Page 44 of 94 FirstFirst ... 3440414243444546474854 ... LastLast
Results 431 to 440 of 937

Thread: Ngày này năm xưa

  1. #431
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Hành tŕnh ngôn ngữ Xưa & Nay: (4/4)

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...be-xe-hay.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/12...ua-nay-44.html

    A Bê Xê hay A Bờ Cờ?

    Trước tiên, xin xác định, hành tŕnh ngôn ngữ tiếng Việt có cột mốc thời gian Xưa và Nay được căn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cảnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loạt bài về hành tŕnh ngôn ngữ, tác giả có tham vọng phản ảnh những giai đoạn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
    ***
    Ngày xưa, ngay từ thời niên thiếu, tôi đă nghe câu nói:

    "ABC
    Không có nhà
    Đi ở thuê"


    Tôi không bàn đến việc không có nhà nên phải đi ở nhà thuê mà chỉ đề cập đến cách đọc những mẫu tự ABC. Câu trên phải đọc là “A, Bê, Xê” cho hợp vần với “Đi ở thuê”. Sẽ là điều trái cẳng ngỗng khi đọc là “A, Bờ, Cờ”, hoàn toàn không hợp với vần của câu thứ ba: “A, Bờ, Cờ - Không có nhà – Đi ở thuê”!

    Như vậy, ta có 2 cách phát âm các mẫu tự, cách nào cũng đúng nhưng c̣n tùy thuộc vào ngữ cảnh. Có điều, dù đọc theo trường phái "A, Bê, Xê" hay "A, Bờ, Cờ" chỉ khác nhau ở các phụ âm như B, C, D… c̣n những nguyên âm như A, O, E, I, Y… hoàn toàn không có sự khác biệt.

    Ngược ḍng lịch sử, Giáo sư Hoàng Xuân Hăn (1908–1996) là một trong những người có công lớn trong việc truyền bá quốc ngữ qua Phong trào B́nh dân Học vụ trước giai đoạn tản cư vào cuối năm 1946.

    Trong bài viết "Nhớ lại Hội truyền bá Quốc Ngữ, nhân kỷ niệm 50 năm" đăng trên tập san Đoàn Kết (số 405-406, tháng 9 và 10 năm 1988, xuất bản tại Paris), Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn có nhắc đến “những chữ dễ viết cho những ngón tay chưa từng cầm bút... V́ lẽ đó tôi đă bắt đầu sách bằng hai chữ I, Tờ”.

    Trong cuốn "I, Tờ" Giáo sư Hăn đă đưa ra cách phát âm các mẫu tự B, C, D, Đ... bằng Bờ, Cờ, Dờ, Đờ... và các phụ âm kép NG, PH, TH, TR là Ngờ, Phờ, Thờ, Trờ... Chẳng hạn, để đánh vần chữ Ba, theo Giáo sư Hăn, sẽ là "Bờ A Ba". Cách đánh vần này sẽ dễ dàng hơn "Bê A Ba". Trong trường hợp phụ âm kép như chữ Thơ sẽ đánh vần là "Thờ Ơ Thơ" thay v́ "Tê Hát Ơ Thơ".

    Nói chung, phương pháp đánh vần của Giáo sư Hăn rất đơn giản nhưng lại rất thích hợp, nhất là đối với những người lớn tuổi muốn học chữ quốc ngữ. Bên cạnh đó là những vần thơ giúp người học dễ nhớ như:

    I Tờ hai móc giống nhau,
    I ngắn có chấm, Tờ dài có ngang

    O tṛn như quả trứng gà,
    Ô thời đội nón, Ơ thời có râu

    Huyền ngang, Sắc dọc, Nặng tṛn,
    Hỏi lom khom đứng, Ngă thời nằm ngang


    Vào thập niên 50 lại có bài hát Cô Tú của Long Châu khá phổ biến vào thời đó để cổ xúy cho việc học chữ quốc ngữ với những lời ca như sau:

    Ai về chợ huyện là huyện Thanh Vân,
    Hỏi thăm, hỏi thăm Cô Tú đánh vần được chưa?
    Đánh vần năm ngoái, năm xưa,
    Năm nay quên hết nên chưa biết ǵ.

    Lưng trời tiếng sáo vu vi,
    Vẳng nghe ai học chữ i, chữ tờ.
    Sách i tờ phát không cho học,
    Liệu cô ḿnh đă đọc được chưa?

    Đôi bên bác mẹ cùng già,
    Lấy cô hay chữ để mà cậy trông.
    Mùa hè cho chí mùa đông,
    Ruộng vườn thóc lúa tính thông cô chẳng nhầm.

    Nụ tầm xuân c̣n đương phong nhuỵ,
    Xin cô ḿnh đừng phí ngày xanh.
    B́nh dân Học vụ lập thành,
    Cô nên tới đó học hành cho thông


    Từ đó, ta có cách dạy đánh vần chữ quốc ngữ theo phương pháp "I Tờ", một thuật ngữ gắn liền với Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn. Ông là một học giả đa tài trong nhiều lănh vực: giáo sư toán học, kỹ sư, nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục. Ông cũng là người soạn thảo và ban hành Chương tŕnh Trung học Việt Nam đầu tiên (*).


    Học giả Hoàng Xuân Hăn (1908-1996)

    Ở Việt Nam ngày nay, chữ “I Tờ” khá phổ biến nhưng không c̣n mang ư nghĩa ban đầu của Giáo sư Hăn. "I Tờ" hoặc "I Tờ Rít" là một tĩnh từ chỉ sự dốt nát kiểu "lớp ba trường làng" hay không chuyên môn như trong câu: “Về computer th́ tôi rất… I Tờ”. Với một số người, thậm chí "I Tờ" c̣n là cách đọc của chữ tắt IT (information technology – công nghệ thông tin) nên câu thí dụ vừa nêu c̣n có thể đổi là: “Về I Tờ th́ tôi rất… I Tờ” hoặc “Về Ai Ti th́ tôi rất… I Tờ”. Tiếng Việt ngày nay càng ngày càng rắc rối!

    Nhân nói về công nghệ thông tin, xin bàn thêm một chút về kư hiệu @, tiếng Anh gọi là “At sign” (dấu At). Khởi thủy, @ thường được dùng trong thương mại và kế toán để chỉ đơn giá “each at”. Chẳng hạn như “10 apples @ 10 pennies” (10 apples each at 10 pennies – 10 quả táo, mỗi quả 10 xu).

    Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, xuất bản một cuốn sách mang tựa đề trong có kư hiệu @ rất ‘thời thượng’ vào thời kỳ bùng nổ Internet: “Business @ the Speed of Thought” (tạm dịch là Kinh doanh theo tốc độ của tư duy).

    Nhu cầu về máy tính đ̣i hỏi cần phải có một kư tự đặc biệt để tách biệt tên người sử dụng máy tính với tên miền trong hệ thống mạng nên vào năm 1972, chuyên gia lập tŕnh Ray Tomlison chọn kư hiệu @ để biểu thị địa chỉ trên e-mail, chẳng hạn như abc@yahoo.com...

    Trong khi các mẫu tự trong hệ thống chữ La Tinh ABC khi phát âm mỗi nước đọc một khác th́ kư hiệu @ mỗi quốc gia đọc một kiểu! Người Đức gọi @ là “affenschwanz hay apenstaartje” (đuôi khỉ), Ư gọi là “chiocciola” (ốc sên), Hungari là “kukak” (con sâu), dân Nga gọi là “sobaka (собака)” (con chó), sang đến Hy Lạp trở thành con vịt “papaki”, Thổ Nhĩ Kỳ lại biến thành “bông hồng”, …

    Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Người ta gọi @ bằng nhiều tên: “a móc”, “a ṿng”, “a c̣ng”… Gần đây lại c̣n có những tên như “a đuôi” hoặc… “lỗ tai heo”! Theo cách gọi này, khi có ai hỏi địa chỉ e-mail, bạn có thể tỉnh bơ trả lời: “Địa chỉ e-mail của tớ là Nguyễn Văn Nhậu, lỗ tai heo, da-hu chấm com”.


    Chân dung Julian Paul Assange,
    người sáng lập WikiLeaks, được tạo h́nh bằng dấu @

    Trong khi miền Bắc trung thành với cách đọc "A, Bờ, Cờ" từ thời B́nh dân Học vụ th́ ở miền Nam, từ năm 1954 đến 1975, khi trẻ bước vào lớp Năm (tương đương với lớp 1 ngày nay) được dạy đánh vần các mẫu tự ABC theo cách phát âm A, Bê, Xê. Sự thay đổi sau năm 1975 được mệnh danh là cải cách hoặc cải tiến giáo dục.

    Thế nhưng, sau 1975, khi bắt đầu học toán, các em làm quen với một h́nh chữ nhật có 4 góc ABCD lại được thầy cô đọc là A, Bê, Xê, Dê chứ không c̣n là A, Bờ, Cờ, Dờ như cách đọc ở lớp vỡ ḷng. Nếu phụ huynh thắc mắc, thầy cô trả lời rất đơn giản: “Trên hướng dẫn như thế!”.

    Bản thân tôi đă được nghe cháu ngoại đọc báo và không thể hiểu nổi "Bộ Lờ Đờ Tờ Bờ Xờ Hờ" là cái ǵ. Măi cho đến lúc nh́n vào mặt chữ in trên tờ báo mới giật ḿnh v́ đó là những chữ viết tắt: Bộ LĐ-TB-XH (Bộ Lao động – Thương binh – Xă hội)! Các bậc ông bà, cha mẹ không dám sửa v́ con cháu luôn có điệp khúc: “Cô giáo bảo thế!”.



    Cuộc vận động TDĐKXDĐSVHƠKDC là ǵ?

    Về ngôn ngữ, ngoài xă hội cũng ‘loạn’ không kém ǵ môi trường giáo dục. Chẳng hạn như khi nhóm G7, G20 nhóm họp, đài truyền h́nh trung ương (VTV) đưa tin qua tên gọi các nhóm này là "Gờ Bảy", "Gờ Hai Mươi"… trong thi đó bản tin của đài Sài G̣n (HTV) vẫn trung thành với cách phát âm cũ: "Giê Bảy", "Giê Hai Mươi"!

    Xem quảng cáo trên TV về việc cài đặt GPRS trên điện thoại di động th́ phát thanh viên miền Bắc đọc là "Gờ Pờ Rờ Ét" c̣n trong Nam lại phát âm là "Giê Pê Rờ Ét"… (Nếu trung thành với cách phát âm cũ ABC th́ phải là "Giê Pê E Rờ Ét" chứ). Xem đá bóng th́ có đội "Mờ U" ở miền Bắc và "Em U" ở trong Nam... dù đó chỉ là một đội Manchester United (MU) tận bên Anh!

    Trên đây là chuyện đọc, nhưng chuyện viết cũng nhiêu khê không kém. Ngày nay, người ta có khuynh hướng biến chữ Y thành I. Theo cách này, công ty sẽ thành công ti, kỹ thuật biến thành kĩ thuật nhưng không biết đến bao giờ ta sẽ có Ti I tế thay cho Ty Y tế? Tại miền Nam ngày xưa cũng có hiện tượng đổi Y thành I, nhưng trong trường hợp nữ ca sĩ Thanh Thúy chắc chẳng ai nỡ nhẫn tâm đổi tên người đẹp thành "Thanh Thúi"!

    Xem ra cách viết đúng chính tả vẫn c̣n là một vấn đề nhức nhối đối với các nhà ngôn ngữ học. Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị Áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường Kách Mệnh.

    Đường Kách Mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Trong phạm vi ngôn ngữ, chúng ta chỉ thắc mắc tại sao viết Kách mệnh mà không phải là Cách mệnh hay Cách mạng?

    Có người giải thích vào thời điểm thập niên 20, hệ thống chính tả của Việt Nam c̣n đang trong thời kỳ sơ khai, chưa có những quy định chặt chẽ nên người viết có thể tùy tiện như trường hợp Kách mệnh hoặc Nhân zân, thay v́ Nhân dân, hay Giải fóng thay v́ Giải phóng…


    Đường Kách Mệnh

    Tuy nhiên, mặc dù ngày nay tiếng Việt đă được hoàn thiện phần nào nhưng đâu đó vẫn c̣n những trường hợp tùy tiện trong cách viết. Chẳng hạn như tên của một số địa phương, vẫn chưa có sự thống nhất. Tại miền Nam, tỉnh Đắc Lắc lại c̣n có tên Dak Lak và Đắc Nông lại biến thành Đắk Nông. Miền thượng du Bắc Việt, tỉnh Bắc Cạn được viết theo ‘kiểu mới’ là Bắc Kạn.

    Không biết đến bao giờ B́nh Ca (một địa danh với chiến công hiển hách trên ḍng sông Lô thời kháng chiến trong bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ… "Văn Kao") sẽ được đổi thành B́nh Ka? Nếu cái đà đổi C thành K vẫn tiếp diễn th́ một ngày nào đó Củ Chi, ‘đất thép thành đồng’, sẽ có tên mới là Kủ Chi; Cần Thơ ‘gạo trắng nước trong’ sẽ mang tên Kần Thơ và Cao Bằng mạn ngược sẽ biến thành Kao Bằng!

    Phải chăng v́ C và K, nếu phát âm theo cách A, Bờ, Cờ, chỉ có một cách đọc duy nhất là Cờ cho cả hai mẫu tự nên ta có thể viết tùy tiện?

    ===

    Chú thích:

    (*): Hoàng Xuân Hăn sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xă Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đó cũng là lư do ngày nay tại Hà Tĩnh có trường trung học mang tên ông.

    Năm 1926, ông đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut. Năm 1928, ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

    Năm 1930, ông đỗ vào trường École Normale Supérieure và Trường Bách khoa Paris. Ông chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.

    Năm 1932-1934: Ông vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris). Năm 1934: Trở về Việt Nam, 4 tháng sau đó sang Pháp. Từ năm 1934 đến năm 1936 trở lại Pháp; đậu cử nhân toán 1935, và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).

    Từ năm 1936 đến năm 1939, ông trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học. Từ năm 1939 đến năm 1944, v́ chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông t́m thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lư Thường Kiệt.

    Năm 1942, ông cho xuất bản Danh từ khoa học. Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội, Hoàng Xuân Hăn được mời dạy môn cơ học. Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ư kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam. Ngày 17/4/1945, ông tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật.

    Từ ngày 20/4 đến ngày 20/6/1945, với chức bộ trưởng, ông đă thiết lập và ban hành chương tŕnh giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.

    Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, ông trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu văn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

    Ông sang Paris năm 1951 và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 1951-1954 ông đă giúp Thư viện Quốc gia Pháp và các thư viện Ḍng Tên ở Ư và Ṭa Thánh Vatican làm thư mục về sách Việt. Ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Địa (Sài G̣n, 1966-1974), tập san Khoa học - Xă hội (Paris, 1976-1987), Đoàn Kết (Paris, 1976-1981), Diễn Đàn (Paris 1991-1994).

    Ngày 21/7/1992, ông thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền do ông làm chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương. Ngoài ra, tại Paris ông đă hoàn tất công tŕnh lớn về Đoạn trường tân thanh có tên "Nghiên cứu về Kiều" từ hơn 50 năm nay.

    Ông mất lúc 7 giờ 45 ngày 10/3/1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14/3/1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.

    ***

    (Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 10: Thời xuống lỗ)

    Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

    Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
    Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
    Chương 3: Thời thanh niên (Sài G̣n)
    Chương 4: Thời quân ngũ (Sài G̣n – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
    Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
    Chương 6: Thời điêu linh (Sài G̣n, Đà Lạt)
    Chương 7: Thời mở ḷng (những chuyện t́nh cảm)
    Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
    Chương 9: Thời hội nhập (Bút kư những chuyến đi tới 15 quốc gia và lănh thổ)
    Tác giả bắt đầu viết chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

    ***

    8 Comments on Multiply

    thomnx wrote on Apr 9, '11
    Ở miền Bắc, thời tôi đi học các con chữ ABC cscs thầy cũng dạy đọc là A bê xê chứ không phải A bờ cờ. H́nh như cách đọc A bờ cờ mới phổ biến gần đây thôi.

    thomnx wrote on Apr 9, '11
    “Không biết đến bao giờ B́nh Ca (một địa danh với chiến công hiển hách trên ḍng sông Lô thời kháng chiến trong bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ… Văn Kao) sẽ được đổi thành B́nh Ka? Nếu cái đà đổi C thành K vẫn tiếp diễn th́ một ngày nào đó Củ Chi, ‘đất thép thành đồng’, sẽ có tên mới là Kủ Chi; Cần Thơ ‘gạo trắng nước trong’ sẽ mang tên Kần Thơ và Cao Bằng mạn ngược sẽ biến thành Kao Bằng!”
    HÓM!!!

    sgphuongnam wrote on Apr 9, '11
    sau 1975 csVn đă bắt đầu thay đổi ngôn ngữ và văn hóa VN, mục đích đê tiện của họ là muốn tiêu diệt hoàn toàn tất cả những ǵ mà họ nghĩ là thuộc về VNCH. Họ quên rằng đó là ngôn ngữ và văn hóa VN từ lâu đời chứ không phải thụôc về một Chế độ nào. Thí dụ như "Nhà Bảo sanh" họ đổi thành "Xưởng đẻ", "Nữ Quân Nhân" đổi thành "chiến sĩ gái", và lối đọc mẫu tự A bê xê thành a bờ cờ ....v...v..
    Buồn thay cho một đất nước bị ảnh hưởng bởi giới Lănh đạo không có tŕnh độ...

    nguyenngocchinh wrote on Apr 18, '11
    Sau khi post bài này trên Multiply, tác giả nhận được e-mail của anh Ngô Trí Thịnh, một người bạn ngày xưa cùng dậy tại Trường Sinh ngữ Quân đội Sài G̣n. Nguyên văn như sau:

    “Bạn Chính thân,
    Bài viết về “A Bê Xê” hay “A Bờ Cờ” đă đưa tôi trở lại một thời đa số người VN được khuyến khích tham gia phong trào B́nh Dân Học Vụ để chống nạn mù chữ. Thật cảm động thấy h́nh ảnh của các ông bà hầu hết tại miền quê bất kể tuổi tác đă hăng hái tụ tập tại các nơi công cộng đền miếu đ́nh chùa ê a tập đánh vần. Lúc đó tôi mới 10 tuổi đang là một học tṛ lớp Nh́ Năm Thứ Nhất nhưng đă có thể cảm nhận được niềm hân hoan của những người này, lần đầu trong cuộc đời họ đă nhận ra được ư nghĩa của những ḍng chữ mà từ bao lâu họ đă không có một hiểu biết nào.
    Đó là vào giai đoạn lịch sử quan trọng của Đất Nước vào những năm đầu thập niên 40 khi quân đội Nhật chiếm đóng nước ta, chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc, thiết lập chính phủ Trần Trọng Kim rồi chuyển qua nhà nước do Việt Minh cầm đầu sau kết thúc Thế Chiến II.
    Nhờ chi tiết do bạn ghi về tác giả phương pháp giản dị hóa cách đánh vần chữ quốc ngữ của Học Giả Hoàng Xuân Hăn trong dịp này nên tôi không c̣n thắc mắc về công lao đóng góp của ông trong nỗ lực chống nạn mù chữ cho dân Việt Nam. Vào buổi giao thời lúc đó, mọi người ngơ ngác trước những đổi thay đến chóng mặt về mọi phương diện nên không kịp nhận định hư thực về những ǵ xẩy ra và cứ cho là tất cả đều khởi đầu từ "mùa thu cách mạng"!
    Dĩ nhiên, c̣n nhiều ngộ nhận sẽ được sáng tỏ với thời gian và cái ǵ thuộc về Cesar phải được trả về Cesar.
    Thân chào bạn và mong được đọc thêm các bút kư khác của bạn.
    Thịnhngô
    Một dân LSNQD

    andropause wrote on Apr 20, '11
    Cái ǵ lập đi lập lại cũng thành thói quen anh ạ ! Thí dụ như em vốn học kiểu a, bê, xê nhưng nghe bờ, cờ hoài cũng ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể nhất là chữ gmail đa số sẽ đọc là gờ meo! Đọc j meo hay giê meo thấy hơi khó hiểu!

    linalol wrote on Apr 21, '11
    a bờ cờ là đọc phiên âm. A bê xê đọc tên gọi của mẫu tự. Cám ơn bài viết của bạn.

    kinhkhatran wrote on Jun 18, edited on Jun 18
    Hồi trước 1975 vào lớp mẫu giáo được cô dạy một bài hát rất hay về hai mươi bốn chữ cái. Xin phép được chia sẻ lại nơi đây để nhớ lại thời thơ ấu.
    A.. B.. C là ba chữ đầu,
    Ớ Ờ Ơ là chữ có râu.
    Ô Ê kia đầu có nón che,
    Học cho thông em chớ ngủ nhè...
    .......
    Dĩ nhiên hồi đó được dạy đọc là A Bê Xê.
    Riêng chữ KHỔ. Vâng, tuy hồi đó có khổ thật nhưng ai cũng ca hát (Ca Hát ô khổ hỏi khổ). C̣n bây giờ Kh đọc là "khờ" ----- "khờ" ... nên khổ !!!

    linalol wrote on Jun 18
    kinhkhatran said “Riêng chữ KHỔ. Vâng, tuy hồi đó có khổ thật nhưng ai cũng ca hát (Ca Hát ô khổ hỏi khổ). C̣n bây giờ Kh đọc là "khờ" ----- "khờ" ... nên khổ !!!”
    Hihi..

  2. #432
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Sự khác biệt giữa 2 nền giáo dục Nam Bắc VN

    https://caphecaumat.blogspot.com/201...-nam.html#more
    https://vuthethanh.com/2016/08/22/ma...-duc-mien-bac/
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/12...o-duc-nam.html


    Hai nền giáo dục Nam Bắc VN
    Đây là một bài phân tích nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và rất thực tiễn của một nhà văn miền Bắc. Hãy cùng đọc để biết thêm nguồn gốc của vũng lầy quê hương.


    Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học. Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, c̣n sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.

    Có điều, không phải chỉ là sự ṭ ṃ, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng ḷng với cách làm như vậy.

    Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế th́ để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
    Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài.

    Tuy nhiên, do việc t́m hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi t́m thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.

    Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay t́m cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà c̣n muốn xếp loại nền giáo dục tôi đă hấp thụ.

    Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài G̣n.

    KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH H̀NH THÀNH

    Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xă hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.

    Ngay từ những năm 1948 – 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đă h́nh thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập trung và có ư nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm, những cách h́nh thành, các trường sở… về sau.

    Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.

    Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đă học được trong các nhà trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu quả nào đó.

    Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống tạm bợ ít ngày cần ǵ. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ư chí hơn khả năng thực tế. Quan niệm giáo dục chưa h́nh thành cũng phải làm.

    Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho ḿnh cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng .

    Trong khi ở khu vực kháng chiến h́nh thành nền giáo dục như trên th́, ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đă tồn tại ở Hà Nội, Hải Pḥng, Huế, và rơ nhất là ở Sài G̣n, và sau này chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.

    Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác nhau, c̣n phải nghiên cứu công phu, ư kiến của chúng tôi chỉ mới là những phác thảo sơ bộ.

    CHUẨN VÀ PHI CHUẨN

    Đáng lẽ khi ḥa b́nh lập lại những người kháng chiến đă trở về Hà Nội cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, th́ — như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận — nó lại ăn sâu vào mọi mặt, chi phối cách h́nh thành và những định hướng lớn của GDMB

    Nói quá lên th́ có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đă không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đă bất thành nhân dạng.

    Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm — rồi để yên ḷng nhau, sẽ viện ra đủ lư lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.

    Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận ṇng cốt là những giáo sư đă học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở về.

    Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được th́ mai làm. GDMN cũng theo, GDMB th́ không.

    Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.

    Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học.

    Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.

    Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.

    Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ư chí đă thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng th́ miền Bắc buộc miền Nam phải theo.

    Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi th́ ḿnh phải ḅ phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng ḿnh cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.

    KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM

    Về bộ máy giáo dục

    Có dịp t́m hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài G̣n trước 75, tôi nhận ra một sự thật — hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người riêng của nó.

    Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xă hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ tŕ mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm ǵ chỉ về mở trường trong vùng.

    C̣n các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện — là người do triều đ́nh cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử th́ triều đ́nh cũng phải duyệt.

    Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định.

    C̣n ở miền Bắc th́ hoàn toàn ngược lại.

    Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen.

    C̣n người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua.

    Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. C̣n văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.

    Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học tṛ ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.

    Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ cộng ḥa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai. Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.

    Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.

    Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.

    Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.

    Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đă nát như thế nào và người ta cố t́nh che giấu như thế nào.

    Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái ǵ th́ dân được biết cái đó.

    Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đ́nh, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quư.

    Ở các địa phương việc huy động thầy tṛ vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến.

    Người ta tự coi ḿnh đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. C̣n những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, th́ không ai cần biết.


    Những nguyên tắc căn bản của giáo dục

    Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng.

    Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.

    Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đă nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đă nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản – khai phóng- dân tộc những nguyên tắc này đă ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.

    Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba th́ hoàn toàn người làm GDMB không có một ư niệm ǵ hết.

    Về tính dân tộc

    Ta hăy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa
    giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xă hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở ḿnh, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
    http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-g...en-thanh-liem/

    Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn th́ khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân ḿnh tự làm lấy giáo dục của ḿnh. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa ǵ nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đă mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ư làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.

    Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Th́ cũng là cách hiểu trong giáo dục.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Về tính nhân bản

    Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt



    Cách hiểu của GDMN:
    chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lư nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-g...en-thanh-liem/

    dù có được coi là đúng đi nữa, cũng không bao giờ được ứng dụng. Mà trong thực tế, lại làm ngược.

    Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa th́ hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.

    Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    (Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa http://vi.wikipedia.org/wiki/

    phải được coi là xa lạ và nếu có ai nghĩ vậy th́ cần phê phán.

    Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ư một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà c̣n là nguyên lư chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.

    Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đă nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
    –Xét chung th́ nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhăm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu – VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đă trở thành công cụ của guồng máy cộng sản th́ mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)

    Có thể mượn để nói về GDMB.

    Về tính khai phóng

    Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.

    Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ư nói làm cho tốt đẹp hơn; không ḱm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.

    Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.

    Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận.

    Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của ḿnh. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
    Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xă hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xă hội, làm cho xă hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
    http://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-g...en-thanh-liem/

    là theo tinh thần khai phóng vừa nói.

    Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. C̣n với GDMN, chính là cần khai phóng th́ mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.

    Nh́n theo cách nào th́ khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài G̣n đă nói cũng bao hàm một ư nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đă làm ngược lại.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    ĐOẠN KẾT

    Giống như xă hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không b́nh thường.

    Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 th́ GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố t́m cốt cách riêng của ḿnh, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.

    Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại th́ GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Vương Trí Nhàn


    Ông sinh ngày 15 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội. Quê quán của ông là xă Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

    Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, hệ 3 năm vào năm 1964, sau đó gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến đầu năm 1979. Trong quân đội ông có nhiệm vụ chính là dạy học và về sau làm báo. Ông từng giáp mặt với thực tế chiến trường như B5, B4.

    Giáo dục VNCH: sự tiếc nuối vô bờ bến:
    http://www.mautam.net/forum/viewtopic.php?t=184608

  3. #433
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Xá tội vong nhân

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2018/...vong-nhan.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2018/12...hinhhoiuc.html
    Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018


    * Đây là bài viết được sáng tác khi tôi đi “học tập cải tạo” trở về. Thế cho nên, giọng văn cũng như câu chữ trong bài có mang hơi hướng của một người đă từng trải qua một sự “đổi đời” giữa hai chế độ chính trị tại Việt Nam nói chung và Miền Nam nói riêng. Rất t́nh cờ, tôi t́m lại được bản thào 6 trang giấy đánh máy đă tàn úa v́ thời gian. Tôi đă bỏ th́ giờ để đánh lại trên máy vi tính… và đây là một bài viết tưởng chừng như đă đi vào quên lăng.

    ***



    Rằm tháng bảy, ngày Xá tội vong nhân.

    Hôm nay là buổi họp mặt hàng năm của những “Người-Đă-Chết”. Tùy theo tín ngưỡng của ḿnh, bạn có nhiều ngôn từ để gọi tên họ: những cô hồn, những linh hồn, những bóng ma và cũng có thể là hư vô, là một cái ǵ đó không tên sau khi đă biến mất trên mặt đất. Họ thuộc thành phần chung chung, chưa đủ xấu để bị đầy xuống cái thế giới đáng sợ mà con người gọi là Địa Ngục, và cũng chưa đủ tốt để được chuyển lên nơi mà con người hằng mơ ước: Thiên đường.

    Sở dĩ có buổi họp mặt hôm nay là để những “Người-Đă-Chết” có một ư niệm tổng quát về cái thế giới mà họ đă ra đi và đă quên hết v́ “Bát Cháo Lú” đầu tiên và cuối cùng đă nuôi sống họ trong suốt giai đoạn chờ đợi được phân bổ về một trong ba nơi: Thiên Đường, Địa Ngục và Trái Đất. Tất cả những “Người-Đă-Chết” đều trong trắng: không màu da, không chính kiến, không yêu thương-hờn giận và cũng không tham lam-bạo tàn. Tắt một lời, họ “Không” tất cả những cái “Có” đang chi phối đời sống con người trên trái đất.

    Trong buổi họp mặt hôm nay, họ sẽ được giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc để chuẩn bị “Làm Người”. Có thể bạn sẽ gặp nhiều câu hỏi thật ngây ngô, nhưng như đă nói ở trên, những “Người-Đă-Chết” đều trong trắng, hóa ra nều đánh giá họ ‘ngây ngô’ chỉ v́ ta đă nh́n họ qua con mắt trần tục, đầy thành kiến của con người.

    Buổi họp đặt ra để được thuyết tŕnh về trái đất gồm những câu hỏi do những “Người-Đă-Chết” đặt ra. Cũng cần nói thêm, sở dĩ họ thắc mắc v́ trong mẫu “Đơn Làm Người” được phát có quá nhiều chi tiết đ̣i hỏi phải điền đầy đủ theo thủ tục trước khi trở lại với “Thế Giới Thứ Ba”.

    Buổi họp mặt bắt đầu và sau đây là biên bản.

    - Tại sao phải chọn một trong hai phái Nam hoặc Nữ ghi trong đơn?
    - Đây là một vấn đề tế nhị. Trên nguyên tắc, nó không phải là yếu tố để đánh giá địa vị và quyền lợi trong xă hội loài người. Nó được đặt ra chủ yếu là để tái sinh con người, nhờ đó hôm nay các ngươi mới có cơ hội để trở lại trái đất. Ngoài ra, nó c̣n có mục đích tô điểm cuộc sống con người thêm phong phú qua dạng T́nh Yêu, T́nh Dục và Hôn Nhân. Nó phong phú ở h́nh thức đa dạng của cái được gọi là Hạnh Phúc và Đau Khổ. Nó cũng là một sở hữu và đồng thời là một chỗ dựa an toàn nhất và riêng tư nhất của từng cá nhân giữa muôn vàn khía cạnh của cuộc sống. Con người một khi đă có mặt trên trái đất sẽ luôn t́m kiếm Hạnh Phúc trong suốt cuộc đời. Trong số các ngươi có mặt tại đây hôm nay, kẻ nào làm chủ được trái tim ḿnh chắc chắn sẽ được hưởng một trong hai thứ, Hạnh Phúc hoặc Đau Khổ. Ngược lại, những kẻ không hề biết ḿnh có trái tim sẽ đánh mất một trong những quyền lợi thiêng liêng của con người. Các ngươi sẽ chọn Nam hoặc Nữ với tâm trạng của một người đứng giữa vườn hoa muôn sắc. Hăy nhớ, bất cứ hoa nào các ngươi hái đều phục vụ một nục đích cao đẹp là tô điểm cuộc đời làm người của các ngươi trên trái đất.

    - Tại sao phải có mầu da mới được làm người?
    - Đó không phải là điều kiện để làm người. Ngươi được làm người trước khi ngươi có mầu da. Trắng, đen, vàng, đỏ… trước tiên chỉ để thích nghi với môi trường sống. Chính con ngưới đă chối bỏ nguyên tắc cơ bản này, hậu quả là họ tự làm khổ nhau v́ mầu da trên thân thể. Con người tự đặt cho ḿnh một trật tự theo mầu da nên chính họ tạo ra sự hỗn loạn trong cái trật tự đó trên trái đất. Chừng nào con người xóa bỏ được thành kiến vế mầu da th́ cuộc sống của họ sẽ thoải mái hơn để c̣n thực hiện biết bao điều tốt đẹp cho cuộc sống.

    - Trong đơn có mục Quốc Gia, xin giải thích rơ hơn.
    - Đó là ngôn ngữ của loài người để gọi mảnh đất họ sinh sống. Nếu chỉ như thế, con người đă được hưởng một cuộc sống thanh b́nh. Khốn nỗi, họ không hài ḷng với giới hạn đó: họ chiếm đất sống của đồng loại. Trên thực tế, chữ “Họ” ở đây chỉ là một thiểu số nổi bật trong đa số thầm lặng. “Họ” có thể là những kẻ có một trọng lượng chất xám trong óc nhiều hơn những người b́nh thường. Ngược lại, đôi khi chất xám trên đầu “Họ” c̣n nhẹ hơn những người b́nh thường, bù vào đó, họ có cơ hội nắm được bạo lực trong tay. Ở trái đất, người ta gọi thành phần này bằng một cái tên rất trang trọng: Lănh Tụ. Các Lănh Tụ nắm trong tay bạo lực để mở rộng quốc gia. Loài người gọi hành động đó là Chiến Tranh. Chiến thăng trong Chiến Tranh tức là chiếm đất sống của người khác, sống trên đất của người khác, hay trở thành Lănh Tụ của những người mà trong thâm tâm phải miễn cưỡng chấp nhận v́ không đủ sức mạnh để vùng lên. Ở trái đất đă có hai lần chiến tranh lớn và hiện tại đang ráo riết chuẩn bị cho lần thứ ba, được mệnh danh là Chiến tranh Hạt nhân. Một số trong các ngươi có mặt tại đây hôm nay sẽ bị cuốn hút vào cuộc chiến tranh hủy diệt để rồi lại quay trở về đây nếu không sớm có được một nhận thức đúng đắn về hai chữ Quốc Gia.

    - Có thể bỏ trống phần Dân Tộc trong đơn không?
    - Không. Dân tộc chính là dấu ấn đóng vào thân phận các ngươi từ khi bắt đầu làm người. Nó nói lên nguồn gốc của ngươi, nó h́nh thành qua thời gian chung sống gắn bó với những người chung quanh từ đời này qua đời khác. Nó cũng chính là cái mà ngươi có thể tự hào hay tủi nhục. Trên trái đất đă có không ít những dân tộc bị xóa tên và đồng hóa nhưng vẫn có mặt trên trái đất. Con người vẫn có thể sống trong thỏa măn vật chất dù luôn cảm thầy sự tủi nhục tinh thần. Nếu các ngươi không muốn phải sống như vậy th́ đừng nhân danh dân tộc ḿnh mà xóa tên và đồng hóa dân tộc khác.

    - Xin có vài lời về những chữ “Thành phần Chính trị”.
    - Mục này mới được đặt thêm trong đơn cho phù hợp với t́nh h́nh thực tế trên trái đất. Gần đây, những xu hướng chính trị đă xuất hiện trong cuộc sống của con người và đang trở thành một đề tài nóng bỏng. Nó có nguy cơ là nguyên nhân của cuộc chiến tranh thứ ba giữa hai luồng ư thức hệ chính trị: Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nhĩa Xă hội. Sự kiện này nằm ngoài dự kiến chung v́ nó là sản phẩm của những bộ óc con người được h́nh thành qua những quy luật của cuộc sống. Xét về mục đích, cả hai chủ nghĩa đều nhân danh hạnh phúc của con người. Để đạt được mục đích này, cả hai đều dùng những phương tiện trái ngược và đối kháng nhau đến độ một mất một c̣n. Các ngươi có thể đứng ngoài hai khối, nhưng số phận của các ngươi vẫn tùy thuộc vào kết quả cuối cùng của cuộc xung đột. Lới khuyên duy nhất là các ngươi hăy xuống trái đất với h́nh ảnh thân mật và b́nh đẳng của buổi họp mặt hôm nay giữa những “Người-Đă-Chết” trước khi lăn lộn vào cuộc đời trần tục. Các ngươi có toàn quyền lựa chọn thành phần chính trị cho ḿnh nhưng hăy nhớ: dù thuộc thành phần nào đi nữa, các ngươi vẫn là Người, đă ra đi từ đây và cuối cùng sẽ trở về đây.

    - Tôn giáo là ǵ?
    - Nó là sản phẩm của quá tŕnh phát triển tư tưởng con người. Đừng nghĩ rằng nó đă được h́nh thành tại đây để biện minh cho sự hiện hữu của thế giới “Người-Đă-Chết”. Nếu tư tưởng đă khai sinh ra ư niệm về tôn giáo th́ chính tư tưởng cũng có khả năng hủy diệt tác phẩm của ḿnh. Tư tưởng dùng tôn giáo để lư giải những hiện tượng thần bí và dẫn đắt con người sống theo một quy ước được đặt tên là Thiện. Điều này có thể chấp nhận được v́ nó Hướng Thượng và phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người. Thật vô lư khi các lănh tụ quá khích trong những thời đại trước đă biến tôn giáo thành Mục Đích hoặc đă nhân danh nó để tạo ra những cuộc Thánh Chiến, ngụy trang cho những tham vọng về Quốc Gia, Dân Tộc. Như đă nói ở trên, Chủ Nghĩa và Tôn Giáo đều là sản phẩm của Tư Tưởng, nên cả hai đều phải trải qua những xung đột như sự ma xát của các răng cưa trong một guồng máy. Về Tôn Giáo, các ngươi có toàn quyền lựa chọn, thay đổi hoặc không chọn một tôn giáo nào. Vô Thần cũng chính là tôn giáo, cả hai đều là con đẻ của Tư Tưởng. Hăy nhớ, Tự do Tín ngưỡng không những là quyền Theo hay Không theo một tôn giáo nào mà c̣n là sự Tôn trọng Tư tưởng của người khác. Đùng nhân danh Tự do Tín ngưỡng để đàn áp và chi phối tư tưởng của người khác.

    - Trong mục Nghề Nghiệp có nhiều danh từ khó hiểu. Xin giải thích để chúng tôi dễ chọn hơn.
    - Hai chữ Nghề Nghiệp sẽ gắn bó với các ngươi từ giai đoạn trưởng thành đến ngày các ngươi không c̣n đủ sức để làm việc nữa. Tuy nhiên, thành quả của nó vẫn c̣n ành hưởng sau khi các ngươi biến mất trên mặt đất. Nếu đă làm người, không thể nào không chọn cho ḿnh ít nhất là một nghề. Chọn ngành y, ngươi phải coi sự đau đớn của người khác như sự đau đớn của chính bản thân ḿnh. Đi dạy học, ngươi phải ư thức được trách nhiệm của ḿnh không phải chỉ là truyền đạt kiến thức cho học tṛ mà c̣n trách nhiệm tinh thần đối với chúng. Chọn binh nghiệp, ngươi hăy nhớ vũ khí trong tay luôn luôn là con dao hai lưỡi, phải sáng suốt nhận thức được ranh giới giữa Bảo vệ và Xâm lăng, hai h́nh thức chiến tranh này thường bị vo tṛn, bóp méo v́ tham vọng của những kẻ chỉ huy. Là nông dân, ngươi phải biết thương quư đất đai, cây cối như một phần thân xác của ngươi. Là công nhân, ngươi phải nghĩ đến người tiêu thụ sản phẩm được làm ra từ những giọt mồ hôi ngươi đổ ra. Nếu chọn nghề cầm bút, ngươi phải viết ra được những điều ḿnh nghĩ để làm sao chia sẻ được sự thông cảm của người đọc. Hăy thành thật với chính ḿnh nếu muốn thuyết phục người khác. Tóm lại, cuộc sống trên trái đất càng tiến bộ bao nhiêu th́ phạm vi của nghề nghiệp càng phong phú bấy nhiêu. Các ngươi hăy làm người với một thái độ dứt khoát: lao động chân tay và trí óc là quyền lợi thiêng liêng của con người, không một bạo lực nào có thể tước đoạt được.



    ***

    Tôi tỉnh giấc giữa cơn mưa ngâu tháng bảy, tháng của các cô hồn. Tôi bỗng rùng ḿnh. Không phải là sự rùng ḿnh khi đọc “Văn tế Thập loại Chúng sinh” của Nguyễn Du. Đó là cái rùng ḿnh sau những giây phút vừa được sống trong thế giới của “Người-Đă-Chết”. Đó cũng là cái rùng ḿnh trước thực tại sau một giấc mơ hoang đường.

    Ở thế giới vô h́nh, “Họ” đă nghĩ về trái đất quen thuộc của chúng ta như vậy. Trong khi đó, chúng ta tự cho ḿnh quyền “Xá tội Vong nhân” đối với những “Người-Đă-Chết”. Trong cơn chao đảo của con người trước cuộc sống hiện tại, liệu chúng ta có nên dành một phút để rùng ḿnh tự hỏi:

    “Ai sẽ xá tội cho những người c̣n sống?”

    ***

  4. #434
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (1/7): Miền Bắc thời Pháp thuộc

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...-thuoc-tu.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...thoi-phap.html

    Từ Nguyễn Văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh

    Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ - Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường - bị nhượng cho Pháp qua ḥa ước năm 1862, Gia Định báo phát hành tại Sài G̣n ngày 15/4/1865 là tờ báo quốc ngữ đầu tiên trên toàn quốc. Đây là một nguyệt san ra vào ngày 15 mỗi tháng.

    Nam kỳ lần lượt xuất hiện những tờ Nhật tŕnh Nam Kỳ (1883), Phan Yên báo (1898), Nông Cổ Mín Đàm (1901), Nhật Báo Tỉnh (1905), Lục Tỉnh Tân văn (1907), Nam Kỳ Địa phận (1908), Tân Đợi Thời báo (1916, sau đổi thành Công Luận báo), Nam Trung Nhật báo (1917), An Hà Báo (1917, ở Cần Thơ), Đại Việt Tạp khí (1918, ở Long Xuyên), Nữ Giới chung (1918)…

    Riêng tại miền Bắc, măi đến năm 1893 mới thấy xuất hiện tờ Đại Nam Đồng văn Nhật báo (Tờ báo hàng ngày của nước Đại Nam chung một văn tự). Đây là tờ công báo do người Pháp cung cấp kinh phí để đăng các thông báo, nghị định của chính quyền bảo hộ nhằm vào giới nho sĩ miền Bắc nên được in bằng Hán văn và về sau có cả phần quốc ngữ.

    Đại Nam Đồng văn Nhật báo gồm 8 trang, giá bán 2 nguyên (2 xu) và phạm vi phát hành bao gồm Bắc kỳ và Trung kỳ. Năm ra số báo đầu tiên chưa được xác định rơ v́ theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, báo phát hành năm 1892, trong khi đó, Trần Huy Liệu trong Giới thiệu lịch sử báo chí Việt Nam lại cho là năm 1893. Nếu căn cứ theo số báo xưa nhất c̣n lưu trữ đến ngày nay (số 171, ngày 27/1/1895) tính ngược trở về trước th́ Đại Nam Đồng văn Nhật báo có thể ra đời từ năm 1891, tức năm Thành Thái thứ 3.

    Theo Bách khoa thư (Hà Nội, tập 13), Đại Nam Đồng văn Nhật báo từ số 273, ngày 2/1/1897 có 2 trang dạy chữ quốc ngữ, đến số 793 ngày 28/3/1907 đổi tên là Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo (Tập báo khêu đèn gióng trống) cho đến số báo cuối cùng (số 826, ngày 14/11/1907).

    Chủ nhiệm báo là F. H. Schneider (người Pháp gốc Đức), chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh [1] phụ trách phần tiếng Việt; Đào Nguyên Phổ và Phan Kế Bính lo phần chữ Hán.


    Tên “Đại Nam Đồng văn Nhật báo” (số báo 793, ngày 28/3/1907) vẫn c̣n giữ ở giữa
    khi báo được đổi thành “Đăng cổ Tùng báo” phía bên phải

    Tờ báo thuần túy quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ là tuần báo Đông Dương Tạp chí (1913 - 1919), ra mắt ngày 15/5/1913, cũng do F. H. Schneider làm giám đốc và Nguyễn Văn Vĩnh giữ chức chủ bút. Thực ra, đây là một phụ bản của tờ Lục tỉnh tân văn xuất bản ở Sài G̣n. Tính ra, Đông Dương Tạp chí tồn tại được 6 năm 4 tháng th́ đ́nh bản.

    Đông Dương Tạp chí ra đời nhằm mục đích “đem văn chương học thuật, đem ân huệ văn minh của nhà nước Lang Sa mà khua sáo cho lấp được những lời gây loạn”. Quan điểm của Soái phủ Nam Kỳ cũng được ghi rơ trong số báo đầu tiên: “Đă đến lúc cần mở mang giáo dục, truyền bá học thuật và tư tưởng Pháp, tạo cho việc đưa chữ quốc ngữ vào quỹ đạo xâm lăng văn hoá đánh bạt chữ Nho”.

    Bài viết Cẩn cáo trên Đông Dương Tạp chí số ra mắt đă xác định: “Bản báo v́ có việc nguy-biến phải vội-vàng in ra, cho nên kỳ đầu này không kịp tŕnh duyệt-báo chư quân tử, chủ-nghĩa báo này thế nào, và lối in, lối soạn chương mục báo có những ǵ, không kịp nói cho rơ được. Đến kỳ sau bổn-quán xin kể minh bạch chương-tŕnh, chủ- nghĩa. Nay hăy nói đại cương để các ngài biết. Mỗi kỳ sẽ có một bài tổng thuật các việc trong tuần-lễ, một bài đại luận về thời-sự, các điện- báo- hoàn-cầu, các điều nên biết về buôn bán…”

    Số báo đầu tiên cũng nêu ra vấn đề: “Cổ động cho dân An-nam lấy văn Quốc-ngữ làm quốc văn, làm gốc nghề học… Bổn quán lại mở ra một chương đề là Đăng-văn cổ để lấy ra nhờ sở-ước thực và lẽ phải của dân an-nam mà dâng lên cho chánh-phủ biết và đem những ư cao Nhà-nước mà tỏ cho dân hay”.

    Bên cạnh đó, Đông Dương Tạp chí c̣n có một mục đích chính trị là tuyên truyền cho chính sách bảo hộ của người Pháp. Một số nhà nghiên cứu nhận định có hẳn hai phía trong Đông Dương Tạp chí: (1) Đối với người sáng lập Schneider và những người Pháp đứng sau tờ báo th́ mục tiêu chính trị là quan trọng nhất; (2) Đối với những người Việt Nam cộng tác, đứng đầu là Nguyễn Văn Vĩnh, cũng muốn dùng tờ báo để tuyên truyền cho việc duy tân đất nước và xây dựng một nền văn học mới.


    B́a ‘Đông Dương Tạp chí’

    Về h́nh thức, ở đầu trang nhất, dưới tên Đông Dương Tạp chí có ḍng chữ “Edition spéciale du ‘Lục tỉnh tân văn’ Pour le Tonkin et L’ Annam” (ấn bản đặc biệt của Lục tỉnh tân văn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ), tiếp đó là ḍng chữ Đông Dương Tạp chí bằng chữ Hán, theo sau là phần mục lục được đặt ở phía lề bên trái.

    Sau gần 5 năm tồn tại, người ta có thể tóm lược những giai đoạn phát triển của tờ báo gồm:

    (1) Hai năm đầu 1913-1914, Đông Dương Tạp chí cung cấp nội dung khá phong phú về mọi mặt trong đời sống xă hội lúc bấy giờ và đồng thời xây đắp một nền quốc văn mới qua các mục như Thời sự tổng thuật, Điện báo, Quan báo lược lục, Đông Dương thời sự, Nhời đàn bà, Tự do diễn đàn, Việc buôn bán và Sách dạy tiếng An-nam.

    (2) Năm 1915 trở đi, tờ báo đă có một bước ngoặt lớn với nội dung dịch thuật và đăng tải các tư tưởng học thuật và đặc biệt chú trọng đi sâu vào đề tài văn chương với các tiết mục như Gương phong tục, Chuyện Hoa tiên, Kim Vân Kiều, B́nh phẩm sách mới, Văn Nôm cổ và Văn Nôm đàng trong.


    Đông Dương Tạp chí

    Chủ bút Đông Dương Tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh, bút hiệu Tân Nam Tử, là một học giả nổi tiếng với câu nói: “Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ” (trong lời tựa cuốn Tam quốc chí của Phan Kế Bính, xuất bản năm 1909). Ban biên tập gồm nhiều cây bút có tâm huyết như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn… tờ báo c̣n có tham vọng truyền bá tư tưởng Âu Tây qua những tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài, phần đông là của nước Pháp.

    Để ghi nhớ công lao xây dựng văn hóa Pháp-Việt, chính phủ Pháp đă hai lần ban tặng cho Nguyễn Văn Vĩnh Bắc đẩu Bội tinh. Tuy nhiên, cả hai lần ông đă từ chối, Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam đầu tiên khước từ danh hiệu này. Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông vẫn bị Việt Minh kết tội “làm tay sai cho Pháp”, “bồi bút”, “bán nước”…

    Có giai thoại kể rằng khi bị gán cho cái tội “bán nước”, Nguyễn Văn Vĩnh đă trả lời: “Nước mất từ khi tôi chưa ra đời th́ sao lại có tội… bán nước!” Nguyễn Văn Vĩnh được coi như là Thủy tổ Nhà báo Bắc Kỳ, ông c̣n là người sáng lập nhà in đầu tiên ở Hà Nội, xuất bản cuốn Truyện Kiều và Tam Quốc Chí…

    Cũng trong năm 1913, Schneider c̣n phát hành tờ Trung Bắc Tân văn và cũng giao cho Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Lúc đầu, ra hàng tuần vào ngày Chủ nhật; từ tháng 10/1915 ra một tháng 2 kỳ, sau đó nâng lên 3 kỳ và cuối cùng là tờ báo ra hàng ngày duy nhất phát hành rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

    Chính quyền bảo hộ khai thác tờ Trung Bắc Tân văn như một diễn đàn chính trị-xă hội phục vụ cho chế độ thuộc địa, nhưng nó cũng trở thành một môi trường hoạt động văn hóa thu hút nhiều cây bút nổi tiếng đương thời. Tờ báo tồn tại đến tháng 4/1941 mới đ́nh bản, tổng cộng 7.265 số, được coi là một trong những tờ báo ra được nhiều số nhất. Sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất năm1936, người kế tục là Nguyễn Văn Luận và Phạm Huy Lục.


    Trung Bắc Tân văn

    Với chủ trương “trực trị”, Nguyễn Văn Vĩnh ra mặt chống chính phủ Nam triều và cực lực phản đối chủ trương “lập hiến bảo hoàng” của Phạm Quỳnh [2] với tờ Nam Phong tạp chí. Đây là một nguyệt san, kích thước 19 x 27,5 cm, với số ra mắt ngày 1/7/1917 và đến tháng 12/1934 th́ đ́nh bản, tổng cộng kéo dài 17 năm và 210 số.

    Việc thành lập tạp chí Nam Phong là chủ trương của chính phủ Liên bang Đông Dương do Toàn quyền Albert Sarraut đề xướng với mục tiêu đẩy mạnh vai tṛ văn hóa và chính trị của nhà nước bảo hộ nên kinh phí của báo là do chính phủ trang trải.

    Tạp chí Nam Phong ra đời với sự giám sát của Louis Marty, Giám đốc Pḥng an ninh và chính trị Đông Dương, Thượng Chi (Phạm Quỳnh) vừa đứng tên Chủ nhiệm lẫn Chủ bút, khi đó ông mới 25 tuổi, ngoài ra c̣n có Tiêu Đẩu (Nguyễn Bá Trác) làm Chủ biên phần chữ nho.

    Phải nh́n nhận đây là tạp chí đă góp phần vào việc truyền bá chữ quốc ngữ trong buổi giao thời tại miền Bắc. Nam Phong cũng là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê b́nh văn học, và tài liệu lịch sử bằng quốc ngữ.


    B́a 'Nam Phong Tạp chí'

    Phạm Quỳnh đă để lại một câu nói hàn súc, không những đánh giá giá trị nhân bản và nghệ thuật mà c̣n nói lên một tinh thần yêu nước cao độ của một học giả: “Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.

    Ngay trong số 1 (tháng 7/1917) Nam Phong Văn học-Khoa học tạp chí, Phạm Quỳnh đă viết Mấy nhời nói đầu giới thiệu nội dung tạp chí mới xuất bản, ông cảm xúc thốt lên: “Ôi! trong sách có câu: Gió phương nam ấm áp, khá lấy giải được cái ḷng hờn giận của dân ta! Ước ǵ bản báo cũng khiến được các bạn đọc báo có cái cảm giác như cái cảm giác gió Nam Phong! Bởi thế, đặt tên báo.”

    Phạm Quỳnh đă đặt tên báo dựa vào bài phong dao Nam Phong ca tương truyền do vua Thuấn sáng tác trong Kinh Thi:

    Nam Phong chi huân hề
    Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề.
    Nam phong chi thời hề
    Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề

    Dịch:

    Gió Nam mát mẻ vậy thay
    Giải tan sầu muộn bao ngày của dân
    Gió Nam thổi đúng lúc cần
    Sẽ mang phú quí cho dân lâu dài.

    Trong bài viết Quốc học và chính trị trên báo Nam Phong (số 165, năm1921) ông nói rơ hơn: “Gầy dựng, tổ chức một nền tản văn thích hợp với đời nay, và có cốt cách An Nam, vừa có thể cách tân thời đủ dùng để diễn được các tư tưởng mới, đó là cái cấp vụ hiện nay, mà là cái đường thứ nhất trong việc gầy dựng một nền quốc học sau này vậy… Nhà văn muốn thờ nước không có cái phương tiện nào hay bằng giúp cho nước nhà có một nền quốc văn xứng đáng. Đó là chủ nghĩa của tôi bấy lâu nay, mà là cái tín điều thứ nhất trong đạo quốc gia của tôi vậy”.

    https://i.postimg.cc/qBGwPWfb/110-6-Nam-Phong.jpg
    Nam Phong Tạp chí

    Bút hiệu Thượng Chi của ông, theo giáo sư Tôn Thất Quy, là trích từ ba câu trong bài thơ “Trữ”, thiên Tề Phong, Kinh Thi, cũng nói lên cái ư trên:

    Thượng chi dĩ quỳnh hoa hồ nhi
    (Lại có thêm đá quỳnh hoa che khuôn mặt (xinh đẹp của cô gái)
    Thượng chi dĩ quỳnh vinh hồ nhi
    (Lại có thêm đá quỳnh vinh che mặt)
    Thượng chi dĩ quỳnh anh hồ nhi
    (Lại có thêm đá quỳnh anh che mặt)

    Như vậy, bút hiệu Thượng Chi với ư “lại có thêm, cần có thêm tức thu nhập thêm những cái hay đẹp của các nền văn minh khác (các loại quỳnh – Quỳnh cũng là tên của ông, một cách chơi chữ tế nhị) bên cạnh bản sắc dân tộc đáng quư của chúng ta (khuôn mặt xinh đẹp của cô gái)”.


    Nam Phong Tạp chí
    (Được đóng thành tập – Quyển 1, từ số 1 đến 6)

    Tạp chí Nam Phong có giá 4 hào tiền Đông Dương, in tại Đông Kinh Ấn quán số 14-16 Rue du Coton, Hà Nội. Tiền thân của Nam Phong Tạp chí chính là Âu châu chiến sử viết bằng Hán tự được phủ Toàn quyền Pháp xuất bản và phát không tại Trung Hoa nhằm chống lại thế lực và tố cáo tội ác của phát xít Đức. Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác đă viết cho báo này. Về sau phủ Toàn quyền bàn với ông mở ra một bản tiếng Việt nên Nam Phong mới xuất hiện.

    Nam Phong Tạp chí có sự góp mặt của một số cây bút nổi tiếng như Tiêu Đẩu (Nguyễn Bá Trác), Đông Hồ (Lâm Tấn Phác), Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu), Mân Châu (Nguyễn Mạnh Bổng), Tung Vân (Nguyễn Đôn Phục), Đông Châu (Nguyễn Hữu Tiến), Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Tương Phố, Dương Quảng Hàm… Báo phát hành tổng cộng hơn 210 số, mỗi số hơn 400 trang và đó là một số lượng tư liệu văn học đồ sộ cho những nhà nghiên cứu.


    Ba nhà báo Bắc Kỳ: Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh
    (H́nh chụp tại Paris, 1922)

    ***

    Chú thích:


    [1] Ngyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà báo, nhà văn, dịch giả đồng thời là nhà chính trị vào đầu thế kỷ 20. Khi viết bài, ông kư nhiều bút danh: Tân Nam Tử, Quan Thành, Tông Gia, Lang Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào Thị Loan....

    Ông sinh ngày 15/6/1882 tại Hà Nội trong một gia đ́nh nghèo nên phải đi chăn ḅ từ nhỏ và sau đó làm công việc kéo quạt làm mát cho một lớp dạy làm thông ngôn, nhờ đó học lóm được tiếng Pháp. Được hiệu trưởng D’Argence chú ư và nâng đỡ, đến kỳ thi tốt nghiệp, ông được phép dự thi cùng với 40 học sinh khác, và đă đỗ thứ 12 khi mới 10 tuổi. Ông được cấp học bổng để theo học trường thông ngôn (Collège des Intreprêtes) niên khóa 1893-1896, và đă đỗ thủ khoa.

    Năm 1896, Nguyễn Văn Vĩnh làm thông ngôn ở Ṭa sứ Lào Cai khi mới 15 tuổi. Năm 1902-1905, ông chuyển về Ṭa sứ Hải Pḥng và Bắc Giang. Thời gian này ông làm cộng tác viên cho tờ Courrier d’Hai Phong (Thư tín Hải Pḥng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương).

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Ngày 1/5/1936, người ta t́m thấy thi thể Nguyễn Văn Vĩnh trên con thuyền độc mộc, một tay cầm bút và tay kia cầm quyển sổ ghi chép Một tháng với những người t́m vàng tại ḍng sông Sê Băng Hiêng (tên một nhánh của sông Sê Pôn, Lào). Nhà cầm quyền loan báo: Nguyễn Văn Vĩnh chết ngày 2/5/1936 (lúc ấy, ông 54 tuổi). Sau đó, thi hài Nguyễn Văn Vĩnh được đưa về Hà Nội để cử hành tang lễ trong 3 ngày, từ 6 đến 8/5/1936. Tại buổi lễ tang, đông đảo giới báo chí của cả ba kỳ đă đến tiễn đưa ông dưới ḍng chữ: “Kính viếng Ông Tổ của nghề báo”.


    Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh, ngày 8/5/1936

    Những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Văn Vĩnh:

    Xét tật ḿnh (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 6)
    Phận làm dân (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 48)
    Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xă (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 61)
    Nhời đàn bà (khởi đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 5)
    Hương Sơn hành tŕnh (Hành tŕnh thăm chùa Hương, đăng trên Đông Dương tạp chí từ số 41 đến 45)
    Một tháng với những người t́m vàng (viết dở dang).

    Dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt:

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp:

    Kim Vân Kiều tân dẫn Pháp văn (tức Truyện Kiều của Nguyễn Du). Đăng từng kỳ trên Đông Dương tạp chí' từ số 18 trở đi.
    Dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp:

    Tiền Xích Bích và Hậu Xích Bích, đăng trên Đông Dương tạp chí, lớp mới, số 66-68.


    Nguyễn Văn Vĩnh

    [2] Phạm Quỳnh (1892 - 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay v́ chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lư luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

    Ông quê ở làng Lương Ngọc, phủ B́nh Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ở Hà Nội. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi. Sau khi đỗ đầu bằng Thành chung, tốt nghiệp Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, c̣n gọi là trường Thông ngôn), năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội.

    Ông làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ năm 1917 đến năm 1932, tuyên truyền cho tư tưởng Pháp Việt đề huề. Cũng trong thời kỳ 1924-1932, ông c̣n là giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Ông c̣n là Tổng Thư kư Hội Khai trí Tiến đức mà ông tham gia sáng lập và Hội trưởng Hội Trí tri Bắc Kỳ. Năm 1922, ông đă sang Pháp dự Hội chợ triển lăm Marseille rồi diễn thuyết ở cả Ban Chính trị và Ban Luân lư Viện Hàn lâm Pháp.

    Cuối năm 1932, ông vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn pḥng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).

    Bài qúa dài, phải cắt bớt

    Phạm Quỳnh, 1930

  5. #435
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (2/7): Miền Bắc thời Pháp thuộc

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...uoc-tu-ly.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...thoi-phap.html

    Từ Lư Toét, Xă Xệ đến Tự Lực Văn đoàn
    (Tiếp theo)

    Theo tôi, hai tờ tạp chí nổi bật nhất miền Bắc thời Pháp thuộc là Phong Hóa (1932 – 1936) và Ngày Nay (1936 – 1939) v́ lư do cả hai tờ báo gần gũi với người đọc hơn nếu so với các báo ra đời trước đó. Đó cũng là quy luật tất yếu của nghề báo: độc giả thích đọc những ǵ ḿnh quan tâm hơn là đọc những ǵ người làm báo, viết báo quan tâm.

    Phong Hóa là một tuần báo đă trải qua hai thời kỳ rơ rệt:
    (1) từ số 1 (ra ngày 16/6/1932) đến số 13 (ra ngày 8/9/1932) do Phạm Hữu Ninh làm Quản lư (Administrateur) và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc Chính trị (Directeur politique);
    (2) từ số 14 (ra ngày 22/9/1932) đến số cuối cùng (số 190, ra ngày 5/6/1936) do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) làm Giám đốc (Directeur).

    Tháng 6/1935, Phong Hóa bị nhà cầm quyền bảo hộ ra lệnh đóng cửa 3 tháng, rồi lại được tiếp tục xuất bản cho đến số 190 (ra ngày 5/6/1936), th́ bị đóng cửa vĩnh viễn. Đây chính là tờ báo trào phúng đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam kể từ số 14 trở đi.

    Trong bối cảnh hàng loạt các nhà yêu nước rơi vào t́nh trạng tù đày, mọi h́nh thức đấu tranh hầu như bị triệt tiêu th́ Nguyễn Tường Tam[*], với bằng Cử nhân Khoa học, trở về Hà Nội sau thời gian du học từ Pháp. Tại Pháp, ngoài việc học hỏi những kiến thức về khoa học, ông Tam c̣n chuyên tâm nghiên cứu về nghề báo. Ông nhận thấy loại báo trào phúng là khá thích hợp với sở thích của độc giả người Việt.


    Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
    (Tranh của họa sỹ Nguyễn Gia Trí)

    Về Hà Nội, để thực hiện ước vọng của ḿnh, Nguyễn Tường Tam nộp đơn xin Sở Báo chí cho phép ra báo Tiếng Cười, tuy nhiên chỉ được trả lời bằng câu… “chờ xét”. Trong thời gian đợi giấy phép ra báo, Nguyễn Tường Tam xin vào dạy học tại trường tư thục Thăng Long, tại đây, ông quen biết với hai đồng nghiệp là Trần Khánh Giư (Khái Hưng) và Phạm Hữu Ninh.

    Khi biết ông Ninh đang làm quản lư cho tờ Phong Hóa, đă ra 13 số báo, nhưng sắp sửa phải đ́nh bản v́ không thu hút được người đọc, Nguyễn Tường Tam ngỏ ư mua lại tờ báo. Sau đó, ông Tam, với vai tṛ giám đốc, thành lập một ban biên tập mới gồm một nhóm anh em bạn hữu trong đó có: Khái Hưng vốn là cây bút chủ lực giữ nhiều mục quan trọng trên báo Phong Hóa, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo ( tức Nguyễn Tường Long, em kế của Nhất Linh), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân, em áp út của Nhất Linh)…

    Bắt đầu ngày 22/09/1932, báo Phong Hóa số 14 ra 8 trang khổ lớn, bước sang giai đoạn mới, được đánh giá là… một quả bom nổ giữa làng báo. Tôn chỉ đầu tiên của tuần báo Phong Hóa là đả kích những ǵ cũ kỹ của xă hội Việt Nam, và chủ trương một đời sống mới, thích hợp với phong trào lăng mạn của thời đại.

    Ban đầu, ṭa soạn và ban trị sự của báo Phong Hóa đặt tại trường Thăng Long ở góc phố hàng Cót (thời Pháp là Rue de Takou) và phố cửa Bắc (Carnot), Hà Nội. Ít lâu sau, báo dời về số 80, phố Quán Thánh (Avenue du grand Bouddha). Ngoài ra, báo c̣n có chi nhánh ở Sài G̣n trên đường La Grandière (đường Gia Long dưới thời VNCH và ngày nay là đường Lư Tự Trọng).


    Trang b́a Phong Hóa, số 125

    Nhà văn Nguyễn Thị Vinh cho biết, “Ngay từ khi nhận tờ Phong Hóa do Phạm Hữu Ninh giao lại năm 1932, với tư cách là giám đốc kiêm quản lư, Nhất Linh đă tính tới việc tập hợp một số nhà văn, nhà thơ cùng một chí hướng ‘Chống phong kiến, chống thực dân’, phổ biến những quan niệm nhân quyền và dân quyền, tŕnh bày những quan niệm về tiến bộ cá nhân, gia đ́nh và xă hội, đặc biệt là khơi dậy ḷng yêu nước của người ḿnh”.

    Ngoài ra, để báo ngày thêm phong phú, Nguyễn Tường Tam đă rất chú trọng đến việc chiêu hiền đăi sĩ, khiến các văn nghệ sĩ thường xuyên góp bài viết và tranh vẽ. Trong số đó phải kể đến các nhà văn, nhà thơ như Huy Cận, Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Phạm Cao Củng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Đinh Hùng, Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách... Đặc biệt, Phong Hóa c̣n có sự góp mặt các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường (Lemur), Lê Minh Đức....

    https://i.postimg.cc/5NCBxrDW/111-3-...T-Ng-c-V-n.jpg
    CON LƯ TOÉT – A ha! Tam anh chiến nhất Bố
    (Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân)

    Nguyễn Vỹ kể lại trong Văn thi sĩ tiền chiến: “Tuần báo Phong Hóa số 1, trẻ con ôm đi bán rong, vừa chạy vừa la inh ỏi, khắp các phố phường Hà Nội. Thiên hạ ṭ ṃ mua xem, báo ‘bán chạy như tôm tươi’. Lư do: báo Phong Hóa đăng đầy những bức vẽ, những mục khôi hài, chế giễu tập tục “phong hóa An Nam”.


    Ai đọc báo Phong Hóa cũng không thể nhịn cười, và mỗi tuần ai cũng chờ đến ngày báo Phong Hóa phát hành để mua một tờ đọc cười chơi. Tuần báo Phong Hóa thật đă đem một không khí ‘cười nhộn’ khắp thành phố Hà Nội, một cố đô cổ kính nghiêm nghị của ‘ngh́n năm văn vật’.

    Theo Nguyễn Vỹ, người đọc b́nh dân, từ cô sen, cậu bồi, đến các lớp học sinh, thanh niên nam nữ và công tư chức đều cười rũ rượi khi đọc những mẩu chuyện hóm hỉnh và nh́n những bức vẽ rất tức cười, chế nhạo nào ông Lư Toét Đ́nh Dù, “nhà quê ra tỉnh” ngớ ngẩn trước các sự kiện “văn minh”, tân tiến của thời đại, nào là các chuyến xe đ̣ chở đầy nghẹt dân quê lẫn lộn với heo gà, nào người mù đi không thấy đường ngă ṭm xuống lỗ cống trên bờ lề đường phố… Chẳng hạn trong bức tranh Lư Toét ra tỉnh dưới đây vẽ cảnh phu lục lộ đào đường, Lư Toét thắc mắc:


    LƯ TOÉT (lẩm bẩm): Quái! Người ta chôn ai mà đào dài vậy??

    Nhiều bức vẽ do nét bút khôi hài của họa sĩ Đông Sơn (tức Nguyễn Tường Tam) mà ta gọi là hí họa đă chinh phục người đọc, kể cả đàn bà và trẻ con ngay từ những số đầu tiên. Sau đó, báo Phong Hóa vẽ và chế giễu các nhân vật trí thức, trung lưu và thượng lưu có đôi chút tiếng tăm trong xă hội đương thời, khiến các giới ấy cũng phải mua Phong Hóa để xem.

    https://i.postimg.cc/mDk9Kp7q/111-5-...934-L-To-t.jpg
    LƯ TOÉT (lẩm bẩm) – Cái chuông quái ǵ mà giật lại kêu oai oái!

    Ông giáo sư Lê Công Đắc bị báo Phong Hóa đặt cho biệt danh là Con gà ba chân. Số là bà Bé Tư, quả phụ của một ông Tây Chánh chủ Sở Bưu điện Hà Nội, ở phố Hàng Bạc, đă nổi tiếng nhờ chuồng thú của bà có nuôi nhiều con vật lạ, trong số có một Con Gà Ba Chân. Phong Hóa cho rằng Lê Công Đắc là một con quái vật như con gà ấy!

    Dưới mắt Phong Hóa, luật sư Lê Thăng là con đĩ đánh bồng, tiến sĩ khoa học Nguyễn Công Tiễn chuyên chữa bịnh toi gà, ông Nguyễn Văn Vĩnh th́ bụng bự, ông Nguyễn Văn Tố được gọi là ông Búi Tó, Nguyễn Tiến Lăng lại là con ve sầu c̣n thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu lúc nào cũng say túy lúy…

    Trên hí họa Ông Nguyễn Khắc Hiếu dậy văn chương của Tuly (Tứ Ly, Hoàng Đạo) có caption: Tản Đà: Các ngài muốn hỏi tôi cách làm thơ ru? Khó ǵ đâu: tửu nhập thi xuất!


    Tản Đà lúc nào cũng… say túy lúy

    Cái khôn khéo của Nguyễn Tường Tam là biết lợi dụng đúng lúc sự chán nản của tinh thần thanh niên và dân chúng để phát hành tờ báo Phong Hóa, chuyên về hài hước, cốt làm cho độc giả cười nhưng lại phải suy gẫm. Ông dùng giọng trào phúng để đả kích cái phong hóa cũ kỹ của xă hội Việt Nam qua hai nhân vật lố bịch mà ông đặt tên là Lư Toét và Xă Xệ. Họ tượng trưng cho tất cả những ǵ hủ lậu, quê mùa, ngớ ngẩn của người An Nam trước cái văn minh tân tiến của Pháp.

    Cái “tên” Lư Toét được ra đời trước rồi mới đến “h́nh hài” của Lư Toét được vẽ ra sau. Khởi thủy, nhân vật Lư Toét được Tú Mỡ khai sinh từ năm 1930 trên báo Tứ Dân và sang đến Phong Hóa, Lư Toét mới xuất hiện lần đầu tiên trên báo với h́nh ảnh một ông già nhà quê, có chức lư trưởng trong làng nên được goi là Lư. Cụ Lư vốn bị bệnh đau mắt hột từ bé, thành ra kèm nhèm như viền vải tây, ngày xưa ta gọi là… mắt toét. Việc nhập hai chữ Lư và Toét vào nhau thành tên chứ Lư Toét cũng là cả một nghệ thuật khôi hài.

    Nhân vật Lư Toét đă đi vào cuộc sống của mọi người thời đó. Hồi c̣n ấu thơ, tôi nhớ măi câu: “Ông Lư Toét đi đôi giày chuột khoét…”. Người ta quen với h́nh ảnh Lư Toét đầu đội khăn đóng, tay xách ô (nhưng ít khi giương ra), chân thỉnh thoảng mang giầy Gia Định (v́ ông sợ giầy ṃn nên thường cặp vào nách hay treo vào cán ô!)…


    TẬP KIỀU
    Đội giời đạp đất ở đời
    Nguyễn Văn Lư Toét vốn người Việt Nam

    Lư Toét biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng lại hoàn toàn không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen nhầm chữ nọ sang chữ kia. V́ nghèo nên Lư Toét tham ăn, lại nghiện rượu, tính ích kỷ, chỉ muốn ḿnh được phần to, thêm nữa, không hiểu ǵ về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn...

    Lư Toét rất mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách thú Hà Nội. V́ cả đời sống ở thôn quê nên mỗi khi ra tỉnh Lư Toét thấy hoàn toàn khó hiểu khi nh́n những thứ văn minh ngoài phố, chẳng hạn như thấy ṿi nước công cộng ông nghĩ bụng: Quái! bia ai mà lạ vậy!

    https://i.postimg.cc/1zCBgqHk/111-9-L-To-t-ra-t-nh.jpg
    LƯ TOÉT RA TỈNH
    Lư Toét nghĩ: Quái! bia ai mà lạ vậy!!

    Báo Xuân Phong Hóa, số 85, cho biết vợ con Lư Toét ở quê rất lếch thếch nhưng lại có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy Tây. Thỉnh thoảng cụ Lư có xuống vùng mỏ thăm con gái. Họa sĩ Kỳ Nam vẽ bức tranh Lư Toét bị phạt 3 tháng tù v́ tội gửi thư bằng con tem đă đóng dấu, Lư Toét ngây thơ, tự biện hộ trước ṭa: “Bẩm ngài xét xử cho chứ lần nào con nhận được thư của cái Ba Vành gửi về là cũng thấy tem có đóng dấu!”.



    Năm 1930, trên báo Tứ Dân, lần đầu tiên xuất hiện một nhân vật có tên Lư Toét do Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) giới thiệu nhưng phải đợi đến Phong Hóa h́nh tượng của nhân vật này mới có mặt trên báo qua nét vẽ của họa sĩ Đông Sơn (Nguyễn Tường Tam). Ngay từ số báo Phong Hóa số 14, Lư Toét đă xuất hiện trong bức tranh chuyến xe ra tỉnh, Nhất Linh để ông ngồi trên mui xe giữa một rừng người và súc vật.


    Lư Toét xuất hiện lần đàu tiên trên báo Phong Hóa, Số 14

    Cho tới nay, có người bảo họa sĩ Nguyễn Gia Trí đă sinh ra Lư Toét v́ căn cứ vào bút hiệu viết tắt Gtri trên một số tranh vẽ. Rồi sau đó, ai vẽ cũng được, dù là họa sĩ hay người yêu hội họa, miễn là bức tranh có ư nghĩa Phong Hóa và Ngày Nay đều đăng. Người đó có thể là Đông Sơn (tức nhà văn Nhất Linh), hay Tô Tử hoặc Ái Mỹ (họa sĩ Tô Ngọc Vân), hoặc Lemur (họa sĩ Nguyễn Cát Tường, người vẽ kiểu áo dài tân thời Lemur).

    Cha đẻ của Xă Xệ lại là họa sĩ Bút Sơn, từ Saigon gửi tranh vẽ ra Hà Nội. Bút Sơn tạo ra Xă Xệ để làm “đối trọng” với Lư Toét, cũng tương tự như việc kư tên Bút Sơn để nhái tên của Đông Sơn (Nguyễn Tường Tam).

    Cho đến lúc ĺa đời, Nhất Linh vẫn chưa biết tên thật của Bút Sơn. Trên tờ di cảo Đời làm báo ghi tất cả tên và bút hiệu các cộng sự viên, trong cũng như ngoài Tự Lực Văn đoàn, Nhất Linh viết: “Bút Sơn ở Saigon (Người đẻ ra Xă Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông c̣n sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật”.


    Xă Xệ & Lư Toét

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    https://i.postimg.cc/ryS4344q/111-12...-l-ng-ti-n.jpg
    Xă Xệ: Bác Toét, chúng ḿnh có 1 xu làm sao cân được hai đứa?
    Lư Toét: Thế này th́ nhất cử lưỡng tiện, cân luôn một lần hai đứa rồi chia hai ra th́ cũng được chứ lị.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    LƯ TOÉT - Này bác, Ủy ban điều tra sắp làm xong công việc rồi đấy. Chắc sẽ có kết quả tốt.
    BA ẾCH - Ồ, trông mong… nước mẹ ǵ!



    Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, tuần báo Ngày nay trước ra kèm với tờ Phong hóa được tục bản để tiếp tục công cuộc đang dở dang (số cuối 224 ra ngày 7 tháng 9 năm 1940). Tờ Ngày nay do Nguyễn Tường Cẩm (anh của Nhất Linh) điều khiển lại nhanh chóng ra đời.

    Phong Hóa cũng như Ngày Nay, tờ nào cũng đông độc giả khiến cho thực dân Pháp lo sợ trước tầm ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Tự Lực Văn đoàn. Đến năm 1939, người Pháp ra lệnh cho đóng cửa nốt tờ báo Ngày nay, chấm dứt một thời kỳ báo chí châm biếm kéo dài 7 năm tại miền Bắc, từ 1932 đến 1939.


    [img]]https://i.postimg.cc/QM99bKsG/111-13-Ng-y-Nay.jpg[/img]
    B́a báo Ngày Nay

    Để việc làm báo Phong Hóa được thuận lợi hơn, Nguyễn Tường Tam cùng với các cộng sự quyết định thành lập một bút nhóm lấy tên là Tự Lực Văn đoàn. Một thành viên ban đầu của bút nhóm là nhà thơ Tú Mỡ kể lại:

    “...Tất cả những ǵ dự định cho báo ‘Tiếng cười’, anh Tam dồn cả cho báo Phong Hóa mới... Báo làm ăn phát đạt, và mặc dù anh em làm việc quên ḿnh, không vụ lợi, nhưng anh Tam vẫn phải chạy tiền khá chật vật để mỗi tuần kịp trả đủ cho nhà in và tiền mua giấy...

    Cuối năm đó (1932), tính sổ mới ngă ngữa ra: lời lăi chia theo số vốn, phần lớn chui vào két của nhà tư sản... Anh Tam bèn họp bàn với anh em, và đồng ư với nhau rằng: Không thể chơi với nhà tư sản được. Quyết định thành lập ‘Tự lực văn đoàn’ trên nguyên tắc làm ăn dựa vào sức ḿnh, theo tinh thần anh em một nhà; tổ chức không quá 10 người nên không phải xin phép Nhà nước; không cần có văn bản điều lệ: lấy ḷng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo...”.

    Tự Lực Văn đoàn chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 2/3/1934. Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại. Có thể nói, Tự Lực Văn đoàn là một tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn chương của dân tộc Việt do tư nhân chủ xướng, không dính líu đến vua quan, thân hào như các thi xă kiểu cũ như Tao đàn Nhị thập bát Tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Mặc Vân thi xă và cũng không phát ngôn cho tiếng nói của quyền lực như các nhóm Đông Dương Tạp chí, Nam Phong Tạp chí. Dưới đây là tuyên ngôn của văn đoàn:

    Bài quá dài, phải cắt bớt
    ***

    Chú thích:
    [*] Nguyễn Tường Tam (1906 - 1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh, Tam Linh, Bảo Sơn, Lăng Du, Tân Việt, Đông Sơn... Ông là người thành lập Tự Lực Văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, và từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông c̣n là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

    Năm 1924, ông theo học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ học. Năm 1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đ́nh Di định cùng làm báo. Nhưng v́ tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và t́m đường đi du học.

    Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lư, Hóa) và trở về nước trong năm đó. Năm 1932, ông mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc kể từ số 14 với chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào Âu hóa, đề cao chủ nghĩa cá nhân.

    Năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nguyễn Tường Tam cùng nhóm Tự Lực Văn đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo. Năm 1938, ông thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân.

    Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị người Pháp bắt và đày lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay.

    Năm 1942, Nhất Linh chạy sang Quảng Châu, Thạch Lam mất tại Hà Nội v́ bệnh lao và Đại Việt Dân chính Đảng th́ đă gần như tan ră. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 3/1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, tức Việt Cách.

    Khi quân Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam đầu năm 1946 Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập với chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3/1946, sau khi đàm phán với chính phủ, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

    Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Năm 1958 về Sài G̣n, ông xuất bản giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay, phát hành được 11 số th́ bị đ́nh bản. Năm 1960 ông về Sài G̣n thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đ́nh Diệm giam lỏng tại nhà riêng.

    Cuối cùng, ông bị chính phủ Ngô Đ́nh Diệm gọi ra xử ngày mùng 8/7/1963. Đêm 7/7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra ṭa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đ́nh Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:

    “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. V́ thế tôi tự hủy ḿnh cũng như Ḥa thượng Thích Quảng Đức đă tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do.”


    Đám tang Nguyễn Tường Tam

    Tác phẩm của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

  6. #436
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (3/7): Miền Bắc giai đoạn 1954-1975

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...1954-1975.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...-bac-giai.html

    Báo chí miền Bắc giai đoạn 1954-1975

    Phạm vi của bài viết này là báo chí miền Bắc dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (1954-1975), kể từ khi hiệp định Geneva chia cắt hai miền lănh thổ Nam và Bắc Việt Nam. Chính quyền miền Bắc gọi nền báo chí trong thời kỳ này là “Báo chí Cách mạng”, hay hiểu một cách khác, là báo chí theo chế độ Xă hội Chủ nghĩa. Đối với chính quyền miền Nam, c̣n được gọi là “Báo chí Cộng sản”.

    Tác giả cũng xin giải thích thêm, v́ những liên quan trước đó trong kháng chiến chống Pháp nên cũng cần phải nhắc đến sinh hoạt báo chí trong thời kỳ này, hay nói khác đi, là thời kỳ báo chí kháng chiến hay “báo chí tiền-cách-mạng” (Pre-Revolution Press).

    Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi tờ Le Paria (Người cùng khổ) là cột mốc lịch sử trong giai đoạn báo chí tiền-cách-mạng v́ một lư do dễ hiểu: một trong những người sáng lập kiêm chủ bút là Nguyễn Ái Quốc, người sau này đứng đầu nhà nước VNDCCH qua tên Hồ Chí Minh.


    Le Paria (Người cùng khổ)

    Le Paria là tờ báo được xuất bản vào năm 1922 tại Paris, cơ quan chủ quản là Hội Hợp tác Người cùng khổ, trực thuộc Hội Liên hiệp Thuộc địa. Báo được in bằng tiếng Pháp với tên báo bằng ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Hán văn trên khổ giấy 36 x 50cm. Điều đáng nói là trên tờ báo không dùng ngôn ngữ Việt nên rất khiên cưỡng khi xếp Le Paria vào loại báo chí Việt Nam!

    Trên số 1 ra ngày 1/4/1922, Le Paria đă đăng lời nói đầu, tuyên bố tờ báo “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đă rơ ràng là giải phóng con người”. Nguyệt san Le Paria, số 14, tháng 5/1923 (một năm sau ngày ra mắt), Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Các bạn Pháp, các đồng bào ở thuộc địa cư trú trên đất Pháp, các anh em bản xứ ở các thuộc địa, hăy đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi. Hăy làm việc cho Le Paria, cho sự diệt trừ chế độ độc đoán chống lại bọn cá mập thực dân!”

    Tờ báo là “Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa”, sau đó đổi thành “Diễn đàn của vô sản thuộc địa”, tồn tại đến tháng 4/1926, tổng cộng ra được 38 số. Le Paria được bí mật chuyển về Đông Dương và đă làm tṛn mục tiêu, tôn chỉ của tờ báo là chống chế độ thực dân Pháp.

    Có những số báo Le Paria Nguyễn Ái Quốc viết tới 3 hoặc 4 bài. Đồng thời, hầu hết các “công đoạn làm báo” như viết tin bài, biên tập, tŕnh bày, minh họa, vẽ tranh châm biếm, viết mẫu chữ, đưa bài sang nhà in… cho đến việc vận chuyển báo từ nhà in về ṭa soạn và phát hành báo… Nguyễn Ái Quốc đều đứng ra đảm nhiệm.

    Bên cạnh các bài báo trên Le Paria, Nguyễn Ái Quốc c̣n là tác giả của nhiều tranh minh họa, châm biếm, với nét vẽ đơn giản kư tên Nguyen A.Q. Đối tượng của những bức tranh châm biếm là người Pháp tại thuộc địa, tự xưng là “giàu ḷng bác ái” thông qua “chính sách khai hóa”.


    Biếm họa của Nguyen A.Q. trên ‘Le Paria’

    “Báo chí cách mạng” trong giai đoạn 1925-1945 có hai tờ báo ra đời ở hai thời điểm khác nhau, có vai tṛ quan trọng trong việc đấu tranh chống thực dân Pháp, cả hai tờ báo đều do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo. Đó là tờ Thanh niên, xuất bản 1925 và tờ Việt Nam Độc lập, xuất bản 1941.

    Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc chọn một nhóm người trong tổ chức Tâm Tâm Xă để thành lập một đoàn thể cách mạng có xu hướng Mác-xít với tên gọi Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và xuất bản tờ báo Thanh niên, làm cơ quan tuyên truyền đường lối, mục đích và chương tŕnh hành động của hội. Ngày 21/6/1925 số 1 báo Thanh Niên ra đời. Ngày nay, 21/6 cũng được chọn là ngày “Báo chí Cách mạng” Việt Nam.

    Trong thời kỳ đầu ra báo Thanh Niên, Nguyễn Ái Quốc là Tổng biên tập, trực tiếp chỉ đạo và viết những bài quan trọng, ngoài ra c̣n sửa bài, vẽ tranh minh họa. Nội dung chủ yếu của tờ Thanh Niên là tập trung vào việc chống Pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và tập hợp lực lượng để đi đến việc thành lập một chính đảng làm cách mạng.

    Khi tờ Thanh Niên mới xuất bản được khoảng 70 số, Chánh mật thám Đông Dương L. Marty, người đă theo dơi sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu từ cuối năm 1924, trong một báo cáo gửi Bộ Thuộc địa có nhận xét:

    “Người chủ tờ báo này tỏ ra hết sức khôn ngoan, suốt 60 số đầu, không hề để lộ tính cách Mácxít của tờ báo, chỉ nói chuyện yêu nước, dân tộc và ḷng căm thù chế độ thuộc địa của chúng ta, để rồi từ số 61 (ngày 18/12/1926), ông ta dẫn bạn đọc đến kết luận: muốn giành được độc lập, không có con đường nào khác là theo Lênin và Quốc tế III, lập Đảng Cộng sản…”


    Báo Thanh Niên

    Đến khi thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, ngày 1/8/1941 Việt Minh ra tờ Việt Nam Độc lập, làm cơ quan tuyên truyền tại tỉnh Cao Bằng. Tôn chỉ mục đích của báo được nói rơ trong số đầu: “Cốt làm cho nhân dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật cho Việt Nam độc lập, tự do”.

    Tố cáo Nhật và kêu gọi đồng bào đoàn kết, báo Việt Nam Độc lập viết: “Đồng bào ta đă bị Pháp bóc lột chẳng kém ǵ Nhật bóc lột dân Cao Ly. Nay lại bị Nhật bóc lột nữa. Một cổ hai tṛng sống làm sao được? Muốn sống th́ phải mau mau đoàn kết lại đánh đuổi Pháp Nhật giành lấy quyền độc lập tự do”.


    Báo Việt Nam Độc lập

    Báo Sự Thật là tiền thân của báo Nhân Dân ngày nay, phát hành số đầu tiên ngày 5/12/1945 với danh nghĩa là cơ quan tuyên truyền cổ động của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, nhưng thực chất đây là tờ báo của Đảng Cộng sản, do Tổng Bí thư Trường Chinh làm Chủ nhiệm.

    Năm 1946, kháng chiến toàn quốc nổ ra, báo đă di dời trụ sở đến nhiều địa điểm. Cuối năm 1947, trụ sở báo được đặt tại khu vực Khuổi Đăm, thôn Nà Khằn, xă Nghĩa Tá thuộc huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn ngày nay. Nguyễn Ái Quốc dùng tên mới là Hồ Chí Minh trong các bài viết góp phần cổ động, giáo dục và tổ chức quần chúng đoàn kết đấu tranh. Ngày 2/12/1950, báo Sự Thật ra số cuối cùng, hoàn thành vai tṛ lịch sử của ḿnh, nhường vị trí cho sự ra đời của báo Nhân Dân vào năm 1951.

    Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh và Trường Chinh cùng sự đóng góp của Ban Tuyên huấn Trung ương do Tố Hữu đứng đầu, báo Nhân Dân số đầu tiên ra mắt ngày 11/3/1951 tại chiến khu Việt Bắc với danh nghĩa “Cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam”.


    Báo Nhân Dân

    Giữ vai tṛ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, báo Nhân Dân rất quan trọng trong thời kỳ 1954-1975 và tiếp đến là từ 1975 cho đến ngày nay. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đă từng làm việc tại báo Nhân Dân hoặc tham gia viết bài. Trường Chinh và Tố Hữu đă từng làm chủ bút của báo này. Các đời Tổng biên tập đều giữ chức vụ từ Ủy viên Trung ương Đảng trở lên, đồng thời kiêm nhiệm một số chức vụ quan trọng khác trong Đảng.

    Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập báo Nhân Dân đă tỵ nạn chính trị tại nước ngoài, cho biết số độc giả đại chúng không mấy ai mua báo hay t́m đọc tin tức của Nhân Dân v́ báo không có ǵ mới mẻ mà chỉ đưa những tin chính quyền muốn nói. Ông cũng nói thêm về ngân sách khá lớn mà chính phủ VNDCCH chu cấp cho báo Nhân Dân: “Tôi là phó tổng biên tập mà lương ngang với trung tướng bên quân đội”.

    Từ tháng 10/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, báo Nhân Dân chuyển về Hà Nội, xuất bản hằng ngày, ṭa soạn đặt trụ sở tại số 71 Hàng Trống và có nhà in riêng ở phố Tràng Tiền. Sang thế kỷ 21, Nhân Dân phát hành 180.000 bản mỗi ngày, báo Nhân Dân Cuối tuần có lượng phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ, và Nguyệt san Nhân Dân được phát hành 130.000 số/kỳ. Ngoài ra, Nhân Dân Điện tử được ra đời trên Internet vào ngày 21/6/1998, ngày kỷ niệm Báo chí Cách mạng tại Việt Nam.

    Sau Hội nghị Trung ương lần thứ sáu năm 1954, báo Nhân Dân chuyển sang tuyên truyền, cổ động, chuẩn bị tư tưởng xă hội cho việc thực hiện những nhiệm vụ mới. Báo là một công cụ tham gia tích cực trong việc chống Mỹ và chính quyền miền Nam. Tờ báo cổ vũ cuộc đấu tranh tại miền Nam, sau đó là các cuộc chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, chiến tranh bằng không quân chống miền Bắc, chiến tranh Việt Nam hóa.

    Tờ báo tự hào viết: “Báo Nhân Dân là cơ quan của Trung ương có bước đi dài nhất và v́ quá tŕnh hoạt động của nó đi liền với những cuộc chiến đấu lớn, những giai đoạn phát triển lớn của cách mạng nước ta cho nên lịch sử của nó lâu dài nhất, phong phú nhất”.


    Báo Nhân Dân, số đặc biệt ra chiều Thứ Năm, 4/9/1969
    đăng Thông Cáo Đặc Biệt về việc Hồ Chí Minh từ trần

    Ngày 20/10/1950, tại Định Hóa, Thái Nguyên, báo Quân đội Nhân dân ra mắt số đầu tiên. Tiền thân của Quân đội Nhân dân là các tờ Tiếng súng reo, Quân giải phóng, Chiến thắng, Sao Vàng, Vệ quốc quân và Quân du kích. Tên gọi Quân đội Nhân dân được tờ báo giải thích: “Một đội quân từ nhân dân mà ra, v́ nhân dân mà phục vụ”.

    https://i.postimg.cc/vZ12WX1Q/112-7-qu-n-i.jpg
    Tiền thân của báo Quân đội Nhân dân

    Báo Quân đội Nhân dân bắt đầu ra một tuần 6 số (nghỉ Thứ Bảy) kể từ ngày 19/5/1965. Tờ báo không được chuyển vào Nam, song nhờ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, qua mục giới thiệu báo và đọc báo, nội dung chủ yếu của báo vẫn đến được miền Nam vào thời điểm cuộc chiến tranh đi vào giai đoạn quyết liệt nhất.

    Hiện nay báo Quân đội Nhân dân có 4 ấn phẩm: báo Quân đội Nhân dân hằng ngày (ra tất cả những ngày trong tuần, 8 trang, in màu trang 1 và 8), báo Quân đội Nhân dân cuối tuần, nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, báo Quân đội Nhân dân điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh).


    Báo Quân đội Nhân dân

    Bên cạnh những nhật báo c̣n có các ấn bản định kỳ, nổi bật nhất là Nhân Văn do Phan Khôi làm chủ nhiệm với 5 số báo trước khi bị đóng cửa và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đ́nh bản. Nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm[*] nổi lên như một hiện tượng đặc thù trong bối cảnh miền Bắc đi theo con đường Xă hội Chủ nghĩa.

    Theo Thụy Khê, hiện tượng Nhân Văn - Giai Phẩm trước hết là một trào lưu tư tưởng bùng phát vào thời điểm đặc biệt 1955-1957 trên các lĩnh vực triết học, tư tưởng, pháp luật, giáo dục, văn học nghệ thuật. Tiếp đó là một cuộc “cách mạng văn học” đ̣i hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc thời kỳ 1960. Cuộc “cách mạng” này đă xảy ra trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và trong quá tŕnh đi từ chủ nghĩa dân chủ tư sản đến chủ nghĩa cộng sản.

    Cái gọi là “Vụ án Nhân văn – Giai phẩm” thực ra bao gồm các báo Nhân Văn, Sáng Tạo, Trăm Hoa, Tự Do Diễn Đàn, Đất Mới - Chuyện Sinh Viên, Văn... và các sách thuộc dạng tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai phẩm Mùa Đông, Sách Tết, Vũ Trọng Phụng… Tất cả được gọi chung là “Nhân Văn – Giai Phẩm”


    Tạp chí Nhân Văn

    Những người khởi xướng hầu hết là số văn nghệ sỹ, trí thức tài năng, có nhiều công lao trong kháng chiến chống Pháp, trong quân đội. Họ bị đàn áp và xét xử như một vụ án chính trị, hoạt động gián điệp lật đổ chính quyền nhân dân… Theo sau đó là việc xử lư bằng các h́nh thức trừng phạt nội bộ với hàng trăm giáo sư, giáo viên, sinh viên, nhà văn, nghệ sỹ điện ảnh sân khấu, nhạc sỹ, họa sỹ, kiến trúc sư, phóng viên, kể cả những cán bộ lănh đạo, nhân viên một số bộ ngành, cơ quan nhà nước...

    Cũng v́ thế, tác giả Thụy Khê có một cái nh́n bao quát hơn: “Với tất cả những ǵ đă xảy ra, xem xét vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên được đánh giá dưới góc độ là một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành th́ đúng hơn, để đi t́m cách cắt nghĩa nó, ǵn giữ những ǵ nó đặt ra, nó để lại cho đời sống chính trị, cho nền văn học nước nhà. C̣n nếu coi là vụ án chính trị phản động th́ không cần tốn giấy mực để viết về nó trong lịch sử văn học làm ǵ”.

    Sau khi bị đàn áp, Nhân Văn - Giai Phẩm không chết ngay, trái lại, nó c̣n tồn tại dai dẳng trong một số sáng tác của Phùng Cung, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan... thậm chí cả Nguyễn Chí Thiện, nhóm Văn nghệ Chân đất ở Hà Nội những năm 70-80, cho đến vụ Hoàng Cầm, Hoàng Hưng bị bắt năm 1982.

    Trong giai đoạn Đổi mới, một số nhân vật chủ chốt trong vụ Nhân Văn – Giai Phẩm 50 năm về trước lại được trao Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, các mục tiêu tự do tư tưởng, tự do sáng tác, dân chủ xă hội pháp quyền, cách tân nghệ thuật mà Nhân Văn - Giai Phẩm đă đặt ra th́ vẫn c̣n là vấn đề đối với các thế hệ người Việt Nam đến tận ngày nay.


    Giai Phẩm Mùa Thu

    Đặc điểm của nền báo chí miền Bắc thời kỳ 1954-1975 là sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng và Nhà nước. Tất cả những báo lưu hành đều do các cơ quan, đoàn thể chủ quản, khái niệm về “báo của tư nhân” hoàn toàn xa lạ trong chế độ Xă hội Chủ nghĩa.

    Cơ quan có nhiều tạp chí nhất là Viện Khoa Xă hội Việt Nam với trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có tất cả không dưới 30 tạp chí chuyên ngành về lĩnh vực khoa học xă hội. Mỗi tạp chí thuộc một viện chuyên ngành hoặc trung tâm tương ứng như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử thuộc Viện Sử học, tạp chí Châu Mỹ Ngày nay thuộc Viện Nghiên cứu châu Mỹ, tạp chí Địa lư và Nhân văn thuộc Trung tâm Địa lư và Nhân văn…


    Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử

    Những thông tin cung cấp cho báo chí đều qua hăng thông tấn đầu tiên và duy nhất của Nhà nước VNDCCH, được gọi là Thông tấn xă Việt Nam với trụ sở chính đặt tại phố Lư Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Trước năm 1945, Việt Nam không có hăng thông tấn, tin tức chủ yếu do các hăng tin của Pháp và phương Tây phát ra, thông qua Sở Tuyên truyền Báo chí của Pháp. Ngay khi tiếp quản Hà Nội, Nha Thông tin thuộc Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời đă cho lập Việt Nam Thông tấn xă vào ngày 23/8/1945 với nhiệm vụ thu thập và khai thác tin của AFP ở Sài G̣n và Paris.

    Đến ngày 15/9/1945, Việt Nam Thông tấn xă đă phát sóng ra thế giới bản tin đầu tiên cùng toàn văn Tuyên ngôn độc lập và chính thức chọn làm ngày thành lập. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bộ phận biệt phái của Việt Nam Thông tấn xă ở Nam Bộ đă đứng ra thành lập Thông tấn xă Giải phóng - cơ quan thông tin chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam - vào ngày 12/10/1960.

    “Báo chí Cách mạng” cũng có nhiều kỷ lục đáng ghi nhận. Báo đổi tên nhiều nhất là tạp chí Cộng sản, cơ quan lư luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Số đầu tiên ra ngày 5/8/1930 với tên tạp chí Đỏ, sau đó đổi tên thành Cộng sản trong cùng năm, rồi lại lấy tên Bônsêvich (1935), Sinh hoạt nội bộ (1947), Học tập (1955-1976) và cuối cùng là Tạp chí Cộng sản cho đến ngày nay.

    Báo in bằng nhiều thứ tiếng nhất thuộc về Báo ảnh Việt Nam của Thông tấn xă Việt Nam, ra đời năm 1954, xuất bản hàng tháng. Đă có thời kỳ báo in bằng 10 thứ tiếng, trong đó gồm tiếng Việt, Khơme, Nga, Anh, Pháp, Trung (Hán, Hoa), Lào, Đức, Tây Ban Nha và Esperanto (Quốc tế ngữ).

    https://i.postimg.cc/C1w464Kn/112-9-B-o-nh-Vi-t-Nam.jpg
    Báo ảnh Việt Nam

    ***
    [*] Đọc thêm về Nhân Văn – Giai phẩm qua các bài viết của NNC:

    Nhân văn – Giai phẩm: Những nhân vật có liên quan


    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...an-vat-co.html

    Nhân văn – Giai Phẩm: Trần Dần, phản cách mạng hay cách tân?
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...phan-cach.html

    Nhân văn - Giai phẩm: Nhà văn Thụy An
    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...n-thuy-an.html

    ***

  7. #437
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (4/7): Sài G̣n thời Pháp thuộc

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...hap-thuoc.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...thoi-phap.html

    Báo chí Sài G̣n thời Pháp thuộc

    Lịch sử báo chí Sài G̣n đă trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trong đó các yếu tố về chính trị và xă hội chi phối từng thời kỳ. Loạt bài về báo chí Sàu G̣n chỉ có tham vọng đi sâu vào hai giai đoạn: (1) thời Pháp thuộc và (2) thời VNCH. Riêng báo chí miền Bắc từ năm 1954 đến giai đoạn sau 1975 chúng tôi sẽ đề cập đến vào một dịp khác.

    Báo chí thời Pháp thuộc được khởi đầu bằng tờ báo quốc ngữ mang tên Gia Định báo với ấn bản đầu tiên phát hành ngày 15/4/1865 tại Sài G̣n và tồn tại suốt 44 năm sau đó. Trên manchette của Gia Định báo c̣n có ḍng chữ Hán 嘉定報 (Gia Định báo) cho thấy sự chuyển đổi từ Nho học sang Tây học vào thời kỳ này.

    Gia Định báo được phát hành sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Ḥa (1862) và sau đó là ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867). Tờ báo này được coi như thuộc dạng công báo của chính quyền Pháp tại Sài G̣n, về sau Gia Định báo được tăng cường thêm mảng văn hóa-xă hội nhằm thu hút người đọc.


    Gia Định báo

    Gia Định báo số đầu tiên có khuôn khổ 25x32 cm và được bán với giá 0$97 đồng mỗi tờ. Thoạt đầu, báo ra mỗi tháng một kỳ vào ngày 15 như dạng nguyệt san, sau đó mỗi tháng 2 kỳ (bán nguyệt san) rồi tăng kỳ lên hàng tuần (tuần san). Ngày phát hành Gia Định báo cũng không cố định, khi th́ Thứ Ba hoặc Thứ Tư, có lúc lại vào ngày Thứ Bảy. Số trang cũng thay đổi theo t́nh h́nh thông tin thời sự, lúc th́ 4 trang nhưng cũng có khi dày đến 12 trang.

    Về nội dung, Gia Định báo được chia thành hai phần chính: (1) Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lư, công quyền qua các bài đăng công văn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền và (2) Phần tạp vụ gồm tin tức địa phương và giải trí thuộc các lĩnh vực kinh tế, tôn giáo, văn hóa, xă hội.



    “Gia Định báo” khởi đầu chỉ là một loại công báo

    Giấy phép ra tờ Gia Định báo được cấp ngày 1/4/1865 cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux vốn là một viên thông ngôn người Việt quốc tịch Pháp làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Chuẩn đô đốc Roze, khi đó đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, kư tên trên giấy phép ra báo.

    Đến ngày 16/5/1869 có Nghị định mới của Thủy sư Đô đốc Ohier bàn giao Gia Định báo cho Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Kư (sau đổi tên đệm thành Pétrus Trương Vĩnh Kư, gọi tắt là Pétrus Kư) làm Giám đốc [1] và Paulus Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút [2].

    Dưới thời Trương Vĩnh Kư làm Giám đốc, Gia Định báo có thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồm các bài dịch thuật, sưu tầm, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích... Ông đề ra ba mục đích cho tờ báo: (1) Truyền bá chữ quốc ngữ, (2) cổ động tân học và (3) khuyến học trong dân. Từ đó, Gia Định báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần mà trở thành một tờ báo theo đúng nghĩa báo chí: thông tin và giải trí.


    Pétrus Trương Vĩnh Kư

    Quảng cáo lần đầu tiên xuất hiện trên Gia Định báo từ đầu năm 1882. Tờ báo đă dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc Pharmacie Reynaud. Từ đó trở đi, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo và hoạt động quảng cáo cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác cho đến ngày nay.

    ***

    Sau khi Gia Định Báo ra đời năm 1865, một loạt các báo khác xuất hiện tại Sài G̣n theo thứ tự thời gian dưới đây:

    Phan Yên Báo xuất bản năm 1868, do ông Diệp Văn Cương chủ trương biên tập. Tên “Phan Yên” là một cách nói lái từ chữ Phiên An, tên cũ của thành Gia Định. Tuần báo Phan Yên Báo ngoài nội dung tương tự như Gia Định báo c̣n có những bài mang tính cách chính trị, chống đối lại sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam, chẳng hạn như bài “Đ̣n cân Archimede” của Cuồng Sĩ nên chỉ một thời gian ngắn bị chính phủ bảo hộ ra lệnh đóng cửa.

    Nhựt tŕnh Nam Kỳ (Le Journal de Cochinchine) là tuần báo ra ngày Thứ Năm, số ra mắt xuất bản vào năm 1883. Nhựt tŕnh Nam Kỳ có địa chỉ tại số 53 đường Nationale do ông A. Schreiner làm Giám đốc (Directeur). Giá bán báo tại Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Mên và Lào là 5$ một năm trong khi độc giả tại Langsa (Pháp) vào ngoại quốc phải trả 6$/năm. Giá bán lẻ là 0$15 mỗi số.

    Ngay trên trang nhất Nhựt tŕnh Nam Kỳ có giới thiệu: “Giá in lời rao báo” (quảng cáo): “Giá in một phân tây xen vô giữa mấy trương nhựt tŕnh, th́ là… 1$25. Giá in một phân tây vào mấy trương lời rao ở phía sau, th́ là… 1$00”.

    Phần chính giữa giá báo và giá quảng cáo trên manchette có rao: “Ai muốn mua, hay là muốn in việc chi vào nhựt-tŕnh này th́ phải gởi bạc cho ông A. SCHREINER, Directeur…”


    Nam Kỳ Nhựt Tŕnh

    Thông loại khóa tŕnh (Miseellanées): Số 1 và 2 không ghi tháng phát hành, số 3 có ghi Juillet 1888 (Tháng bảy năm 1888) nhưng đến năm 1889 ngưng xuất bản sau khi ra được 18 số. Đây là loại nguyệt san do tư nhân xuất bản theo kiểu “sách đọc thêm”, khổ 16x23,5 cm, mang tính cách giáo dục và giải trí do Trương Vĩnh Kư chủ trương.

    Nông-Cổ Mín-Đàm (uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio, chủ đồn điền người đảo Corsica, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm. Chủ bút lần lượt là các kư giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu và Nguyễn Chánh Sắt. Tuần báo này được coi là “báo kinh tế” đầu tiên tại Việt Nam với 8 trang, khổ 27x20 cm, số 1 ra ngày 1/8/1901.

    Nông-Cổ Mín-Đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành ngày Thứ năm hằng tuần tại Sài G̣n. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kỳ. Sau khi phát hành số ra ngày 4/11/1921 th́ báo bị đ́nh bản.

    Tờ báo này ra đời theo một nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ban hành tại Sài G̣n ngày 14/2/1901. Ban đầu, trụ sở của ṭa soạn đặt ở số 84 đường La Grandière, Sài G̣n. Một thời gian sau, trụ sở thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc tại số 12 đường Cap St–Jacques, Sài G̣n. Mục đích của việc xuất bản tờ báo được nói khá rơ ở lời "tự tự” số 1:

    “Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đă tiệm thành cơ chỉ qui mô. Đường thiên lư lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi nơi cũng "Tạo doan hồ phu phu". Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh t́nh thê nhi thêm lại rịch ràng. Vậy nên công sự từ hưu, vui theo thú thê tŕ nông-cổ. Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nông-cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cọng hưởng. Vậy ra sức lập nên nhựt báo thông t́nh nhau mà lại rộng chổ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự.

    Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí dơng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem, không thi thố cùng người mà trục lợi.

    Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nông-cổ mín-đàm. Vậy xin lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp nhau nên việc.

    Canavaggio cẩn tự


    “Nông-Cổ Mín-Đàm” số ra mắt
    với bài “Nông-Cổ Nhựt-Báo Tự Tự”

    Nông-Cổ Mín-Đàm được phổ biến khá rộng răi tại các vùng Lục tỉnh, tuy nhiên số người mua báo không nhiều. Theo mục “Bổn quán cẩn tín” trang 6 số 39 (ngày 22/5/1902), th́ sau gần 1 năm phát hành, đă có 325 người mua báo, chủ yếu là các quan chức và điền chủ ở các địa phương, như cai tổng, hội đồng, hương chủ, tri huyện, và các công chức nhà nước. Họ là những người biết đọc chữ quốc ngữ và quan tâm đến các vấn đề mà tờ báo đề cập.

    So với tờ Gia Định báo th́ số lượng phát hành của Nông cổ mín đàm tương đối khiêm tốn. Lư do chính: Gia Định báo là công báo được chính phủ Pháp tài trợ xuất bản, và buộc các làng các tổng phải mua, trong khi Nông-Cổ Mín-Đàm là tờ báo tư nhân, tự trang trải tài chính. Giá báo một năm dành cho người Việt (bổn quốc) là 5$, cho người Pháp (người Langsa) và người nước ngoài là 10$.

    Ngoài tên báo Nông-Cổ Mín-Đàm được in bằng chữ quốc ngữ, ngay bên dưới có 4 chữ Hán 農賈茗談 (Nông cổ mín đàm), sau cùng là một hàng chữ Pháp “Causeries sur l'agriculture et le commerce” (đàm đạo về nông nghiệp và thương nghiệp). Báo có khổ 20x30 cm, với tổng cộng 8 trang, trong đó các trang giữa đăng truyện dịch (như Tam quốc chí tục dịch hay một số truyện ngắn khác của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc), thơ ca do các cộng tác viên sáng tác, điểm báo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ sinh pḥng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông tin số lượng và giá lúa gạo bán đi các nước, 2 trang cuối dành cho quảng cáo và rao vặt.

    “Thương cổ luận” là một mục quan trọng của tờ báo, thường được đăng trên trang nhất và nối tiếp đến trang sau. Mục này xuất hiện ngay từ số đầu tiên, và chỉ tạm thời đ́nh bản trong 8 số (từ số 73 đến số 79) v́ lư do tác giả là Lương Khắc Ninh đi dự đấu xảo tại Hà Nội. Đến năm 1906, “Thương cổ luận” chính thức giă từ Nông-Cổ Mín-Đàm.

    Mục“Thương cổ luận” tồn tại trong suốt hơn 100 số báo, thẳng thắn tuyên chiến với tư tưởng “tứ dân”: sĩ nông công thương vốn đă ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt. Tờ báo khẳng định “một trật tự mới”: “thương công nông sĩ”.

    “Đại thương” là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường, đồng thời báo cũng hướng dẫn các thương nhân Việt Nam cách giao thương buôn bán và khuyến khích, kêu gọi họ đoàn kết để cạnh tranh với các thương nhân Hoa kiều và Ấn kiều. Nông-Cổ Mín-Đàm được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam.

    Nông-Cổ Mín-Đàm cũng là một trong các tờ báo đầu tiên thúc đẩy việc dịch thuật “truyện Tàu” ra chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ, mở đầu bằng truyện Tam quốc chí tục dịch với tên người dịch được ghi là của Chủ nhiệm Paul Canavaggio. Nông-Cổ Mín-Đàm c̣n là tờ báo lần đầu tiên có sáng kiến tổ chức cuộc thi viết tiểu thuyết tại Việt Nam.


    “Nông-Cổ Mín-Đàm”

    Lục Tỉnh Tân văn xuất hiện năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phát hành hàng tuần. Tuần báo viết bằng chữ quốc ngữ số đầu tiên ra ngày 14/11/1907 do F.H. Schneider – một chủ nhà in người Pháp sáng lập và Trần Chánh Chiếu [3] làm chủ bút. Tờ Lục Tỉnh Tân văn nổi bật với Trần Chánh Chiếu, ông là người đề xướng phong trào Minh Tân nên hoạt động rất mạnh trên tờ báo để cổ súy phong trào này. Minh Tân xuất xứ từ sách Đại Học: “tác minh đức, tác tân dân” có nghĩa làm cho “Đức” sáng hơn, người dân mới có thể “Mới” hơn. Ngoài ra, Lục Tỉnh Tân văn c̣n có mối quan hệ đặc biệt với phong trào Đông Du và Duy Tân.

    Trong thời kỳ này, các thuật ngữ như “Nam Trung” và “Lục Châu” được sử dụng với hàm ư đất và người phương Nam. Lục Tỉnh Tân văn dùng những cụm từ như “Xin chư vị lục châu phải rơ…”, “các vị cao minh trong Lục châu…”, “cúi xin Lục châu đồng tâm hiệp lực…”, “Kính cáo: Cùng Lục châu quí vị đặng rơ…”. “Nam Trung” cũng xuất hiện trên các bảng hiệu như Nam Trung khách sạn hoặc Nam Trung dược liệu…

    Lục Tỉnh Tân văn cũng chú ư đến vấn đề quảng cáo, được thực hiện qua tiêu đề Lời rao. Chẳng hạn như: “Tổng lư là G. Chiếu ra thông cáo cho biết ai có hùn vốn th́ có quyền gởi con đến học nghề, thời hạn học là 7 năm, công ty nuôi cơm nước c̣n quần áo, mùng mền th́ cha mẹ phải chịu. Công ty lo nhà ngủ, nhà ăn cho học tṛ, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết nghề rồi phải giúp việc cho công ty 7 năm”. Trong thời gian biểu học tập có ghi rơ các phần học nghề, học chữ quốc ngữ, học chữ “Lang sa” (tiếng Pháp), thời gian luyện tập thể thao và dọn dẹp vệ sinh...”

    Lục Tỉnh Tân văn cũng có nhiều bài công kích chế độ thuộc địa, kêu gọi đồng bào đoàn kết chống quan lại tham nhũng khiến nhà cầm quyền Pháp phải chú ư. Cuối tháng 10/1908, Tổng lư là Trần Chánh Chiếu bị bắt và Lục Tỉnh Tân văn bị rút giấy phép.

    Dưới áp lực của nhà cầm quyền, Lục Tỉnh Tân văn số 50 ra ngày 29/10/1908 chỉ loan tin về việc bắt bớ như sau: “Chủ bút Lục tỉnh tân văn đă bị giam cầm v́ tội đại ác. Vậy chủ nhơn kính tỏ cùng tôn bằng quí khách đặng rơ rằng bổn quán thiệt vô cùng không hay không biết những việc Chủ bút (Gibert Chiếu) phản bạn, giao thông với người ngoại quốc. Nhà nước cũng cho bổn quán biết nhà nước chẳng chút nào tin dạ trung nghĩa của Gibert Chiếu, cho nên đă có ra lịnh kiềm thúc thám sát (ông) quá đỗi nhặt nghiêm…”


    Lục Tỉnh Tân Văn

    Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới): Phát hành số đầu tiên ngày Thứ sáu, 1/2/1918. Chủ nhân tạp chí này là một người Pháp, Henri Blaquière, ông này c̣n làm giám đốc một tờ báo khác bằng tiếng Pháp, tờ Le Courrier Saigonnais. Ông Blaquière giao phó cho bà Sương Nguyệt Anh [4] phụ trách ban biên tập.

    Nội dung Nữ giới chung đăng những bài xă luận, thơ, tiểu thuyết, một vài tin tức và có cả một phần dạy làm bếp. Trong số đầu, vị chủ bút, bà Sương Nguyệt Anh đă ghi rơ mục đích của tạp chí là chú trọng đến việc truyền bá chữ quốc ngữ và không đề cập đến vấn đề chính trị. Lời tựa đầu của Nữ giới chung có đoạn viết:

    “… Bổn báo sự nghiệp thiệt mỏng như tờ giấy, trách nhiệm lại chuyên về đờn bà… đâu dám tự nhận là cô giáo sư mà theo trong qui củ, chương tŕnh như trường học (…) Người xưa có câu thơ đề chuông rằng: “Một tiếng khua vang năm hồ bốn biển”… Nghĩa chỉ có ư muốn tỷ ḿnh như chuông báo thức, kề tai mấy tiếng, kêu nhau trong chị em nhà. Bởi thế nên lấy tên Nữ Giới chung mà đặt hiệu báo”

    Tờ Nữ giới chung là một tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam, sự xuất hiện của nó quả là một biến cố quan trọng đối với người dân lúc bấy giờ, đặc biệt là đối với phụ nữ Việt Nam. Sau gần một năm ra mắt độc giả, tháng 7/1918, Nữ Giới Chung bị đ́nh bản và biến thành một tờ báo khác: Đèn Nhà Nam.


    Nữ-Giới-Chung

    Dưới thời Pháp thuộc c̣n có một số báo khác như Nhật báo Tỉnh (tuần báo, phát hành vào ngày Thứ Năm hàng tuần, từ năm 1905 đến 1912), Công luận Báo (Lê Sum làm Chủ bút, phát hành vào ngày Thứ Ba và Thứ Sáu), Trung lập Báo (Phi Vân Trần Văn Chim tác giả Đồng Quê làm chủ bút)…

    Từ bước đầu sơ khai dưới thời Pháp thuộc, nền báo chí Việt Nam nói chung và Sài G̣n nói riêng đă tiến một bước dài sang thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng ḥa từ năm 1954 đến 1975 tại miền Nam Việt Nam. Đó là đề tài sẽ được bàn tới trong bài viết về giai đoạn báo chí Sài G̣n thời VNCH kế tiếp.

    ***

    Chú thích:

    [1] Pétrus Trương Vĩnh Kư (1837-1898): nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và nhà khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, có tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng trong nhóm Toàn cầu bác học thập bát quân tử (18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19).

    Ngoài ra, v́ biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lư, từ điển và dịch thuật, ... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng cho ngành báo chí với tờ Gia Định báo.

    https://i.postimg.cc/jdvDr0hj/98-9-VTPETRUSKY-1.jpg
    Tượng Pétrus Kư

    -Bài quá dài phải cắt bớt


    Trường Pétrus Kư xưa

    [2] Paulus Huỳnh Tịnh Của (1834-1907): Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Kư làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Định báo trong một thời gian ngắn. Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận.

    -Bài quá dài phải cắt bớt

    [3] Gilbert Trần Chánh Chiếu (1868-1919) là nhà văn, nhà báo và là nhà cải cách tại Việt Nam với các bút danh như Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung, Mộng Trần… Năm 1906, ông thay Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ Nông Cổ Mín đàm. Nghe tiếng ông là người nhiệt t́nh yêu nước, Phan Bội Châu lúc bấy giờ đang ở Hương Cảng (Hồng Kông), liền mời sang gặp ông và sang Nhật Bản gặp Kỳ Ngoại hầu Cường Để.

    -Bài quá dài phải cắt bớt

    [4] Sương Nguyệt Anh (1864- 1921): tên thật là Nguyễn Thị Khuê nhưng tên ghi trên bia mộ lại là Nguyễn Ngọc Khuê, tự là Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà c̣n kư nhiều bút hiệu khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh... Bà là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài G̣n.

    Bà sinh tại quê ngoại ở làng An Đức, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Quê quán bên nội ở làng Bồ Điền, quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nội tổ của bà là ông Nguyễn Đ́nh Huy vào miền Nam làm Thơ Lại trong dinh trấn của Tả Quân Lê văn Duyệt. Sau cụ Huy lấy người vợ thứ, quê ở Cầu Kho, thành Gia Định, sinh ra Nguyễn Đ́nh Chiểu, tác giả của tác phẩm: Lục Vân Tiên. Cụ Đồ Chiểu có vợ là Lê thị Diên, người Cần Giuộc, tỉnh Tân An, hạ sinh được tất cả bảy người con. Bà Nguyệt Anh là người con gái thứ tư của cụ Đồ Chiểu, nhưng theo cách gọi trong Nam nên người ta gọi bà là cô Năm Hạnh. (Wikipedia)


    Sương Nguyệt Anh

  8. #438
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (5/7): Sài G̣n thời VNCH

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...oi-vnch-1.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...thoi-vnch.html

    Báo chí Sài G̣n thời VNCH (1)

    Kể từ khi tờ báo đầu tiên - Gia Định báo - xuất hiện tại Sài G̣n từ năm 1865 dưới thời Pháp thuộc, nghề báo đă phát triển không ngừng với một đội ngũ chủ báo và người viết báo ngày càng nhiều và thị trường báo chí ngày càng đa dạng tại miền Nam trong suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng ḥa (1954-1975).

    Biến cố chính trị năm 1954 với cuộc di cư vào Nam của hơn 1 triệu người miền Bắc đă mang lại một sắc thái mới mẻ trong sinh hoạt văn nghệ của Sài G̣n nói chung và trong làng báo Sài thành nói riêng. Ở miền Bắc, báo chí chỉ dành cho giới trí thức, ngược lại, báo chí miền Nam đă ăn sâu vào tận sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Người đạp cyclo, tài xế taxi, giới tiểu thương cũng có tờ nhựt tŕnh để đọc những khi vắng khách.


    Quầy bán báo

    Thói quen đọc báo đă ăn sâu vào nếp sống của người Sài G̣n và đến khi có cuộc di cư của người Bắc, sinh hoạt báo chí lại nở rộ. Người ta thấy xuất hiện nhiều tờ báo mới như Tự Do, Ngôn Luận, Chính Luận… Người đọc báo cũng dần dần làm quen với những tên tuổi mới như Thanh Nghị, Đặng Văn Sung, Từ Chung, Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Hải Thủy…

    Tờ Tự Do quy tụ các tên tuổi như Tam Lang (chủ nhiệm), Mặc Thu (quản lư), Như Phong (thư kư ṭa soạn) và một số nhà văn, nhà thơ “di cư” như Đinh Hùng, Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Tạ Quang Khôi… Phần nội dung có các mục đặc biệt như “Chuyện Hàng Ngày” do Tam Lang phụ trách, Đinh Hùng viết thơ châm biếm “Đàn Ngang Cung” với bút hiệu Thần Đăng và một truyện dài dă sử nhiều kỳ mang tên “Kỳ Nữ G̣ Ôn Khâu” với bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang. Tự Do c̣n có mục hí họa, tranh châm biếm mang tính cách “tố cộng”.

    Theo Tạ Quang Khôi, sở dĩ tờ Tự Do bị đ́nh bản v́ lư do chính trị. Phủ Tổng thống thấy báo Tự Do được dân Bắc di cư ủng hộ th́ không vui, v́ nhóm chủ trương và nhân viên ṭa soạn không ai có đạo Thiên chúa, lại không có ai là người miền Trung. Thế rồi báo đ́nh bản ít lâu lại tái xuất hiện với chủ nhiệm và quản lư mới, đó là hai ông Phạm Việt Tuyền và Kiều Văn Lân. Hai ông này không những theo đạo Thiên chúa mà c̣n là nhân viên phủ Tổng thống.

    “Ông Như Phong vẫn làm thư kư ṭa soạn, ông Nguyễn Hoạt vẫn là một nhân viên ṭa soạn. Ông c̣n viết thêm mục “Chuyện Hàng Ngày” với bút hiệu Hiếu Chân. Mục này được đổi tên là “Nói Hay Đừng”. Ngoài Hiếu Chân c̣n hai người nữa cũng viết trong mục này, là nhà văn đường rừng Tchya Đái Đức Tuấn. Bút hiệu của ông trong “Nói Hay Đừng” là Mai Nguyệt. Người thứ ba là Phạm Xuân Ninh, tức Hà Thượng Nhân, với bút hiệu Tiểu Nhă. Ông nói lái “Nói Hay Đừng” thành “Nứng Hay Đ̣i”. Mục này được độc giả rất hâm mộ v́ lối viết sắc bén và châm biếm của các tác giả”.

    Khi báo Tự Do của nhóm “người Bắc di cư” đ́nh bản, một số cây bút chạy sang cộng tác với Ngôn Luận, một tờ báo được chính phủ Ngô Đ́nh Diệm “ưu ái” qua vai tṛ “Giám đốc Chính trị” của Hà Đức Minh. Về sau, Ngôn Luận có Từ Chung về làm thư kư ṭa soạn.

    Ngôn Luận có mảng thu hút thiến niên, nhi đồng qua mục “Bé Ngôn, Bé Luận” với các hí họa do họa sĩ Văn Đạt vẽ. Bản thân tôi ngày đó cũng thích mục này và đă có lần được đăng một truyện ngắn trên phụ trang của Ngôn Luận. Về sau trên báo Chính Luận cũng có trang “Mai Bê Bi” dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi.

    Ngôn Luận c̣n có mục “Giải đáp tâm t́nh” của Kiều Diễm Hồng, cái tên do Tạ Quang Khôi đặt ra dù sau này ông không c̣n phụ trách. “Thương hiệu” Kiều Diễm Hồng cũng “chạy” sang Chính Luận trong mục “Mai Bê Bi”.

    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ qua cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 và nền Đệ nhất Cộng ḥa cũng cáo chung. Sang đến thời kỳ Đệ nhị Cộng ḥa, tờ Chính Luận của nghị sĩ Đặng Văn Sung trở nên ăn khách khi Ngôn Luận đóng cửa và thu hút hầu hết các cây bút một thời viết cho Ngôn Luận. Thư kư ṭa soạn Chính Luận là Từ Chung, người sau này bị cộng sản ám sát ngay gần nhà ở trường đua Phú Thọ. Chính Luận có bài xă luận dưới đây về thời Đệ nhất Cộng ḥa:

    “Dưới thời Nhu, Diệm, không biết có anh nào cắc cớ đă đẻ ra một đoàn thể có danh hiệu rất kêu: Công chức Cách mạng Quốc gia.


    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Chính Luận cũng đưa tin những trận hải chiến giữa VNCH và Trung Cộng từ ngày 17 đến 19/1/1974 [1]. Tờ báo "giật" nhiều tít nóng bỏng như: “VC [Việt Cộng] bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ TC [Trung Cộng] chiếm H. Sa”; “Giờ phút chót của Ty Khí Tượng Hoàng Sa chứng nhân 24 năm qua tại vùng tranh chấp”; “Nga lên án TC đánh chiếm Hoàng Sa, thúc LHQ buộc TC phải thương thuyết”… Trên Chính Luận c̣n in h́nh di ảnh của HQ Thiếu tá Nguyễn Thành Trí, thuộc Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ 10), tử trận tại Hoàng Sa.


    Chính Luận đưa tin về cuộc hải chiến giữa VNCH và Trung Cộng trên đảo Hoàng Sa

    Dân gian có câu “nhà báo nói láo ăn tiền”. Câu nói mang tính cách miệt thị nghề báo nhưng nhiều nhà báo vẫn say mê với cái nghề… nói láo ra tiền. Cũng v́ người đọc nhận xét về tài “nói láo” của nhà báo nên kư giả Vũ Bằng [1] đă viết hẳn một cuốn hồi kư mang tên “Bốn mươi năm nói láo” để kể lại chuyện 40 năm lăn lộn trong nghề báo. Ông viết trong tập hồi kư:

    “Người mẹ nào sinh con lại chẳng muốn cho con sau này ăn nên làm ra, có vai có vế nhưng Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với mẹ: nếu trở lại làm người con cứ lại xin làm báo!”

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Kư giả đi ăn mày

    Hồi kư không tên của dân biểu kiêm nhà báo Lư Quí Chung cho biết: “…Có vài con số thống kê đáng chú ư như sau: từ vụ xử đầu tiên theo sắc luật 007/72 (tờ báo bị đưa ra Ṭa án Quân sự Mặt trận Biệt khu thủ đô đầu tiên là Điện Tín ngày 18/8/1972) cho đến hết năm 1973 có tất cả 228 vụ tịch thu và truy tố báo chí. Trước đó khi chưa có sắc luật 007/72, từ tháng 12/1969 đến tháng 8/1972 có đến 5.000 vụ “vi phạm luật báo chí” cũ (luật 019/69)”.

    Theo Lư Quư Chung, có 4 tổ chức báo chí khởi xướng nhưng chỉ cần nh́n vào những nhân vật dẫn đầu cuộc biểu t́nh th́ biết ai đứng sau lưng sự kiện lịch sử của báo chí Sài G̣n.

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Thật sự trước các nhà báo, các dân biểu, nghị sĩ, nghệ sĩ, trí thức rất hiền lành, lực lượng cảnh sát cũng không hăng hái lắm để ra tay đàn áp nếu họ không bị khiêu khích hoặc kích động làm mất đi sự b́nh tĩnh. Do đó khi đám đông “kư giả đi ăn mày” rướn tới một cách quyết liệt là hàng rào cảnh sát tự vỡ ra và ḍng người biểu t́nh cuồn cuộn đổ.

    Ra đại lộ Lê Lợi như ḍng sông đổ ra biển. Người dân hai bên đường hoan hô người biểu t́nh, nhiều người hào hứng nhập vào đoàn, nhất là thanh niên học sinh. Đến chợ Bến Thành, những người buôn bán trong chợ ào ra “bố thí”. Các kư giả ăn mày, nhét vào bị của chúng tôi đủ thứ bánh trái và quà tặng khiến cho h́nh ảnh kư giả đi ăn mày càng đậm nét..."

    https://i.postimg.cc/D0YvNFqJ/99-4-kygianmay3.jpg
    Kư giả ăn mày đụng độ với cảnh sát

    Một trong những nhân vật nổi tiếng trong làng báo vào thập niên 1960 là nhà văn Chu Tử. Ông ra tờ Sống và báo thu hút một số lượng lớn người đọc với các tiết mục được ưa thích như “Ao Thả Vịt” (trên trang nhất), “Thơ Đen” và trang nhạc trẻ. Báo Sống thường chạy tít rất “giật gân” như: “66 triệu của Tống nha Ngân khố bay đằng nào…” hoặc “5 phút ‘hàn huyên’ với tử tội ‘chịu chơi’ Đặng Cao Sách”…


    Nhật báo Sống
    Những cây viết cộng tác với Sống có các nhà văn, nhà báo Tú Kếu, Nguyễn Mạnh Côn, Bùi Giáng, Trùng Dương... Nhật báo Sống đăng tiểu thuyết nhiều kỳ (feuilleton) Loan Mắt Nhung của Nguyễn Thụy Long, từ đó nhà văn này trở thành nổi tiếng với công chúng.

    Trong Hồi Kư Viết Trên “Gác Bút” (nxb Văn Nghệ, California, 1999) Nguyễn Thụy Long tiết lộ: “Tác phẩm đầu tay của tôi là Loan Mắt Nhung ra đời và làm nên văn nghiệp của tôi được xuất hiện trên tờ báo Sống, do sự khuyến khích của ông Chu Tử… Tôi chính thức là kư giả của báo Sống, nhưng cũng đánh lẻ cho nhiều báo như một số anh em kư giả khác…”

    Sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm ngày 1/11/1963, Nguyễn Thụy Long bước vào nghề qua nhật báo Sống từ lúc tờ báo ra mắt cho đến ngày báo đ́nh bản. Chu Tử có rất nhiều “con nuôi” và ông gả một trong số các con nuôi cho Nguyễn Thụy Long.

    V́ bất đồng chính kiến, ṭa báo Sống bị Lực lượng Tranh thủ Cách mạng của phe Phật giáo cực đoan tấn công năm 1966. Cũng vào thời điểm này, sáng ngày 16/4/1966, Chu Tử bị mưu sát khi vừa ra khỏi nhà, ông bị trúng đạn nhưng thoát chết. Nhiều người cho rằng cuộc khủng bố này do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chủ trương.


    Ṭa soan nhật báo Sống bị tấn công

    Cuối thập niên 1960 báo Sống bị thu hồi giấy phép v́ chỉ trích việc chính phủ cho Quân đội Hoa Kỳ toàn quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh. Chu Tử ra tiếp tờ Sóng Thần vào tháng 10/1971 và bị rút giấy phép vào tháng 2/1975. Nữ kư giả Trùng Dương là người có liên quan trực tiếp đến Sóng Thần cho biết:

    “Khởi thủy Sóng Thần là cơ quan ngôn luận của nhóm chống tham nhũng Hà Thúc Nhơn (tên một đại úy y sĩ đă bị sát hại vào năm 1970 trong khi đơn thương độc mă chống tham nhũng trong chính quyền Nha Trang). Nhóm này gồm Bác sĩ Phạm Văn Lương, Giáo sư Nguyễn Liệu, Hà Thế Ruyệt, Phan Nhự Thức, Uyên Thao, Lư Đại Nguyên và một số người khác tôi không nhớ hết tên, và những người v́ lư do riêng, không muốn công khai”.

    Sóng Thần được h́nh thành là do đóng góp tiền bạc dưới h́nh thức mua cổ phần của các cổ đông và độc giả. Tờ báo có trụ sở đặt tại 133 đường Vơ Tánh, Sài G̣n do Trùng Dương đứng tên làm chủ nhiệm, Chu Tử làm chủ biên, Nguyễn Đức Nhuận lo trị sự và Uyên Thao điều hành với tư cách tổng thư kư.

    Sóng Thần chống tham nhũng ngay từ lúc đầu nhưng không chống chính phủ như một số báo chí ngoại quốc hồi ấy xếp loại là “anti-government”. Về sau này, sau khi nhật báo Đuốc Nhà Nam của kư giả lăo thành Trần Tấn Quốc tự ư đóng cửa để phản đối luật báo chí mới 007/1972, Sóng Thần mời được bỉnh bút Ngọa Long về cho có mầu sắc người Miền Nam v́ đa số thành phần biên tập là những người gốc miền Bắc di cư năm 1954.

    Riêng về các nhà văn viết feuilleton cho Sóng Thần th́ khởi thủy gồm có Nguyên Vũ, Cung Tích Biền, Nguyễn Thụy Long, Vũ Ngọc Đĩnh, Hoàng Hải Thủy… sau tăng cường thêm hai nhà văn nữ Túy Hồng và Nguyễn Thị Thụy Vũ.

    Trùng Dương cho biết thêm về phiên ṭa “lịch sử” ngày 31/10/1974, ngày Sóng Thần ra trước vành móng ngựa. Tờ báo chạy tít “Ngày dài vô tận”:

    “Tờ báo bị Bộ Nội Vụ của chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đưa ra toà xử về tội đă đăng nguyên văn bản cáo trạng số 1 của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng do Linh Muc Trần Hữu Thanh chủ xướng với sự tham gia của 300 linh mục. Tổng cộng có 205 luật sư t́nh nguyện ra toà biện hộ cho Sóng Thần và quyền tự do báo chí”.


    "Ngày dài vô tận" của Sóng Thần

    Chuyện lạ trong làng báo: chủ nhiệm Sóng Thần là nhà báo nữ Trùng Dương nhưng báo chí Sài G̣n c̣n “lạ” hơn khi có một chủ báo kiêm chủ bút cũng là phụ nữ: bà Bút Trà đứng tên tờ Sàig̣n Mới nổi tiếng một thời trong làng báo Sài G̣n.

    Điều “lạ” hơn nữa là bà Bút Trà không phải là dân làm báo hay làm văn nghệ mà chỉ là một thương gia giàu có đă đưa Sàig̣n Mới thành tờ báo ưa thích của giới b́nh dân.


    Báo Saigon Mới

    Bà Bút Trà, nhũ danh Tô Thị Thân, kết hôn với một ông nhà giàu người Tàu làm chủ khoảng 20 cơ sở kinh doanh nghề “cầm đồ”. Lư do bà nhẩy sang nghề làm báo cũng thật ly kỳ. Nhà văn B́nh Nguyên Lộc [4] đă kể lại trong “Hồi Kư Văn Nghệ” như sau:

    “Bà nhà giàu nầy [Tô Thị Thân], về sau, khi lấy chồng Việt Nam, đă xây cất biệt thự lớn ở Phú Nhuận, nhưng bà ấy nhứt định tiếp tục sống trong căn nhà liên-kế, ṭa soạn của tờ nhựt báo Sàig̣n Mới, chớ không chịu dọn về ngôi biệt thự đẹp, vốn bỏ không… Bà mang tục danh là “Bà chị Bồn binh”, chỉ v́ bà bám măi vào căn nhà thuê trước cái bồn cỏ tṛn, nằm giữa ṭa soạn của bà và chợ Bến Thành”.

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Bà Bút Trà c̣n bị chọc ghẹo bằng các sửa bút danh của bà thành “Bút Tè”, báo chí tiếp tục “chửi” nghề cầm đồ, bà đáp ngắn gọn: “Hằng ngàn người khác cho vay cắt cổ, sao cứ bà họ Tô mà chưởi?”.

    Quả là trường hợp của bà chủ báo Bút Trà đi ngược hẳn với lẽ thường t́nh. Con buôn nào khi bị chửi trên báo cũng chỉ hành động theo một trong ba cách: (1) cắn răng mà chịu đựng khi nào bị báo chí chửi; (2) hối lộ cho các kư giả viết bài chửi bới; hoặc (3) thuê du côn đánh các kư giả đó. Bà Tô Thị Thân là người đầu tiên nghĩ ra giải pháp thứ tư: ra tờ báo chửi lại dù chẳng viết được một câu văn nào.

    Saigon Mới c̣n có một nhân vật nữ nổi tiếng là bà Tùng Long, phụ trách mục Gỡ rối tơ ḷng từ năm 1953, bà c̣n giữ mục Tâm T́nh Cởi Mở trên báo Tiếng Vang (1962-1972). Hai mục “hỏi đáp tâm t́nh” này rất ăn khách trên báo và thu hút nhiều người đọc, nhất là phụ nữ v́ chủ đề xoay quanh chuyện yêu đương, t́nh cảm.

    Bà Tùng Long làm chủ bút Tuần báo Tân Thời (1935), Thư kư ṭa soạn tuần báo Phụ Nữ Diễn Đàn, ngoài ra c̣n cộng tác với các báo Đồng Nai, Tiếng Vang, Tiếng Chuông, và các tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Mới, Phụ Nữ Ngày Mai, Duy Tân, Đông Phương… Bà Tùng Long xuất bản trên 60 tác phẩm trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến 1972.

    Người ta thường ví “hiện tượng Tùng Long” tại Sài G̣n chính là trường hợp trước đó của nhà văn Quỳnh Giao bên Đài Loan với loại tiểu thuyết t́nh cảm trong đó có những trớ trêu, ngang trái đă khiến nhiều người đọc, nhất là phụ nữ, phải rơi lệ.

    ***

    Chú thích:

    [1] Ngày nay, báo chí "lề phải" Việt Nam chỉ đề cập đến những diễn biến trên Biển Đông qua từ mới “Tàu Lạ”, ám chỉ tàu Trung Cộng ngang ngược xâm phạm hải phận Việt Nam theo “Đường lưỡi ḅ” trong chiến lược thôn tính quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Họ sợ đụng chạm đến phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do chính lănh đạo Trung Cộng đưa ra năm 1999 để xác định tư tưởng chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước Việt – Trung trong thế kỷ mới.

    Theo Wikipedia, cuộc chiến trên Biển Đông năm 1974 giữa VNCH - Trung Cộng có tương quan lực lượng như sau:

    Bài quá dài, phải cắt bớt

    Theo tài liệu của Trung Cộng th́ các tàu 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn, 281, 282, 402, 407 bị hư hại trung b́nh. Trung Cộng bắt giữ 48 tù binh VNCH và cuộc trao trả tù binh diễn ra sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ quốc tế. (Theo Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA...3%A0ng_Sa_1974)


    Tham khảo thêm về Hoang Sa & Trường Sa qua các bài viết:


    - "Tập san Sử Địa với chủ đề Hoàng Sa-Trường Sa" tại

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...sa-truong.html



    - "Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974" tại

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...-nam-1974.html


    https://i.postimg.cc/MZ4Jg9CQ/99-9-B...Trung-Qu-c.jpg
    Bích chương "Tây sa chiến ca" của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa

    [2] Vũ Bằng (1913-1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng dưới thời VNCH. Ông sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút kư... với các bút hiệu Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lư Tŕnh, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...

    Bài quá dài, phải cắt bớt



    Vũ Bằng

    [3] Chu Tử là bút hiệu của Chu Văn B́nh (1917-1975), nhà văn, nhà báo nổi tiếng tại Sài G̣n vào thập niên 1960. Ông được biết đến là chủ nhiệm nhật báo Sống và là tác giả những cuốn tiểu thuyết có tựa đề chỉ một chữ: Yêu, Sống, Ghen, Loạn, Tiền...

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    Nhà văn Chu Tử

    [4] B́nh-nguyên Lộc (1915-1987) tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1915 tại làng Tân Uyên, Biên Ḥa. Ông sinh ra và lớn lên trong một ngôi nhà chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm thước, chính con sông này đă cung cấp nhiều chi tiết để hoàn tất một số tác phẩm như truyện ngắn Đồng Đội (trong Kư Thác), hồi kư Sông Vẫn Đợi Chờ (viết và đăng báo ở California)….

    Bài quá dài, phải cắt bớt


    B́nh-nguyên Lộc
    [5] Bà Tùng Long (1915-2006), tên thật Lê Thị Bạch Vân, là một nhà văn nổi tiếng với những tiểu thuyết tâm lư xă hội ở miền Nam trước 1975. Bà sinh ngày 1/8/1915 tại Đà Nẵng, học trung học ở trường Đồng Khánh, Huế, và trường Gia Long, Sài G̣n. Năm 1935 bà thành hôn cùng nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy.
    Bài quá dài, phải cắt bớt
    [img] https://i.postimg.cc/wBf9MgGW/99-13-B-T-ng-Long.jpg [/img]
    Bà Tùng Long

  9. #439
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (6/7): Báo chí Sài G̣n thời VNCH

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...oi-vnch-2.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...i-sai-gon.html

    Báo chí Sài G̣n thời VNCH (2)

    Đối với những người trong nghề báo, cực nhất là phải làm việc ở các nhật báo v́ thời gian giữa hai số báo chỉ cách nhau 24 giờ nên các kư giả phải chạy đua với đồng hồ. Hơn nữa, tin tức đ̣i hỏi phóng viên phải nhanh, nhạy và chính xác. Loại tiểu thuyết đăng nhiều kỳ cũng đ̣i hỏi người viết phải sáng tác đều tay, nếu báo bị thiếu một vài kỳ cho “feilleton”, độc giả sẽ chán và chuyển sang đọc báo khác.

    Vô t́nh trong làng báo thời VNCH h́nh thành một cuộc cạnh tranh, tuy âm thầm nhưng rất khốc liệt. Chủ báo biết rơ điều này nên họ sẵn sàng trả lương cao cho các phóng viên và những người viết nhiều kinh nghiệm, miễn là tờ báo thu hút nhiều người đọc.


    Sạp báo Sài G̣n xưa

    Nhà báo Tạ Quang Khôi trong bài viết về “Nhật báo Ngôn Luận và tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong” đă kể lại một giai thoại khá lư thú trong nghề làm báo với “tai nạn nghề nghiệp” qua vụ tướng Nguyễn Chánh Thi “đảo chính hụt” Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm ngày 11/11/1960:

    “Phan Nghị là một phóng viên có uy tín trong làng báo. Ông viết nhiều bài phóng sự rất hay. Nhưng ông lại là người chân thật, cả tin, bạn bè liệt ông vào loại “phổi ḅ”. Khi ông Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính, Phan Nghị đến building Cửu Long ở đường Hai Bà Trưng để chơi bài với một nhóm văn nghệ sĩ như: Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư… rồi khi ra về nghe đồn ông Diệm đă đầu hàng, bèn viết tin có tựa đề “Quân ta đại thắng, Diệm đầu hàng”, được để lên tám cột trang nhất của tờ Ngôn Luận. Báo đă in được 6.000 tờ th́ lại có tin tướng Trần Thiện Khiêm đem sư đoàn 7 từ Mỹ Tho về cứu giá. Thế là 6000 tờ báo phải hủy tức khắc”.

    Nhà văn B́nh Nguyên Lộc cũng nói về nỗi khổ của nhà văn viết feilleton:

    “Nhà in Sàig̣n là nơi làm việc phản luật lao động nhứt thế giới, điều đó th́ ai cũng biết, nhưng sao các tay viết lách lại chen vào đó để làm ǵ...? Ṭa soạn của một tờ hàng ngày nghèo nhứt, vẫn không thiếu bàn. Ấy, người ở ngoài nghề không làm sao mà biết được chuyện bê bối của các tay viết tiểu thuyết cho báo hàng ngày, mà kẻ nầy là một.

    Phải chun vào nhà in, v́ thợ sắp chữ họ gào họ thét, họ đ̣i bài, ta vào đó, xé giấy ra từng mảnh nhỏ, viết được ba bốn gịng chữ th́ nộp cho một anh thợ để anh xếp chữ ngay, kẻo không kịp in. Ta lại viết ba bốn gịng nữa giao cho anh thợ thứ nh́, nếu anh thứ nhứt khi năy, làm chưa xong công việc. Chun vào nhà in để được gần thợ, hầu nộp bài cho nhanh ấy mà! Dĩ nhiên là bài không bao giờ qua tay các thư kư ṭa soạn, mà các ông ấy cũng mong khỏi phải đọc bài, v́ các ông chỉ có mấy mươi phút mà phải đọc hết năm tiểu thuyết, th́ quá đau đầu…”



    Tạp chí xưa

    Bên cạnh “người anh em” nhật báo, Sài G̣n c̣n có rất nhiều loại tạp chí xuất bản định kỳ bao gồm tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san hay có khi báo ra hàng quư (3 tháng một kỳ), mỗi nửa năm và thậm chí mỗi năm chỉ ra một số.

    Làm báo định kỳ không gặp nhiều căng thẳng về thời gian như báo ngày. Hơn nữa, báo định kỳ phần đông mang tính cách nghiên cứu hoặc chuyên ngành nên đ̣i hỏi người làm báo phải có một số kiến thức về chuyên đề của tờ báo. Như vậy, làng báo h́nh thành 2 loại kư giả theo h́nh thức của tờ báo: phóng viên chạy tin cho nhật báo và người viết tạp chí.

    Năm 1917 tại Bắc Kỳ, Nam Phong Tạp chí của Phạm Quỳnh [1] ra đời với bản in bằng tiếng quốc ngữ và phần chữ Nho do Nguyễn Bá Trác phụ trách. Cũng vào thời gian này tại Nam Kỳ, Toàn quyền Albert Sarraut, kư sắc lệnh ra tạp chí Tribune Indigène bằng tiếng Pháp. Nam Phong xuất bản hàng tháng, tổng cộng ra được 210 số báo trong 17 năm. Đây là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đăng thơ, truyện ngắn, phê b́nh văn học, và tài liệu lịch sử với sự góp mặt của nhiều tác giả như Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim, Tương Phố, Dương Quảng Hàm và Tản Đà.


    Nam Phong Tạp chí

    Năm 1926, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu [2] lại đứng ra thành lập An Nam Tạp chí, tờ báo chuyên về văn học ra được 46 số nhưng cũng giữ một kỷ lục về số lần đ́nh bản và tái bản. Tản Đà và An Nam Tạp chí có một quăng đời gian nan, lận đận được nhắc đến trong lịch sử văn học Việt Nam. Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) làm bài thơ “Trời đầy Nguyễn Khắc Hiếu”, nhại lại bài “Hầu trời” của Tản Đà:

    Tội nặng nhất trần gian
    Là bắt anh Khắc Hiếu
    Làm tạp chí An Nam


    Nhà thơ “hậu sinh” Bùi Giáng cũng đă nhận xét về “tiền bối” Tản Đà: “Nếu tiên sinh c̣n sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch "Trường hận ca" của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu”.

    Cùng thể loại với An Nam Tạp chí sau này c̣n có Phong hóa - Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Văn học Tạp chí của Dương Bá Trác, Dương Tự Quán (1932), Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Vũ Đ́nh Long (1934), Phổ Thông Bán Nguyệt San cũng của Vũ Đ́nh Long (1936), Tinh Hoa (1937), Tao Đàn (1939), Hà Nội Tân Văn (1940), Phụ Nữ Tân Văn (Phan Khôi), Trung Bắc Chủ Nhật (Nguyễn Văn Luận)...


    Tiểu Thuyết Thứ Bảy

    Sang đến thời Đệ nhất Cộng Ḥa báo định kỳ tại Sài G̣n nở rộ không kém ǵ báo ngày. Đáng kể nhất là hai tạp chí Bách Khoa và Sáng Tạo. Tiền thân của Bách Khoa là tạp chí của Hội Văn hóa B́nh dân và nhóm chủ trương xin lại manchette của tờ Bách Khoa B́nh Dân. Như vậy, Bách Khoa B́nh Dân chỉ sống được 2 số và sau đó xuất hiện đưới tên Bách Khoa từ năm 1957 cho đến ngày Sài G̣n đổi chủ.

    “Thay Lời Phi Lộ” trên Bách Khoa số ra mắt ngày 15/1/1957 xác định mục đích của tạp chí: “… Quy tụ mọi người không cần cùng một tôn giáo, một quan điểm chính trị, một tổ chức chính trị chặt chẽ mới có thể trở thành bạn đường trong lúc t́m kiếm bất chấp đến dĩ văng nếu hiện thời đi cùng một con đường…”.

    Tờ báo cũng khẳng định bài vở “…không cứ phải cao siêu, v́ trải nghiệm của người lao động cũng quan trọng như lư thuyết của học giả” và cũng không nhất thiết “…chỉ nói về một tôn giáo, v́ đạo đức của Phật giáo cũng đáng để ta tôn trọng như ḷng nhân ái của Chúa Jesus”. Sở dĩ vấn đề tôn giáo được Bách Khoa đề cập đến v́ dưới thời của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đạo Công giáo vốn được “ưu ái” và đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng ḥa vào năm 1963.


    Tạp chí Bách Khoa số ra mắt

    Tạp chí Bách Khoa do Huỳnh Văn Lang làm chủ nhiệm trong năm đầu, khi ông Lang đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ, ông Lê Ngộ Châu đứng ra điều hành. Có thể nói, Lê Ngộ Châu là linh hồn của tạp chí trong vai tṛ chủ nhiệm điều hành, ông được sự quư mến của mọi người, từ các đồng nghiệp, cộng tác viên cho đến người đọc.

    Nguyễn Hiến Lê [3], cộng tác viên có số bài viết nhiều nhất trên Bách Khoa, nhận xét: “Bách Khoa có một vị trí đặc biệt, tờ báo không nhận trợ cấp của chính quyền, không ủng hộ chính quyền mà vẫn sống được suốt 18 năm (1957-1975) bằng tờ Nam Phong, có uy tín, tập hợp được nhiều cây bút giá trị như tờ Nam Phong”.

    Bách Khoa từ tháng 2/1965 đổi tên thành Bách Khoa Thời Đại, đến tháng 1/1970 lại trở về với tên Bách Khoa. Ngoài số độc giả khá đông tại Sài G̣n và miền Trung, tạp chí c̣n được sự ủng hộ của các công ty lớn qua việc đăng quảng cáo giúp cho tờ báo đứng vững. Đó là yếu tố tài chính mà bất kỳ một tờ báo nào cũng phải tính đến.

    Bách Khoa đă mang lại cho nền văn học nghệ thuật miền Nam một sinh khí mới đồng thời giới thiệu nhiều nhà văn trẻ sau này trở nên nổi tiếng như Vũ Hạnh, Vơ Phiến, Lê Tất Điều, Nguyễn Ngu Í, Phạm Việt Châu, Phan Văn Tạo, Đoàn Thêm, Bùi Giáng và các cây bút nữ như Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Thụy Vũ, Túy Hồng…

    Bách Khoa tựa như một “melting pot”, là nơi dung ḥa mọi trường phái qua nhiều cây bút cả trẻ lẫn già: bên cạnh Đông Hồ, Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, Doăn Quốc Sỹ c̣n có nhưng khuôn mặt mới như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo... Bách Khoa cũng là “vùng xôi đậu” giữa những chính kiến khác nhau với các bài viết của giáo sư Nguyễn Văn Trung, linh mục Nguyễn Ngọc Lan hay Vũ Hạnh, Vơ Phiến.


    Bách Khoa được đóng thành tập

    Tháng 10/1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời tại Sài G̣n. Đối với nhiều người, đó là “chất nổ phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới”. Sáng Tạo đánh dấu một sự “nổi loạn”.

    Trên Sáng Tạo xuất hiện những tên tuổi của các nhà văn “di cư” vào miền Nam năm 1954: Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Cung Tiến, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đức Sơn ...

    Theo Mai Thảo, nhóm Sáng Tạo “phá đổ” những “ám ảnh” và những “tàn tích của quá khứ”:

    “Văn học nghệ thuật mặc nhiên không thể c̣n là tả chân Nguyễn Công Hoan, lăng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm Xuân Thu, những luận đề Tự Lực ... Những trào lưu cạn ḍng phải nhượng bộ rứt thoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế”.

    Cũng theo Mai Thảo, “Công tác chặt đứt với những trói buộc cũ phải được đặt lên hàng đầu ... và thơ bây giờ là thơ tự do”.

    Nếu ta không phủ nhận vai tṛ của Tự Lực Văn Đoàn trong việc đóng góp vào “thơ mới” th́ cũng phải nh́n nhận Sáng Tạo đă đưa ra một loại thơ “mới hơn” mà người ta gọi là “thơ tự do”. Nguyên Sa (Trần Bích Lan) với bài thơ “Mùa xuân buồn lắm em ơi” có những câu thơ rất… tự do:

    Mùa xuân buồn lắm em ơi
    Anh vẫn đạp xe từ Saigon lên trường đua Phú Thọ
    Đạp xe qua nhà em
    Nh́n vào ngưỡng cửa
    Nhà số 20
    Anh nhớ má em hồng…


    Làm sao chỉ có một ḿnh anh
    Vừa đạp xe, vừa ngâm thơ (mà đường vẫn dài)
    Ngửa mặt lên cao, trời xanh biêng biếc
    Làm sao em không ngó xuống linh hồn?…


    Mặt khác, Thanh Tâm Tuyền lên tiếng bênh vực sự nổi loạn mà theo ông. “… nổi loạn là một hành động đ̣i được gia nhập đời sống: Kẻ nô lệ đ̣i quyền sống như những người tự do. Như thế nổi loạn là điều kiện sáng tạo”.

    Phải chăng cũng v́ lư do đó mà tạp chí mang tên Sáng Tạo?Tạp chí Sáng Tạo được nhiều người khen không tiếc lời. Vơ Phiến viết trong “Văn Học Miền Nam Tổng Quan”:

    “Tờ báo [Sáng Tạo] đáp ứng một sự thiếu vắng, nó được hoan nghênh ngay. Trước “vận hội mới” quần chúng độc giả chờ đợi một xuất hiện mới trên lănh vực văn nghệ. Loại thơ văn trên báo Đời Mới của Trần Văn Ân chẳng hạn không c̣n sức thu hút nữa, những sáng tác ra mắt trên nhật báo không thể thỏa măn, tờ Mùa Lúa Mới vẫn chỉ là của một địa phương. Tờ Sáng Tạo chính đă đến đúng lúc. Và nó đă nhằm đúng vào tâm trạng quần chúng: chờ cái mới”.

    Theo Vơ Phiến, Sáng Tạo đă có những đóng góp đáng kể. Mặc dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn 31 tháng, nó đă phát huy được một số văn tài đông đảo. Nhiều người trong số đó sau khi tờ tạp chí đ́nh bản, tiến lên giữ vai tṛ quan trọng trong những hoạt động văn nghệ riêng biệt của ḿnh.

    Thanh Tâm Tuyền dần dần viết truyện nhiều hơn là làm thơ; Doăn Quốc Sỹ chủ trương một nhà xuất bản; Nguyên Sa đứng ra thành lập các tạp chí Gió Mới, Hiện Đại; Tô Thùy Yên, Sao Trên Rừng (sau đổi ra là Nguyễn Đức Sơn) trở thành những thi sĩ có bản sắc riêng biệt; Dương Nghiễm Mậu sáng tác mỗi lúc mỗi độc đáo, đứng ra chủ trương tạp chí Văn Nghệ cùng với Lư Hoàng Phong…

    Thế nhưng, cũng không ít người chê bai Sáng Tạo, chẳng hạn như Nguyễn Hiến Lê:

    “Thời đó có một nhóm nhà văn trẻ ở Bắc di cư vào lập nhóm Sáng Tạo, muốn làm một cuộc cải cách, nhưng họ không đủ kiến thức tài năng, chỉ hô hào chống Cộng, điểm này không có ǵ mới cả - mà cũng không sâu sắc, v́ họ ít đọc sách báo ngoại quốc; và đả đảo lối viết của nhóm Tự Lực trước kia, mà người cầm đầu Sáng Tạo - Mai Thảo - lại có bút pháp cầu kỳ "làm duyên, làm dáng" - không hợp thời chút nào, chính bọn họ cũng không theo. Rốt cuộc chẳng được tiếng vang nào cả''.


    Sáng Tạo, Số 1, tháng 10/1956

    Xét cho cùng, khen hay chê là c̣n tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của mỗi người. Tuy nhiên, có một điều khách quan là những tạp chí ra đời trong suốt thời VNCH đă khiến sinh hoạt văn thơ miền Nam ngày càng đa dạng trong khi miền Bắc lại trầm lắng, mang nặng màu sắc chính trị.

    ***

    Chú thích:

    [1] Phạm Quỳnh (1892 - 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt (thay v́ chữ Nho hay tiếng Pháp) để viết lư luận và nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

    Phạm Quỳnh sinh tại Hà Nội, quê quán Hải Dương, từ một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học. Ông học giỏi, luôn có học bổng và đỗ đầu bằng Thành chung khi theo học Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, c̣n gọi là Trường Thông ngôn).

    Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16. Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút Nam Phong Tạp chí từ năm 1917 cho đến năm 1932, tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”. Năm 1919, ông sáng lập và là Tổng Thư kư Hội Khai trí Tiến Đức.

    Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đ̣i hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp. Ông bị Việt Minh bắt năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Phạm Quỳnh bị giết cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đ́nh Khôi (anh ruột Ngô Đ́nh Diệm) và Ngô Đ́nh Huân (con trai của Ngô Đ́nh Khôi).

    Một số tác phẩm chính của Phạm Quỳnh:

    Thượng Chi Văn Tập (gồm 5 quyển, Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes Hanoi ấn hành năm 1943)
    Văn minh luận
    Văn học nước Pháp
    Lịch sử thế giới
    Phật giáo đại quan


    Phạm Quỳnh

    [2] Tản Đà (1889 - 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông. Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên văn đàn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

    Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực và làm chủ bút An Nam Tạp chí. Với những ḍng thơ lăng mạn và ư tưởng ngông nghênh, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”. Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà c̣n giỏi trong việc dịch thơ Đường sang thơ lục bát.

    Năm 1915, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà được xuất bản, gây tiếng vang lớn, đó là tập thơ Khối t́nh con. Sau thành công đó, ông viết liền cuốn Giấc mộng con (1917) và một số vở tuồng: Người cá, Tây Thi, Dương Quư Phi, Thiên Thai. Năm 1918, Phạm Quỳnh ca ngợi cuốn Khối t́nh con và phê phán cuốn Giấc mộng con, biến Tản Đà trở thành một hiện tượng trên văn đàn. Sau bài phê phán tư tưởng của Giấc mộng con, Tản Đà thôi cộng tác với Nam Phong Tạp chí.

    Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết một loạt truyện như Thần tiền, Đàn bà Tàu (1919); sách giáo khoa, luân lư: Đài gương, Lên sáu (1919), Lên tám (1920) và tập thơ C̣n chơi (1921). Năm 1922, Tản Đà thành lập Tản Đà thư điếm (sau đổi thành Tản Đà thư cục). Tại đây đă xuất và tái bản hầu hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của Tản Đà:

    Tản Đà tùng văn (1922);
    Truyện thế gian tập I và II (1922),
    Trần ai tri kỷ (1924),
    Quốc sử huấn nông (1924)
    Thơ Tản Đà (1925)


    Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

    [3] Nguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Ông quê ở Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba V́, Hà Nội), xuất thân từ một gia đ́nh nhà Nho, học tại trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Công chính Hà Nội rồi vào làm việc tại các tỉnh miền Nam, từ đó bắt đầu gắn bó với vùng đất này trong suốt nửa thế kỷ. Sau năm 1945, ông thôi làm ở sở, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 chuyển lên Sài G̣n mở nhà xuất bản và biên dịch sách, sáng tác, viết báo.

    Trong suốt cuộc đời cầm bút của ḿnh, ông đă xuất bản được hơn một trăm bộ sách, về nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê b́nh, giáo dục, chính trị, kinh tế, gương danh nhân, du kư, dịch tiểu thuyết, học làm người... Tính từ năm ông bắt đầu có sách xuất bản vào đầu thập niên 1950, trung b́nh mỗi năm ông hoàn thành ba bộ sách với 800 trang bản thảo có giá trị.

    Năm 1980 ông về lại Long Xuyên và bắt đầu viết Hồi kư Nguyễn Hiến Lê. Tác phẩm này được hiệu đính và hoàn chỉnh vào năm 1983 với tựa đề Đời viết văn của tôi. Ông viết:

    “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”.

    Nguyễn Hiến Lê viết gần 250 bài trên tạp chí Bách Khoa, 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo Dục Phổ Thông, Giữ Thơm Quê Mẹ. Những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Hiến Lê xếp theo thứ tự thời gian:

    Đắc nhân tâm (1951, dịch Dale Carnegie)
    Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười (1954, du kư)
    Tự học để thành công (1954)
    Quẳng gánh lo đi và vui sống (1955, dịch Dale Carnegie)
    Gương danh nhân (1959)
    Chiến tranh và ḥa b́nh (1968, dịch Lev Nikolayevich Tolstoy)
    Sử Trung Quốc (1982, 3 tập)
    Kinh Dịch, đạo của người quân tử (1990)
    Khổng Tử (1992)
    Hồi kư Nguyễn Hiến Lê (1992)
    Đời viết văn của tôi (1996)

    Nguyễn Hiến Lê

  10. #440
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Báo chí Việt-Nam (7/7): Báo chí thời VNCH

    http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/...oi-vnch-3.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2019/01...thoi-vnch.html

    Báo chí thời VNCH (3)

    Các loại báo định kỳ thời VNCH rất đa dạng về chủ đề dành cho các đối tượng người đọc. Thích văn chương, thơ phú có thể t́m đọc Văn, Phổ thông, Văn nghệ Tiền phong… Một trong số các tạp chí văn chương có nhiều người đọc nhất là tạp chí Văn của Nguyễn Đ́nh Vượng. Số ra mắt từ năm 1964 và sống đến ngày cuối cùng của Sài G̣n. Văn do Trần Phong Giao trông nom trong 10 năm đầu, đến 1974, chuyển lại cho Mai Thảo với chủ đề báo “Tập san Văn chương, Tư tưởng, Nghệ thuật”.


    Quầy báo Sài G̣n xưa
    bán cả báo trong nước và ngoài nước

    Tạp chí Văn cũng quy tụ được nhiều cây bút thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều khuynh hướng, từ Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền đến Thế Uyên, Nguyễn Mạnh Côn, B́nh Nguyên Lộc... Văn đặc biệt quan tâm đến việc dịch thuật và giới thiệu văn học nước ngoài. Trần Phong Giao vốn là một dịch giả nổi tiếng, c̣n có thêm Trần Thiện Đạo, sống ở Paris, dịch và viết về những phong trào văn học đang thịnh hành ở Pháp.


    Tạp chí Văn, số đặc biệt tưởng niệm Nhất Linh

    Đối với những người quan tâm đến nghệ thuật sẽ có một số tạp chí chuyên về các bộ môn này như Điện ảnh, Màn ảnh, Màn ảnh Kịch trường… Nổi bật nhất là các tạp chí khai thác mảng đề tài điện ảnh, thường được gọi là “nghệ thuật thứ bảy” với đối tượng người đọc là giới trẻ ghiền xinê. Thông tin tham khảo thường là các tạp chí điện ảnh của Pháp như Ciné Monde, Ciné Revue… mảng điện ảnh trong nước cũng được khai thác triệt để về thị trường phim trong nước cũng như cuộc đời của những tài tử nổi danh.


    Tạp chí Màn Ảnh

    Tân nhạc được gới trẻ quan tâm, nhất là các vũ điệu mới xâm nhập từ Hoa Kỳ như Bebop, Twist, Limbo Rock… Cải lương cũng là một đề tài thu hút nhiều người đọc để theo dơi các nghệ sĩ cải lương trên sân khấu cũng như trong đời thường. Các loại tạp chí nghệ thuật xuất hiện rất nhiều trên các sạp báo miền Nam, từ đó các phóng viên có thêm ngành chuyên biệt như “kư giả kịch trường”, “kư giả điện ảnh”…

    Độc giả nữ thường chọn cho ḿnh một trong số các tạp chí như Phụ nữ Diễn đàn, Phụ nữ Ngày mai… Báo dành cho phụ nữ thường có những mục như làm đẹp, gia chánh dưỡng nhi, gỡ rối tơ ḷng, tâm t́nh cởi mở....


    Phụ nữ Ngày mai

    Trong Hồi Kư của ḿnh, bà Tùng Long, thư kư ṭa soạn Phụ nữ Diễn đàn, viết về những kỷ niệm trong đời làm báo:

    “Có thể nói, tôi là người đầu tiên khởi xướng viết mục Gỡ Rối Tơ Ḷng và được đăng trên báo Saigon Mới vào năm 1953. Nguyên nhân là v́ lúc ấy để có tài liệu viết bài về phong trào phụ nữ trên thế giới, tôi đă thường xuyên mua những tạp chí xuất bản ở Pháp. Trong đó có mấy tờ tuần báo Marie Claire, Elle và La Femme.

    Ngay ở trang đầu báo Marie Claire có mục “Coeur à Coeur” (từ trái tim đến trái tim). Độc giả nữ tâm sự, hỏi về những chuyện t́nh cảm và được một cây bút nữ trả lời ngắn gọn rất hấp dẫn. Thấy vậy tôi bỗng nghĩ đến một số đông phụ nữ Việt Nam vẫn có những tâm sự tương tự mà không biết hỏi ai nên liền đề nghị với bà Bút Trà, chủ nhiệm báo Saigon Mới, để tôi viết mục Gỡ Rối Tơ Ḷng và kư bút hiệu Tùng Long. Bà Bút Trà đồng ư ngay và tờ báo liền quảng cáo về mục Gỡ Rối Tơ Ḷng…”



    Bà Tùng Long

    Các tờ báo chính của quân đội VNCH gồm các báo Chỉ Đạo, Phụng Sự, Tiền Tuyến, tuần báo Thông Tin Chiến Sĩ, bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Ḥa (tiền thân là tờ Quân Đội) và nguyệt san Phụng Sự. Những tờ báo này quy tụ các cây bút nhà văn quân đội hay quân nhân đồng hoá như Nguyễn Mạnh Côn, Mặc Thu, Thanh Nam, Phan Nhật Nam, Thảo Trường, Phạm Huấn, Văn Quang... Ngoài ra c̣n có tờ Cách mạng Quốc gia do chính quyền đương thời chủ trương.

    Cũng có những tạp chí rất “kén chọn” người đọc, chẳng hạn như Tập san Sử Địa của nhóm giáo sư và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài G̣n thực hiện, nhà nghiên cứu Nguyễn Nhă chủ biên với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí.

    Tập San Sử Địa xuất bản hàng quư (3 tháng mỗi kỳ) từ năm 1966 cho đến ngày Sài G̣n sụp đổ, tổng cộng 29 số báo. Ban biên tập là các nhà nghiên cứu chuyên môn về sử kư và địa lư, bên cạnh đó là sự góp mặt của các cây bút nổi tiếng như Hoàng Xuân Hăn, Lê Văn Hảo, Vương Hồng Sển, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Đăng Thục, Thái Văn Kiểm, Phan Khoang…


    Tập san Sử Địa số ra mắt năm 1966

    Điểm nổi bật là trong số báo cuối cùng (số 29, năm 1975), Tập san Sử Địa chọn chủ đề Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, quy tụ một loạt bài viết về những quần đảo của VNCH sau cuộc xâm lăng của Trung Cộng năm 1974. Chủ biên Nguyễn Nhă có hai bài viết Thử đặt vấn đề Hoàng Sa và Hoàng Sa qua vài tài liệu văn khố của Hội Truyền Giáo Ba Lê. Nguyễn Nhă viết:

    “Cách đây vừa đúng một năm, vấn đề Hoàng Sa trở nên sôi động nhưng rồi có vẻ như bị ch́m dần. Nhưng thật ra, biến cố “Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc” cưỡng chiếm Hoàng Sa đă, đang gieo vào ḷng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong khi anh em trong nhà thiếu đoàn kết. [Nguyễn Nhă ám chỉ miền Bắc VNDCCH bị ràng buộc bởi thế liên minh với Trung Cộng trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc vừa qua nên nội bộ người Việt Nam “thiếu đoàn kết” trong vấn đề TC lấn chiếm Hoàng Sa năm 1974].

    "Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc anh hùng, nổi tiếng bất khuất, quyết liệt chống lại mọi h́nh thức xâm lăng bất cứ từ đâu tới. Trong quá tŕnh lịch sử, người Việt Nam có thể bị thất bại, nhưng cũng chỉ tạm thời trong hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể tới hàng ngàn năm, nhưng rồi thời cơ tới, người Việt Nam vẫn c̣n dẻo dai quật khởi và cuối cùng kẻ thù nào cũng bị đánh bại để Việt Nam tồn tại.

    "Người Trung Hoa đang cố gắng tạo hỏa mù về Hoàng Sa để dư luận thế giới lầm tưởng rằng quần đảo Hoàng Sa chưa rơ ràng thuộc về nước nào, nên các quốc gia đă tranh chấp nhau, để rồi kẻ mạnh đă dùng sức mạnh để thắng.

    "Thật ra, việc Việt Nam hành sử chủ quyền tại Hoàng Sa đă quá lâu và tiếp tục qua nhiều thế kỷ trước khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam. Mọi người Việt Nam đều biết như vậy và các sử liệu chữ Hán, Việt, Anh, Pháp mà trong số báo này đă phần nào đăng tải, đă chứng minh việc hành sử chủ quyền của Việt Nam không thể chối căi và không c̣n tranh nghị nữa”.


    Học giả Hoàng Xuân Hăn có bài nghiên cứu mang tựa đề Quần đảo Hoàng Sa:

    “Quần đảo Hoàng Sa là đất của Việt Nam, hoặc nói cho hợp hơn, là đất của Đại Việt từ khi dân Việt định cư ở phủ Tư Nghĩa, tức là đất Quảng Ngăi ngày nay.

    "Bút chứng cũ nhất và đầy đủ nhất thấy trong sách Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quư Đôn soạn vào năm 1776, với những tư liệu của các Chúa Nguyễn. Sau đó, các sử gia, địa gia đời vua Nguyễn đều dựa theo đó và thêm thắt việc mới vào. Về đồ vẽ, các “bản đồ” và “lộ đồ” đời Lê cũng có ghi một cách sơ sài cái “băi cát vàng” hoặc “băi Trường Sa” ấy”.

    Thái Văn Kiểm đưa ra những chứng cớ trong bài Những sử liệu Tây Phương minh chứng chủ quyền của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay. Ngoài ra, c̣n có các bài Hoàng Sa dưới mắt nhà địa chất H. Fontaine (của tác giả Lạp Chúc Nguyễn Huy), Các văn kiện chính thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay (Bà và Ông Trần Đăng Đại), Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Quốc Tuấn) và Hoàng Sa qua những nhân chứng (Trần Thế Đức).

    Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về số báo chuyên đề về Hoàng Sa – Trường Sa của Tạp chí Sử Địa trong một dịp khác. Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết trong số 29 của Tạp chí Sử Địa qua địa chỉ:

    http://www.nguyenthaihocfoundation.o...atruongsa1.pdf

    Giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (sau năm 1975) đă nhận xét về Tập san Sử Địa của VNCH:

    “Tập san Sử Địa để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về tinh thần khoa học và ư thức dân tộc của những người chủ trương tập san và các tác giả bài viết. Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công tŕnh nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lư thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ư thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc...”.


    Số cuối cùng năm 1975 của Tập san Sử Địa:
    “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa”

    Hiện tượng báo chí thuộc loại “lá cải” cũng đáng được ghi nhận trong làng báo Sài G̣n. Các tờ báo này được đa số người đọc ưa thích v́ thường đưa tin thời sự “giật gân” và đăng các loại tiểu thuyết, truyện kiếm hiệp feuilleton. Mục đích chính của chủ báo là khai thác thị hiếu của người b́nh dân để kiếm tiền. Số lượng phát hành của loại báo này luôn luôn cao: Saigon Mới (65.000 bản), Tiếng Chuông (60.000 bản), Tin Điển (40.000 bản)…

    Trước 1954, Sài G̣n có hai tờ báo nổi bật là Thần Chung (Nam Đ́nh làm chủ nhiệm) và Tiếng Chuông (Đinh Văn Khai). Khi ông Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chính, tờ Thần Chung bị đóng cửa trong suốt 9 năm, măi đến khi chính phủ quân nhân lên nắm quyền mới được phép tục bản. Giấy phép chưa ráo mực, Thần Chung lại bị đóng cửa một lần nữa v́ lư do “thiên cộng”, cụ thể là trường hợp của kư giả Nguyễn Kỳ Nam bị phát hiện là người của miền Bắc gài trong ṭa soạn.

    Đối với tờ Tiếng Chuông, ít ai ngờ là có một số kư giả “nằm vùng”. Măi đến sau này mới “ngă ngửa” là kư giả Nguyễn Văn Hiếu, tức Khải Minh, đă mang chức Bí thư ban Trí vận thành ủy khoảng thời gian 1949-1957.

    Tờ Buổi Sáng với số phát hành 25.000 bản có sự góp mặt của Trần Bạch Đằng qua bút hiệu Tổng Tào Lao. Trong suốt cuộc chiến vừa qua, Trần Bạch Đằng lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng của "phía bên kia" như bí thư Thành ủy Sài G̣n, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông chính là tác giả Nguyễn Trương Thiên Lư, người viết Ván bài lật ngửa xuất bản sau năm 1975.

    Ván bài lật ngửa cũng được lên phim nhựa, đen trắng, dài 8 tập, do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hăng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982-1987. Bộ phim mô phỏng quăng đời hoạt động của các nhân vật gián điệp “nằm vùng” có thật ngoài đời.

    Phim do Nguyễn Trương Thiên Lư viết kịch bản, Khôi Nguyên (tên mới của Lê Hoàng Hoa trước 1975) đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), ca sĩ Thanh Lan và Thúy An (vai nữ điệp viên t́nh báo Thùy Dung, vợ của Nguyễn Thành Luân).


    Bộ phim DVD “Ván bài lật ngửa”

    Bên cạnh đó, c̣n một số không nhỏ những nhà văn, nhà báo có xu hướng “thân cộng” được Hà Nội gọi là “thành phần tiến bộ”. Tuy không phải là đảng viên nhưng họ có tư tưởng thiên về Cộng sản. Trong số này phải kể đến Thiên Giang, Nguyễn Bảo Hóa (Tô Nguyệt Đ́nh), Tam Mộc, Lư Văn Sâm, Thuần Phong, Trần Tấn Quốc, Quốc Ấn, Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Huỳnh Hoài Lạc, Trúc Chi, Đỗ Thiếu Lăng, Quách Thoại và Tam Ích.

    Trong bài viết Báo chí miền Nam trước 1954, Nguyễn Văn Lục điểm mặt đích danh một số tờ báo có những “kư giả nằm vùng” hoặc “thiên cộng” như Dân Chủ có cán bộ cộng sản Thành Hương, Ngôn Luận có Châu Dương, Sàig̣n Mai có Ty Ca, Dân Chúng có Phi Vân và Thời Luận có kư giả Kư Ninh làm tổng thư kư ṭa soạn.

    Có một trường hợp đặc biệt trong làng báo Sài G̣n: một chính trị gia, nhà văn, nhà báo đă sống 70 năm trong thế kỷ XX và trải qua nhiều năm tù tội dưới tất cả các chính quyền tại Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời CHXHCN. Chúng tôi muốn nói đến Hồ Hữu Tường. Thụy Khê đă nhận xét về Hồ Hữu Tường:

    “Tác phẩm của ông phản ảnh tính chất nổi loạn trong con người, một con người vừa trào lộng, vừa bi đát, suốt đời đi t́m phương cách giải phóng dân tộc ra khỏi mọi h́nh thức quản trị giáo điều: từ bị trị đến hủ tục, từ độc tôn đến độc tài, nhưng cũng suốt đời “thất bại” trong việc “chống lại định mệnh”, cho đến phút chót vẫn muốn “cưỡng lại số trời” mà không được. Có lẽ ở bên kia thế giới, Hồ vẫn tiếp tục con đường thiên lư của một Phi Lạc đă đại náo trần gian: Tây, Tàu, Nga, Mỹ và giờ đây, xuống âm ty đại náo địa ngục”.

    Tháng 11/1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt lần đầu, giam 6 tháng. Ngày 1/5/1933 ra ṭa bị xử án treo ba năm. Trong thời gian bị giam giữ, ông xuất bản nhật báo “nhẩm” Thiên Thu. Trong suốt mười năm làm báo (1930-1939), ông đă viết rất nhiều nhưng nay không c̣n lưu lại được ǵ.

    Năm 1939, Hồ Hữu Tường từ bỏ Đệ tứ Cộng sản và chủ nghĩa Mác-Lê. Ông hợp tác với báo Sàig̣n Mới, viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu dưới bút hiệu Ư Dư. Bộ tiểu thuyết Ngàn Năm Một Thuở bao gồm Phi Lạc Sang Tàu, Phi Lạc Náo Huê Kỳ, Phi Lạc Bỡn Nga đă được ông trích đăng từng đoạn trên các báo Sàig̣n Mới, Phương Đông, Ánh Sáng...

    Năm 1955, v́ có liên lạc với các nhóm trong Mặt Trận Thống Nhất (Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên), chống lại Ngô Đ́nh Diệm, ông bị bắt ở Rừng Sát. Năm 1957 ra ṭa và bị kết án tử h́nh, nhưng nhờ những trí thức ở Pháp trong đó có Albert Camus viết thư can thiệp nên án lệnh được đ́nh chỉ và ông bị đưa ra Côn Đảo.

    Sau tháng 4 năm 1975 ông lại bị đi học tập cải tạo 5 năm và mất tại Gia Định ngày 26/6/1980. Xem ra không một kư giả nào đă nếm đủ mùi nhà tù dưới chế độ thực dân, cộng ḥa rồi cộng sản. Có người đă giải thích một cách tiếu lâm v́ sao Hồ Hữu Tường “phi lạc vào tù” dưới cả ba chế độ: đơn giản chỉ v́ bản thân cái tên “Hữu Tường” của ông khi nói lái sẽ là… “hưởng tù”!


    Hồ Hữu Tường qua nét vẽ Tạ Tỵ

    Tạ Quang Khôi trong bài Kư giả nằm vùng đă liệt kê một số kư giả năm vùng thời VNCH. Về nhà báo Nguyễn Nguyên (Nguyễn Ngọc Lương), Tạ Quang Khôi viết:

    “Sau 30/4/1975, Lương lộ nguyên h́nh là một cán bộ cộng sản trong lănh vực báo chí. Đi đâu ông cũng ôm kè kè một chiếc cặp da đầy các bài viết. Ông thường hối thúc tôi viết cho ông, nhưng không nói rơ sẽ đăng ở báo nào... Sau khi được định cư ở Mỹ, tôi lại liên lạc được với Lương qua những lá thư gửi bưu điện. Tôi biết tin ông không c̣n được đảng và nhà nước cộng sản trọng dụng nữa. Ông phải viết cho báo Tiếp Thị để tạm sống qua ngày”.

    Về nhà văn-nhà báo Vũ Hạnh, Tạ Quang Khôi Dù viết:

    “Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chính quyền cộng sản tổ chức một buổi họp mặt các văn nghệ sĩ Saigon ở ṭa đại sứ cũ của Đại Hàn, Hạnh và mấy cán bộ nằm vùng, như Thái Bạch, Nguyễn Ngọc Lương đều đeo súng lục bên hông. Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn nửa đùa nửa thật nói với Hạnh: “Anh em văn nghệ sĩ chỉ quen dùng bút, chứ có biết chơi súng đâu.” Hạnh lườm xéo Tuấn một cái rồi bỏ đi… Nhưng mấy tháng sau đó, tôi t́nh cờ gặp Hạnh ở giữa đường. Tôi chưa kịp hỏi thăm, ông đă lắc đầu nói nhỏ: “Totalement deҫu!” (hoàn toàn thất vọng)”.

    Tạ Quang Khôi kể tiếp:

    “Vào cuối năm 1975, một hôm nhà văn Phan Nghị đến thăm tôi. Khi tôi ra mở cửa, ông toe toét cười nói oang oang:“Mày biết không? Bây giờ miền Nam hết người mù rồi.”

    Tôi chưa hiểu ư ông định nói ǵ th́ ông đă tiếp:“Chúng nó sáng mắt rồi, mày ạ!”.



    Tạ Quang Khôi qua nét bút Đằng Giao

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •