Page 18 of 38 FirstFirst ... 814151617181920212228 ... LastLast
Results 171 to 180 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #171
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus corona: Trung Quốc đối mặt với tai tiếng “hàng dỏm”

    .
    Khẩu trang Pháp đặt mua tại Trung Quốc được phi cơ vận tải chở đến Pháp vào hạ tuần tháng Ba 2020.. ECPAD/AFP

    Tại Tây Ban Nha, Cộng Hòa Séc hay tại Hà Lan, một số khẩu trang và bộ xét nghiêm virus corona chế tạo tại Trung Quốc đã bị phát hiện là “hàng dỏm”. Bắc Kinh đã cố thanh minh, nhưng theo nhiều nhà quan sát, nếu ngày càng có thêm những sự cố như vậy, uy tín của Bắc Kinh sẽ càng bị tổn hại thêm.


    Đây chính là quan điểm được nhật báo chính luận L’Opinion tại Pháp nêu lên trong bài phân tích ngày 30/03/2020 mang tựa đề: “Tính chất xác tín của Trung Quốc trong cơn thử thách của các bộ xét nghiêm thiếu chính xác”

    Khẩu trang không khít

    Tại Pháp, vấn đề chất lượng của khẩu trang nhập từ Trung Quốc đang đặt ra do việc Paris vừa quyết định đặt mua một tỷ chiếc. Mối quan ngại về chất lượng của các loai khẩu trang này đã nổi lên sau khi Hà Lan quyết định thu hồi gần 600.000 chiếc khẩu trang, tức là gần một nửa trong số 1,3 triệu chiếc mà nước này đã đặt mua tại Trung Quốc.

    Lý do thu hồi là cho dù được gắn chứng chỉ chất lượng KN95 tương ứng với tiêu chuẩn FFP2 của châu Âu, giới y tế Hà Lan đã phát hiện ra nhiều chiếc khẩu trang không che kín được phần mặt cần che, hoặc là bộ lọc không hoạt động đúng cách.

    Nhưng không chỉ có khẩu trang. Các bộ xét nghiệm virus corona nhập từ Trung Quốc cũng có vấn đề chất lượng.

    Xét nghiệm cho kết quả sai

    Tây Ban Nha đă đặt mua tại Trung Quốc một số thiết bị, vật tư y tế trị giá tổng cộng 467 triệu đô la, bao gồm 5,5 triệu bộ xét nghiệm, 950 máy trợ thở, 11 triệu đôi găng tay và 500 triệu chiếc khẩu trang.

    Thế nhưng mới đây, giới y tế nước này đã báo động là gần 70% bộ xét nghiệm mua từ Trung Quốc đã cho kết quả không chính xác, một sai sót cực kỳ nguy hiểm. Chính phủ Trung Quốc đă ghi nhận vụ việc, nhưng như đã đổ lỗi cho chính quyền Tây Ban Nha là đã đặt mua từ một công ty không được chính quyền Trung Quốc cấp phép.

    Công ty này cũng đã bán sản phẩm kém chất lượng của họ cho Cộng ḥa Séc và một quan chức y tế địa phương của nước này đã từng tố cáo rằng 80% kết quả xét nghiệm từ các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc không chính xác.

    Dùng y tế để xóa tiếng xấu về Hồng Kông và Tân Cương

    Những tai tiếng kể trên về chất lượng sản phẩm Trung Quốc nổ ra vào lúc Bắc Kinh đang biến vấn đề hợp tác quốc tế và cung cấp thiết bị y tế thành ưu tiên ngoại giao, nhằm tô điểm lại hình ảnh đã bị xấu đi nhiều trong năm 2019 vì hai hồ sơ Hồng Kông và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Việc huy động guồng máy công nghiệp đă giúp Bắc Kinh tăng cường nhanh chóng công việc sản xuất các bộ thử nghiệm và khẩu trang, ban đầu là để dùng trong nước, và gần đây bắt đầu được xuất khẩu rộng răi ra toàn thế giới.

    Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhiều công ty Trung Quốc đã được chính quyền chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn CE của Liên Hiệp Châu Âu để có thể bán qua các thị trường công nhận tiêu chuẩn này.

    Các cáo buộc về chất lượng kém cỏi của bộ xét nghiệm và khẩu trang Trung Quốc dĩ nhiên đã khiến Bắc Kinh bực tức.

    Chê phương Tây không biết sử dụng sản phẩm Trung Quốc

    Một cách chính thức thì chính quyền Trung Quốc cam kết sẽ điều tra và khắc phục những thiếu sót trong sản phẩm của họ, nhưng bên cạnh đó cũng có những phản ứng lạ lùng, đổ lỗi cho nước ngoài.

    Một ví dụ được báo L’Opinion trích dẫn là việc tờ Hoàn Cầu Thời Báo của chính quyền Trung Quốc, ngày 28/03, đã thản nhiên cho rằng các sự cố liên quan đến một số bộ xét nghiệm virus corona của Trung Quốc bắt nguồn từ “sự hiểu biết không đầy đủ của một số quốc gia về các phương pháp thử nghiệm khác nhau”. Đối với tờ báo Pháp, trong một cuộc khủng hoảng y tế như hiện nay, vấn đề chất lượng của các sản phẩm được cung cấp cần đáp ứng những đòi hỏi cao.

    Theo L’Opinion, hiển nhiên là uy tín của Bắc Kinh đang bị thử thách trong lĩnh vực này và họ không nên để xảy ra quá nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm, bằng không mọi nỗ lực để khôi phục h́nh ảnh bị hoen ố của họ có thể trở thành vô ích.

    Châu Âu bất bình trước thái độ khoa trương của Bắc Kinh

    Điều đó lại càng quan trọng hơn nữa khi mà ở châu Âu, một số quan chức đã tỏ ý bất bình trước thái độ khoa trương của chính quyền Trung Quốc liên quan đến hoạt động hợp tác. Những quan chức này đã có lý khi nhắc lại rằng vào cuối tháng 1, khi Bắc Kinh yêu cầu sự giúp đỡ từ Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles đã gửi 56 tấn vật tư y tế qua Trung Quốc mà không quảng bá việc này để giữ thể diện cho đối tác.

    Vào lúc dịch bệnh bùng phát ở châu Âu và Hoa Kỳ, tranh luận đang sôi nổi trên vấn đề xét nghiệm virus, không chỉ để quản lư tốt hơn t́nh h́nh hiện tại mà c̣n để làm chủ được tiến trình thoát khỏi khủng hoảng. Tình hình này đặt ra những thách thức rất đáng kể đối với giới sản xuất các bộ xét nghiệm, đặc biệt là ở Trung Quốc vốn dự định đóng vai tṛ hàng đầu trong lãnh vực này.

    Đối với L’Opinion, điều mà Trung Quốc không nên quên chính là cho đến lúc này, bộ xét nghiệm mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới chủ yếu dựa vào được chế tạo ở Đức, chứ không phải là ở Trung Quốc!

  2. #172
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Covid-19: Trung Quốc kích cầu nội địa để giữ tăng trưởng


    Công nhân tại một cơ xưởng sản xuất phụ kiện cho xe kéo sẽ được xuất qua Mỹ. Ảnh chụp ngày 28/03/2020 ở một nhà máy tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). REUTERS - CHINA DAILY

    Trung Quốc, về mặt chính thức, đă khống chế được đại dịch xuất phát từ Vũ Hán nhưng lần đầu tiên Bắc Kinh công bố phát hiện 1.367 ca Covid không có triệu chứng ho, sốt. Con số này sẽ gia tăng trong những ngày tới. Trên toàn quốc, trong 24 giờ qua, có 7 ca tử vong v́ Covid-19.



    Trong bối cảnh kinh tế ngưng trệ, ngày 31/03/2020, Bắc Kinh thông báo chi ra hơn 130 tỷ đô la để kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ cho các công ty nhỏ và trung b́nh. Lănh vực xe hơi được ưu đăi.

    Từ Bắc kinh, thông tín viên Stephane Lagarde tường thuật :

    "Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa sử dụng vũ khí ngân sách mà họ gọi là "đại pháo". Thế nhưng, đầu máy kinh tế của cường quốc thứ hai thế giới khởi động một cách khó khăn. Do vậy, chính quyền Trung Quốc phải mở kho bạc.

    Vấn đề là trong khi Trung Quốc cần khách hàng, th́ đến lượt châu Âu và Hoa Kỳ lâm vào đại dịch Covid-19, kinh tế ngưng trệ, không mua hàng hoặc giảm nhập khẩu hàng Trung Quốc.

    Lẽ nào để cho các nhà máy, các công xưởng láp ráp chạy khống ? Do vậy, Trung Quốc bơm tiền kích cầu thị trường nội địa. Nỗ lực chính là hỗ trợ cho 25 triệu công ty vừa và nhỏ, nạn nhân vô t́nh của siêu vi Corona, sử dụng đến 40% nhân lực lao động đang đứng trước nguy cơ phải sa thải hàng loạt.

    Trong số các biện pháp kích thích tiêu dùng, có biện pháp miễn thuế lưu hành trong hai năm cho người mua xe không gây ô nhiễm. Thị trường xe hơi tại Trung Quốc giảm đến 78% trong ṿng một năm, tính đến tháng hai vừa qua."

    Đài Loan viện trợ 10 triệu khẩu trang cho châu Âu và Mỹ

    Tin này được đích thân tổng thống Thái Anh Văn thông báo và được Bruxelles hoan nghênh, theo bản tin của Financial Times ngày 31/03/2020.

    Theo tổng thống Đài Loan, dù đơn độc v́ bị Bắc Kinh gây sức ép, hải đảo đă tự ḿnh khống chế được đại dịch, đă đến lúc cần tỏ t́nh tương trợ với cộng đồng quốc tế. Theo Financial Times, nhă ư của Đài Bắc chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh tức giận.

  3. #173
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus Corona Làm Tan Vỡ Quan Hệ Mỹ-Trung


  4. #174
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Một Chủng Virus Khác Xuất Hiện ở Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt


  5. #175
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hoa Xuân Oánh lật lọng tố các nước đă viện trợ hàng dởm cho Trung Cộng


  6. #176
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Cháy rừng ở núi Lương Sơn-Tứ Xuyên, gần 20 lính cứu hỏa tử vong


  7. #177
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    TQ tăng cường giám sát xuất khẩu bộ xét nghiệm corona sau tai tiếng về chất lượng
    02/04/2020
    Reuters


    Các bộ xét nghiệm virus corona và khẩu trang của Trung Quốc đến phi trường M.R. Stefanilk ở Bratislava, Slovakia ngày 19/3/2020.


    Bắc Kinh tăng cường giám sát việc xuất khẩu các bộ xét nghiệm virus corona sau khi một vài nước Châu Âu than phiền về độ chính xác của một số bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất.

    Các nhà xuất khẩu dụng cụ xét nghiệm virus corona hiện phải có chứng chỉ đăng kư của Cơ quan Quản trị Sản phẩm Y khoa Quốc gia (NMPA) để có thể thông qua hải quan, NMPA cho biết trong một thông cáo vào cuối ngày 31/3.

    Bắc Kinh khuyến khích các công ty Trung Quốc xuất khẩu bộ xét nghiệm và các trang thiết bị khác để giúp chống lại đại dịch virus corona, đưa đến việc gia tăng các công ty sản xuất bộ xét nghiệm cho các nước cần khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh lây lan và truyền nhiễm cao.

    Một số nhà sản xuất bộ xét nghiệm Trung Quốc lợi dụng các qui định lỏng lẻo của Liên hiệp Châu Âu để đưa sản phẩm của họ vào thị trường EU trước khi được chấp thuận trong nước.

    Vào tháng 3, ông Lei Chaozi, một giới chức Bộ Giáo dục, cho hay các bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất đă được giao cho 11 nước, trong đó có Anh, Ư và Hà Lan.

    Tuy nhiên độ chính xác của một số bộ xét nghiệm Trung Quốc đưa ra nước ngoài mà chưa được Trung Quốc chuẩn nhận đă bị nhà chức trách y tế Châu Âu đặt vấn đề.

    Tây Ban Nha rút lại một lô các bộ xét nghiệm nhanh do công ty chẩn đoán Shenzhen Bioeasy Biotechnology của Trung Quốc sản xuất sau khi sản phẩm này bị phát hiện là có độ nhạy cảm thấp, có nghĩa là không thể phát hiện được lây nhiễm một cách đầy đủ.

    Tuần trước Bioeasy phản hồi rằng việc đọc không chính xác có thể là mẫu không được thu thập và xét nghiệm đúng cách. Bioeasy nói họ chưa thông tin chính xác cho khách hàng về cách thức sử dụng bộ xét nghiệm.

    Trong một diễn biến khác, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước nói các giới chức chính phủ Slovakia đă nêu nghi vấn về sự khả tín của Bộ xét nghiệm nhanh mua của Trung Quốc.

    Kết luận sơ khởi của ṭa lănh sự Trung Quốc tại Slovakia cho rằng đó là do các nhân viên y tế sử dụng bộ xét nghiệm không đúng cách, nữ phát ngôn viên này nói.

    Chính phủ Slovakia không trả lời yêu cầu b́nh luận.

    Xét nghiệm nhanh của Bioeasy cũng như xét nghiệm do các giới chức Slovakia đặt nghi vấn là xét nghiệm kháng gen, một phương pháp nhắm vào chất đạm của virus để phát hiện nhiễm trùng và có thể đưa ra kết luận mau chóng hơn là phương pháp xác nhận acid nucleic thay thế.

    Tuy nhiên xét nghiệm kháng gen đ̣i hỏi có mức virus cao hơn và do đó có thể thất bại khi mẫu chỉ chứa đựng một lượng nhỏ virus, bác sĩ Chen Guangjie, một giáo sư miễn nhiễm học tại trường đại học Jiaotong Thượng Hải , nói với Reuters.

    Những nhà sản xuất bộ xét nghiệm virus corona tại Trung Quốc đang xâm nhập thị trường Châu Âu trong giai đọan chuyển tiếp của hai hệ thống qui định.

    Một qui định nghiêm ngặt hơn sẽ có hiệu lực vào năm 2022 đ̣i hỏi các sản phẩm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm phải theo các thủ tục có thể mất cả năm hay hơn nữa để có dấu CE nghĩa là được chấp thuận để bán hợp pháp tại các nước Châu Âu.

    Các qui định hiện hành được một vài công ty Trung Quôc sử dụng cho phép các nhà sản xuất có dấu CE sau khi đệ tŕnh hồ sơ nhưng không bắt buộc kiểm chứng của bên thứ ba có thẩm quyền.

    Hiện giờ, việc Trung Quốc siết chặt kiểm tra đang làm gián đoạn kế hoạch mở rộng ra nước ngoài của các nhà sản xuất bộ xét nghiệm.

    Công ty Khoa học và Công nghệ Xi’an Tianlong của Trung Quốc ở nước ngoài nhận được dấu CE vào tháng 3 và đang trong tiến tŕnh sàn xuất các bộ xét nghiệm có thể xét nghiệm cho hơn môt triệu người. Công ty này nói với Reuters là hiện nay không thể đáp ứng với đơn đặt hàng xuất khẩu.

    Ông Jam Chan, tổng quản trị thị trường của Osmuda, một công ty dịch vụ cố vấn cho các công ty sản xuất các sản phẩm y khoa Trung Quốc nhằm được sự chấp thuận tại nước ngoài, nói nhiều bộ xét nghiệm mới được chế tạo tại Trung Quốc không qua được các thử nghiệm lâm sàng khắt khe, có nghĩa là những tuyên bố về độ chính xác in trên sản phẩm không thực sự có giá trị.

    Ông Chan nói “Tốt hơn là dừng xuất khẩu hơn là đưa ra những sản phẩm không chính xác có thể đưa đến những kết quả sai lầm. Chất lượng sản phẩm đă qua kiểm nghiệm trong nước trước khi xuất khẩu là một bảo đảm về một phương diện nào đó.”.

  8. #178
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Cuộc xâm lăng của Trung cộng vào Mỹ và tiếng c̣i báo động cho Việt Nam!


  9. #179
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Covid-19 : Tập Cận B́nh t́m uy tín trong nước, tô h́nh ảnh ở nước ngoài


    Chân dung áp phích cổ động chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Thượng Hải, ngày 12/03/2020. © REUTERS/Aly Song

    Bắc Kinh rầm rộ quảng bá h́nh ảnh « cứu tinh » trong khi cả thế giới đang đối đầu với đại dịch virus corona, xuất phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Mục tiêu chính là để xóa đi những sai lầm trong thời gian đầu xử lư dịch của chính quyền.


    Bị chỉ trích gay gắt v́ che giấu thông tin, chậm trễ trong việc xử lư dịch, ngay khi bắt đầu kiểm soát được ổ dịch Vũ Hán, Trung Quốc chuyển sang « phản công » thông qua việc khởi động cỗ máy « ngoại giao khẩu trang », huy động từ các tập đoàn lớn (Alibaba) đến các hiệp hội (Chữ Thập Đỏ) hoặc du học sinh (như ở Nhật Bản), cung cấp trang thiết bị y tế cho cả thế giới hoặc cử những đoàn chuyên gia có kinh nghiệm chống dịch ở Vũ Hán.

    Dịch Covid-19 đang bùng phát ở châu Âu và Hoa Kỳ là cơ hội vàng để Bắc Kinh trả đũa và khôi phục lại h́nh ảnh. Quảng bá cho một Trung Hoa « hào phóng », « tương ái » c̣n là chiến lược « một mũi tên trúng hai đích » của chủ tịch Tập Cận B́nh : lấy lại tín nhiệm trong nước và nâng vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

    RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà Trung Hoa học, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste, Hồng Kông.

    ***

    RFI : Sau thời gian đầu im lặng, ông Tập Cận B́nh đang lấy lại h́nh ảnh « người đứng đầu » như thế nào tại Trung Quốc ?

    GS Jean-Pierre Cabestan : Hiện không rơ ông Tập đă lấy lại được h́nh ảnh chưa. Đó chỉ là những ǵ mà bộ phận báo chí, tuyên truyền của Bắc Kinh nói. Ông Tập đă nắm lại t́nh h́nh vào cuối tháng Giêng, chính xác là vào ngày 20/01, c̣n ngày 23/01 là ngày tỉnh Hồ Bắc bị chính thức cách ly. Nhưng từ đó t́nh h́nh có nhiều biến chuyển.

    Ông Tập Cận B́nh cuối cùng cũng đến Vũ Hán vào cuối tháng Ba tại v́ có nhiều vấn đề : người dân phản đối cách chính phủ xử lư dịch, cũng như những bí mật bị che đậy, nhân viên y tế vất vả chống dịch, đặc biệt là sau vụ chính quyền mới của thành phố Vũ Hán, gồm những nhân vật thân cận của ông Tập Cận B́nh, đă yêu cầu người dân Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc cảm ơn đảng và người lănh đạo đảng là ông Tập Cận B́nh về ḷng nhân từ, cũng như phải thể hiện ḷng biết ơn với đảng Cộng Sản. Thế nhưng, những yêu cầu đó lại không được ḷng dân và quay lại chống chính phủ và buộc ông Tập Cận B́nh phải đến thăm Vũ Hán vào giữa tháng Ba.

    Nói tóm lại, tại Trung Quốc, hiện vẫn chưa rơ liệu chính quyền trung ương đă kiểm soát lại được t́nh h́nh chưa và liệu ông Tập Cận B́nh có lấy lại được h́nh ảnh tính cực không. Tôi thấy rằng có khá nhiều biến động trong xă hội với nhiều chỉ trích và lo lắng, giống như một kiểu mất niềm tin vào chính quyền.

    RFI : Giữa người dân tỉnh Hồ Bắc và dân một số tỉnh lân cận đă xảy ra xô xát khi tỉnh Hồ Bắc được dỡ lệnh phong tỏa. Liệu đây có khả năng trở thành một nguồn bất ổn tại Trung Quốc sau dịch Covid-19 ?

    GS Cabestan : Đây là một vấn đề v́ hiện giờ dịch đă lùi sau và t́nh h́nh dần trở lại b́nh thường ở tỉnh Hồ Bắc và sau này là ở thành phố Vũ Hán. Dù sao Bắc Kinh cũng muốn người dân trở lại làm việc ở các tỉnh lân cận.

    Những vụ xô xát xảy ra ở ranh giới giữa tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Giang Tây (Jiangxi) cho thấy rằng vẫn c̣n rất nhiều nghi ngờ về việc tỉnh Hồ Bắc đă khống chế được dịch. V́ thế người dân tỉnh Giang Tây không muốn để người dân Hồ Bắc đi làm trở lại ở tỉnh Giang Tây hoặc đi qua tỉnh này để đến một số tỉnh khác như Chiết Giang (Zhejiang) hay Giang Tô (Jiangsu).

    Điều này cho thấy tại Trung Quốc vẫn c̣n rất nhiều nghi ngờ về những phát biểu của chính phủ, tạo nên kiểu cảm bất an. Có nghĩa là mỗi tỉnh t́m cách tự bảo vệ và nghi ngờ về việc t́nh h́nh được cải thiện ở Hồ Bắc. Thực ra, những tỉnh này không tin lắm vào những ǵ Bắc Kinh nói.

    RFI : Người ta nói đến khả năng có đợt dịch thứ hai tại Trung Quốc. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến « chiến thắng » mà chính phủ hiện không ngừng ca ngợi trên các cơ quan truyền thông Nhà nước ?

    GS Cabestan : Chính phủ Trung Quốc công nhận những ca nhiễm virus corona từ nước ngoài v́ có khá nhiều người Trung Quốc từ nước ngoài trở về, trong đó có rất nhiều người từ Roma (Ư). Có vẻ như, phải nhấn mạnh là có vẻ như, những ca này làm số ca nhiễm mới tăng lên tại Trung Quốc, nhưng mức tăng ở mức khiêm tốn. Hiện giờ người ta cũng nghi ngờ chính quyền không tổng hợp con số này với thống kê những ca lây nhiễm trong cộng đồng. V́ thế, vẫn c̣n rất nhiều nghi ngờ và cần tiếp tục theo dơi trước khi thực sự kết luận rằng thách thức đă lùi xa ở Trung Quốc.

    RFI : Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đang cố triển khai chiến lược « cứu tinh » qua việc cung cấp khẩu trang, trang thiết bị y tế khắp nơi trên thế giới. Phải chăng đây là một công cụ trao đổi, bắt chẹt hơn là chính sách ngoại giao, được coi là một « quyền lực mềm » của Bắc Kinh ?

    GS Cabestan : Đúng thế, tôi nhớ là một quan chức của Liên Hiệp Châu Âu đă tóm lược t́nh h́nh như thế. Đó là một chiến lược « hào hiệp » nhằm t́m cách quảng bá h́nh ảnh của Trung Quốc, cũng như tô điểm lại uy tín của Bắc Kinh, bị tổn thương nghiêm trọng từ đầu năm 2020 v́ dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, sau đó chính quyền che giấu, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của dịch và hành động chậm trễ. Cho nên có rất nhiều người ở bên ngoài cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về nạn dịch này.

    V́ vậy Trung Quốc phải làm ǵ đó, bằng cách huy động mọi phương tiện với nhiều lư do. Trước tiên, Trung Quốc là nước sản xuất phần lớn khẩu trang và máy trợ thở cho cả thế giới. Điều này thật đặc biệt v́ rất nhiều nước phụ thuộc đến 80-90% vào trang thiết bị dịch tễ của Trung Quốc, đó là chưa kể đến thuốc men. Hiện tượng này c̣n do lỗi của các doanh nghiệp phương Tây v́ họ không muốn sản xuất trong nước v́ chi phí quá cao. Điều đáng chú ư là Trung Quốc không giữ độc quyền, mà lẽ ra các nước phải tránh « để chung trứng trong một giỏ » mà nên hướng sang một số nước khác trong khu vực như Việt Nam, Bangladesh để sản xuất một phần những thiết bị đó.

    Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc không cho không những trang thiết bị đó mà là bán chúng. Theo tôi biết, Trung Quốc c̣n lợi dụng t́nh h́nh để bán với giá đắt. Một số người bạn làm trong lĩnh vực y tế ở Trung Quốc xác nhận rằng giá đă tăng lên theo khối lượng lớn đơn đặt hàng khẩu trang, thiết bị y tế.

    Trung Quốc đă lợi dụng thế mạnh để lấy lại uy tính, cải thiện h́nh ảnh của ḿnh. Liệu chiến lược này có thành công không ? Một số nước đă tỏ ḷng biết ơn như Ư, Hungary, Serbia… Nhưng có phải nước nào cũng thế không ? Tôi nghi ngờ điều này.

    RFI : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă đàm thoại với tổng thống Mỹ Donald Trump và đề nghị « đoàn kết » chống dịch. Phải chăng ông Tập đă thay đổi chiến lược ?

    GS Cabestan : Đó là ư muốn giảm bớt căng thẳng với Hoa Kỳ. Chẳng mất ǵ khi kêu gọi « đoàn kết » trong khi lại có thể tạo thuận lợi cho Trung Quốc. Chẳng ai phản đối kiểu phối hợp trong cuộc chiến chống virus corona cả.

    Nhưng không nên ngây thơ ! Đây là một cuộc chiến, nhưng cũng là cạnh tranh giữa hai cường quốc. Bắc Kinh tận dụng được điểm yếu của Mỹ về lĩnh vực dịch tễ. Trong đợt dịch Ebola, Trung Quốc và Mỹ là hai nước đầu tầu, nhưng trong đại dịch này, Hoa Kỳ đang vất vả xử lư dịch. Cần nhắc lại là khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, Hoa Kỳ cũng như nhiều nước châu Âu khác đă gửi hàng cứu trợ cho Trung Quốc. Bắc Kinh đă tận dụng việc dịch lan rộng ở phương Tây như món quà trời cho về mặt ngoại giao để tỏ ra « hào hiệp » với thế giới, thể hiện là cường quốc « cứu tinh » duy nhất, nhưng tôi không nghĩ là Trung Quốc có thể cứu hết các nước !

    RFI : Với tất cả những nỗ lực trên, liệu sau khi hết dịch, chủ tịch Tập Cận B́nh có trở nên mạnh hơn không ?

    GS Cabestan : Đó là điều ông ấy hy vọng và hy vọng rất nhiều. Nhưng tôi cho rằng ông Tập bị phản đối rất nhiều trong cuộc khủng hoảng này. Trước tiên là v́ ông ấy phản ứng chậm và để bộ trưởng Y Tế cùng với một số quan chức khác lên tuyến đầu và sau đó là phạm khá nhiều lỗi trong việc xử lư khủng hoảng. V́ thế mà ông ấy hiện bị phản đối nhiều hơn cả cách đây vài tháng.

    Giờ chúng ta thấy ông Tập là người duy nhất trên đỉnh cao quyền lực. Chính ông là người bổ nhiệm nhiều quan chức mới ở tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán, tất cả đều là người thân cận của ông, cũng như ông Lạc Huệ Ninh, người đứng đầu Văn pḥng liên lạc tại Hồng Kông. Nên dù ông Tập Cận B́nh bị phản đối nhưng hiện tại ông không bị suy yếu.

    RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Jean-Pierre Cabestan, đại học Baptiste Hồng Kông.

  10. #180
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Bằng chứng cho thấy, ĐCSTQ che giấu số lượng thực tế nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19)
    B́nh luậnDu Miên • 18:37, 02/04/20• 551 lượt xem



    Một nhân viên bảo vệ đeo khẩu trang tại khu vực Vạn Lư Trường Thành (vốn hoàn toàn vắng vẻ) ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 24/3/2020. V́ ảnh hưởng của COVID-19, Vạn Lư Trường Thành đă bị đóng cửa vào ngày 25/1 (Lintao Zhang / Getty Images)
    Theo ư kiến của các chuyên gia về Trung Quốc cũng như các bằng chứng mà The Epoch Times thu thập được, cho thấy rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă cố t́nh che giấu tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở Trung Quốc nhằm bảo vệ h́nh ảnh của ḿnh ở cả trong và ngoài nước.

    Ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ sự tức giận và thất vọng về cách xử lư dịch bệnh yếu kém của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây truyền với tốc độ “chóng mặt” trên thế giới. Một nhóm chuyên gia nói với The Epoch Times rằng ĐCSTQ chắc chắn đă che giấu số liệu thực tế trong các báo cáo về số ca nhiễm COVID-19, nhưng ở mức độ nào th́ c̣n cần phải xem xét lại.

    Chính ĐCSTQ thừa nhận rằng đă che giấu số ca mắc bệnh thực tế, khi tuyên bố sẽ bắt đầu báo cáo các trường hợp người mang mầm bệnh không có triệu chứng vào ngày 01/4. Điều này tiết lộ rằng số liệu về các trường hợp này đă không được đưa vào các báo cáo trước đó. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng thừa nhận rằng những người mang mầm bệnh không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác và gây ra dịch bệnh. Trước đó, chính quyền Bắc Kinh đă liên tục bỏ qua những thông tin này.

    John R. Mills, cựu giám đốc Chính sách, Chiến lược và Các Vấn đề Quốc tế về An ninh Mạng tại Văn pḥng Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, cho biết ĐCSTQ muốn đảm bảo “tính hợp pháp, ổn định và không có mối nghi ngờ về tính ưu việt của họ”.

    Ông Mills đă nói với The Epoch Times rằng: “Virus ĐCSTQ đă làm thay đổi mọi thứ... Tất cả sự hỗn loạn này làm rung chuyển niềm tin của người dân Trung Quốc đối với ĐCSTQ và họ đang phẫn nộ”.

    Mills cho biết việc ĐCSTQ liên tục đẩy mạnh những tuyên bố gần đây rằng không có trường hợp nhiễm mới nào ở Trung Quốc là “hoàn toàn ngớ ngẩn”, ông nói thêm rằng trong các chính quyền chuyên chế như thế, “mọi người nhanh chóng tiếp thu chỉ thị ngừng báo cáo”.

    Việc ĐCSTQ ra quyết định trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ đang cư trú tại Trung Quốc, những người làm việc cho các báo The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post, càng thể hiện rơ sự kiểm soát và ngăn chặn liên tục của ĐCSTQ đối với tự do báo chí và ngôn luận. Trong báo cáo về Chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới (RWB), Trung Quốc xếp hạng thứ 177 trên 180 quốc gia.

    Khi nhắc tới Trung Quốc, ông Mills đă nhận xét: “Những ai báo cáo những con số gây ảnh hưởng xấu đến h́nh ảnh của ĐCSTQ sẽ phải nhận những hậu quả tồi tệ. Trong các hệ thống và tổ chức của chính phủ này, mọi người đều học được rằng dối trá là chuẩn mực để tồn tại. Tất cả đều nói dối với mọi người về mọi thứ - ở đó không tồn tại sự thật”.


    Một nhân viên cửa hàng đeo khẩu trang như một biện pháp pḥng ngừa trong lúc chờ đợi khách hàng đứng sau hàng rào ở Vũ Hán, ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 1/4/2020. (NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
    Trong 3 tháng qua, tổng số người dùng điện thoại di động ở Trung Quốc đă giảm khoảng 21 triệu tài khoản, cho thấy các trường hợp tử vong do virus Corona Vũ Hán có thể là một trong các tác nhân. Kể từ ngày 1/9/2010, Trung Quốc đă yêu cầu tất cả người dùng điện thoại di động phải đăng kư điện thoại với nhân dạng thật của ḿnh.

    Một loạt các tài liệu chính phủ nội bộ mà The Epoch Times thu thập được, đă cho thấy một bức tranh tổng thể với nhiều tổn hại gây ra bởi việc chính quyền Bắc Kinh che giấu dịch bệnh.

    Chỉ riêng ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, số ca nhiễm mới hàng ngày cao hơn tới 52 lần so với dữ liệu được công bố chính thức bởi Ủy ban Y tế Sơn Đông và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Thông tin được cung cấp bởi người dân ở Vũ Hán cũng cho thấy số người chết có thể vượt trên 32.000 người, gấp 12,7 lần con số được công bố chính thức.

    Ông Mills nói rằng trong khi không có chính phủ hay nhà lănh đạo nào có thể luôn đưa ra quyết định hoàn hảo trong một t́nh huống diễn biến nhanh và phức tạp như trong đại dịch hiện nay, th́ ĐCSTQ vẫn “nhất quán” trong việc che giấu và nói dối. Ông cho biết thêm rằng ông không thấy có chút niềm tin, sự hợp tác hay sự kiên tŕ nào có thể áp dụng cho việc chờ đợi được nghe sự thật từ phía ĐCSTQ. Hiện tại, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đă khiến hơn 1,5 tỷ người trên toàn thế giới phải ở trong nhà.

    Trước khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ĐCSTQ đă lợi dụng h́nh thức xă hội cởi mở của Hoa Kỳ, và “nhờ đó mà Đảng này thoát khỏi hàng loạt trách nhiệm” trong nhiều năm liền, ông Mills nói và cho biết thêm rằng “nhiều người đă đưa ra kết luận rằng ĐCSTQ đang thúc đẩy chiến dịch bóp méo thông tin v́ những cuồng vọng chính trị của ḿnh”.

    ‘Sự thật’: Trở ngại lớn nhất của ĐCSTQ
    Ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), một nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc và là con trai của một cựu lănh đạo ĐCSTQ, cho biết việc hạ thấp số liệu các ca nhiễm virus Corona Vũ Hán rất quan trọng đối với “tham vọng lănh đạo và thống trị toàn cầu” của chính quyền Bắc Kinh. Ông Dương hiện là người đứng đầu tổ chức Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc, một tổ chức phi chính phủ dân chủ ở Hoa Kỳ.

    “Sự thật về quy mô của đại dịch COVID-19 bên trong Trung Quốc là trở ngại lớn nhất đối với tham vọng của nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh. Miễn là ông Tập được công nhận đă thành công trong việc ngăn chặn đại dịch, sẽ có rất ít cơ hội để thách thức quyền cai trị của ông ấy”, ông Dương nói với The Epoch Times.

    “Tuy nhiên, nếu đánh giá đó thay đổi, sẽ không khó để tưởng tượng ra việc các đảng viên có tư thù và những người dân đang phẫn nộ - những trí thức độc lập, những người bất đồng chính kiến ​​và cả người dân thường, sẽ cùng hợp tác để thách thức ông ta”.

    Ông Dương có cùng quan điểm với các cố vấn của Vương quốc Anh, những người cho rằng có khả năng các số liệu về các ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc đă bị hạ thấp so với thực tế, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phải “yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm”.

    Theo báo The Mail đưa tin ngày 28/3, các cố vấn khoa học cảnh báo Thủ tướng Anh rằng số liệu thống kê chính thức về virus Corona Vũ Hán của ĐCSTQ có thể “bị hạ thấp từ 15 đến 40 lần”, và chính quyền Anh tin rằng ĐCSTQ đang cố gắng “khai thác” đại dịch để đạt được các lợi ích kinh tế. The Epoch Times đă tiếp cận với văn pḥng báo chí của Dinh Thủ tướng Anh để t́m hiểu thêm thông tin, tuy nhiên người phát ngôn từ chối b́nh luận.

    Cho đến tuần trước, các rạp chiếu phim trên khắp Trung Quốc đă bắt đầu dần mở cửa trở lại dưới sự cho phép của ĐCSTQ. Tuy nhiên, các quan chức nước này đă bất ngờ đảo ngược quyết định, và ra lệnh cho tất cả các rạp chiếu phim tiếp tục đóng cửa. Trong khi đó, các chuyên gia y tế ở Tây Ban Nha và Cộng ḥa Séc đă báo cáo rằng các bộ xét nghiệm nhanh virus Corona Vũ Hán được nhập khẩu từ Trung Quốc thường cho kết quả sai từ 70% đến 80%.

    Ông Dương nói: “Mặc cho những nỗ lực của ĐCSTQ trong nhiều năm qua để tự thể hiện ḿnh là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cuộc khủng hoảng [đại dịch viêm phổi Vũ Hán] lần này một lần nữa cho thấy bản chất thật của họ”.

    Ông c̣n cho biết thêm: “Nếu ĐCSTQ có thể thành công trong việc né tránh trách nhiệm lần này, hoặc tệ hơn nữa, nếu họ thực sự nhận được sự công nhận toàn cầu cho các hành động của ḿnh, th́ sẽ không có quốc gia nào cảm thấy cần phải trung thực với thế giới, khi mà sự trung thực trong chính trị không c̣n được coi trọng nữa”.

    Các quan chức ĐCSTQ và các phương tiện truyền thông nhà nước đă cố gắng chuyển hướng những lời buộc tội đối với thất bại của chính quyền này trong việc ngăn chặn virus, bằng cách liên tục thúc đẩy các thuyết âm mưu nhắm vào Hoa Kỳ như một phần của chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu.

    Các dư luận viên của ĐCSTQ đều đang tích cực hoạt động trên Twitter để bảo vệ chính quyền Bắc Kinh, tấn công Hoa Kỳ, và liên tục phối hợp cùng các quan chức của ĐCSTQ để cổ xúy cho những tuyên truyền sáo rỗng. Theo một báo cáo gần đây của công ty an ninh mạng Insikt Group, các tài khoản Trung Quốc có sức ảnh hưởng trong cộng đồng đă đăng tải “hơn 32.000 bài đăng liên quan đến COVID-19 trên một số nền tảng mạng xă hội phương Tây”.


    Ông Dương cảnh báo rằng nếu không được kiểm soát, sự “hung hăng” của ĐCSTQ sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, và dẫn đến việc gia tăng hơn nữa sự đàn áp trong nước, khi chính quyền này nhận thấy họ có thể dựa vào lừa dối và đe dọa để khiến thế giới phục tùng theo họ.

    The Epoch Times đă ghi lại những câu chuyện về một số công dân Trung Quốc, bao gồm các bác sĩ tiên phong lên tiếng về dịch bệnh, các nhà báo công dân, học giả và doanh nhân, những người đă bị ĐCSTQ buộc phải im lặng v́ phơi bày sự thật.

    Joseph Bosco, cựu nhân viên văn pḥng quốc gia tại Văn pḥng Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng ĐCSTQ đang trốn tránh và cố vùi lấp sự thật về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, giống như cách họ luôn hành xử trong mọi vấn đề, “nhằm bảo vệ hào quang quyền lực và tính đúng đắn của ĐCSTQ”.

    Trong những ngày gần đây, hàng ngàn b́nh đựng tro cốt được chuyển đến nhà tang lễ ở Vũ Hán, càng làm dấy lên nghi ngờ về quy mô thực sự của vụ dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Trước đó, The Epoch Times đă đưa tin về h́nh ảnh hàng dài người chờ đợi để nhận tro cốt của thân nhân. H́nh ảnh này đă được phát tán và lưu hành trên mạng xă hội Trung Quốc, nhưng đă bị xóa bởi những người kiểm duyệt mạng của chính quyền này không lâu sau đó.

    Ông Dương nhận định: “Dựa vào những ǵ được đăng tải trên truyền thông, rơ ràng là đối với ông Tập, việc tự bảo vệ quyền lực chính trị của ḿnh quan trọng hơn việc cứu sống những sinh mạng, dù là công dân ở Trung Quốc hay trên thế giới”.

    Chế độ chuyên quyền thống trị
    Frank Gaffney, Phó chủ tịch Uy ban về nguy cơ hiện tại: Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng chính quyền Bắc Kinh đă thực hiện việc che giấu sự thật và chuyển hướng trách nhiệm một cách thành thục và điêu luyện.

    Ông Gaffney cho biết: “Đây là cách mà những người theo chủ nghĩa chuyên quyền hành xử và tôi nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ được coi là một chính quyền bạo ngược, khi không chỉ công chúng ở Trung Quốc mà toàn cầu nói chung hiểu chính xác vai tṛ của ĐCSTQ trong trận đại dịch COVID-19 này, cũng như mức độ thiệt hại mà toàn thế giới đang phải gánh chịu”.

    Ông Gaffney từng là trợ lư Bộ trưởng Bộ quốc pḥng về chính sách an ninh quốc tế trong thời chính quyền Reagan. Ông cho biết bất cứ ai tin vào các những ǵ ĐCSTQ tuyên bố dựa trên bất kỳ cơ sở nào “đều đang mắc một sai lầm khủng khiếp”.

    “Nếu có ai thật sự tin tưởng vào bất kỳ điều ǵ từ ĐCSTQ, th́ đó chính là đỉnh cao của sự ngu muội, đặc biệt đối với những gian dối về các số liệu thống kê, dù là về phương diện bệnh dịch hay trong các trường hợp khác, ví dụ như những tác động đối với tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc”, ông nói. “Đối với bất cứ điều ǵ họ nói ra, tôi luôn phải duy tŕ thái độ hoài nghi triệt để, nếu không muốn nói là hoàn toàn không tin tưởng”.

    Một người ở Trung Quốc nói với The Epoch Times rằng các cơ quan y tế công cộng đang cố gắng che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán bằng cách giới hạn số lượng bộ dụng cụ chẩn đoán được gửi đến các bệnh viện ở Vũ Hán.

    The Epoch Times cũng đă thực hiện các cuộc tṛ chuyện với những người dân Trung Quốc, và lắng nghe họ phàn nàn về việc bị các bệnh viện từ chối thăm khám và chẩn đoán bệnh. Kết quả là nhiều người trong số này đă qua đời.

    Mối quan hệ Mỹ - Trung
    Đại dịch viêm phổi Vũ Hán toàn cầu đă làm dấy lên mối lo ngại lớn hơn xung quanh mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    “Tôi thấy chắc chắn rằng cần phải xem xét lại mối quan hệ giao thương liên kết giữa chúng ta (Hoa Kỳ) và Trung Quốc. Đây không phải việc cần khi đến hạn, mà là việc bắt buộc phải thực hiện [trong lúc này]”, ông Gaffney nói. “Tôi nghĩ rằng ngày càng có nhiều người Mỹ đang cảm thấy như vậy”.

    Tác giả và chuyên gia về Trung Quốc, ông Gordon Chang cho biết ĐCSTQ đang cố gắng “đưa ra ấn tượng rằng Trung Quốc đă phục hồi”, đây là một phần chiến lược trong trận chiến ngầm giữa ĐCSTQ với phương Tây. Ông tin rằng Trung Quốc hoặc đang chuẩn bị phải đối mặt với đợt bùng dịch thứ hai, hoặc họ chưa hề hồi phục từ lần bùng phát dịch đầu tiên.


    ĐCSTQ ra sức tuyên truyền khủng hoảng tại Mỹ, đồng thời tuyên bố có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu dược phẩm vào Mỹ và sẽ đẩy nước Mỹ vào "biển coronavirus".
    “Họ không ngừng tuyên truyền rằng chính quyền ĐCSTQ đang vượt trội hơn so với Hoa Kỳ”, ông Chang nói với The Epoch Times. “Hơn nữa, Bắc Kinh đang liên tục tấn công bằng cách đẩy mạnh quan niệm rằng Hoa Kỳ đang suy tàn”.

    “Hầu như tất cả mọi người ở Trung Quốc đều biết virus Corona Vũ Hán vẫn đang tàn phá đất nước của họ. Và chẳng bao lâu nữa, phần c̣n lại của thế giới cũng sẽ biết điều đó. Một chính quyền được xây dựng dựa trên những lời dối trá, lừa lọc và thiếu trung thực sẽ không tồn tại lâu. Virus Corona Vũ Hán sẽ đưa ra ‘phán xét’ cuối cùng”, ông nói thêm

    Tại cuộc họp giao ban ngày 31/3, Bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên phản ứng của Lực lượng đặc nhiệm chống virus Corona Vũ Hán của Nhà Trắng, đă lư giải việc Hoa Kỳ có phản ứng chậm khi xử lư đại dịch là v́ những dữ liệu thiếu sót từ Trung Quốc.

    “Khi bạn nh́n vào dữ liệu do ĐCSTQ cung cấp ban đầu... bạn sẽ có suy nghĩ rằng loại dịch bệnh này giống như dịch SARS [hội chứng hô hấp cấp tính nặng] hơn là một nguồn cơn có thể dẫn đến đại dịch toàn cầu”, bà Birx nói.

    Ba Birx cho biết thêm: “Khi nh́n vào dữ liệu từ ĐCSTQ, cộng đồng y tế thế giới nhận định rằng đây là một loại bệnh nghiêm trọng, nhưng ở quy mô nhỏ hơn người ta nghĩ... Bởi v́, rất có thể... chúng ta đă bị thiếu một lượng dữ liệu đáng kể”.

    The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là “virus ĐCSTQ” (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc) v́ sự che đậy và quản lư sai lầm của ĐCSTQ khiến cho virus này lan rộng khắp Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times
    Last edited by dtkcamau; 03-04-2020 at 05:14 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •