Page 9 of 19 FirstFirst ... 5678910111213 ... LastLast
Results 81 to 90 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Chiến tranh thông tin về Biển Đông của Trung Quốc
    Nguyễn Hải Quân
    2020-03-24


    H́nh minh hoạ. Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi ḅ mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển
    AFP
    Chiến tranh thông tin
    Trong Cổ học tinh hoa có truyện “Tăng Sâm giết người”. Tăng Sâm hay chính là Tăng Tử, một người nổi tiếng là hiền hậu, hiếu kính. Một ngày, có người chạy đến nói với mẹ của Tăng Tử là: Tăng Sâm giết người. Bà mẹ không tin. Nhưng tới người thứ 3 đến nói: Tăng Sâm giết người th́ bà mẹ thực sự hoảng sợ. Sự thực là có người trùng tên là Tăng Sâm mới giết người, chứ không phải là Tăng Tử.

    Câu chuyện đó cho thấy, từ xa xưa, người Trung Quốc đă biết đến yếu tố tác động đến tâm lư, cho dù nó không phải là sự thật, nhưng cũng khiến người ta tin vào nó.

    Thế kỷ 20, ông trùm về tuyên truyền của Đức Quốc xă là Joseph Goebbels cũng đă chủ trương: “Nếu đưa một lời nói dối đủ lớn, nhưng lặp đi lặp lại nó, sẽ khiến người khác tin lời nói dối đó là sự thật”. Đây cũng là những ư tưởng cho việc sử dụng chiến tranh tâm lư của các quốc gia trên thế giới.

    Khi Trung Quốc vươn ḿnh sau giấc ngủ dài, Trung Quốc đă tính đến chuyện thay thế địa vị của Hoa Kỳ để “thống trị thế giới”. Và Trung Quốc bắt đầu từ biển Đông.

    Ngày nay, khi Trung Quốc muốn thay thế vị trí của Hoa Kỳ, nhiều người nghĩ rằng, có khi hai đại cường phải trải qua một trận quyết đấu để phân thắng bại. Tuy nhiên, Dennis F. Poindexter, tác giả của cuốn sách “Chiến tranh thông tin của Trung Quốc”, th́ nghĩ khác. Theo ông ta, viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc Mỹ - Trung là khó xảy ra, nhưng chiến tranh không nhất thiết phải là chiến tranh quân sự, và kỳ thực, Trung Quốc đang sử dụng cuộc chiến tranh ngoài quân sự để có thể đạt được mục đích tối thượng của ḿnh. Điều này, như trong Binh pháp Tôn Tử của người Trung Quốc cổ xưa đă cho rằng “không đánh mà thắng mới là thượng sách”. Đó chính là cuộc chiến tranh thông tin của Trung Quốc ( Information Wars ), nhằm đoạt vị trí “thiên tử” như xưa kia.

    Một trong các biểu hiện của chiến tranh thông tin của Trung Quốc đó là mặc dù cả thế giới đang nguy hiểm trước đại dịch COVID 19, mà virus này khởi phát từ Vũ Hán( Trung Quốc ), nhưng gần đây, Trung Quốc đang dùng chiến dịch truyền thông để xoá nhoà kư ức của mọi người về nguồn gốc của virus. Thậm chí, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc c̣n t́m cách đổ cho virus xuất phát từ quân đội Hoa Kỳ mang tới Trung Quốc.

    “Tam chủng chiến pháp”
    Theo một nghiên cứu của Doug Livermore, th́ “Tam chủng chiến pháp” của Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) chính là một phần của cuộc chiến tranh thông tin mà Trung Quốc đang phát động.

    Tam chủng chiến pháp của PLA bao gồm: Chiến tranh tâm lư; Chiến tranh truyền thông và Chiến tranh luật pháp.

    Chiến tranh tâm lư bao gồm các hoạt động của lực lượng quân sự và/hoặc các lực lượng bán quân sự tiến hành trong giai đoạn chưa xảy ra xung đột quân sự. Các hoạt động này nhằm đe doạ tâm lư của đối phương. Các hoạt động này c̣n được hỗ trợ bởi các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác như ngoại giao, kinh tế, văn hoá…

    Chiến tranh truyền thông bao gồm các hoạt động công khai và bí mật nhằm chi phối truyền thông.

    Chiến tranh luật pháp là các hoạt động khai thác tối đa các lĩnh vực liên quan từ hệ thống pháp luật quốc gia cho đến hệ thống pháp luật quốc tế nói chung để nhằm giành lợi thế và bảo vệ các “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc.

    “Tam chủng chiến pháp” được chia thành ba loại h́nh cho dễ nhớ và dễ nhận biết. Trong thực tế, cả ba loại h́nh này được Trung Quốc phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, cái nọ bổ sung và hỗ trợ cho cái kia.

    ‘Tam chủng chiến pháp” trên mặt trận biển Đông
    Trung Quốc muốn thay thế được vị trí của Hoa Kỳ th́ trước hết phải làm “bá chủ biển khơi”. Chính v́ thế, biển Đông được Trung Quốc chọn làm bước mở đầu để Trung Quốc tiến ra biển. V́ vậy, Trung Quốc xác định biển Đông là “lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc. Và cuộc chiến tranh thông tin trên mặt trận biển Đông đă được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

    Để có lư do “hợp lư” cho việc đ̣i sở hữu 80% biển Đông, Trung Quốc đă tung ra cái gọi là yêu sách “đường lưỡi ḅ”. Mặc dù cái gọi là yêu sách này không dựa trên cơ sở nào của luật pháp quốc tế cả. Nhưng Trung Quốc t́m mọi cách để biện minh cho cái gọi là yêu sách này. Trung Quốc biết sức mạnh của câu chuyện “Tăng Sâm giết người”, nói một lần không tin th́ nói trăm lần cũng phải tin. Và Trung Quốc, một mặt t́m mọi cách để tuyên truyền về “đường lưỡi ḅ”, từ hộ chiếu của người dân Trung Quốc đi du lịch có in h́nh này, đến các phần mềm xe hơi, các bản đồ, địa cầu, phim ảnh…. Mới đây nhất là việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ư, trên Fanpage Facebook của ḿnh, khi cám ơn nước Ư, nhưng cũng đồng thời “trương” tấm bản đồ có “đường lưỡi ḅ” ch́nh ́nh trong đó. Thậm chí, Trung Quốc c̣n t́m cách “mua” một số học giả quốc tế nổi tiếng, thông qua việc ưu đăi họ, cấp cho họ học bổng nghiên cứu, để họ viết bài ủng hộ cho lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Tiêu biểu cho các học giả này là Mark Valencia từ Mỹ, Sam Bateman từ Australia… Song song đó, Trung Quốc cho đội ngũ các nhà khoa học của ḿnh tập trung tŕnh bày các luận điểm của ḿnh một cách khéo léo để bảo vệ lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, Tạp chí Trung Quốc về Luật quốc tế (Chinese Journal of International Law) là một diễn đàn được các học giả Trung Quốc thành lập ngay tại đại học Oxford (Anh Quốc). Tạp chí này đă dành một số đặc biệt hơn 500 trang để bác bỏ Phán quyết biển Đông năm 2016 của Toà trọng tài quốc tế theo phụ VII của UNCLOS.

    Trên thực địa, Trung Quốc sử dụng các lực lượng dân quân biển để quấy rối các tàu của các quốc gia đi lại hay thăm ḍ trên khu vực biển Đông, cho dù các hoạt động đó diễn ra trên vùng biển của họ hay vùng biển quốc tế. Sự quấy rối này của các tàu dân quân biển Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia khó có thể gây căng thẳng cho Trung Quốc khi mối đe doạ này vẫn ở “vùng xám”, tức là dưới ngưỡng chiến tranh. Tuy nhiên, các lực lượng hải quân Trung Quốc luôn bên cạnh để bảo vệ và hỗ trợ các tàu dân quân biển Trung Quốc này. Các trường hợp cắt cáp tàu thăm ḍ Việt Nam năm 2011, triển khai giàn khoan HD 981, quấy phá hoạt động thăm ḍ khai thác của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Indonesia trong suốt thời gian vừa qua là nhằm vào mục đích này.

    Trung Quốc cũng áp dụng chiến thuật tâm lư, đặt ra nguy cơ của một cuộc chiến quân sự có thể nổ ra, và nhấn mạnh vào mức độ và quy mô của PLA, và nhắc đi nhắc lại về khả năng chiến thắng và sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, khiến các quốc gia ASEAN khác phải lo sợ. Đồng thời, Trung Quốc cũng đe doạ chiến tranh kinh tế nếu có quốc gia nào chống lại âm mưu của Trung Quốc. Philippines năm 2013, khi bắt đầu khởi kiện Trung Quốc đă gặp phải sự trừng phạt kinh tế như vậy.

    Việt Nam cần có chiến lược để chống lại chiến tranh thông tin từ Trung Quốc

    Trong các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp biển Đông, Việt Nam là quốc gia đặc biệt được Trung Quốc lưu tâm. Một mặt, bởi v́ Việt Nam có chung biên giới đất liền với Trung Quốc; Việt Nam cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, từ văn hoá, kinh tế, thể chế chính trị. Việt Nam là nước duy nhất ở ASEAN có hệ thống chính trị gần gũi với Trung Quốc, với sự “cai trị” của Đảng Cộng sản, nhưng được gọi bằng cái tên mỹ miều là “Đảng lănh đạo”. Tuy nhiên, mặt khác, đặc biệt là việc người dân Việt Nam rất ghét sự tham lam vô độ , muốn chiếm cả biển Đông của Chính phủ Trung Quốc.

    Chính v́ vậy, Trung Quốc đă ráo riết triển khai và áp dụng “tam chủng chiến pháp” đối với Việt Nam, và không thể nói là không có những tác dụng nhất định.

    Việc đe doạ tiến hành chiến tranh bằng việc thực hiện các hành động dưới ngưỡng chiến tranh của các lực lượng dân quân biển trong suốt thời gian qua, cùng với những đe doạ về chính trị, ngoại giao, kinh tế… đă khiến nhiều lănh đạo Việt Nam tê liệt ư chí đối kháng trước Trung Quốc. Trong sự kiện căng thẳng tại khu vực Băi Tư Chính năm 2019, từ Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều không dám đả động đến Trung Quốc và t́nh h́nh căng thẳng tại khu vực Tư Chính trong các phát biểu của ḿnh.

    Mặc dù là bên khởi phát và chịu nhiều ảnh hưởng của virus Vũ Hán, nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng nghỉ các tham vọng của ḿnh, và cuộc chiến tranh thông tin vẫn được Trung Quốc thúc đẩy, thậm chí c̣n mạnh hơn trước. V́ Trung Quốc thấy được đây là thời cơ của ḿnh, trong khi cả thế giới tập trung chống dịch.

    Mới đây, một Think Tank của Trung Quốc (có thể do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đằng sau) là SCSPI đă hai lần cung cấp báo cáo về việc các tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép khu vực biển của Trung Quốc nhằm mục đích thu thập thông tin t́nh báo. Đây chính là một điển h́nh cho việc dùng chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Báo cáo này dựa trên các dữ liệu thu thập từ các AIS. Tuy nhiên, một câu hỏi đơn giản là nếu các tàu Việt Nam xâm nhập trái phép các vùng biển của Trung Quốc để thu thập thông tin t́nh báo th́ ngu ǵ họ lại bật thông tin AIS để phía Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện và nhận dạng? Cách sử dụng thông tin này cũng tương tự với việc Trung Quốc đổ cho virus Vũ Hán là do quân đội Hoa Kỳ mang tới.

    Tuy nhiên, vấn đề là Việt Nam đă có chiến lược để đối phó với chiến tranh thông tin của Trung Quốc chưa? Câu trả lời là dường như chưa thấy. Có thể các nghiên cứu của Quân đội Việt Nam về vấn đề này vẫn c̣n nằm trong ṿng bí mật? Tuy nhiên, các hành động của Chính phủ Việt Nam cho thấy phía Việt Nam hoàn toàn bị động, chạy theo giải quyết sự việc mà thôi. Chỉ đơn giản nếu Việt Nam không có một chiến lược chủ động, nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại các hành động như đă làm tại khu vực Băi Tư chính hồi năm ngoái th́ về lâu về dài, phía Việt Nam sẽ dần dần kiệt sức, không thể chạy măi theo Trung Quốc được.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Dân quân Biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp
    Drake Long
    2020-03-25

    Bản đồ hiển thị đường đi của 5 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc thông qua cụm đảo sinh tồn ở quần đảo Trường Sa trong ba tuần đầu tháng 3.
    RFA

    Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa trên dữ liệu theo dơi tàu biển và h́nh ảnh vệ tinh.

    Cụ thể trong tháng này một đội tàu Trung Quốc đă di chuyển qua Cụm Đảo Sinh Tồn, một nhóm các thực thể đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Trong số những thực thể quan trọng nhất trong khu vực này là Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma hiện do Trung Quốc kiểm soát, cùng Đảo Sinh Tồn và Đá Cô Lin của Việt Nam. Đội tàu vừa nêu được Nhóm Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á nhận diện vào tháng 1 năm 2019 thuộc Lực lượng Dân quân Biển nổi tiếng Trung Quốc.

    Năm tàu mà hành tŕnh di chuyển được của chúng được RFA theo dơi hiện đang ở đá Gạc Ma, ở góc tây nam của Cụm đảo Sinh Tồn. Không phải ngẫu nhiên mà những tàu này hiện diện tại địa điểm trên vào những ngày kỷ niệm 32 năm trận hải chiến Gạc Ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988. Đó là cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc khiến hàng chục binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đá này.

    H́nh ảnh vệ tinh chụp vào ngày 22 tháng 3 năm 2020, phí Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải.
    H́nh ảnh vệ tinh chụp vào ngày 22 tháng 3 năm 2020, phí Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải. Planet Labs Inc.
    Như lệ thường, Trung Quốc không hề công khai hoạt động đưa tàu của họ vào Cụm đảo Sinh Tồn. Lực lượng Dân quân Biển Vũ trang Nhân dân (PAFMM) thường bao gồm những tàu được ngụy trang bề ngoài là tàu đánh cá - mặc dù những tàu này không tham gia đánh bắt cá. Sự hiện diện của những tàu này đồng nghĩa với việc 'treo cờ' cho Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mà không cần sự hiện diện công khai của lực lượng quân sự có thể dẫn đến việc lên án của cộng đồng quốc tế.

    Zack Cooper, một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát biểu rằng Trung Quốc đang tiếp tục thái độ quyết đoán đối với các tranh chấp khu vực mặc dù đại dịch COVID-19 đang buộc thế giới để tâm vào.

    “Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự quanh Đài Loan và hiện đang có dấu hiệu thực hiện một số điều tương tự xung quanh Cụm Sinh Tồn. Đây chỉ đơn thuần là việc tiếp nối hoạt động trước nay hay cố ư lợi dụng t́nh h́nh xao lăng hiện nay để gây áp lực lên những quốc gia khác có tranh chấp, th́ điều đó không được làm rơ”, ông Cooper nói.

    Phần mềm theo dơi tàu biển cho thấy năm tàu ​​PAFMM - với các kư hiệu Yuetaiyu (Tàu cá) 18777, 18333, 18888, 18222 và 18555 - vào đầu tháng 3 đă qua lại giữa Đá Subi (do Trung Quốc bối lấp nên và thường là trạm dừng cho các tàu của Trung Quốc bố trí tới khu vực này) và đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng và là nơi mà các tàu Trung Quốc từng can dự vào chiến dịch gây áp lực kéo dài, theo như tài liệu của Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á cho thấy. Các tàu vừa nêu trước hết dừng tại Đá Ba Đầu, ở phía Đông Bắc Cụm đảo Sinh Tồn, từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3.

    Sau đó, các tàu di chuyển về phía Tây Nam đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc kiểm soát, đi qua đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát và xa hơn về phía Tây gần đảo Sinh Tồn. Các tàu này nán lại gần Sinh Tồn trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 18 tháng 3.

    Số lượng chính xác các tàu Trung Quốc được triển khai đến khu vực rất có thể vượt con số năm tàu ​​được RFA phát hiện bằng phần mềm theo dơi tàu biển. H́nh ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu khác tập trung tại Cụm đảo Sinh Tồn mặc dù danh tính của các tàu không rơ ràng. Khoảng 12 tàu đă di chuyển đến Đá Tư Nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 tháng 3 đến 13 tháng 3.

    H́nh ảnh chụp cận từ vệ tinh ngày 22 tháng 3 năm 2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma.
    H́nh ảnh chụp cận từ vệ tinh ngày 22 tháng 3 năm 2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Planet Labs Inc.
    Ngoài ra, hàng chục tàu khác đă nán lại ở phía đông bắc của Cụm đảo Sinh Tồn, bên trong Đá Ba Đầu, ít nhất kể từ ngày 6 tháng 3 và vẫn ở trong khu vực này cho đến ngày 19 tháng 3. Đá Ba Đầu, tên tiếng Anh là Whitson Reef, là một rạn san hô cạn, không có đảo nhân tạo hoặc các cơ sở vật chất. H́nh ảnh vệ tinh cho thấy các cụm tàu ​​lớn được tụ lại với nhau.

    Các tàu thuộc ḍng Yuetaiyu ( Tàu Cá) đă từng đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc nắm giữ và sau đó đến đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm soát, đă di chuyển đến Đá Gạc Ma do Trung Quốc chiếm đóng hôm ngày 18 tháng 3. Một lần nữa, h́nh ảnh vệ tinh cho thấy số lượng tàu xuất hiện trong khu vực nhiều hơn hẳn so với năm tàu mà AIS, Automtatic Identification System (Hệ thống Nhận dạng Tự động), phát ra tín hiệu. Tất cả các tàu được yêu cầu phải có thiết bị phát đáp AIS để hỗ trợ mục đích theo dơi các trường hợp t́m kiếm và cứu hộ cũng như cho việc thực thi pháp luật. Mặc dù vậy, các tàu dân quân biển Trung Quốc thường xuyên tắt các thiết bị phát đáp AIS để che giấu hoạt động của ḿnh. Rơ ràng đây là thực tế hiện nay khi h́nh ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 30 tàu vừa xuất hiện tại Đá Gạc Ma.

    Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson Reef, chỉ là một đảo đá theo phán quyết của Ṭa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc năm 2016 đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một đá chỉ là một thực thể “không thể duy tŕ việc cư ngụ của con người hoặc đời sống kinh tế của chính họ” và v́ vậy không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Bất chấp phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiến hành xây dựng Đá Gạc Ma thành một đảo nhân tạo khác để có thể sử dụng làm căn cứ.

    Tính đến ngày 23 tháng 3, các tàu PAFMM đă di chuyển một lần nữa đến cùng một địa điểm gần Đảo Sinh Tồn mà các tàu này đă đến trước đó vào ngày 13 tháng 3.

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    CÁCH DUTERTE BIẾN PHILIPPINES THÀNH QUÂN CỜ CỦA TRUNG QUỐC (RICHARD JAVAD HEYDARIAN)
    Tháng 3 24, 2020 Lượt xem: 207
    ‘…Giờ đây, mọi thứ đều diễn ra đột ngột, ít nhất một nửa trong số 318 hoạt động quân sự chung theo kế hoạch trong năm 2020 đang có nguy cơ bị hủy bỏ…”


    Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đă gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

    *

    Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương băi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lănh thổ Philippines, nhà lănh đạo Philippines đă khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước pḥng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lư CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT.

    Trên giấy tờ, liên minh này vẫn tồn tại, nhưng theo lời một quan chức cấp cao của Philippines, giờ đây trên thực tế nó vô dụng. Hành động băi bỏ VFA mang tính h́nh thức và rất gây chú ư này là một động thái đậm chất cá nhân, bị chính trị hóa một cách trơ trẽn và nói thẳng ra là một quyết định hấp tấp, mà sẽ khiến Philippines dễ bị tác động trước một loạt thách thức an ninh, trong đó có mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia và các điều kiện thời tiết cực đoan đă tàn phá đất nước này trong những năm gần đây. Và không nước nào khác ngoài Trung Quốc, được dự đoán là kẻ thắng lợi lớn nhất trong nước cờ thí tốt gần đây của Duterte.

    Trao đổi với Trung Quốc

    Dù quyết định gần đây của Duterte dường như gây sốc, nhưng nó hoàn toàn không bất ngờ. Tác giả nhớ lại thời gian căng thẳng cuối cùng trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Philippines năm 2016, khi cựu Thị trưởng Davao từ một ứng cử viên ít tiếng tăm biến thành người có triển vọng thành công không thể tranh căi. Đột nhiên, các bài phát biểu của ông, vốn thường pha trộn những tính từ đầy màu sắc và lời lẽ táo bạo, đă trở nên quan trọng chưa từng thấy, và giờ đây đáng được phân tích kỹ lưỡng và tỉ mỉ.

    Về chính sách đối ngoại, 2 bài phát biểu công khai của Duterte đă khiến tác giả chú ư.

    Bài phát biểu thứ nhất là ở Palawan, ḥn đảo cực Tây của Philippines, nằm trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và quần đảo Trường Sa có giá trị. Bài phát biểu này đặc biệt có liên quan, v́ gần như cả thế giới chú trọng đến phần ít quan trọng nhất, đặc biệt là khi Duterte nói châm biếm về việc đi mô-tô nước và sẵn sàng mang theo cờ tổ quốc đến quần đảo Trường Sa để dụ Trung Quốc đến và chiến đấu bằng vũ lực hoặc súng ống nếu cần thiết để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của Philippines ở khu vực này.

    Tuy nhiên, khi xem xét cẩn thận toàn bộ bài phát biểu này, nó cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, đó là thái độ tôn trọng không thể lư giải nổi, nếu không muốn nói là sự phục tùng rơ ràng của Duterte đối với Trung Quốc trước tâm điểm chú ư của toàn bộ công chúng. Khi nói chuyện với Trung Quốc, cựu thị trưởng Davao không hề dùng giọng điệu mỉa mai hay có bất kỳ nỗ lực nào nhằm tiết chế tuyên bố của ḿnh, ông nêu rơ: “Nếu các ông xây dựng cho tôi một tuyến đường sắt bao quanh Mindanao, hăy xây dựng một tuyến đường sắt từ Manila đến Bicol … một tuyến đến Batangas, th́ trong 6 năm làm tổng thống, tôi sẽ giữ im lặng về các tranh chấp trên Biển Đông”.

    Bài phát biểu thứ hai thậm chí c̣n thú vị hơn.Trong đó, kênh truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV-9 (sau đó được đổi tên thành CGTN – mạng truyền h́nh toàn cầu Trung Quốc) đă phỏng vấn hai ứng cử viên tổng thống dẫn đầu khi đó là Thượng nghị sĩ Grace Poe-Llamanzares và Duterte. Tại đây chúng ta có thể thấy một Duterte hoàn toàn khác: Ông là một nhà chính trị tài ba không thể nhận ra, nhất quán đầy ấn tượng và rất tôn trọng Trung Quốc (khi nắm quyền, nh́n chung ông hành động theo lối tương tự trong nhiều chuyến thăm đến Trung Quốc). Người sẽ sớm trở thành tổng thống đă trơ trẽn nhắc lại yêu cầu của ḿnh: “Điều tôi cần từ Trung Quốc là giúp phát triển đất nước”. Đổi lại, ông sẽ giảm bớt hợp tác an ninh với Mỹ, và điều quan trọng là xem thường phán quyết mang tính bước ngoặt chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Người dẫn chương tŕnh này là người Trung Quốc, tự tin nói: “Duterte nói ông sẽ không trông cậy vào việc người Mỹ đến giúp đỡ Philippines và thậm chí sẽ xem xét bác bỏ vụ kiện Trung Quốc của Chính quyền Aquino”. Công bằng mà nói, nh́n chung Duterte minh bạch về tầm nh́n địa chính trị của ḿnh, dù hầu như không ai ở trong nước coi trọng hay hiểu lời ông nói theo nghĩa đen. Ông đă giành chiến thắng một cách ngoạn mục, dễ dàng đánh bại 2 đối thủ hàng đầu từng đi du học ở Mỹ là Bộ trưởng Nội vụ Manuel Roxas II (học trường Đại học Wharton) và Thượng nghị sĩ Grace Poe (học trường Đại học Boston). Hai người này đều ủng hộ mối quan hệ khăng khít với Mỹ để kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

    Theo chân nhà lănh đạo

    Khi cầm quyền, Duterte đă làm chính xác những ǵ ông hứa hẹn trên chương tŕnh truyền h́nh Trung Quốc. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của ông khi chỉ vừa nhậm chức được 1 tháng là bác bỏ chiến thắng lịch sử của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Tổng thống Philippines lạnh lùng tuyên bố rằng ông sẽ gạt phán quyết của Ṭa trọng tài tại La Hay, bác bỏ đa số tuyên bố chủ quyền bành trướng của Bắc Kinh ở các vùng biển lân cận sang một bên v́ lợi ích phát triển mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

    Đồng thời, trong các chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ḿnh, bắt đầu với Trung Quốc, Duterte thậm chí c̣n thẳng thừng hơn về việc ông lợi dụng liên minh Mỹ-Philippines: “Tôi muốn, có thể trong 2 năm tới, đất nước của tôi sẽ không c̣n có sự hiện diện của binh lính nước ngoài. Tôi muốn người Mỹ biến mất khỏi đây”. Một nửa chặng đường trong nhiệm kỳ 6 năm cầm quyền đă trôi qua, trên thực tế, Duterte đă thực hiện được lời đe dọa trước đây của ḿnh. Ban đầu, tin tức về việc băi bỏ VFA vấp phải sự hoài nghi, nhiều người tự hỏi rằng liệu Tổng thống có sẵn ḷng liều lĩnh đẩy giới chức quốc pḥng và nói rộng hơn là người dân Philippines, vốn coi trọng liên minh đă tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ, ra xa hay không.

    Xét cho cùng, nhiều quan chức hàng đầu của Philippines, cũng như một vài tổng thống, đă được đào tạo ở Mỹ trong suốt hàng thập kỷ hợp tác quốc pḥng giữa hai bên. Trong Chiến tranh Lạnh, Philippines là nơi có các căn cứ nước ngoài lớn nhất của Mỹ ở Subic và Clark. Chỉ một vài năm trước, người dân Philippines c̣n yêu thích nước Mỹ hơn chính người Mỹ. Hiện nay, Mỹ vẫn là đối tác nước ngoài được yêu thích nhất của Philippines. Trái lại, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc luôn ở mức âm, đạt mức thấp mới (-33%) vào năm 2019 trong bối cảnh diễn ra những tranh chấp âm ỉ ở Biển Đông và ḍng chảy đầu tư bất hợp pháp của Trung Quốc vào Philippines.

    Dù liên minh Mỹ-Philippines không hề hoàn hảo, nhưng Lầu Năm Góc là nguồn hỗ trợ then chốt cho quốc gia Đông Nam Á này trong suốt giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh. VFA đă tạo điều kiện cho gần 2 tỷ USD tiền viện trợ cho Philippines. Con số này không nhiều khi so với những ǵ các nước không phải đồng minh của Mỹ như Pakistan và Ai Cập nhận được trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, chất lượng viện trợ của Mỹ mang tính quyết định, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác an ninh phi truyền thống.

    Đáng chú ư nhất là Mỹ vô cùng hữu ích trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, trong đó có việc triển khai 1 tàu sân bay, 66 máy bay và 13.400 binh lính đến Philippines khi siêu băo Hải Yến đổ bộ và tàn phá phần lớn khu vực trung tâm nước này vào năm 2013. Và gần đây hơn, Mỹ đă giúp huấn luyện Lực lượng đặc nhiệm, cung cấp vũ khí tiên tiến, hoạt động t́nh báo và giám sát trong thời gian thực vô cùng cần thiết trong vụ các tay súng Hồi giáo bao vây Marawi trong nhiều tháng.

    Hơn nữa, Chính quyền Trump cũng tăng cường hỗ trợ an ninh trên biển cho Philippines, bao gồm thông qua hỗ trợ pḥng thủ ngày càng tăng, những sự đảm bảo hỗ trợ rơ ràng hơn ở Biển Đông, và cải thiện một cách thích hợp các khả năng của Lực lượng bảo vệ bờ biển và khả năng giám sát của Philippines. Chắc chắn, vẫn c̣n có cơ hội lớn để cải thiện quan hệ. Tuy nhiên, quan hệ song phương đă sụp đổ sau lời đe dọa của Tổng thống Philippines về việc cắt đứt quan hệ an ninh nhằm phản ứng trước tin Mỹ cấm cửa các quan chức Philippines v́ những quan ngại về nhân quyền, đặc biệt là đối với cựu cảnh sát trưởng, đồng minh lâu năm của Duterte, Ronald dela Rosa.

    Có khả năng Duterte hy vọng sẽ phỉnh phờ Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt đă và sắp được ban hành đối với giới thân cận của ông bằng cách thúc đẩy VFA. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rơ rằng ông đồng ư chấm dứt thỏa thuận nếu việc làm đó tiết kiệm nhiều tiền bạc cho Mỹ. Đây là một sự đảo ngược ấn tượng đối với hai đồng minh, từng tiến hành gần 300 hoạt động quân sự chung trong năm 2019, nhiều nhất trong số các đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương. Giờ đây, mọi thứ đều diễn ra đột ngột, ít nhất một nửa trong số 318 hoạt động quân sự chung theo kế hoạch trong năm 2020 đang có nguy cơ bị hủy bỏ. Các cuộc tập trận song phương có thể trở thành con số 0 trong những năm cuối cùng Duterte cầm quyền. Giờ đây, thậm chí c̣n có các cuộc thảo luận về khả năng có một VFA giữa Philippines với Nga và Trung Quốc, các đối thủ chính của Mỹ. Chúng ta cũng không thể loại bỏ khả năng về một sự thay đổi triệt để vào phút chót, khi các quan chức của cả hai chính quyền liều lĩnh t́m cách cứu văn liên minh đă tồn tại cả thế kỷ này. C̣n có một lư do khác để nghi ngờ bài luận “Sự cáo chung của lịch sử” trong một thế kỷ với sự bối rối về chính trị, sự pha tạp về hệ tư tưởng và tính khó lường trước đầy nguy hiểm.

    Richard Javad Heydarian

    (Richard Javad Heydarian là Phó Giáo sư về các vấn đề quốc tế, khoa học chính trị tại Đại học De ​​La Salle, từng là cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines. Bài viết được đăng trên The National Interest.)

    Nguồn: How Duterte Turned the Philippines Into China's New Play Thing

    Minh Anh giới thiệu

    Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-q...cua-trung-quoc

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Có thật Bắc Kinh “không bận tâm” khi tàu sân bay Mỹ ghé thăm Đà Nẵng?
    Huyền Minh
    2020-03-26


    H́nh minh hoạ. Tàu sân bay của Mỹ USS Theodore Roosevelt ở biển Philippines hôm 18/3/2020
    Reuters
    Chuyến ghé thăm và giao lưu tại cảng Đà Nẵng giữa thuỷ thủ và nhân viên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt với phía Việt Nam hồi đầu tháng 3 như là một minh chứng cho bước phát triển của quan hệ quốc pḥng Việt - Mỹ.

    Bỏ qua những khác biệt về chính thể cũng như ư thức hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể được coi là “các đồng minh tự nhiên”, khi t́m thấy quan điểm chung về việc duy tŕ hoà b́nh và an ninh trên khu vực biển Đông, đồng thời cùng đối mặt trước một nhân tố gây bất ổn tại khu vực biển này, đó chính là Trung Quốc.

    Cũng chính v́ mối đe doạ qua các hành động hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt giai đoạn từ 2007 tới nay, quan hệ Việt - Mỹ đă có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng chính v́ sự cản trở từ Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ vẫn c̣n chưa đạt đến những bước đi như mong đợi.

    Nhận xét về chuyến viếng thăm này của tàu USS Theodore Roosevelt, có nhiều ư kiến khác nhau. Có nhà nghiên cứu người Nga cho rằng “Bắc Kinh không bận tâm” v́ điều này quá b́nh thường.

    Vậy quả thực Bắc Kinh thực sự không bận tâm trước v́ điều này theo Trung Quốc xảy ra là b́nh thường?

    Tờ Global Times, một ấn phẩm phụ bản của Nhân dân Nhật báo, chuyên thể hiện quan điểm “diều hâu”, có bài viết của chuyên gia Cheng Hanping từ Đại học Nam Kinh viết về vấn đề này: “Mỹ và Việt Nam có hệ tư tưởng cực kỳ khác nhau và giữa họ tồn tại nhiều tranh căi về nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận. Điều này không thể đột ngột thay đổi v́ t́m thấy một mục tiêu chiến lược chung. Quan hệ đối tác Mỹ-Việt sẽ không giống như quan hệ đối tác mà Mỹ có với Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Philippines. Và có lẽ sẽ không bao giờ được như vậy”. Trong một ấn phẩm khác của Global Times, Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc viết: “Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sẽ khó có thể thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc. Với sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, một bên thứ ba sẽ khó có thể tác động đến mối quan hệ ổn định chung giữa Bắc Kinh và Hà Nội”.

    Trung Quốc đă chính thức xác nhận những b́nh luận của chuyên gia Li Haidong trên trang China Military Online: “Tăng cường kết nối quân sự Mỹ-Việt là một hiện tượng b́nh thường, nhưng mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, thể hiện trong chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, sẽ không thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc”.

    Như vậy, quan điểm của Trung Quốc được thể hiện là việc tàu sân bay thăm Việt Nam không phải là điều đáng ngại? Sự đáng ngại (nếu có) là việc thay đổi quan hệ Việt - Trung, mà điều đó khó có thể xảy ra v́ nhiều lư do.

    Thêm nữa, trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Mark Valencia viết rằng “Liên minh chiến lược Mỹ - Việt khó mà tồn tại lâu”.

    Mark Valencia là một trường hợp khá đặc biệt v́ ông ta là một nhà nghiên cứu tên tuổi của người Mỹ.

    Người ta biết nhiều đến Mark Valencia khi ông ta là đồng tác giả trong cuốn sách rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu biển Đông: “Chia sẻ tài nguyên biển Đông” (Sharing the Resources of the South China Sea). Mark Valencia cũng được mời tham dự rất nhiều lần các Hội thảo biển Đông do Học Viện Ngoại Giao tổ chức ở Việt Nam. Có một lần trong bữa tiệc chia tay ở Hội thảo như vậy, người ta nghe thấy Mark Valencia phàn nàn việc ông ta xin một số tiền để phục vụ việc nghiên cứu một đề tài nào đó, nhưng không được phía Mỹ chấp thuận. Và cơ hội đă đến với ông ta, Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc với Viện trưởng, cũng là một quan chức Trung Quốc, Ngô Sĩ Tồn (Wu Sicun) đă cung cấp một học bổng nghiên cứu hậu hĩnh cho Mark Valencia. Và từ đó, quan điểm của Mark Valencia luôn đả kích Mỹ và ủng hộ Trung Quốc.

    Trong bài viết của Mark Valencia thể hiện rơ một số điểm nguỵ biện. Một trong những điểm nguỵ biện đó là việc khẳng định quan hệ Mỹ - Việt là liên minh chiến lược. Việt Nam đă nhiều lần thể hiện một cách chính thức về chính sách “Ba không”, mà mới nhất là trong Sách trắng quốc pḥng được xuất bản vào hồi tháng 11 năm 2019. Theo đó, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nào, không cho đặt căn cứ quân sự của nước ngoài tại Việt Nam và không đi với nước này để chống nước kia. Có lẽ đối với người quan tâm, chính sách “Ba không” này dường như là “lời nhắn gửi” từ Việt Nam đối với Trung Quốc.

    Trung Quốc từ lâu không giấu diếm tham vọng chiếm hữu gần như toàn bộ biển Đông. Cho dù họ không thể đưa ra các bằng chứng cũng như các cơ sở pháp lư cho việc chiếm hữu ấy.

    Có thể nói, duy nhất chỉ có Hoa Kỳ là có đủ sức để ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Và cũng chính v́ vậy, Trung Quốc luôn muốn “gạt” Hoa Kỳ ra ngoài khu vực biển Đông, với lư do “vấn đề biển Đông th́ để cho các quốc gia khu vực biển Đông tự giải quyết”.

    Việt Nam cũng là “cái gai” trong con mắt của Trung Quốc khi nh́n về biển Đông. Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm luôn chống lại tham vọng lănh thổ cường quyền của Trung Quốc, và nay, Việt Nam luôn chống lại tham vọng độc chiếm biển Đông từ Trung Quốc.

    Chính v́ vậy, việc quan hệ Việt - Mỹ phát triển, Trung Quốc không thể không “khó chịu”.

    Trong thực tế, Trung Quốc luôn muốn thực hiện chính sách “Phần Lan hoá” đối với Việt Nam. Nghĩa là giống như Phần Lan trước kia bị Liên Xô khống chế về chính sách đối ngoại. Trung Quốc muốn rằng, các vấn đề trong nước sẽ để Việt Nam tự quyết định, nhưng về đối ngoại, phải được sự chuẩn thuận từ Bắc Kinh.

    Chúng ta đều biết, mỗi khi một lănh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Mỹ, th́ luôn luôn trước đó, hoặc là chính lănh đạo đó hoặc một lănh đạo cao cấp khác được phái sang để “trao đổi” với Bắc Kinh.

    Và chính v́ vậy, trước các tín hiệu cho thấy sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ không thể là thứ mà Bắc Kinh không quan tâm. Mà sự thực, Trung Quốc đang rất chú ư đến vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh cao độ Mỹ - Trung. Trung Quốc vẫn luôn coi Việt Nam như một “chư hầu” nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của ḿnh. Có chăng, Bắc Kinh đang dùng truyền thông, thông qua các luận điệu này, đánh đ̣n tâm lư để cảnh báo Việt Nam không nên đi quá xa, vượt ngoài sự cho phép của “thiên triều”.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Nỗi lo về hoạt động "âm thầm" của TQ ở VN


  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Cuộc chiến pháp lư tại Biển Đông lại nóng lên
    Hoàng Sa
    2020-03-29


    H́nh minh hoạ. H́nh chụp vệ tinh hôm 21/4/2017: quần đảo Trường Sa ở Biển Đông
    AFP
    Bắt đầu từ Malaysia

    Ngày 12/12/2019, Malaysia đă gửi một bản đệ tŕnh lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, theo đó, yêu cầu một phần thềm lục địa mở rộng của nước này trên biển Đông, dựa trên Điều 76 của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS).

    Đương nhiên, việc đệ tŕnh này là những toan tính của Malaysia như Nguyễn Hồng Thao có phân tích trên tờ The Diplomats. Trong đó, như Nguyễn Hồng Thao đă chỉ ra: “việc đệ tŕnh cũng khuyến khích Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa xem xét lại đệ tŕnh chung của Việt Nam-Malaysia năm 2009, v́ căn cứ mà Trung Quốc và Philippines dựa vào để phản đối đệ tŕnh đó đă bị Ṭa trọng tài 2016 bác bỏ. Chính xác hơn, đường chín đoạn đă bị tuyên bố là không có giá trị pháp lư và các thực thể trong quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện hưởng quy chế đảo. Nói cách khác, đệ tŕnh của Malaysia đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và các phán quyết pháp lư.”

    Philippines lên tiếng

    Ngày 26/3/2020, Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc đă đệ tŕnh Công hàm lên Liên Hợp Quốc để đáp lại Đệ tŕnh của Malaysia. Trong Công hàm này, Philippines đă nêu ra 3 điểm quan trọng:

    1. Philippines khẳng định rằng, các yêu sách biển của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

    2. Philippines khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Philippines tại nhóm cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan Island Group cùng với Băi cạn Scarborough mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc.

    3. Philippines viện dẫn Phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016 trong việc giải thích tính chất pháp lư của các cấu trúc thuộc Trường Sa, theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS. Philippines cũng nhắc lại tinh thần của Phán quyết rằng: “Các quy định của UNCLOS về các vùng biển của quốc gia ven biển sẽ có sức mạnh vượt trội so với các quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán nếu vượt quá các quy định của UNCLOS”.

    Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù, Tổng thống đương nhiệm Philippines Duterte rất “thân thiết” với Trung Quốc và dường như “không muốn nhắc tới" Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc về những tranh chấp trên biển Đông giữa hai quốc gia này. Thế nhưng, đây chỉ là những lời “đầu môi chót lưỡi” của ông Duterte. Với các nội dung của Công hàm mà Philippines đệ tŕnh như vậy, nó có sức mạnh pháp lư lớn hơn rất nhiều những “lời nói gió bay” của ông này.

    Trung Quốc lặp lại luận điệu cũ

    Ngày 23/3/2020, Trung Quốc đă ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Philippines. Công hàm này của Trung Quốc bao gồm những nội dung như sau:

    1. Trung Quốc khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cùng với những vùng nước kế cận các đảo này cũng như đối với đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có quyền lịch sử ở biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan khác cùng với quyền tài phán của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử và pháp lư. 2. Cái gọi là Kalayaan Island Group là một phần của quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và chưa bao giờ là một phần lănh thổ của Philippines. Cho tới những năm 70, Philippines đă chiếm đoạt một cách bất hợp pháp một số cấu trúc biển này. Philippines không thể viện dẫn vào hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp này để bảo vệ cho yêu sách lănh thổ của họ.

    3. Là một phần của Trung Sa quần đảo, Scaborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo) là lănh thổ lâu đời của Trung Quốc. Trung Quốc đă thực hiện chủ quyền một cách hiệu quả và liên tục và quyền tài phán tại Scarborough. Yêu sách lănh thổ phi pháp của Philippines đối với Scarborough hoàn toàn không dựa trên luật pháp quốc tế.

    4. Toà Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc không có thẩm quyền v́ tranh chấp này liên quan đến tranh chấp chủ quyền, phân định biển và thực hiện quyền tài phán..nên Toà này đă vi phạm UNCLOS. Các hành động và Phán quyết của Toà này là phi pháp, bất chính. Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia và không thừa nhận phán quyết này và không bao giờ chấp nhận các hành vi hoặc các yêu sách dựa trên Phán quyết này. Trung Quốc và Philippines đă đi tới thoả thuận chung bỏ qua Phán quyết này, sử dụng tham vấn và thương lượng song phương để giải quyết các tranh chấp biển này.

    5. Chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa yêu cầu Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc không xem xét đến đệ tŕnh về thềm lục địa mở rộng này của Malaysia.

    Qua Công hàm này của Trung Quốc, chúng ta lại thấy những luận điệu nhàm chán của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc làm phức tạp hoá vấn đề bằng các khái niệm “hổ lốn, hỗn tạp” trong tuyên bố của ḿnh, lúc th́ quyền lịch sử, lúc th́ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Nhưng bao giờ cũng thêm câu “Trung Quốc có các bằng chứng lịch sử và pháp lư”, tuy nhiên các bằng chứng đó đâu th́ không thấy Trung Quốc đưa ra, mà chỉ nói suông vậy thôi.

    Những căn cứ của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, cụ thể Scarborough là một băi cạn, nó không thể là một “đảo” theo điều 121 của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc muốn sử dụng nó là một “đảo” để Trung Quốc lúc th́ viện dẫn chủ quyền, lúc th́ quyền lịch sử… miễn “nói lấy được” th́ thôi.

    Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS là một phán quyết lịch sử, góp phần làm sáng tỏ điều 121 của UNCLOS, theo đó giải thích không có cấu trúc nào thuộc Trường Sa có thể đáp ứng được yêu cầu là “đảo” cả. Đồng thời, Phán quyết cũng bác bỏ cái gọi là “yêu sách quyền lịch sử” của Trung Quốc trong vùng biển Đông. Nhưng mặc dù Trung Quốc một mặt lúc nào cũng viện dẫn luật quốc tế và UNCLOS, nhưng mặt khác, “điên cuồng” chống lại Phán quyết này, cho dù bị thế giới lên án.

    C̣n Việt Nam?

    Việt Nam là một bên tham gia trực tiếp trong các tranh chấp này ở biển Đông. Quan điểm của Việt Nam là ủng hộ Phán quyết và chống lại cái gọi là “yêu sách đường lưỡi ḅ” trên biển Đông, bởi v́ yêu sách này không có cơ sở nào trong luật quốc tế. Mới đây, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp t́nh h́nh và ảnh hưởng tới ḥa b́nh ở Biển Đông và khu vực; tuân thủ quy định của các nước trong tiến tŕnh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.”

    Đối với Đệ tŕnh của Malaysia, có một phần chồng lấn với thềm lục địa của Việt Nam, v́ thế, cũng đă có tác giả yêu cầu Malaysia phải thảo luận với phía Việt Nam về khu vực chồng lấn này, để bảo vệ lợi ích của Việt Nam.

    Dư luận đang chờ Chính phủ Việt Nam lên tiếng chính thức về vấn đề này, cũng như, với cương vị là Chủ tịch ASEAN của năm nay, cố gắng để có thể đưa ra những quyết định quan trọng của ASEAN mà có thể thẳng thắn nêu tên kẻ hung hăng, gây bất ổn nhiều nhất ở khu vực biển Đông là Trung Quốc.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc có thể gia tăng tập trận trên Biển Đông để ‘tỏ thái độ’ với Mỹ
    Mar 29, 2020 cập nhật lần cuối Mar 29, 2020

    Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. (H́nh: ChinaMil)
    BẮC KINH, TRung Quốc (NV) – Trung Quốc có thể cho các lượng gia tăng các cuộc tập trận trên Biển Đông như một cách Bắc Kinh tỏ thái độ khi Washington gia tăng cường độ “tuần tra hải hành” và tập trận ở khu vực.

    Những ngày đầu Tháng Ba vừa qua, nhóm tàu đặc nhiệm do mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đă tập trận trên Biển Đông sau khi thăm viếng cảng Tiên Sa của Việt Nam.

    Cũng trong khoảng thời gian này, khu trục hạm USS McCampbell đi vào bên trong phạm vị 12 hải lư của một đảo trong quần đảo Hoàng Sa Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm.


    Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên vẫn cho chiến hạm “tự do hải hành” và các loại phi cơ quân sự “tự do phi hành” ở các vùng biển và vùng trời họ coi là quốc tế và lại c̣n đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước khu vực.

    Những cuộc tuần tra và tập trận của Mỹ như thế hiển nhiên làm Bắc Kinh tức giận khi cho các viên chức ngoại giao và quân sự đả kích thậm tệ hành động của Hoa Kỳ.

    Theo một bài viết trên tờ South China Morning Post hôm Chủ Nhật, Bắc Kinh có thể gia tăng các cuộc tập trận trên Biển Đông để chứng tỏ họ cũng không kém cạnh.

    Sau khi nhóm tàu Mỹ USS Ronald Reagan tập trận ngày 10 Tháng Ba, báo quân đội Trung Quốc đưa tin kèm theo một số h́nh ảnh nói lực lượng không quân của họ với sự phối hợp của các tàu chiến cũng đă mở cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông. Đồng thời cũng đă “đuổi” các “máy bay địch” ra khỏi khu vực không phận “chủ quyền”.

    Không những thế, bản tin quân sự Trung Quốc c̣n khoe rằng máy bay khu trục đă thực tập “bắn hạ máy bay địch bằng hỏa tiễn để bảo vệ cho các chiến hạm Trung Quốc” khi khu trục hạm USS Mc Campbell đi vào bên trong 12 hải lư ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

    Phát ngôn viên Bộ tư lệnh miền Nam Trung Quốc Li Huamin (Lư Hoa Mẫn) nói với báo chí rằng “Mỹ cứ lập đi lập lại tṛ khoe cơ bắp, chuyên khiêu khích và kích động gây rối trên Biển Đông”

    Zhou Chenming (Chu Chấn Minh), chuyên gia thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc pḥng và Chiến lược Trí Viễn, cơ quan do chính phủ Trung Quốc tài trợ, kêu rằng việc Mỹ gia tăng các cuộc tuần tra hải hành “cho lực lượng Trung Quốc nhiều cơ hội hơn để huấn luyện tác chiến”, theo SCMP.

    “Cho đến nay, tất cả các hệ thống vơ khí mà Trung Quốc vận hành trên Biển Đông đều chỉ là pḥng vệ.” Lời Chu Chấn Minh. Các thứ vơ khí đó gồm cả các hỏa tiễn chống hạm HQ-9 bố trí trên các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. “Nhưng Mỹ gia tăng tập trận bắn đạn thật ở khu vực sẽ là sự khuyến khích cho lực lượng Trung Quốc gia tăng tập trận cho ḿnh.”


    Đội đặc nhiệm do mẫu hạm USS Ronald Reagan dẫn đầu tập tận trên Biển Đông hồi Tháng Mười 2019. (H́nh: US Navy)
    Những căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc trên Biển Đông có dấu hiệu nhiều hơn từ đầu năm nay. Tháng Hai vừa qua, Hải quân Mỹ tố cáo một khu trục hạm Trung Quốc đă bắn laser vào máy bay tuần tra trinh sát biển P-8A Poseidon của Mỹ khi nó đang hoạt động trên không phận vùng biển quốc tế khoảng 600km phía tây đảo Guam.

    Trên Biển Đông, ngày 19 Tháng Ba vừa qua, nhóm tàu đặc nhiệm USS Theodore Roosevelt đă tập trận với hỏa tiễn diệt hạm tầm trung Standard Missile-2 (SM-2), phóng đi từ khu trục hạm USS Barry và tuần dương hạm USS Shiloh.

    “Hai chiếm hạm USS Barry và USS Shiloh được trang bị với nhiều loại hỏa tiễn khác nhau, như hỏa tiễn tấn công Tomahawk. Dù vậy, họ không bắn loại này mà lại bắn SM-2”. Chu Chấn Minh nói.

    Theo ông ta, nếu tàu Mỹ bắn Tomahawk có thể hiểu như sự đe dọa đối với các đảo nhân tạo và đảo trên Biển Đông mà Bắc Kinh xây dựng các căn cứ quân sự.

    Sau khi Tập Cận B́nh lên cầm đầu Trung Quốc, ông ta đă tiến hành gấp rút kế hoạch bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa từng cướp của Việt Nam từ năm 1988. Đồng thời mở rộng và xây dựng các căn cứ quân sự quy mô tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Phi đạo tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và 3 đảo nhân tạo ở Trường Sa đủ dài cho các phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc sử dụng, khống chế toàn bọ Biển Đông.

    Chi Le-yi (Tŕ Lạc Nghĩa) một nhà quan sát quân sự ở Đài Bắc được SCMP dẫn ư kiến cho rằng cả Trung Quốc cũng như Mỹ đều muốn gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông. (TN)

  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Việt Nam, Malaysia, Philippines: Gác tranh chấp, chống Trung Quốc ở Biển Đông?


    Ảnh minh họa: Một tàu tuần duyên của Trung Quốc hoạt động trong vùng Biển Đông gần Scarborough, khu vực có tranh chấp chủ quyền với Philippines. Ảnh chụp ngày 14/05/2019. TED ALJIBE / AFP

    Biển Đông như cái ao nhà để Trung Quốc thỏa thích vùng vẫy. Tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt hơn ba tháng và mới chỉ rút khỏi khu vực ngày 24/10/2019. Malaysia bị Trung Quốc đe dọa ở thềm lục địa trong dự án dầu khí. Tầu Trung Quốc ngang nhiên đi vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền từ suốt tháng 2 đến tháng 7/2019. (Tạp chí phát lần đầu ngày 28/10/2019)



    Hành vi cậy lớn ăn hiếp bé của Trung Quốc bị phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên án trong bài phát biểu bao quát về quan hệ Mỹ-Trung ngày 24/10 tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington : Dùng đội tầu “dân quân biển” để thường xuyên hăm dọa thủy thủ, ngư dân Philippines và Malaysia ; dùng hải cảnh để quấy nhiễu Việt Nam thăm ḍ dầu khí ngay trong vùng biển của chính Việt Nam.

    Điều đáng tiếc là ba nước bị Trung Quốc ức hiếp chỉ biết phản đối, bám sát theo dơi hoạt động của tầu thuyền của Trung Quốc do quá chênh lệch về tiềm lực quân sự. Đơn lẻ không làm nên chuyện, tại sao chưa bao giờ Việt Nam, Philippines và Malaysia ngồi lại với nhau, bàn về bất đồng chủ quyền của ba nước để có thể hợp lực chống Trung Quốc ?

    Đây là một trong số những thắc mắc được giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM), gợi lên khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.


    PV. Benoit de Tréglodé

    RFI : Từ nhiều năm gần đây, Biển Đông trở thành một điểm nóng. Xin ông giải thích tại sao ?

    Benoît de Tréglodé : Trước tiên, tôi nghĩ rằng bước ngoặt quan trọng rơ nét là vào đầu những năm 1990, sau khi nhiều nước Đông Nam Á kư vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (tại Montego Bay, Jamaica). Sự kiện này đă giúp họ khám phá lại muôn mặt hàng hải, hay nói chung là biển cả, trong toàn khu vực. Chính Công ước này cũng khiến các nước trong vùng ư thức được rằng chủ quyền trong vùng Đông Nam Á liên quan chặt chẽ với tương lai sở hữu biển của họ.

    Đây là điểm mới v́ chúng ta vẫn thường quên rằng cho đến những năm 1980, biển cả vẫn là vấn đề ǵ đó khá xa vời. Lấy ví dụ trường hợp Việt Nam, họ không hẳn có truyền thống hàng hải. Ngành đánh bắt cá là mối liên hệ thực sự giữa biển và đất liền. C̣n thực ra, khái niệm “không gian biển” th́ sau này mới có.

    Có thể nói việc kư Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một bước ngoặt đáng chú ư. Về mặt địa-chính trị, dĩ nhiên là có nhiều thay đổi, biến động trong vùng, dẫn đến việc Trung Quốc gia tăng hoạt động, hiện diện và ảnh hưởng trong vùng mà họ coi là vùng “ảnh hưởng trực tiếp”, vùng “vành đai”, “phạm vi” của họ.

    Song song đó, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đă diễn ra sự phân chia lại vị trí của Mỹ, cũng như của các đồng minh quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á. Tất cả những yếu tố này đă tạo ra một chỗ trống nhất định, làm suy yếu 50 năm quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, đồng thời cũng cho thấy rơ lĩnh vực hàng hải trở thành một vấn đề đối đầu giữa các nước trong khu vực

    RFI : Một bài báo của Trung Quốc so sánh Biển Đông như vùng Vịnh, nơi có nguồn tài nguyên giầu có, v́ vậy, phải xuống sâu hơn, và họ đă xuống tận Băi Tư Chính (Vanguard Bank). Chiến lược của kiểu truyền thông này là ǵ ?

    Benoît de Tréglodé : Phải trở lại quá khứ, dù mới đây thôi, chúng ta đừng quên là vào những năm 1970 đến 1974, Trung Quốc của Mao Trạch Đông tái chiếm hoặc chiếm các đảo và đá ở Hoàng Sa từ tay quân đội miền nam Việt Nam, bất chấp sự phản đối của chính quyền Cộng Sản Việt Nam kể từ năm 1975. Đây có thể là một “sự đă rồi” !

    Ngay từ những năm 1970, Việt Nam chợt tỉnh ra rằng Trung Quốc có nguy cơ làm tương tự đối với quần đảo Trường Sa. Họ tự nhủ : Chính chúng ta phải tiến quân cờ ! Chính chúng ta phải chiếm một số thực thể ở Trường Sa ! Và Việt Nam bắt đầu kiểm soát quân sự một số đảo từ những năm 1970-1980. Phía Trung Quốc mất đến 10 năm để phản ứng, cho đến khi xảy ra vụ Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma năm 1988 để quay lại hiện diện trong quần đảo Trường Sa. Có nghĩa là Trung Quốc đến sau.

    Sau hàng loạt sự kiện xảy ra ở Biển Đông th́ dẫn đến các vấn đề về quyền, các quyền pháp lư. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng dẫn đến vấn đề chồng chéo các vùng đặc quyền kinh tế giữa các nước khiếu nại, cụ thể là năm nước đều đ̣i chủ quyền đối một phần hoặc toàn bộ Biển Đông (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei), cộng thêm Đài Loan.

    Công ước UNCLOS không xóa được các tranh chấp hàng hải và chủ quyền chồng chéo và khiến quan hệ song phương, quan hệ giữa các nước trở nên phức tạp hơn trong những năm 2000. Những chuyện không xảy ra trong những năm 1980 th́ xảy ra trong những năm 2000 bởi v́ ư thức đ̣i chủ quyền đă thực sự trỗi dậy.

    Ngoài ra, c̣n phải chú ư đến xă hội hiện nay, nổi bật với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm 2000-2010. Một tầng lớp trung lưu xuất hiện, năng động hơn, quan tâm đến chất lượng cuộc sống, và bớt để chính quyền dễ dàng giật dây. V́ thế, những chế độ chuyên quyền hiểu ra rằng họ cũng cần đến những động lực mới để huy động dân. Do vậy, ḷng yêu nước, vấn đề hàng hải trở thành công cụ vô cùng lợi hại cho các nước và các chính quyền để huy động nhân dân, đôi khi cũng khá kích động và cần tự do hơn.

    RFI : Trước mối đe dọa của Trung Quốc, khối ASEAN không t́m được tiếng nói chung. Theo ông, liệu các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines có t́m được điểm chung để đối phó với đà tiến của Trung Quốc ?

    Benoît de Tréglodé : Trước tiên, có một điểm đă thay đổi, bởi v́ trong thập niên 1980, Trung Quốc luôn quảng bá về những vùng phát triển và khai thác chung, nhấn mạnh hợp tác chung với các nước Đông Nam Á trong những vùng tranh chấp. Đối với Việt Nam, Philippines và Malaysia, không có chuyện chấp nhận kiểu giải pháp này.

    Hiện nay, chúng ta thấy Trung Quốc đă đẩy khá nhanh những quân cờ của họ. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng 09/2019, Philippines đă hoan nghênh mô h́nh hợp tác này với Trung Quốc ngay trong chính vùng đặc quyền kinh tế của họ (EEZ) hoặc trong những vùng biển có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Mọi chuyện đă thay đổi. Từ nay, chỉ c̣n mỗi Việt Nam có lập trường cứng rắn hơn.

    Nhưng có điều chắc chắn là chính sách của Trung Quốc đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông đă hiện rơ nét ở Đông Nam Á và chia rẽ thực sự cộng đồng ASEAN. Đó là mức độ thứ nhất, có nghĩa là chia rẽ nội bộ do tác động của nước ngoài, từ bên ngoài. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến mức độ hai, đó là ASEAN bị chia rẽ ngay trong nội bộ. Lấy ví dụ trường hợp Việt Nam. Nước này chưa bao giờ thực sự đề cập trực tiếp với Philippines hoặc với Malaysia về việc phân chia các đảo và đá ở Biển Đông.

    Mặt khác, ASEAN vẫn tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch là không can thiệp công việc nội bộ của các nước thành viên và đối tác. Quy luật này lại dẫn đến việc ASEAN và các nước thành viên bị ngoại lực chia rẽ, nội bộ th́ bất ḥa bởi v́ họ thực sự không dám xử lư những vấn đề được cho là vô cùng nhạy cảm giữa các nước. Rơ ràng ASEAN chưa từng tạo được động lực để giải quyết những vấn đề đó.

    RFI : Trong Tạp chí Quốc pḥng (Revue de la Défense nationale) số mùa hè 2018, ông tham gia bài viết “Việt Nam-Trung Quốc, chiến tranh sẽ không xảy ra” (Vietnam-Chine, la guerre n’aura pas lieu). Ông có thể giải thích thêm về nhận định này ?

    Benoît de Tréglodé : Câu hỏi vẫn hằn trong tâm trí các nhà phân tích và nghiên cứu là các nhà lănh đạo Việt Nam sẽ đưa ra giải pháp nào ? Liệu họ có ngả sang liên minh với Mỹ hay không ? Hoa Kỳ sẽ cung cấp cơ sở để lập một nhóm mới nhằm ngăn chặn ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc ở Châu Á-Thái B́nh Dương. Hay là chính quyền Việt Nam sẽ ngả sang Bắc Kinh ? Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu và cũng là đối tác về tư tưởng và chính trị quan trọng của Việt Nam.

    Những ǵ chúng tôi quan sát được từ vài năm gần đây, đó là nội bộ giới tinh hoa Việt Nam rơ ràng tránh lựa chọn. Không có kiểu phe ủng hộ Mỹ hay thân Trung Quốc mà có một logic rất Việt Nam, đó là t́m kiếm sự cân bằng thường trực để bảo tồn sự độc lập quốc gia. Hiện không có dấu hiệu nào giúp hiểu được Việt Nam sẽ ngả theo bên nào.

    Về đối thoại với Trung Quốc, chúng tôi quan sát trên những vùng xung quanh nước này, như khu vực vịnh Bắc Bộ. Về vùng biển này, Việt Nam và Trung Quốc đă kư một thỏa thuận biển vào năm 1989, và là nơi có cả sự hợp tác hàng hải, quân sự, hải cảnh và kinh tế dù đôi khi chỉ ở quy mô khá khiêm tốn, nhưng điều đó cho thấy một lần nữa rằng Hà Nội có chủ ư rất cụ thể, rất thực dụng là không quá tỏ ra đối đầu với Bắc Kinh v́ Việt Nam biết rằng họ sẽ bị thua thiệt nhiều. Bắc Kinh cũng là một đồng minh ư thức hệ lớn mạnh trong một khu vực đang bị xáo trộn v́ sự phát triển kinh tế, nơi mà các chế độ chuyên chế đôi khi bị một bộ phận người dân đặt nghi vấn. V́ thế, rơ ràng là Hà Nội cần sự ủng hộ về mặt chính trị.

    Trong khi ASEAN, như chúng ta thấy với phát biểu của thủ tướng Singapore, sau đối thoại Shangri-La vào tháng 06/2019, vẫn có một chút oán giận về sự khác biệt giữa lịch sử Việt Nam và của cộng đồng các nước Đông Nam Á. Chúng ta đừng quên là khi ASEAN được thành lập vào năm 1967, trước hết là để có thể tách ra khỏi phe Đông Dương, hiếu chiến, theo Cộng Sản… khiến nhiều nước phải sợ trong khi những quốc gia này ưu tiên phát triển kinh tế, chỉ quan tâm đến tài sản và pḥng vệ. Có nghĩa là ASEAN được thành lập từ sự đối đầu với một nước Việt Nam hơi “ngỗ ngược”. Từ khi Việt Nam gia nhập khối vào năm 1995, ASEAN phải xem xét lại bản sắc chính trị chung.

    Ngoài ra, sau khi Philippines đưa vấn đề ra Ṭa Trọng Tài Thường Trực La Haye cách đây vài năm, chúng ta đă thấy và thường thấy, thông qua những phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốc thâm nhập vùng Biển Đông, ASEAN không hẳn đă thích hành động đơn phương của các nước có liên quan. V́ thế, họ vừa cố bảo tồn “tính tập trung” của ASEAN, nhưng đồng thời họ cũng không muốn bỏ qua một sức ảnh hưởng mới, một mô h́nh kinh tế hiện đại mới mà Trung Quốc đề xuất cho khu vực này.

    RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    ĐÊM QUA : Đảo ĐÁ CHỮ THẬP Bị Tàu Chiến Mỹ, Nhật CÔÔNG PHÁÁ TAn NÁT,Hải
    Quân DU LÂM TQ Báo Động Đỏ

    Tin không thể kiểm chứng


  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    SÁNG NAY : ĐẤẤU SÚNG KINH H̉ÀNG TẠI CẢNG BIỂN REAM GIỮA QUÂN ĐỘI TQ VÀ CAMPUCHIA
    tIN KHÔNG THỂ KIỂM CHỨNG

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •