Page 6 of 78 FirstFirst ... 23456789101656 ... LastLast
Results 51 to 60 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #51
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 1/5: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh

    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...-cua-bac-kinh/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...5-ai-loan.html

    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 1: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
    Published 11 months ago on 27/07/2019
    By Y Chan


    Đài Loan đang bị Trung Quốc nhuộm đỏ. Minh hoạ: Luca D'Urbino/The Economist.
    Vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ “pḥng lab cho dân chủ” (laboratories of democracy) bắt đầu trở nên thịnh hành ở Mỹ.
    Khái niệm này được Louis Brandeis, thẩm phán Ṭa án Tối cao vào thời điểm đó, đưa ra trong một phán quyết để bảo vệ quyền của mỗi bang được tự do thử nghiệm các chính sách, phương pháp điều hành quản lư riêng, ngay cả khi chính phủ liên bang chưa chấp thuận (như việc công nhận hôn nhân đồng tính), hay thậm chí những thử nghiệm đó trái với luật của liên bang (như việc hợp pháp hóa cần sa/ marijuana).
    Việc xem các bang là những “pḥng thí nghiệm” là một minh chứng cho tinh thần tự do, khoáng đạt và cả đầu óc thực tế của người Mỹ.
    Họ biết dân chủ không phải là một thứ chỉ nằm ́ trong sách vở, và đặc biệt, nó không phải là thứ mà bất kỳ cá nhân thần thánh hay tổ chức vĩ đại nào có thể độc quyền định đoạt.
    Có điều không phải ai thích thí nghiệm cũng tôn trọng dân chủ như vậy.
    Ngược lại, có những người t́m mọi cách thí nghiệm để phá hoại nó.
    Đài Loan là một trường hợp điển h́nh. Hay nói chính xác hơn, những chiếc móng tay dài ngoằng của chính quyền cộng sản Trung Quốc (TQ) đă và đang cố sức biến đảo quốc này thành một pḥng lab, thử nghiệm những chiêu thức phá hoại hệ thống và cả tinh thần dân chủ của người dân nơi đây.
    Mà pḥng lab tất nhiên không phải là đích đến cuối cùng.
    Từ những thí nghiệm (phần nào thành công) ở Đài Loan, móng vuốt của Bắc Kinh đă và đang cào cấu lên gần như khắp các thực thể dân chủ trên thế giới.

    Chiến lược ba bước thao túng giới truyền thông

    Đài Loan (Taiwan) trước người khổng lồ đại lục. Ảnh: Council of Foreign Relations.
    Trong nhiều thập niên qua, Đài Loan vừa là cái gai trong mắt, vừa là khúc xương khó gặm của chính quyền TQ.
    Như lời của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đảo quốc này đă luôn là “tiền tuyến đầu tiên nhận lấy những cơn băo dọa nạt” từ Bắc Kinh, với những cuộc tập trận đổ bộ diễn ra thường xuyên và việc luôn bị khóa chặt trong tầm bắn của hàng ngàn quả tên lửa từ đại lục.
    Nhưng nếu có ai nghĩ chính quyền cộng sản TQ là tập hợp những tay thất phu vơ biền, chỉ biết kề dao gí súng vào người khác để đạt được mục đích, họ không thể sai lầm hơn.
    Lịch sử đấu đá, giành giật quyền lực liên miên kể từ ngày ra đời đă trang bị cho những người cộng sản một kho kinh nghiệm đáng nể trong việc áp dụng tất cả những thủ đoạn thâm độc nhất, và đôi khi rất sáng tạo, để giành phần thắng về phía ḿnh.
    Cách họ thao túng giới truyền thông Đài Loan là một minh họa sinh động.
    Khi vứt bỏ chiếc áo choàng độc tài của Quốc Dân Đảng thời kỳ Tưởng Giới Thạch, kể từ đầu thập niên 1990, giới truyền thông độc lập của Đài Loan đă sinh sôi nảy nở như nấm sau mưa, phát triển về số lượng lẫn chất lượng.
    Trong suốt hơn hai thập niên kể từ khi dân chủ hóa, nền báo chí Đài Loan luôn được xếp hạng cao nhất nh́ châu Á về mức độ tự do trong các đánh giá của những tổ chức như Freedom House lẫn Reporters Without Borders (Nhà báo không biên giới).
    Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 2000, sự tự do và độc lập của giới truyền thông đảo quốc này bắt đầu lung lay.
    Trong báo cáo nghiên cứu về tác động của chính quyền TQ đối với truyền thông của Đài Loan, giáo sư Hoàng Triệu Niên (Huang Jaw-Nian) của Đại học Tamkang đă phân tích chi tiết về các bước mà Bắc Kinh tiến hành để thao túng truyền thông nước này.
    Kết hợp hai nghiên cứu trước đó, mô h́nh về “thương mại hóa chế độ kiểm duyệt” (commercialisation of censorship) của Kurlantzick và Link cùng với mô h́nh “nhân tố TQ” (China factor) của Ngô Giới Minh (Wu Jieh-Min), giáo sư Hoàng chỉ ra ba bước Bắc Kinh thực hiện để tạo ảnh hưởng đến Đài Loan.
    Bước thứ nhất, tạo ra quan hệ kinh tế bất đối xứng ở tầm quốc tế. Nói cách khác, TQ dùng tiềm lực kinh tế khiến Đài Loan phụ thuộc vào ḿnh.
    Bước thứ hai, bắt tay hợp tác với những nhà tư bản truyền thông, biến họ thành “cộng tác viên” đắc lực của ḿnh. Những nhà tư bản truyền thông ở đây là các ông chủ sở hữu những tờ báo, đài truyền h́nh, phát thanh…
    Bước thứ ba, dùng ảnh hưởng kinh tế của ḿnh tác động đến các nhà tư bản truyền thông, gây áp lực khiến họ gật đầu ngả theo chính sách truyền thông của chính quyền. Một khi các ông chủ đă đi theo, những nhân viên của công ty, các phóng viên, biên tập viên… sẽ phải làm theo ư sếp. Ban đầu là tránh các ngôn từ “nhạy cảm”, sau đó là tránh những đề tài “cốt lơi”, và dần dần h́nh thành một thứ văn hóa truyền thông mới của doanh nghiệp, tự động kiểm duyệt, hoàn toàn thuận theo ư “thiên triều”.
    Từng bước thao túng này được chính quyền TQ tiến hành tự nhiên và êm thấm qua hàng chục năm, khiến rất nhiều người Đài Loan không chút nghi ngờ, chỉ đến những năm gần đây họ mới bắt đầu nhận ra tác hại của nó đối với nền dân chủ của ḿnh.

    “Củ cà rốt”

    Người ta có thể lần ngược về một thời điểm gần đây, khi chính quyền Đài Loan và TQ kư “Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế” (Economic Cooperation Framework Agreement – ECFA) vào năm 2010. Đó là một thỏa thuận thương mại lịch sử, cắt giảm, xóa bỏ hàng loạt rào cản thuế quan và luật pháp giữa hai bên.
    Chính quyền Đài Loan của Thủ tướng Mă Anh Cửu khi đó vừa muốn duy tŕ quan hệ hữu hảo, ḥa b́nh với TQ, lại vừa t́m cách xốc dậy nền kinh tế của đảo quốc, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
    Trong khi đó, với chính quyền Bắc Kinh, sau nhiều thập niên chỉ dùng đến “cây gậy” quân sự dọa nạt đều phản tác dụng, họ hy vọng “củ cà rốt” kinh tế này có thể dọn đường để tiến vào Đài Loan.
    Vào thời điểm trên đă có những tiếng nói từ các đảng đối lập Đài Loan, có cả các cuộc biểu t́nh phản đối thỏa thuận này, lo ngại trước sự phụ thuộc ngày càng lớn vào Bắc Kinh, bắt đầu từ kinh tế, sau đó đến chính trị.
    Những người phản đối cho rằng phụ thuộc vào một chính quyền độc tài không bao giờ là chuyện tốt lành.
    Sự lo lắng của họ không phải là thừa.


    Biểu đồ theo dơi tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Đài Loan đến các nước và khu vực tính theo tỷ lệ % từ năm 1981-2016. Nguồn: Báo cáo “The China Factor in Taiwan’s Media” của Huang Jaw-Nian.
    Trong nhiều thập niên kể từ khi cất cánh trở thành một trong “bốn con hổ châu Á” (cùng với Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong), thị trường xuất khẩu và giao thương chính của Đài Loan là Mỹ và Nhật Bản. Giữa thập niên 1980, xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 50% tỷ trọng tổng xuất khẩu của Đài Loan.
    Vào thời điểm này TQ đă bắt đầu tiến hành “mở cửa” cho đầu tư nước ngoài với việc thành lập các đặc khu kinh tế như ở Thâm Quyến và Chu Hải. Cánh cửa mở hé này của đại lục đă thu hút lượng lớn đầu tư từ các doanh nhân Hong Kong.
    Trong khi đó, quan hệ chính trị giữa Đài Loan và Bắc Kinh vẫn c̣n lạnh nhạt, giao thương kinh tế trực tiếp rất hạn chế với nhiều rào cản ràng buộc. Hong Kong v́ thế trở thành cầu nối giữa hai bên. Số lượng và tỷ trọng xuất khẩu của Đài Loan vào TQ thông qua Hong Kong (có một phần thông qua Nhật Bản và Hàn Quốc) tăng lên nhanh chóng.
    Khi Đài Loan chấm dứt thiết quân luật vào năm 1987 và bỏ lệnh cấm đầu tư gián tiếp vào đại lục trong năm 1990, TQ gần như ngay lập tức trở thành đối tác thương mại quan trọng của Đài Loan.
    Năm 1992, TQ là nước nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ Đài Loan. Chỉ 10 năm sau, vào năm 2002, lượng vốn đầu tư vào đại lục đă nhiều hơn tổng lượng vốn người Đài Loan đầu tư cho tất cả các nước và khu vực khác.
    Từ năm 2005, TQ cũng vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan.
    Kể từ đó là con đường một chiều: đảo quốc Đài Loan ngày càng bị cuốn vào ṿng ảnh hưởng của đại lục khổng lồ bên kia eo biển.
    Bước thứ nhất, khiến nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc vào ḿnh, như vậy đă hoàn tất.

    Chiêu mộ

    Phái đoàn truyền thông Đài Loan do ông Thái Diên Minh (Tsai Eng-meng, hàng đầu, thứ tư từ phải qua) dẫn đầu gặp ông Uông Dương (Wang Yang, hàng đầu, chính giữa), Uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 3/7/2018. Ảnh: Tân Hoa Xă.
    Câu chuyện về bước thứ hai, bắt tay với các nhà tư bản, nắm đầu giới truyền thông, có thể được thấy rơ qua hành tŕnh của Want Want, ông trùm sản xuất bánh gạo, các loại snack và đồ uống.
    Want Want Holdings Limited ban đầu là một công ty gia đ́nh của Đài Loan, trước khi trở thành nhà sản xuất bánh gạo số một ở đảo quốc vào thập niên 1980.
    Want Want là một trong những doanh nghiệp nhanh chân nhất nhảy vào thị trường TQ khi hai bên tiến hành thiết lập giao thương chính thức. Chỉ trong một thời gian ngắn, Want Want đă là nhà sản xuất bánh gạo và thức uống số một tại đại lục. Họ c̣n mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn, bệnh viện, bảo hiểm và bất động sản ở TQ.
    Ông chủ của tập đoàn này, Thái Diên Minh (Tsai Eng Meng), con trai của người sáng lập, là một trong những người giàu nhất Đài Loan với tài sản ước tính 5.6 tỷ USD vào năm 2018.
    Cái tên tiếng Anh Want Want được đặt ra từ thương hiệu sản phẩm của tập đoàn, “Wang Wang” (旺旺), nghĩa là “vượng vượng” (thịnh vượng, phát đạt). Một cách đặt tên rất thông minh, và những người điều hành tập đoàn cũng chứng minh ḿnh rất nhanh nhạy với thời cuộc.
    Vào năm 2008, Want Want bất ngờ mua lại China Times (中國時報 – Trung Quốc Thời Báo), một trong bốn tờ báo hàng đầu của Đài Loan.
    Dưới sự kiểm soát của Want Want lúc này không chỉ có tờ China Times mà c̣n có cả hai đài truyền h́nh nổi tiếng của Đài Loan, đă sáp nhập vào China Times trước đó – China Television (中國電視 – CTV, một trong ba đài truyền h́nh đầu tiên của đảo quốc) và Chung Tien Television (中天電視 – CtiTV).
    Dù phủ nhận việc thực hiện thương vụ thâu tóm này là làm theo ư chính quyền Bắc Kinh, ngay sau khi mua lại China Times, Thái Diên Minh đă gặp mặt Vương Nghị, khi đó là người đứng đầu Văn pḥng Quan hệ Đài Loan của chính phủ TQ (China’s State Council Taiwan Affairs Office).
    Trong cuộc gặp, Thái Diên Minh đă nói một trong những mục đích của thương vụ này là “sử dụng sức mạnh truyền thông để thúc đẩy sự phát triển sâu rộng thêm mối quan hệ hai miền”.
    Đáp lại, Vương Nghị đảm bảo Văn pḥng Quan hệ Đài Loan sẽ ủng hộ hết ḿnh các hoạt động kinh doanh của tập đoàn Want Want.
    Sự ủng hộ đó không chỉ đến từ lời nói suông.
    Chỉ tính riêng trong năm 2017, tập đoàn Want Want đă nhận được khoản tiền trợ cấp từ chính phủ Bắc Kinh tương đương 90 triệu USD. Theo một số liệu thống kê, từ năm 2006, Want Want đă nhận gần 540 triệu USD các khoản trợ cấp khác nhau từ chính quyền TQ
    Want Want không phủ nhận các con số khổng lồ này, nhưng gạt bỏ những lo ngại cho rằng nó ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông độc lập của các tờ báo và kênh truyền h́nh của họ.
    Các độc giả và khán giả có cái nh́n khác.

    Nhuộm đỏ giới truyền thông

    Trụ sở Tập đoàn China Times tại Đài Loan. Ảnh: WikiCommons.
    Kể từ khi đổi chủ, người dân Đài Loan gần như không phân biệt được tờ China Times cùng các kênh CTV và CtiTV có ǵ khác biệt với những tờ báo và kênh truyền h́nh loa kèn (mouthpiece) của chính quyền Bắc Kinh.
    Sau khi mua lại China Times, Want Want đă chuyển toàn bộ nhân viên và các pḥng ban phụ trách các vấn đề về quan hệ hai miền sang đóng đô tại đại lục để trực tiếp dễ “dạy bảo”.
    Gần như 100% các thông tin về TQ xuất hiện trên các kênh này đều được bê y nguyên từ “nguồn tin chính thống TQ” (một kiểu nhân giống vô tính tin tức như các bản tin của Ban Tuyên giáo buộc báo đài Việt Nam phải đăng).
    Những bản tin ca ngợi về hoạt động của các quan chức Bắc Kinh, vốn dĩ là nội dung được trả tiền (advertorial/ infomercial) lại được chạy hoành tráng trên các trang nhất, thiết kế với mục đích lập lờ đánh lừa người đọc người xem.
    (T́nh trạng tương tự ở Việt Nam đang rất phổ biến, khi nhiều tờ báo lập lờ không ghi rơ nội dung đăng là quảng cáo được trả tiền, thay vào đó luôn cố tŕnh bày cho giống với “tin báo chí nghiêm túc” để t́m mọi cách đánh lừa người đọc).
    Các chủ đề “nhạy cảm” như sự kiện Thiên An Môn, Tây Tạng đ̣i độc lập, Tân Cương muốn tự chủ, hay tin tức về Pháp Luân Công đều rất ít khi có mặt trên các kênh của Want Want.
    Ở thời điểm hiện tại, giai đoạn vận động tranh cử quyết liệt trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2019, người Đài Loan khi mở bất kỳ kênh tin tức nào của Want Want cũng đều sẽ thấy dày đặc h́nh ảnh về Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), ứng viên tranh cử của Quốc Dân Đảng, thậm chí là phát liên tục các bản tin truyền h́nh trực tiếp 24/7, lăng xê nhất cử nhất động nhân vật được xem là “lá bài đặt cược” của chính quyền Bắc Kinh nhằm đấu lại Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn.
    Các talkshows trong những đài truyền h́nh thuộc sở hữu của Want Want đều tập hợp những tiếng nói thân ái hữu hảo với đại lục, và không từ bất kỳ cơ hội nào để công kích những người được cho là “phần tử phá hoại TQ”.
    Một trong những talkshow như vậy là “Dạ Vấn Đả Quyền” (夜問打權), với chữ “quyền” của “quyền lực” thay cho “quyền cước” như của nhân vật kungfu Diệp Vấn.
    Với tôn chỉ “chống lại quyền lực” (ám chỉ chống lại chính phủ của đảng Dân Tiến cầm quyền), người dẫn chương tŕnh talkshow này, bà Hoàng Trí Hiền (黃智賢), một nhân vật truyền thông kỳ cựu của Đài Loan, lại không cảm thấy quyền lực tuyệt đối độc tôn của Bắc Kinh có vấn đề ǵ.
    Bà Hoàng, chủ trương Đài Loan phải “về nhà” với Bắc Kinh, khẳng định “Đài Loan tưởng ḿnh là quốc gia chứ chẳng phải quốc gia ǵ cả”, nhưng khi bị kiện v́ những phát ngôn của ḿnh lại ôm lấy bản Hiến pháp của Đài Loan để khẳng định quyền tự do ngôn luận được quy định trong đó.
    Talkshow của bà phân tích các cuộc biểu t́nh phản đối Dự luật dẫn độ vừa rồi của Hong Kong để chỉ ra người Hong Kong “năo phế”, bị “thế lực nước ngoài dắt mũi”, rằng “ngày trước dưới chế độ thực dân Anh làm ǵ có dân chủ, giờ này đ̣i cái ǵ”.
    Với “cống hiến” hết ḿnh như vậy, bà được chính quyền Bắc Kinh hết mực nâng niu trân trọng. Khi được mời phát biểu ở đại lục, trong hội trường lớn trước hàng ngàn đại biểu và hàng chục kênh truyền h́nh, bà Hoàng xúc động nghẹn ngào khẳng định ư tưởng “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh dành cho Đài Loan không những là “một trong những sáng tạo độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại” mà c̣n thể hiện “tấm ḷng tốt đẹp cao quư nhất” của đại lục. (Tấm ḷng cao quư này có lẽ không cảm động được bao nhiêu người Hong Kong sau hơn 20 năm chứng kiến sự tự do của họ ngày càng bị Bắc Kinh bóp nghẹt)


    Kênh truyền h́nh CTi News phát h́nh bản đồ Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan, gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội trong công chúng Đài Loan. Ảnh: Taiwan News.
    Trong một xă hội tự do dân chủ như Đài Loan (khác xa với loại “dân nghe theo chủ” như TQ), những người như bà Hoàng không phải hiếm. Ở một đất nước ngày càng bị phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh, các nhà tư bản “biết điều” như ông chủ của Want Want, cùng những kênh truyền thông một chiều, hoặc càng lúc càng “thân cộng” (ngả về phía chính quyền cộng sản) cũng ngày một nhiều.
    Họ khó có thể cưỡng lại lợi ích của thị trường khổng lồ 1.4 tỷ dân, khi chỉ cần một phần nhỏ doanh số quảng cáo, phát hành ở đó đă ăn đứt thị trường chỉ hơn 23 triệu người của đảo quốc.
    Thị trường lớn nhất thế giới này lại do một ḿnh đảng Cộng sản TQ độc chiếm, quyết định toàn bộ sự sống chết, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của mọi doanh nghiệp và cá nhân trong đó.
    Những công ty truyền thông của Đài Loan, cho dù có độc lập tiến bộ đến đâu, và thân đảng phái nào, cũng chịu ảnh hưởng cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, cần phải t́m đầu ra nuôi sống ḿnh.
    Formosa TV (FTV) phải từ chối mua và phát sóng một bộ phim tư liệu về Rebiya Kadeer, nhà hoạt động nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), nhằm có thể “được phép” bán các series phim truyền h́nh Đài Loan qua các đài TQ.
    Hay Sanlih E-Television (SET) để được chấp thuận bán các show truyền h́nh qua TQ cũng phải dẹp bỏ talkshow chính trị nổi tiếng “Big Talk News” (大話新聞 – Đại Thoại Tin Vấn), nơi người dẫn chương tŕnh và các khách mời thường xuyên có quan điểm trái chiều với Bắc Kinh.
    Không, hay chưa cần phải dùng đến “cây gậy” vũ lực, “củ cà rốt” kinh tế của Bắc Kinh đă khiến các kênh truyền thông của đảo quốc, cho dù không trực tiếp chịu sự kiểm soát của ḿnh, phải dần dần tự kiểm duyệt (self-censorship), “biết điều” để được tồn tại.
    Ṿng kim cô ba bước của chính quyền TQ, một cách rất tự nhiên, đă và đang siết chặt lên đầu giới truyền thông của Đài Loan, đặt người dân đảo quốc này vào một ma trận thật giả lẫn lộn.

    Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá

    Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp

    Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ

    Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?

  2. #52
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhuộm đỏ năm châu (2/5): Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá

    http://vietmania.blogspot.com/2020/0...at-lanh-e.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...-at-l-anh.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    SUNDAY, MAY 31, 2020
    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá

    28/07/2019
    By Y Chan

    Cờ Trung Quốc trong lễ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại toà nhà Quốc hội, thủ đô Canberra, Úc, ngày 17/11/2014. Ảnh: AAP Image/Lukas Coch.

    Đài Loan cho dù là “lợi ích cốt lơi nhất”, nhưng trong chiến dịch tuyên truyền gây ảnh hưởng của ḿnh, đối với Trung Quốc (TQ), đảo quốc nhỏ bé này chỉ là một pḥng thí nghiệm.
    Từ những bài học kinh nghiệm có được ở Đài Loan, Bắc Kinh không ngừng vươn ṿi ra những thực thể dân chủ khác, t́m cách khuấy đảo và dựng bàn đạp chiến lược.

    Úc là mảnh đất rộng lớn màu mỡ cho mục đích đó.
    Với hơn một triệu công dân gốc Hoa, đây là một trong những quốc gia phương Tây có số lượng người gốc Hoa đông nhất.
    TQ lại là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Khoảng 1/3 lượng hàng xuất khẩu của Úc được đưa đến TQ. Trong năm 2017-18, tổng giá trị xuất nhập khẩu hai chiều của hai nước đạt gần 200 tỷ USD, nhiều hơn cả giá trị giao thương giữa Úc và Nhật Bản cùng Mỹ cộng lại (gần 150 tỷ USD).
    Giống như Đài Loan, Úc cũng ở vào t́nh trạng mà mức độ phụ thuộc kinh tế vào TQ khiến nhiều người lo lắng, và lác đác luôn có những thông tin cảnh báo về các ảnh hưởng tiêu cực này.
    Các tờ báo tiếng Trung phục vụ cho cộng đồng dân cư gốc Hoa ở đây, theo như đánh giá của nhà nghiên cứu He Qinglian (Hà Thanh Liên), hầu hết đều phụ thuộc vào nguồn tài trợ của chính quyền Bắc Kinh, tương tự với “số phận” của rất nhiều Đài truyền thông Đài Loan.

    Mua chuộc quan chức

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh được đón tiếp tại Quốc hội Úc, tháng 11/2014. Ảnh: Getty.

    Khác với Mỹ, Canada cùng nhiều nước Châu Âu, Úc lại không cấm những khoản tiền đóng góp tài trợ cho các hoạt động chính trị đến từ nước ngoài.
    Kẽ hở này từ lâu đă bị chỉ ra, nhưng cũng giống như lo ngại về việc phụ thuộc vào TQ, trong suốt thời gian dài, mọi thứ được xoa dịu bằng những đồng tiền dồi dào đến từ hoạt động giao thương phát đạt giữa hai bên và các khoản tài trợ hậu hĩ từ những “nhà hảo tâm”.
    Cho đến một buổi sáng đầu tháng 10/2015, khi các nhân viên điều tra của Cơ quan An ninh T́nh báo Úc (Australian Security Intelligence Organization – ASIO) đột nhập khám xét nhà ở của Roger Uren, cựu trợ lư thư kư của Pḥng Thẩm tra Thông tin Quốc gia Úc (Office of National Assessments – ONA), nơi có trách nhiệm báo cáo các tin tức t́nh báo tuyệt mật cho thủ tướng nước này.
    Roger Uren là một chính trị gia kỳ cựu, được xem là chuyên gia hàng đầu về TQ của Úc, và từng là ứng viên cho chức vụ đại sứ Úc tại TQ. Ông là tác giả một quyển sách về trùm t́nh báo Khang Sinh, cánh tay phải khét tiếng của Mao Trạch Đông. Bạn bè quen biết đồn rằng Uren, giống như Khang Sinh, cũng có sở thích sưu tầm tranh (nghệ thuật) khiêu dâm.
    Nhưng ASIO không có hứng thú với các hoạt động của Uren, ít nhất là trong đợt điều tra khám xét này. Họ t́m bằng chứng về vợ của ông, bà Sheri Yan.


    Bà Sheri Yan và chồng Roger Uren. Ảnh: Twitter Sally Neighbour.

    Sheri Yan là một người TQ di dân đến Mỹ, gặp Uren, kết hôn và cùng chuyển về Úc sinh sống.
    Trong khi Uren tiếp tục là một chuyên gia nổi tiếng về TQ, bà Yan lại phát triển tiếng tăm của ḿnh như một chuyên gia gơ cửa nhà các quan chức TQ (với những người phương Tây muốn thiết lập quan hệ), đồng thời cũng là chuyên gia gơ cửa nhà những chính trị gia cấp cao ở phương Tây (dành cho những người TQ muốn tiếp cận họ).
    Giáo sư John Fitzgerald của Đại học Swinburne Úc đánh giá bà Yan là người có “mối liên hệ rất thân thiết gần gũi với một số gia tộc cùng mạng lưới có thế lực và ảnh hưởng nhất ở TQ”. C̣n cựu quan chức CIA Peter Mattis đánh giá những người như bà Yan tạo ảnh hưởng không chỉ bằng cách “làm được việc hay tiêm quan điểm của TQ vào trong các mạng lưới, mà c̣n có vai tṛ trong việc chỉ điểm, kiểu ‘người này là nhân vật chính, người kia rất quan trọng, và đây là các điểm yếu của họ’”.
    Trong các khách hàng của bà, có Chau Chak Wing, một tỷ phú người Úc gốc Hoa, nổi tiếng là nhà tài trợ hào phóng cho các tổ chức từ thiện, trường học, và tổ chức chính trị của Úc.
    Chau Chak Wing (Chu Trạch Vinh) là người có tên trong cuộc điều tra của FBI về hoạt động hối lộ John Ashe, chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào thời điểm năm 2013, thông qua cầu nối là Sheri Yan.
    John Ashe bị cáo buộc lợi dụng chức vụ trong Liên Hiệp Quốc để nhận hàng triệu USD hối lộ nhằm “bôi trơn” cho các phi vụ đầu tư. Chau Chak Wing được cho là đă chuyển 200.000 USD cho John Ashe để mời ông về diễn thuyết tại một hội nghị do Chau tổ chức.
    John Ashe chết trước khi ra ṭa để trả lời các cáo buộc. Sheri Yan nhận tội đưa hối lộ và chịu 20 tháng tù giam. Riêng Chau Chak Wing, xuất hiện trong tài liệu điều tra của FBI với mật danh CC-3, không bị truy tố.
    Ông Chau c̣n kiện ngược lại các tờ báo Úc về tội phỉ báng (defamation) và đă được tuyên thắng trong một vụ vào đầu năm 2019 (tờ Sydney Morning Herald tuyên bố sẽ kháng cáo).


    Chau Chak Wing (trái) và Thủ tướng Úc John Howard năm 2011. Ảnh: stuff.co.nz.

    Chau Chak Wing có thật sự, thông qua sức mạnh kinh tế của ḿnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính trường và xă hội Úc hay không, thời gian và rất nhiều cuộc điều tra có thể sẽ trả lời.
    Nhưng những nghi ngờ vây quanh ông sẽ không dễ biến mất, khi ông là chủ của hai tờ báo được cho là “thân chính quyền cộng sản”, một ở TQ, một ở Úc, đặc biệt với việc ông từng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC, hay c̣n gọi là Chính Hiệp), một cánh tay nối dài của đảng Cộng sản TQ, là “mặt trận” (United Front) chuyên thực hiện các “nhiệm vụ chính trị được giao”. (Ông Chau phủ nhận không biết ǵ về “mặt trận” nào cả.)
    Giống như các nhà tài phiệt của Đài Loan nằm trong ṿng ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh, mối nghi ngờ về việc họ phục tùng chính quyền TQ không bao giờ là thừa.
    Đó là lư do Chau Chak Wing là một trong hai cái tên được Duncan Lewis, giám đốc Cơ quan An ninh T́nh báo Úc, nhắc đến liên tục trong cuộc gặp mặt với quan chức cấp cao của ba đảng chính trị lớn nhất của Úc, cảnh báo họ phải cẩn trọng khi nhận tài trợ từ những nhân vật này.
    Cái tên c̣n lại gây lo ngại hơn cả Chau.
    Giống như Chau, Huang Xiangmo (Hoàng Hướng Mặc) là một tỷ phú Úc gốc Hoa đi lên từ kinh doanh bất động sản, và là cái tên nổi tiếng trong giới chính trị Úc về mức độ “hảo tâm” của ḿnh.
    Khác với Chau, Huang không ngần ngại công khai quan điểm ủng hộ chính quyền TQ của ḿnh.
    Huang Xiangmo là người đứng đầu “Hội Xúc tiến Ḥa b́nh Trung Quốc của Úc” (Australian Council for the Promotion of the Peaceful Reunification of China – ACPPRC).
    Bất chấp việc nhiều lần khẳng định trước báo chí Úc rằng đây là tổ chức “độc lập, phi chính phủ, không liên hệ ǵ với đảng Cộng sản TQ”, trên thực tế, và ngay từ cái tên, đây là một tổ chức con của “Hội Xúc tiến Thống nhất Ḥa b́nh TQ” (CCPPNR), vốn thuộc “Mặt trận Thống nhất” (United Front), chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản TQ.
    Mục đích hoạt động của những “hội xúc tiến” này không chỉ là “ủng hộ các chương tŕnh giao lưu kinh tế – văn hóa cùng đóng góp từ thiện” như lời của Huang. Đây là nơi tập hợp lực lượng chống lại các phong trào đ̣i độc lập dân chủ cho Đài Loan, Hong Kong, cũng như bảo vệ các đ̣i hỏi chủ quyền của TQ tại biển Đông và biển Hoa Đông.


    Huang-Xiangmo (trái) và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull năm 2016. Ảnh: Handout.

    Mục đích này được thể hiện rơ qua một sự kiện diễn ra vào giữa tháng 6/2016. Thời điểm đó, Huang Xiangmo đă tuyên bố sẽ đóng góp 400.000 USD cho chiến dịch tranh cử của đảng Lao động Úc (ALP), một khoản tiền đảng này đang rất cần.
    Cho đến khi Stephen Conroy, một thành viên cấp cao của ALP phát biểu trước báo giới, chỉ trích các hành động của TQ ở biển Đông là gây bất ổn và “lố bịch” (absurd). Conroy ủng hộ chính phủ Úc tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực này.
    Bắc Kinh nổi giận. Huang quyết định hành động.
    Ông gọi điện thông báo cho ALP rằng b́nh luận của Conroy đă khiến đảng này mất đi cơ hội nhận được khoản tài trợ hậu hĩ kia.
    Thượng nghị sĩ Sam Dastyari, một ngôi sao đang lên của ALP, nhảy vào cố gắng cứu lửa.
    Chỉ một ngày sau phát ngôn của Conroy, Dastyari cùng Huang tổ chức buổi họp báo với sự tham dự của các kênh truyền thông tiếng Hoa. Tại đây Dastyari khẳng khái “biển Đông là chuyện riêng của TQ” và trong vấn đề này, “nước Úc nên giữ vai tṛ trung lập, tôn trọng quyết định của TQ”.
    Nỗ lực can đảm trên khiến Dastyari bị lửa cháy lan. Ông hứng chịu chỉ trích dữ dội từ truyền thông Úc, từ chính quyền, từ cả nội bộ đảng ALP, và cuối cùng mất ghế trong nghị viện.
    Truyền thông điều tra phát hiện mối quan hệ đầy nghi vấn giữa hai người, khi Huang “trả giúp” khoản chi phí pháp lư 5.000 USD của Dastyari, c̣n Dastyari nhắn gửi Huang “cẩn thận bị t́nh báo Úc theo dơi”.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr được mời về đứng đầu một học viện về quan hệ Úc – TQ do Huang đóng góp tài chính thành lập.
    Cựu Bộ trưởng Thương mại Andrew Robb ngay khi rời văn pḥng nhận được ngay hợp đồng béo bở với mức lương hơn 600.000 USD một năm để làm tư vấn cho công ty của Ye Cheng, một tỷ phú gốc Hoa, thành viên của Chính Hiệp Trung Quốc.
    Cựu Thủ hiến bang Victoria John Brumby th́ nhận chức giám đốc tập đoàn Huawei tại Úc.
    Cả ba cựu quan chức này đều lần lượt rời bỏ các chức vụ trong các tổ chức trên vào đầu năm 2019, trước khi đạo luật mới quy định về việc đăng kư khai báo hoạt động trong các tổ chức phục vụ lợi ích của nước ngoài có hiệu lực.
    Không chỉ có các chính trị gia của Úc cọ quậy trong ṿng xoáy ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh.

    Thao túng sinh viên Trung Quốc ở Úc


    Ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc tới sinh viên nước này ở Úc là không thể phủ nhận. Ảnh: SBS World News.

    Bàn tay của TQ c̣n tḥ vào nơi tưởng chừng vô hại nhất: các trường đại học.
    Trên thực tế, xuất khẩu giáo dục là chuyện lớn của Úc.
    Tính trong năm 2017, xuất khẩu giáo dục ở các cấp đă tạo ra 30 tỷ AUD (hơn 20 tỷ USD) cho nền kinh tế nước này. Riêng giáo dục bậc cao tạo ra hơn 20 tỷ AUD.
    Giáo dục là ngành xuất khẩu tạo ra doanh thu lớn thứ ba của Úc, đứng sau than đá và quặng sắt, và là ngành dịch vụ tạo ra giá trị lớn nhất.
    Trong số các sinh viên nước ngoài đến Úc vào năm 2017, có hơn 230.000 người đến từ Trung Quốc, chiếm 30%, gấp gần ba lần so với nước đứng thứ hai là Ấn Độ.
    Cần phải nói rơ một điều, rằng bản thân sự có mặt của sinh viên Trung Quốc, cho dù đông đảo đến đâu, không phải là vấn đề tiêu cực đối với môi trường đại học của Úc hay bất kỳ nước nào. Họ cũng giống như sinh viên của mọi nơi khác, đến một môi trường mới để được học những thứ mới.
    Vấn đề ở chỗ chính quyền TQ không bao giờ xem con người là những thực thể tự do, đặc biệt là các công dân nước ḿnh.
    Trong mắt những chính quyền độc tài như Bắc Kinh, tất cả nhân loại (có lẽ tính cả bản thân họ) đều là những con cờ. Đă là những con cờ th́ không được quyền tự do di chuyển, phải bị kiểm soát, điều khiển để phục vụ những mục tiêu, lư tưởng vĩ đại nào đó (mà ngoài bản thân họ, không ai chấp nhận nổi).
    Rất nhiều sinh viên TQ ở Úc cảm thấy ḿnh giống những quân cờ như vậy.
    Nhất cử nhất động của họ đều có tai mắt dơi theo, thông qua những tổ chức như “Hiệp hội Học sinh Học giả Trung Quốc” (Chinese Students’ and Scholars’ Association – CSSA).
    Các hiệp hội này, đăng kư và hoạt động dưới danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ, đều có liên hệ chặt chẽ với đại sứ quán và các lănh sự quán TQ.
    Trong nhiều trường hợp, các sinh viên nhận được “lệnh” điều động người phục vụ những hoạt động theo ư của các cơ quan trên, đặc biệt là cho các show diễn chính trị.
    Năm 2008, trong lễ rước đuốc cho Olympics, 10.000 sinh viên TQ đă được huy động trên hàng trăm chiếc xe buưt đổ về thủ đô Canberra nhằm “bảo vệ ngọn đuốc”.
    Một quan chức cảnh sát có mặt khi đó đă nhận xét, “nếu Đại sứ quán Úc ở London phát ra lời kêu gọi sinh viên Úc cho sự kiện tương tự, sẽ chỉ có hai sinh viên với một con chó xuất hiện”.


    Sinh viên Trung Quốc áp đảo một người biểu t́nh đơn độc phản đối Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Lư Khắc Cường tới Australia, tháng 3/2017. Ảnh: stuff.co.nz.

    Hoặc như khi Thủ tướng TQ Lư Khắc Cường thăm Úc vào tháng 3/2017, CSSA, với sự “tài trợ” của Đại sứ quán TQ (cung cấp cờ, thức ăn, phương tiện di chuyển, luật sư hỗ trợ và cả “chứng nhận tham gia”) đă huy động hàng ngàn sinh viên chia thành hai đợt khởi hành từ 5 giờ sáng để chào mừng nhà lănh đạo.
    Một trong những lư do chính để đi đông và xuất phát sớm c̣n là nhằm ngăn cản các cuộc biểu t́nh chống cộng sản vốn thường diễn ra mỗi khi các nhà lănh đạo Bắc Kinh đi công du ở những nước phương Tây.
    Các sinh viên tham gia được quan chức Đại sứ quán TQ đích thân huấn luyện, chia thành nhóm, và yêu cầu phải dơi mắt canh chừng “ngũ độc” – cách mà họ gọi những nhà hoạt động đấu tranh cho Tây Tạng, cho Tân Cương, cho Đài Loan, những thành viên của Pháp Luân Công, và những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
    Lupin Lu, chủ tịch của chi nhánh CSSA tại Đại học Canberra, đă thẳng thắn thừa nhận nếu có thông tin về các cuộc biểu t́nh phản đối chính phủ TQ, ví dụ về vấn đề nhân quyền, cô sẽ cảnh báo đại sứ quán để “giữ an toàn cho tất cả sinh viên” và “làm v́ Trung Quốc”.
    “An toàn” là thứ mà Tony Chang, một sinh viên TQ theo học tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT), nghĩ tới nhiều nhất khi cậu nhận được điện thoại từ người thân ở quê nhà báo rằng cha mẹ cậu đă được các nhân viên an ninh tới gơ cửa “mời đi uống trà”. Họ cảnh báo cha mẹ cậu về các hoạt động của con trai trong những phong trào đấu tranh dân chủ ở Úc. Dừng những hoạt động chống cộng sản, nếu không sẽ có chuyện. Đó là thông điệp từ chính quyền Bắc Kinh mà Tony nhận được thông qua người thân của ḿnh.
    Người phải dè chừng không chỉ có các sinh viên TQ như Tony Chang.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Mới đây nhất, trong làn sóng phản đối của người dân Hong Kong với chính quyền đặc khu và Bắc Kinh, vào ngày 24/7 vừa qua các sinh viên Hong Kong tại Đại học Queensland Úc đă tổ chức biểu t́nh trong khuôn viên nhà trường để ủng hộ người dân tại quê nhà.
    Lập tức, những sinh viên Trung Quốc đại lục đă xuất hiện với số lượng áp đảo, bao vây “đối phương” và mở loa đồng thanh hát quốc ca. Theo lời tường thuật, những thanh niên yêu nước đến từ đại lục này không chỉ thích hát, họ c̣n giật lại loa và xé nát biểu ngữ của “phe kia” trong sự kinh ngạc của những người nước ngoài có mặt tại đó. Xô xát đă xảy ra và lực lượng bảo vệ trật tự của trường phải xuất hiện để ngăn xung đột.

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Tờ ABC và Lupin vào tháng 3/2019 đă dàn xếp thỏa thuận vụ kiện ngoài ṭa án. Trong bản cập nhật của ḿnh, ABC đă bỏ tên của Lupin Lu khỏi bài báo và ghi chú dưới cùng “Bài viết đă được thay đổi v́ lư do luật pháp”.


    Sinh viên Trung Quốc (phải) biểu t́nh ủng hộ chính quyền và nhóm biểu t́nh đ̣i độc lập cho Tây Tạng (trái) trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 trước toà nhà Quốc hội Úc ở thủ đô Canberra. Ảnh: AFP.

    Chứng minh bàn tay của chính quyền Bắc Kinh trong các hoạt động gây ảnh hưởng của họ ở nước ngoài là một việc cực kỳ khó khăn, và trong nhiều trường hợp, gần như là không thể.
    Người ta không thể buộc tội ai đó chỉ v́ họ thích, ủng hộ và bị ảnh hưởng bởi người khác. Đó không phải là cách một xă hội tự do vận hành.
    Chỉ ở những xă hội phong kiến, nhà nước tôn giáo độc đoán, và chế độ cộng sản độc tài, việc thích và ủng hộ một bên “trái ư chủ” mới bị xem là tội.
    Đây là nền tảng, cũng là cốt lơi sức mạnh của những xă hội dân chủ tự do, thứ mà nhiều người gọi là “sức mạnh mềm” (soft power).
    Trung Quốc, với vô số tiền của vật lực và ư chí đổ vào cho những hoạt động gây dựng ảnh hưởng ở nước ngoài, cũng quyết tâm phô diễn thứ “sức mạnh mềm” của riêng họ.
    Có một điều hiển nhiên phải nói rơ, bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện những hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho ḿnh.
    Nhưng trong khi nhiều thể chế dân chủ thực hiện việc tuyên truyền và gây ảnh hưởng đó qua “sức mạnh mềm” theo đúng nghĩa – làm người ta thích và muốn bắt chước học theo – th́ chính quyền Trung Quốc lại có một cách thức ngược đời để “lấy ḷng” thiên hạ.
    Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đă gọi cách TQ thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng của ḿnh là 3C: Covert, Coercive, Corrupting.
    Hay như trong tiếng Việt, đó là 3Đ: Đội lốt, Đe nạt, Đút lót.
    Càng đào sâu vén màn các hoạt động của TQ, người ta càng thấy nhiều Đ.

    Source:https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...e-khai-va-pha/

  3. #53
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhuộm đỏ năm châu – (3/5): Mỹ – vào hang cọp bắt cọp

    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...g-cop-bat-cop/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...ao-hang-c.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
    Published 11 months ago on 29/07/2019
    By Y Chan


    Quảng cáo của Tân Hoa Xă tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ.
    Ảnh: untappedcities.com. Đồ hoạ: Luật Khoa.
    Vào năm 2011, khi Tân Hoa Xă (Xinhua News Agency) thuê một slot quảng cáo lớn ở Quảng trường Thời đại (Times Square) tại New York, một trong những khu vực đặt quảng cáo đắt nhất hành tinh, và kư hợp đồng thuê 20 năm cho tầng trên cùng của một ṭa nhà chọc trời ở Broadway để làm trụ sở mới của họ tại Mỹ, nhiều người đă nghĩ, “cuối cùng người Trung Quốc cũng xuất hiện”.
    Nếu chỉ nh́n trên bề mặt, đúng là thời điểm đó bộ máy truyền thông khổng lồ, hay “đại ngoại tuyên” (大外宣) như cách gọi của chính quyền TQ, mới xuất hiện ở nơi được xem là trung tâm, biểu tượng của thế giới tự do.
    Giống như một trận đấu cờ tướng, cuối cùng họ cũng kéo quân sang bên kia sông.
    Nhưng chính quyền Bắc Kinh không chơi cờ tướng. Họ chơi cờ vây.
    Đa phần các học giả nghiên cứu đều khẳng định cờ tướng, dù có tên gọi là “Chinese chess” (cờ Trung Quốc), giống như cờ vua, đều có nguồn gốc từ Ấn Độ.
    Cờ vây (Go) mới được xem là có nguồn gốc từ TQ.
    Trong cờ tướng (và cờ vua), việc bày binh bố trận khá trực diện, chỉ sau vài nước là có thể bắt đầu tấn công quân tướng (vua) để định thắng thua. Trên bàn cờ vây, chỉ có một loại quân cờ, và mục đích cuối cùng không phải là tấn công tiêu diệt đối thủ.
    Các quân cờ vây được đặt để thâm nhập và chiếm giữ.
    Chỉ nh́n vào một góc trên bàn cờ vây, người ta sẽ không biết được dụng ư của quân cờ. Chỉ khi nh́n toàn bộ bàn cờ rộng lớn mới thấy được các bước đi, từng quân cờ tại từng vị trí với ư nghĩa của nó. Và một khi các quân cờ đă được bố trí đúng lúc đúng chỗ, trận chiến thực sự mới bắt đầu.
    Các ván cờ vây v́ vậy thường dài hơn nhiều những ván cờ tướng, cờ vua.
    Ván cờ thâm nhập của TQ cũng là câu chuyện (sẽ c̣n) trường kỳ.
    Vào cuối tháng 10/2018, một báo cáo dày công từ các chuyên gia hàng đầu của Mỹ về TQ tại Viện Hoover đă vẽ ra một bức tranh, vừa chi tiết vừa tổng thể, về các hoạt động thâm nhập và gây ảnh hưởng của TQ tại Mỹ trong suốt nhiều thập niên qua.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Thấy Hoa, bắt quàng một rọ
    Mỹ là nước nằm ngoài châu Á có cộng đồng người gốc Hoa đông nhất.
    Bài quà dài, phải cắt bớt


    Một buổi lễ hữu nghị hoành tráng của các tổ chức, hội đoàn Trung Hoa ở Úc. Ảnh: Queensland Chinese Association of Scientists and Engineers
    Những người đứng đầu các mặt trận dưới vỏ bọc NGO này đều là các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản TQ.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Chính quyền Bắc Kinh lập những chiến dịch bắt buộc những người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng ở nước ngoài phải đăng kư khai báo thông tin để có thể dễ dàng kiểm soát theo dơi hoạt động của họ. Những người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng ở trong nước bị đe dọa buộc phải cung cấp thông tin người thân của ḿnh ở nước ngoài nếu không muốn gặp rắc rối với nhà cầm quyền. Những cán bộ an ninh TQ c̣n thân chinh tới Mỹ (bằng visa du lịch) để trực tiếp gây áp lực với những người bất đồng chính kiến gốc Hoa.
    Đối với những “đồng bào” ngoan ngoăn hơn, chính quyền Bắc Kinh dùng các củ cà rốt khác nhau để thu phục.
    Nhiều người Mỹ gốc Hoa, đặc biệt những người tương đối thành đạt và có tiếng tăm trong cộng đồng hải ngoại, được mời ngồi vào những vị trí quan trọng trong các tổ chức mặt trận, thường xuyên được bảo trợ các chuyến đi về TQ gặp mặt các quan chức cấp cao của chính quyền, được trao những nhiệm vụ “vinh dự” đóng góp cho “Tổ quốc”.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Đó là “món quà” mà chính quyền cộng sản TQ dành tặng cho những “đồng bào” của ḿnh.

    Học tại Mỹ, nhưng không được học Mỹ
    “Tôi thấy bầu trời nơi đây trong xanh, và không khí thật trong lành. Tại đây, tôi c̣n được thở một thứ không khí sạch khác, mà cả đời này tôi sẽ măi măi biết ơn nó: thứ không khí trong lành của tự do ngôn luận.
    Trước khi đến đây, tôi đă được học về “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, nhưng những ngôn từ trong đó, về “cuộc sống”, về “tự do”, về “mưu cầu hạnh phúc”, đối với tôi vừa xa lạ vừa khó hiểu. Cho đến khi tôi có mặt ở đây.
    Tôi đă được học rằng ở nơi này, quyền tự do biểu đạt của mỗi người là một điều thiêng liêng.
    Mỗi ngày tôi đều được khuyến khích nói lên quan điểm của ḿnh về những vấn đề gây tranh căi. Tôi có thể tranh luận phản bác lại quan điểm của giảng viên. Tôi thậm chí c̣n có thể chấm điểm giảng viên của ḿnh qua mạng.
    Nhưng tôi đă không thể lường trước được ḿnh sẽ sốc thế nào khi xem một vở kịch do các sinh viên ở đây tŕnh diễn.
    Trong vở kịch, các bạn sinh viên thoải mái nói về sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và các vấn đề chính trị.
    Tôi đă sốc.
    Tôi không biết rằng hóa ra ở đây những chủ đề như thế hoàn toàn có thể được b́nh luận công khai.
    Đó là lần đầu tiên tôi được xem một vở diễn có đề tài chính trị. Nó khiến tôi phải phản tỉnh và suy nghĩ rất nhiều.
    Tôi đă luôn có khát khao cháy bỏng được tham gia, được kể những câu chuyện như vậy. Nhưng tôi đă được dạy từ trước, rằng chỉ có chính quyền mới được lên tiếng, chỉ có chính quyền mới biết thế nào là chân lư.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Đó là những lời trong bài diễn văn tốt nghiệp của Yang Shuping tại Đại học Maryland vào tháng 5/2017.


    Yang Shuping trong buổi lễ tốt nghiệp tại University of Maryland với bài phát biểu gây tranh căi của cô. Ảnh: The Washington Times
    Diễn văn của Shuping liên tục bị ngắt quăng v́ các tràng pháo tay.
    Nhưng ở quê nhà, khi thông tin được đăng tải trên một tờ báo TQ, đủ loại búa liềm đă được quăng ra ném thẳng về phía cô.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Các cộng-sinh-viên
    Trong sự kiện của Yang Shuping, Hiệp hội Sinh viên Trung Quốc (CSSA) tại Đại học Maryland đóng một vai tṛ điển h́nh của một loại “mặt trận” phục vụ chính quyền.
    Chỉ một ngày sau khi Shuping phát biểu, CSSA tại Maryland đă đăng tải video tập hợp các tự sự của nhiều sinh viên TQ, vừa bày tỏ t́nh yêu và ḷng tự hào về tổ quốc, vừa phản đối những quan điểm “sai trái” và “không thể dung thứ” của cô.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Vào năm 2015, CSSA tại Đại học Columbia đă bị cấm cửa một năm v́ vi phạm các chính sách tài chính và tổ chức.


    Sinh viên Trung Quốc giương cờ trong buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học Columbia lừng danh. Ảnh: Xinhua
    Các hiệp hội sinh viên này rất tích cực chủ động trong việc phát hiện những hoạt động “chống lại” các quan điểm của chính quyền TQ, như những buổi hội thảo, thảo luận về các chủ đề Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương, nhân quyền hay chính trị tại đại lục.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Tờ Foreign Policy tiếp cận được những bằng chứng cho thấy các sinh viên được trả tiền để đi diễu hành đón lănh đạo.
    Như vào tháng 9/2015, Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh công du đến Washington, các sinh viên tại Đại học Washington tham gia chào mừng lănh tụ được trả mỗi người 20 USD, chuyển qua CSSA vài tháng sau sự kiện.
    (Có lẽ đây là một trong những niềm cảm hứng của truyền thuyết Việt Tân trả 300 ngàn cho người biểu t́nh ở Việt Nam.)

    Các sinh viên TQ tại Chicago tham gia đón tiếp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2011 cũng được trả công, và chủ tịch CSSA đă cẩn thận dặn các bạn học không được tiết lộ cho truyền thông về việc được trả tiền đó.
    Đại sứ quán Mỹ và các CSSA được nhắc đến trong bài điều tra của Foreign Policy, khi được liên lạc để phản hồi ư kiến của ḿnh về các nội dung nêu lên, tất cả đều ngậm tăm.
    Mượn thuyền qua sông
    Tháng 8/2015, khi các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của TQ ở biển Đông được lôi ra ánh sáng, ngoại trưởng của 10 nước đă đồng thanh lên tiếng phản đối nước này.
    Một đài phát thanh đặt tại ngoại ô Washington D.C có tên là WCRW khi đưa tin về sự kiện này đă không nhắc ǵ đến các hành vi việc làm của TQ.
    Thay vào đó, trong chương tŕnh b́nh luận phân tích, một “chuyên gia” đă giải thích cho thính giả những căng thẳng ở biển Đông đều được tạo ra do “thế lực bên ngoài” t́m mọi cách “nhúng chân vào khu vực này với những luận điệu dối trá”.
    Nếu có thính giả nào từng nghe những phát ngôn từ chính quyền Bắc Kinh qua nhiều năm, hẳn sẽ thấy ngay “déjà vu” – quen quá vậy.
    WCRW đích thị là một chiếc loa của chính quyền TQ, phát sóng ngay trong ḷng thủ đô của nước Mỹ.
    Nhưng TQ t́m mọi cách để không ai biết điều đó.
    Điều tra của Reuters cho thấy công thức họ dùng để che giấu từng quân cờ, từng đường đi nước bước của ḿnh. Và họ không chỉ đặt một quân cờ.
    Năm 1958, tại Loudoun County, cách Washington D.C một giờ xe chạy, một đài phát thanh có tên là WAGE chính thức lên sóng.
    Trong nửa thế kỷ sau đó, WAGE là trạm radio duy nhất và là kênh thông tin quen thuộc của cư dân tại đây.
    Cho đến năm 2005, một công ty có tên là Potomac Radio LLC do Alan Pendleton đứng đầu mua lại đài.
    Hai năm sau, format chương tŕnh của WAGE thay đổi hoàn toàn, cùng toàn bộ dàn nhân sự của đài, từ tổng giám đốc, giám đốc tin tức đến người dẫn chương tŕnh bị sa thải, và các bản tin về địa phương suốt nhiều thập niên bị dẹp bỏ.
    Vào năm 2009, WAGE phát sóng tiết mục cuối cùng.
    Pendleton bảo đó là “trải nghiệm vô cùng đau đớn”, khi “chúng tôi lỗ hàng triệu USD mỗi năm”.
    Nhiều người địa phương tiếc nuối một đài phát thanh gắn bó với cả một thế hệ.
    Bất ngờ vài tháng sau, Potomac liên hệ chính quyền Loudoun County, xin phép được cất lên ba tháp phát sóng mới trên đất của chính quyền.
    Ba ṭa tháp mới này sẽ nâng công suất của đài từ 5.000 watts lên gấp 10 lần, 50.000 watts, vươn tới Washington.
    Trong bản kiến nghị cấp phép, Potomac nói đây là “hy vọng cuối cùng để vực dậy đài”, đồng thời viện dẫn vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thêm những ṭa tháp phát sóng, giúp giảm tải mạng lưới di động trong trường hợp an ninh khẩn cấp.
    Năm 2011, Potomac xin phép đổi tên thành WCRW (một cái tên cực kỳ khó đọc khó nhớ so với với WAGE).
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Toàn bộ nội dung của WCRW đều là của CRI, Đài phát thanh Quốc tế TQ.
    G&E chỉ là một trong ba công ty được chỉ mặt trong điều tra của Reuters. Hai công ty c̣n lại là GBTimes, đăng kư tại Phần Lan và Global CAMG Media Group đăng kư tại Úc.
    Ba công ty này sở hữu và thuê lại hàng chục đài phát thanh trên khắp thế giới, và đều có chung công thức: 60% thuộc quyền sở hữu của Guoguang Century, tức CRI.


    Biểu đồ ghi nhận các trụ sở phát thanh thân Trung theo điều tra của Reuters. Ảnh: Reuters.
    Những nội dung phát sóng trên các đài này đều toàn bộ do CRI sản xuất, nhưng đều được tŕnh bày sao cho người nghe không biết được ḿnh đang theo dơi một kênh tin tức của nước ngoài.
    Những đài này đều không có hoặc có rất ít nội dung quảng cáo, và những CEO của các công ty trung gian như James Su đều không giải thích được làm thế nào có thể tạo doanh thu khi mất đến hàng triệu USD mỗi năm tiền thuê các đài địa phương.
    Doanh thu có lẽ là thứ họ không (cần) quan tâm.
    Như lời của James Su, “chúng tôi chỉ muốn kể cho các thính giả của ḿnh những tin tức nguyên bản đúng sự thật”.
    Loại “sự thật” mà các đài CRI mượn danh này kể cho thính giả ở Mỹ đều thuộc cùng một mô tuưp.
    Như tin tức về cuộc gặp giữa các quan chức hải quân cấp cao Mỹ và TQ, sau khi tàu hải quân Mỹ tuần tra gần các đảo nhân tạo mà TQ bồi đắp ở biển Đông.
    WCRW đưa bản tin mà không nói ǵ về lư do các cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ và đồng minh, vốn nhằm thách thức những đ̣i hỏi chủ quyền của TQ tại đây.
    Tin tức nguyên bản của WCRW chỉ vỏn vẹn thông báo các đô đốc hai nước đang hội đàm, “giữa những căng thẳng mà Mỹ đă gây ra trong tuần”.

    Đổi màu truyền thông
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Họ phải nhuộm đỏ giới truyền thông độc lập của cộng đồng nơi đây, như cái cách họ đă làm với Đài Loan.
    Tờ “Tinh Đảo” (Sing Tao), thành lập vào năm 1938, là một trong những tờ báo nổi tiếng nhất của Hong Kong và cộng đồng người Hoa hải ngoại.
    Đến giữa thập niên 1990, tờ báo này được một doanh nhân Hong Kong có mối quan hệ gắn bó với Bắc Kinh mua lại.
    Kể từ đó, nội dung đưa tin của Tinh Đảo đều “cùng chung chí hướng” với các tờ báo ở đại lục, vốn chịu sự quản lư chi phối của đảng Cộng sản TQ.
    Chủ mới của tờ báo c̣n hợp tác với Tân Hoa Xă để mở một công ty truyền thông có tên Xinhua Online.
    “Thế giới Nhật báo” (World Journal) trong nhiều thập niên là một trong những tờ báo quan trọng hàng đầu phục vụ cộng đồng người Đài Loan ở hải ngoại.
    Giống như các kênh truyền thông độc lập ở Đài Loan trước kia, tin tức về TQ trên Thế giới Nhật báo chưa bao giờ bị kiểm duyệt.


    Trụ sở của tờ Thế Giới Nhật Báo lớn và khang trang tại College Point, New York, Hoa Kỳ. Đây là tờ nhật báo tiếng Hoa lớn nhất Bắc Mỹ với ước tính 350.000 bản được tiêu thụ mỗi ngày.
    Ảnh: Jim Henderson
    Nhưng cũng giống như xu hướng của nhiều kênh truyền thông Đài Loan thập niên gần đây, khi các ông chủ của họ càng ngày mở rộng việc làm ăn đến đại lục và phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh, những tin tức “nhạy cảm” ngày càng thưa thớt, cũng như thông tin tiêu cực về chính quyền TQ cũng dần dần bị tự kiểm duyệt. Chính tờ Kiều Báo, đứa con do đích thân quan chức chính quyền Bắc Kinh đỡ đẻ, cũng nhận định về đối thủ, “Thế giới Nhật báo bây giờ không c̣n chỉ đưa tin tiêu cực về đại lục nữa”.

    “Minh Báo” (Ming Pao) là một cái tên không chỉ nổi tiếng với cộng đồng gốc Hoa mà có lẽ cũng không xa lạ với nhiều người Việt Nam.
    Đây là tờ báo do nhà văn kiếm hiệp Kim Dung và bạn của ḿnh sáng lập nên vào năm 1959, thời kỳ đầu do chính Kim Dung phụ trách nội dung với những truyện kiếm hiệp nhiều kỳ của ḿnh.
    Trong nhiều thập niên, Minh Báo nổi tiếng là tờ báo độc lập, và là cái gai trong mắt chính quyền cộng sản TQ.
    Cho tới năm 1995, một doanh nhân Malaysia gốc Hoa, có nhiều mối làm ăn sâu rộng tại TQ, mua lại tờ báo.
    Theo lời những nhân viên làm việc tại Minh Báo, và cả Tinh Đảo, kể từ khi đổi chủ, tại đây có một “quy tắc ngầm” rằng không được điều tra hoặc tự nghiên cứu về các hoạt động đấu tranh dân chủ ở TQ. Để thể hiện ḿnh vẫn c̣n có “tính độc lập” của một tờ báo, họ thường đăng lại các tin tức trên từ những nguồn khác.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    “Bạn” ở khắp nơi
    Các quân cờ của chính quyền TQ đặt ở mọi ngóc ngách trong các thể chế của Mỹ.
    Nếu ai chơi cờ vây sẽ biết được một khi quân cờ của bạn đặt đủ nhiều ở một khu vực, các quân cờ bị bao vây của đối phương sẽ chuyển màu, trở thành “tù nhân”, hoặc trong trường hợp này, biến thành “bạn”.
    TQ có rất nhiều “bạn” kiểu như vậy.
    Từ những công ty truyền thông hàng đầu như Bloomberg, Forbes, Reuters đến những doanh nghiệp công nghệ số 1 thế giới như Apple, Facebook, Twitter và thậm chí cả những cái tên tưởng chừng “không đội trời chung” với họ như Google.
    Google đă rút khỏi thị trường TQ từ năm 2003 sau khi tuyên bố không chấp nhận những yêu cầu kiểm duyệt đi ngược lại các giá trị tự do dân chủ của ḿnh. Rất nhiều lời khen và ánh mắt ngưỡng mộ dành cho quyết định cương trực của Google.
    Ánh mắt ấy bị vẩn đục khi vào tháng 8/2018, tờ The Intercept tiết lộ Google đă bí mật cộng tác với chính quyền Bắc Kinh từ hơn một năm trước để tạo ra một công cụ t́m kiếm có thể tự lọc những nội dung mà chính quyền không muốn người dân ḿnh ṭ ṃ t́m hiểu.
    Tuy chính thức tuyên bố dẹp dự án này, với tên mă là Dragonfly (con chuồn chuồn), nhưng nhiều nguồn tin cho biết Google vẫn đang âm thầm phát triển những con chuồn chuồn mới để làm bạn với Bắc Kinh.
    Diễn biến mới nhất vào phiên điều trần trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 16/7 vừa qua, Karan Bhatia, phó chủ tịch phụ trách chính sách công của Google đă một lần nữa khẳng định chấm dứt hoàn toàn dự án này, nhưng từ chối xác nhận trong tương lai sẽ không hợp tác với chính phủ TQ trong bất kỳ dự án kiểm duyệt thông tin nào.

    Bài quà dài, phải cắt bớt


    Mark, ông trùm của Facebook, trong bức ảnh nổi tiếng ghi nhận một buổi chạy bộ của ông này tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 2016. Đây được xem là một trong những nỗ lực truyền thông của Mark để t́m kiếm cảm t́nh của giới cầm quyền Bắc Kinh. Ảnh: Từ Facebook của Mark Zuckerberg
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Như việc Bloomberg cắt bài điều tra về mối quan hệ giữa một tài phiệt TQ và các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản TQ, hay Forbes, sau khi được một nhóm đầu tư Hong Kong mua lại vào năm 2014, lần lượt cắt hợp đồng với các tác giả thường xuyên có quan điểm bất đồng với chính quyền Bắc Kinh.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Khái niệm “bạn bè”, giống như “quyền lực mềm”, là loại quan hệ rất tự nhiên.

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Thật bi kịch khi nhiều người chỉ nhận ra điều đó trước khi họ ĺa đời.

  4. #54
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhuộm đỏ năm châu – (4/5): Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ

    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...-hat-giong-do/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...ng-tuy-en.html

    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
    Published 11 months ago on 30/07/2019
    By Y Chan


    Thế giới trong "ḷng bàn tay" của Tập Cận B́nh? Minh họa: Sarah Grillo/Axios
    Nếu sức mạnh mềm phiên bản làm ṃn của Trung Quốc (TQ) không nhận được bao nhiêu phản ứng tích cực từ các nước phương Tây, th́ ở nhiều “mặt trận” khác trên thế giới, từ châu Phi, châu Á đến Mỹ Latin, và đối với nhiều tổ chức cá nhân, sức hút của nó là không thể xem thường.
    Có thể thấy điều này qua khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew với người dân tại 38 quốc gia trên thế giới. Trong gần 10 năm kể từ 2009 đến 2017, ấn tượng chung của họ đối với TQ không mấy thay đổi, khoảng 50% có cái nh́n tích cực.
    Nhưng bức tranh lại khác nếu chỉ xem xét riêng số liệu tại những nước đang phát triển. Khảo sát vào năm 2016 nhắm vào giới trẻ ở 18 nước châu Phi chỉ ra rằng, trong số những người đă xem kênh CGTN của Trung Quốc, 63% thích các nội dung của kênh này, chỉ 13% có ấn tượng xấu với nó.
    Chiến lược đặt quân trên khắp bàn cờ này của TQ rơ ràng không phải chỉ là tṛ ném tiền qua cửa sổ.

    Bước ngoặt Olympics Bắc Kinh 2008

    Canh bạc lớn của Bắc Kinh được cho là khởi nguồn từ một sự kiện vốn tượng trưng cho ḥa b́nh.
    Nhiều chuyên gia đánh giá Olympics Bắc Kinh 2008 là bước ngoặt đối với hoạt động tuyên truyền của TQ ở nước ngoài.
    Với các kỳ thế vận hội trước năm 2008, các lễ rước đuốc Olympics diễn ra trên thế giới thường là một dịp trang trọng và được tất cả mọi người nô nức chào đón. Nhưng với Olympics 2008, tràn ngập các trang báo phương Tây là những h́nh ảnh biểu t́nh của các nhà hoạt động nhân quyền, Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan… ở mỗi nơi ngọn đuốc đi qua, cho tới tận ngày khai mạc ở Bắc Kinh.
    Thậm chí những tiếng nói tẩy chay Olympics 2008 đă nhận được không ít sự ủng hộ. Đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg ban đầu nhận vai tṛ tư vấn nghệ thuật cho sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này, sau đó đă chấm dứt hợp tác với Bắc Kinh khi chính quyền TQ bao che các hành vi thảm sát dân thường của quân đội Sudan tại Darfur.


    Đạo diễn Spielberg tại một buổi họp báo quảng bá Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Ảnh: The Guardian.
    (TQ là khách hàng lớn nhất thu mua 2/3 lượng dầu của Sudan, và được cho là cung cấp hàng chục triệu USD vũ khí cho các lực lượng tại đây. Cuộc xung đột tại Sudan tới thời điểm đó đă cướp đi sinh mạng của 200.000 người. Bắc Kinh đă dùng quyền phủ quyết ngăn cản các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Sudan.)

    Những thông tin không hay ho ǵ trên khắp mặt báo về TQ trong thời gian diễn ra lễ hội thể thao lớn nhất thế giới khiến Bắc Kinh nóng mặt.
    Lư giải của chính quyền cộng sản cho những phản ứng tiêu cực về họ chỉ có một: truyền thông phương Tây bày tṛ.
    Và thay v́ nghĩ về lư do bị phản đối để sửa chữa, cải thiện, thay đổi bản thân, Bắc Kinh nghĩ ra cách để phản đối lư do: không ngồi yên nghe người ta nói ḿnh, phải giành lấy “quyền được nói”.
    (Quyền được nói này tất nhiên là của chính quyền, c̣n quyền được nói của người dân TQ là một câu chuyện hoàn toàn khác)
    “Quyền được nói”, cùng với “sức mạnh mềm” mà Hồ Cẩm Đào lần đầu nhắc đến vào năm 2007, được Tập Cận B́nh tiếp tục theo đuổi, thêm vào “giấc mơ Trung Hoa” vĩ đại.
    Giấc mơ chấn hưng dân tộc này được tiêm thêm sinh khí bằng những đồng tiền có được qua việc cởi trói nền kinh tế từ năm 1978. Tính đến cuối năm 2010, TQ chính thức vượt mặt Nhật Bản trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
    Vậy là chính quyền TQ vừa có nhu cầu, vừa có năng lực thực hiện nhu cầu đó (theo cách của họ).

    Sức mạnh kim tiền

    Một năm sau Olympics 2008, Bắc Kinh tuyên bố dành 6,6 tỷ USD cho chiến lược “Đại ngoại tuyên” của họ.
    Tiền bắt đầu được đổ vào cho các kênh truyền thông con cưng của chính quyền, đẩy mạnh hoạt động của những kênh này ra bên ngoài biên giới.
    Tân Hoa Xă lập ra 180 văn pḥng làm việc trên khắp thế giới. Đài phát thanh quốc tế TQ (CRI) sản xuất chương tŕnh với 65 thứ tiếng. C̣n kênh truyền h́nh CGTN (đứa con tách ra của CCTV được gói ghém riêng để gửi đi “du học”) giờ đây phát sóng 24/7 với năm thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả rập và Nga.
    Khi CGTN đăng tuyển dụng cho trung tâm mới tại London, có gần 6.000 đơn đăng kư tràn về từ khắp nơi để chen chân vào 90 chỗ trống. Riêng việc ḍ hết chừng ấy hồ sơ đă mất gần hai tháng.


    Một buổi hội thảo b́nh phẩm Brexit do CGTN tổ chức tại London. Ảnh: CGTN
    Trong bối cảnh các kênh truyền thông truyền thống bị cạnh tranh gay gắt bởi những công ty công nghệ mới, doanh thu ngày càng sụt giảm, hầu bao bị bóp chặt, th́ những cơ hội hấp dẫn lương cao như ở CGTN không phải là thứ có thể dễ dàng bỏ qua.
    Chỉ có một số ít người như Dayo Aiyetan, phóng viên điều tra người Nigeria, mới có động lực cưỡng lại sức hút này.
    Vào tháng 1/2012, Aiyetan cùng các cộng sự thành lập “Trung tâm Quốc tế về Phóng sự Điều tra” (International Centre for Investigative Reporting – ICIR) đặt tại Nigeria. Trong cùng năm, CCTV thiết lập trung tâm phát sóng của ḿnh tại Kenya (cùng với Washington, đó là hai trạm duy nhất ở nước ngoài của CCTV – thời điểm đó vẫn chưa tách riêng CGTN).
    Sau khi Aiyetan có bài điều tra về đường dây phá rừng khai thác gỗ lậu của các doanh nhân TQ ở Nigeria, anh bỗng nhận được điện thoại từ CCTV châu Phi.
    Nội dung cuộc gọi là lời mời chào hấp dẫn: nhận việc tại văn pḥng mới của CCTV, và anh sẽ được trả lương ít nhất gấp hai lần con số đang kiếm được.
    Aiyetan thừa nhận có chút xao động với chế độ đăi ngộ này cũng như viễn cảnh ổn định của công việc. Nhưng cuối cùng anh quyết định từ chối và tiếp tục gắn bó với trung tâm mới mở của ḿnh.
    Những lời chào mời khó chối từ này từ các kênh truyền thông rủng rỉnh của TQ đă thu hút không chỉ nhiều phóng viên ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latin, những nơi tiềm lực kinh tế và chế độ đăi ngộ không thể sánh bằng, mà c̣n kéo chân những cựu phóng viên từ các đài nổi tiếng như BBC.

    Gieo hạt giống đỏ

    Phần lớn những người nước ngoài khi làm việc trong các kênh truyền thông TQ đều thừa nhận chức năng tuyên truyền trong các nội dung của ḿnh. Hay như cách quan chức TQ ưa dùng khi chỉ đạo báo chí, phải “sản xuất tin tức từ góc nh́n của Trung Quốc”.
    (Sẽ không bao giờ thừa khi lặp đi lặp lại, rằng từ “Trung Quốc” được Bắc Kinh dùng trong những trường hợp này luôn luôn có nghĩa là “chính quyền Trung Quốc” hoặc “đảng Cộng sản Trung Quốc”, không phải đại diện cho “nhân dân Trung Quốc”, bất kể cách họ luôn nhập nhằng muốn thiên hạ hiểu ngược lại)
    Dùng người nước ngoài kể chuyện TQ là một h́nh thức của chiến thuật “mượn thuyền qua sông” mà đảng Cộng sản TQ đă sử dụng thuần thục từ tận những năm 1930.
    Vào thời kỳ vừa phải chống quân xâm lược Nhật và phải đấu với quân đội Quốc dân đảng từ năm 1945 trở về trước, đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông đă biết cách mời gọi những người nước ngoài như phóng viên lừng danh người Mỹ Edgar Snow, cho tiếp cận tham quan cơ sở của ḿnh, tạo ấn tượng tốt đến mức Snow về nước viết nguyên quyển sách với tựa đề “Red Star Over China” (cái tên này được dịch rất mượt sang tiếng Hoa là “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc”).
    Trong sách, Snow kể lại những ấn tượng rất tốt đẹp về một lực lượng tiến bộ, v́ nhân dân, một ḷng chống phát xít. Nhờ đó, đảng Cộng sản TQ có thể huy động được không ít sự ủng hộ từ những người Mỹ và phương Tây cho sự nghiệp của ḿnh.
    Trải qua nhiều thế hệ, chính quyền Bắc Kinh đă chứng minh ḿnh rất sáng tạo trong các kỹ năng mượn thuyền.
    Trong suốt thời gian diễn ra các cuộc họp báo tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (vai tṛ như Quốc hội TQ) vào năm 2012, các quan chức chính quyền liên tục điểm mặt một phóng viên nước ngoài, mời cô đặt câu hỏi.
    Theo “thông lệ”, trong những cuộc họp báo ở TQ, đặc biệt với những sự kiện quan trọng hoặc có dính dáng đến các quan chức cấp cao, các phóng viên nước ngoài không mấy khi được mời lên tiếng. Các suất ưu tiên luôn dành cho phóng viên trong nước với những câu hỏi đă được duyệt sẵn.
    V́ thế việc một phóng viên phương Tây được mời nhiều lần không khỏi khiến các đồng nghiệp nước ngoài ṭ ṃ (pha lẫn chút ghen tị).
    Sự ṭ ṃ biến thành khó hiểu khi những câu hỏi của Andrea Yu, cô phóng viên người Úc mới toanh không ai hay này, đều thuộc thể loại vô thưởng vô phạt. Điểm đáng chú ư nhất là cô nói thông thạo tiếng Hoa phổ thông.
    Các đồng nghiệp Úc nhanh chóng điều tra ra được Andrea làm việc cho Global CAMG, chính là một trong các công ty b́nh phong của CRI (Đài Phát thanh Quốc tế TQ) mà vài năm sau đó Reuters sẽ chỉ mặt điểm tên trong phóng sự điều tra của ḿnh.


    Một đợt đào tạo ngắn hạn về báo chí do Bắc Kinh chi tiền tổ chức dành cho phóng viên thuộc các quốc gia vùng Caribbean. Ảnh: Stabroek News

    Nghĩa là trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh dùng một “người nhà” của ḿnh đóng vai “truyền thông nước ngoài”.
    Gương mặt “truyền thông nước ngoài” này được xuất hiện trên CCTV lẫn Nhân dân Nhật báo trong các bản tin tô điểm cho sự thành công tốt đẹp của đại hội.
    Bị chỉ trích là “đội lốt phóng viên nước ngoài”, cô nghỉ việc ở Global CAMG không lâu sau đó.
    Hai năm sau, show diễn được lặp lại với một “nữ phóng viên nước ngoài” xinh đẹp khác, nói thuần thục cả hai thứ tiếng, đặt câu hỏi không mấy người quan tâm, và vẫn là người của Global CAMG.
    Có những người có lẽ không ư thức được việc ḿnh sẽ trở thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Kinh khi tham gia những tổ chức nằm dưới sự chi phối của chính quyền (theo cả cách công khai lẫn đột lốt), như trường hợp của Andrea Yu.
    Nhưng cũng có rất nhiều người ư thức rơ và hăng hái tham gia vào đội ngũ “kể chuyện theo cách TQ” này.
    Các chương tŕnh học bổng đào tạo cho phóng viên nước ngoài, dưới sự tài trợ của “Hiệp hội Ngoại giao Công Trung Quốc” (China Public Diplomacy Association, một tổ chức thành lập vào năm 2013), có mục tiêu đầy tham vọng: huấn luyện 500 phóng viên Mỹ Latin và Caribbean trong 5 năm cùng 1.000 phóng viên châu Phi trước năm 2020.
    Bắc Kinh muốn “dạy” phóng viên nước ngoài cách “làm báo kiểu TQ”.
    Có thể phần nào h́nh dung được những ǵ họ sẽ được dạy, khi nh́n vào cách các phóng viên ở TQ chỉ trích những đồng nghiệp nước ngoài “bị tẩy năo” bởi “các giá trị phương Tây” và “không có trách nhiệm với xă hội”.
    Theo họ, khác biệt lớn nhất giữa báo chí TQ với báo chí phương Tây là “báo chí TQ cùng chính phủ TQ có trách nhiệm hơn nhiều”, và “nếu đó gọi là kiểm duyệt th́ kiểm duyệt vậy là tốt”.
    Greggy Eugenio, một phóng viên Philippines tham gia một trong những chương tŕnh đào tạo kiểu này đă mô tả “tôi liên tục được mở mang cả trí óc lẫn trái tim, biết được nhiều thứ nhận thức sai lầm về TQ”, và kết luận “truyền thông quốc doanh, chịu sự quản lư của nhà nước, là một trong những h́nh thức làm báo có hiệu quả nhất”.
    Sau khi hoàn thành khóa học, Greggy Eugenio nói sẽ quay lại tiếp tục làm việc trong đội ngũ truyền thông của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
    Dưới thời của Rodrigo Duterte, các tin tức bất lợi cho ông được dán nhăn “fake news” (tin giả), các phóng viên dám đối đầu với ông người th́ bị dọa “ám sát”, người th́ phải đối mặt với án tù.
    Bắc Kinh không thể ước ǵ hơn là gieo được các hạt giống làm ṃn lên những nơi và những con người như vậy.

    Kỳ 1: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
    Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
    Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
    Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?

  5. #55
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 5 và hết: Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?

    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...ao-trung-quoc/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...t-l-am-th.html

    Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 5 và hết: Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?
    Published 11 months ago on 31/07/2019
    By Y Chan


    Ảnh: The Economist.

    Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?
    Bước đầu tiên là đừng đặt vấn đề theo cách hù ḿnh dọa người, kiểu như trên.
    Ngay trong báo cáo của Viện Hoover về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc (TQ) ở Mỹ, một thành viên trong nhóm tác giả đă nêu rơ quan điểm bất đồng với tinh thần chung của báo cáo, cho rằng việc thổi phồng mối nguy từ các hoạt động của TQ có hại nhiều hơn có lợi.
    Các tác giả c̣n lại giữ nguyên quan điểm cần phải cảnh giác với tất cả các hoạt động của TQ, nhưng họ luôn nhấn mạnh, như chính cái tên của nghiên cứu, “promoting constructive vigilance”, rằng cần phải cảnh giác một cách tích cực, cảnh giác để bảo vệ, xây dựng những giá trị tự do mà ḿnh trân trọng, không dùng những nỗi sợ làm cái cớ đi bức hại những cộng đồng khác.
    Những chuyên gia nghiên cứu về TQ nhiều nhất, hiểu rơ nhất từng nguy cơ từ những hoạt động của chính quyền TQ, luôn là những người lên tiếng kêu gọi sự cẩn trọng cao nhất.
    Họ biết rằng nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ biến thành chính những kẻ mà ḿnh luôn ghê sợ.
    Các chuyên gia về TQ luôn nhấn mạnh sự cẩn trọng v́ họ hiểu một trong những phản ứng bản năng đầu tiên của chính quyền lẫn người dân các nước sẽ là chống lại tất cả những ǵ “có dính tới Trung Quốc”.
    Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull từng nói “cộng đồng người gốc Hoa không phải là vấn đề, họ là một phần của giải pháp”.
    Trên thực tế, những ai nhập nhằng đánh đồng tất cả “người dân TQ”, “người gốc Hoa” và “chính quyền TQ” là những người rơi vào bẫy của Bắc Kinh, tiếp tay đồng lơa cho chính quyền đảng Cộng sản.
    Với kiểu tư duy nhập nhằng ấu trĩ đó, họ làm giúp chính quyền cộng sản một chuyện mà suốt 70 năm qua những kẻ độc tài này vẫn luôn ngày ngày rêu rao: Đảng Cộng sản Trung Quốc là đại diện tuyệt đối và duy nhất của người Trung Quốc.

    Nếu ngày đó, xe tăng không tiến vào Thiên An Môn
    Có một truyện cười kinh điển, kể về việc hai vợ chồng nhà nọ bất đồng rồi căi vă, tới khi tía tai đỏ mặt, anh chồng tức giận hét lên, “cô nói đi, ai mới là chủ của ngôi nhà này?!”.
    Cô vợ b́nh thản trả lời, “nếu anh là chủ, anh đă không đi hỏi câu đó”.
    Truyện cười này rất thích hợp cho những chính quyền độc tài.
    Nếu là đại diện thật sự cho nhân dân, họ đă không cần phải đi rêu rao điều đó mỗi ngày và áp đặt nó lên người khác.
    Họ nhai đi nhai lại với hy vọng một thứ giả dối khi lặp lại đủ nhiều sẽ dần trở thành sự thật.
    Nhưng luôn có những người TQ không bao giờ chấp nhận sự dối trá đó.


    Biểu t́nh yêu cầu TQ trả tự do cho Liu Xiaobo ngày 1/7/2017, 12 ngày trước khi ông qua đời. Ảnh: HKFreePress
    Luôn có những Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người được trao giải Nobel Ḥa b́nh với nghị lực đấu tranh phi thường cho tự do, dân chủ ở Trung Quốc, mà tới những ngày tháng cuối đời trong lao tù cộng sản vẫn không giữ chút thù hận nào trong ḷng, “tôi không có kẻ thù và cũng chẳng hề thù ghét bất kỳ ai.”
    Luôn có những luật sư, những nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh bảo vệ bản thân, cho những người thấp cổ bé họng, sẵn sàng chống lại thế lực bạo quyền ngang ngược nhất hành tinh, cho dù bị đàn áp khốc liệt, hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.
    Và khi những tờ báo, những kênh truyền thông độc lập của người Trung Quốc trong và ngoài nước dần bị nhiễm sắc đỏ, vẫn luôn c̣n những con người dũng cảm quyết không để ḿnh bị nhuộm màu.
    Đó là những người như Don Ma, ông chủ của Vision China Times, một tờ báo độc lập của người Hoa tại Sydney và Melbourne. Ông không chấp nhận cúi đầu, bất kể việc chính quyền Bắc Kinh gây sức ép buộc các doanh nghiệp ở TQ cắt hợp đồng quảng cáo với tờ báo của ông. Có những doanh nghiệp vốn là khách hàng của ông bị quan chức của Bộ An ninh đến ngồi chơi xơi nước suốt hai tuần liên tục, cho đến khi họ chịu cắt quan hệ với tờ báo của Don Ma mới được tha cho yên ổn.
    Có những nhà báo sức đơn thế chiếc , “một ḿnh chống lại mafia”, tự đứng ra lập các kênh truyền thông độc lập riêng, như Hong Kong Free Press tại Hong Kong hay New Bloom tại Đài Loan, luôn trung thành với trách nhiệm cơ bản nhất của báo chí: nói Sự thật.

    Những người TQ hải ngoại vẫn thường tiếc nuối mỗi khi nghĩ về sự kiện Thiên An Môn năm 1989, rằng nếu ngày đó đảng Cộng sản thật sự v́ nước v́ dân và chịu cởi trói chính trị, giờ này TQ đă là ngọn đuốc sáng thật sự của nhân loại.
    Đó tất nhiên chỉ là giả định, một chuyện không có thật. Cuộc sống không có chữ “nếu” và thời gian chỉ đi một chiều, không thể quay lại.
    Nhưng lịch sử đă may mắn sắp đặt một chữ “nếu” khác tại một đất nước mà những người Trung Quốc thật sự được tự do, được làm chủ.
    Đài Loan là một minh chứng hùng hồn rằng người TQ hoàn toàn có thể tự do, xứng đáng với nó, và một khi tự do, họ có thể trở nên đáng kính, đáng nể, đáng trân trọng thế nào.
    Trong cơn băo truyền thông đỏ cuộn xoáy đất nước ḿnh, vào ngày Chủ nhật 23/6/2019, hàng trăm ngàn người đă tuần hành tại đại lộ Ketagalan, “thánh địa của biểu t́nh”, ở khu vực trung tâm Đài Bắc, Đài Loan.
    Đối với Đài Loan, một nước có nền dân chủ tuy non trẻ nhưng thuộc dạng sôi động bậc nhất ở châu Á, các cuộc tập hợp, tuần hành, biểu t́nh… diễn ra nhiều như cơm bữa.
    Nhưng lần này hơi khác. Nó không phải là cuộc ra quân của một đảng phái nào, cũng không do chính đảng nào tổ chức, không có xe diễu hành, không có cơm hộp phát cho người tham gia, cũng không nhằm ủng hộ một ứng viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 1/2020 sắp tới.
    Đây là sự kiện do một nhân vật trong giới “underground” phát động. Người hiệu triệu cho cuộc tuần hành này là Trần Chi Hán (Chen Chih-han), thường được gọi là “quán trưởng”, một cựu quân nhân, cựu vơ sĩ MMA (vơ tự do), từng là đại ca xă hội đen, hiện là ông chủ của một loạt trung tâm huấn luyện vơ thuật và thể h́nh.


    Ban tổ chức ước tính có hơn 100.000 người đă tham gia cuộc tuần hành phản đối “truyền thông đỏ” (thân TQ) ngày 23/6. Ảnh: ketagalanmedia.com.
    Khác với nhiều “celebrity” (người nổi tiếng) của Đài Loan, hay né tránh những b́nh luận đụng chạm đến chính quyền TQ đại lục, sợ ảnh hưởng đến nồi cơm, Trần Chi Hán thường xuyên dùng kênh truyền thông riêng của ḿnh (Facebook, Youtube…) để lên án công kích với những ǵ anh cho là sự xâm lược của chính quyền cộng sản TQ lên nền dân chủ của đảo quốc.
    Khi kêu gọi người dân tuần hành phản đối “truyền thông đỏ” ở Đài Loan, Trần Chi Hán không nghĩ sẽ có nhiều người xuất hiện như vậy.
    Anh tự nhận ḿnh là kẻ thất học, thô thiển, không phải là nhân vật tiếng tăm, và không bao giờ có ư định làm chính trị.
    Anh chỉ muốn bảo vệ sự tự do của đất nước ḿnh.
    Trong hàng trăm ngàn người đội mưa xuất hiện ngày hôm ấy, cũng không có bao nhiêu người muốn làm chính trị.
    Họ đến từ khắp nơi trên đảo quốc, tập hợp lại chỉ để truyền tải một thông điệp: truyền thông đỏ cút khỏi Đài Loan.

    Họ đến để bảo vệ sự tự do của chính ḿnh.

    Giống như cô sinh viên TQ Yang Shuping ở Đại học Maryland, những người Đài Loan đă được hít thở tự do, thứ không khí trong sạch của dân chủ, sẽ không bao giờ chấp nhận đánh đổi nó lấy bất kỳ thứ ǵ khác trên đời.

    Ánh sáng mặt trời là liều thuốc tốt nhất


    Khu vực Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, ngày 31/7/2018. Ảnh: REUTERS/Jason Lee.

    Cần phải khẳng định một lần nữa, rằng TQ không phải là chính quyền duy nhất tiến hành các hoạt động tuyên truyền, tạo ảnh hưởng lên những nước khác.
    Rất nhiều trong số những việc Bắc Kinh đă và đang làm, những chính quyền khắp thế giới đều làm.
    Điểm khác biệt quan trọng nhất, là trong khi đa phần những việc làm của các chính phủ khác đều ở ngoài sáng, minh bạch và rơ ràng, th́ những việc của chính quyền TQ làm, như đă được chỉ ra qua loạt bài này, lại đầy tính chất 3Đ – Đội lốt, Đe nạt và Đút lót.
    Trong khi những quốc gia khác khoe “sức mạnh mềm” (soft power) để tất cả cùng vui (win-win), Bắc Kinh lại xuất khẩu “sức mạnh ṃn” (sharp power) để buộc phải có bên thắng bên thua (zero-sum game).
    Trong báo cáo của Viện Hoover, “minh bạch” (transparency) là giải pháp hàng đầu các chuyên gia đưa ra để chống lại sức ảnh hưởng của TQ.
    Họ biết trong rất nhiều những việc chính quyền Bắc Kinh đang làm, không có mấy thứ sống sót nổi khi bị đem ra phơi trước ánh sáng.
    Chỉ cần minh bạch tất cả các mối quan hệ có dính dáng đến TQ, công khai tất cả những hợp đồng, thỏa thuận, điều khoản khi làm việc cùng họ, buộc những nhân vật, tổ chức chịu ảnh hưởng trực tiếp của Bắc Kinh phải công bố công khai hoạt động của ḿnh, buộc họ phải làm việc ngoài sáng thay v́ trong tối, ảnh hưởng tiêu cực từ các việc làm của chính quyền TQ, cho dù có quy mô và sức mạnh đến đâu, cũng sẽ bị kiểm soát hiệu quả.
    Đơn giản v́ không có liều thuốc kháng sinh nào tốt hơn ánh sáng mặt trời.
    Đó là cách chính quyền Mỹ áp dụng với đạo luật FARA (Foreign Agents Registration Act – đạo luật về đăng kư khai báo áo dụng cho các tổ chức, cá nhân làm việc cho chính quyền nước ngoài), khi họ buộc những cơ quan truyền thông của chính quyền TQ như Tân Hoa Xă và CGTN phải đăng kư khai báo theo luật này.
    FARA vốn là đạo luật đưa ra vào thập niên 1930 để đối phó lại các hoạt động tuyên truyền của Đức quốc xă vào Thế chiến II. Không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào của nước ngoài hoạt động ở Mỹ đều phải đăng kư. Điều luật này chỉ áp dụng cho những đơn vị có hoạt động “t́m cách gây ảnh hưởng đến thể chế chính sách” của Mỹ.

    Chậm chân hơn Mỹ, nước Úc sau những tranh luận căng thẳng về cách thức đối phó với ảnh hưởng của chính quyền TQ cũng đă thông qua gói luật chống lại sự can thiệp của nước ngoài vào nền chính trị của ḿnh. Đạo luật mới sẽ buộc những tổ chức cá nhân vận động hành lang (lobby) cho chính phủ nước ngoài phải đăng kư công khai.
    Có một vấn đề khác cần nhấn mạnh: không phải chính phủ nước nào, kể cả ở các chế độ dân chủ, cũng luôn minh bạch những việc làm của ḿnh.


    Thế giới phải làm ǵ với Trung Quốc? Ảnh: Mikhail Metzel\TASS via Getty Images.

    Và đó là điểm khác biệt quan trọng thứ hai: với những thể chế dân chủ thật sự, người dân luôn có quyền giám sát chính quyền và trừng phạt họ.
    Những người chống lại các thiết chế dân chủ thường dẫn chứng các việc làm sai trái bị phanh phui của Mỹ, Anh, Đức, Pháp … để hả hê là chính quyền dân chủ thật ra cũng “chẳng ra ǵ”.
    Họ không hiểu, hoặc cố t́nh giả điên, rằng điều cốt yếu là gần như tất cả những việc làm sai trái đó của các chính quyền dân cử đều do người dân phát hiện.
    Đó là một mấu chốt cơ bản của cơ chế dân chủ: “checks and balances”, kiểm soát cân bằng quyền lực, nơi mà quyền kiểm soát không chỉ nằm trong các nhánh tư pháp và lập pháp mà nằm trực tiếp trong tay người dân.
    Quyền lực của người dân được bảo đảm thông qua các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do biểu t́nh, tự do lập hội.
    Những thứ quyền này không thể t́m thấy ở những thể chế độc tài như chính quyền cộng sản Bắc Kinh.
    Vậy nên ngay cả trong trường hợp “các chính quyền đều xấu như nhau”, sự so sánh cũng vô cùng khập khiễng giữa các chính quyền xấu nhưng bị giám sát canh chừng chặt chẽ, và loại chính quyền đă xấu c̣n ác lại không có ai canh.
    Nhiều nước trên thế giới, với các bài học từ Mỹ, Úc và Đài Loan, đă cập nhật các chính sách, luật pháp và nâng cao cảnh giác trước những chính quyền nước ngoài có ư đồ xấu.
    Ở Việt Nam, cho đến thời điểm này, chưa có báo cáo độc lập nào như của Viện Hoover về mức độ ảnh hưởng của chính quyền TQ.
    Với tầm và tài tư duy quản lư hiện tại của những người nắm quyền ở Việt Nam, thật khó có thể hy vọng ánh sáng chiếu rọi được vào những hoạt động của Bắc Kinh, và cả các chính quyền nước khác, trên lănh thổ đất nước, khi bất kỳ thứ ǵ dính đến “chính trị” hoặc/ và “Trung Quốc” đều có thể bị gắn mác “nhạy cảm” lẫn “bí mật quốc gia”.
    Nếu một chính quyền mạnh như Mỹ c̣n phải dựa vào báo chí, vào các tổ chức dân sự, vào các nhóm nghiên cứu độc lập, vào tất cả công dân của ḿnh để chống lại hoạt động ảnh hưởng của nước ngoài, th́ sẽ là chuyện cười ra nước mắt nếu ai vẫn khăng khăng cho rằng một chính quyền đầy rẫy vấn đề như của Việt Nam lại có thể gạt tất cả các tổ chức dân sự, bóp nghẹt báo chí, bịt miệng người dân, ung dung rung đùi “để Đảng và Nhà nước lo”.

    Người Việt Nam có quyền biết những ai đă và đang nhúng bẩn bầu trời xanh của ḿnh.
    Họ có quyền tự gột sạch những vết bẩn đó.
    Người Việt Nam, cũng như bất kỳ người dân lương thiện nào trên hành tinh này, đều xứng đáng được hít thở thứ không khí sạch sẽ nhất, đón nhận thứ ánh sáng trong trẻo nhất của tự do.

    Kỳ 1: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...-cua-bac-kinh/
    Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...e-khai-va-pha/
    Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...g-cop-bat-cop/
    Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
    https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...-hat-giong-do/

  6. #56
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    5 điều bạn cần biết về WHO

    https://www.luatkhoa.org/2020/04/5-d...n-biet-ve-who/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...-httpswww.html

    5 điều bạn cần biết về WHO
    Published 2 months ago on 17/04/2020
    By Nguyễn Quốc Tấn Trung


    Trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/4/2019. Ảnh: AP.

    Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm ngừng tài trợ cho WHO dẫn đến nhiều tranh căi về sự đúng đắn của quyết định và sự quan trọng của WHO trong đại dịch. Tuy nhiên, những thông tin về chính bản thân WHO lại được giới thiệu khá hời hợt bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Điều này khiến cho nhiều độc giả vẫn c̣n thắc mắc về vai tṛ, vị trí và tầm ảnh hưởng của WHO trong hệ thống y tế thế giới.

    (Tôi có thêm phần phu lục về quyết định của chí phủ Mỹ sẽ đóng góp cho WHO bằng với Tàu đỏ)

    WHO là ǵ?
    WHO có tên đầy đủ là World Health Organisation, hay Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một cơ quan chuyên trách bên trong Liên Hiệp Quốc (United Nations – UN). WHO được thành lập vào năm 1948, ba năm sau khi UN ra đời.

    Hiểu đơn giản, bên trong Liên Hiệp Quốc có rất nhiều cơ quan khác nhau. Theo đó, có sáu cơ quan trọng yếu gồm: https://www.un.org/en/sections/about-un/main-organs/
    1- Đại hội đồng (General Assembly),
    2- Hội đồng Bảo an (Security Council),
    3- Hội đồng Quản thác (Trusteeship Council – đă ngừng hoạt động thường xuyên từ năm 1994),
    4- Hội đồng Kinh tế Xă hội (Economic and Social Council),
    5- Ṭa án Công lư Thế giới (International Court of Justice) và
    Ban Thư kư (Secretariat).
    Những cơ quan này sẽ có ảnh hưởng đương nhiên và ngay lập tức đến quyền lợi và nghĩa vụ của một quốc gia khi họ trở thành thành viên của UN.

    Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc c̣n có hơn 30 tổ chức chuyên trách khác với phạm vi ảnh hưởng riêng biệt. Một số tổ chức chắc chắn bạn đọc đă từng nghe qua trên báo đài Việt Nam, như Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund), Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization), Tổ chức Lao động Thế giới (International Labor Organization), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund), Ngân hàng Thế giới (World Bank)… WHO chính là một trong các tổ chức chuyên trách này.


    Liên Hiệp Quốc và một số cơ quan chuyên trách. Ảnh: payourintern.com.

    Khác với sáu cơ quan trọng yếu, việc bạn trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có quyền lợi hay bất kỳ trách nhiệm nào trong các cơ quan chuyên trách. Lư do là v́ thông thường mỗi cơ quan sẽ có một điều ước quốc tế thành lập riêng. Các quốc gia sẽ tự xem xét xem ḿnh có mong muốn tham gia vào tổ chức đó hay không.

    Như vậy, dù chung một mái nhà, cơ chế thành viên của Liên Hiệp Quốc và WHO là khác nhau.

    Cụ thể trong trường hợp Việt Nam, cả hai quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (Bắc Việt) và Việt Nam Cộng ḥa (Nam Việt) đều bị từ chối trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc cho đến tận năm 1977. Nhưng chúng ta gia nhập WHO rất sớm vào năm 1950, dưới danh nghĩa của Quốc gia Việt Nam (State of Vietnam), lúc này do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng, một thành viên của khối Liên hiệp Pháp.

    Lănh đạo và nguồn nhân sự của WHO từ đâu mà ra?

    Như đă nhắc đến ở trên, WHO có một điều ước quốc tế riêng biệt gọi là Constitution of the World Health Organisation (tạm gọi là Điều ước thành lập: https://www.who.int/governance/eb/wh...itution_en.pdf). Trong đây, chúng ta sẽ biết rơ hơn về cách thức gia nhập, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm tài chính của các thành viên và thủ tục hoạt động.

    Dựa vào văn bản này, WHO do ba cơ quan vận hành:

    1/- Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly – WHA), là tập hợp tất cả các quốc gia thành viên của WHO. Cơ quan này mang tính chất như là một cơ quan lập pháp, có quyền lực cao nhất trong nội bộ cơ cấu WHO.

    2/- Ban Điều hành (Executive Board) bao gồm 34 thành viên có chuyên môn y tế, do WHA bầu ra và hoạt động như cơ quan chấp hành của Hội đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc đồng đều địa lư rất được coi trọng, như hầu hết các quá tŕnh “bầu cử” khác của Liên Hiệp Quốc. Do đó, mỗi vùng địa lư sẽ có quyền xác định tối thiểu ba quốc gia cho ghế trong Ban Điều hành. Cần lưu ư rằng WHA không bầu trực tiếp cho các ứng cử viên cá nhân, mà bầu ra quốc gia có quyền chỉ định các cá nhân có chuyên môn nói trên. Nhiệm kỳ của các thành viên Ban Điều hành là ba năm.
    Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang có số lượng thành viên tối thiểu là ba. Trong khi châu Âu có số lượng thành viên đông đảo nhất là tám.

    3/- Cuối cùng là Ban Thư kư (Secretariat) với nhân viên tuyển dụng qua con đường thông thường.

    Một phiên họp của Ban điều hành WHO. Ảnh: WHO.

    Ba cơ quan này được thống nhất quản lư qua chức danh Tổng giám đốc (Director-General). Theo quy định tại Điều 32 của Điều ước thành lập, Tổng giám đốc WHO cũng sẽ là Tổng thư kư đương nhiên (ex-officio Secretary) của cả ba cơ quan. Đây là chức danh có tầm ảnh hưởng nhất trong cả tổ chức v́ nó nắm vai tṛ chỉ đạo thường trực các hoạt động của WHO trên toàn thế giới. Trong khi đó, WHA chỉ họp một lần một năm, và Ban Điều hành th́ là hai lần. Ngoài ra, nhiệm kỳ của chức danh này kéo dài đến 5 năm.

    Tổng giám đốc WHO có quy tŕnh bổ nhiệm tương đối phức tạp.

    Trước tiên, các quốc gia thành viên sẽ đề cử đại diện của ḿnh.
    Những ứng cử viên này được Ban Điều hành phỏng vấn và đánh giá.
    Dựa trên kết quả, Ban Điều hành sẽ lập danh sách rút gọn những ứng cử viên sáng giá nhất để đưa ra lựa chọn trước WHA.
    Tổng giám đốc WHO hiện nay ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, là ứng cử viên của Ethiopia. Ông từng kinh qua các chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Y tế của quốc gia này.

    Thừa nhận bản chất chính trị của WHO?

    Giống với mọi tổ chức liên chính phủ quốc tế khác, không thể phủ nhận bản chất chính trị đă ăn vào trong máu của WHO.
    Như đă dẫn chứng, cả WHA, Ban Điều hành và Tổng giám đốc của tổ chức đều là các vị trí do các quốc gia thành viên t́m cách gây ảnh hưởng thông qua các hoạt động vận động hành lang hay thậm chí là dùng viện trợ mua chuộc lẫn nhau. Vậy nên, người đóng góp nhiều nhất cho WHO không hẳn là người có ảnh hưởng lớn nhất. Những ứng cử viên có năng lực nhất không hẳn sẽ được chọn vào hệ thống. Vấn đề là họ có được ḷng các chính phủ hay không mà thôi.
    Song nói đi nói lại, đây là lời nguyền của mọi tổ chức liên chính phủ, kể cả Ṭa án Công lư Quốc tế. Không thể chỉ v́ lư do này mà bỏ rơi hay cho rằng WHO không cần thiết.

    Ngân sách hoạt động của WHO từ đâu mà có?

    Tổng giám đốc WHO là người chịu trách nhiệm lên dự toán ngân sách để Ban Điều hành xem xét. Sau khi được chấp nhận, dự tính ngân sách sẽ được tŕnh lên WHA để thông qua lần cuối cùng.

    Về nguồn đóng góp th́ WHO dựa trên hai nguồn chính.


    Những nước đóng phí thành viên bắt buộc nhiều nhất cho WHO năm 2020-2021. Ảnh: WSJ.

    Nguồn đầu tiên là nghĩa vụ tài chính của các quốc gia thành viên, cũng được gọi là “accessed contribution”, tính toán dựa trên dân số và GDP. Nguồn tiền từ nghĩa vụ tài chính là ngân sách chính của WHO chi tiêu cho các hoạt động chung của toàn tổ chức. Nói cách khác, đây chính là phí thành viên.
    Trong niên khóa tài chính 2020 – 2021, Hoa Kỳ có trách nhiệm đóng khoảng 250 triệu USD và Trung Quốc là hơn 100 triệu USD. Riêng Việt Nam th́ chỉ là 750.000 USD. Một số quốc gia khó khăn và kém phát triển như Afghanistan chỉ phải đóng góp 60.000 USD. Bhutan th́ do dân số quá ít chỉ phải nộp vào ngân sách 9.000 USD.

    Nguồn thứ hai là các khoản ủng hộ tài chính tự nguyện từ các quốc gia thành viên, các tổ chức phi chính phủ và các nhà hảo tâm tư nhân khác. Những khoản đóng góp, tuy nhiên, không được dùng cho mọi khoản chi của tổ chức. Mục tiêu của những khoản đóng góp này được người đóng góp xác định trước (earmarked), và v́ vậy không thể sử dụng cho bất kỳ mục tiêu nào khác (trừ khi khoản đóng góp không xác định mục tiêu nào cụ thể).

    Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia đóng góp tự nguyện nhiều nhất WHO, với hơn 533 triệu USD cho năm 2019.

    Dự tính họ sẽ góp thêm 400 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên, khoản đóng góp tự nguyện của Hoa Kỳ cho niên khóa tài chính 2020 – 2021 đều là những khoản có xác định mục tiêu.
    Chúng chủ yếu dùng cho các chương tŕnh đối phó và triệt tiêu bệnh bại liệt, nghiên cứu một số loại vaccine cho các chủng bệnh cũ cũng như hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tăng cường năng lực dinh dưỡng, sức khỏe.
    Rất ít trong số này, khoảng 2,97% được phân bổ cho các hoạt động khẩn cấp, và 2,33% được phân bổ cho các hoạt động pḥng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
    Việc tạm dừng tài trợ của Tổng thống Trump v́ vậy không làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động chống COVID-19 mà chủ yếu sẽ làm gián đoạn các chương tŕnh y tế khác như đă nêu.

    Vai tṛ WHO trong các dịch bệnh truyền nhiễm là ǵ?

    Điểm trước tiên cần lưu ư là WHO không có thẩm quyền ǵ đặc biệt đối với các quốc gia thành viên. Đây là một tổ chức chuyên môn mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ và tham vấn cho các hoạt động y tế trên toàn thế giới. Đồng thời, họ cũng là cầu nối giữa Liên Hiệp Quốc và các tổ chức liên chính phủ, các quốc gia khác.
    WHO có nhiều thành tựu và đóng góp trong các mặt trận chống AIDS, bệnh lao, sốt rét. Năm 1980, bệnh đậu mùa (smallpox) được chính thức loại trừ trên toàn thế giới, là một trong những nỗ lực lớn của WHO trong quá tŕnh hỗ trợ chuyên môn và cung cấp tài chính cho nhiều quốc gia.
    Theo thông tin chính thức từ WHO, tổ chức này thành lập văn pḥng đại diện tại Hà Nội ngay từ năm 1977 và là một trong những tổ chức trực tiếp hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc phục hồi năng lực y tế sau chiến tranh. Các chương tŕnh pḥng chống bệnh ở trẻ em, dinh dưỡng, giảm tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh đều có bóng dáng của WHO, kết hợp với Bộ Y tế Việt Nam.


    Chuyên viên của WHO trong một chương tŕnh địa phương ở châu Phi. Ảnh: WHO.

    Riêng về các nỗ lực pḥng chống bệnh truyền nhiễm chúng, mà cụ thể nhất là COVID-19 hiện nay, WHO được International Health Regulations (Bộ Quy định Sức khỏe Quốc tế: https://www.who.int/ihr/publications/9789241596664/en/) ủy quyền cho việc tham vấn, thông tin và thống nhất những nỗ lực toàn cầu.

    Bộ quy định này là một văn bản quy phạm quốc tế có hiệu lực pháp lư ràng buộc đối với 196 quốc gia kư kết.

    Trong đó, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo về t́nh trạng của các loại bệnh truyền nhiễm mới tại quốc gia ḿnh cho WHO khi phát hiện. Họ cũng có nghĩa vụ hợp tác với WHO để nghiên cứu, t́m hiểu về loại bệnh và đưa ra các thông tin chính xác nhất có thể.

    WHO, ngược lại, sẽ đóng vai tṛ đầu mối cung cấp thông tin và tham vấn các biện pháp cần thiết cho quốc gia thành viên, cũng như các tổ chức quốc tế khác (như Tổ chức Hàng không dân sự Quốc tế) để họ có những quyết định phù hợp trong mùa dịch. Cụ thể, WHO cung cấp các hướng dẫn toàn cầu: https://www.who.int/news-room/detail...id-19-pandemic về loại dịch bệnh giúp cho các quốc gia hiểu thêm về dịch bệnh và đưa ra các quyết sách cần thiết. WHO cũng sẽ phối hợp nỗ lực giữa các quốc gia trong quá tŕnh bào chế vaccine, cùng với những hỗ trợ chuyên môn cho các quốc gia kém hoặc đang phát triển. Khi cần thiết, họ cũng sẽ đưa ra tham vấn về việc đi lại trên toàn cầu.

    Phụ Lục:

    Mỹ sắp khôi phục một phần tài trợ cho WHO
    16/05/2020
    Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.


    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng giám đốc WHO Tedros. Ảnh: Al Jazeera.

    Tối thứ Sáu (giờ Mỹ), đài Fox News cho biết Mỹ sắp sửa khôi phục một phần tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo Reuters.

    Fox News dẫn nguồn một bản thảo lá thư của chính quyền Trump, nói rằng nước này “đồng ư chi trả tối đa bằng với khoản phí thành viên của Trung Quốc”. Phí thành viên của WHO được tính dựa trên quy mô nền kinh tế và dân số của mỗi nước. Theo tính toán của Reuters, nếu Mỹ chi trả như tuyên bố trên th́ số tiền sẽ vào khoảng 40 triệu USD, bằng 1/10 số tiền tài trợ 400 triệu USD Mỹ cam kết trước đây.
    Bản thảo lá thư mà Fox News có được cũng ghi: “Bất chấp những thiếu sót của ḿnh, tôi tin rằng WHO vẫn có tiềm năng to lớn, và tôi muốn thấy WHO khai thác được tiềm năng ấy, nhất là bây giờ giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu này”, cho thấy lá thư được viết cho TT Trump kư.
    “Nếu Trung Quốc tăng tài trợ cho WHO, chúng tôi sẽ cân nhắc đối ứng với những khoản tăng thêm đó”, lá thư ghi.
    Mỹ dừng tài trợ cho WHO từ ngày 14/4, với lư do WHO thiên vị Trung Quốc và giúp Trung Quốc lan truyền thông tin sai sự thật về coronavirus.

  7. #57
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Bầu cử Tổng thống Mỹ: khó băi bỏ chế độ đại cử tri

    https://www.luatkhoa.org/2019/05/bau...do-dai-cu-tri/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...b-o-che-o.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Bầu cử Tổng thống Mỹ: khó băi bỏ chế độ đại cử tri
    Published 1 year ago on 30/05/2019
    By Phạm Minh Trung

    (Đây là bài nói rõ về việc bầu cử Tổng Thống tại Mỹ. Việc lập ra Đại cử tri đoàn nhằm mục đích ngăn ngừa các tiểu bang lớn tranh quyền đại diện của các tiểu bang nhỏ)


    Cơ chế bầu Đại cử tri khiến cho hoạt động bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ luôn có vẻ quá lộn xộn và phức tạp trong con mắt người nước ngoài.
    Ảnh minh họa: Jaime Anderson / The MinnPost.

    Chế độ đại cử tri (Electoral College) của Mỹ vốn đă gây tranh căi, nay lại càng gây tranh căi hơn. Từ năm 2016 đến nay, ngày càng có nhiều người Mỹ kêu gọi cải cách hệ thống bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ sau khi ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton giành nhiều phiếu phổ thông hơn tỷ phú đảng Cộng ḥa Donald J. Trump, nhưng vẫn không thể trở thành tổng thống do không đạt đủ số phiếu đại cử tri tối thiểu.

    Theo luật bầu cử tổng thống ở Mỹ, người đứng đầu Nhà Trắng không được chọn trực tiếp từ lá phiếu phổ thông của người dân mà là từ phiếu đại cử tri.
    Vậy đại cử tri là ai?
    Họ đóng vai tṛ như thế nào trong việc quyết định ai sẽ trở thành tổng thống?
    Và tại sao nước Mỹ khó có thể thay đổi được cơ chế này?

    Quang cảnh các đại cử tri chuẩn bị bỏ phiếu bầu tổng thống thứ 45 nước Mỹ. Ảnh: wbur.org

    Bài viết sau đây sẽ trả lời những câu hỏi trên.

    Thể thức bầu tổng thống Mỹ


    Điều II, Khoản 1, Hiến pháp Mỹ quy định:

    “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ […] Theo thể thức mà cơ quan lập pháp quy định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ tại Quốc hội. Thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hay những người giữ chức vụ trong các cơ quan công quyền không được bầu làm đại cử tri”.
    Như vậy, về mặt kỹ thuật, các cử tri Mỹ đi bỏ phiếu để bầu chọn cử tri đoàn (gồm các đại cử tri) chứ không phải bầu trực tiếp cho các ứng viên tổng thống.
    Mỗi bang có số lượng đại cử tri (elector) tính bằng số hạ nghị sĩ cộng với thượng nghị sĩ, hợp nhất gọi là cử tri đoàn (electoral college: https://www.britannica.com/topic/electoral-college). Hạ nghị sĩ th́ tính dựa theo quy mô dân số của từng bang, thượng nghị sĩ th́ mỗi bang đều có hai. Thống kê dân số được tiến hành 10 năm một lần, do đó, bang nào càng đông dân th́ càng có nhiều đại cử tri.
    Hiện nay, California là bang đông dân nhất nước Mỹ nên cũng có số lượng phiếu đại cử tri lớn nhất là 55. Tiếp theo là một số bang khác đều có trên 20 phiếu đại cử tri như Texas (38), Florida (29), New York (29), Illinois (20), Pennsylvania (20), Ohio (18),…
    Bảy bang được ít nhất, mỗi bang thường chỉ có ba phiếu đại cử tri là Alaska, Delaware, Montana, Bắc Dakota, Nam Dakota, Vermont, Wyoming và đặc khu Washington D.C.

    Tổng cộng nước Mỹ có 538 đại cử tri (tương ứng với 435 thành viên Hạ viện và 100 thành viên Thượng viện, cộng với 3 đại diện của Quận Colombia – nơi có thủ đô Washington). Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần giành được tối thiếu 270 phiếu đại cử tri.

    Ở hầu hết các bang của Mỹ, ứng cử viên nào giành được 50,1% số phiếu phổ thông sẽ được trao 100% số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó, tức là “ăn cả”. Riêng bang Maine và Nebraska không tuân theo nguyên tắc “winner takes all” (được ăn cả, ngă về không), hai tiểu bang này chia tỉ lệ phiếu bầu đại cử tri đoàn theo các hạt bầu cử.
    Như vậy, có thể nói người đắc cử vị trí Tổng thống không nhất thiết phải giành chiến thắng về số phiếu phổ thông trên cả nước. Ứng viên vẫn có thể vào Nhà Trắng miễn là thu được trên 270 phiếu đại cử tri, dù thua đối thủ về phiếu phổ thông.
    Trong lịch sử Mỹ có năm lần ứng viên tổng thống giành được hầu hết phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại không giành được đa số phiếu đại cử tri. Đó là các năm 1824, 1876, 1888, 2000 và gần đây nhất là 2016.

    Ngày 19/12/2016, các đại cử tri bang Pennsylvania gặp nhau tại Harrisburg để bỏ phiếu bầu tổng thống thứ 45 nước Mỹ. Tỷ phú Donald Trump trước đó đă giành được đa số phiếu phổ thông của bang này. Ảnh: C-SPAN.
    Tiêu chuẩn đại cử tri

    Hiến pháp Mỹ có rất ít điều khoản: https://www.archives.gov/electoral-c...tors#selection quy định tiêu chuẩn đại cử tri.

    Điều II Hiến pháp Mỹ quy định rằng thành viên Quốc hội và những “người đang nắm giữ chức vụ tại các cơ quan công quyền Mỹ” không được chỉ định làm đại cử tri.
    Tu chính án thứ 14 Hiến pháp Mỹ cũng quy định các viên chức nhà nước tham gia nổi dậy hoặc bạo loạn chống chính phủ Mỹ, hoặc hỗ trợ, giúp sức cho kẻ thù, không được phép trở thành đại cử tri.

    Quy tŕnh chọn đại cử tri gồm hai ṿng.

    Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri để đại diện cho đảng phái và ứng viên của ḿnh trước ngày bầu cử. Trong giai đoạn này, các đảng chính trị ở mỗi bang sẽ kiểm soát quá tŕnh lựa chọn đại cử tri. Mỗi bang có một quy định khác nhau, cũng có thể theo quy định chung cho toàn quốc của đảng đó. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang ḿnh hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng. Các đại cử tri thường được lựa chọn v́ sự phục vụ và cống hiến của họ đối với đảng. Họ có thể là các quan chức được bầu lên ở các bang, các lănh đạo đảng, hoặc những người có liên hệ mật thiết với ứng cử viên tổng thống.
    Tiếp đó, vào ngày bầu cử (ngày thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11), cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống. Tùy thuộc vào quy tŕnh ở mỗi bang, tên của các đại cử tri có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên lá phiếu dưới tên của các ứng cử viên tranh cử tổng thống. Tuy nhiên, về mặt biểu hiện, các cử tri phổ thông vẫn bầu chọn cho vị ứng viên tổng thống ưa thích của ḿnh.
    Các đại cử tri ở mỗi bang sẽ gặp nhau vào thứ hai đầu tiên sau thứ tư thứ hai vào tháng 12 để bầu tổng thống và phó tổng thống Mỹ.


    Giấy chứng nhận xác nhận bầu tổng thống của các đại cử tri. Ảnh: History
    Điều ǵ xảy ra nếu không ứng viên tổng thống nào giành đa số phiếu đại cử tri?

    Nếu không ứng viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, theo điều sửa đổi thứ 12 của Hiến pháp, Hạ viện Mỹ sẽ quyết định kết quả bầu cử. Quyết định của Hạ viện được cho là sẽ phản ánh tốt hơn nguyện vọng của cử tri phổ thông so với Thượng viện do số ghế các bang nắm trong cơ quan lập pháp này tương xứng với tỷ lệ dân số từng bang.
    Hạ viện sẽ chọn tổng thống theo h́nh thức đa số. Việc bỏ phiếu sẽ do các bang tiến hành, đoàn đại biểu của mỗi bang có một phiếu. Điều đó có nghĩa đảng nào chiếm đa số trong nhóm hạ nghị sĩ của bang th́ lá phiếu bang đó sẽ thuộc về ứng viên của họ.
    C̣n trong trường hợp không ứng cử viên phó tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, Thượng viện sẽ chọn phó tổng thống bằng đa số, mỗi thượng nghị sĩ sẽ chọn một trong hai ứng cử viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất.

    Các đại cử tri sẽ bỏ phiếu như thế nào?

    Không có quy định nào trong hiến pháp hay luật liên bang Mỹ bắt buộc các đại cử tri phải bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông của bang ḿnh đại diện. Dù vậy, một số bang vẫn yêu cầu việc này. Những cam kết như vậy có thể chia thành hai nhóm: đại cử tri bị ràng buộc bởi luật của bang và đại cử tri bị ràng buộc bởi cam kết với đảng của ḿnh.
    Qua thực tế lịch sử, các đại cử tri thường bầu cho những ứng viên mà họ đă cam kết ủng hộ từ trước.
    Qua thời gian cũng có xuất hiện một số đại cử tri được coi là “lật lọng” (“faithless Electors”) v́ bỏ phiếu cho các ứng viên khác so với cam kết ban đầu. Và trong trường hợp này, phiếu của họ vẫn được tính.

    Nhưng điều này hiếm khi xảy ra và chưa bao giờ làm thay đổi kết quả bầu cử.

    Tối cao Pháp viện Mỹ không quy định cụ thể về những h́nh phạt nào có thể áp dụng với hành động không bỏ phiếu như cam kết. Tuy nhiên, một số bang th́ quy định các “đại cử tri không trung thành” có thể bị phạt hoặc tước quyền bầu cử nếu bỏ phiếu không hợp lệ và sẽ bị thay thế bởi một đại cử tri “dự bị”. Chưa từng có đại cử tri nào bị khởi tố v́ không bỏ phiếu như cam kết.

    Trong suốt lịch sử Mỹ, hơn 99% đại cử tri đă bỏ phiếu theo ư chí của đa số người dân ở bang ḿnh.


    Hội nghị Đại cử tri ngày 18/11/2012, bầu ra Tổng thống Obama, nhiệm kỳ thứ 2.
    Ảnh: Time Union.

    V́ sao đại cử tri ra đời?

    Lư do là v́ các nhà lập quốc Mỹ không hoàn toàn tin tưởng mô h́nh dân chủ trực tiếp.
    Họ tin rằng chân lư không phải lúc nào cũng thuộc về số đông, và đa số cử tri không phải khi nào cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Sự độc tài của số đông (the tyranny of the majority), hay sau này được Alexis de Tocqueville gọi là “sự chuyên chế của đa số” là thứ họ muốn tránh.

    Do đó, các nhà sáng lập nước Mỹ muốn trao quyền quyết định chiếc ghế tổng thống cho một nhóm người được lựa chọn, như một chiếc phao dự pḥng cần thiết, với niềm tin rằng trong những thời khắc hiểm nghèo, nhóm người nhỏ đại diện cho nhiều lợi ích khác nhau của Hoa Kỳ sẽ có thể thỏa hiệp và và đưa ra quyết định sáng suốt hơn là số đông người dân, vốn rất dễ bị cảm xúc và tâm lư đám đông chi phối. Tuy nhiên, khi không có chuyện ǵ xảy ra, ư chí của nhân dân vẫn sẽ được tôn trọng.

    Mặt khác, các nhà soạn thảo Hiến pháp cũng muốn đảm bảo rằng Tổng thống sẽ có đầy đủ quyền lực và có vị thế độc lập với Quốc hội.
    Trong hệ thống nghị viện của Mỹ, Quốc hội không chọn Tổng thống, Tổng thống cũng không phải là lănh đạo của một đảng tại Quốc hội. Các nhà lập quốc muốn thúc đẩy dân chủ thông qua hệ thống phân chia quyền lực.
    Nếu Quốc hội lựa chọn Tổng thống, người đứng đầu nhánh hành pháp chắc chắn sẽ phải lệ thuộc Quốc hội, đặc biệt khi Tổng thống muốn được Quốc hội tái bầu. Các nhà lập quốc lo ngại rằng nếu Quốc hội bầu Tổng thống, vị này sẽ ủng hộ Quốc hội đến mức trở thành con rối của Quốc hội chứ không độc lập nữa.
    Tương tự, các nhà lập quốc Hoa Kỳ cũng không cho các bang được bầu Tổng thống trực tiếp do lo ngại người dân sẽ chỉ bầu cho ứng viên người địa phương và các bang lớn đông dân sẽ nắm vai tṛ thống trị.
    Không chỉ vậy, các đại cử tri từ tất cả các bang chỉ gặp nhau bốn năm một lần để bỏ phiếu bầu tổng thống rồi giải tán ngay lập tức. Họ không được phép quy tụ lại với nhau trên tư cách một cơ quan riêng rẽ ở cấp quốc gia. Điều này giải quyết được nỗi lo sợ mất cân bằng quyền lực mà chúng ta đă nói đến ở trên.

    Những vấn đề của hệ thống bầu cử đại cử tri

    Câu hỏi đặt ra là liệu có bất công hay không khi một ứng viên đắc cử tổng thống thật ra lại nhận được số phiếu phổ thông ít hơn so với người thất bại. Nhiều người coi đây là điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống bầu cử tổng thống của nước Mỹ theo h́nh thức đại cử tri.
    Năm 2000, ứng viên đảng Dân chủ Al Gore giành được 48,38% phiếu phổ thông toàn quốc so với đối thủ phe Cộng ḥa George Bush được 47,87%. Dù vậy, ông Bush vẫn giành chiến thắng do nhận được 271 phiếu đại cử tri so với 266 của Al Gore. Bang quyết định là Florida, nơi tất cả 25 phiếu đại cử tri rơi vào tay Bush dù chênh lệch giữa hai ứng viên về phiếu phổ thông tại bang này chỉ là 537.
    T́nh huống tương tự xảy ra vào năm 1888 khi Benjamin Harrison giành chiến thắng nhờ có hơn phiếu đại cử tri, dù ít phiếu phổ thông hơn so với đối thủ Grover Cleveland. Năm 2016 cũng là một ví dụ điển h́nh khi tỷ phú Donald Trump đă đắc cử tổng thống dù ít phiếu phổ thông hơn bà Hillary Clinton.
    Một mặt trái khác của hệ thống bầu cử theo đại cử tri là những lá phiếu của hàng triệu cử tri cuối cùng không được tính. Ví dụ, nếu bạn là một người ủng hộ đảng Cộng ḥa ở New York hay California là các tiểu bang có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, hoặc là một người ủng hộ đảng Dân chủ tại tiểu bang Wyoming hay Mississippi là các tiểu bang thiên về đảng Cộng ḥa, lá phiếu bầu tổng thống của bạn thật sự không có ư nghĩa ǵ.
    Thật vậy, trên khắp nước Mỹ chỉ có khoảng 10 tiểu bang: https://www.project-syndicate.org/co...r=accesspaylog được coi là các tiểu bang “dao động” (swing state), tức các tiểu bang lần bầu cử nào cũng do dự xem nên bầu cho ứng cử viên của đảng nào. Phần lớn c̣n lại được coi là các tiểu bang “an toàn” cho đảng này hay đảng kia.
    Chính v́ vậy, các ứng viên sẽ ít đầu tư tới vận động tranh cử tại các bang được cho là đă “an bài” đó.
    Một hạn chế nữa sẽ xảy ra trong trường hợp không ai thắng 270 phiếu đại cử tri. Bởi khi đó, cuộc bầu cử được chuyển tới Hạ viện, nơi mà mỗi phái đoàn tiểu bang có một phiếu duy nhất, bất kể số lượng cử tri mà phái đoàn đó đại diện là bao nhiêu. Dù là Wyoming (có dân số khoảng 585.000 người) hay California (có dân số hơn 39 triệu người), mỗi tiểu bang cũng chỉ có một phiếu bầu. Và cũng không thể nhắc đến việc lá phiếu “bất tín” của đại cử tri (bỏ phiếu ngược lại với cam kết ban đầu của ḿnh) vẫn sẽ được tính.


    10 thành viên cử tri đoàn bang Maryland đang xác nhận bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: The Baltimore Sun

    Lợi ích của hệ thống bầu cử đại cử tri là ǵ?

    Một lợi ích của hệ thống này là tạo cho các bang nhỏ tầm ảnh hưởng trong việc bầu chọn nhà lănh đạo mới của đất nước.
    Ví dụ, bang lớn nhất California chiếm 12,03% dân số nước Mỹ, nhưng cử tri đoàn gồm 55 đại cử tri của họ chỉ chiếm 10,22% số đại cử tri trên cả nước. Trong khi bang Wyoming có dân cư thưa thớt chỉ chiếm 0,18% dân số nước Mỹ nhưng họ có ba phiếu đại cử tri, chiếm 0,56% tổng số đại cử tri Mỹ.
    Bên cạnh đó, 10 tiểu bang “chiến trường” cũng chính là những tiểu bang mà các ứng viên tổng thống sẽ dồn phần lớn nguồn lực để vận động.
    Ví dụ, bang Ohio, tiểu bang mà lần bầu cử tổng thống nào cũng có sự “dao động”. Theo truyền thống, không ứng cử viên đảng Cộng ḥa nào có thể thắng cử tổng thống mà không giành chiến thắng ở đó. Chính v́ vậy, các ứng viên luôn dành rất nhiều thời gian tới thăm và vận động tranh cử ở đây.
    Các tiểu bang khác cũng được coi là hết sức quan trọng đối với chiến thắng của cả hai đảng là Florida và Pennsylvania.
    Hệ thống đại cử tri cũng đồng nghĩa với việc một ứng viên muốn chiến thắng phải nhận được sự ủng hộ của các lá phiếu trên phạm vi toàn nước Mỹ. Do đó, ứng viên đó phải thực sự là một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn.

    Băi bỏ cử tri đoàn? Không đơn giản như vậy

    Nhiều người Mỹ muốn thay đổi h́nh thức bầu cử tổng thống, chuyển sang chỉ bầu trực tiếp mà thôi. Nhưng điều đó ít có khả năng xảy ra v́ việc sửa đổi Hiến pháp đ̣i hỏi phải có sự đồng thuận mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ liên bang đến tiểu bang, cũng như Nghị viện Hoa Kỳ. Do vậy mà trong hơn 230 năm qua, mới chỉ có 27 Tu chính án được thông qua. Ư kiến đ̣i băi bỏ cử tri đoàn vấp phải sự phản đối từ các bang nhỏ có tỉ lệ đại diện thấp trong cử tri đoàn, sự phản đối từ những người ủng hộ hệ thống hai đảng và những người ủng hộ hệ thống chính phủ liên bang.

    Lư do thứ nhất khiến hệ thống cử tri đoàn dường như rất khó thay thế, trước tiên, là v́ quy tŕnh sửa đổi bổ sung Hiến pháp Hoa Kỳ.
    Quy tŕnh này đ̣i hỏi, trước tiên Quốc hội Mỹ phải thông qua đề xuất sửa đổi với tỷ lệ đồng ư là 2/3 ở cả Hạ viện và Thượng viện; sau đó ¾ tổng số các bang (38/50 bang) phải phê chuẩn đề xuất này.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Mặc dù vẫn có sự ủng hộ từ phía một số thành viên khác trong đảng, song vẫn chưa có sự đồng thuận thực sự lớn, đủ để sửa đổi Hiến pháp.


    Các nhà lănh đạo đảng Cộng ḥa tại Thượng viện Hoa Kỳ tham dự phiên họp chung của Quốc hội để kiểm phiếu đại cử tri cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 tại Đồi Capitol, ngày 8/1/2009. Ảnh: Getty Images

    Thứ hai là việc các bang luôn ở t́nh trạng “dao động chính trị”, chưa sẵn sàng từ bỏ đặc quyền mà họ hiện đang thụ hưởng, là đặc quyền được quan tâm nhiều hơn từ các ứng viên tổng thống.
    Thứ ba, tuy các nhà sáng lập nước Mỹ không có ư định lập ra cử tri đoàn để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống hai đảng phái, nhưng theo thời gian, cử tri đoàn trên thực tế đă củng cố sự tồn tại của hệ thống lưỡng đảng, mà khá chắc chắn là cả hai đảng Cộng ḥa lẫn Dân chủ đều không mong muốn một đảng thứ ba được chen chân vào.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Trong lịch sử Mỹ, những ứng viên của các đảng thứ ba chưa bao giờ thắng cử tổng thống hoặc giành được số ghế đáng kể tại Quốc hội.

    Cuối cùng, nhiều người Mỹ cho rằng hệ thống cử tri đoàn phản ánh bản chất liên bang của Hoa Kỳ và phản đối mọi nỗ lực nhằm xóa bỏ hệ thống này, bởi họ coi việc xóa bỏ phiếu đại cử tri giống như là một hành vi tấn công chế độ liên bang và làm tổn thương quyền lực hiến định của các bang.

  8. #58
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Nghị sĩ Mỹ đề xuất sửa Hiến pháp, giới hạn nhiệm kỳ thành viên Quốc hội

    https://www.luatkhoa.org/2019/01/ngh...vien-quoc-hoi/
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...-ap-gi-oi.html

    Nghị sĩ Mỹ đề xuất sửa Hiến pháp, giới hạn nhiệm kỳ thành viên Quốc hội
    Published 1 year ago on 05/01/2019
    By Lê Hằng

    (Những Quốc Phụ của Mỹ đã sơ hở và quên một điều đó là lòng tham của con người. Washington không làm vua với “Nhiệm kỳ” trọn đời. Ngài muốn con dân không tham quyền cố vị. Tiếc thay, ngài không giới hạn nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ, Dân biểu, nên họ đã lợi dùng điều này để trở thành chính trị gia trọn đời. Không ai màng tới thân phận của các thường dân. Họ cấu kết với giới tài phiệt đem công việc ra nước ngoài, đẩy những tầng lớp thợ thuyền tới cảnh thất nghiệp, xí nghiệp của Mỹ, liên tục bị đóng cửa. Bà Nancy Pelosi đã miệt thị họ là “The deplorable”, trong khi mình ở trong “Lầu vàng, gác tiá”. Tôi nhớ có một thượng nghị sĩ đã tự về hưu, vì không muốn nhúng bùn danh lợi. Nhưng oái oăm, việc giới hạn nhiệm kỳ phải có SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA ĐẠI ĐA SỔ Thượng nghị sĩ, Dân biểu!)


    Các hạ nghị sĩ Mỹ tuyên thệ nhậm chức ngày 3/1/2018 tại Hạ viện. Ảnh: Getty Images.

    Một số nghị sĩ Mỹ vừa đề xuất sửa đổi Hiến pháp để giới hạn nhiệm kỳ đối với thành viên của cả hai viện Quốc hội, CNN đưa tin: https://edition.cnn.com/2019/01/04/p...sal/index.html.

    Đề xuất này do thượng nghị sĩ Ted Cruz và hạ nghị sĩ Francis Rooney của đảng Cộng hoà đưa ra ngày 3/1 vừa qua. Ba thượng nghị sĩ (TNS) của đảng Cộng hoà là Marco Rubio, Mike Lee và David Purdue đồng bảo trợ tu chính án này.

    _Cụ thể, các nghị sĩ đề xuất giới hạn hai nhiệm kỳ đối với TNS (mỗi nhiệm kỳ sáu năm) và ba nhiệm kỳ đối với hạ nghị sĩ (HNS – mỗi nhiệm kỳ hai năm). Hiện nay, Hiến pháp Mỹ không có giới hạn nhiệm kỳ đối với các nghị sĩ, nên nhiều người có thể làm nghị sĩ hàng chục năm, nhiều người nắm quyền cho đến khi qua đời. Điều này khác với chức vụ tổng thống, vốn bị giới hạn không quá hai nhiệm kỳ: https://constitutioncenter.org/inter...amendment-xxii.

    Nếu dự luật được thông qua, bản thân _TNS Ted Cruz cũng sẽ phải rời Thượng viện Hoa Kỳ khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2025.

    Đây không phải lần đầu tiên Ted Cruz đề xuất dự luật này. Ông đă từng đề xuất dự luật tương tự: https://www.wisn.com/article/lawmake...gress/25746101 hai năm trước đây, chỉ ít ngày trước khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.

    “Từ rất lâu nay, các thành viên của Quốc hội đă lạm dụng quyền lực của ḿnh và phớt lờ ư chí của người dân Mỹ. Đạo luật giới hạn nhiệm kỳ đối với các nghị sĩ tại Quốc hội đưa ra giải pháp cho sự đổ vỡ mà chúng ta thấy ở Washington, D.C.”, _TNS Ted Cruz nói với: https://www.wisn.com/article/lawmake...gress/25746101 đài ABC.

    HNS Francis Rooney (bang Florida), người vừa giành chiến thắng cho nhiệm kỳ thứ hai tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, cho biết: https://www.newsweek.com/sen-ted-cru...posing-1279070 một số lượng áp đảo người dân Mỹ ủng hộ một bản sửa đổi, hay c̣n gọi là tu chính án hiến pháp như vậy.

    “Tôi cho rằng với tư cách là nhà lập pháp, chúng ta nên noi gương những người cha lập quốc của chúng ta, Tổng thống George Washington và Thomas Jefferson, những người _không coi làm chính trị là một loại nghề nghiệp. Lịch sử của chúng ta có đầy đủ các ví dụ về các nhà lănh đạo đă phục vụ nước Mỹ trong một thời gian và trở lại cuộc sống riêng tư, hoặc tiếp tục phụng sự nước Mỹ theo một cách khác.”, Hạ nghị sĩ Rooney nói với tờ Newsweek.

    Để bản tu chính án _hiến pháp này được thông qua, ít nhất 2/3 thành viên của cả hai viện của Quốc hội phải bỏ phiếu thuận và sau đó phải có ít nhất 38 bang phê chuẩn. Bản tu chính án hiến pháp gần nhất được phê chuẩn vào năm 1992, và là một câu chuyện khá thú vị.

    Tổng thống Donald Trump cũng đă từng lên tiếng ủng hộ giới hạn nhiệm kỳ đối với các thành viên của Quốc hội. Tổng thống Mỹ tweet vào tháng Tư năm ngoái rằng ông đă gặp một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng và ông tán thành những nỗ lực của họ.


    Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas. Ảnh: Getty Images.

    Về Hạ viện Mỹ

    Hạ viện Mỹ: https://www.britannica.com/topic/Hou...tes-government có 435 thành viên, gọi là hạ nghị sĩ hoặc dân biểu, làm việc theo nhiệm ḱ hai năm. Mỗi bang có số _HNS khác nhau, phụ thuộc vào tỉ lệ dân số. Hiện California có số HNS đông nhất trong Hạ viện với 53 người. Ứng cử viên vào Hạ viện phải đủ 25 tuổi trở lên, phải sống tại Mỹ trong bảy năm. Điều này nghĩa là họ không cần phải sinh ra tại Mỹ.
    Ngoài chức năng cơ bản là làm luật, Hạ viện có độc quyền khởi xướng các luật về thuế và ngân sách (Thượng viện không thể khởi xướng các luật này, mặc dù vẫn được bỏ phiếu quyết định sau khi Hạ viện đă thông qua) và ra nghị quyết luận tội các chức vụ liên bang (bao gồm cả tổng thống). Trong trường hợp không có ứng viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, Hạ viện là nơi sẽ bầu ra tổng thống trong số ba ứng viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất.

    Về Thượng viện Mỹ

    Thượng viện: https://www.britannica.com/topic/Sen...tes-government có 100 thành viên đại diện cho 50 bang, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ, bất kể bang lớn hay bang nhỏ. Mỗi TNS có nhiệm ḱ sáu năm, nhưng cứ hai năm lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng nghị sĩ.
    Để trở thành thành viên của Thượng viện, ứng cử viên phải từ 30 tuổi trở lên và phải có ít nhất chín năm sống tại Mỹ, và không bắt buộc phải được sinh ra tại Mỹ.
    Thượng viện được hưởng hai đặc quyền vượt trội so với Hạ viện đó là tư vấn và thông qua các hiệp ước, phê chuẩn nhân sự mà tổng thống đề xuất. Thượng viện cũng tiến hành các phiên xét xử đối với quan chức liên bang, bao gồm cả tổng thống, và có quyền về tất cả vấn đề liên quan tới chính sách đối ngoại của Mỹ.

    Từ khoá:

    hiến pháp: constitution
    tu chính án hiến pháp: constitutional amendment
    nhiệm kỳ: term
    giới hạn nhiệm kỳ: term limit
    quốc hội: congress, parliament, national assembly
    hạ viện: house of representatives (Mỹ), house of commons (Anh), lower house
    thượng viện: senate (Mỹ), house of lords (Anh), upper house
    nghị sĩ (nói chung): member of congress, congressman (nam), congresswoman (nữ)
    hạ nghị sĩ, dân biểu: representative, member of the house of representatives
    thượng nghị sĩ: senator, member of the senate
    phê chuẩn: to ratify

  9. #59
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tản mạn cuối tháng 6/2020

    Tôi đă nói, ḿnh được chứng kiến những chuyện “vô tiền khoáng hậu” của đời người.
    1/ Lúc nhỏ được đi học ở trường với h́nh của vua Bảo Đại treo trong lớp.
    2/ Quê hương đổi chủ, xem các anh bộ đội khoe nhà máy gang thép Thái Nguyên ở trong ḷng núi.
    3/ Đi tàu của Mỹ từ Hải-pḥng vào Nam.
    4/ Hưởng nền giáo dục nhân bản của 2 nền Cộng Hoà của miền Nam.
    5/ Quê hương lại đổi chủ với cảnh “Người khôn phải đi học thằng ngu”.
    6/ Liều chết ra khơi khi câu châm ngôi mới ra đời:
    a/ Một là con nuôi má,
    b/ Hai là má nuôi con,
    c/ Ba là con nuôi cá!

    7/ Đang ỡ một nhược tiểu quốc được làm dân của một đại cường.
    8/ Những tưởng sẽ được an vui tuổi già trong yên b́nh sau khi thấy nơi chôn nhau cắt rốn đang trở thành 1 quận huyện của kẻ thù truyền kiếp.
    Uổng công Hai Bà Trưng đă hy sinh cho quê hương!
    9/ Nhờ sách vở, nên hiểu được tham vọng của những nhà lănh đạo độc tài:
    a/ Hitler với chính sách thượng tôn chủng tộc và tham vọng làm chủ thế-giới.
    b/ Người Hán, với chính sách đồng hoá chủng tộc, của họ đă từ lănh thổ giữa 2 sông Hoàng hà, và Dương tử dần dà tóm thâu lục quốc, hủy diệt văn hóa bản địa, bắt dân địa phương phải học chữ nghĩa, phong tục của người Hán. Họ đă diệt được cả trăm giống Việt ở đông nam lănh thổ. Đất nước VN nhỏ bé là ngoại lệ.
    Sau thế chiến thứ 2, họ tiếp tục bổn cũ soạn lại, thâu tóm: Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông.
    Sau 30 năm, với sự ngây thơ của Mỹ, họ đă lớn mạnh và mong thống trị thế giới. Mọi chuyện có thể sẽ êm suôi như con ếch được luộc từ từ.
    10/ Tôi đă chứng kiến cảnh tha hoá của các chính trị gia của 2 đảng Dân chủ, và Cộng hoà. Cho tới thời TT Reagan, họ c̣n làm việc cho nước Mỹ. Sau đó, họ chỉ làm việc cho đảng phái, và bản thân ḿnh. Tôi đă theo khuynh hướng “Loại bỏ các chính khách nhà nghề”, và bỏ phiếu cho ông Trump.
    Ông ta làm đảo lộn tất cả. Những mưu mô làm sao có được sự hiểu biết kỹ thuật của Tàu đỏ được phơi bày. Những chính sách thâm nhập, và gây ảnh hưởng bắt đầu được phơi bày.
    Hôm nay tôi đăng một tin về ông Trump, ông ta đă may mắn thoát chết một tai nạn máy bay.
    Phải chăng có sự an bài từ TRÊN CAO để ông ta làm đảo lộn chính sách của nước Mỹ trong hơn 30 năm qua, của lãnh tụ của cả hai đảng?

    Tổng thống Donald Trump: Kỳ 1
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/tong-t...enh-39746.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...-noi-minh.html


    “Đó là lúc tôi nhận ra Trump đến trái đất này v́ mục đích lớn hơn. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra ông sẽ là Tổng thống.” (Ảnh tổng hợp)

    Tổng thống Donald Trump: Kỳ 1 - Định mệnh trở thành tổng thống

    Đường Thư • 06:30, 25/05/20• 4279 lượt xem

    Chính thức ra tranh cử và biến cuộc bầu cử năm 2016 trở thành một sự kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử chính trị Mỹ với kết quả bất ngờ làm choáng váng phe cánh tả và phần lớn thế giới khi một kẻ tay ngang đánh bại các chính trị gia lăo luyện để bước vào Nhà Trắng, sự xuất hiện của Donald Trump trong cương vị Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dường như là định mệnh.

    Mặc dù cho đến khi trở thành Tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa từng tham gia như một chính trị gia trên chính trường, nhưng trong nhiều thập kỷ, chủ đề "ra tranh cử" đă nhiều lần được khơi lên, thậm chí theo lời kể của Roger Stone, cựu tổng thống Mỹ Nixon, đă dự đoán Trump sẽ trở thành Tổng thống Mỹ từ những năm 80 thế kỷ trước.
    Roger Stone, nhà hoạt động chính trị dày dạn kinh nghiệm, từng tổ chức 9 chiến dịch tranh cử Tổng thống, là phụ tá chiến dịch cấp cao cho các tổng thống thuộc đảng Cộng ḥa, và là cố vấn trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump. Roger tin rằng người đầu tiên nhận ra tiềm năng tranh cử tổng thống của Donald Trump là cựu tổng thống Richard Nixon.

    Roger Stone

    Nixon đă viết cho Trump kể rằng vợ ḿnh thấy Donald Trump trên chương tŕnh Phil Donahue và bà nghĩ nếu có ư định ra tranh cử ông sẽ thắng. Roger kể rằng:
    Nixon vẫn hay có kiểu nói ṿng vèo như thế, trong trường hợp này ông đă áp suy nghĩ của ḿnh cho vợ.

    Cựu tổng thống Richard Nixon tin rằng nếu Donald Trump bước ra tranh cử, phần thắng thuộc về ông sẽ rất cao. (Ảnh: Getty)

    “Tôi không xem chương tŕnh nhưng vợ tôi bảo trông anh thật tuyệt”. Nixon viết cho Trump chính tay ông gạch dưới từ “Tuyệt”. “Như anh có thể h́nh dung, bà ấy là một chuyên gia về chính trị và bà ấy tiên đoán bất cứ khi nào quyết định ra tranh cử, anh sẽ là người chiến thắng.”
    Sự hiểu biết của Nixon về việc sử dụng quyền lực đă khích lệ Trump. Chủ nghĩa thực dụng của Nixon cũng lôi cuốn vị đại gia New York. Theo yêu cầu của Nixon, Roger gửi lời mời Donald Trump và vợ ông Ivana xuống chơi ở Houston vào cuối tuần.
    Roger kể lại:
    Hiếm thấy khi nào Nixon nhanh nhẹn như thế. Nixon và Trump nói chuyện riêng với nhau suốt nhiều giờ, tỷ phú bất động sản New York liên tục hỏi ông cựu tổng thống nhiều vấn đề. Trump lắng nghe để lĩnh hội càng nhiều càng tốt từng lời của vị cựu tổng thống, người hết sức ấn tượng với vị doanh nhân Manhattan.
    Roger tin rằng:
    Nếu c̣n sống để thấy cuộc đua vào vị trí tổng thống năm 2016 hẳn là Nixon sẽ vui ḷng chứng kiến sự táo bạo và dữ dội mà Trump vẫn nhắm vào giới truyền thông.

    https://i.postimg.cc/9QnSb02m/ETU6-XV2-Xk-AAx-Nk-N.jpg
    Trump 1988

    32 năm trước, Trump ở tuổi 42. Trong một lần được phỏng vấn bởi nhà sản xuất truyền h́nh Oprah Winfrey, khi cô đặt câu hỏi về chính trị:
    - Thưa ông, ông có bao giờ nghĩ đến việc ra ứng cử Tổng thống không?
    Trump đáp:
    - Có lẽ không, v́ tôi rất thành công và yêu thích những công việc tôi đang làm, tôi không thích làm chính trị, trừ khi nào tôi cảm thấy nước Mỹ đi vào con đường ngược chiều và cần sự thay đổi.
    Trong cuốn sách xuất bản năm 1990 của ḿnh: "Trump: tồn tại trên đỉnh cao", ông phủ nhận mọi mối quan tâm đối với việc phục vụ công chúng, khẳng định rằng, ông không phù hợp làm chính trị gia:
    “Tôi không muốn dính dáng ǵ đến các thỏa hiệp, những cái ôm nồng ấm, hay tất cả những việc vô nghĩa khác mà bạn phải làm để có được phiếu bầu.”

    “Tôi không muốn dính dáng ǵ đến các thỏa hiệp, những cái ôm nồng ấm, hay tất cả những việc vô nghĩa khác mà bạn phải làm để có được phiếu bầu”. (Ảnh chụp video)

    Kể từ đó, ông đă chứng kiến trong gần 2 thập kỷ nước Mỹ dần đi vào con đường ngược chiều với những ǵ mà các nhà lập quốc đă khai sinh. Ông đă không ít lần muốn tham gia vào sự thay đổi nó, tuy nhiên ư định về việc tham gia tranh cử trong nhiều năm mới dừng lại ở cuộc thăm ḍ dư luận, mặc dù ông luôn được cử tri yêu mến.
    “Nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử.”
    1999 - 2000 Đảng độc lập
    Tháng 9/1999, Roger Stone và Donald Trump trong văn pḥng của ông trên tầng 26 Trump Tower, Đại lộ 5, thành phố New York.
    Trump vùi đầu vào mấy tờ báo trong khi Roger im lặng chờ đợi. Ông vừa đọc vừa nhíu mày, cái nhíu mày này đă trở thành nổi tiếng và lắc đầu với vẻ bực bội:
    “Tôi dám chắc đó sẽ là cuộc đua giữa Bush và Gore”, ông phá vỡ sự im lặng. “Cả hai đều cực kỳ kinh khủng, Chuyện ǵ đang diễn ra ở đất nước này thế?”
    Đây có lẽ là câu hỏi lặp đi lặp lại hằng ngày khi ông xem các bản tin về những thứ tréo ngoe đang diễn ra ở Mỹ, những chính trị gia vụng về hoặc chỉ lo trục lợi cá nhân bằng những toan tính, những thứ đang hủy hoại đất nước ông yêu như bao nhiêu người Mỹ khác.


    “Tôi dám chắc đó sẽ là cuộc đua giữa Bush và Gore”, ông phá vỡ sự im lặng. “Cả hai đều cực kỳ kinh khủng, Chuyện ǵ đang diễn ra ở đất nước này thế?” (Ảnh: Getty)

    “Roger, tôi muốn tiến hành bước tiếp theo. Tôi muốn biết liệu Donald Trump có thể thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng không. Liệu đất nước này đă sẵn sàng cho Donald Trump chưa? Có điều tôi biết chắc là tôi giỏi hơn bất cứ thằng cha ngu đần nào đang tham gia cuộc đua”.
    Tại thời điểm đó, ông đă biên soạn xong cuốn sách: "Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng" trong đó phác họa chính sách đối nội và đối ngoại của ông. Cuốn sách được ấn hành vào ngày 1/1/2000 dự kiến trước khi Trump có thể tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng.
    Ông có những tiên đoán trong cuốn sách của ḿnh, như thể ông đă chuẩn bị cho năm 2016: “Tôi tin những người không phải chính trị gia sẽ là đại diện cho làn sóng của tương lai.”
    Thậm chí, ông đă dự đoán trước và cảnh báo về chủ nghĩa khủng bố: “Đă tới lúc phải nỗ lực chuẩn bị cho điều mà tôi tin ấy là ở đâu đó, lúc nào đó tồn tại nguy cơ hiển hiện về một vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ được đưa vào và kích nổ trong một thành phố lớn của Mỹ.”

    Cứ như Trump đang dự báo cho năm 2016.


    Donald Trump ra mắt cuốn sách: "Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng" vào tháng 01/2000, ở New York. Nội dung cuốn sách phác họa các chính sách đối nội và đối ngoại của ông. (Ảnh: Getty)

    Năm 1999 ông Trump thu hút sự ủng hộ của người trong đảng độc lập (được gọi là đảng Cải cách của bang, một đảng cơ bản gồm những phần tử ôn ḥa). Năm 2000 Trump đă nói với New York Time rằng, có một khả năng rất lớn tôi sẽ ra tranh cử. Ông nói rằng ông sẽ ra tranh cử với tư cách đại diện cho đảng độc lập của New York.
    Roger thành lập Ủy ban thăm ḍ dư luận cho Trump về việc tranh cử tổng thống. Ông xuất hiện trong chương tŕnh Larry King và ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, ông nổ một quả bom đầu tiên:
    “Vậy là tôi sẽ thành lập Ủy ban thăm ḍ bầu cử tổng thống, tôi cũng thông báo việc này trong chương tŕnh của anh giống như mấy người khác. Nhưng tôi sẽ thành lập ủy ban và đi vào hoạt động ngay ngày mai.”
    Ông cũng đă nói về đảng Cộng ḥa như thế này: “Tôi thực sự tin Đảng Cộng ḥa lúc này toàn người điên.”
    Trong cuộc phỏng vấn của Donald đă thực hiện với Oprah Winfrey vào năm 1988, ông nói về cơ hội trở thành tổng thống:
    “Tôi nói rằng tôi sẽ có cơ hội chiến thắng bởi v́ tôi không biết khán giả của bà cảm thấy thế nào nhưng tôi nghĩ mọi người đă mệt mỏi khi thấy nước Mỹ đang bị xé toạc.”



    Trump - như một người Mỹ điển h́nh với phong cách Mỹ, thực dụng, và với tính toán khôn ngoan của một nhà kinh doanh lăo luyện, người từng chờ đợi 30 năm để đạt được một thương vụ kinh doanh lớn, hiểu sâu sắc rằng, ông cần một thời điểm thích hợp để chiến thắng thực sự.
    Roger khẳng định ông tuyệt đối nghiêm túc về việc tranh cử năm 2000, Tuy vậy, ông cảm thấy ḿnh không thể thắng nếu đại diện cho Đảng độc lập.
    “Tôi hiểu điều này. Tôi hiểu những thời điểm thuận lợi và không thuận lợi” (CNN.com/ Allpolitic ngày 25/10/1999).
    “Nếu không thể thắng, nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử. Tôi không cần trở thành ứng viên độc lập nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử. Tôi muốn chiến thắng.” (Donald Trump trong chương tŕnh truyền h́nh trực tiếp Larry King 9/10/1999).

    “Nếu không thể thắng, nếu tôi cảm thấy không thể thắng, tôi sẽ không ra tranh cử. Tôi không cần trở thành ứng viên độc lập nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử. Tôi muốn chiến thắng.” (Ảnh: Getty)
    Tờ Sun Sentinel giật tít:
    “Trump: Tôi có đủ những ǵ cần có để làm tổng thống”.
    Trump tin rằng ông có đủ những ǵ cần có để làm tổng thống, ngay tại thời điểm đó, nhưng ông c̣n hiểu hơn rằng: người dân Mỹ chưa sẵn sàng cho một tổng thống như ông, họ cần đi một quăng đường dài để nhận ra sự vô dụng của các chính trị gia giới tinh hoa mà họ đang bị mê hoặc bởi những lời hứa hẹn bóng bẩy. Họ cần thời gian để hiểu rằng, những chính trị gia đó chỉ nói mà không làm ǵ, và ông sẽ chính thức xuất hiện khi nước Mỹ thật sự tới đỉnh điểm cơn khát của một sự thay đổi vĩ đại.
    Ít ai biết rằng, ông lặng lẽ đăng kư câu: “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ” với văn pḥng sáng chế và nhăn hiệu Hoa Kỳ chỉ ít ngày sau khi Romney (ứng cử viên đảng Cộng ḥa năm 2012) bị đánh bại.
    Và ông tiếp tục chờ đợi.

    Đảng Cộng ḥa 2012
    Trump suy nghĩ nghiêm túc về việc lại ra tranh cử tổng thống năm 2012 lần này với tư cách người của Đảng Cộng ḥa.

    Một lần nữa ông lại nhận được sự ủng hộ đến khó tin, cử tri cực kỳ yêu mến ông. Kết quả thăm ḍ dư luận rất cao. Ông nói với một phóng viên: "Tôi đang nghĩ một cách nghiêm túc về việc này. Tôi ghét những ǵ xảy ra trên đất nước chúng ta.”


    "Tôi đang nghĩ một cách nghiêm túc về việc này. Tôi ghét những ǵ xảy ra trên đất nước chúng ta.” (Ảnh: Getty)

    Trump vươn lên dẫn đầu phía đảng Cộng ḥa bằng cách nắm bắt tốt vấn đề liệu có phải Tổng thống Obama sinh ở Kenya và về pháp lư không thể là tổng thống v́ ông ta không phải là công dân Mỹ sinh ra trên đất Mỹ. “Tại sao ông ta không tŕnh giấy khai sinh ra” ông hỏi khi xuất hiện trong chương tŕnh View. Tháng 7/2010 tờ Obe giật tít lớn trên trang đầu: OBAMA KHÔNG SINH RA Ở MỸ.

    28/3/2011, ông xuất hiện trên Fox News và nói:
    “Ông ta đă sử dụng hàng triệu đô la để lẩn tránh vấn đề này, hàng triệu đô la phí luật pháp để thoát khỏi vấn đề này.”
    Vào thời điểm đó, một cuộc thăm ḍ dư luận của Gallup cho thấy chỉ có 38% người Mỹ được hỏi tin Obama “rơ ràng” là sinh ra ở Mỹ.
    “Một nguồn tin cực kỳ tin cậy đă gọi tới văn pḥng nói với tôi giấy khai sinh của Obama là tṛ bịp bợm”, Trump nói. Nhưng vấn đề đă chính thức bị chôn vùi ở đó.

    https://i.postimg.cc/bv1TnwNF/ntdvn-1183405886.jpg
    “Một nguồn tin cực kỳ tin cậy đă gọi tới văn pḥng nói với tôi giấy khai sinh của Obama là tṛ bịp bợm”, Trump nói. Nhưng “ông ta đă sử dụng hàng triệu đô la để lẩn tránh vấn đề này, hàng triệu đô la phí luật pháp để thoát khỏi vấn đề này.” (Ảnh: Getty)

    Dù có kết quả thăm ḍ cao, Trump tin Obama có thể sẽ tái cử, và cơ hội của ông sẽ tốt hơn vào năm 2016.
    Không có ǵ ngạc nhiên khi trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 các cử tri cảm thấy rằng đây có thể chỉ là một tṛ đùa nữa của Trump, tuy nhiên lần này ông đă đi một bước quyết định khi chính thức tuyên bố tranh cử Tổng thống: “Tôi đang chính thức chạy đua đến chiếc ghế Tổng thống nước Mỹ."
    Việc ông ấy xuất hiện trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đă làm choáng váng và chấn động những người đứng đầu hai đảng. Nó biến cuộc bầu cử năm 2016 trở thành một sự kiện mà cử tri đều theo dơi với sự háo hức say mê.
    Những ǵ diễn ra trong cuộc bầu cử năm đó, chính xác là những ǵ người Mỹ trải nghiệm trong nhiệm kỳ của ông, một chính trị gia làm nhiều hơn những ǵ ḿnh nói. Giờ đây rất nhiều người tin rằng, Chúa đă an bài ông cho sứ mệnh “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”.


    Tổng thống Donald Trump - một chính trị gia làm nhiều hơn những ǵ ḿnh nói. Giờ đây rất nhiều người tin rằng, Chúa đă an bài ông cho sứ mệnh “Khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”. (Ảnh: Getty)

    Vụ thoát chết hy hữu hay định mệnh trở thành Tổng thống?

    Roger nhận ra điều đó từ năm 1989 khi chứng kiến câu chuyện hy hữu về Trump.
    Năm 1989 Roger làm việc cho Trump với tư cách là người vận động hành lang ở Washington, xử lư các nguyên tắc về giao dịch tiền tệ mà casino của ông đang bị để ư.
    “Tôi tin ḿnh đă nghĩ ra ngôn từ đúng quy chuẩn mà các nhà làm luật có thể chấp nhận, chỉ c̣n chờ Donald Trump đồng ư”.
    Roger gọi điện cho Trump ở văn pḥng hỏi xem liệu ông có thể đáp chuyến bay miền Đông từ Washington tới New York gặp ông ở văn pḥng vào buổi trưa được không. Donald bảo không thể gặp v́ sắp đi Atlantic City bằng trực thăng với một nhóm giám đốc điều hành. “Tôi thuyết phục ông đợi tôi, để những người kia đi trước, trực thăng trở lại đón và đưa ông tới Atlantic city sau”, Roger kể lại.
    Ngay sau khi tôi được dẫn vào văn pḥng, trợ lư Norma Foerderer mặt tái mét vào nói với Donald Trump là cảnh sát trưởng bang New Jersey Clint Pagano đang chờ trên điện thoại. Trump chuyển sang chế độ loa ngoài: “Tôi lấy làm tiếc phải thông báo chiếc trực thăng mà công ty ông thuê đă rơi ở vùng đồi thông. Mọi người trên máy bay đều tử nạn". "Ông chắc chứ?" Trump hỏi. “Một trăm phần trăm”, viên cảnh sát trưởng trả lời.


    Chiếc máy bay trực thăng tử nạn (trái) và bài báo về sự kiện vào năm 1989 (phải). (Nguồn tổng hợp)
    Roger kể rằng những người phụ nữ trong tổ chức Trump ̣a khóc trước việc Trump mất Steve Hyde và Mark Estee, hai giám đốc điều hành casino giỏi nhất. Donald bảo Norma nối điện thoại với các bà quả phụ ông nói chuyện với từng người và trong một số trường hợp cuộc gọi của Trump báo tin về cái chết của chồng họ là tin đầu tiên về sự kiện đau thương này.
    “Trong khi Trump có thể c̣n nhiều cuộc hẹn sau lúc gặp tôi hôm ấy. Tôi biết mạng sống của ông đă được bảo toàn để cứu nền Cộng ḥa và phục hồi nền kinh tế của nước Mỹ.”
    “Đó là lúc tôi nhận ra Trump đến trái đất này v́ mục đích lớn hơn. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra ông sẽ là Tổng thống.”

    (c̣n tiếp...)
    Đường Thư

  10. #60
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Tổng thống Donald Trump - Kỳ 2:

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/tong-t...ang-40940.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2020/07...-httpswww.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên


    “Những ǵ tôi đă làm ra cái gia tài của nước Mỹ hơn 3 năm qua đều gần như đă mất và tôi sẽ làm lại lần thứ hai sẽ vĩ đại hơn và nhanh hơn.” (NTD Việt Nam tổng hợp)
    Tổng thống Donald Trump - Kỳ 2: “Hăy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng”
    Đường Thư • 11:35, 28/05/20• 6386 lượt xem

    Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ!

    “Mỗi ngày tôi nhận được rất nhiều thư, hàng chồng thư. Không lâu trước đây tôi đă nhận được một lá thư từ cô giáo mầm non của tôi. Tôi đă nói vô cùng ngạc nhiên khi bắt gặp nó trong hàng đống những chồng thư. Cô nói rằng điều cô nhớ nhất về tôi là việc tôi không bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Tôi là học sinh hay hỏi nhất mà cô từng biết. Tôi trả lời thư rằng có một số thứ trên đời không bao giờ thay đổi, tôi vẫn đặt rất nhiều câu hỏi - nhưng chính sự ṭ ṃ và óc khám phá của tôi đă mang lại cho tôi thành công trong suốt thời gian qua. Tôi cũng nói lời cảm ơn cô, một lời cảm ơn hơi muộn một chút, v́ sự kiên nhẫn cô đă dành cho tôi nhiều năm trước đây, kiên nhẫn và lắng nghe tất cả những câu hỏi của tôi.
    Tôi bắt đầu nghĩ về những ngày tháng đầu tiên đó, mỗi câu hỏi của tôi lúc đó đều chính là điểm bắt đầu của một khám phá mới và đến giờ cũng vậy...” (Donald Trump)

    Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đă nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lư đang xoay chuyển nước Mỹ, theo một cách khiến ông vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ.

    Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đă nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lư đang xoay chuyển nước Mỹ, theo một cách khiến ông vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ.
    Thói quen đặt câu hỏi là sự khởi đầu cho sự khám phá và bằng cách đó ông đă nhận ra quá nhiều điều bất ổn và phi lư đang xoay chuyển nước Mỹ. (Getty)
    Nó dẫn lối ông đến sự thật, giúp ông thấu hiểu những ǵ đang diễn ra trong thế giới này, dù sự thật ngày càng hiện ra dưới những cái vỏ của sự lừa dối đáng sợ về mức độ nham hiểm, tàn ác của cá nhân hay thể chế, quốc gia.

    “Cái quái ǵ đang xảy ra ở đất nước này thế?”

    Trong nhiều thập niên, ông đă chứng kiến nước Mỹ bị “xé toạc”, ngày càng lao xuống dốc, một nước Mỹ đă từng vĩ đại và chiến thắng, giờ đây, đang ch́m trong thảm họa suy thoái kinh tế bởi những con người ưu tú mà không có việc làm, những kẻ bóc lột tiền thuế của dân, khủng bố hoành hành, và đáng sợ hơn cả là những kẻ cầm quyền đang cố huỷ hoại nước Mỹ từ bên trong...
    Trong cuộc phỏng vấn của Donald đă thực hiện với Oprah Winfrey vào năm 1988, ông nói về cơ hội trở thành tổng thống: “Tôi nói rằng tôi sẽ có cơ hội chiến thắng bởi v́ tôi không biết khán giả của bà cảm thấy thế nào nhưng tôi nghĩ mọi người đă mệt mỏi khi thấy nước Mỹ đang bị xé toạc.”
    Tháng 3/1990, ông nói với Playboy: "Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ v́ tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc".

    Embed from Getty Images
    https://i.postimg.cc/YSVvt6w5/gettyi...-2048x2048.jpg
    "Tôi không muốn làm tổng thống, tôi chắc chắn 100%. Tôi thay đổi quyết định chỉ v́ tôi thấy đất nước đang ngày càng xuống dốc".

    Vị doanh nhân hết sức thành công và chẳng tha thiết ǵ giới chính trường màu mè giả tạo, đă không thể yên tâm thỏa măn trong lĩnh vực vô cùng yêu thích của ḿnh, để nghĩ về những điều lớn hơn. Bất động sản là đam mê mà ông theo đuổi cả cuộc đời, nhưng đến lúc ông nhận ra, mảnh đất lớn nhất, vĩ đại nhất nơi mà ông và người dân thuộc về, là Nước Mỹ! Đó là lư do khiến ông bước ra tranh cử, bởi v́ ông hiểu rằng, chỉ ở địa vị của một Tổng thống, ông mới có thể giúp được đất nước này nhiều nhất, ông mới có thể khiến nó vĩ đại trở lại.

    “Obama chính là lư do mà tôi có mặt tại Nhà Trắng”

    “Trong hoạt động kinh doanh, ngày nào tôi cũng thấy nước Mỹ bị cắt cổ và ngược đăi. Chúng ta đă và đang trở thành một tṛ hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Không ai tôn trọng chúng ta cả. Chúng ta là đối tượng để cười nhạo khắp nơi trên thế giới. ISIS, Trung Quốc, Mexico đang đánh bại chúng ta, tất cả đang đánh bại chúng ta, kẻ thù th́ ngày càng mạnh lên c̣n nước Mỹ th́ ngày càng yếu đi. Giờ đây họ c̣n hạ gục chúng ta trên mặt trận kinh tế. Chúng ta không c̣n những chiến thắng lẫy lừng nữa. Chúng ta đă từng chiến thắng nhưng giờ th́ không.”

    Trump trở thành 1 trong 17 ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng ḥa gồm hầu hết là các thống đốc, cựu thống đốc, thượng nghị sĩ liên bang. Donald Trump một kẻ tay ngang mà truyền thông tin rằng đă đùa giỡn với việc tranh cử tổng thống năm 2000 và 2012 nhưng cũng chưa bao giờ là ứng cử viên trong một cuộc bầu cử hoặc giữ bất cứ cương vị chính trị nào.


    "Chúng ta đă và đang trở thành một tṛ hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào." (Getty)
    Bài quà dài, phải cắt bớt


    Barack Obama đă để lại một di sản nước Mỹ đổ nát khi rời khỏi nhiệm sở. Ông được đánh giá là một trong những vị tổng thống kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. (Getty)
    Donald Trump kinh ngạc nhận thấy chính quyền Obama đă để Trung Quốc tràn sang và đổ đống hàng hóa, chiếm của Mỹ hàng trăm tỷ đô-la bằng cách thao túng và giảm giá trị đồng tiền của họ. “Họ đang xẻ thịt chúng ta.” Tổng thống Obama đă làm một việc không thể tin nổi là tái thiết Trung Quốc và tái thiết rất nhiều quốc gia khác.

    "Tôi từng bị lên án v́ dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ"

    “Dù Washington nói năng vui vẻ thế nào th́ giới lănh đạo Trung Quốc cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án v́ dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu ḿnh bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá sản, cướp việc làm của ta, do thám ḥng ăn cắp công nghệ của ta, và hủy hoại lối sống của ta đây?”
    Nước Mỹ trong nhiều năm trước khi ông ra tranh cử đă trở thành băi rác cho mọi rắc rối của tất các các nước khác. Mexico mang sang Mỹ ma tuư, tội phạm, những kẻ hăm hiếp... Nhưng không chỉ Mexico, chúng c̣n đến từ Nam và Trung Mỹ, Trung Đông, khủng bố Hồi giáo, ISIS...
    “Làm thế nào mà các nhà chính trị này lại có thể ngu ngốc cho phép điều này xảy ra. Họ ngu ngốc đến thế nào chứ!”

    https://i.postimg.cc/2j9Kr3q4/ntdvn-1209336384.jpg
    "Tôi từng bị lên án v́ dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu ḿnh bằng từ nào khác?" (Getty)
    Theo số liệu việc làm của Cục Thống kê Lao động, Mỹ đă mất khoảng 303.000 việc làm trong ngành sản xuất kể từ khi Obama nhậm chức. Dưới thời Obama số người Mỹ sống bằng tem trợ cấp giá thực phẩm theo số liệu công bố chính thức trong Chương tŕnh hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung của Bộ Nông nghiệp Mỹ SNAP đă tăng từ 32 triệu người năm 2009 lên 43,6 triệu vào tháng 4/2016, tức là cứ 7 người Mỹ th́ có 1 người phải dùng tem phiếu thực phẩm, trong khi việc áp đặt 229 quy định lớn mới của liên bang thực hiện từ năm 2009 đă tiêu tốn của nền kinh tế Mỹ 108 tỷ đô la một năm theo số liệu của chính cơ quan điều hành liên bang. Các doanh nghiệp đang phải đóng cửa. Tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp cao ở mức cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, Mỹ mất điểm tín dụng AAA. Giá xăng dầu đă tăng gấp đôi.
    Đến cuối nhiệm kỳ thứ 2, Obama đang trên đà làm tăng nợ quốc gia của Mỹ lên gấp đôi tới mức 20 ngàn tỷ đô la ngang với toàn bộ số nợ của tất cả các đời tổng thống tiền nhiệm cộng lại.

    Ngoài một nền kinh tế thảm họa, Obama để lại nguy cơ khủng bố cả trong và ngoài nước
    Chính sách đối ngoại của Obama đẩy những h́nh ảnh về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, từ vụ đốt Sứ quán Mỹ ở Benghazi cháy suốt đêm tới việc lá cờ đen của ISIS phất cao đắc thắng khi từ Syria tràn vào Iraq. Các phần tử thánh chiến quay cảnh chặt đầu các nạn nhân, hoặc với việc máy bay vận tải Mỹ chở hàng tỷ đô la mới in sang Iran để có thể đối lấy thỏa thuận với Iraq, mà kết quả là Iran vi phạm cam kết sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi vẫn phát triển tiềm lực tên lửa xuyên lục địa đe dọa các nước láng giềng và toàn thế giới.


    Chính sách đối ngoại của Obama làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới, góp phần đẩy nước Mỹ vào ṿng nguy hiểm.
    Chúng ta có những kẻ đang bán rẻ đất nước.

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Trong 8 năm cầm quyền, chính quyền Obama đă cho gần 43.000 người tị nạn Somali vào Mỹ, 99% trong số đó là người Hồi giáo. Năm 2016 Obama nhanh chóng chào đón 12.000 người tị nạn từ Syria vào Mỹ, 99% là người Hồi giáo, đây là một phần của 85.000 người tị nạn trên toàn thế giới mà Obama đă cam kết sẽ chấp nhận cho nhập cư vào Mỹ. Việc nhân dân tị nạn Syria ngày càng gây nhiều tranh căi sau khi số này dính líu đến các kế hoạch tấn công khủng bố ở châu Âu. Ngoài việc không thấy khá hơn về kinh tế, hàng triệu cử tri Mỹ cảm thấy đất nước kém an toàn hơn khi cuộc tranh cử tổng thống bước vào giai đoạn cao điểm năm 2016.
    “Chúng ta chẳng có ǵ ngoài những vấn đề, chúng ta có những kẻ chẳng ra ǵ, chúng ta có những kẻ suy đồi, chúng ta có những kẻ đang bán rẻ đất nước. Sự tổn hại mà các thành viên Đảng Dân chủ, các thành viên yếu kém của Đảng Cộng ḥa, và thảm họa chính sách đă và đang gây ra cho nước Mỹ đặt ta vào một đống lộn xộn mà ta chưa từng thấy trong đời.”
    Không chỉ thế, sau 2 nhiệm kỳ cần quyền Obama cùng phe cánh tả c̣n sắp đặt một âm mưu để lật đổ Tổng thống tiếp theo được bầu hợp pháp. Đây sẽ là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử Mỹ mà không ai khác, chính tổng thống bị hại, Donald Trump sắp phơi bày nó.

    Không chỉ có 'thành tích' yếu kém về kinh tế, Barack Obama c̣n khiến nước Mỹ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết bởi chính sách nhập cư những người Hồi giáo vào nước Mỹ, trong bối cảnh t́nh h́nh khủng bố trên toàn cầu đang rất căng thẳng

    “Tôi đau buồn trước những ǵ mắt ḿnh nh́n thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta"

    "Obama cho rằng chẳng có ǵ đặc biệt hay hiếm có ở nước Mỹ − rằng chúng ta không khác ǵ một nước nào khác. Đất nước chúng ta là lực lượng tự do lớn nhất được biết tới trên thế giới. Chúng ta có những trái tim quả cảm, có những bộ óc lớn và có sự can trường lớn lao − và chúng ta sử dụng cả ba điều đó. Trong quá khứ, hệ thống tư bản chủ nghĩa thị trường tự do của chúng ta đă tạo ra nhiều của cải và sự thịnh vượng hơn bất kỳ nền kinh tế có chính phủ kiểm soát nào có thể mơ đến. V́ sự giàu có đó, chúng ta cũng làm từ thiện nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.”
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    “Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những ǵ mắt ḿnh nh́n thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại và đi chệch hướng kinh khủng khiếp, và ai cũng biết điều đó. Tương lai của con em chúng ta đang nguy nan − và chúng ta phải làm những việc cần làm v́ chúng. Chúng ta phải cứng rắn để đất nước của chúng ta có thể vĩ đại trở lại.

    "Tôi yêu nước Mỹ. Tôi đau buồn trước những ǵ mắt ḿnh nh́n thấy đang xảy ra trên đất nước chúng ta. Obama là một thí nghiệm cánh tả thất bại, và ai cũng biết điều đó." (Getty)
    Ông có câu trả lời cho mọi vấn đề của nước Mỹ và ông có thể giải quyết tất cả những vấn đề đó
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    “Tôi nghĩ ta xứng đáng với điều tốt đẹp nhất. Các quyết định ta đang đối mặt quá lớn lao, quá nhiều hệ lụy khiến ta không thể bỏ mặc. Tôi có những câu trả lời cho các vấn đề mà ta đang đối mặt. Tôi biết cách làm cho nước Mỹ giàu có trở lại.”
    Cuối cùng, một kẻ tay ngang chưa từng tham gia chính trường đă chiến thắng Hillary - ứng cử viên được dán nhăn tranh cử cho nhiệm kỳ thứ ba của Obama với sự ủng hộ mạnh mẽ của giới truyền thông chính thống gồm cả các hệ thống phát thanh và những tờ báo lớn như New York Times và Washington Post, trong một chiến dịch vận động trị giá khoảng 2 tỷ đô la từ quỹ Clinton. Donald Trump đă cứu nước Mỹ khỏi sự trở lại quyền lực của Bill Clinton khi ông ta khoái trá nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lư mọi việc.


    Bill Clinton đă từng khoái trá khi nói với một nhà tư vấn lâu năm của đảng Dân chủ New York rằng nếu Hillary lấy lại được Nhà Trắng, ông ta sẽ lại xử lư mọi việc. (Getty)
    Ngôi sao truyền h́nh ăn khách The Apprentice ngang nhiên bước vào làm chủ Pḥng Bầu dục, bất chấp tất cả các chính trị gia chuyên nghiệp đă không ngừng nhạo báng gọi ông là "thằng hề", "thằng ngu" và toàn bộ giới truyền thông chính thống, tất cả đă vượt qua ranh giới độc lập báo chí để trở thành những kẻ thiên vị ứng cử viên đảng Dân chủ, đă quyết liệt chống ông đến cùng.

    “Hăy nhớ rằng tôi luôn luôn chiến thắng”
    Trước bầu cử, không ai ở Washington nghĩ rằng ông sẽ đắc cử. Nhưng ngay cả khi bị phản đối mạnh mẽ và khả năng thắng cử thấp, ông vẫn giữ một ư chí chiến thắng đáng kinh ngạc.
    Giữa tháng 10/2016, chỉ ba tuần trước ngày bầu cử, tất cả các cuộc thăm ḍ đều cho kết quả xấu. Cuốn băng “Inside Hollywood” có tuổi đời hàng thập niên ghi h́nh Trump dùng ngôn ngữ thô tục đă bị giới truyền thông tinh hoa khai thác tối đa và hầu như tất cả người trong chiến dịch tranh cử Trump đều sợ hăi. Newt Gingrich - cố vấn tranh cử của ông lo lắng gọi điện cho Trump để thảo luận về các biện pháp đối phó, nhưng ông nói, bằng một sự quả quyết không ngờ: “Hăy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.”
    Đây là một phần sâu sắc trong tính cách Trump, điều mà ông muốn toàn bộ đất nước thấm nhuần. Trump không muốn người Mỹ nói về sự bất lực, ông muốn nói về những khả năng. Ông luôn tự hào về tiềm năng của người Mỹ. V́ chúng ta là người Mỹ. Chúng ta có tiềm năng, chúng ta chỉ cần sự lănh đạo đúng đắn.

    “Hăy nhớ rằng tôi sẽ giành chiến thắng. Tôi luôn luôn chiến thắng. Tôi không chắc bằng cách nào nhưng vào ngày bầu cử chúng ta sẽ thắng.” (Getty)
    Bài quà dài, phải cắt bớt


    Nhưng, có một điều cần phải nhớ về Trump, là ông thích chiến thắng, ông ghét bị thua cuộc, ông sẽ vực dậy nước Mỹ trong cuộc chiến với ĐCSTQ, như ông đă từng làm thế 3 năm trước đây.
    “Những ǵ tôi đă làm ra cái gia tài của nước Mỹ hơn 3 năm qua đều gần như đă mất và tôi sẽ làm lại lần thứ hai sẽ vĩ đại hơn và nhanh hơn.”

    Đối với các chính trị gia chuyên nghiệp, chiến thắng của ông tái diễn thắng lợi của Ronald Reagan trước Tổng thống đương nhiệm Jimmy Carter năm 1980, người từng nói điều mà Trump tâm đắc: “Ở thế hệ nào, tự do cũng đứng trước nguy cơ bị dập tắt. Chúng ta không truyền lại nó cho con cháu ḿnh qua ḍng máu. Chúng ta phải đấu tranh, bảo vệ và giao nó lại cho con cháu để chúng làm điều tương tự.”
    Ông đă sẵn sàng cho phần đời c̣n lại của ḿnh để giành lại một “Nước Mỹ chúng ta đáng có!"

    “Có lẽ ông là hy vọng cuối cùng của chúng ta để trở lại là đất nước của những người chiến thắng” (Roger Stones)
    Đường Thư

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •