văn nghệ sĩ đă sống, đă chịu tù đày ở Sài G̣n không thể không nói đến Tú Kếu Trần Đức Uyển, người làm thơ nổi tiếng trên nhật báo Sống với những bài Thơ Đen. Nổi lên cùng một lúc với Nhă Ca, Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long sau năm 1963, Tú Kếu được kể là người làm thơ châm biếm xuất sắc nhất của làng báo Việt Nam Cộng Ḥa từ 1963 đến 1975.


    Chân dung nhà thơ Tú Kếu trên b́a báo Khởi Hành. (H́nh: Viên Linh)

    Có hai người bị Việt Cộng bắt đi tù mà tôi nghĩ là sẽ chết trong tù ngục: Tú Kếu Trần Đức Uyển và Phan Nhật Nam (và PNN đă vẫn c̣n sống khi ra khỏi "địa ngục trần gian" của CS_BH ghi chú ). Tôi nghĩ Tú Kếu không trở về được v́ sức khỏe anh quá yếu, anh không chịu đựng nổi những cực khổ của tù đày cộng sản, tôi sợ Phan Nhật Nam cũng gửi xác đâu đó v́ tính nết Nam cương cường và v́ Nam từng viết chống đối ViXi kịch liệt quá, ViXi có thể sẽ giết Nam.
    Chỉ mấy tháng sau ngày 30 Tháng Tư 75 chúng tôi đă được tin Tú Kếu bị bắt. Tú Kếu không bị bắt trong đợt Công an Thành Hồ bắt văn nghệ sĩ VNCH tháng Ba 1976, anh bị bắt trước đó. Anh ở trong một tổ chức chống Cộng trên Đà Lạt. Tổ chức này rất đông người. Cùng với những người trong tổ chức những năm đầu Tú Kếu bị giam ở trại lao cải Đại B́nh, trại lao cải của Đà Lạt, một trại cải tạo nổi tiếng ác ôn. Bẩy, tám năm sau Tú Kếu mới được chuyển về Trại Z-30 A, Xuân Lộc Đồng Nai.
    Một chiều đầu năm 1977 tôi gặp chú em vợ của Tú Kếu, chú nói với tôi:
    – Anh em bị nó xử 18 năm.
    Mười tám năm! Tôi thở dài. Tôi nghĩ Tú Kếu chết là cái chắc. Người yếu rệu như hắn làm sao sống nổi mười tám năm tù mà trở về.
    Nguyễn Thụy Long rất thân với Tú Kếu, dưới đây là bài viết về Tú Kếu, trích trong “Viết Trên Gác Bút” của Nguyễn Thụy Long:
    Các cụ ta thường hẹn ḥ với bạn bè chí cốt thuở thiếu thời rằng:
    – Khi già thể nào tôi cũng đến thăm bác, dù có phải chống gậy đi thăm, phải đi cáng đi đ̣.
    Chuyện đó xưa như trái đất và cũng là truyền thống của dân tộc, có từ đời thưở nào không biết. Một lời hẹn như đinh đóng cột. Tuổi già gặp lại nhau, có khi đi xa ngàn dặm, để ôn lại những kỷ niệm xưa thời trai trẻ, khi c̣n là anh khóa, anh đồ. Nói chung là thưở hàn vi. Đường đời mỗi người một ngả, đi t́m sự nghiệp tương lai, nhưng t́nh bạn vẫn thắm đượm, vẫn thiêng liêng, có thể gọi là keo sơn gắn bó. Không nghĩ đến bạn nữa là lỗi đạo. Bạn mất trước ḿnh, nhớ thương bạn, thốt lên lời thành thơ như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:

    Bác Dương thôi đă thôi rồi
    Nước mây man mác ngậm ngùi ḷng ta…


    Bạn đau ốm, thăm hỏi bạn. Gặp nhau để hàn huyên đôi điều, đánh một ván cờ, đọc cho nhau nghe một bài thơ, uống với nhau ấm trà ngon, cũng có khi uống với nhau chén rượu nói phét đôi điều cho đỡ chán đời.
    Học theo gương người xưa để giữ lấy cái đạo bằng hữu thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn. Tôi 62 tuổi, bạn tôi 63 tuổi, nhà thơ Tú Kếu, một thi sĩ xứ Sơn Tây, nổi danh một thời trước 30-4-75. Sau 1975 anh ở tù liền tù t́ 12 năm trời, thời thượng gọi là “học tập cải tạo”. Vợ trẻ, con thơ. Khi Tú Kếu trở về, chị Phượng (vợ Tú Kếu) đă là người đàn bà đứng tuổi. Chị sinh thêm cho anh hai đứa con nữa, một trai và một gái út. Hai con trai lớn của anh đă trưởng thành nhờ công nuôi dậy ở bên ngoại. Mức án tù 18 năm của anh được giảm xuống c̣n 12 năm do anh “học tập tốt được sớm trở về đoàn tụ với gia đ́nh”. Người ta nói thế, không biết có thật vậy không. Trại tù mang bí số K-3 ở Gia Rai, dưới chân núi Chứa Chan, tôi đă từng ở đó nên rất biết. Tú Kếu ra khỏi tù, tôi mừng cho anh v́ gia đ́nh nhà vợ anh nay đă khá giả. Anh không phải như tôi, tối tăm mắt mũi đi kiếm ăn nuôi vợ con.
    Buổi sáng tôi thường gặp Tú Kếu đi bộ từ nhà loanh quanh mấy con đường rồi tới sạp báo của Nguyễn Kinh Châu ngồi uống trà, đọc báo. Trước sạp báo của Nguyễn Kinh Châu là chi nhánh tiệm trà Tiến Đạt của gia đ́nh nhà Kếu đường Bà Huyện Thanh Quan. Ở sạp báo này anh gặp lại nhiều anh em bạn là văn nghệ sĩ thời chế độ cũ, cùng thời với anh, trong đó có tôi. Hàng năm anh em chúng tôi chính thức gặp lại nhau vào ngày giỗ của nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, là chủ nhiệm của hầu hết anh em chúng tôi. Bữa giỗ được tổ chức ở nhà Đằng Giao -Chu Vị Thủy, con rể và con gái của Chu Tử. Ông Chu Tử bị tử nạn ngày 30-4-75, xác thủy táng ở cửa biển Cần Giờ.
    Ba năm trở lại đây Tú Kếu vắng mặt trong bữa giỗ ấy. Anh bị căn bệnh quái ác là bệnh quên. Bệnh quên của anh càng ngày càng nặng, nhiều khi trở thành cổ quái. Quên cả ḿnh là ai, đừng nói chi đến nhớ người khác. Anh không ở Sài G̣n nữa mà lên Lâm Đồng dưỡng bệnh.

    Tôi vẫn mong có dịp lên thăm Tú Kếu. Khốn nỗi hai mươi năm nay tôi không ra khỏi thành phố. Điều đơn giản v́ tôi không có mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tôi mới có thẻ Chứng Minh Thư Nhân Dân hôm 15-8-1999. Hôm nay 23-8-1999 tôi ra bến xe Miền Đông mua vé xe đ̣ lên đường, sau khi gọi điện thoại hỏi rơ đường đi nước bước với chị Phượng, vợ anh Kếu.
    Người thân của gia đ́nh Tú Kếu nói:
    – Thôi bác đừng lên, bác hỏi thăm vậy là quí rồi, chúng tôi sợ ông ấy không nhận ra bác đâu, dù bác có là bạn thân, đến chúng tôi ông ấy cũng chẳng nhận ra nữa là.
    – Tôi hiểu, nhưng chẳng quan trọng ǵ, nh́n thấy nhau lá quư, dù không đọc cho nhau nghe được một bài thơ.
    – Ấy thơ th́ ông ấy nhớ đấy.

    Tôi mừng húm, thế là một buổi sáng tôi lên đường đi thăm Tú Kếu, trong túi xách của tôi có tập thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng, nhà thơ cùng quê hương với Tú Kếu, nhà thơ mà anh rất ngưỡng mộ, hồi xưa anh từng đọc thơ Quang Dũng cho tôi nghe. Anh đọc “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Đôi Bờ”, “Tây Tiến” ở căn gác thuê đường Bắc Hải, nh́n ra nghĩa địa Đô Thành, nay là công viên Lê Thị Riêng. Đêm mưa Rằm Tháng Bẩy Âm lịch nằm trên căn gác quạnh hiu nh́n ra vùng mồ mả nhấp nhô, ánh đèn vàng vọt ở nhà xác, nghe Tú Kếu ngâm “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du, cảm giác vừa thú vị vừa rùng rợn. Khi đó chúng tôi c̣n trẻ lắm. Tuổi trên hai mươi: “Tiết tháng bẩy mưa dầm sùi sụt… Gió heo may…”
    Dĩ văng ập vào đầu tôi khi xe leo lên đèo Bảo Lộc, sương mù dăng kín làm trắng đục cả đỉnh núi, bên đèo có căn nhà nào đó mờ nhạt trong sương. Gió lạnh đầy ắp không khí cao nguyên. Tôi không thể ngủ gà ngủ vịt được như một số người đồng hành, mà tôi giương mắt nh́n cảnh bên đèo. Tôi thấy như thưở nào đó xa xôi lắm rồi, ngồi lóc cóc trên xe ngựa đổ đèo tận miền thượng du Bắc Việt như không khí thơ của Quang Dũng thời dân tộc Việt Nam kháng chiến chống Pháp:

    Chợt mưa phùn gió lạnh
    Càng lạnh cành hoa mai
    Càng nhớ xa sôi lắm
    Những con đường chạy dài…


    Hoặc hùng tráng như Tây Tiến:

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…


    Tai tôi ù khi xe leo lên đỉnh đèo rồi đổ dốc Bảo Lộc. Tôi phải trả thêm 5.000 đồng nữa cho chú lơ xe đ̣ để được đưa tới Lộc An, trước công ty Trà Tiến Đạt. Nới đó chưa đến Di Linh. Cũng đă lâu lắm rồi tôi mới đi lên vùng cao. Miền này đối với tôi lúc này trở thành lạ lẫm, lạ bắt đầu từ Ngă Ba Dầu Giây.
    Nhà Tú Kếu cũng là cửa hàng Trà Tiến Đạt. Tôi hỏi chị Phượng:
    – Chị c̣n nhớ tôi không?
    Chị cười:
    – Nhớ chứ, tôi đâu có bị quên. Tôi nhớ tất cả các bạn của anh ấy. Nhà tôi th́ lúc nhớ, lúc quên, có lúc nhắc hoài đến các bạn, lúc th́ nói các bạn chết hết rồi, nhắc làm ǵ cho đau ḷng.
    Tôi nắm bàn tay mảnh giẻ của Tú Kếu, nh́n sâu vào mắt anh:
    – Kếu, mày có nhận ra tao không?
    Đôi mắt Kếu thoáng chút ngơ ngác, giọng nói trở nên từ tốn, lịch sự:
    – Cám ơn bố không quản đường xá xa xôi mà đến thăm con.
    Đến lượt tôi ngơ ngác:
    – Mày nói thật hay đùa đấy? Mày không nhận ra tao thật à? Tao là Long, bạn mày hồi ở Trại Học Sinh Phú Thọ năm 1954…
    Kếu lại nói:
    – Phải rồi, dầu sao con cũng nhớ bố lắm, bố không quản đường xa xa xôi…

    Chị Phượng nói Kếu đang ở trong cơn quên, nói ǵ cũng không thể làm cho anh nhớ lại, chị pha ấm trà hoa lài thơm ngát, hai tách cà phê sữa. Tôi mời Tú Kếu hút thuốc lá, anh hút ngay, thưởng thức cà phê, khen ngon. Chị Phượng kể một số bệnh trạng của anh cho tôi nghe. Thật buồn. (…)

    …Khi Tú Kếu mới đi tù về, anh nhờ tôi để ư t́m cho anh những tập thơ của anh ở những cửa hàng sách cũ, hay ở nhà những người quen. Rồi anh nói anh t́m thấy mấy tập thơ dấu ở dưới chuồng gà nhà anh, anh cũng chẳng biết ai dấu cho anh nữa. Năm ấy chúng tôi có những buổi gặp nhau ở đường Tú Xương. Nói là chúng tôi nhưng không nhiều nhặn ǵ, chỉ là vài thằng văn nghệ sĩ hết thời, thằng th́ nguyên thi sĩ, thằng nguyên nhà văn, thằng nguyên ca sĩ nghiệp dư, thằng cựu kư giả. Chúng tôi không có những buổi họp văn nghệ có tổ chức, có thiếp mời để nghe đọc thơ, nghe ca trù, để phát biểu về những vấn đề văn nghệ đao to, búa lớn, để nghe những “chùm” thơ của nhà thơ này, những “mảng” văn của nhà văn kia. Chúng tôi đến với nhau v́ nhớ nhau, cũng chẳng hẹn trước. Cũng ít khi bầy ra cuộc ăn nhậu nào, nhà thơ Khoa Hữu có bệnh đau bao tử kinh niên, lúc nào trong túi cũng có lọ thuốc, Tú Kếu bị thiếu máu trầm trọng, áp huyết quá thấp, tôi áp huyết cao, có lần suưt chết v́ bị tai biến mạch máu năo, nhà văn Lư Hoàng Phong người dệu dà dệu dạo v́ bệnh ǵ đó không biết, buồn thỉu buồn thiu v́ sắp mất nhà, Duy Trác làm nghề bán “căng tin” trường học con nhà giàu sắp sửa đi nước ngoài theo diện H.O, kịch tác gia Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu năo, bán thân bất toại, nói ngọng líu ngọng lo, thỉnh thoảng ngồi xích lô đến gặp anh em, chẳng ai hiểu anh nói ǵ cả. Thỉnh thoảng thi sĩ Bùi Giáng đi qua, ghé vô chơi, đọc thơ lung tung rồi lại đi, ông sang Câu lạc bộ Văn nghệ gần đó uống rượu say la đà…
    Ngày Duy Trác đi ra nước ngoài có đến góc Tú Xương – Bà Huyện Thanh Quan giă từ anh em, Tú Kếu làm bốn câu tiễn bạn xuất cảnh:

    Này hăy nâng ly cạn chén mời
    Chúng ḿnh sắp sửa lại chia phôi
    Mi sang bên ấy vui đời mới
    Ta ở bên ni dạ rối bời
    “.

    Những bài thơ Tú Kếu tôi thuộc là do t́nh cờ, như bốn câu thơ anh viếng Trạng Đớp, chết ngày 15-8-1992:

    Tuổi thọ ông về Tiên Phật
    Tôi c̣n lẽo đẽo trần gian
    Mẹ bố cuộc đời vật chất
    Búa đời muốn đập cho tan
    “.

    Tôi thấy một bài thơ của Tú Kếu viết trên tờ giấy vở học tṛ:

    Năm nay ta đă tuổi năm lăm
    Ba chục năm dư sống kiếp tằm
    Thơ phú chen chân mười sáu tuổi
    Trời cao mắt nhỏ đường xa xăm
    Những đêm thức trắng hồn rong ruổi
    Bay lượn t́m quanh nhặt ư thơ
    Gục thiếp trên bàn, óc đă mỏi
    Thấy toàn tơ nhện giăng trong mơ
    Quả nhiên điềm mộng báo ta hay
    Cái kiếp yêu thơ kiếp đọa đầy
    Mưa xám, nắng xanh đường bút vẽ
    Biển vàng, hoa trắng ở trong tay
    Đă nhiều lúc bút cùn toan gác
    Như mối t́nh thiêng gác từ đây
    T́nh thiêng gác được, thơ sao cắt…


    Bài thơ c̣n dài nhưng tôi không nhớ hết. Thập niên 1980-1990, Sài G̣n v́ kiếm sống, những kẻ tài hèn phải ra nghề kiếm ăn, có hai nghề dễ làm nhất là nghề ve chai (thu mua vàng bạc vụn) và nghề bán kẹo kéo. Người bán kẹo kéo phần nhiều là nữ, ăn mặc theo kiểu mô-đen chợ trời. Các em đẩy xe đạp trên để cái tủ kính trong có thỏi kẹo kéo, một máy cát-xét phát nhạc ầm ĩ. Quà rẻ, trẻ con bu lại mua. Tú Kếu ghi lại cảnh đó bằng thơ:

    Khá khen hai gái má hồng
    Tuổi xuân mơn mởn đă chồng hay chưa?
    Tuổi xanh nghị lực có thừa
    Đẩy xe kẹo kéo nhạc khua phố phường
    Người rằng thương, ta rằng thương
    Gót chân liệu chấm cổng trường bao lâu?
    Mẹ cha nay đă bạc đầu?
    Có chăng vất vả thân trâu, kiếp lừa?
    Hay là nặng nhọc sớm trưa
    Bảo nhau khuất bóng, bây giờ mồ côi?
    Này hai cô bé kia ơi
    Thoáng nghe tiếng nhạc, tim người nhói đau
    Đời này vàng lẫn với thau
    Tim vàng hăy giữ bền lâu với đời
    Nàng đi kéo kẹo cho người
    Tơ tằm ta kéo dâng lời thủy chung
    “.

    Những năm từ 1992 đến 1995, thời gian Tú Kếu c̣n tỉnh táo, anh làm khá nhiều thơ, những hoạt cảnh anh thấy sau khi ở tù về, trên những ngả đường thành phố cũ, từ nàng bán kẹo kéo, cô gái đứng đường đến người ăn mày tật nguyền, ông lăo ngẩn ngơ:

    Ông lăo bên đường đứng ngẩn ngơ
    Chờ xe qua hết để sang bờ
    Nhưng xe nườm nượp qua sao hết
    Măi tới chiều buông vẫn đứng chờ
    “.


    Mệt quá đi, suy nghĩ măi cũng chẳng ích chi, nh́n cảnh đời đổi thay càng thêm chán nản, Tú Kếu không thèm suy nghĩ nữa nhưng khi ấy đầu anh đă nhức rồi:
    Lẩn quẩn suy tư nhức cái đầu
    Cái đầu nghĩ măi lại càng đau
    Quanh co thế sự hồn tơi tả
    Ấm ớ dân sinh dạ nát nhàu…


    Trời xế chiều, tôi từ giă gia đ́nh Tú Kếu. Tú Kếu tỏ ra tỉnh táo, tiễn tôi ra đến cửa, chúc tôi thượng lộ b́nh an, nhưng anh vẫn không nhận ra tôi là ai. Về đến Sài G̣n tôi lùng t́m những bài thơ của Tú Kếu, tôi biết chỗ để t́m những bài thơ đó và tôi đă t́m được một số nhưng chưa được nhiều lắm. Nhất là tôi chưa t́m được tập thơ được tŕnh bầy rất đẹp qua computer Tú Kếu làm trong 12 năm tù đày. Tôi có được xem tập thơ này và tập thơ đă được gửi ra nước ngoài, không biết bây giờ ai giữ nó.
    Chị Phương đưa cho tôi bài thơ do chị chép tay:

    Người về môi hé, t́nh đau
    Ngực xuân cởi áo, mắt sầu hạ sang
    Trâm cài, lược giắt hồng nhan

    Thu về bóng nhỏ như say
    Dưới hiên hoài tưởng rụng đầy lá khô
    Dấu rêu phong vết bụi mờ

    Tàn mai, vàng cúc ủ ê
    Phượng yêu năm ngón tay che mặt trời
    …”

    Chắc bài thơ trên Tú Kếu làm khi vợ anh lên thăm anh ở trại tù. Một bài thơ khác do chính Tú Kếu viết tay cho tôi:

    Khi em lên thăm anh
    Nhớ cho anh kim chỉ
    Để anh vá lại t́nh người.
    Khi em lên thăm anh
    Nhớ cho anh kim đan
    Để anh vá lại t́nh thương
    Hăy nhắc anh bẩy mươi lần bẩy
    Để anh tha thứ cho đời.
    Khi em lên thăm anh
    Hăy nói với anh ngọt ngào
    Để anh quên đi cay đắng
    Để anh nhớ ḿnh c̣n nơi thở.
    Hăy đọc cho anh Thơ Nguyễn Du
    Để anh nhớ ḿnh c̣n quê hương.
    Khi em lên thăm anh
    Nhớ cho anh những bông hồng thật tươi
    Mà anh hằng khao khát
    Ôi những bông hồng tuyệt vời
    Bay ra từ môi em
    Để anh quên đi những lời cay đắng
    Để anh quên đi những khuôn mặt mùa đông
    Và để anh quên đi
    Xiềng xích cùm gông!

    [Hết trích bài của Nguyễn Thụy Long]

    Đầu năm 1989 tôi từ Chí Ḥa lên Z-30 A. Lê Hoàng Anh, một người trong tổ chức cùng với Tú Kếu, c̣n tù tại đây, nói với tôi:
    – Anh Tú Kếu về được một năm rồi. Thời anh ấy ở đây nhờ nhà có tiền, cho bọn quản giáo TiVi, đầu máy video, cung cấp phim, nên anh được bọn quản giáo nể lắm. Anh nên nhắn tin cho anh ấy lên thăm anh và nhờ anh ấy gửi gấm…
    C̣n đợi ǵ nữa. Năm 1989 t́nh trạng tù nhân sống trong trại Z-30 A rất thoải mái, bọn tù mới từ Chí Ḥa lên được cai tù cho viết thư thả dàn gửi về nhà báo cho người nhà biết ḿnh đă lên Z-30 A và để người nhà lên thăm nuôi. Tôi lập tức viết cho Tú Kếu năm bẩy lá thư:
    – Tú Kếu. Anh Sĩ và tao đang ở Z-30 A. Mày chỉ đường cho vợ con chúng tao lên thăm chúng tao, và mày lên gặp chúng tao, lo cho chúng tao đỡ khổ.

    Môt sáng Tú Kếu ngồi sau xe Honda do anh cháu chở, lên Z-30 A gặp anh Sĩ và tôi, phát cho hai chúng tôi mỗi mạng 10.000 tiền Hồ.
    Tôi gặp Tú Kếu lần cuối giữa năm 1993 khi tôi sửa soạn ra đi. Chúng tôi gặp nhau trong tiệc cưới con Thanh Thương Hoàng. Tiệc cưới ấy có hai anh Mặc Thu Lưu Đức Sinh, Như Phong Lê Văn Tiến, hai anh nay đă qua đời. Qua rồi thời đói rách thảm thê những năm 80, anh em tôi đi ăn cưới nay nhiều người bận com-lê vét-tông. Khách dự đông đến 500 người. Ăn xong anh em chúng tôi họp nhau ở ngoài sân nhà hàng chụp ảnh kỷ niệm. Tú Kếu tối ấy com-lê vét-tông đàng hoàng. Kếu ôm tôi, hun thắm thiết lên má tôi, tôi kêu lên:
    – Râu mày sắc, cứng quá, đâm dzô má tao nhột quá…

  5. #35
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489


    – Tao khó chịu v́ mấy tờ báo Việt ở bên này. Nó là những tập quảng cáo chứ không phải báo…
    – Đừng vội Táczăng nổi giận, ông bạn Hát Ô sang Mỹ chậm hơn người ta hai mươi mấy năm. Đừng đánh giá báo chí Việt ngữ ở Hoa Kỳ căn cứ trên những tờ báo mà ông gọi là những tập quảng cáo ở địa phang ông, ông sống gọn thon lỏn trong xó trời Mỹ này ông không thể thấy được toàn cảnh nền báo chí Việt ngữ lưu vong hải ngoại. Tôi không nói nó lớn, nó hay, tôi chỉ nói nó không tồi quá như ông mới sang ông tưởng. Đừng nói xa xôi đến những báo Việt ở Pháp, Đức, Úc, Canada, ngay báo Việt ở Cali thôi ông cũng không biết hết.
    Có đến Quận Cam, Cali – những thành phố Santa Ana, Midway, Westminster v.v… – ta mới thấy nhịp sống của dân Việt ở Mỹ. Tôi choáng ngợp v́ số lượng các tờ báo Việt ở Cali. Không những chỉ nhiều về lượng, nhiều tờ báo Việt ở Cali có phẩm chất rất được. Gần như tất cả những tờ báo Việt ở Cali, cũng như ở khắp nơi trên nước Mỹ, đều sống bằng quảng cáo; những nhà buôn lớn nhỏ Việt, những cơ sở cung cấp dịch vụ Việt, những bác sĩ, luật sư Việt là những người bỏ tiền nuôi sống báo Việt ở Mỹ; người ta có kiếm được người ta mới chịu – và mới có thể – chi tiền, đúng hơn là chia tiền, cho quảng cáo. Chỉ cần nh́n vào số lượng báo Việt lưu hành ở Cali ta sẽ thấy nhịp độ sinh hoạt của dân Việt ở Cali ra sao. Đây mới chỉ là t́nh h́nh dân Việt ở Quận Cam, chưa nói đến dân Việt ở San Jose, nơi đông người Việt thứ nh́ trên đất Hoa Kỳ, ở Houston, nơi đông người Việt thứ ba…
    Muốn biết t́nh trạng sinh hoạt và kinh tế của dân một địa phang ra sao, mạnh hay èo uột, ta có thể căn cứ trên những trang quảng cáo của những tờ báo trong địa phang đó. Loại h́nh quảng cáo trên báo thể hiện nhịp sống của dân địa phang rơ nhất, đúng nhất là “Rao Vặt”.

    Không biết làng báo Nam Kỳ ra sao, tôi thấy Rao Vặt xuất hiện trên báo ở Hà Nội khoảng năm 1945, cũng không biết ai khai sinh ra danh từ Rao Vặt, chắc nguyên căn từ tiếng Pháp. Năm 1960 nhật báo Ngôn Luận ở Sài G̣n là tờ báo có trang Rao Vặt đông đảo nhất. Đảo chính hạ bệ Tổng thống Ngô đ́nh Diệm tháng 11-1963, các nhật báo Sài G̣n c̣n nguyên si, không báo nào bị cái gọi là “Hội đồng quân nhân cách mạng lật đổ chế độ Ngô đ́nh Diệm gia đ́nh trị” động đến, trừ tờ nhật báo Cách Mạng Quốc Gia tự động phéc-mê bu-tích. Bốn tháng sau chỉnh lư, Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ bị Mỹ cho Nguyễn Khánh đưa đi chỗ khác chơi. Trong cuộc họp báo thứ nhất ở Bộ Tổng Tham Mưu do Tổng trưởng Văn hóa Đỗ Mậu chủ tọa, Đỗ Mậu đọc lệnh đóng cửa ba nhật báo Sài G̣n Mới, Ngôn Luận, Đồng Nai v́ tội “cộng tác và làm tay sai cho Nhà Ngô”.

    Khoảng sáu tháng sau ngày nhật báo Ngôn Luận bị cáp duồn, nhật báo Chính Luận ra đời. Toàn thể nhân viên ṭa soạn – trị sự Ngôn Luận, theo Thư kư Ṭa soạn Từ Chung, a-đi-ơ chủ nhiệm Hồ Anh thất sủng (ông này hồi đó không bị đi t́ ngày nào là may) mang hết nồi niêu, soong chảo, luôn cả chổi cùn, giế rách của ṭa soạn Ngôn Luận sang đầu quân cho Chính Luận, chủ nhiệm Đặng Văn Sung, nhân vật đang lên của cái gọi là Đệ Nhị Cộng Ḥa. Trang Rao Vặt của Ngôn Luận trở thành trang Rao Vặt Chính Luận. Với Chính Luận, chủ yếu nhờ Mỹ đổ quân, đổ của, đổ đồ vào Sài G̣n, nền quảng cáo Rao Vặt của làng báo Sài G̣n lên đến đỉnh cao nhất.
    V́ địa bàn không rộng lắm, Sài G̣n chỉ có nhật báo Ngôn Luận trước 1964, và Chính Luận từ 1964 đến 1975, có trang Rao Vặt đúng là Rao Vặt. Cần bán nhà, bán xe, cho mướn nhà, cần người làm, cần việc làm v.v.. người Sài G̣n đăng Rao Vặt ở báo Chính Luận, cần mua nhà, mua xe, mướn nhà… người ta đọc Rao Vặt Chính Luận; chỉ cần đăng và đọc Rao Vặt trên tờ Chính Luận là đủ, người ta không cần đăng, cần đọc Rao Vặt ở báo nào khác. V́ vậy khi cần đăng Rao Vặt là người Sài G̣n đến Chính Luận, cũng v́ vậy ở Sài G̣n chỉ có tờ Chính Luận có trang Rao Vặt đúng là Rao Vặt.
    Độc giả ít để ư đến những quảng cáo lớn nhưng lại hay đọc Rao Vặt, dù không cần mua nhà mua xe người ta cũng đọc chơi những Rao Vặt bán nhà, bán xe, xem giá nhà, giá xe là bao nhiêu, Rao Vặt v́ vậy là loại quảng cáo có người đọc, những tin Rao Vặt thay đổi luôn, mỗi ngày báo đều có Rao Vặt mới, tin Rao Vặt không chết cứng cả tháng như những quảng cáo thuốc tây, thuốc tầu, người đăng Rao Vặt trả tiền liền tù t́. Những nhật báo Sài G̣n cùng thời rất muốn có trang Rao Vặt như Chính Luận mà không sao gây được. Ba mươi năm sau thời đại Rao Vặt Ngôn Luận – Chính Luận Sài G̣n, hiện nay dường như làng báo Việt ở Quận Cam, Cali cũng có t́nh trạng ấy: chỉ có một nhật báo có trang Rao Vặt đáng gọi là Rao Vặt.
    Nhà dư pḥng cho độc thân share, sạch sẽ, yên tĩnh…” – “Hớt tóc $5 người lớn, trẻ em…” – “Mua xe cũ mới, chạy được hay không, giá cao…” – “Đi xa cần bán Toyota 4-Runner 1996…” – “Đưa đón, xe mới, an toàn xa lộ, phi trường, quốc tịch. tuyên thệ $30, Casino $20…” – “Chuyên sửa TiVi tại nhà, định giá miễn phí…” – “Lắp ráp computer, sửa máy tại nhà, giá đồng hương…
    Muốn biết đời sống tinh thần của người Việt ở địa phang ra sao, ta có thể đọc trang Rao Vặt của tờ báo trong địa phang đó:
    * Bói bài, tướng số, chỉ tay, công danh, sự nghiệp, gia đạo, t́nh duyên..Bảo đảm đúng 100%…
    * Trị bịnh, trừ tà, bắt ma, giải bùa, phá ngải, mở thư ếm, gọi vợ hay chồng bỏ đi trở về xum hop, giúp mua may, bán đắt…
    * Sức khỏe là vàng. Cạo gió, giác hơi, xoa bóp. Chuyên trị cảm, cúm, đau nhức, té trật, bong gân, sưng bầm…
    * Giáo sư chiêm tinh gia xin sâm, bàn sâm, tử vi, tướng số, bấm độn, bói bài, soi căn…

    Xin nhắc trên đây là mấy lời Rao Vặt trong một tờ báo Việt ngữ ở Cali, Hoa Kỳ, năm 2001. Những Rao Vặt trên cho ta thấy người Việt ly hương sang sống nhờ xứ người cả ba mươi năm vẫn chưa bị mất gốc, vẫn c̣n giữ những cái gọi là “truyền thống, tập tục dân tộc”, và như vậy là người Việt lưu vong ở Cali vẫn có người bị ma ám (ngôn ngữ Bắc kỳ trước 1945 là “ma làm”), vẫn phóng tay dùng âm binh quấy phá nhau, vẫn dùng bùa ếm, thư phù hại nhau? Người Việt Cali vẫn có người có thể cấy vài chục cây đinh năm phân, miếng da trâu c̣n nguyên lông lá, nắm tóc rối vào bụng người khác? Vẫn có những vị thầy bà có quyền phép làm cho những em ba bó, bốn bó lăng mạn, nứng ḷng – những em TeTeCaHát thấy cuộc xuân th́ của ḿnh sắp phi-ní đến nơi – bỏ chồng già, cuốn nữ trang hột xoàn đi theo t́nh nhân trẻ, đẹp trai, bị lâm vào thảm cảnh sống không sống nổi, chết không chết cho, phải ngất ngư bỏ cuộc, nước mắt dài hơn người, hối hận, trở về qú dưới gối ông chồng tuy hơi già nhưng yêu thương ḿnh cực kỳ, đại lượng, đạo đức, sẵn ḷng tha thứ, mở rộng ṿng tay chiêu hồi, cho đoàn tụ gia đ́nh, làm cho những anh thuyền trưởng vô lương tâm bỏ tầu theo nữ hải tặc lâm vào thảm cảnh ăn không ăn được, ngủ không ngủ được, ở bên mông nữ hải tặc mà ruột như bị lửa đốt, như ngồi trên chảo rang, ôm nữ hải tặc mà tưởng như ôm cuộn dây thép gai concertina Mỹ viện trợ, nhắm mắt là thấy vợ hiền vẫy gọi trở về… Ly kỳ quá ta! Ai dám bảo những chuyện lạ lùng không thể nghĩ bàn ấy là không có. Chắc phải có những chuyện “khoa học huyền bí” ấy trong cộng đồng người Việt ở Cali năm 2001 chứ. Không có thầy bà lấy tiền đâu mà chi cho quảng cáo!

    Rao Vặt Cali 2001, chắc Rao Vặt Việt ở bất cứ đâu trên hải ngoại cũng vậy, không có loại tin Rao Vặt Luật Giang Hồ như Rao Vặt Chính Luận Sài G̣n “tiền 1975”:
    Toyota Corolla mầu trắng, đời… bảng số… mất lúc 6 giờ tối…, góc Tú Xương – Trương Minh Giảng. Xin chuộc theo luật giang hồ, cam đoan không làm khó dễ. Liên lạc…
    Luật Giang Hồ xuất hiện trên báo chí Sài G̣n từ 1965 đến 1975: xe ô tô của A đậu đó, B lấy trộm được, A không nhờ cảnh sát t́m xe mà A phải, và sẵn sàng nộp tiền cho B để lấy lại xe. Đó là Luật Giang Hồ của quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa. Không biết có quốc gia nào khác trên thế giới này có cái gọi là Luật Giang Hồ quái dị như vậy không? Luật Giang Hồ là một sỉ nhục cho những nguời cầm quyền trong quốc gia đó, là một nhục nhă chung cho dân cả nước, nhục nhă riêng cho những người được nhân dân nuôi ăn để giữ ǵn pháp luật: những thẩm phán, những cảnh sát viên. Ở thủ đô Sài G̣n những năm 65-75 Luật Giang Hồ xuất hiện công khai mỗi ngày trên trang Rao Vặt báo Chính Luận; người ta chấp nhận cái luật khốn nạn đó, lâu rồi người ta cho đó là chuyện thường, hợp lư, công bằng: xe ḿnh để đó, khóa hẳn hoi, nó mở cửa lấy trộm, bị bắt nó đi tù, nó lấy được ḿnh phải nộp tiền cho nó để nó trả xe.

    Năm 1966, 1967 – trước Tết Mậu Thân – là những năm nhật báo Sống của anh Chu Tử bán chạy nhất. Báo Sống năm 1967 có Kha Trấn Ác (bút hiệu của anh Chu Tử) viết Ao Thả Vịt, anh Nguyễn Mạnh Côn viết “Tuyên Ngôn của T́nh Yêu và Ánh Sáng”, một thứ phóng bút viết về mọi vấn đề, Tú Kếu giữ mục Thơ Đen, Anh Hợp viết tiểu thuyết “Cơi Chết”, Nguyễn Thụy Long viết “Loan Mắt Nhung”, “Kinh Nước Đen”, Hoàng Ly viết “Giặc Cái”, Bùi Giáng viết một tiểu thuyết vơ hiệp tôi không nhớ tên, và tôi viết truyện “Người Yêu, Người Giết”.
    Chủ báo Sống Chu Tử chi tiền anh em ṭa soạn rất hậu. Không phải kư giả, văn sĩ nào trở thành chủ báo cũng rộng răi về tiền bạc với anh em, nhiều văn sĩ, kư giả khi làm chủ báo c̣n bóc lột anh em đồng nghiệp tàn tệ hơn những chủ báo ngoài nghề. Và anh Chu Tử c̣n một cái hay nữa là khi đă nhờ anh em nào viết tiểu thuyết, anh không bao giờ có ư kiến về tiểu thuyết ấy. Ư kiến tôi nói đây là chê, trách, đề nghị sửa hay chấm dứt, đổi truyện khác, dù anh có quyền v́ đó là tiểu thuyết đăng trên báo của anh, dù anh nghe anh em hay độc giả nói truyện kỳ quá, dở quá. Thời ấy anh em chúng tôi thường đọc tiểu thuyết vơ hiệp của anh Bùi Giáng đăng trên báo Sống để cười với nhau, anh Bùi Giáng viết phơi-ơ-tông mà người đọc không ai hiểu anh viết ǵ cả, anh cho nhân vật, nhất là nhân vật nữ, trong truyện của anh, luôn miệng nói hai chữ “liên tồn, tồn liên”. Như:
    “Nàng thu bảo kiếm, chắp hai tay, hé miệng anh đào, nói:
    “- Đa tạ đại hiệp đă có dạ liên tồn”..
    Hoặc:
    “- Ơn tồn liên ấy tại hạ không bao giờ dám quên”.
    Hay:
    “Chàng nhớ măi nụ cười liên tồn của nàng”…
    Anh em chúng tôi gọi tiểu thuyết của anh Bùi Giáng là “Truyện Liên Tồn”. Anh Chu Tử cười khi nghe chúng tôi bàn tếu về chuyện tồn liên của anh Bùi Giáng – “Mèn ơi… Hôm nay ông ấy cho ba, bốn cái liên tồn này…”, “Ma đầu, đại hiệp trong truyện ông Bùi Giáng anh nào cũng liên tồn hết!” – nhưng anh cứ để cho anh Bùi Giáng muốn viết ǵ th́ viết.
    Chủ nhiệm Nhật báo Sống tất nhiên cũng rất muốn báo ḿnh có trang Rao Vặt như báo Chính Luận, nhưng anh không sao có được, Rao Vặt của Sống chỉ èo uột không đầy nửa trang, mà đa phần lại không đúng là Rao Vặt. Cho đến một ngày chúng tôi thấy xuất hiện trong mục Rao Vặt của Sống một mẩu nhắn tin khá đặc biệt mà chúng tôi gọi là tin “Tư Con Em”.
    Thời gian vỗ cánh bay như quạ… 1967-2001… Mèn ơi… Tưởng mới như hôm qua ngồi đấu láo với Nguyễn Thụy Long, Tú Kếu, Duyên Anh, Anh Quân ở xe cà-phê, nước ngọt trên vỉa hè đường Gia Long, trước cửa nhà in Tường Vân, nơi đặt ṭa soạn nhật báo Sống; vậy mà thời gian qua đă ba mươi niên. Tôi vận dụng bộ nhớ để nhớ lại chuyện “Tư Con Em” ba mươi năm trước. Tin ấy mở đầu bằng tên gọi: “Tư Con Em“.
    Lời nhắn đại khái:
    Nửa tháng không thấy nhau, ra vào thấy gối giường, quần áo, rơi lệ,TRẤU CẮN, BUỒN chịu vậy, biết nói cùng ai. TƠ DUYÊN sao đứt. Em đừng tin lời NGƯỜI TA. HAI hay BA cũng xấu. Rắn HỔ MANG. Miệng lằn, lưỡi mối. Em hết giận hờn không lâu. HIỂU LẦM. THƯƠNG QUÍ nhau hơn. Chồng Em mong Em về. Thương Em“.

    Tôi là tên để ư đến lời nhắn tin “Tư Con Em” nhất trong số anh em chúng tôi thời ấy viết cho báo Sống. Lúc đầu tôi thấy tin đó không có ǵ lạ, một anh nào đó bị vợ bỏ nhà ra đi đăng báo nhắn vợ trở về. Thường th́ loại tin này chỉ được đăng trong năm, bẩy ngày là ngừng, nhưng tin nhắn Tư Con Em được đăng dài dài trên báo Sống, ba bốn ngày lại thay một tin mới. Lời nhắn tối om, vô duyên, ngang phè, như người viết bất cần ai hiểu, nhiều chữ viết hoa không có ư nghĩa ǵ cả. Đọc lời nhắn tôi tưởng tượng người nhắn (anh chồng Tư Con) là một anh đàn ông Bắc kỳ ri cư trạc ba mươi nhăm, bốn mươi tuổi, anh con nhà giầu xứ quê (Nam kỳ là miệt vườn, sông Tiền, sông Hậu), có thể anh là con một ông Chánh Tổng vùng Thái B́nh, Thái Lọ, Hà Đông bên hông Hà Nội, Hải Pḥng, Hải Dương, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang nào đó…

    . . .

  6. #36
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Tiếp phần 19
    . . .

    Đến đây tôi viết linh tinh một chút, linh tinh nhưng vẫn không ra ngoài đề, bạn ta chịu khó đọc sẽ thấy: Anh chồng Tư Con là con nhà Chánh tổng Bắc kỳ nhưng anh không được văn minh như Thuyền Trưởng Hai Tầu của chúng tôi. Thuyền Trưởng Hai Tầu thân thương, tài hoa kiêm đào hoa của chúng tôi cũng là con Cụ Chánh tổng nhưng Thuyền Trưởng có học, có hành, Thuyền Trưởng nhập ngũ, Thuyền Trưởng lột xác, vứt bỏ ḍng dơi phú nông địa chủ kiêm tổng lư kỳ mục kỳ nát, trở thành sĩ quan kiêm văn sĩ đa t́nh, vừa phục vụ trong quân ngũ vừa viết tiểu thuyết trữ t́nh diễn tả những cuộc t́nh thơ mộng của các cô nữ sinh đa t́nh từ thưở chưa dậy th́, bỏ học, bỏ nhà, theo trai, đi làm nữ ca sĩ, làm gái nhẩy, mấy ông gọi là ca ve, hoặc chuyện tiểu thư ái nữ Đại tá Cục Trưởng, đẹp, đa t́nh, yêu ra rít anh Hạ sĩ (tức Chú Cai) chá xế (tức lái xe) cho ông Đại tá, tiểu thư nguây nguẩy không chịu lấy những ông Đại úy, Thiếu tá Trưởng Pḥng hay Tùy Viên Quân Sự ở những ṭa đại sứ Việt bên Âu Mỹ mà lại nằng nặc đ̣i làm vợ chú Hạ sĩ, không được làm vợ chú Cai chá xế nàng quyết tâm đi một đường thuốc chuột. Cũng xuất thân từ thành phần con nhà tổng lư nhưng Thuyền Trưởng của chúng tôi th́ bảnh như thế c̣n anh chồng Tư Con th́ vẫn giữ nguyên bản chất con nhà Chánh tổng, sống nhờ tiền của bố, không nghệ nghiệp, không một xu tài cán, thuộc loại văn dốt, vũ rát. Anh được gia đ́nh cưới cho em Tư Con. Tôi tưởng tượng Tư Con là một em gái Bắc kỳ nửa quê, nửa tỉnh, em có nhan sắc, mặt trái soan, mắt sáng, tóc dài, chân mày hơi đậm – đậm chứ không rậm – mũi dọc dừa, răng trắng, người gọn ghẽ, cân đối, tầm thước – cao khoảng oong mét xanh-căng tuưt, oong mét soát-xăng – vú sừng ḅ, nở nhưng không to lắm, không sợ xệ, bụng thon, mông tṛn, chân dài. Tất nhiên là em đa t́nh và em không yêu anh chồng con nhà địa chủ xứ quê dở hơi, cám hấp, đă vô tài bất tướng lại gàn gàn, dở dở. Nếu cứ sống ở vùng quê Bắc Việt em sẽ suốt một đời sống tẻ nhạt dưới bóng anh chồng không xứng đáng được làm chồng em, em sẽ không dám làm ǵ cả, nhưng ri cư vào Sài G̣n em có cơ hội vùng lên đ̣i quyền sướng, tức quyền sống sung sướng, không cần phải sang đến đất Mỹ em mới bỏ chồng, em bỏ chồng ngay năm 1967 ở giữa thủ đô Sàigon yêu dấu ngàn năm đă mất… Em bỏ em đi, anh chồng em đăng nhắn tin chiêu hồi em trên nhật báo Sống, hắn liên tiếp và dai dẳng gọi tên em: “Tư Con Em“:
    Mấy tháng mất hồn, đau khổ chiền miên, biết sẽ ĐOÀN TỤ nên cắn chặt răng sống. CHẮC CHẮN. Không thể bỏ nhau. CHỒNG EM. T̀NH NGHĨA là quí báu. Ai quí EM bằng ANH. Mặc người nói cười. VỢ CHỒNG ḿnh thương nhau, lấp mồm ai. Không ai TỬ TẾ. Bác Cả Nhiêu Hố Nai hỏi thăm em. Em mau về. ĐỢI CHỜ chi nữa. Chồng Em“.

    Đại khái anh chồng Tư Con cứ đăng nhắn tin như thế trong mục Rao Vặt báo Sống, ba bốn ngày thay một bản tin, dài dài đến bốn, năm tháng. Tôi chắc vợ chồng Tư Con không có con với nhau, Tư Con chưa thai nghén, chưa đẻ đái lần nào, v́ không thấy anh chồng nàng tả oán câu nào về chuyện “con em nó nhớ em, nó khóc cả đêm, em dźa ví con, em ơi, thảm lắm v.v…”. Không thấy Tư Con trả lời mà cũng không thấy anh chồng Tư Con để lộ có sự tiến triển nào trong việc anh chiêu hồi Tư Con. Mỗi lần đến ṭa soạn Sống đưa bài, lấy tờ báo qua ngồi đọc ở xe cà-phê bên kia đường, tôi thường hỏi các bạn:
    – Tư Con Em có ǵ mới không?

    Có hôm tôi nghe nói anh Chu Tử vừa bị An Ninh Quân Đội hỏi thăm về chuyện Tư Con. Số là báo Sống đăng bản nhắn tin: “Tư Con Em”:
    Cần gặp em thanh toán mấy việc. Công nợ phải trả. Đừng để MANG TIẾNG. Hăy xứng đáng con nhà GIA GIÁO, LƯƠNG THIỆN. TRỐN TRÁNH không đi đến đâu. Hẹn gặp Thứ Bẩy này ở nhà bác Tư Cao, ấp Trung Mỹ Tây. Đừng sai hẹn. Nhớ đem Sổ Gia Đ́nh trả cho người ta. Chồng Em“.
    Năm ấy là năm trước Tết Mậu Thân, Việt Cộng hay đánh ḿn những bin-đinh Mỹ. Vài ngày sau ngày báo Sống đăng tin anh chồng Tư Con hẹn gặp Tư Con ở ấp Trung Mỹ Tây, một bin-đinh Mỹ ở Sài G̣n bị đánh bom, An Ninh Quân Đội nghi bản nhắn tin Tư Con Em trên báo Sống là tin của đặc công VC nhắn nhau đi đánh bom bin-đinh Mỹ nên hỏi Chủ nhiệm Sống.
    Ngày tháng qua đi, một sáng ở xe cà phê trước ṭa soạn Sống, trên báo Sống tôi đọc thấy:
    Trả lời: Đừng đăng báo vô ích. Tôi không bao giờ trở về. Tôi trả hết nợ rồi. Sổ gia đ́nh để ở nhà bác Cả Bi. Định mệnh đă an bài. Vĩnh biệt. TƯ CON“.
    Tôi kêu lên với Nguyễn Thụy Long:
    – Ê… Tư Con trả lời này… Nhất định không về… Cắt đứt luôn..Định mệnh đă an bài. Vĩnh biệt!
    Và thế là hết. Thư trả lời ngắn gọn của Tư Con chấm dứt cuộc t́nh Rao Vặt “Tư Con Em” trên báo Sống. Từ đó anh chồng Tư Con ngưng không nhắn tin cà kê dê ngỗng nữa. Anh im luôn. Đúng là vĩnh viễn. Tôi nhớ măi chuyện Tư Con, tôi cảm khái v́ cuộc t́nh Tư Con Em. Tôi dùng câu “Định mệnh đă an bài” làm tên một truyện phóng tác của tôi.

    Liêu lạc bi tiền sự… Nhân thấy trang Rao Vặt của một nhật báo Việt ở Cali tôi hồi tưởng chuyện xưa, t́nh cũ, t́nh của người ta mà tôi cảm động như t́nh của tôi vậy. Tôi vẫn cảm khái v́ chuyện anh chồng Tư Con viết cả mấy chục cái nhắn tin, kể lể đầu cua, tai nheo đủ thứ chuyện, nêu đủ thứ lư do để kêu gọi Tư Con trở về, Tư Con chỉ trả lời có ba câu ngắn gọn là xong. Dứt khoát. Tuyệt t́nh! Như lưỡi đại đao hạ xuống cần cổ người tử tù! Định mệnh đă an bài. Vĩnh biệt! Trước sau, trọn cuộc t́nh Rao Vặt ḷng tḥng, nàng chỉ trả lời có một nhắn tin, một lần rồi thôi. Sao Em dứt t́nh hay quá, Tư Con Em!
    Đang thời Tư Con Em tôi đinh ninh đó là chuyện thật, có em Tư Con bỏ chồng thật, chồng em nhắn tin em trên báo Sống thật. Sau đó nghĩ lại tôi théc méc không biết đó là chuyện thật hay do anh Chu Tử bịa ra cho đăng để câu khách cho mục Rao Vặt quá èo uột, khô khan của báo anh. Có thể là chuyện thật mà cũng có thể lời nhắn do anh Chu Tử viết. Thời ấy tôi hỏi cho biết dễ thôi, nếu anh Chu Tử không chịu nói, anh có thể trả lời nửa úp, nửa mở: “Thật hay bịa mà anh cũng không biết à…?”. Tôi có thể hỏi C̣ Thi (C̣ Thi là ông c̣-rếch-tưa sửa chữ báo Sống): “Này ông..Nhắn tin Tư Con Em do độc giả đưa đến hay do ông Chu Tử viết?” là tôi biết ngay. Nhưng tôi đă không hỏi. Tôi không muốn nghe chuyện Tư Con Em là chuyện bịa, tôi muốn tin trên cơi đời này thật có Em Tư Con Định Mệnh Đă An Bài…

    Các anh tôi vừa kể trên đây: Chu Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Bùi Giáng, Hoàng Ly, Anh Hợp, C̣ Thi, Duyên Anh, Anh Quân nay đều đă không c̣n.
    Quảng cáo Rao Vặt Chính Luận Sài G̣n c̣n có hai mục đặc biệt là quảng cáo “Thuốc Mọc Râu Cam Đoan Bôi Đâu Mọc Đấy” và quảng cáo “Máy Bơm Chim”, hai thứ đặc phẩm độc đáo thời đại ấy đều do nhân vật Hiền Lương (nhạc sĩ Hiền Lương) nhập cảng. Nghe nói hiện nay ông Hiền Lương là ông đạo trụ tŕ một cái am bên Quận Tám và kép cải lương Kim Tử Long nổi tiếng số một hiện nay ở Thành Hồ là con của ông. Rao Vặt báo Việt Cali hiện nay không thấy có quảng cáo Thần Dược Bôi Đâu Mọc Râu Ở Đấy, có lẽ v́ bi giờ người Việt ở Mỹ không coi là quan trọng việc có hay không nữa, có cũng không hơn ǵ mà không có cũng không hại ǵ.

    Trở lại chuyện Rao Vặt Báo Việt Cali 2001, tôi trích mấy tin Rao Vặt này bạn ta đọc chơi đỡ buồn:
    Sau giờ làm việc mệt mỏi muốn xoa bóp cho khỏe xin gọi em…sẽ thấy yêu đời…” – “Massage. Young pretty girl $40/hour, speak Chinese, Mandarin…” – “Nhiều thiếu nữ trẻ đẹp, xoa bóp thoải mái, tiếp đăi nồng hậu…” – “Massage. Có nhiều thiếu nữ làm massage body to body one on one. Call anytime…
    Ngay bên cạnh những mục thoải mái, yêu đời trên đây, thấy đăng:
    Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát…
    Quí ông kư giả ṭa soạn của tờ báo thực là có ḷng ưu ái với độc giả, ân cần, quí hóa vậy thay, ư tứ quá đi mất!

    Rao Vặt Báo Việt Cali 2001 đông đảo nhất là những Rao Vặt Nail. Con Hồng, cháu Lạc bỏ nước lưu vong nhiều người sống bằng nghề sơn sửa móng tay móng chân cho ngoại nhân. Báo Mỹ loan tin: người Đại Hàn ở Mỹ thành công với nghề Clean (giặt ủi quần áo) người Việt Nam thành công lớn với nghề Nail – Neo, làm móng tay. Tôi rị mọ đếm mục Nail trong trang Rao Vặt của tờ báo Việt Cali tôi có trên tay, báo này có 6 trang Rao Vặt hằm bà lằng đủ thứ, riêng trang Rao Vặt về Nail có 260 tin. Đây chỉ mới tính những Rao Vặt Cần Thợ Nail, chưa kể những Rao Vặt Bán Tiệm Nail ở khắp nơi trên đất Mỹ:
    Cần thợ Nail gấp, tiệm đông khách, walk in, bao lương $400-$500/week hay ăn chia…” – “Cần thợ Nail nữ bột hay nước có chút kinh nghiệm, tiệm vùng Mỹ trắng. Bao lương $60/ 1 day…” – “Tiệm Nails đông khách vùng Mỹ trắng. Cần thợ nữ làm bột kinh nghiệm full time và thợ tay chân nước part time lương $400-$500/week. Đi chung xe với chủ…” – “Cần gấp thợ Nail kinh nghiệm có bằng Arizona bao lương $3000/tháng. Nếu hơn chia 6/4…
    Sơn sửa móng tay, móng chân cho Mỹ mà lương 3000 đô Mỹ – Ba ngàn U Ét Đô-lơ – một tháng! Hơn 40 triệu đồng tiền Hồ! Cứ cho là 2.000 một tháng đi, các em thợ Nail Việt kiếm được nhiều tiền hơn các em thư kư Việt không có biệt nghệ chuyên môn. Không chỉ ở Cali mới có t́nh trạng cần nhiều thợ Nail, trên gần như tất cả những báo Việt ngữ trên khắp nước Mỹ báo nào cũng đầy những lời đăng cần thợ Nail. Không chỉ cần suông mà là cần gấp. Chủ Nail nào cũng hứa hẹn lương cao: 500 đô một tuần là thấp nhất, lại c̣n tip hậu, có chỗ ăn ở đàng hoàng, đi mần chung xế với chủ v.v… Nghề Nail có cái hay là không chỉ phụ nữ mới làm được, thanh niên, đàn ông trung niên bốn bó, năm bó cũng làm được thợ nail thoải mái, thợ nam làm khéo không thua ǵ thợ nữ (nghe nói nhiều khi thợ nail nam lại được các bà Mỹ sồn sồn chiếu cố, thương hại, chi tip nhiều hơn chi cho thợ nail nữ), làm nail nhàn hạ, không phải dùng đến sức lực, không phải đi sớm, về khuya dăi dầu sương tuyết; làm nail ai khéo tay là có khách, có tiền, làm nhiêu hưởng nhiêu, không sợ bị ghen tị, chà đạp, trù dập, tranh khách (khách thường chọn thợ quen, làm đúng ư ḿnh), không sợ bị lay-off, không sợ vắng khách. Phụ nữ Mỹ nghiện làm móng tay, móng chân, nhiều đàn ông Mỹ cũng vậy, đúng ngày không đến tiệm làm móng tay họ bứt rứt chịu không nổi.

    . . .

  7. #37
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489



    Trích “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”:
    Chỉ huy trưởng rút từ trong ngăn kéo ra một xấp báo lá cải của bọn phản động lưu vong in ở nước ngoài để trên bàn.
    – Anh Tư đă xem mấy thứ này chưa?
    – Dạ có. Tôi vẫn nhận được thường xuyên nhưng… Tư Tuân định hỏi “có ǵ mới”, nhưng anh thấy câu hỏi ấy thừa, bởi v́ chỉ huy trưởng đă mời ở lại phải có “vấn đề cần trao đổi”. V́ vậy anh bỏ lững câu nói, nh́n đồng chí cấp trên của ḿnh chờ đợi.
    – Tôi biết. Mấy thứ giấy lộn này có đáng ǵ, nhưng nó là khói của một đám lửa cần dập tắt. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là phải chú ư đến nó…

    Một đoạn trích từ những trang 74-75 của truyện “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”. Hai anh Cớm Cộng Thành Hồ Minh Kiên – Nam Thi đồng tác giả. “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” gọi những tờ báo của “bọn phản động lưu vong in ở nước ngoài” là “xấp lá cải”. Nhưng nếu hai anh bị người nào đó hỏi “Tại sao lại gọi là báo lá cải?” chắc chắn hai anh trả lời không thông. V́ mặc cảm răng đen, mă tấu lớ ngớ trước bọn “ngụy dân Sài G̣n”, tên nào cũng học thức hơn ḿnh, mấy anh Cán Cộng thường gồng ḿnh tỏ ra hiểu biết một cách hết sức ngô nghê. Chuyện này chẳng có ǵ đáng phải théc méc. Đời nào và ở đâu cũng vậy, những anh “xấu hay khoe tốt, dốt hay nói chữ”. Đặc biệt là trong những bài viết của mấy anh Việt Cộng, người ta thường thấy tự dưng mấy ảnh tương vào vài câu tiếng Pháp, tiếng Anh không cần thiết và không giống ai.
    Những năm 82, 83 đen hơn mơm chó mực ở Thành Hồ tôi thường t́m trong tờ tuần báo Công An Thành Hồ những tin tức có thể khai thác thành bài báo gửi ra nước ngoài, tất nhiên những tin tôi khai thác đều là những tin bất lợi cho Cộng sản, những tin nói lên đời sống cơ cực của người dân cùng sự bất lực cộng với sự thối nát, ngu ngốc của bọn Bắc Việt Cộng chiếm đóng miền Nam. Có lần tôi t́nh cờ nh́n thấy mấy chữ tiếng Anh in nghiêng một cách trịnh trọng trong phần truyện dài đăng từng kỳ “Lệnh Truy Nă” của Huỳnh Bá Thành – tức Họa sĩ Ớt báo Điện Tín, Chủ nhiệm là Thượng Nghị sĩ Hồng Sơn Đông. “Lệnh Truy Nă”, tức “Lệnh Bắt Người” đăng trong tờ Công An Thành Hồ:
    Đại úy Trường Sơn, cớm ViXi được Huỳnh Bá Thành diễn tả như một nhân vật công an Việt Cộng hào hoa phong nhă – anh Đại úy này chính là hóa thân của Cớm Huỳnh Bá Thành tức Ba Trung – khi thẩm vấn một can phạm, Đại úy CAVC Trường Sơn ra lệnh:
    – Cho tôi biết tên anh…
    Can phạm trả lời (…)
    Cớm lắc đầu:
    – Không… Cho tôi biết full name của anh kia…


    Bố khỉ. Có khỉ th́ cũng khỉ vừa thôi, để cho người khác người ta khỉ mí chứ. Hai anh Mít đặc ở giữa ḷng thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng giả, hơn nữa c̣n ở giữa pḥng thẩm vấn của bọn công an Việt Cộng, bọn nổi tiếng về mục bắt người dễ dàng, giam người thật lâu, bỏ quên người trong tù là chuyện thường ngày, đang tự nhiên phang nhau hai tiếng “full name”. Cớm Ba Trung học lóm được ở đâu hai tiếng “full name” lập tức đem ra xài trong tiểu thuyết để chứng tỏ ḿnh cũng biết tiếng Mẽo như ai.
    Nhân nói đến chuyện Cớm ViXi ham xài tiếng nước ngoài quê mấy cục, xin kể một chuyện nhỏ về chuyện vợ chồng tên Năm Tốt ở Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu, cửa vào thế giới tù đầy của những công dân Thành Hồ.
    Năm Tốt, dân miền Nam, tập kết ra Bắc năm 1954, thuở thiếu thời từng theo học Đại học Chăn Trâu với Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, ở dưới đàn anh Nguyễn Văn Linh vài lớp. Ra Bắc, cũng như đa số thanh niên Nam bộ chưa có vợ hay có vợ mà bỏ lại trong Nam, Năm Tốt lấy một chị vợ Bắc Kỳ chính cống Bà Lang Trọc. Vợ Năm Tốt có cái tên giả khá đẹp là Thị Loan. Thị người mập mạp, đặc biệt mặt thị ngắn và gẫy trông như mặt loài chó Fox. Những năm 1984, 1985 khi những tu sĩ nhóm Già Lam Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Ni cô Thích Trí Hải, Thượng tọa Thích Đức Nhuận cùng bọn tám người bị gọi là “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” đang ăn cơm tháng dài hạn ở Đại học xá số 4 Phan Đang Lưu, Năm Tốt là Trưởng Trại, tức Quản Đốc Nhà Tù.
    Những năm ấy – 1984, 1985 – Năm Tốt trạc Năm Bó Gẫy tuổi đời, Thị Loan Năm Bó Chẵn. Thị Loan không phải là nhân viên Trại nhưng Thị tranh chức nhận thuốc và phát thuốc cho tù. Năm Tốt trao trách nhiệm nhận, phát thuốc cho vợ để Thị ăn chặn thuốc của tù. Việc nhận phát thuốc cho tù là công việc béo bở, ra tiền nhiều và dễ dàng nhất trong nhà tù. Bọn Công an dưới quyền Năm Tốt cay cú nhưng v́ sợ Năm Tốt nên chỉ lèm bèm chửi Thị Loan những lúc chúng ngồi riêng với nhau.

    Sáng tinh sương ngày 2 tháng 5 năm 1984 tôi thiểu năo theo bọn công an đi vào hành lang khu C 1 Số 4 Phan Đăng Lưu, ông bạn cao niên của tôi là ông Vương Văn Bách (Luật sư) đă nằm ngâm thơ Trần Văn Hương được sáu tháng trong xà lim số 11 khu này. Tôi được đưa vào xà lim số 10. Nửa năm sau anh Bách và tôi đoàn tụ với nhau trong pḥng giam tập thể số 6 cùng khu C 1. Anh với tôi ăn chung, nằm cạnh nhau cho đến ngày chúng tôi lên xe sang Thánh Thất Chí Ḥa. Có lần tôi nghe anh kể:
    – Thằng Năm Tốt sợ vợ thấy mẹ đi. Đàn bà Bắc kỳ loại con mụ Thị Loan đanh đá hạ cấp lắm. Trông cái mặt nó là biết nó nặc nô rồi. Năm Tốt hung hăng con bọ xít ở đâu chứ trước mặt Thị Loan là im re. Các cậu có biết con mụ Loan nó nói với thằng chồng nó ra sao không? Nó nói: “…Nè anh Năm à, anh chơi con đàn bà nào nó hai l… bốn vú th́ anh hăy chơi, c̣n con nào nó chỉ có một l… hai vú th́ anh đừng chơi. Tôi đây cũng có…”
    Ông bạn cao niên của tôi học Albert Sarraut, từng than thời trẻ ông không học trường Việt nên khi chúng tôi nói với nhau những điển tích trong những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Độc Bản: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”, “Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”, “Không nơi nào đẹp bằng quê hương”, “Xuân đi học coi người hớn hở” v.v…, ông không biết ǵ để tham dự. Hai lần ông du học Pháp Quốc về ngành Luật. Vậy mà ông kể chuyện mụ vợ Năm Tốt nẹt chồng trơn tru, lưu loát và hết sức có duyên. Nằm bên ông, tôi théc méc:
    – Con vợ Năm Tốt nó chửi thằng chồng nó ở nhà nó, ai nghe được câu nó chửi chồng? Anh ở biệt giam anh lại càng không nghe được. Dzậy mà anh kể như chính tai anh nghe vậy?
    Anh cười tủm:
    – Cậu tưởng tôi bịa à? Tôi làm sao có đủ tài bịa một câu hay đến như thế? Vợ Năm Tốt chửi chồng nó công khai, càng nhiều người nghe nó càng khoái. Bọn công an nghe được, nói lại với nhau. Tù ra làm lao động nghe được chuyện bọn công an, kháo lại với nhau. Tôi đứng cửa gió biệt giam hóng chuyện chúng nó nên tôi nghe được.
    Chừng một hai tháng Năm Tốt lờ phờ đi một ṿng kiểm soát nhà tù. Khi đứng lại trước cửa một pḥng tù y có cái cử chỉ ruồi bâu kiến đậu là đưa tay lên bịt mũi, tay kia vẫy vẫy ra hiệu cho Trưởng pḥng đứng lùi lại, đừng có đứng ngay sau cửa. Nhà tù là nhà tù Việt Cộng, bọn đàn anh Năm Tốt giao cho y giữ tù. Pḥng tù chỉ có thể giam được 15 mạng, nó nhét vào đến 40 có khi 45 mạng. Cầu tiêu ngay trong pḥng. Nước không có. Dàn ống dẫn nước lâu năm đóng rỉ sét, không có một giọt nước vào cầu tiêu trong tù. Làm ǵ mà không hôi thối. Thay v́ cai tù trưởng trại phải xấu hổ v́ pḥng tù nhà nó hôi thối, nó lại bịt mũi ghê tởm cái hôi thối của chính nhà nó.
    Tết 1985, ngày 28 hay 29 Tết chi đó. Năm Tốt đi một ṿng, gọi Trưởng pḥng tù ra đứng cửa, nói:
    – Ba ngày Tết tôi để cho mấy anh em vui chơi thong thả nhưng không được ồn ào. Sau ba ngày Tết triệt để cấm cờ bạc. Anh nào đánh bạc bắt được tôi phạt bảy ngày, Trưởng pḥng tôi cho đờ-mi tăng…
    Bẩy ngày là bẩy ngày nằm xà lim, bị c̣ng chân hoặc c̣ng tay. Năm Tốt cho “Trưởng pḥng đờ-mi tăng” tức là cho Trưởng pḥng nằm xà lim, c̣ng tay chân… ba ngày rưỡi.
    Chỉ cần nói thêm vài ḍng nữa về mục Thị Loan nhận, phát thuốc của tù. Trong truyện của Aleksandre Solzhenytsin viết về một ngày trong đời anh tù Ivan Denisovitch ở Liên Xô, tác giả tả anh tù Ivan may mắn được bọn công an cho ra hầu hạ chúng những việc vặt. Nhờ vậy Ivan được hưởng chút cà phê thừa, bánh ḿ vụn của bọn cai tù. Tù Liên Xô sống nhờ bọn cai tù. Tù Việt Cộng ngược hẳn: bọn cai tù sống nhờ tù. Chúng bóc lột, ăn chận, ăn gian, ăn bớt, ăn chĩa của tù không chút ngượng ngùng.

    Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu không cho phép tù giữ số thuốc người nhà gửi vào, kể cả thuốc bổ. Khi đến gửi đồ nuôi thân nhân phải nộp số thuốc cho Thị Loan. Thị ngồi riêng một bàn nhận thuốc. Cũng ghi tên, ghi số thuốc vào sổ đàng hoàng nhưng người tù có thuốc xin được dùng thuốc của chính ḿnh rất khó. Muốn xin thuốc của ḿnh, người tù phải nhờ mấy anh tù được ra làm lao công quét dọn, khiêng cơm, phát cơm trong khu. Mấy anh tù này nói lại với Thị Loan. Thị Loan không xuất hiện, anh tù lao động không có trách nhiệm cũng không có thẩm quyền xin, đ̣i thuốc cho bất cứ ai. Và anh tù có thuốc chịu chết.
    Thuốc gửi vào tù mười, người tù có thuốc được lănh hai, ba phần là may. Nhiều người không biết người nhà ḿnh gửi cho ḿnh những thứ thuốc ǵ. Thị Loan đem bán số thuốc Thị lấy của tù cho lái thuốc để cung cấp cho thị trường Âu dược. Những năm ấy bất cứ thứ thuốc Tây nào cũng bán được và bán có giá ở Thành Hồ.
    Hôm nay trong số những bạn đọc những ḍng này viết về vợ chồng cai tù Năm Tốt và nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu chắc phải có một số bạn từng sống những năm 84-85-86 ở nhà tù này. Đă từng biết Năm Tốt – Thị Loan, các bạn làm chứng là tôi viết đúng.

    oOo

    Trích: “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” từ trang 117 đến trang 121:
    Về phần Hoàng Hải, người vợ như một ḍng sông mà hắn có thể ngụp lặn, tắm mát thỏa thích sau những ngày bon chen vất vả. Thân h́nh đầy đặn, sung măn của người phụ nữ sinh trưởng ở đồng bằng Nam Bộ cộng với khuôn mặt sắc sảo phảng phất những nét Tây phương đă nâng nhan sắc của bà ta lên trên mức b́nh thường. Trong đời Hoàng Hải có hai thích thú mà hắn cho là kỳ diệu là đôi mắt của người vợ và ngọn đèn dầu lạc trong tiệm hút. Nh́n vào đó, hắn thấy cả độ sâu thẳm của ḷng ḿnh, sự níu kéo của cuộc sống, vừa đam mê vừa tỉnh táo, vừa rực rỡ vừa mờ ảo. Đó là những nguồn gợi hứng cho hắn suy nghĩ và sáng tác.
    “…Với gia cảnh ấy, con người ta thường dễ yên phận với tuổi xế bóng. Song Hoàng Hải đâu phải là một con người như vậy. Hắn luyến một thời xưa. Hắn hi vọng về một sự cứu rỗi, về một cơ may đủ sức xoay ngược t́nh thế hiện tại. Và hắn đă nhận được tín hiệu từ xa vọng đến đầy hứa hẹn, thúc giục hắn vùng vẫy. Đó là một ảo vọng, nhưng đối với hắn lại là một vũng nước xanh mát trong sa mạc mà hắn là kẻ sắp chết khát. Những tín hiệu đến với hắn bằng nhiều cách. Những lá thư của bạn bè gửi đi từ bên kia đại dương, những buổi phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ ngày đêm vút lên không gian mà Hoàng Hải đón nhận bằng chiếc radio hiệu Zenith cực mạnh. Hắn biết rằng qua những tín hiệu ấy, từ những xứ sở xa xôi, người ta c̣n quan tâm đến “sự tồn tại” của hắn.
    Có những câu, những ư hắn gần như thuộc nằm ḷng: “Chúng tôi sẽ làm hết ḿnh để anh trở thành immortel”. Hoàng Hải c̣n nhớ rất rơ nét chữ quen thuộc của người bạn ở Oa-sinh-tơn gửi cho hắn năm 1976. Có lẽ người bạn ấy cho rằng từ immortel trong tiếng Pháp thâm thúy hơn từ bất tử trong tiếng Việt Nam nên đă cố t́nh sử dụng từ ấy đến hai lần trong mấy chục ḍng của lá thư đầu tiên gửi cho Hoàng Hải.
    “…Ở đây mọi người đều nghĩ và tin chắc rằng thế nào Việt Nam cũng có những Xôdennítson”. Dễ ǵ có thể viết một cái ǵ đại loại như “Quần đảo Gulắc” để biện minh cho tên phản bội Vlasov. Nhưng hắn biết chắc bạn bè của hắn bên kia đại dương đang cần những “món” ǵ. Lúc cháy khát cổ, một ly nước lă cũng quư không kém ǵ một chai Coca Cola ướp lạnh.
    Hoàng Hải đă làm cho cơ quan USOM từ năm 1954, đến năm 1973 lại làm việc cho USIS. Cách nhau gần hai mươi năm, ở hai thời điểm mở đầu và kết thúc sự có mặt chính thức của người Mỹ ở Sài G̣n, hắn có đủ thời gian để hiểu người Mỹ. Trước kia họ là như thế th́ nay và sau này họ vẫn thế: nếu không có Coca Cola th́ họ sẵn sàng nhận ly nước lạnh. Có c̣n hơn không!
    Hoàng Hải tự cho ḿnh không chỉ là một ly nước lạnh b́nh thường mà là một ly nước lạnh hiếm hoi trong sa mạc. Sự khan hiếm ấy nâng cao giá trị của hắn lên.
    Năm 1976, 1977 hắn đă hái ra tiền nhờ nhạy bén khai thác t́nh trạng khan hiếm ấy. Nhưng hắn đă phải trả giá khá đắt. Chính v́ thế, sau khi dự cuộc họp ở nhà bà chị của Kiều Trang về, Hoàng Hải thấy có điều không ổn, lần trước chỉ một ḿnh hắn độc quyền “làm ăn” với bên ngoài, thế mà công an đă phăng ra, khiến hắn phải vô trại giam. Hắn đă viết rất nhiều thể loại truyện, phiếm luận, nghị luận, văn học, thơ… với đủ các bút hiệu hắn đă kư tên những bài đă được in trên các báo của “phe hắn” xuất bản ở nước ngoài, nào là “Người Sài G̣n”, “Ngụy Công Tử”, “Con trai Bà Cả Đọi”, “Yên Ba”, “Hạ Thu”… Hắn không ngờ công an lại bỏ công sưu tầm và nghiên cứu “sự nghiệp văn chương” của hắn kỹ đến thế. Biết dấu không được, hắn đă khai tuốt tuột. Đó là phương thức “tối ưu” – thà rằng khai cái người ta đă biết để được nhẹ tội c̣n hơn chối quanh. Về mặt này, hắn cũng tự hào rất am hiểu công an cộng sản. Hắn được khoan hồng thật. Hắn không tiếc lời thề thốt và viết trong bản cam kết: “Khi được nhà nước khoan hồng cho về sum họp với vợ con, tôi sẽ lo làm ăn” v.v… (Ngưng trích).

    oOo

    Tôi thích viết, vẽ, chơi đàn từ thuở tôi chưa biết thích đàn bà, con gái. Tức là lúc tuổi đời chưa đầy một bó. Thuở xa xưa ấy tôi không chỉ thích văn, họa, nhạc b́nh thường như mọi người, tôi hung hăng con bọ xít muốn mai sau ḿnh sẽ trở thành văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ. Nói cách khác, tôi muốn sáng tác văn, họa, nhạc. Khi tôi nói tôi học nhạc không phải chỉ để chơi đàn suông, tôi muốn sáng tác những bản nhạc như các ông Jôhan Śtờrao, ông BítTôVơ, ông Môza, tôi bị khựng khi ông anh tôi nói: “Mày chơi được mấy bản nhạc của mấy ông ấy cũng đủ hết đời mày rồi. Ở đấy mà đ̣i sáng tác nhạc…”
    Những năm học tiểu học ở thị xă Hà Đông – trường Tự Đức, hiệu trưởng cậu giáo Kiên – tôi là tên vẽ khá nhất những lớp có tôi là học sinh. Bạn học có giấy thường đưa cho tôi vẽ cao bồi cưỡi ngựa, bắn súng. đánh nhau với mọi da đỏ, vẽ chó mèo, đôi khi vẽ cả những cảnh trai gái theo sự tưởng tượng bậy bạ của bọn nhóc chúng tôi. Năm 1946, tôi theo gia đ́nh tản cư lánh nạn chiến tranh về quê tôi ở ven sông Đuống. Năm 1947, tôi đi kháng chiến ở vùng Bắc Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), năm 1948 tôi lên Việt Bắc, năm 1950, tôi hồi cư về Hà Nội. Từ đó tôi bỏ vẽ và giấc mộng họa sĩ của tôi tiêu tán thọng. Tôi học đàn ghi-ta ba lần. Lần thứ nhất học thầy Tạ Tấn ở Hà Nội, lần thứ hai học thầy Vĩnh Lợi ở Sài G̣n, lần thứ ba học thầy Lâm Tuyền cũng ở Sài G̣n. Tôi thích nhạc nhưng có lỗ tai trâu, mù tịt về nhịp điệu, thêm cái tật cầm cây đàn là muốn thánh thót du dương ngay, không chịu ngồi gù lưng mà phứng phưng cả tiếng đồng hồ.

    Năm 1983 con tôi đi học vẽ. Thầy dậy là bà họa sĩ Nguyễn Thị Tâm và ông chồng là họa sĩ Nguyễn Long Sơn. Ông bà mở lớp dậy tại nhà riêng sau trường Mỹ thuật Gia Định. Tôi theo con tôi đến thụ huấn ông bà họa sĩ Sơn Tâm. V́ yêu họa từ ngày c̣n nhỏ lại sống đời dân Ngụy tại thành Hồ quá nhàn rỗi, ngày tháng phất phơ toàn chủ nhật, quanh năm chủ nhật, hết năm này 365 ngày chủ nhật đến năm khác 365 ngày chủ nhật, tôi đi học vẽ cho đỡ buồn, cho có việc làm. Ở đời có những ông “Già năm mươi tuổi chưa đeo kính. Thức suốt năm canh chỉ sợ già…” tôi mới bốn mươi đă đeo kính lăo. Thầy Sơn nói:
    – Vẽ mà cứ bỏ kính ra nh́n, đeo kính lên, vẽ được vài nét lại bỏ kính ra… th́ vẽ viếc cái ǵ… Mấy ông trên năm mươi học vẽ chỉ để chơi thôi…
    Thầy nói đúng. Tôi học vẽ những năm 80 không phải để trở thành họa sĩ mà chỉ để đỡ buồn. Tuy nhiên tôi nghĩ, tôi có thể minh họa được những truyện ngắn của tôi. Ḿnh viết truyện, ḿnh vẽ tranh đi kèm truyện theo đúng ư ḿnh. Là nhất. Học vẽ chừng vài tháng, tôi bắt đầu vẽ được hí họa. Bức vẽ anh Nguyễn Văn Nghêu số 4 Phan Đăng Lưu khệ nệ ôm thùng quà nước ngoài gửi về đề thêm bốn câu lục bát tôi cho là hay cực kỳ. Bốn câu thơ có âm điệu lá đa dân tộc, theo sự đề cao có thể là quá đáng của tôi, xứng đáng được chọn làm ca dao ghi lại cả một thời nhân dân Thành Hồ Con Cá, Cái Bang ba, bốn túi tấp nập đến chầu chực ở những nhà bưu điện, kho hàng Tân Sơn Nhất chờ lănh những thùng đồ cứu đói. Thời gian người Thành Hồ sống nhờ đồ Pháp, đồ Mỹ kéo dài từ năm 1978 đến năm 1990. Bốn câu bất hủ nguyên là tám câu:

    Muốn tắm mát th́ lên ngọn cái con sông đào
    Muốn ăn sim chín th́ vào rừng xanh
    Đôi tay anh vín đôi cành
    Quả chín anh hái quả xanh anh vồ
    Năm sáu năm nay anh ăn ở thành Hồ
    Anh ra bưu điện lănh quà em cho
    Đồ em vừa nặng vừa to
    Anh đă con mắt anh no cái mồm
    “.
    . . .

  8. #38
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Tiếp chương 12

    Tháp canh khám Chí Ḥa
    . . .

    Trong hai triệu người Việt sống ở các nước Tây Dương chắc phải có 50.000 vị từng được hưởng ńềm sung sướng được đi lănh đồ ở Thành Hồ. Xin quư vị làm chứng: thơ tôi tả đúng hay sai? Ở đời ta thấy có những thứ đồ thật to mà không nặng, như bao rơm chẳng hạn, lại có những thứ đồ thật nặng mà không to, như cục sắt. Riêng với đồ ngoại quốc gửi về cho ta, ta mơ ước thùng đồ có đủ hai điều kiện: nặng và to. Đồ vừa nặng vừa to là nhất. Trước hết nh́n thùng đồ hai chục kư, ba chục kư lô to vuông, vững chăi, phương phi, sung túc, phồn vinh, hiện đại mắt ta truyền cảm được thống khoái đi khắp châu thân ta, đến từng chân lông, ngọn tóc của ta. Ta mệt mỏi một cách sướng khoái ôm thùng đồ về nhà. Sau khi mắt ta nh́n đă – đây là sướng – ta hiu hiu ngồi chờ những nhóm anh chị chuyên săn mua đủ các thứ đồ ngoại thấy ta có đồ lớn, xin ta địa chỉ, theo ta đến tận nhà xin mua đồ của ta. Ta bán đồ lấy tiền mua gạo nếp, gạo tẻ, thịt cá rau dưa, vợ chồng, bố con, ông cháu hí hửng dắt nhau đi ăn ḿ vịt tiềm, phở, bún ḅ gị heo, ta cùng bạn hữu hạ cờ tây, bia Trung quốc. Chị vợ gầy guộc xanh leo xanh lét v́ đói v́ lo của ta có ít tiền c̣m yên tâm được một hai tháng, chị sẽ dzui dzẻ đôi chút với anh chồng gà què ăn quẩn cối xay. Cuộc sống như dzậy chẳng phải là đỡ khổ ư? No cái mồm nhờ đồ em, dù chỉ no được một tháng cũng là no.
    Những ngày ấy, tháng ấy, năm ấy – thấm thoát đă qua mười mấy mùa cóc chín – tôi di chuyển bằng xế đạp – người Thành Hồ gọi là xế Điếc – mang theo trong cái túi vải xách tay đủ thứ linh tinh bịch thuốc, hộp quẹt, cặp kính, ch́a khóa, thêm quyển sổ tay và cây bút ch́ để khi ngồi cà phê vỉa hè lấy ra hí hoáy ghi h́nh. Về nhà tôi dùng bút mực vẽ lại, đôi khi tô màu. Bọn công an thành Hồ đến nhà tôi đêm mùng Hai tháng Năm năm 1984 vớ được tập hí họa của tôi. V́ vậy hai anh Nam Thi – Minh Kiên mới thấy bức họa “Đồ em vừa nặng vừa to” của anh chàng phản động Hoàng Hải.

    Việc đi học vẽ và vẽ mấy bức hí họa của tôi bị hai anh cớm cộng Nam Thi – Minh Kiên diễn tả bằng những câu:
    “…V́ thế hắn đă chọn để lại một thứ có thể thanh minh rằng hắn đă biết hối cải và không làm ǵ xấu. Gần đây, hắn học thêm nghề hội họa. Trong mớ tài liệu mà hắn không đốt có tập phác họa do hắn vẽ. Hắn có thể nói với công an: “Thưa các ông, đây là công việc hàng ngày của tôi. Các ông xem, tôi già rồi, sức yếu c̣n làm ǵ nổi, nên tôi đă học vẽ, may ra có được một nghề vừa sức, hợp với khả năng để sống…”
    Đại tá Tổng Biên Tập chi mà viết quá ngu. Một người tuổi đời năm bó, làm báo, viết truyện chuyên nghiệp từ năm mới hai bó gập, hai mươi mấy mùa táo tầu Nghị Hách sống đàng hoàng, sống ung dung, sống phơi phới với nghề viết truyện giải trí lương thiện, bỗng dưng bị bọn cộng sản bẻ gẫy cái cần câu cơm, bắt dzô tù, c̣n đổi nghề, đổi nghiệp cái ǵ được nữa! Thay v́ phải lấy làm hổ thẹn v́ chế độ của chúng đập bể nồi cơm của người dân lương thiện, bọn đầu trâu mặt ngựa, tim heo, óc chó lại tỏ ra hiu hiu tự đắc khi thấy những người dân miền Nam v́ chúng mà lâm vào cảnh đói khổ.

    Hai mươi niên vất vả ở Thành Hồ, tám niên ngồi rù trong những nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu, Chí Ḥa, tôi có phạm một số việc không được đàng hoàng chi mấy. Khi ra ṭa năm 1988, tôi có nói: “Thưa bà chánh án” (mụ chánh án xử tôi là mụ Nguyễn Thị Thu Phước, bao nhiêu phước, mụ ấy thu ráo trọi vào ḷng mụ), nhưng tôi không “Thưa quư ṭa…” như nhiều anh em ta. “Quư Ṭa” là danh từ gọi ṭa án quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa. Với người dân Việt Nam Cộng Ḥa, ṭa án cộng sản có cái ǵ là “quư”? Chúng muốn tuyên án tử h́nh cho ḿnh lên thùng phuy băi bắn Thủ Đức, chúng muốn bỏ tù ḿnh mút mùa Lệ Liễu kiêm Lệ Thủy – Lệ Thu… Vậy mà ḿnh cứ phải “quư trọng” nó th́ ngoài sự nhục nhă thậm tệ c̣n có sự lạ lùng không chấp nhận được.
    Nhưng với bọn công an thành Hồ đến bắt tôi, thẩm vấn tôi, tôi không “Thưa ông…” với tên nào cả. Tôi trích đăng đoạn hai anh Nam Thi – Minh Kiên viết về chuyện tôi đi học vẽ để bạn thấy Việt Cộng chửi rủa chúng tôi đểu cáng đến chừng nào. Tôi bị chúng chửi, mạ lỵ, bới móc tàn tệ nhất trong số tám người bị chúng gọi là “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”. Các bạn thấy đấy: Cả ông ngoại tôi cũng bị chúng lôi vào chuyện. Chúng viết tôi kính cẩn: “Thưa các ông…” vẫn c̣n là nhẹ. Trong một tập sách mỏng chúng viết về một ông từ nước ngoài trở về bị chúng bắt sống ở Lào, tôi đọc được năm 1982, chúng viết ông chiến sĩ quốc gia này gọi chúng bằng “ông”, xưng “con”.

    oOo

    Trích “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”:
    Căn pḥng nhỏ của Kiên Trinh lại trở nên náo nhiệt với các loại tiếng ồn ào quen thuộc, thân thương: Những chiếc máy đánh chữ đang mổ liên hồi để hoàn thành gấp bản báo cáo kết thúc vụ án, xen lẫn những câu chuyện mà những trinh sát vui miệng kể cho nhau nghe.
    Hồng Sơn dí dỏm:
    “- Nếu cho Hoàng Hải chỉ là nhà văn, nhà thơ ǵ đó, quả là chưa đủ. Phải tính thêm hắn vạ danh sách soạn giả kiêm diễn viên! Thủ vai chính trong vở kịch trá hàng, hắn đến công an thành phố nhằm đánh lạc hướng mũi nhọn điều tra vào họa sĩ Ư Nhi. Vở kịch không thành công. Hôm bị bắt, hắn lại chuyển sang đóng vai cải lương. Buồn cười là khi bọn ḿnh vào nhà “hỏi thăm” hắn th́ hắn nói nghe tỉnh rụi:
    “- Trời! Tôi chờ các anh đă mấy ngày nay rồi. Tưởng đâu các anh đến sớm hơn chớ!
    Chẳng lẽ giờ G của kế hoạch phá án được chuyển dời, mấy tướng nhà ḿnh cứ thấp thỏm sợ lọt mất hắn nên bám quá sát khiến hắn ngửi thấy tấm lưới bủa vây.
    Hắn lại tỏ ra “thanh thản” lúc phải “khăn áo ra đi”. Hắn vừa vẫy tay, vừa nói lời từ biệt vợ: “Thôi… anh ra đi lần thứ hai nghe em…”
    Nhiều tiếng cười cùng cất lên một lúc khi một số trinh sát h́nh dung lại điệu bộ và lời nói “rất chi là cải lương” ấy của Hoàng Hải“.

    oOo

    Quư bạn vừa đọc một đoạn trong hai trang 195-196 chương XXII, quyển “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”. Anh cu Hoàng Hải bị kể phạm tội “trá hàng” và có lời nói “rất chi là cải lương” khi anh bị công an Việt cộng, hai giờ sáng đến nhà dựng cổ dậy, đọc lệnh bắt và sau đó “khăn áo ra đi”.
    Nhiều tiếng cười cùng cất lên một lúc khi một số trinh sát h́nh dung lại điệu bộ và lời nói “rất chi là cải lương” ấy của Hoàng Hải. Bọn đầu trâu, mặt ngựa tỏ ra sung sướng, khoái lạc với việc đi bắt người cho vào tù. Chúng thích thú khi thấy người khác sợ hăi, đau khổ. Giống như bọn văn nô ca tụng việc Đảng giết người, bọn công an cộng sản nhẩy múa, ca hát trên xiềng xích, trên xác chết những nạn nhân của chúng, những đồng bào của chúng:
    Ông cha ta có câu:
    Một đời làm Lại
    Bại hoại ba đời
    …”
    Đời chúng ta có câu:
    Một đời cộng sản
    Khốn nạn ba đời
    …”
    Tôi, người mang cái tên Hoàng Hải có thái độ mà bọn công an Việt Cộng đến nhà bắt tôi cho là “rất chi là cải lương”, tôi là công tử bột, con nhà thông phán, cháu quan Tri phủ, nhưng tính tôi lại là tính con nhà Tổng đốc, con nhà Thượng thư, tôi ăn chơi, chưng diện không bằng ai, nhưng tôi có cái tật tôi rất khó chịu khi tôi làm việc ǵ rởm, lố bịch, không được thanh lịch hay khi tôi bị người khác chê cười, chọc quê, cho là quê, rởm. V́ vậy, tôi coi lời hai cớm cộng Nam Thi – Minh Kiên diễn tả tôi “có điệu bộ và lời nói rất chi là cải lương” là lời mạ lỵ tôi nặng nhất trong tất cả những trang “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” viết về tôi.
    Hai giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 1984, chừng 10 tên công an Thành Hồ kéo vào nhà tôi. Đọc lệnh bắt, khám xét, làm biên bản, khoảng 5 giờ sáng, chúng đưa tôi ra khỏi nhà.
    Chỉ có vợ chồng tôi sống trong căn nhà nhỏ Cư xá Tự Do trước cửa hồ tắm Cộng Ḥa, Ngă ba Ông Tạ. Tháng 11 năm 1977, khi công an Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước tôi đi lần đầu, Alice ở lại nhà một ḿnh. Lần thứ hai, nửa đêm, chúng đưa xe bông đến nhà đưa tôi đi, Alice cũng ở nhà một ḿnh.
    “Hắn lại tỏ ra “thanh thản” lúc phải khăn áo ra đi”. Tôi phải nhận cớm cộng diễn tả đúng tâm trạng vợ chồng tôi lúc ấy. Chúng tôi cũng buồn, cũng ngao ngán, nhưng chúng tôi “b́nh thản” v́ chúng tôi biết trước việc bắt bớ sẽ xẩy ra, việc tôi bị tù đầy bắt buộc phải có, không tránh được, việc tôi bị bắt là tự nhiên, hợp lư. Chúng tôi đă làm những việc chúng tôi phải làm, chúng tôi biết rơ là làm những việc đó bọn công an Thành Hồ không để cho chúng tôi yên.
    Nếu tôi viết: “..Đêm chúng đến nhà bắt tôi lần thứ hai tôi thanh thản ra đi”, các bạn có thể nghĩ: Anh này dzóc. Bị Công an ViXi nửa đêm đến nhà c̣ng tay dẫn đi, sức mấy mà ra đi thanh thản… Nhưng chính bọn Công an ViXI viết như thế về tôi.
    Một người bạn nói: “Viết tả lại những vụ Việt cộng bắt người ngoài những thủ tục như đọc lệnh, c̣ng tay, khám xét, moi móc v.v… có lẽ ta nên viết về tâm trạng của người bị bắt”. Tôi đồng ư với anh. Chỉ có điều, nếu tôi tả lúc tôi bị bắt vợ chồng tôi b́nh thản nhiều bạn đọc có thể sẽ không tin. May cho tôi là cớm cộng đến bắt tôi đêm ấy xác nhận “hắn lại tỏ ra “thanh thản” lúc ra đi…”
    Và đây là việc tôi làm, lời tôi nói với Alice trước khi tôi xách túi theo bọn đầu trâu, mặt ngựa ra khỏi căn nhà t́nh ái của chúng tôi.
    Nhớ lại lần trước vào Số 4 Phan Đăng Lưu, tôi bị lấy mất cái dây nịt thắt lưng – cái dây lưng Mỹ, hai mặt đen, nâu, đẹp nhất, vừa nhất, tôi ưa nhất – nên lần này khi sửa soạn ra đi tôi cởi dây lưng để trên bàn. Dây lưng đó của tôi thuộc loại to bản theo kiểu 1970, có cái khóa to và nặng, khi đặt lên bàn phát ra một tiếng kịch.
    Tôi nói bốn câu với Alice trước khi ra khỏi nhà:
    – Anh bỏ không hút thuốc nữa. Khi được thăm nuôi, đừng gửi thuốc lá cho anh.
    Tôi hôn nàng. Và đây là câu nói thứ hai:
    – Anh dâng đời anh lên Thiên Chúa.
    Đây là câu thứ ba:
    – Anh sẽ về với em.
    Tôi cầm tay nàng:
    – Đi với anh ra cửa.

    Khi tên trưởng đội ra lệnh đưa tôi đi, bọn công an ra ngoài đứng quanh chiếc xe ô tô đă mở sẵn cả bốn cửa. Nhưng một tên vẫn đứng trong cửa nh́n chừng chúng tôi. Khi tôi dắt Alice ra đến hàng ba, tên đứng cửa nghe được câu tôi vừa nói với Alice, hỏi tôi:
    – Anh nghĩ là anh c̣n có thể trở về được cái nhà này à?
    Đây là câu tôi trả lời hắn:
    – Tôi c̣n sống th́ tôi c̣n trở về chứ.
    Câu “Trời… Tôi chờ các anh đă mấy ngày rồi…” là câu cớm cộng bịa. Tôi không nói câu đó.

    Người tù bị bắt nửa đêm ở nhà, tảng sáng bị c̣ng tay đưa đi, một chuyến đi âm u không biết ngày về, đi theo lũ cai tù tàn bạo, ác ôn nhất lịch sử, người tù ấy hôn vợ và nói với vợ: “Anh sẽ về với em…” Chỉ có bọn công an cộng sản mới thấy việc làm và lời nói đó của người tù “rất chi là cải lương”. Nếu chúng không thấy như thế chúng không phải là công an cộng sản.
    Sáu mùa lá rụng sau, một sáng đầu xuân tôi trở về mái nhà xưa lần thứ hai. Ông bạn ở sát nhà tôi sang thăm. Ông kể lúc tôi bị đưa ra khỏi nhà, ông đứng bên cửa nhà ông và ông nghe rơ tiếng tên công an hỏi tôi và câu tôi trả lời. Ông nói:
    – Thằng đó nó hỏi ngu quá. Người ta c̣n sống th́ người ta trở về chứ. Chúng nó muốn giam người ta cho đến chết sao.
    Hai bà trong cư xá, buổi chiều ngồi nói chuyện với nhau trên hàng ba cho mát, một bà nói khi tôi đi ngang:
    – Chúng nó muốn giết người ta nhưng đâu có được. C̣n có Trời nữa chứ!

    Chuyến đi kéo dài sáu năm, năm năm sống quanh quẩn giữa những bức vách pḥng tù, những hàng song sắt, một năm ở trại lao cải. Tôi đă làm đúng lời tôi hẹn với vợ tôi buổi sáng tháng Năm xa xưa khi tôi ra đi: “Anh sẽ về với em”… Sáu năm sau tôi trở về với nàng.
    Thực ra, ngay khi tôi c̣n ở trong Thánh thất Chí Ḥa, đọc vài trang “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” do vợ con tôi gửi được vào cho tôi, tôi thấy tức cười nhiều hơn là sợ hay hờn giận. Các con tôi đọc những trang “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” viết về bố mẹ chúng, chúng cười lên hô hố. Tôi dám chắc người nào đọc “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút” cũng phải cười, v́ họ thấy bọn công an Việt Cộng viết về chúng tôi “kỳ” quá, không có qua một điểm nào giống chúng tôi…
    “…Về phần Hoàng Hải, người vợ như một ḍng sông mà hắn có thể ngụp lặn, tắm mát thỏa thích sau những ngày bon chen vất vả. Thân h́nh đầy đặn, sung măn của người phụ nữ sinh trưởng ở đồng bằng Nam Bộ cộng với khuôn mặt sắc xảo phảng phất những nét Tây phương đă nâng nhan sắc của bà ta lên trên mức b́nh thường…”
    Đó là lời hai anh Cớm Cộng Nam Thi – Minh Kiên viết về Alice, vợ tôi, trong “Những Tên Biệt Kích Cầm Bút”. Một đêm trong Pḥng 10, Lầu Ba, Khu ED, Lầu Bát Giác Chí Ḥa, nằm trong mùng đọc trang báo mới gửi vào lúc ban ngày bằng cách dùng để gói thức ăn thăm nuôi, đọc xong câu trên, tôi nói với Trí Siêu Lê Mạnh Thát – ngày ấy, tháng ấy, năm ấy hai chúng tôi nằm cạnh nhau:
    – Chúng nó viết chửi tôi tàn độc quá, nhưng chúng nó khen vợ tôi đẹp và vợ tôi yêu thương tôi, tôi xí xóa với chúng nó.

  9. #39
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489

    Thị trấn Sóc Trăng mùa tao loạn 1967

    Đất nước ta có chiều dài theo đường thẳng là 1.650km, chiều dài theo bờ biển là 3.260km. Như vậy có nghĩa là nếu chúng ta đi bộ theo bờ biển từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau – theo như lời rao cửa miệng của những vị chuyên bán thuốc ho Bà Lang Trọc ở những bến xe ô tô, trên tầu điện, tầu hỏa trong những năm 1940, những năm anh và em vừa trên dưới 10 tuổi ở cơi đời này – th́ chúng ta phải đi tới hơn 3000 cây số mới đi hết chiều dài đất nước. Hélène!!! Hélène Sóc Trăng Mùa Hạ 1953 của anh… Sáng nay, một sáng đầu mùa mưa năm 1992, anh hoài niệm cuộc t́nh của đôi ta và anh bâng khuâng tự hỏi v́ những lư do nào, những nguyên nhân nào, v́ những cái mơ hồ và huyền bí thường được gọi là những tiền nhân, hậu quả nào… đă làm cho anh đi gần suốt chiều dài của đất nước, từ tỉnh lỵ Hà Đông nhỏ bé, hiền ḥa nằm bên bờ sông Nhuệ của anh ở gần phần cực Bắc của đất nước ta để tới tỉnh lỵ Sóc Trăng nhỏ bé, hiền ḥa của em nằm ở gần phần cực Nam của đất nước ta, anh đến đó để gặp em?

    Anh ra đời ở tỉnh lỵ Hà Đông – và anh là một Công Tử Hà Đông cho đến nay viết linh tinh nhiều nhất về tỉnh lỵ thời thơ ấu của ḿnh – anh học tiểu học ở trường Tự Đức của Thầy Giáo Kiên người làng Vạn Phúc. Trường Tự Đức là trường tư, và những trường tư ở những tỉnh lẻ Bắc kỳ vào những năm 40 của thế kỷ này đều thiếu nhiều điều kiện về cơ sở vật chất. Cũng như tuyệt đại đa số những trường tư ở những tỉnh nhỏ miền Bắc thời anh trên dưới 10 tuổi, trường Tự Đức là một căn nhà thường được kê bàn ghế học tṛ để làm trường. Truờng không có sân chơi. Đến giờ chơi hay trước giờ học, học tṛ toàn chơi ở vỉa hè, ngoài đường. Vào năm anh học Lớp Ba – “cua Ê-Lê-Măng-Te” – năm 1940 hay 1941 chi đó, những tṛ chơi của bọn học tṛ Lớp Ba như anh ở trường thật ít. Tṛ chơi của học tṛ thời đó thường là đánh bi, đánh đáo. Nhưng không phải quanh năm học lúc nào cũng là mùa chơi bi. Và ở vào thời anh mười tuổi, những viên bi cũng ít có. Những viên bi đẹp được bọn anh nâng niu, quư báu như những bảo vật. Khi đến lớp sớm, bọn anh có thể ngồi trong lớp đánh cờ ca-rô. Nhưng ngay cả đến những tờ giấy kẻ ca-rô cũng hiếm có. Bọn anh bầy ra một tṛ chơi không tốn kém chi cả là hai tên luân phiên mở từng trang sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ra chơi với nhau. Những bài trong sách này đều có một h́nh vẽ. Cứ đếm số người vẽ trong h́nh trên trang sách ḿnh mở được mà đấm lên lưng nhau. Tên nào may tay có lời, mở được trang vẽ nhiều h́nh người nhất là coi như thắng.
    Trong những trang sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của anh năm ấy, trang vẽ nhiều người nhất là trang nói về cuộc đời của một Bà Sơ người Pháp. Bà Sơ đến Đông Dương vào những năm đầu của thế kỷ chúng ta. Bà mở một nhà nuôi Trẻ Mồ Côi ở tỉnh lỵ Sóc Trăng và bà mất ở Sóc Trăng. Bà được nhiều người thương mến, kính trọng, nên khi bà mất người Sóc Trăng đi đưa đám bà thật đông. Tranh vẽ cái xe tang ngựa kéo đi trước, sau xe tang có tới hai mươi, ba mươi người đi đưa. Tên nào mở được trang Bà Sơ Sóc Trăng này coi như vớ bở, tha hồ đấm lưng đối thủ. Bọn anh khi chơi tṛ mở sách, coi h́nh, đếm người, đấm bạn kiểu này tên nào cũng muốn mở được trang có h́nh vẽ đám tang Bà Sơ ở Sóc Trăng.

    Đó là lần thứ nhất trong đời anh biết đến cái tên Sóc Trăng, cái tên Nam Kỳ nghe lạ lạ, một địa danh xa lạ nằm mút chỉ cà-tha ở tận xứ Nam Kỳ xa tít mù xa… Ngày ấy, năm ấy có bao giờ anh ngờ rằng sẽ có ngày những gót chân Công Tử Hà Đông của anh đặt bước ở ngay giữa ḷng tỉnh lỵ Sóc Trăng anh chỉ thấy thấp thoáng trên trang h́nh vẽ? Cũng chẳng có qua một linh tính nhỏ bé nào báo cho anh biết sẽ có ngày anh đến sống và được yêu, được em yêu ngay giữa cái thị trấn mấy chục năm xưa có Bà Sơ người Pháp đă đến, đă sống và đă chết.
    Nhưng cứ theo như những nhà quân tử Tầu nói th́ “Nhất ẩm, nhất trác… giai do tiền định…”, chúng ta gặp nhau và yêu nhau có phải là do “tiền định” không em? Ở vào số tuổi của anh, năm mươi năm xưa, những năm 40 của thế kỷ này, có thiếu ǵ anh học tṛ nhỏ chơi cái tṛ mở sách đếm người trong h́nh vẽ như anh? Có biết bao nhiêu anh nhỏ đă vớ được trang Bà Sơ Sóc Trăng trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư như anh? Tiền định hay không tiền định? Nhân duyên hay chỉ là chuyện t́nh cờ? Anh không biết, anh không thể trả lời được. Anh chỉ biết là muời ba năm sau năm 1940, năm lần đầu tiên anh được biết đến Sóc Trăng của em trên trang sách học ở một trường tư thục nhỏ bé trong tỉnh lỵ Hà Đông nhỏ bé của anh, năm 1953, anh – loạng quạng – như anh đă nói, bánh xe lăng tử đến thị xă Sóc Trăng.

    Năm 1952 anh đă làm phóng viên nhật báo Ánh Sáng ở Sài G̣n và cũng trong năm này anh đoạt giải nhất Cuộc Thi Truyện Ngắn toàn năm 1952 do nhật báo Tiếng Dội của ông Trần Tấn Quốc tổ chức. Truyện ngắn của anh tên là “Người con gái áo xanh”. Làm phóng viên báo Ánh Sáng được chừng một năm anh bỏ ra cộng tác với một anh bạn làm tuần báo. Nhưng tờ báo èo uột này chỉ ra được ba bốn số ù là đi tầu suốt. Anh trở thành thất nghiệp, chân phóng viên báo Ánh Sáng thật tốt đă có người khác làm. Anh sống với một anh bạn ở Tân Định. Người bạn anh làm thư kư hăng Shell. Có những ngày buồn quá không biết làm ǵ anh đi bộ từ Tân Định lên trụ sở Công Ty Dầu Xăng Shell để ăn cơm trưa với anh bạn. Nhà Shell ở con đường trước 1956 tên là Đại lộ Norodom Sihanouk, thời Quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa là đường Thống Nhất. Trên con đường nhỏ đằng sau Nhà Shell có mấy quán cơm vỉa hè chuyên phục vụ các thầy thư kư, thư quẽo ở Nhà Shell và những công, tư sở quanh đó; những bữa cơm trưa biên sổ, đến kỳ lương các thầy mới tính sổ trả tiền. Ăn xong có buổi trưa anh theo anh bạn lên lầu Nhà Shell nằm nghỉ một lúc ở ngay hành lang. Có khá đông nhân viên Shell nhà xa hoặc độc thân chẳng cần về nhà, ăn cơm quán xong lên nằm làm một giấc la-siết ngon lành ngay trên những hàng lang sạch boong của sở đợi đến 2 giờ trở dậy làm việc tiếp. Có buổi trưa anh vào Sở Thú nằm trên cỏ nh́n lên chuồng khỉ xem những anh khỉ già làm t́nh với những em khỉ non – đúng ra là xem khỉ già hiếp dâm khỉ non – trong khi những chú khỉ non th́ nhẩy lung tung chung quanh kêu lên khẹc khẹc. Anh nằm trong Sở Thú như thế đến gần 5 giờ chiều trở lại nhà Shell cùng về nhà với bạn anh.

    Cuộc sống nhàn rỗi ấy kéo dài đến mấy tháng th́ anh nhập ngũ, tức là anh vào quân đội. Năm 1953, Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa mới mở ngành Chiến Tranh Tâm Lư, dịch từ tiếng “Ghe Sích-cô-lô-gích” của người Pháp. Về sau danh xưng này được đổi là Chiến Tranh Chính Trị. Thời ấy Quân Đội Việt Nam chưa có Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, cũng chưa có Cục Tâm Lư Chiến và những Biệt Đoàn Văn Nghệ. Ở Bộ Tổng Tham Mưu chỉ có một pḥng phụ trách truyên truyền và công tác chính trị, tư tưởng, gọi là Pḥng Năm. Thiếu Tá Trần Tử Oai là Trưởng Pḥng Năm, và vào năm 1953 ông thành lập cái gọi là Đệ Nhất Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền. Cái tên gọi này cũng dịch từ cái tên tiếng Phú Lăng Sa: Première Compagnie de Propagande Armée. Lính của Đại Đội này vào thời Đại Đội có anh là một đội viên, năm 1953, chỉ có mấy việc để làm là dán áp-phích, căng băng-đờ-ron, phát truyền đơn và chiếu phim cho lính giải trí ở những đồn quân xa thành phố.

    Với tư cách là lính của Đệ Nhất Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền bốn mươi năm xưa, năm anh vừa tṛn hai mươi tuổi, anh đă có dịp đi có thể gọi là đi khắp miền Nam. Sinh trưởng ở miền Bắc và tuy anh đă đi kháng chiến bốn năm nhưng anh được đi, được biết về miền Bắc ít hơn anh đi và biết về miền Nam rất nhiều. Chỉ trong ṿng hơn một năm ở lính, anh đă đi và đến tất cả những tỉnh lỵ miền Nam, những nơi ngày xưa c̣n được gọi là Lục Tỉnh: Mỹ Tho, G̣ Công, Bến Tre, Cần Thơ (Tây Đô th́ nhất định là phải đến rồi). Đức Ḥa, Đức Huệ, Sa, Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Rạch Giá… Đời lính đưa anh ra đến tận đảo Phú Quốc. Không những chỉ đến những thành phố, những thị xă, anh c̣n theo những cuộc hành quân vào Đồng Tháp Mười, đến tận những vùng xa sôi nhất ngay cả với thanh niên Nam Kỳ, như Mỏ Cầy, Thạnh Phú, Mộc Hóa, Ô Môn, Thốt Nốt… Và Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mâu – Bạc Liêu “dưới sông cá chốt, trên bờ Chệt không”, “Công tử Bạc Liêu… đứt dây thiều, lọt cầu tiêu” v.v… Mỗi nơi anh chỉ ở nhiều lắm là năm bẩy ngày. Hai nơi anh ở lại lâu nhất là hải đảo Phú Quốc và thành phố Sóc Trăng của em.
    Em yêu ơi… Những năm 40 trong tỉnh Hà Đông nhỏ bé, hiền ḥa có ḍng sông Nhuệ Giang chẩy qua, chú bé con mười tuổi mở trang sách ghi lại cuộc đời của Bà Sơ người Pháp sống và chết ở Sóc Trăng, có bao giờ ngờ rằng sẽ có ngày cuộc đời đưa ḿnh phiêu dạt đến đúng cái thành phố xa lạ ấy? Và để rồi mười mấy năm sau chú bé con trở thành chàng trai vừa tṛn hai mươi tuổi, vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, chàng trai đó đến Sóc Trăng.
    Vào lính chưa đầy ba tháng, anh đă thấy khó chịu. Anh không thể nào chịu nổi được kỷ luật – bất kể thứ kỷ luật nào – mà kỷ luật nhà binh lại là thứ kỷ luật nghiêm khắc nhất. Nếu nó có khá hơn cái ǵ th́ ta chỉ có thể nói nó khá hơn kỷ luật nhà tù chút síu. V́ khó chịu, anh trở thành ba gai. Ở ính mà ba gai th́ chỉ có từ chết đến bị thương. Với anh th́ Thiếu Tá Trần Tử Oai là một vị chỉ huy rất khá. Ông nhiều lần tỏ ra rất tốt và rất công b́nh với anh. Nhưng v́ anh ba gai quá, ông phải hạ lệnh tống anh đi khỏi Sài G̣n. Về sau anh thấy rằng đó chỉ là một cái lệnh dọa. Thiếu tá giận anh không tuân lệnh của ông nên đuổi anh đi. Lúc đó nếu anh đến xin gặp ông, xin lỗi và tả oán: “Thưa Thiếu Tá… em thế này, em thế nọ…” rất có thể ông sẽ hủy cái lệnh thuyên chuyển đó. Nhưng anh đă không làm như thế. Sau một năm ở trong cái gọi là Đệ Nhất Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền anh đă chán nó quá rồi. Tự cho là ḿnh bị hành hạ, anh như tên phẫn chí muốn nếm cái gọi là “thú đau thương”, muốn xem đời lính c̣n làm cho ḿnh khổ sở đến đâu. Năm ấy, Hélène ơi, anh mới hai mươi tuổi!
    Anh nhận lệnh đuổi của Thiếu Tá Trần Tử Oai và anh lặng lẽ lên đường. Lệnh đổi anh xuống Đại Đội Trọng Pháo 102 ở thị xă Sóc Trăng.

    Gần như tất cả đội viên của Đệ Nhất Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền đều là lính mới ṭ te, tức là toàn là những thanh niên mới nhập ngũ như anh. Ở đây ít nhiều ǵ anh cũng có bạn, một bọn cùng lớ ngớ như nhau. Nay anh phải một ḿnh đi tới một nơi hoàn toàn xa lạ với anh, nơi anh không có qua một người quen biết nào. Cuộc đời sẽ dành cho anh những ǵ ở Sóc Trăng? Đó là câu hỏi thuộc loại những câu hỏi không thể trả lời được ở cơi đời này.
    Cứ kể ra th́ đoạn đầu cuộc đời binh nghiệp của anh cũng chẳng có ǵ đáng gọi là tối tăm, ảm đạm chi cho lắm. Không có mảnh bằng nào, dù là mảnh bằng nhỏ bằng miếng giấy gói thuốc lào, vừa vào lính anh được đeo ngay lon Hạ sĩ Nhất – Caporal Chef – sáu tháng sau đeo lon Trung sĩ – Sẹc-zăng, chữ Vê Vàng chứ có phải ít đâu. Trong khi đó th́ Văn Thiệt, nhân viên Nha Thông Tin Nam Việt, bị nhập ngũ, cùng vào Đệ Nhất Đại Đội Tuyên Truyền, người sau đó là chuyên viên đọc Quân Lệnh của Đài Phát Thanh Quân Đội, chỉ là đơ-dzèm-cù bắp: Binh nh́. Nếu anh cứ ở lính đều từ năm ấy, tức là năm 1953, cho đến ngày tan hàng 30-4-75, bét nhất anh cũng là Trung Tá.
    Nhưng như anh đă nói, anh không phải được sinh ra đời để làm lính. Anh tự chọn con đường riêng của anh, con đường mà anh thích. Con đường ấy trong những ngày cuối xuân, đầu mùa hạ 1954, đă đưa anh phiêu dạt đến thành phố Sóc Trăng.

    . . .

  10. #40
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,489
    Tiếp chương 21
    . . .

    Không một người đưa tiễn, buổi sáng anh đến Đệ Nhất Quân Khu – năm 1954, Hành Dinh Đệ Nhất Quân khu ở đường Hùng Vương Chợ Lớn – để lên chiếc xe GMC chở lính và vợ con lính đi xuống Bạc Liêu – Cà Mâu. Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi qua hai sông Tiền, sông Hậu, chiếc GMC đến thị xă Cần Thơ, Tây Đô của miền Nam Kỳ Lục Tỉnh. Chàng Trung sĩ Bắc Kỳ hai mươi tuổi là anh quăng cái sắc ma-rin xuống xe và ở lại Cần Thơ.
    Anh định ở lại thị xă này chơi một đêm, để hưởng cái thú tha hương lữ thứ. Trước đó anh đă từng đến đây nhưng những lần đó anh đều sống trong những trại lính. Đây là lần thứ nhất anh sống một ḿnh trong một thành phố hoàn toàn xa lạ. Chỉ việc vào Ô-Ten mở pḥng. Rồi đi lang thang ra phố. Thuở ấy ngay cả Sài G̣n cũng c̣n vắng người, nói ǵ đến Cần Thơ, dù Cần Thơ có được gọi là Tây Đô, là thành phố đông người nhất của Lục Tỉnh. Hai mươi tuổi anh chưa biết uống rượu, dù chỉ là rượu bia. Phải nói là anh chưa thích rượu mới đúng. chỉ uống một ly bia thôi là anh đă mặt đỏ, tai tái, nói năng loạng quạng, mất hết vẻ hào hoa phong thấp. Lại là thanh niên Bắc Kỳ không quen ăn những món ăn miền Nam, buổi trưa và buổi tối hôm ấy ở Cần Thơ anh chỉ toàn vào những tiệm Tầu ăn ḿ, hủ tíu.

    Buồn ơi là buồn. Vừa đi khỏi Sài G̣n có nửa ngày, anh đă thấy nhớ Sài G̣n ra rít. Không một người quen, anh không c̣n biết đi đâu, biết làm ǵ cho qua ngày. Làm cái ǵ cho qua đêm lữ thứ cô đơn này? Tất cả mọi thứ của Cần Thơ đều kém Sài G̣n. Buổi tối anh đi loạng quạng trên con phố chính của Cần Thơ. Anh đi qua rạp xi-nê. Từ Sài G̣n xuống Cần Thơ để chui vào rạp xi-nê là việc làm của những kẻ nếu không điên th́ cũng khùng. Phim chiếu ở Sài G̣n nát ra rồi mới mang đi chiếu ở tỉnh. Cả thị xă Cần Thơ năm ấy chỉ có một rạp xi-nê. Rạp tất nhiên là tồi hơn những rạp tồi của Sài G̣n, máy chiếu phim cũ rích, kêu rè rè điếc tai. Anh đi qua rạp hát cải lương đúng vào giờ chiêng trống lèng sèng. Thôi th́ vào coi cải lương cho đến 11 giờ đêm về Ô-Ten ngủ một ḿnh, đợi sáng mai xách đồ ra bến xe lên xe lô qua Sóc Trăng.
    Là thanh niên Bắc Kỳ lại nghiền xi-nê, tất nhiên là anh không thích cải lương miền Nam mấy. Nhưng như anh đă nói, đêm lữ thứ cô đơn ở Cần Thơ anh lấy vé vào rạp cải lương coi cho qua buổi tối không có việc ǵ làm. Tên đoàn Cải Lương tối hôm đó là ǵ? Anh không nhớ. Không nhớ là v́ anh chẳng để ư. Chỉ thấy tấm bảng quảng cáo để trước cửa rạp ghi tên vở hát là “Phấn Trang Lầu”. Vở nào cũng được, anh chẳng cần biết. Cứ mua vé vào xem nếu chán quá th́ lững thững đi ra. Nhưng em ơi… vở Phấn Trang Lầu quá hay. Đó là một vở tuồng Tầu. Người đóng vai chính là Kim Hoàng. Thời ấy Kim Hoàng đang là một danh ca của Cải Lương Miền Nam. Nhưng chị không được gọi là “Cải Lương Chi Bảo” chỉ v́ mấy anh nhà báo kịch trường thời chị chưa đặt ra cái danh từ ấy. Anh chẳng nhớ tên anh kép đóng chung với chị. Anh chỉ thấy là 90% gánh nặng diễn xuất của vở Phấn Trang Lầu đặt lên vai Kim Hoàng. Cô đào cải lương đang thời trẻ đẹp, cô hát hay mà diễn cũng thật mùi. Anh mải mê xem cho đến lúc thấy buổi tối đă về khuya, gần đến giờ văn hát rồi mà sao cái gọi là “anh-tri-gơ”, tức là câu chuyện t́nh ly kỳ của Phấn Trang Lầu, vẫn c̣n rối tinh rối mù chưa thấy có dấu hiệu ǵ là sắp giải quyết êm đẹp theo kiểu Happy Ending.

    Anh bắt đầu nghi. Cho đến giờ tan hát anh mới biết: Vở Phấn Trang Lầu tŕnh diễn hai đêm. Đêm nay là đêm thứ nhất. Đêm mai tŕnh diễn nốt phần hai. Quí vị muốn biết kết cuộc ra sao xin mời tối mai trở lại…
    Ngày… tháng… năm… theo nhau qua…. Ḍng thời gian trôi măi… Những mùa nắng đến, da thịt em thơm mùi cam. Những mùa mưa tới, tóc em thơm mùi trầm hương. Xuân đến, môi em hồng như mầu dưa hấu. Hạ tới, môi em đượm mùi sầu riêng, trong hơi thở em có mùi soài cát… 54, 64 rồi 74… Măi cho đến năm 1982, nghĩa là 28 năm sau đêm xem Kim Hoàng diễn Phấn Trang Lầu ở Cần Thơ, anh mới có dịp được ngồi chung bàn với Kim Hoàng và Như Mai ở Sài G̣n, một Sài G̣n đầy Việt Cộng. Cuộc gặp gỡ thật t́nh cờ. Anh nói với Kim Hoàng:
    – Tôi vẫn định nói với chị chuyện này, măi cho đến hôm nay mới có dịp. Trong nhiều năm qua tôi có gặp chị nhiều lần ở Sài G̣n, có lần cùng ăn chung một tiệm ăn với chị ở Vũng Tầu, ở Đà Lạt, nhưng v́ tôi không được quen chị nên không tiện nói. Năm 1953, tôi đang ở lính trong Đại Đội Vơ Trang Tuyên Truyền của Pḥng Năm Bộ Tổng Tham Mưu. V́ tôi ba gai nên tôi bị Thiếu Tá Trần Tử Oai đổi đi xuống măi tận Sóc Trăng. Trên đường đi, tôi ghé lại thị xă Cần Thơ ở chơi một đêm. Tối đến buồn quá tôi vào rạp xem cải lương. Chị diễn vở Phấn Trang Lầu. Chị diễn hay quá, cốt truyện lại ly kỳ, hấp dẫn. Tôi xem mà mê luôn. Mà vở đó lại diễn hai đêm. Tôi xem đêm đầu. Tuồng hay mà chị diễn hay đến nỗi tôi phải ở lại Cần Thơ một ngày, một đêm nữa chỉ để coi chị diễn đêm thứ hai… Sẽ có ngày tôi viết lại những ngày ở lính của tôi, trong đó có chuyến đi của tôi xuống Sóc Trăng. Tôi sẽ viết chuyện tôi phải ở lại thêm một đêm nữa ở Cần Thơ chỉ để xem chị diễn Phấn Trang Lầu…

    Sự thật chăm phần chăm đó, em ơi… Em đa t́nh và em thông minh – quy luật của loài người là đàn bà càng đa t́nh chừng nào càng thông minh, càng sắc xảo chừng ấy – em dư biết lời nào anh nói thật và lời nào anh thêm mắm, thêm muối. Trên đường phiêu bạt từ Sài G̣n đầu năm 54 xuống Sóc Trăng, anh đă ở lại Cần Thơ một đêm, rồi ở lại Cần Thơ một đêm nữa chỉ để xem Kim Hoàng diễn Phấn Trang Lầu, để xem vở tuồng kết thúc ra sao. Nửa ngày thứ nhất của anh ở Cần Thơ năm ấy đă nặng nề rôi, nửa ngày thứ hai của anh ở Cần Thơ nó c̣n nặng nề hơn gấp bội. Không có ǵ bắt buộc anh phải ở lại Cần Thơ thêm một ngày, một đêm, anh tự ư ở lại. Nhưng ngày dài quá. Buổi sáng c̣n đỡ, đến trưa ngày thứ hai th́ anh hết chịu đựng nổi nữa rồi. Nhưng năm ấy số hành khách đi lại thật ít. Muốn từ Cần Thơ sang Sóc Trăng th́ buổi sáng trước 7 giờ khách phải đến bến xe. Mỗi ngày chỉ có nhiều lắm là 2 chuyến xe lô chở chừng hai mươi người khách từ Cần Thơ sang Sóc Trăng. Chừng 1 giờ trưa th́ xe lô chở khách từ Sóc Trăng trở về Cần Thơ. Ai đi không kịp chuyến xe buổi sáng th́ chỉ c̣n có thể làm được hai việc: ở lại chờ sáng mai hoặc là bao nguyên một chiếc xe lô để qua Sóc Trăng một ḿnh. Không phải là thiếu xe chạy mà là không có khách.
    Anh ở lại Cần Thơ ngày thứ hai. Đến trưa th́ anh muốn bỏ mặc cả Cần Thơ lẫn Kim Hoàng và Phấn Trang Lầu để một ḿnh đi sang Sóc Trăng. Qua nơi xa lạ kia anh cũng cô đơn thôi, nhưng ít nhất qua đấy anh cũng vào sống trong một trại binh, có người nọ người kia, dù chỉ toàn là những người lạ, nhưng anh chắc rằng anh cũng không đến nỗi quá sức buồn chán như những giờ phút này ở Cần Thơ. Thời gian quả thật là một cái ǵ hết sức co răn: khi ta thoải mái, sung sướng hay vui mừng, ta muốn cho thời gian qua thật chậm, nhưng ngược lại những lúc ấy thời gian lại qua thật mau. Khi ta mong cho thời gian qua mau, nó trôi ŕ ŕ như những tảng đá. Tới buổi trưa ngày thứ hai ở Cần Thơ, khi anh chịu hết nổi và muốn bỏ sang Sóc Trăng th́ không c̣n được nữa rồi. V́ Cần Thơ không c̣n chuyến xe lô nào cho khách sang Sóc Trăng nữa.
    Và như thế là anh ở lại Cần Thơ thêm một ngày một đêm nữa để xem Kim Hoàng diễn Phấn Trang Lầu. Nhưng có thật là anh ở lại Cần Thơ thêm một ngày một đêm nặng ch́nh chịch và dài dằng dặc nữa chỉ để xem Kim Hoàng diễn Phấn Trang Lầu mà thôi hay c̣n v́ một nguyên nhân ly ky bí ẩn nào khác? Để anh tính em nghe: trong chuyến đi của anh từ Sài G̣n xuống Sóc Trăng năm 1954 có ba t́nh huống có thể xẩy ra:
    1- Nếu anh cứ ngồi trên chiếc xe MGM để đi thẳng một lèo từ Sài G̣n đến Sóc Trăng anh đă không gặp em.
    2-Nếu Phấn Trang Lầu chỉ là vở tuồng Tầu diễn trong một đêm thôi, anh đă không ở lại Cần Thơ thêm một ngày một đêm nữa, sáng hôm sau anh đă xách sac marin lên xe lô sang Sóc Trăng và anh đă không được gặp em.
    3- V́ vở Phấn Trang Lầu diễn tới hai đêm, v́ Kim Hoàng diễn xuất hấp dẫn, v́ tuồng tích gay cấn nên anh đă ở lại Cần Thơ thêm một ngày, một đêm, và v́ vậy anh đă gặp em.

    T́nh cờ, ngẫu nhiên hay có sự định trước? Một sự định trước mà chúng ta không hề ngờ biết? Bốn mươi năm sau ngày việc đó xẩy ra trong đời chúng ta, anh vẫn thường suy nghĩ về câu hỏi đó và anh vẫn không t́m được câu trả lời thỏa đáng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 05-04-2012, 03:48 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 18-03-2012, 06:31 AM
  3. Cuộc Chiến Đấu Cuối Cùng Ở Xuân Lộc
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 7
    Last Post: 09-12-2011, 08:35 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-05-2011, 01:13 AM
  5. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •