Page 36 of 38 FirstFirst ... 2632333435363738 LastLast
Results 351 to 360 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #351
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo các nước không can thiệp vào Hồng Kông
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 10:50, 25/05/20• 277 lượt xem



    Cảnh sát Hồng Kông trấn áp người biểu t́nh ở quận Causeway Bay ngày 24/5/2020. (Ảnh: Billy H.C. Kwok/Getty Images)

    Chính quyền Bắc Kinh lên tiếng khẳng định sẽ áp đặt dự luật an ninh mới với Hồng Kông bằng mọi giá.

    Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 24/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: "Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc" và cảnh báo các nước đừng can thiệp. Ông này nhấn mạnh dự luật mới chỉ nhắm vào "một nhóm nhỏ người có ư định xấu ở Hồng Kông" và sẽ tiếp tục "bảo đảm các quyền tự do" cho ḥn đảo này.

    Vương Nghị nói: "Hệ thống pháp lư và cơ chế thực thi an ninh quốc gia ở Hong Kong phải được thiết lập và không được chậm trễ một chút nào", theo Reuters.

    Cảnh sát Hồng Kông đă xịt hơi cay để giải tán hàng ngàn người biểu t́nh phản đối dự luật an ninh quốc gia mới ngày 24/5. Rất nhiều người Hồng Kông đổ về khu mua sắm ở vịnh Đồng La và hô vang các khẩu hiệu như "Độc lập cho Hồng Kông là lối thoát duy nhất".



    Trung Quốc tuyên bố áp đặt dự luật an ninh mới bằng mọi giá
    Cũng trong hôm 24/5, tại cuộc họp Quốc hội, Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính cho biết Bắc Kinh đă tính toán kỹ và biết chắc sẽ bị phản ứng mạnh mẽ.

    Một quan chức tham dự cuộc họp cho biết ông Hàn Chính khẳng định Bắc Kinh sẽ áp đặt dự luật an ninh mới đối với Hồng Kông bằng mọi giá, theo SCMP.

    Phó thủ tướng Hàn Chính được giao phụ trách các vấn đề liên quan tới Hồng Kông, Macau. Ông này từng đến Thâm Quyến, triệu tập các quan chức cấp cao của Hồng Kông khi các cuộc biểu t́nh rầm rộ nổ ra ở đặc khu này năm 2019.

    Theo SCMP, Quốc hội Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này, mở đường cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng các chi tiết của dự luật.

    Hơn 200 chính trị gia trên thế giới phản đối Trung Quốc
    Hôm 23/5, hơn 200 trí thức và chính trị gia đến từ 23 quốc gia, trong đó có 17 nghị sĩ liên bang Mỹ, đă cùng kư vào một tuyên bố phản đối dự luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc.

    Họ gọi đó là "cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự trị, luật pháp và các quyền tự do cơ bản của Hồng Kông", là sự "vi phạm trắng trợn" Tuyên bố chung Trung - Anh khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997.

    Mỹ và nhiều nước châu Âu đă lên tiếng phản đối động thái mới của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các cam kết khi tiếp nhận Hồng Kông từ Anh năm 1997.

    Dự luật an ninh quốc gia quy định ǵ?
    "Dự thảo quyết định" - tên gọi của bản dự thảo trước khi được Quốc hội Nhân dân Trung Quốc chấp thuận - bao gồm điều khoản nói rằng Hồng Kông "phải cải thiện" an ninh quốc gia.

    Điều khoản quy định: "Khi cần thiết, các cơ quan an ninh quốc gia của Chính phủ Nhân dân Trung ương sẽ thành lập các cơ quan ở Hong Kong để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật."

    Điều đó có nghĩa: Trung Quốc có khả năng có các cơ quan thực thi pháp luật của riêng họ ở Hồng Kông, cùng với luật của chính thành phố.

  2. #352
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hồng Kông: Người biểu tình chống dự luật an ninh bị coi là “khủng bố”


    Người biểu tình tuần hành chống dự luật an ninh tại Hồng Kông ngày 24/05/2020. REUTERS - TYRONE SIU
    Thu Hằng
    Hơn 180 người Hồng Kông biểu t́nh ngày 24/05/2020 để chống dự luật an ninh quốc gia đă bị cảnh sát bắt giữ. Đây là lần xuống đường có quy mô lớn nhất kể từ khi áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19. Ngày 25/05, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) lên án “t́nh trạng khủng bố” gia tăng ở đặc khu hành chính bán tự trị.



    Trong một thông cáo, ông Lý Gia Siêu (John Lee), người đứng đầu lực lượng an ninh Hồng Kông, đă so sánh: “Khủng bố và các hành động gây hại đến an ninh quốc gia, cũng như đến độc lập của Hồng Kông ngày càng lan như dịch bệnh”. Theo ông: “Luật an ninh quốc gia cần thiết để bảo vệ thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”.

    Đây cũng là nhận định của ông Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang), người đứng đầu lực lượng cảnh sát đặc khu hành chính, khẳng định rằng “cảnh sát ủng hộ hoàn toàn dự luật”.

    Theo Reuters, rất nhiều cơ quan hành chính công khác, như hải quan, lính cứu hỏa, cũng ra thông cáo ủng hộ dự luật an ninh của Bắc Kinh. Trước đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cam kết “hợp tác hoàn toàn” với chính quyền trung ương.

    Tuy nhiên, dự luật an ninh mà Bắc Kinh muốn đưa ra bỏ phiếu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05 đi ngược với quy chế “một quốc gia, hai chế độ” mà Hồng Kông được hưởng cho đến năm 2047. Chính quyền trung ương tuyên bố “áp dụng đến từng chi tiết” luật mới này để trấn áp phong trào dân chủ ở đặc khu hành chính và ngăn chặn “can thiệp của nước ngoài”.

    Bất chấp đe dọa, người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục biểu t́nh vào thứ Tư 27/05, một ngày trước khi Quốc Hội Trung Quốc bỏ phiếu thông qua dự luật.

    Đài Loan ủng hộ dân Hồng Kông

    Về phần mình, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, trên mạng Facebook ngày 24/05, hứa rằng chính quyền Đài Bắc sẽ cung cấp “mọi sự trợ giúp cần thiết” cho người dân Hồng Kông.

    Đài Loan hiện là một trong những nơi lánh nạn của nhiều nhà đấu tranh v́ dân chủ cho Hồng Kông, trong đó có một số chủ nhà sách.

  3. #353
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Luật an ninh và cơ hội cuối cùng để chiến đấu cho tự do của Hồng Kông


    Tuổi trẻ Hồng Kông kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
    Thụy My
    Khi Anh trao trả Hồng Kông ngày 01/07/1997, thế giới lạc quan, tin rằng Trung Quốc và phương Tây sẽ tiến gần với nhau. Tiếc thay, một phần tư thế kỷ sau, sự thể diễn ra ngược lại. Hồng Kông đă trở thành biểu tượng cho thấy khó thể chung sống ḥa b́nh giữa hai hệ thống ngày càng trái ngược.




    Le Figaro hôm nay chạy tựa « Việc làm, bằng cấp : Giới trẻ, nạn nhân gián tiếp của virus corona ». Các kỳ thi bị hoăn, kỳ thực tập hủy bỏ, hy vọng kư hợp đồng làm việc tan biến…các thanh niên dưới 25 tuổi bị lănh đ̣n từ đại dịch, khi bước vào một thị trường lao động đang chao đảo.

    Libération dành trang nhất và bốn trang trong cho « Lời kêu gọi của nhân viên y tế : Thưa ông tổng thống, lời nói suông chưa đủ ». Tương tự, « Bệnh viện : Một big bang để làm bật tung xiềng xích » là tít lớn của Les Echos.

    La Croix có cái nh́n bao quát với chủ đề « Thay đổi thế giới », bắt đầu loạt bài gợi lên những hướng mới để đối phó với những cuộc khủng hoảng đang trải qua. Le Monde đặt vấn đề « Ngoại giao : Hồi kết của quyền lực mềm Mỹ ? »

    Liên quan đến châu Á, tất cả các báo Pháp hôm nay đều có bài viết về Hồng Kông. Le Figaro cho biết « Hồng Kông : Hàng ngàn người biểu t́nh thách thức Bắc Kinh », La Croix báo động « Người Hồng Kông đưa ra lời kêu cứu SOS với toàn thế giới ». Libération mô tả « Người Hồng Kông nắm lấy cơ hội cuối cùng để bảo vệ tự do », c̣n Les Echos nhận xét « Tại Hồng Kông, hành động thô bạo của Bắc Kinh lại thổi bùng cơn giận dữ của đường phố ».

    Cơ hội cuối cùng để chiến đấu cho tự do

    La Croix cho rằng, khi hàng ngàn người biểu t́nh hôm Chủ nhật 24/05/2020 chống lại luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt, người dân Hồng Kông muốn gởi đi cùng lúc hai thông điệp : « Sẽ chiến đấu đến cùng » và « Chúng tôi cần có sự ủng hộ của mọi người ».

    « Hồng Kông độc lập », « Hăy chiến đấu cho tự do », « Quang phục Hồng Kông », « Các vị không thể giết hết tất cả chúng tôi, người Hồng Kông sẽ không bao giờ bỏ cuộc »…đó là những khẩu hiệu được các báo Pháp ghi nhận. Trong đám đông có cả trẻ em, những cặp vợ chồng trẻ và người cao niên, họ bày tỏ sự phẫn nộ trước đạo luật được coi là cây đinh mới đóng vào cỗ quan tài Hồng Kông, ngày càng ít tự do hơn.

    Một nữ sinh viên nói với Libération : « Trung Quốc bắt các khuôn mặt dân chủ để gây tác động đến chúng tôi, nhưng họ không chịu hiểu rằng phong trào không có người cầm đầu và giới trẻ căm ghét chế độ Bắc Kinh ». Một người khác nói thêm : « Chúng tôi không làm ǵ được trước chế độ cộng sản, nhưng ít nhất cũng phải nắm lấy cơ hội cuối cùng này để bảo vệ quyền tự do biểu lộ ư kiến trên đường phố ».

    Đọc thêm: Hồng Kông và những « ông già đi chiến đấu »
    Le Figaro dẫn lời của lănh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong : « Đây là khởi đầu của hồi kết. Chúng tôi không c̣n bao nhiêu thời gian, thế nên chúng tôi có mặt ở đây dù đang trong mùa dịch ». Trả lời La Croix, Hoàng Chi Phong cho rằng luật an ninh quốc gia là sự trả thù của Bắc Kinh đối với phong trào dân chủ Hồng Kông, và anh là đích nhắm đầu tiên. « Cách đây vài ngày, kênh truyền h́nh nhà nước CCTV trực tiếp cáo buộc tôi là người tổ chức biểu t́nh, cho dù tất cả mọi người đều biết rằng phong trào phản kháng không có lănh đạo. Hồng Kông sẽ không ngă xuống mà không chiến đấu ».

    Công an, thẩm phán từ Hoa lục : Bản án tử cho Hồng Kông

    Libération nhận thấy số người biểu t́nh ít hơn nhiều so với trước đại dịch, họ bị nhấn ch́m trong hơi cay. Một ngày trước đó, cảnh sát đă lục soát hệ thống métro và các tuyến đường giao thông chiến lược dẫn đến đảo Hồng Kông và Đồng La Loan (Causeway Bay), bị nghi là điểm tập trung của người biểu t́nh. Việc tập họp từ 8 người trở lên bị cấm do con virus từ Vũ Hán, thế nên Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền không kêu gọi xuống đường.

    Chỉ những người kiên quyết nhất mới đi biểu t́nh, với chiếc khẩu trang mong manh. Đối diện với họ là cảnh sát trang bị nón sắt, mặt nạ chống hơi độc. Hơi cay, ṿi rồng tung ra trấn áp. Bài hát cách mạng vang lên, nhưng tương quan lực lượng quá chênh lệch. Đến 16 giờ 30, cảnh sát đă câu lưu 120 người và đến tối, c̣n lùng soát những điểm kháng cự cuối cùng.

    Đọc thêm: Hồng Kông hiện đại chiến đấu bằng vũ khí thời Trung Cổ
    Đối với luật sư Lương Doăn Tín (Wilson Leung), từ một năm qua nhận biện hộ cho những nạn nhân bạo lực cảnh sát, « đó là hồi kết của sự khác biệt giữa Hoa lục và Hồng Kông. Trung Quốc muốn kư bản án tử cho thành phố chúng tôi ». Luật an ninh sẽ giúp công an Trung Quốc được điều tra ở Hồng Kông đồng thời lập ra các ṭa án đặc biệt với các thẩm phán từ Hoa lục. Bà Vương Tùng Liên (Maya Wang), phụ trách về Trung Quốc của Human Rights Watch tố cáo « Bắc Kinh lại vi phạm nhân quyền, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ là toàn thế giới ».

    Cộng đồng quốc tế có cứu được Hồng Kông ?

    Trước cỗ máy đàn áp của Trung Quốc, người Hồng Kông hiểu rằng chỉ có cộng đồng quốc tế mới cứu được họ, dù không mấy ảo tưởng. Nhật báo đối lập Apple Daily đăng trọn một trang lời kêu cứu với tổng thống Mỹ Donald Trump « Hăy đến cứu chúng tôi ! ». Ông chủ báo huyền thoại Lê Trí Anh (Jimmy Lai), 73 tuổi, người Công giáo và là nhà đấu tranh dân chủ từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, hôm 22/05 c̣n mở một tài khoản Twitter « để tố cáo và huy động chống lại sự đàn áp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tôi chiến đấu đến cùng và sẽ không bao giờ rời Hồng Kông ».

    Cộng đồng quốc tế đang bận rộn đối phó với đại dịch virus corona, nên phản ứng c̣n yếu ớt. Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten dù vậy cũng thành công trong việc tung ra lời kêu gọi thế giới ủng hộ : « Trung Quốc đă phản bội người Hồng Kông, và phương Tây cần phải ngưng cúi đầu trước Bắc Kinh ». Trên 200 chính khách từ 23 quốc gia gồm dân biểu, thượng nghị sĩ, cựu bộ trưởng…(nhưng không có người Pháp nào) đă kư vào lời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng hiệp ước Anh-Trung năm 1984.

    Hoa Kỳ đe dọa xét lại ưu đăi thương mại dành cho đặc khu Hồng Kông, c̣n Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo rất ngoại giao cho biết « quan tâm đến diễn tiến t́nh h́nh ở Hồng Kông ». Anh quốc khá im lặng, dù có lời đồn là thủ tướng Boris Johnson có thể cho một số người Hồng Kông tị nạn. Một bài xă luận của tờ Times thẳng thắn kêu gọi « Hăy cho người Hồng Kông quyền định cư và làm việc tại Anh quốc ».

    Trước các cuộc biểu t́nh mới, hôm Chủ nhật ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ nhanh chóng áp dụng luật an ninh quốc gia. Về mặt kinh tế, loan báo của Bắc Kinh khiến các nhà đầu tư lo lắng cho tương lai Hồng Kông : Les Echos ghi nhận thị trường chứng khoán Hồng Kông đă sụt mất 5,6%.

    Tập Cận B́nh trong ngơ cụt

    Trong bài xă luận mang tựa đề « Hồng Kông, nạn nhân của cuộc đối đầu Mỹ-Trung », Le Monde nhận định Bắc Kinh muốn siết chặt Hồng Kông bất chấp quy tắc « Một đất nước, hai chế độ ». Thái độ quyết liệt của tổng thống Mỹ Donald Trump đă không khiến Trung Quốc trở nên ôn ḥa.

    Chế độ « nhất quốc, lưỡng chế » có từ năm 1997 đang sống những giờ phút cuối cùng. Quốc Hội Trung Quốc ngày thứ Năm 28/05 tới sẽ thông qua một dự luật « an ninh quốc gia » áp đặt cho Hồng Kông. Điều khoản 23 của Hiến Pháp Hồng Kông dự kiến cấm mọi hành động phản quốc, ly khai, nổi dậy chống Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ được áp dụng do người Hồng Kông chống đối kịch liệt.

    Một năm sau những cuộc biểu t́nh khổng lồ chống dự luật dẫn độ, sáu tháng sau cuộc bầu cử ngập trong đợt thủy triều dân chủ, các nhà lănh đạo Trung Quốc quyết định bất chấp tất cả, áp đặt cho Hồng Kông một luật mà người dân quyết liệt chống. Thông điệp rất đơn giản : Hồng Kông là Trung Quốc.

    Tập Cận B́nh chứng tỏ ông ta đang trong ngơ cụt. Từ một năm qua, các nhà lănh đạo Trung Quốc đă liên tiếp phạm những sai lầm về Hồng Kông, biến một phong trào từ một nguyên nhân nhỏ ban đầu trở thành một cuộc nổi dậy chống chế độ cộng sản. Hàng ngàn thanh niên bị câu lưu, một số bị tống giam, và tuổi trẻ Hồng Kông không c̣n ǵ để mất. Họ không biểu t́nh để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà để chống một tương lai tồi tệ. Áp đặt luật an ninh quốc gia tất nhiên sẽ không mang lại sự yên b́nh.

    Hồng Kông cho thấy phương Tây khó thể ḥa hợp với chế độ Bắc Kinh

    Liệu Bắc Kinh c̣n có thể đi xa đến đâu nữa ? Chế độ lại trở nên cứng rắn với chính sách quy chụp mọi hành động phản kháng là « nổi dậy », coi việc đối thoại là chứng tỏ sự yếu kém. Về phía phương Tây có vẻ không t́m thấy giải pháp.

    Theo Le Monde, khi liên tục khiêu khích Trung Quốc trên đủ mọi lănh vực trong những tháng gần đây, Washington đă gây phản tác dụng. Nhà Trắng càng tỏ vẻ bênh vực dân chủ Hồng Kông, th́ người dân Hoa lục càng ủng hộ chính quyền Bắc Kinh. Hành động cứng rắn mới của Bắc Kinh vừa là lời đáp của quyền lực Trung Quốc - đă trở thành dân tộc chủ nghĩa - vừa nhằm mang lại yên tĩnh ở Hồng Kông.

    Hôm thứ Sáu 22/05, ông Josep Borrell, cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu đă nhắc lại « sự gắn bó » của Liên Hiệp với nguyên tắc « Một đất nước, hai chế độ » đă giúp Hồng Kông có được quyền tự trị rộng răi. Ông nhấn mạnh « tầm quan trọng của việc duy tŕ tranh luận dân chủ » và tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên châu Âu khó có khả năng khuyên giải Bắc Kinh.

    Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc ngày 01/07/1997, thế giới tương đối lạc quan, tin rằng Trung Quốc và phương Tây sẽ tiến gần với nhau, và Hồng Kông sẽ là một trong những phương tiện cho mục tiêu này. Tiếc thay, một phần tư thế kỷ sau, sự thể diễn ra ngược lại. Hồng Kông đă trở thành biểu tượng cho thấy khó thể chung sống ḥa b́nh giữa hai hệ thống ngày càng trái ngược.

    Mỹ siết quy định để ngăn các công ty Trung Quốc lên sàn chứng khoán

    Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lănh vực kinh tế, Les Echos nêu ra việc Bắc Kinh từ bỏ mọi mục tiêu tăng trưởng để tập trung chống thất nghiệp. Bên cạnh đó là việc Mỹ muốn dựng thêm hàng rào ngăn chận các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Wall Street.

    Những công ty từ Hoa lục không c̣n được hoan nghênh. Sau vụ bê bối Luckin Coffee, Nasdaq và Thượng Viện Mỹ muốn áp đặt các quy định mới chặt chẽ hơn. Luckin Coffee - công ty Trung Quốc cạnh tranh trực tiếp với Starbucks, từng huy động được 500 triệu đô la hồi tháng 5/2019 - vừa thú nhận rằng đă thổi phồng doanh số bán, và cổ phiếu công ty này bèn sụt giá 90%. Nasdaq lần đầu tiên đă quyết định những công ty Trung Quốc phải huy động được tối thiểu 25 triệu đô la khi niêm yết, và trong nhóm phải có người kiểm soát tính minh bạch.

    Về phía Thượng Viện Hoa Kỳ, thứ Tư tuần trước đă thông qua một luật buộc các công ty Trung Quốc phải cam kết là không bị một chính phủ nước ngoài kiểm soát. Luật này nếu được Hạ Viện đồng ư, sẽ giúp cơ quan kiểm soát chứng khoán Mỹ từ chối cho niêm yết những công ty nào chưa được PCAOB (cơ quan giám sát kiểm toán) kiểm tra. Ngay sau đó các tập đoàn lớn Trung Quốc như Alibaba, Baidu, JD.com đă từ bỏ ư định lên sàn.

    Quỹ đầu tư - rủi ro Muddy Waters, từng vạch trần mánh khóe « làm đẹp » báo cáo tài chính của các công ty Trung Quốc China MediaExpress, Rino International, Sino-Forest…cho rằng cần phải bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ Mỹ. Theo ông Carson Block, người sáng lập quỹ này : « Một khi Trung Quốc vẫn là Nhà nước du côn so với các quy định của thị trường chứng khoán Mỹ, th́ các công ty từ Hoa lục không thể huy động vốn từ thị trường Hoa Kỳ ».

  4. #354
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trị Tàu
    Đỗ Ngà•Thứ Ba, 26/05/2020 • 38 Lượt Xem
    Kế hoạch của ĐCSTQ rất thiên biến vạn hóa, và tất cả mọi cách tiếp cận của họ luôn ẩn chứa mưu đồ chính trị, có điều là họ giấu giếm hay lộ liễu mà thôi. Với Mỹ và Phương Tây th́ họ giấu giếm kín kẽ trong các vỏ bọc doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học; với những xứ tham nhũng th́ lộ liễu th́ đặt thẳng vấn đề qua tiếp xúc giữa 2 bộ máy chính trị với đồng tiền làm mồi nhử.



    Với sức mạnh kinh tế chỉ sau Mỹ và EU, và với dân số trên 1,4 tỷ dân, ĐCSTQ ảo tưởng rằng họ là nền kinh tế mạnh. Thực ra mà nói, nền kinh tế Trung Quốc lớn chứ không mạnh, bởi v́ nói cho cùng, đă từ lâu nên kinh tế này chỉ chạy theo số lượng và bỏ quên yếu tố chất lượng, chạy theo con đường gian xảo bỏ quên con đường tử tế. Và cho đến hôm nay, sau khi phát triển thần tốc th́ nền kinh tế này đă đến hồi khó khăn. Đó là nền kinh tế không bền vững.

    Như ta biết, hầu hết các hàng “Made in China” có chất lượng xưa nay hầu hết là “Made in China” của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, khoảng chừng một thập kỷ gần đây, sản phẩm “Made in China” của Trung Quốc cũng đă nổi lên như những sản phẩm có chất lượng chấp nhận được như Huawei, OPPO, Xaomi vv.. Nếu nh́n vào sự nổi lên của loại sản phẩm “Made in China” này, chúng ta có thể nghĩ rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển dần từ lượng sang chất, điều này cũng tựa như sản phẩm Hàn Quốc trước đây. Thế nhưng nếu nh́n sâu hơn về bản chất, th́ Hàn và Trung không giống nhau. V́ sao?


    Thực ra những Chaebol hàn Quốc như Hyundai, Sam Sung, LG khi đi ra thị trường thế giới, họ đă gia nhập cuộc chơi toàn cầu thuần là cạnh tranh về kinh tế, và họ gia nhập cuộc chơi với tư thế của một người tử tế. Thế nhưng, những Huawei, ZTE của Trung Quốc khi ra thế giới, họ đă không chơi như vậy mà họ lại để bàn tay ĐCSTQ thọc vào. Làm CEO của các doanh nghiệp Trung th́ không biết bao nhiêu người trong đó là gián điệp Trung Nam Hải. Chưa hết, những sản phẩm của Trung Quốc cho dù là có tâng tầm chất lượng, th́ nó cũng phảng phất đâu đó nhái thiết kế của kẻ khác. Đây là cách làm ăn rất gian xảo. Người ta đổ núi tiền ra cho thiết kế, c̣n anh th́ ăn cắp nó về xài để giảm chi phí thiết kế và cạnh tranh giá rẻ. Chính v́ vậy, những Hyundai, Samsung, LG xâm nhập vào thị trường Mỹ bao lâu nay không sao, nhưng Huawei và ZTE mới chân ước chân ráo vào th́ bị Mỹ sờ gáy. Và khi Mỹ sờ gáy những doanh nghiệp này th́ cũng có nghĩa Mỹ đang muốn loại bỏ nó.

    Chuyện một chính quyền có quyền lực mạnh nhất thế giới mà đánh doanh nghiệp là chuyện xưa nay hiếm. Nó giống như voi dẫm nát sâu bọ vậy. Nhưng không! Doanh nghiệp Trung Quốc không đơn giản là một tổ chức hoạt động kinh tế đơn thuần. Huawei và ZTE thực ra cây lá là doanh nghiệp, nhưng cái rễ của nó là ĐCSTQ. Lồng trong vỏ bọc những doanh nghiệp, Trung Nam Hải cho thực hiện những mưu đồ chính trị bẩn thỉu nhắm vào các nước giàu. Ngoài những điệp viên đội lốt doanh nhân, đội lốt chuyên gia, th́ ĐCSTQ cũng tung điệp viên đội lốt nhà khoa học để ăn cắp những bí mật quân sự.

    Đấy là cách Trung Quốc đối phó Mỹ và Phương Tây. Như ta biết, những quốc gia này phát triển hơn Trung Quốc, và những quan chức ở các quốc gia này gần như không thể dùng tiền mua chuộc được, th́ Trung Quốc làm vậy. C̣n với những quốc gia nghèo quan chức tham nhũng th́ sao? Trung Quốc chỉ cần dùng ít tiền mua chuộc th́ chúng cúi đầu phục vụ. Tuy nhiên, với những quốc gia tầm khá như Thái Lan và Indonesia th́ Bắc Kinh làm việc này cũng không dễ dàng ǵ v́ những quốc gia này dù sao tiếng nói người dân c̣n có trọng lượng, c̣n như Việt Nam th́ ĐCSTQ có thể đạt mục đích vô cùng dễ dàng.

    > Lịch sử sử dụng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng chính trị của ĐCSTQ

    Dự án “Một vành đai Một con đường” và các thỏa thuận làm ăn với các nước nghèo Châu Phi hay Nam Mỹ cũng theo cách thỏa thuận chính trị kèm theo thủ đoạn hối lộ quan chức như vậy, cách này đến nay vẫn hiệu quả. Vậy th́ qua đây chúng ta thấy ǵ? Đó là kế hoạch của ĐCSTQ rất thiên biến vạn hóa, và tất cả mọi cách tiếp cận của họ luôn ẩn chứa mưu đồ chính trị, có điều là họ giấu giếm hay lộ liễu mà thôi. Với Mỹ và Phương Tây th́ họ giấu giếm kín kẽ trong các vỏ bọc doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học; với những xứ tham nhũng th́ lộ liễu th́ đặt thẳng vấn đề qua tiếp xúc giữa 2 bộ máy chính trị với đồng tiền làm mồi nhử.

    Rơ ràng, chúng ta thấy rằng, cộng sản dưới màu sắc của Đặng Tiểu B́nh là một thứ độc tài biết cách ứng biến. Mỹ tưởng rằng bắt tay làm ăn với Trung Quốc th́ thế nào dân chủ và nhân quyền cũng vào được Đại lục. Nhưng không! Mỹ đă lầm, ĐCSTQ đă biết đổi màu để vô hiệu hóa sức mạnh nhân quyền của Mỹ rất tốt. Tưởng rằng với dân chủ nhân quyền có thể theo chân Internet vào được Đại lục, nhưng không ngờ Trung Quốc đă có cách ứng biến. Trung Nam Hải đă chặn hết các mạng xă hội từ bên ngoài và xây dựng riêng cho Đại lục một hệ sinh thái riêng có sự kiểm soát chặt chẽ. Và từ đó ĐCSTQ cách ly hoàn toàn 1,4 tỷ dân của họ với thế giới tự do.

    Đứng trước con mănh thú vừa xảo quyệt và vừa thông minh như ĐCSTQ, có lẽ đă đến lúc Mỹ phải thay đổi chiến thuật. Nếu mở cửa không thành th́ bây giờ đóng cửa cô lập. Với nền kinh tế chưa đủ sức bền vững của Trung Quốc, thời điểm này Mỹ ra tay là hợp lí, nếu không th́ sẽ muộn. Thông qua đạo luật cấm những công ty không đạt chuẩn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ, đưa các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc, tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc, và lôi kéo Phương Tây cũng tẩy chay hàng Trung Quốc là cách mà Mỹ đang làm. Làm cho kinh tế Trung Quốc suy yếu, làm cho Bắc Kinh ch́m ngập trong khủng hoảng; đồng thời kế bên Đại Lục, dân Hồng Kông thổi bùng ngọn lửa dân chủ. Mong rằng với những bước đi như vậy, ĐCSTQ sẽ khủng hoảng cả kinh tế lẫn chính trị. Chỉ khi nào con ‘quái thú’ này sụp đổ, thế giới mới được b́nh an.

    Đỗ Ngà

    Đăng theo Facebook Đỗ Văn Ngà. Vui ḷng đọc bài gốc tại đây.

  5. #355
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    V́ sao Trung Quốc muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông ?


    Cờ của đặc khu hành chính Hồng Kông và quốc kỳ Trung Quốc tại Văn pḥng Đặc khu hành chính Hồng Kông tại Bắc Kinh, ngày 25/05/2020. REUTERS - TINGSHU WANG
    Minh Anh
    Thứ Năm ngày 28/05/2020, Quốc Hội Trung Quốc cho biết sẽ thông qua dự luật nhằm « bảo vệ an ninh quốc gia tại vùng đặc khu hành chính Hồng Kông ». Ư định này của Bắc Kinh đă làm hàng ngàn người dân Hồng Kông phẫn nộ, xuống đường phản đối, bất chấp các biện pháp nghiêm cấm tụ tập để chống dịch Covid-19. Câu hỏi đặt ra : « V́ sao Trung Quốc lại muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông » vào lúc này ?



    Theo giải thích của báo Le Monde trên trang mạng ngày 25/05/2020, đạo luật mà Quốc Hội Trung Quốc sắp thông qua bao gồm 7 điều khoản, trong đó có ba điều quan trọng. Thứ nhất, điều số 2 nêu rơ Trung Quốc « phản đối mạnh mẽ » mọi hành động can thiệp từ các thế lực bên ngoài vào Hồng Kông. Thứ hai là điều số 4, cho phép các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia được thiết lập ở Hồng Kông và mở rộng các hoạt động tại đặc khu. Đây được xem là một trong những « lằn ranh đỏ » cuối cùng cho đến lúc này.

    Sau cùng là điều số 6, điều khoản quan trọng nhất. Theo đó, Bắc Kinh được quyền triển khai các điều luật nhằm bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông và « nhằm dự pḥng, ngăn chận hay trừng phạt mọi hành vi gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia như ly khai, lật đổ chế độ, hay tổ chức hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố cũng như là các hoạt động của các thế lực nước ngoài và tiến hành từ bên ngoài nhằm can thiệp vào chuyện nội bộ của Hồng Kông ».

    Theo Le Monde, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh muốn thông qua đạo luật này. Từ năm 2003, chính quyền trung ương Trung Quốc t́m mọi cách muốn Hồng Kông thông qua và thực thi điều luật số 23 trong Luật Cơ Bản - một dạng Hiến Pháp của Hồng Kông - nghiêm cấm « mọi hành động phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ », nhưng ư định của Trung Quốc bất thành v́ luôn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồng Kông.

    Đỉnh điểm là các cuộc biểu t́nh phản đối có quy mô lớn chưa từng có trong hai ngày 9 và 16/06/20219 đă gây bất ngờ cho Bắc Kinh. Làn sóng bất b́nh kéo dài cho đến khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 mới được tạm ngưng do các biện pháp phong tỏa.

    Theo Bắc Kinh, chính sự bất ổn kéo dài tại Hồng Kông từ mùa hè năm 2019 - chứ không phải là những cuộc trấn áp, đă gây thiệt hại cho nền kinh tế đặc khu. Chính quyền Trung Quốc tỏ ra kín tiếng trước thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 11/2019 và cảm thấy bất an trước việc phe đối lập thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây. Chủ Nhật 24/5, ngoại trưởng Vương Nghị nhắc lại rằng « không can thiệp là một nguyên tắc cơ bản trong các mối quan hệ quốc tế ».

    Tuy nhiên, với nhà nghiên cứu Nadege Rolland, thuộc National Bureau of Asian Research (NBR), các sự kiện ở Hồng Kông và những phản ứng của Bắc Kinh cho thấy rơ sự khác biệt trong quan niệm giữa phương Tây và Trung Quốc về quyền lực và đối lập : « Phương Tây nghĩ rằng khuyến khích dân chủ tự do có thể góp phần kiến tạo ḥa b́nh và thịnh vượng, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc quy cho việc quảng bá trên thế giới cái gọi là "những giá trị phổ quát" là nguồn cội của mọi xung đột và bất ổn trên thế giới ».

    V́ thế, ông Vương Nghị khẳng định hôm Chủ Nhật 24/05 : « Trung Quốc và Hoa Kỳ có hai hệ thống xă hội khác nhau và đó là kết quả lựa chọn khác nhau của mỗi dân tộc và chúng phải được tôn trọng ».

    Trước những chỉ trích của phương Tây cho rằng Bắc Kinh đă không tôn trọng tuyên bố chung Anh Quốc - Trung Quốc năm 1984 theo đó Bắc Kinh cam kết để Hồng Kông được hưởng một « mức độ tự trị cao » trong ṿng 50 năm, bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần trong quá khứ xem văn bản này như là « một tài liệu lịch sử không c̣n có giá trị thực tế nữa ».

  6. #356
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Ác mộng thất nghiệp tại Trung Quốc: Điều tồi tệ nhất vẫn chưa tới
    Lê Vy•Thứ Ba, 26/05/2020 • 1.2k Lượt Xem
    290 triệu lao động nhập cư Trung Quốc đă bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Viêm phổi Vũ Hán, nhưng hầu hết không thể tiếp cận hỗ trợ thất nghiệp. COVID-19 đang tác động sâu sắc đến việc làm ở Trung Quốc hơn nhiều so với dịch SARS hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


    (Ảnh: Shutterstock)
    Đầu tháng 1, khi căn bệnh “viêm phổi lạ” bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc, cô Zou Lan – một lao động nhập cư 41 tuổi đă làm việc ở Nam Kinh hơn 10 năm – đă bị cảm.

    Mặc dù khi đó các nhà chức trách vẫn chưa công bố mối đe dọa chưa từng có mà virus corona có thể gây ra, chủ của cô đă đề nghị cô về nhà nghỉ. Kể từ đó đến nay, cô vẫn chưa thể trở lại làm việc.

    Không c̣n tiền trong khi phải chăm sóc 3 người con, bà mẹ đơn thân này đă cố gắng t́m việc làm trong 4 tháng qua. Sau nhiều lần xin việc thất bại, cô ngày càng trở nên tuyệt vọng.

    “Chủ cũ của tôi đối xử tốt với tôi. Hồi tháng 1, bà ấy gọi điện nói tôi chờ bà ấy gọi điện, rằng họ muốn tôi quay trở lại làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát. Tôi đă chờ đợi hàng tháng trời và đang trở nên tuyệt vọng,” cô Zou nói.

    Không được hỗ trợ thất nghiệp từ nhà nước
    Giống như hầu hết trong số 290 triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc, t́nh trạng thất nghiệp của cô Zou Lan không được ghi nhận trong thống kê thất nghiệp chính thức của Trung Quốc và cô đă bị loại khỏi diện được hỗ trợ của nhà nước.

    Theo các con số chính thức được công bố, so với tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 14,7% của Mỹ trong tháng 4, th́ tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc chỉ ở mức 6% vào cùng thời điểm.

    Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2,3 triệu người Trung Quốc đă nhận được trợ cấp thất nghiệp vào cuối tháng 3, một phần nhỏ trong số hàng chục triệu người ước tính đă mất việc khi đại dịch phá hủy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.


    T́nh h́nh thất nghiệp của Trung Quốc là một cuộc khủng hoảng tiềm tàng đối với Đảng Cộng sản, không chỉ ở khía cạnh kinh tế, mà c̣n có ẩn chứa hàng loạt rủi ro về ổn định xă hội.

    Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC), cuộc họp quốc hội thường niên bắt đầu tại Bắc Kinh vào cuối tuần trước, lần đầu tiên các quan chức đă bỏ qua các chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và việc làm được nhắc lại là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

    Nhưng mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho người dân, t́nh h́nh thực tế về nạn thất nghiệp của Trung Quốc dường như bị che mờ. Nghiên cứu từ công ty chứng khoán Zhongtai có trụ sở tại Sơn Đông vào cuối tháng 4 đă đưa tỷ lệ thất nghiệp thực tế lên mức 20,5%, tương đương khoảng 70 triệu người mất việc.

    Theo Li Tao, người sáng lập Công ty phát triển công tác xă hội Bắc Kinh, một tổ chức phi chính phủ giúp người lao động nhập cư, tác động của dịch COVID-19 đối với vấn đề việc làm ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch SARS năm 2002 – 2003 trước đây, hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

    “Dịch SARS không biến thành đại dịch toàn cầu, và cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tác động vào các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng ít ảnh hưởng tới ngành dịch vụ. Tuy nhiên, COVID-19 tác động nghiêm trọng tới nguồn cung toàn cầu và ngành dịch vụ”, ông Li nói.



    > Căng thẳng thương mại, dịch bệnh, thất nghiệp: Kinh tế TQ khó phục hồi

    Tiền lương bị cắt giảm
    Trong làn sóng thất nghiệp mới nhất, người lao động nhập cư Trung Quốc không chỉ phải đối mặt với t́nh trạng mất việc làm, mà tiền lương của họ cũng bị cắt giảm sâu. Gần 80% trong số họ đă trở lại làm việc từ tháng Tư, mặc dù hầu hết đều bị giảm lương, theo cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ của ông Li hồi tháng trước.

    Kinh tế trong nước phục hồi có thể khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu và tạo ra nhiều việc làm hơn trong những tháng tới, đặc biệt là công việc tạm thời trong ngành trang trí và dịch vụ, ông Li nói.

    “Tuy vậy, vẫn c̣n quá sớm để nói về bức tranh đầy đủ của các tác động. Hầu hết các nhà máy vẫn đang làm việc theo đơn đặt hàng trước đại dịch.”

    Wang Guang, 39 tuổi, là một trong những người may mắn khi vẫn giữ được công việc tại một nhà máy điện tử ở Chu Hải. Tuy nhiên, mức lương của anh đă bị cắt khoảng 40% từ trên 4.000 tệ (561 USD) xuống dưới mức 3.000 tệ, mặc dù đă làm cho công ty trên 10 năm.

    Nhà máy nơi anh Wang làm việc đă đ́nh chỉ một phần hoạt động sản xuất vào năm ngoái sau khi chấm dứt hợp đồng kinh doanh với một công ty viễn thông lớn của Trung Quốc.

    Việc sản xuất bị chậm lại do thiếu đơn đặt hàng đồng nghĩa với việc các công nhân bị giảm giờ làm, trong đó có anh Wang, người thường gửi 2.000 tệ mỗi tháng về quê cho vợ và hai đứa con ở một ngôi làng nhỏ tại miền trung Trung Quốc.

    “Chúng tôi hiện đang thực hiện các đơn hàng đặt trước đại dịch, tôi không biết điều ǵ sẽ xảy ra khi chúng tôi hoàn thành các đơn này,” anh Wang nói.

    Vào tháng 2, khi Trung Quốc đang là vùng dịch lớn nhất thế giới, Wang và các đồng nghiệp được yêu cầu đi lau sàn nhà máy v́ có quá ít việc để làm.

    Việc cắt giảm lương đă khiến nhiều người trẻ tuổi rời đi, và bộ phận của anh từ 200 người giờ giảm xuống chỉ c̣n vài chục người, hầu hết những người ở lại trong độ tuổi 50.

    Luật lao động Trung Quốc quy định rằng bất kỳ công việc nào được thực hiện sau giới hạn 8 giờ làm việc phải được trả bằng 1,5 lần mức lương làm việc thông thường, và số giờ làm thêm vào cuối tuần phải được trả gấp đôi.

    Trong khi những người khác đă rời đi để t́m các nhà máy có nhiều giờ làm thêm, anh Wang quyết định ở lại v́ cho rằng t́m kiếm một công việc mới chỉ “lăng phí thời gian,” khi hầu hết các công ty đều thu hẹp quy mô.

    > Trung Quốc: Khủng hoảng thất nghiệp trầm trọng và nguy cơ bất ổn xă hội

    Trước đây, những người lao động nhập cư trẻ tuổi có thể nhảy việc từ nhà máy sang ngành dịch vụ vốn đang phát triển nhanh chóng. Nhưng hiện tại, các công việc trong ngành dịch vụ cũng đang cạn dần.

    Một cuộc khảo sát đầu tháng Tư với 5.451 nhà hàng do Hiệp hội Khách sạn Trung Quốc thực hiện cho thấy khoảng 80% đă mở cửa trở lại, nhưng doanh thu trung b́nh chưa bằng 1/5 so với một năm trước đó, buộc họ phải sa thải nhân viên hơn là tuyển mới.

    Lao động nhập cư từng là động lực trong sự bùng nổ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và quá tŕnh đô thị hóa nhanh chóng kể từ những năm 1980. Các khoản tiền từ các thành phố chuyển về khu nông thôn giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, và giúp nhiều người thoát nghèo.

    “Khi dịch bệnh xảy ra, một số lao động nhập cư sẽ trở về quê nhà để giảm chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, miễn là có cơ hội ở thành phố, 80% trong số họ sẽ trở lại v́ không có công việc cho họ ở nông thôn”, ông Li cho biết.

    Lê Vy (theo SCMP)

  7. #357
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    'Kế hoạch Ngh́n Nhân tài’ của Trung Quốc bị sờ gáy


  8. #358
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Sợ hăi gia tăng khi có báo hiệu rằng Trung Quốc sẽ thành lập cơ quan an ninh ở Hồng Kông
    B́nh luậnQuang Minh • 06:26, 27/05/20• 115 lượt xem


    Cảnh sát chống bạo động đang ngăn chặn một nhóm người biểu t́nh ủng hộ dân chủ đang di chuyển theo lộ tŕnh của họ, từ phía ngoài Đồn Cảnh sát Miền tây đến Văn pḥng liên lạc chính phủ Trung Quốc tại Hồng Kông vào ngày 22/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)

    Cơ quan t́nh báo của chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ chính thức được hoạt động tại Hồng Kông, theo một dự luật mới có thể sẽ được thông qua. Theo các nhà đánh giá, dự luật mới này được cho là sự chấm dứt của quyền tự trị tại thành phố Hồng Kông.

    Đạo luật an ninh quốc gia là một dự luật mới được Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC - cơ quan lập pháp của ĐCSTQ) đưa ra vào ngày 22/5/2020. Dự luật này, nhắm đến những đối tượng mà ĐCSTQ xem là [có mục đích] ly khai, lật đổ hoặc có ảnh hưởng nước ngoài, đă làm gia tăng sự sợ hăi của người dân cho tương lai của ḥn đảo này, vốn đang được hưởng sự tự do chính trị ở mức độ cao và là điều không hề có ở Trung Quốc đại lục.

    Ngày 22/5, ông Vương Thần (Wang Chen), Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ của NPC, đă nói rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ cho các hành động thách thức quyền lực của ĐCSTQ, bao gồm thúc đẩy bầu cử dân chủ, các hoạt động lập pháp từ các quốc gia bên ngoài, và các nhóm ân xá đang ủng hộ tiếng nói của những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ.

    Theo kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xă, dựa trên dự thảo luật, “các cơ quan an ninh quốc gia liên quan từ trung ương sẽ lập các trụ sở ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông nếu cần thiết”.

    C


    ảnh sát chống bạo động đứng gần một nhóm người biểu t́nh ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào ngày 22/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)
    Ông Kennedy Wong, đại biểu của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (cơ quan cố vấn chính trị tối cao của Bắc Kinh), cho biết đạo luật có thể trao quyền cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc để thành lập các trụ sở ở Hồng Kông. Ngoài ra, ông đă nói với tờ báo truyền thông nhà nước Global Times, rằng để thu thập thông tin t́nh báo, cơ quan này dự kiến sẽ có “quyền thực thi pháp luật trực tiếp tại Hồng Kông ở một mức độ nhất định”.

    Ông Wong cho biết Hồng Kông hiện chưa thành lập bất ḱ một bộ phận chuyên trách thu thập thông tin t́nh báo nào từ những năm 1900. Ông nói thêm rằng: “Do các vấn đề an ninh quốc gia đ̣i hỏi tŕnh độ cao, cảnh sát Hồng Kông thông thường và các cơ quan chính phủ có thể sẽ thiếu những kỹ năng điều tra đặc thù”. Ông c̣n cho biết bản dự thảo luật sắp được hoàn thiện và sẽ nêu rơ các điều luật cụ thể, chẳng hạn như các điều khoản giam giữ và mức xử phạt tài chính cho các trường hợp cụ thể.

    ‘Hồi chuông báo tử’
    Dự luật được đề xuất đă tạo nên những làn sóng chấn động khắp Hồng Kông và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, Úc, Canada, Anh và Đài Loan.

    Vào ngày 22/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă kêu gọi Bắc Kinh hăy “xem xét lại đề xuất mang tính thảm họa của họ”, và gọi động thái này là một “hồi chuông báo tử” cho nền chính trị của Hồng Kông và sự tự do của công dân, vốn đă và sẽ được đảm bảo dưới h́nh thức “một quốc gia, hai chế độ” cho đến hết năm 2047.

    Các nhà lập pháp địa phương ủng hộ dân chủ, những người gần đây đă đụng độ với phe thân Bắc Kinh v́ lo ngại rằng sự kiểm soát của Bắc Kinh đang được mở rộng, cho rằng dự luật này là một bước đệm cho sự đàn áp đang leo thang.

    Vào ngày 22/5, ông Alvin Yeung, nhà lập pháp Hồng Kông và là lănh đạo Đảng Dân sự, viết trên Twitter rằng: “Với Đạo luật An ninh Quốc gia mới được đề xuất bởi Bắc Kinh, chúng ta sẽ sớm có Gestapo Trung Quốc. Đàn áp chính trị sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”. Vào cùng ngày, Ông Dennis Kwok, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, trong một sự kiện trực tuyến được viện pháp lư The Heritage Foundation (có trụ sở tại Washington) tổ chức, đă nói: “Cơn ác mộng tồi tệ nhất đang xảy ra [ngay] trước mắt chúng ta”.


    Chính trị gia phe dân chủ, ông Lam Cheuk-ting bị nhân viên an ninh trục xuất sau khi ném những mẩu giấy xé từ tài liệu quy tắc của Hội đồng lập pháp Hồng Kông, trong một cuộc xô xát giữa những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và ủng hộ Bắc Kinh tại buổi bỏ phiếu ghế chủ tịch tại trụ sở Hội đồng lập pháp Hồng Kông vào ngày 18/5/2020. (Anthony Wallace/AFP qua Getty Images)
    Ông Kwok nói: “Kế hoạch của Bắc Kinh đă tạo nên cảm giác tràn ngập sự tức giận và tuyệt vọng cho các cư dân Hồng Kông, những người vẫn c̣n đang quay cuồng từ những cuộc biểu t́nh chống lại dự luật dẫn độ vào năm ngoái”.

    Ông nói thêm: “Cứ như thể họ (Bắc Kinh) chưa học được điều ǵ”.

    Sự phẫn nộ v́ dự luật mới đă khiến rất nhiều thành viên của Đảng Dân chủ tham gia biểu t́nh trước Văn pḥng Liên lạc chính phủ ở Hồng Kông.

    Theo thống kê vào ngày 21/5, phần mềm vượt tường lửa của Đức, NordVPN, có thể cho phép người dùng vượt qua kiểm duyệt internet, đă có số lượt tải về gấp 120 lần trước đó [tại Hồng Kông].

    Các nhà lập pháp cho rằng ĐCSTQ đang lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán như một “màn chắn” để [tùy ư] thực hiện các hành động của họ, trong thời gian các quốc gia khác đang tập trung ứng phó với dịch bệnh trong nước.


    Các nhà hoạt động dân chủ tuần hành phản đối bộ luật an ninh mới, tại gần Văn pḥng Liên lạc chính phủ ở Hồng Kông, vào ngày 22/5/2020. (Tyrone Siu/Reuters)
    Ông Kwok nói: “Họ đang hành động cứ như thể thế giới không có ai đang nh́n [họ]. Họ nghĩ họ có thể lợi dụng cơ hội này để làm những thứ điên rồ kia”.

    Ông nói thêm rằng ông sẽ không nhắc đến quá khứ của ĐCSTQ, khi họ từng đề xuất những bộ luật khác nhằm bỏ qua hệ thống lập pháp ở Hồng Kông, nhưng hiện giờ họ đă đặt ra tiền lệ [chưa từng có] này.

    Ông Kwok dự đoán rằng vào tuần tới sẽ có nhiều cuộc đụng độ lớn giữa những người biểu t́nh và cảnh sát, khi [những người biểu t́nh] chống lại điều luật mới: “H́nh sự hóa việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc”.

    Ông Martin Lee, một nhà cựu lập pháp và là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, đă ví thái độ ḱm kẹp của ĐCSTQ lên Hồng Kông như một loại virus, và gọi nó là “virus ĐCSTQ”.

    Ông nói: “Virus ĐCSTQ… đă lây lan đến Hồng Kông và nó sẽ giết chết sự tự do của chúng ta”.

    Ông cũng cảnh báo rằng việc đàn áp tự do của ĐCSTQ ở Hồng Kông dường như không có khả năng dừng lại: “Đấy [chính] là đặc tính tự nhiên của virus, lây lan sang [các] nước khác, sang [các] vùng lănh thổ khác.

    Quang Minh

    Theo The Epoch Times

  9. #359
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Làn sóng lên án ĐCSTQ v́ thái độ tráo trở đối với Hồng Kông
    Tuyết Mai•Thứ Tư, 27/05/2020 • 386 Lượt Xem
    Kế hoạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đă khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, chỉ trích động thái nhằm hủy hoại chính sách “một quốc gia, hai chế độ” xưa nay cam kết với Hồng Kông. Nhân biến cố này, cộng đồng mạng người Hoa đă chia sẻ nóng sự kiện lịch sử về cuộc đối thoại giữa cố lănh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu B́nh và nhà tài phiệt Hồng Kông Lư Gia Thành, vấn đề một lần nữa thu hút sự quan tâm.


    Ngày 24/9/1982, ông Đặng Tiểu B́nh đă gặp Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher. Hai bên đă hội đàm về vấn đề Hồng Kông. (Ảnh từ Xinhua).
    Phản đối mạnh mẽ của đông đảo người Hồng Kông
    Vào ngày 22/5, hội nghị Nhân đại (Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc) của ĐCSTQ đă thúc đẩy thảo luận “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, sự kiện đă khiến giới xă hội dân sự và các nhà lập pháp phe dân chủ Hồng Kông phản đối mạnh mẽ. Có 388 nghị sĩ phe dân chủ đă tham gia diễu hành phản đối, họ cùng phát động kư tên yêu cầu Nhân đại Trung Quốc rút ngay dự luật.

    Tuyên bố kư tên cho biết, năm ngoái Chính phủ Hồng Kông đă tùy tiện tung ra “Dự luật Dẫn độ” gây chia rẽ xă hội Hồng Kông, gây t́nh trạng thù địch giữa Chính phủ và người dân. Nhưng những người nắm quyền lực không những không phản tỉnh về trách nhiệm của họ mà c̣n kết tội người Hồng Kông đấu tranh cho tự do là những người phá hoại an ninh trật tự, giờ đây lại tạo ra dư luận và hợp tác với ĐCSTQ để bỏ qua quy tŕnh lập pháp tại Hồng Kông, qua đó trực tiếp đưa ra “Luật Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào Phụ lục III của Luật Cơ bản Hồng Kông, khiến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và nền tự do của Hồng Kông gặp nguy cơ trở thành sáo rỗng.

    Tuyên bố chỉ trích gay gắt rằng việc thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” của chính quyền ĐCSTQ có thể nói là “trắng trợn hủy bỏ cam kết, tin rằng cộng đồng quốc tế sẽ không làm ngơ”. Hội nghị Liên lạc Dân chủ tại Hồng Kông sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh các khu vực và kết nối với đông đảo người dân Hồng Kông để cùng nhau phản đối.

    Chiều ngày 24/5, đông đảo người dân Hồng Kông đă biểu t́nh phản đối. Hơn 10.000 người diễu hành giữa khu vực cửa hàng bách hóa Sogo ở Vịnh Causeway và Sân vận động Southorn ở Wan Chai. Mọi người giương cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” và hô to các khẩu hiệu như “Quang phục Hồng Kông, Cách mạng Thời đại” và “Hồng Kông độc lập, Lối thoát duy nhất”. Đáp lại, một số lượng lớn cảnh sát chống bạo động đă xua đuổi người biểu t́nh và trấn áp bằng hơi cay, huy động cả xe bắn nước và xe bọc thép.

    Hàng ngàn người biểu t́nh phản đối Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông
    Đối thoại giữa Đặng Tiểu B́nh và Lư Gia Thành thu hút quan tâm
    Nhằm tố cáo hành vi tráo trở của ĐCSTQ, cư dân mạng cũng đă tweet đoạn video về cuộc đối thoại giữa ông Đặng Tiểu B́nh với ông Lư Gia Thành, kèm theo lời nhắn: “Trước đây đă cam kết với Hồng Kông rằng nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không thay đổi trong 50 năm, và sau 50 năm cũng không thay đổi, đến nay mới 23 năm đă thay đổi?”



    阿麒🇨🇦
    @Canadaaqi
    共产党的承诺能相信吗?
    当初承诺香港一国两制五十年不 变,五十年后 更不会变,到今年为止二十三年 还不到就变了 ?
    当初同意一九九七年香港回归以 后二十年过渡 期,二〇一七年实现普选,为什 么不兑现承诺 ?
    https://twitter.com/i/status/1264203856860200960
    Embedded video
    1,957
    10:37 AM - May 23, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    1,123 people are talking about this
    Đoạn phim đối thoại của ông Đặng Tiểu B́nh với ông Lư Gia Thành khiến nhiều cư dân mạng bàn luận sôi nổi:

    “Đối với lời hứa của ĐCSTQ, ngay cả một dấu chấm câu cũng không thể tin !!!”

    “Lư Gia Thành biết rằng lời hứa chỉ có thể thực hiện được một nửa, v́ vậy mà chỉ sau 20 năm đă bắt đầu bỏ đi.”

    “Đặng Tiểu B́nh nói rằng sẽ không thay đổi trong 50 năm. Nhưng Tập Cận B́nh nói, dù sao tôi cũng không nói điều đó.”

    “Hăy tin vào ĐCSTQ và chạy vào nhà hỏa táng.”

    “Đại hội Nhân đại của Trung Quốc đă đưa ra dự thảo ‘Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông’, sự cố vi phạm cam kết này đă làm dấy lên quan ngại rộng răi và phản ứng mạnh mẽ ở trong và ngoài nước. Nhiều nhà lập pháp của Hội đồng lập pháp Đài Loan cho rằng không nghi ngờ ǵ việc ĐCSTQ cố ư bỏ qua Hội đồng lập pháp Hồng Kông là vi phạm nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’, cũng là cảnh báo đối với quan hệ hai bờ eo biển. Phủ Tổng thống Đài Loan cũng có tuyên bố: ‘Điều này cũng chứng minh nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ là tuyến pḥng thủ của dân chủ và tự do, qua đó càng khiến chúng tôi quyết tâm bảo vệ quyền tự do, dân chủ và chủ quyền của Đài Loan.’”.

    “Khi họ lên tiếng họ đều thề thốt thành khẩn, nhưng bản năng của họ là dối trá từ đầu đến chân. Không phải là họ không muốn thực hiện, mà là họ hành động theo bản năng”.



    Lên án mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế
    Kể từ năm ngoái khi chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ nổ ra ở Hồng Kông th́ t́nh h́nh ở Hồng Kông đă cho thế giới thấy rơ không thể tin vào cam kết của ĐCSTQ. Nếu “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được Nhân đại của ĐCSTQ thông qua th́ không khác ǵ việc thực thi “một quốc gia, một chế độ” đối với Hồng Kông, và Hồng Kông sẽ mất tự do dân chủ và chế độ pháp trị.

    Cộng đồng quốc tế cũng lên án mạnh mẽ “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Các quan chức từ Mỹ, Anh và Liên minh Châu Âu cũng đă đưa ra các tuyên bố về t́nh h́nh ở Hồng Kông. Tổng thống Mỹ Trump đă cảnh báo ĐCSTQ rằng Mỹ sẽ “phản ứng mạnh mẽ” nếu vấn đề này được thực hiện.

    Phe dân chủ Hồng Kông lên tiếng phản đối “Luật An ninh Quốc gia”
    Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kêu gọi ĐCSTQ rút lại đề nghị “thảm họa” này, ông lên án Luật An ninh Quốc gia là “hồi chuông báo tử” cho “quyền tự trị cao độ” của Hồng Kông. Ông Pompeo nói rằng bất kỳ quyết định nào vi phạm quyền tự trị và tự do của Hồng Kông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của Mỹ về “một quốc gia, hai chế độ”.

    Ngày 22/5 cố vấn kinh tế Kevin Hassett của Nhà Trắng cho biết, việc Bắc Kinh thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” kiểu cưỡng chế sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc, và tất cả những điều này là do hành vi khủng khiếp của chính ĐCSTQ. Ông nói rằng Mỹ đang nghiên cứu h́nh phạt kinh tế đối với ĐCSTQ đặc biệt kín kẽ, không để ĐCSTQ lách qua.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien đă nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng, nếu ĐCSTQ thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” th́ Mỹ có thể hủy bỏ tư cách khu vực thương mại tự do ở Hồng Kông. Ông cũng đồng ư rằng Hồng Kông hiện đang bị buộc phải phát triển theo hướng “một quốc gia, một chế độ”.

    Ông O’Brien nói: “Năm 1997 ĐCSTQ đă hứa với Vương quốc Anh rằng, sau khi trả Hồng Kông về th́ (một quốc gia, hai chế độ) không thay đổi trong 50 năm, người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục tận hưởng lối sống của hệ thống tư bản, hưởng chế độ pháp trị và tự do ngôn luận, tôn giáo, tự do biểu t́nh, và tất cả những lợi ích mà nền dân chủ mang lại. Thật không may là mới chỉ qua 27 năm kể từ khi cam kết, ĐCSTQ đă cho rằng Hồng Kông có quá nhiều tự do, vậy là họ quyết định tước đoạt lối sống theo hệ thống tư bản của người Hồng Kông.”

    Ông nhắc lại: “Mỹ sẽ đáp trả nếu ĐCSTQ sử dụng ‘Luật An ninh Quốc gia’ mới để thực hiện các hành động cứng rắn đối với người dân Hồng Kông”.

    Ngoài ra, 198 chính trị gia từ 23 quốc gia đă cùng nhau kư một cảnh báo chỉ ra rằng, luật an ninh mới được ĐCSTQ thúc đẩy đối với Hồng Kông là một cuộc tấn công toàn diện vào nền tự do của Hồng Kông, đó là hành vi không thể chấp nhận được.

    Tuyết Mai

  10. #360
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Nhà làm phim Nick Holdsworth: “Thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc”
    Minh Nhật•Thứ Ba, 26/05/2020 • 573 Lượt Xem
    Ngày 21/5 vừa qua, trên chuyên trang phê b́nh phim tài liệu Modern Times, nhà báo, tác giả, nhà làm phim, chuyên gia truyền h́nh Nick Holdsworth đă đăng tải đánh giá của ḿnh về bộ phim tài liệu “Finding Courage” (Tạm dịch: Đi t́m dũng khí), bộ phim mang đến cho ông một “thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc”. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết, bản gốc xem tại đây.

    Nhà làm phim Nick Holdsworth: "Thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc"

    *

    Một cuộc vận động trong khổ đau
    để t́m kiếm sự thật
    Thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc trong cuộc đàn áp phong trào thiền định Pháp Luân Công.

    Đây là một bộ phim không dễ xem. Đây là câu chuyện về một cuộc vận động khổ đau của nhà báo Trung Quốc Yifei Wang nhằm vén màn sự thật đằng sau vụ việc em gái của cô bị giết hại dă man trong một nhà tù Trung Quốc 20 năm về trước, trong khi đang bị giam giữ v́ kháng nghị cho Pháp Luân Công, một phong trào thiền định bị đàn áp ở Trung Quốc. Tuy nhiên bộ phim tâm huyết của đạo diễn Kay Rubacek này rất đáng xem cho bất cứ ai quan tâm tới vấn đề nhân quyền quốc tế, với những đoạn phim bí mật có một không hai, ghi lại cảnh bên trong một văn pḥng của giám đốc nhà tù, nơi em gái của Yifei là Kefei Wang đă qua đời.

    Nhà làm phim Nick Holdsworth: "Thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc"


    Cô Keifei Wang.
    “Đi t́m dũng khí” là một tựa đề thích hợp với các t́nh tiết lớp lang của bộ phim tài liệu này.


    Nó cho thấy dũng khí mà Yifei, một người Hoa lưu vong sống tại San Francisco, t́m kiếm để công khai câu chuyện của gia đ́nh ḿnh [tại Mỹ]. Hành động đó thậm chí xảy ra khi chồng cô, Gordon, phóng viên trong cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, chưa bị hại v́ [chưa bị phát hiện là một người] tập Pháp Luân Công, đang bí mật t́m kiếm và thu thập chứng cứ về cái chết của em vợ Kefei.

    Nó cho thấy dũng khí của anh trai Yifei là Leo, người đă sống sót sau nhiều năm bị tra tấn trong tù. Khi tị nạn tại Hoa Kỳ, anh đă tái hiện lại một cách tỉ mỉ cách những người cai ngục tàn bạo tra tấn anh trên một chiếc ghế đặc biệt trong thời gian ở tù.

    Và nó c̣n cho thấy dũng khí của những người c̣n lại trong gia đ́nh Yifei và của những người Hoa bất đồng chính kiến trên khắp thế giới đă dám công khai tiết lộ vai tṛ [trong chế độ trong quá khứ] của họ, và dám công khai phân tích về một nhà nước công an trị.

    Đột ngột và tàn bạo
    Hầu hết những người để ư [tới t́nh h́nh Trung Quốc] đều biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, nhưng rất nhiều người sẽ không hiểu rơ căn nguyên, hoặc không hiểu rơ tại sao Pháp Luân Công lúc đầu được nhà nước ủng hộ, mà sau đó lại bị lănh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân yêu cầu đàn áp tàn bạo vào năm 1999.

    Trong những năm đầu, môn tập luyện kết hợp việc thực hành đạo Phật cùng các động tác và việc thiền định, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm nguyên lư, đă thu hút hàng triệu người theo tập, kể cả đảng viên và quân đội. Nhưng sự phổ biến rộng răi của môn tập đă khiến kẻ hoang tưởng lănh đạo Đảng bấy giờ coi Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với chế độ độc tài toàn trị. Ở một quốc gia kiểm soát toàn diện và toàn trị, không có chỗ cho tự do lương tri hay tâm linh.

    Chính quyền hành động nhanh chóng và tàn bạo; hàng triệu gia đ́nh tan nát, bị bỏ tù, bị đánh đập và tra tấn. Các cơ quan chức năng chất đống xuất bản phẩm, biểu ngữ, và sách của môn tập trên các con phố rồi đốt đi. Và như trong bộ phim đă đề cập đến, đó chỉ là một chiến dịch đàn áp tiếp theo trong số hơn 50 cuộc đàn áp của chế độ Cộng sản từ khi nó lên nắm quyền vào năm 1949, trong đó nổi bật phải kể đến Đại Cách mạng Văn hóa vào cuối thập niên 60, và sự kiện Thiên An Môn nổi tiếng năm 1989.

    Cây gậy và củ cà rốt
    Đạo diễn Kay Rubacek sắp xếp bố cục phim thông qua những b́nh luận của một cựu giám đốc trại lao động, một cựu thẩm phán, một nhân viên cảnh sát ngầm, một nhân viên truyền thông và một sĩ quan quân đội. Những người này đă từng trung thành phục vụ chế độ, và trong một số trường hợp, họ là công cụ trong việc trấn áp Pháp Luân Công. Họ đă trở thành những người bất đồng chính kiến đang tị nạn an toàn ở Mỹ, Pháp, Úc và các quốc gia khác, v́ vậy giờ đây họ có thể tự do b́nh luận về những điều đă khiến con người hoạt động [như ốc vít] bên trong chế độ. Lư do chủ yếu đó là tiền: v́ không có tín ngưỡng hay đức tin ngoài việc phục tùng Đảng một cách tuyệt đối, nên điều duy nhất mà chế độ cho phép con người quư trọng là tiền. Chủ nghĩa duy vật đă trở thành một vị thần mới của Trung Quốc, và Bắc Kinh đă sử dụng cám dỗ và áp lực kinh tế như cây gậy và củ cà rốt đối với mọi người.

    Nhà làm phim Nick Holdsworth: "Thoáng lạnh gáy về thực tế giết chóc tại Trung Quốc"

    Kefei và Yifei Wang kháng nghị cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh. (Ảnh: Youtube/Fox11)
    Em gái Yifei qua đời sau khi bị bắt giam v́ kháng nghị ở Thiên An Môn chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 2001. Nhà nước Trung Quốc chỉ cần 6 tuần để biến một người phụ nữ 34 tuổi khỏe mạnh thành một người suy sụp hoàn toàn v́ bị tra tấn. Cô đă qua đời do bị đánh đập, bị sốc điện bằng dùi cui, bị bức thực trong khi bị trói trên chiếc giường sắt chữ X – hay c̣n gọi là Chiếc giường Tử Thần. Yifei cũng bị bắt trong cuộc thỉnh nguyện đó, và cô đă cố gắng để nh́n thi thể em gái trước khi người ta mang đến nhà xác (nơi cái xác vẫn được giữ lại mà không được chôn cất v́ chính quyền sợ phản ứng của người dân địa phương nếu họ cho phép tổ chức đám tang). Yifei cho biết khi đó em gái cô “khuôn mặt sưng phù” và cơ thể trần truồng từ thắt lưng trở xuống (trước đó trong bộ phim, Yifei đă nhắc tới việc những phụ nữ tập Pháp Luân Công bị lột trần, bị quẳng vào xà lim của tù nhân nam và chịu một số phận thê thảm).

    Xem thêm: Luật sư Cao Trí Thịnh ghi chép về tra tấn t́nh dục tù nhân tại TQ
    Chưa bị buộc tội
    Sự căng thẳng của phim tăng lên khi chồng của Yifei, khi đó vẫn ở Trung Quốc, nỗ lực để được xem thi thể của Kefei. Từ những đoạn phim ghi h́nh bí mật, chúng ta có thể thấy rơ ràng rằng ngay cả nhân viên nhà xác cấp thấp nhất cũng biết điều ǵ đă xảy ra với cô gái trẻ.

    Đạo diễn Rubacek đă đặt một đoạn phim bí mật ở cuối phim, đó là đoạn phim ghi lại cuộc gặp với giám đốc nhà tù nữ nơi Kefei bị giam giữ và bị tra tấn tới chết. Gordon đến nhà tù với các thành viên khác trong gia đ́nh. Là một nhà báo có tiếng, và có các mối quan hệ, anh có thể nói chuyện theo cách của ḿnh và được sắp xếp một cuộc gặp mặt với giám đốc nhà tù. Không thể nói bà ta là một con quái vật, nhưng thái độ coi thường sự thật và trắng trợn mặc cả với gia đ́nh Yifei (bà ta cho biết người nhà có thể thấy xác Kefei nếu họ chịu đưa ra tuyên bố rằng cái chết của cô không phải v́ bị tra tấn) cho thấy bà là một thành viên được trả lương, là một phần của chế độ giết người.


    Anh Gordon và cô Yifei Wang. (Ảnh: Youtube/Fox11)
    V́ lư do đại dịch COVID-19 khiến liên hoan phim bị hoăn, bộ phim “Đi t́m dũng khí” chưa được công chiếu và phát hành rộng răi. Nó như thường lệ sẽ khiến chế độ Bắc Kinh phản đối và phủi tay chối bỏ. Nhưng trong một đất nước cũng khét tiếng về việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, lời kết của bộ phim đă nói lên tất cả:

    “Những kẻ giết Kefei Wang vẫn chưa bị đưa ra công lư. Chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn chưa bị buộc tội v́ cái chết của hàng triệu người. Những người tập Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ, tra tấn và giết hại.”

    Trailer phim tài liệu “Đi t́m dũng khí”:



    Xem thêm về trường hợp của Yifei và Kefei Wang trên kênh Fox 5 và DailyMail.

    Nick Holdsworth, Modern Times
    Minh Nhật biên tập và bổ sung ảnh trong bài

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •