Page 44 of 78 FirstFirst ... 3440414243444546474854 ... LastLast
Results 431 to 440 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #431
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    ĐCSTH lợi dụng quan hệ ‘thành phố kết nghĩa’ để thâm nhập, giới lập pháp Úc kêu gọi ‘chia tay’

    http://vietmania.blogspot.com/2020/1...h-pho-ket.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...-ph-o-ket.html

    SATURDAY, OCTOBER 17, 2020
    ĐCSTH lợi dụng quan hệ ‘thành phố kết nghĩa’ để thâm nhập, giới lập pháp Úc kêu gọi ‘chia tay’
    Tâm Thanh | DKN

    Ảnh chụp màn h́nh Youtube/ About the House: the official channel of the Australian House of Representatives

    (Bị dị ứng với TQ: nước ở giữa, bọn ở chung quanh là lũ man di, mọi rợ. Tôi đã đổi TQ thành Trung Hoa. ĐCSTQ -> ĐCSTH, ĐCSTH)

    Virus viêm phổi Vũ Hán đă và đang tiếp tục càn quét thế giới, làm tổn hại nghiêm trọng hệ thống kinh tế và xă hội toàn cầu. Theo đó, các quốc gia trên thế giới đă bắt đầu nhận ra sự xâm nhập của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (ĐCSTH) trong mối quan hệ với đất nước họ, theo Sound of Hope.
    Gần đây, các phương tiện truyền thông chính thống của Úc đă tiết lộ vào hồi đầu tháng 9 rằng, một công ty Công nghệ Thông tin Dữ liệu Chấn Hoa Thâm Quyến có quan hệ với quân đội và cơ quan t́nh báo của ĐCSTH đă thu thập một cơ sở dữ liệu khổng lồ của 2,4 triệu người trên khắp thế giới.
    Ông Paul Funnell, nghị sĩ tại thành phố Wagga Wagga, một thành phố không giáp biển lớn nhất ở bang New South Wales, Úc, mới đây cũng đăng trên Facebook tiết lộ rằng, ĐCSTH đă sử dụng mối quan hệ thành phố kết nghĩa giữa Wagga Wagga, Úc và Côn Minh, Trung Hoa làm vỏ bọc cho các hoạt động thâm nhập vào Úc.

    Paul Funnell Wagga Wagga City Councillor

    Wagga Wagga
    Ông mạnh mẽ thúc giục, kêu gọi hội đồng thành phố giải tán mối quan hệ thành phố kết nghĩa với ĐCSTH.
    Một báo cáo năm 2018 của Viện Hoover, một cơ quan chính sách công của Hoa Kỳ tiết lộ rằng, mối quan hệ thành phố kết nghĩa của ĐCSTH với các thành phố lớn trên thế giới thực tế là một phần của chiến dịch mặt trận thống nhất của ĐCSTH, lợi dụng sự tự do và cởi mở của phương Tây để thực hiện thâm nhập chính trị.
    Báo cáo năm 2018 của Viện Hoover có trích dẫn tuyên bố của ĐCSTH trong bản báo cáo “Hiệp hội hữu nghị với nước ngoài của Nhân dân Trung Hoa”: Từ năm 1973 đến ngày 16/11/2018, ĐCSTH đă thành lập mối quan hệ thành phố kết nghĩa với 2571 thành phố của 136 quốc gia trên toàn thế giới.
    Nghị sĩ Paul Funnell của thành phố Wagga wagga cho biết thêm trên Facebook rằng, từ dữ liệu mà công ty Chấn Hoa Thâm Quyến thu thập được cho thấy, các chính trị gia Úc và gia đ́nh của họ từ lâu đă trở thành mục tiêu giám sát của ĐCSTH.
    Một số người có thể không hiểu: “Điều này có liên quan ǵ đến mối quan hệ thành phố kết nghĩa Côn Minh và Wagga Wagga được thiết lập vào năm 1988?”
    “Bởi v́ ngay từ 20 năm trước, cơ quan an ninh của ĐCSTH đă thực hiện các hoạt động bí mật tại thành phố của chúng tôi dưới danh nghĩa một đoàn thể đến thăm Wagga Wagga thông qua kế hoạch thành phố kết nghĩa”, Funnell giải thích.
    Ông tiết lộ rằng, ngay từ tháng 12/2000, trang web của Hội đồng thành phố Waga Waga đă có thể thấy hồ sơ ghi chép “một phái đoàn gồm 10 người của Cục Công an Côn Minh đă đến thăm thành phố Waga Waga”.
    Ông Funnell đặt câu hỏi tại sao tài liệu được ghi chép của hội đồng thành phố “không giải thích mục đích chuyến thăm của Cục Công an Côn Minh”, “không nói rơ ai đă cho phép các sĩ quan cảnh sát ĐCSTH hoạt động trong thành phố và trên bờ biển của chúng ta” và cũng không một ai “ghi lại hoặc nhớ lại bất kỳ hoạt động giám sát nào trong chuyến thăm của họ”.
    Điều đó cũng có nghĩa là, cảnh sát nước ngoài đến đây để làm ǵ? Họ đă đi những đâu? Đă gặp những ai? Họ đă thực hiện những hoạt động ǵ? Ông Funnell nói rằng, những vấn đề này đă khiến người ta không thể không nghi ngờ về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Úc.
    Ông chỉ ra rằng, Wagga Wagga là một thị trấn quân sự quan trọng ở Úc, là căn cứ thông tin liên lạc của hải quân và lực lượng quốc pḥng đóng quân tại đây. Thành phố Wagga Wagga cũng là trụ sở chính của an ninh trật tự ở khu vực phía tây nam, đồng thời là trung tâm giáo dục, có các trường đại học và cao đẳng giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật (TAFE). Ngoài ra, thành phố c̣n là trung tâm y tế và sức khỏe lớn nhất bên ngoài đô thị, trung tâm không chỉ cung cấp các dịch vụ y tế và sức khỏe mà c̣n cung cấp các khóa đào tạo và giáo dục liên quan…
    Ông cũng đặt câu hỏi về việc tại sao Hội đồng thành phố Wagga Wagga lại có thể cho phép các nhân viên an ninh của Côn Minh tự do đi lại và làm những ǵ họ muốn tại Úc. C̣n tại Côn Minh, bất kỳ thời điểm nào trong 24h, người Úc đều phải đăng kư với cảnh sát cục Công an địa phương mới được vào thành phố.
    Ông Funnell nói rằng, ĐCSTH đang mang lại cái chết và sự hủy diệt cho thế giới, v́ vậy ông kêu gọi “kiên quyết chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa này, nếu không mối quan hệ giữa thành phố Wagga Wagga và chính quyền thành phố Côn Minh sẽ trở thành một phần của mối quan hệ với chính quyền toàn trị của ĐCSTH”.
    Theo báo cáo, vào ngày 14/4 năm nay, Hội đồng thành phố Wagga Wagga đă thông qua dự thảo nghị quyết chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa với Côn Minh.
    Tuy nhiên, vào ngày 22/4, trước sự kiên quyết của Thị trưởng Greg Conkey, Hội đồng thành phố Wagga Wagga đă bỏ phiếu một lần nữa và lật lại nghị quyết đă được thông qua trước đó.
    Ông Funnell nói rằng, ông chưa bao giờ thay đổi quan điểm của ḿnh, đặc biệt là kể từ khi ĐCSTH thực hiện một loạt các hành động trả đũa kinh tế chống lại Úc, ông khẳng định việc cắt đứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa với Côn Minh là rất cần thiết.
    Ông Funnel cũng tiết lộ rằng, ĐCSTH đă thâm nhập vào thế giới một cách có hệ thống trong một thời gian dài, bao gồm cả “một Vành đai, một Con đường” với các khoản vay hỗ trợ tài chính và lấy “thành phố kết nghĩa” để ngụy trang cho t́nh hữu nghị. Thế giới dân chủ phương Tây đang dần dần thức tỉnh và coi đây là thủ đoạn chính của ĐCSTH để thâm nhập ra nước ngoài.
    Theo dữ liệu công khai, đă có tới 227 thành phố tại 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đă kư kết quan hệ thành phố kết nghĩa với các thành phố của Trung Hoa.
    New York và Bắc Kinh đă trở thành hai thành phố kết nghĩa từ năm 1980. Năm ngoái, một viện chính sách do ĐCSTH tài trợ đă đưa ra một báo cáo, đánh giá lập trường của 50 thống đốc Hoa Kỳ đối với ĐCSTH là “thân thiện”, “cứng rắn” và “mờ nhạt”.
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói rằng, cho dù bạn được ĐCSTH coi là thân thiện hay cứng rắn, bạn phải biết rằng họ đang lợi dụng bạn và các đoàn thể xung quanh bạn.
    Ông Pompeo cũng cảnh báo các quan chức địa phương của Hoa Kỳ nên cảnh giác về sự xâm nhập và gây ảnh hưởng ở nước ngoài của ĐCSTH. Bởi v́ họ phân tích một cách có hệ thống nước Mỹ, đồng thời lợi dụng sự tự do và cởi mở này để tiến hành thâm nhập h́nh thái ư thức.

    Michael Richard Pompeo is an American politician, diplomat, businessman, and attorney who, since April 2018, has been serving as 70th United States secretary of state. He is a former United States Army officer and was Director of the Central Intelligence Agency from January 2017 until April 2018.
    Posted by Angesat 5:54 AM

  2. #432
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Trầm Kim Thạnh, người lính VNCH, lấy t́nh thương hóa giải hận thù (1/2)

    https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien...e3dd-166081321
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...nchl-ay-t.html

    Trầm Kim Thạnh, người lính VNCH, lấy t́nh thương hóa giải hận thù
    May 23, 2020 cập nhật lần cuối May 23, 2020

    Tu sĩ Trầm Kim Thạnh tại pḥng tu tập ở Fountain Valley, California. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
    Văn Lan/Người Việt

    HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Nghe nhiều người nói cuộc chiến tranh Việt Nam là phi lư, tại sao con người ở hai phía phải bắn giết lẫn nhau, giết nhau v́ cái ǵ? Câu hỏi luôn theo đuổi chàng trai trẻ Trầm Kim Thạnh, nên khi học xong Tú Tài, ông xin vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tốt nghiệp Khóa 26 ông về ngay Chiến Đoàn 1 ở Phú Bài, Đà Nẵng.
    Ông kể, Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật có ba chiến đoàn gồm Chiến Đoàn 1 (Đà Nẵng) nhảy ra vĩ tuyến 17, Chiến Đoàn 2 (Kon Tum) nhảy vào vùng A Sao, A Lưới; và Chiến Đoàn 3 phụ trách Vùng IV Chiến Thuật. Ba chiến đoàn này, mỗi chiến đoàn có nhiều toán, không ai được biết ai hết, do một sĩ quan làm trưởng toán.
    Ông Thạnh thuộc Sở Liên Lạc, Chiến Đoàn 1, đóng tại Phú Bài, Huế, nhưng căn cứ xuất phát ở Mai Lộc, thuộc Đông Hà, Quảng Trị. Căn cứ nơi ông đóng quân là căn cứ tiền doanh, lúc chiến tranh tới hồi khốc liệt sau năm Mậu Thân 1968.
    Ở Chiến Đoàn 1, những chuyến nhảy toán có nhiệm vụ bắt cóc cán binh Cộng Sản Bắc Việt từ biên giới Lào, hoặc quan sát, chụp h́nh những đoàn quân theo đường ṃn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam, tiếp cận vào địa phương để chụp h́nh những đoàn quân xâm nhập này.
    Trong những nhiệm vụ bí mật, toán của ông Thạnh có sự kết hợp của đơn vị PRU (Province Reconaissant Units đọc tắt là Province Recon Unit hay Thám Sát Tỉnh). Trong toán của ông có một người Mỹ thường tâm sự với ông rằng, anh ta đang học đại học, sau chuyến hành quân này, hy vọng anh ta hết thời gian nhập ngũ, sẽ trở về Mỹ học tiếp.
    “Có lần anh ấy nói nếu có đụng trận, nếu chết hăy cố gắng đem xác anh ấy về, đừng bỏ anh ấy lại trong rừng. Anh ấy giúp chúng tôi mua đồ PX Mỹ, và mua tặng tôi một chiếc đồng hồ để tặng ba tôi. Đó là những kỷ niệm quư của những người bạn đồng minh, đă bỏ lại tuổi trẻ êm đềm bên kia bờ đại dương để sang một đất nước chiến tranh, cùng chiến đấu với người lính VNCH để bảo vệ lư tưởng tự do cho miền Nam Việt Nam,” ông nhớ lại.

    Thu phục ḷng người

    Ông Thạnh kể: “Khi ra ngoài Mai Lộc, căn cứ xuất phát nhảy toán để nhảy vào đường ṃn Hồ Chí Minh, lúc ấy bắt được một tù binh Cộng Sản c̣n rất trẻ, đem về căn cứ và do một sĩ quan Mỹ khai thác. Sau nhiều lần khai thác không được, cả người Mỹ và người Việt, dù có lúc viên thiếu tá Mỹ thẩm vấn nóng tính đ̣i bắn bỏ, người tù binh Cộng Sản vẫn nhất quyết không khai. Lúc đó tôi xin được thẩm vấn.”
    Thiếu Úy Thạnh kể tiếp: “Việc đầu tiên tôi xem xét ba lô của anh ta, trong đó chỉ có mấy lá thuốc lào để hút, nhưng đặc biệt có một quyển nhật kư, trong đó có viết lại lời rất thật với người yêu của ḿnh, là sau chuyến đi Nam này, anh ta sẽ về làm đám cưới.”
    “Tôi lấy danh dự của một sĩ quan Quân Lực VNCH đứng ra bảo đảm cho người tù binh được an toàn mạng sống với điều kiện anh ta phải khai thật. Hơn nữa đang trong chiến trường, nếu có bị bắn chết cũng không ai xử được. Và khi khai thật như vậy, chính là anh ta đă cứu hàng vạn binh lính Bắc Việt thoát chết bởi hàng loạt bom do B52 dội xuống trên đường xâm nhập vào Nam,” ông Thạnh tiếp tục câu chuyện.
    “Thấy anh ta c̣n rất trẻ, để khuyến khích anh ta nên khai thật, tôi bèn nói với anh ta rằng muốn về quê cưới vợ hay muốn chết tại nơi này? Sau khi người tù binh trẻ tỏ ư muốn về quê cưới vợ, tôi hỏi Cộng Sản có hận thù ǵ với miền Nam không, mà sao cán binh miền Bắc cứ phải đi vào Nam chiến đấu cho cái ǵ? Anh ta bèn nói thật là nếu không đi vào Nam th́ cả nhà phải bị cắt hộ khẩu và lư do thứ hai là sau chuyến đi này anh ta sẽ trở về cưới vợ. Rốt cuộc anh ta khai thuộc Sư Đoàn Sao Vàng Bắc Việt, theo đường ṃn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam, c̣n mục tiêu đánh ở đâu đơn vị chưa kịp phổ biến th́ bị bắt,” ông nói.
    Ông cho biết: “Tôi suy nghĩ khi tù binh đă chịu khai thành thật hết với ḿnh, th́ ḿnh cũng nên thực hiện lời hứa, như vậy mới thu phục được ḷng người, và các cán binh Cộng Sản nếu lầm đường lạc lối sẽ trở về quy phục đường ngay nẻo chánh. C̣n nếu ḿnh cứ bắn giết khi họ đă thành thật với ḿnh th́ thù hận sẽ càng nhiều hơn!”
    Đó là cách giải quyết đầy t́nh người của ông, lấy t́nh thương hóa giải hận thù. “Từ đó tôi nghiệm thấy riêng trường hợp của tôi, luôn được êm xuôi không gặp những ǵ nguy hiểm cả,” ông Thạnh cho hay.
    “Theo lời hứa của tôi là sẽ thả ngưởi tù binh trẻ, sau khi đă khai thật với ḿnh, các cấp trên đều đồng ư. Mấy hôm sau, trước khi thả anh ta, tôi phải nói trước là phải trùm bao bố kín hết mặt, đem lên trực thăng, đến nơi máy bay hạ thấp xuống, khi nào kêu nhảy mới được nhảy. Trước khi thả, chúng tôi có cho anh ta một ít ḿ gói. Khu vực ấy rất nhiều lau sậy mọc dày đặc, qua ngọn đồi, đi bộ qua ngọn núi phía bên kia là coi như được tự do. Đó là khu vực Làng Cùa, gần Khe Sanh thuộc Đông Hà, Quảng Trị,” ông Thạnh nhớ lại.
    Ông Thạnh kể, khu vực Làng Cùa có rất đông Việt Cộng ẩn nấp, trong làng nhà nào cũng có hầm chứa Việt Cộng. “Chúng tôi thường đến đó la cà thăm hỏi người dân, nói chuyện với họ, có nhiều khi đưa tiền họ mua gà về nấu cháo cùng nhậu cho vui, mục đích để ḍ la tin tức, có nhiều khi họ cũng do thám tin tức của ḿnh,” ông nói.


    Ông Trầm Kim Thạnh (ngồi, thứ hai, trái) phát tiền cứu trợ cho đồng bào khốn khó tại trại Sekiew, Thái Lan, ngày 27 Tháng Sáu, 1983. (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
    “Trước khi tập trung ở Mai Lộc để nhảy toán, chúng tôi thường ra đầu làng uống bia, hút thuốc chơi, mục đích để ḍ la tin tức trước khi xuất phát. Lúc đó có một trung sĩ trong toán đem ḷng thương một cô gái trẻ trong làng Hưng Hóa, anh ta cho biết nhảy chuyến này nữa rồi xin về cưới cô ấy. Sau khi biết sự t́nh, tôi nói hết sự thật cho anh ấy biết người dân ở đó theo Việt Cộng, và có lời can ngăn anh ta không được cưới cô ấy,” ông kể.
    “Nhưng không ngờ chuyến đi ấy là chuyến cuối cùng trong đời, anh ấy đă ra đi măi không về. Sau này tôi suy nghĩ mới hiểu, có thể trước khi lên đường, anh ta đă nói với cô gái trẻ ấy địa điểm nơi nhảy toán, mà không biết cô ấy là giao liên Việt Cộng,” ông nh́n xa xăm nói.
    Kể về những lần trực thăng từ Đà Nẵng bay ra bốc lính nhảy toán, ông nói: “Sương mù dày đặc, trực thăng không xuống được, phải bắn giải vây chung quanh. Nhưng khi vừa thả dây xuống câu biệt kích lên th́ phía dưới đất đạn bắn theo như một lưới lửa. Có lúc vừa nhảy xuống là bị phục kích liền, bắn dữ dội, trận ấy cả toán tổn thất nặng, Đại Úy Nguyễn Cao Vỹ đă hy sinh.”

    Số phận người lính VNCH sau 1975

    Sau năm 1975, khi đi tŕnh diện ở Phú Nhuận, v́ ông Thạnh không khai cấp bậc, chức vụ nên không thuộc diện đi “học tập cải tạo.” Không sống nổi trong chế độ Cộng Sản, ông vượt biên ba lần nhưng đều không thành công, mất sạch nhà cửa, ông đưa vợ con về bên ngoại ở Bà Chiểu, Gia Định.
    Thời gian đó sáng ông đạp xe đi ra khỏi nhà, tối về ở trong nhà mẹ, sống không có hộ khẩu. Sự có mặt của ông ở địa phương khiến nhiều người “chướng mắt” và họ họp tổ địa phương.
    “Họ quyết định bắt tôi. Cũng may có chị làm trong Hội Phụ Nữ báo cho biết trước. May sao chiều hôm đó, vợ tôi đi xe đạp về, chở theo ba đứa con nhỏ, cho biết có chuyến đi vượt biên, ghe sắp khởi hành, bảo tôi nên đi gấp theo chuyến này,” ông kể.
    “Tôi suy nghĩ ḿnh đă hết sạch tiền rồi sau ba chuyến đi không thành công, làm sao đi được. Sau khi do dự, vợ tôi cho biết sẽ chạy tiền, tôi cứ đi với ba người bà con theo đúng chỗ hẹn, đúng ngày giờ mà đi, ở nhà vợ tôi chung tiền cho chủ ghe. Sau này mới biết nhà tôi bán miếng vườn ở Long Thành mà ba má vợ tôi đă cho,” ông Thạnh kể tiếp.
    Chuyến đi vượt biên xuất phát từ Rạch Giá, vô U Minh, từ đó ra cửa biển Cà Mau, ông để lại vợ với ba đứa con nhỏ 3, 4, và 7 tuổi.

    Đức Quán Âm Bồ Tát ẩn thân cứu giúp người tị nạn trên đất Thái

    Chuyến vượt biển t́m tự do của ông Thạnh không suôn sẻ chút nào, trên chiếc ghe ọp ẹp dài 10.5 mét chen chúc 52 người, già trẻ dẫm đạp lên nhau khiến một bé gái 10 tuổi chết phải thủy táng. Sau ba đêm lênh đênh trên biển, bốn lần bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, hăm hiếp, cuối cùng dạt vào bờ biển Thái-Mă Lai.
    Rồi mọi người bị bắt vào trại Sekiew, nơi có 13,000 người sống chen chúc, cơm không đủ ăn, nước không đủ uống, nấu nướng tắm giặt. Đêm lạnh, ngày nóng đầy bụi cát, các bà mẹ không có sữa cho con bú, khóc la, cảnh sát Thái đánh đập, treo tay tại cột cờ.
    Sikiew Reunion 2016
    https://www.youtube.com/watch?v=Z3lD5XUHUI8
    Ở trại Sekiew, ông Thạnh được Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng giao cho việc giúp những người trong trại, khi biết những người nào không có thân nhân, chẳng hạn những trẻ nhỏ đi trong chuyến vượt biên mà cha mẹ bị chết, th́ báo cho bà biết, để xin Hoàng Gia Thái Lan giúp đỡ.


    Ông Trầm Kim Thạnh (thứ ba, trái) trong lần họp mặt hằng năm với các đồng đội năm xưa, tại California. (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
    Bà Bùi Tuyết Hồng vốn là giáo sư các trường Petrus Kư, Gia Long, Vơ Trường Toản trước năm 1975. Sau năm 1975, với cương vị là phu nhân của vị đại sứ lỗi lạc của Vương Quốc Ḥa Lan, ông Frans van Dongen phụ trách khu vực Đông Nam Á, bà Hồng đă liên lạc và xin được gặp quốc vương và hoàng hậu Thái Lan, để xin can thiệp cứu giúp cho nhiều thuyền nhân Việt Nam tại các trại tị nạn Thái Lan.
    “Bà Tuyết Hồng rất đau khổ khi biết được những cô gái Việt Nam bị hải tặc hăm hiếp, có khi bị quăng mất xác trên biển, nên cương quyết cứu giúp những trường hợp này. Bà dặn tôi ở trong trại tị nạn, biết có những trường hợp như vậy, hăy âm thầm báo cho bà biết để tránh mặc cảm cho những cô gái bị nạn đó,” ông Thạnh kể.
    Đặc biệt trong vụ cứu 19 quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa trong chuyến vượt biển, bị hải tặc Thái Lan cướp hai lần và hăm hiếp phụ nữ, nhóm quân nhân này đă liều chết chống cự, giết chết năm tên cướp biển, c̣n ba tên nữa bơi được vào bờ, tố cáo ngược lại với chính quyền Thái là họ bị nhóm thuyền nhân Việt Nam này cướp tàu.
    Cùng lúc với báo chí Thái Lan làm rùm beng, để bao che tội ác của những tên cướp biển. Nhóm 19 người này bị đưa ra ṭa án Thái kết án tử h́nh hoặc tù chung thân. Hay tin, bà Bùi Tuyết Hồng đă cấp tốc bay từ Geneve đến Thái Lan, vào ngay trại Songkhla thu thập tin tức chính xác, với thư có chữ kư của thân nhân 19 người này kêu cứu. Bà Tuyết Hồng trở về Bangkok xin yết kiến quốc vương và hoàng hậu Thái Lan để xin ân xá, kết quả 19 quân nhân VNCH này được trắng án và được định cư tại một quốc gia thứ ba.

    Songkhla, also known as Singgora or Singora, is a city in Songkhla Province of southern Thailand, near the border with Malaysia. As of 2020 it had a population of 61,758. Songkhla lies 968 km south of Bangkok.
    Ông kể, chính bà Bùi Tuyết Hồng là người phụ nữ Việt Nam thiết lập những căn lều để đón nhận thuyền nhân Việt Nam trôi dạt vào đất Thái. “Đây là chiếc lều cứu trợ lịch sử đầu tiên do bà Tuyết Hồng, ông đại sứ, các con của bà, gia nhân và người giúp việc của Ṭa Đại Sứ Ḥa Lan dựng lên trên bờ biển Pattaya Thái Lan, ngày 5 Tháng Năm, 1975, cùng với $2,000 do hoàng hậu Thái Lan trao tặng để mua thực phẩm. Đây là những công tŕnh cứu trợ dân tị nạn Cộng Sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới,” ông nhớ lại.
    “Ban cứu trợ của bà Tuyết Hồng đă dành hết công sức của ḿnh trong công tác cứu dân tị nạn Cộng Sản, tiếp nhận thư từ kêu cứu, giải quyết khó khăn, thắc mắc cho đồng bào được thực hiện thường xuyên. Những chuyến đi như con thoi không mệt mỏi của bà Tuyết Hồng từ Ḥa Lan đến các nước Thái Lan, Indonesia, Thụy Sĩ để giúp giải quyết những trường hợp người tị nạn Việt Nam không có thân nhân ở nước thứ ba bảo lănh, những cô gái bạc phước bị hải tặc dày ṿ thân xác, hoặc những trẻ em vị thành niên không có thân nhân đi kèm, bơ vơ đói rách lạc lơng trong các trại tập trung,” ông cho hay.
    Ông Thạnh xúc động nói: “Bà Tuyết Hồng đă thể hiện được Tâm Bồ Đề, Hạnh Bồ Tát của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, luôn cứu khổ cứu nạn trên Biển Đông.”

    Tấm ḷng, t́nh thương của bà khiến ông giác ngộ đạo Phật hồi nào không hay.

    Cuối năm 1981 ông Thạnh vô trại Songkhla, đầu năm 1982 vô trại Sekiew, đến năm 1983 ông được chuyển qua trại Galang 2, Indonesia.
    Năm 1984 ông được định cư tại Mỹ sau ba năm ở các trại tị nạn Thái Lan. (Văn Lan) [qd]

    Gate to Galang Refugee Camp
    Kỳ cuối: Duyên lành đến, người lính Trầm Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông
    39 B́nh Luận
    Bài quà dài, phải cắt bớt. Xin coi từ đường dẫn trên

  3. #433
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Con đường để người lính Trần Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông (2/2)

    https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien...giao-mat-tong/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...kim-thanh.html

    Con đường để người lính Trần Kim Thạnh trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông
    May 30, 2020 cập nhật lần cuối May 30, 2020


    Chư tăng trong lễ thiết lập Mạn Đà La Văn Thù tại chùa Bảo Quang, Santa Ana, miền Nam California năm 2018. Tu sĩ Jangchup Tharchin Trầm Kim Thạnh (trái), Ḥa Thượng Chứng Minh Thích Quảng Thanh (thứ ba, từ phải). (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)
    Văn Lan/Người Việt


    HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Sau năm 1975, như bao người lính Việt Nam Cộng Ḥa c̣n kẹt lại trong chế độ Cộng Sản, ông Trầm Kim Thạnh vượt biên ba lần nhưng đều không thành công. May mắn lần thứ tư, ông thoát được. Cuối năm 1981 ông Thạnh vô trại Songkhla, đầu năm 1982 vô trại Sikiew, Thái Lan.
    Ở trại Sikiew, ông Thạnh được Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng giao cho việc giúp những người trong trại, khi biết những người nào không có thân nhân, chẳng hạn những trẻ nhỏ đi trong chuyến vượt biên mà cha mẹ bị chết, th́ báo cho bà biết, để xin Hoàng Gia Thái Lan giúp đỡ.
    Với ông, bà Bùi Tuyết Hồng vốn là giáo sư các trường Petrus Kư, Gia Long, Vơ Trường Toản trước năm 1975, và là phu nhân của vị đại sứ lỗi lạc của Vương Quốc Ḥa Lan, ông Frans van Dongen phụ trách khu vực Đông Nam Á, chính là người “thể hiện được Tâm Bồ Đề, Hạnh Bồ Tát của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, luôn cứu khổ cứu nạn trên Biển Đông.”
    Tấm ḷng, t́nh thương của bà khiến ông giác ngộ đạo Phật hồi nào không hay.

    Tu sửa ngôi chùa nhỏ ở trại Sikiew

    Ông Thạnh kể: “Năm 1983, mùa Vu Lan báo hiếu trong trại tị nạn Sikiew rộn rịp khác thường. Có 13,000 người tị nạn trong trại, sống chen chúc thiếu thốn mọi thứ với hai phần ba là Phật tử, đă cùng nhau quyên góp, tu sửa ngôi chùa nhỏ dưới sự hướng dẫn của ba thầy tỳ kheo Việt Nam, cùng dựng một tượng Quán Thế Âm lộ thiên.”
    Ngôi chùa này là nơi ông Thạnh thường lui tới hằng ngày để t́m những giây phút tĩnh lặng sau cơn giông tố cuộc đời, trong tâm trạng chán chường mệt mỏi tuyệt vọng của kẻ mất nước, cô đơn nơi xứ lạ quê người khi mẹ già, vợ con và các em đă nǵn trùng xa cách!
    Ông thường dơi mắt về bên kia bờ đại dương xa thăm thẳm, nơi quê hương đang mọc lên những “trại cải tạo,” nơi đă chôn vùi bao cuộc đời trai trẻ đầy nhựa sống các em của ông và biết bao thế hệ tinh hoa của miền Nam Việt Nam.
    “Phần tôi, khi hồi tưởng lại những hăi hùng trong chuyến vượt biển đầy gian truân, tôi nghẹn ngào thương xót cho Việt Nam, một dân tộc hiền ḥa với hơn 4,000 năm văn hiến, phút chốc phải chịu đựng bao cảnh đày ải tang thương, chết chóc, đói khát, gia đ́nh ly tán. Biết bao nhiêu cô gái trong trắng ngây thơ bị lũ hải tặc, bọn cướp biển man rợ đầy thú tính, dày ṿ thân thể cho đến chết rồi quăng xác xuống biển,” ông đau xót nói.
    “Trong cơn khủng hoảng trước những tai biến quá lớn và đau khổ đang xảy ra cho dân tộc nói chung và gia đ́nh tôi nói riêng, trong bơ vơ tuyệt vọng tôi chỉ c̣n một cách duy nhất là bám víu vào niềm tin tôn giáo an ủi để sống c̣n. Mỗi buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi thường lên chùa, lắng ḷng thành tâm khấn nguyện, cầu xin chư Phật, chư Đại Bồ Tát từ bi gia hộ cho gia đ́nh được bằng an, sớm đoàn tụ,” ông nhớ lại.

    Ông Trầm Kim Thạnh trao quà cho các em tại trại Minor Center Sikiew, Thái Lan, ngày 20 Tháng Chín, 1983. (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)

    Đức Quán Thế Âm hiển linh trong trại tị nạn Sikiew
    Một hôm, có cậu thanh niên tuổi độ khoảng 15, đến bảo ông Thạnh: “Thưa chú, chiều nay chú mang nhang đèn đến gặp con ở building số 5, pḥng số… con sẽ giúp chú.”
    Ông Thạnh vô cùng ngạc nhiên v́ ông và cậu ấy không hề quen biết. “Làm sao cậu ấy biết được hoàn cảnh của tôi, và những ước nguyện thầm kín trong tim tôi? Nhưng tôi vẫn nghe theo, t́m đến cậu ta ở nơi đă hẹn. Đó là một trong những pḥng dùng để giam người phạm kỷ luật, chung quanh đầy những song sắt, tối tăm, chật hẹp,” ông kể.
    Sau khi trao đổi vài lời, ông thắp nhang đèn rồi khấn nguyện. Sau vài phút yên lặng, toàn thân cậu ấy bỗng chuyển động lạ lùng, với giọng người nữ, cậu ta nói: “Ta là Quán Thế Âm tầm thinh cứu khổ cứu nạn ở Biển Đông, thấy con thường đến chùa thành tâm khấn nguyện, hằng ngày lại tham gia vào các công tác phước thiện trong trại nên ta mượn thân cậu nhỏ này mà đến đây giúp con. Nay ta cho con hai lá bùa để hộ thân, hăy gởi về cho vợ con, khi nào sum họp hăy mang nhang đèn đến cúng trước cửa rồi đốt hai lá bùa đi.”
    “Nói xong, cậu viết trên hai mảnh giấy những ḍng chữ ngoằn ngoèo như chữ Thái rồi trao cho tôi, sau đó cậu rùng ḿnh một cái rồi trở lại b́nh thường. Tôi hỏi về ư nghĩa những ḍng chữ, cậu nhỏ thật t́nh bảo rằng cậu cũng chẳng hiểu và không nhớ những ǵ vừa xảy ra. Tôi vội chạy lên chùa thắp một nén hương để cảm tạ Đức Quán Thế Âm đă ứng hiện,” ông Thạnh kể.
    Sau khi gởi hai lá bùa hộ thân về cho gia đ́nh, ông thường tự hỏi chính ḿnh c̣n nợ hai cây vàng, vợ con lấy đâu ra tiền để vượt biển, và trong thời buổi khó khăn này ai mà lại có ḷng tốt ứng tiền cho đi trước rồi trả sau? Cả chục câu hỏi hiện lên trong đầu mà ông không sao giải đáp được, chỉ biết một ḷng thành tâm cầu xin Đức Quán Thế Âm gia hộ.
    Ông Thạnh nói điều lạ là bức thư ông gởi về cùng hai lá bùa, vợ con ông đều nhận đủ cả, trong khi đó lá thư của người bà con cũng gởi về cùng lúc cùng một địa chỉ th́ lại lạc mất. Đó là điều linh ứng đầu tiên mà ông cảm nhận.

    “Tháng Mười, 1983, tôi được phái đoàn Mỹ nhận nên được chuyển trại qua trại Galang 2, Indonesia, để học Anh Văn, vừa khi ấy tôi cũng nhận được tin báo là vợ và ba đứa con tôi đă đến đảo Pulau Bidong b́nh yên. Một năm sau, gia đ́nh tôi đoàn tụ tại Nam California, lúc ấy vợ tôi mới kể lại từng chi tiết cuộc vượt biển cho tôi nghe,” ông Thạnh nói.


    Tiếp đón Giáo Sư Bùi Tuyết Hồng (thứ tư, từ trái) tại phi trường John Wayne năm 1992. Cựu học sinh Trầm Kim Thạnh (thứ ba, từ phải). (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)

    Đức Quán Thế Âm cứu nạn trên Biển Đông
    Trong kư ức, chuyến vượt biển của vợ con ông Thạnh là cả một câu chuyện hăi hùng, bi thương thống khổ khi bị hải tặc Thái Lan vây bắt trên biển, sau khi lục soát lấy hết vàng bạc nữ trang, chúng bắt đầu hăm hiếp phụ nữ.
    “Đầu tiên là tất cả những cô gái trẻ, sau đó đến những phụ nữ lớn tuổi. Vợ tôi quá khiếp đảm, sực nhớ đến hai lá bùa hộ thân nên lấy ra để trước ngực. Một tên mặt mày dữ tợn, hung hăng xông đến túm áo vợ tôi đang co rúm sợ hăi, nhưng nó khựng lại khi thấy hai lá bùa, bèn giật lấy đem đến cho một tên to lớn dữ dằn hơn xem, có lẽ là thuyền trưởng,” ông Thạnh nhớ lại.
    “Xem xong lá bùa, bọn chúng kéo đến chỗ vợ con tôi đang ngồi, lúc đó vợ tôi nghĩ thầm ‘Hết hy vọng rồi, thôi đành nhắm mắt mà chịu thôi!’Thật ngoài sức tuởng tượng khi cả đám cướp biển hung hăn bỗng kéo nhau đến quỳ xuống sụp lạy vợ tôi, c̣n đem thuốc đến cho con trai nhỏ của tôi đang bệnh, sau đó chỉ cho chiếc ghe hướng để chạy vào đất liền Thái Lan trước khi bỏ đi. Mọi người trên ghe đều trách móc sao không đem lá bùa ra trước đó để các cô gái khỏi bị hại. Thật ra vợ tôi có biết ư nghĩa của những chữ trên lá bùa đó là ǵ đâu!” ông giăi bày.
    “Thêm một lần nữa, tôi cảm nhận được sự linh hiển của Bồ Tát Quán Thế Âm khi đă cứu khổ cứu nạn cho vợ tôi thoát khỏi tay hải tặc,” ông Thạnh xúc động kể lại.
    Câu chuyện này được Ḥa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, Santa Ana, khuyên ông Thạnh kể ra cho Phật tử nghe, như một nhân chứng sống về sự màu nhiệm của Mẹ Hiền Quán Thế Âm, và câu chuyện “Sự Màu Nhiệm Trên Biển Đông” trong quyển “Quán Âm Quảng Trần” được Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, viện chủ chùa Hương Sen, Perris, Nam California, ấn tống và phát hành.

    Ông Trần Kim Thạnh tại mô h́nh Bức Tường Đá Đen, trong Lễ Chiến Sĩ Trận Vong tại California năm 2019. (H́nh: Trầm Kim Thạnh cung cấp)

    Trở thành nhà sư Phật Giáo Mật Tông khi duyên lành đến
    Những nhân duyên đă có từ trước, nay đă đủ thuận duyên để tiến bước trên đường tu tập. Từ những chết chóc trên chiến trường qua những cuộc nhảy toán, rồi đến những trải nghiệm đau khổ cuộc đời, người chiến sĩ Trầm Kim Thạnh năm xưa giờ đây đă đủ duyên lành để trở thành tu sĩ Phật Giáo Mật Tông.
    Từ những trải nghiệm đau thương sau ngày mất nước, rồi những ngày tháng vượt biển t́m tự do, sống trong trại tị nạn, cho đến khi sang Mỹ, ông Thạnh bồi hồi tự hỏi, qua hai biến cố trọng đại của thế kỷ 20, Tây Tạng (1959) và miền Nam Việt Nam (30 Tháng Tư, 1975), cả hai dân tộc đều hiền ḥa và hiếu đạo, v́ sao phải trải qua một cuộc đổi đời đầy thống khổ điêu linh, hứng chịu nhiều khổ nạn đắng cay.
    Theo ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma, chư tăng ni và người dân Tây Tạng đă trốn chạy dưới sự đàn áp dă man tàn bạo của Trung Quốc, sang lánh nạn tại Ấn Độ. Và người dân miền Nam Việt Nam phải gạt nước mắt bỏ xứ, trốn chạy Cộng Sản, t́m đường vuợt biên bằng đường bộ và đường biển.
    V́ vậy, ông kể: “Một buổi sáng cuối tuần, khi ghé chùa Dược Sư, Garden Grove, tôi bỗng nghe tiếng nói trên không trung ‘Ráng tu tập nghe con!’ Tôi bàng hoàng chạy lên chánh điện lễ bái và nguyện sẽ cố gắng tu tập. Hai năm sau, 1996, tôi bị tai nạn trong sở làm, phải qua giải phẫu thay cổ xương đùi tại bệnh viện Long Beach. Cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi, bỏ uống rượu, hút thuốc, lánh xa những tiệc tùng, hội họp cưới hỏi, những nơi ồn ào…”
    Thật t́nh cờ khi một sư cô muốn nhờ ông đưa đến chùa Tây Tạng Long Beach, ông Thạnh vui vẻ nhận lời. Từ đó ông để tâm t́m hiểu về Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.
    “Khi đọc quyển ‘Tự Do Trong Lưu Đày’ nói về Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài nói ‘Tôi chỉ là một tu sĩ b́nh thường, t́nh cờ sanh ra trên đất Tây Tạng,’ tôi liền trực nhận ra đây là câu nói của một vị Bồ Tát. Sau đó tôi được biết người Tây Tạng tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, và câu thần chú linh thiêng ‘Om Mani Padme Hum,’ Ni Sư Trí Hải nói rơ đó là ‘Thần chú của Đại Bi Tâm,’ dịch trong quyển ‘Tạng Thư Sống Chết’ của Sogyal Rinpoche. Sau đó tôi bắt đầu chuyên chú t́m hiểu thêm và luôn quán tưởng đến ngài,” ông Thạnh nói trong niềm an lạc vô biên.

    Con đường của một tu sĩ, với ông, đang rộng mở, và Đức Quán Âm Bồ Tát luôn là bậc thầy soi sáng trên hành tŕnh trở về bổn tâm thanh tịnh.
    Ngồi một ḿnh trong căn pḥng tu tập, trước bàn thờ trang nghiêm thanh tịnh, chiến sĩ Trầm Kim Thạnh, nay là tu sĩ Jangchup Tharchin thắp nén hương ḷng nhớ đến các chiến hữu năm xưa tại căn cứ xuất phát Mai Lộc, Thượng Sĩ Đức, Đại Úy Nguyễn Cao Vỹ, Hồ Văn Kỳ Tuệ, cùng các bạn Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Thiếu Tá Đức… đă bỏ ḿnh trên đường di tản chiến thuật, bảo vệ cho dân từ Pleiku rút về Nha Trang, Đà Nẵng… cùng rất nhiều anh em Biệt Kích Vô Danh đă hy sinh v́ tổ quốc thân yêu. (Văn Lan) [qd]

    Xem lại kỳ trước: Trầm Kim Thạnh, người lính VNCH, lấy t́nh thương hóa giải hận thù
    https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien...-giai-han-thu/

    Trần Kim Thạnh, cựu học sinh Trung Học Petrus Trương Vĩnh Kư Sài G̣n.
    Khóa 26 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1968.
    Ra trường, nhận nhiệm vụ tại căn cứ Mai Lộc, Phú Bài, Đà Nẵng.
    Sau 1975, vượt biển t́m tự do, đến trại Sikiew Thái Lan, ở đó ba năm, từ 1981-1983.
    Đoàn tụ gia đ́nh tại Hoa Kỳ năm 1984.
    Thọ Bồ Tát Giới với Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 năm 2007 tại Dharamshala, Ấn Độ. Trước đó, năm 2010 được ngài Lati Rinpoche xuống tóc tại tu viện Gaden Shartse, Nam Ấn Độ.
    Tháng Hai, 2013, xuất gia tại Tu Viện Gaden Shartse, Long Beach, California, được ban pháp danh là Jangchup Tharchin (Thành Tựu Trí Tuệ Viên Măn).

  4. #434
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    NGƯỜI CHỨNG ÍT LỜI

    https://ongvove.wordpress.com/2020/0...oi/#more-13142
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...psongvove.html

    NGƯỜI CHỨNG ÍT LỜI
    Nguồn: FB Lâm Nguyễn

    Lâm Nguyễn: Đây là truyện ngắn đăng trên tuần báo Thanh Niên số ra ngày 10/10/1993. Câu chuyện gây ấn tượng sâu sắc khiến ḿnh quyết định giữ lại tờ báo. Bởi ngày ba ḿnh đi cải tạo, những lá thư ba gửi về hay tả cảnh núi rừng chứ không vẽ như nhân vật trong câu chuyện này dù ba vẽ rất đẹp. Ba viết: “Nơi đây có những bông hoa chuối rừng đỏ thẫm, những trái ổi rừng chín mọng mà ba ước ǵ có thể gởi cho các con”. Sau 25 năm, chữ đă mờ và mắt cũng đă kém nhưng quyết gơ lại để chia sẻ cho mọi người cùng đọc. Tuy là truyện ngắn nhưng không hiểu sao ḿnh cứ tin đây là câu chuyện có thật và ḿnh mong biết thêm thông tin về ông Vương Công Hi cùng gia đ́nh. Tiếc là những năm 90 chưa có mạng xă hội. Nếu có, ḿnh tin nhân vật trong bài sẽ lên tiếng. C̣n bây giờ, nếu c̣n tại thế, ông Vương Công Hi cùng vợ hẳn cũng đă khoảng 80 tuổi. Ḿnh đăng lên đây với hy vọng biết đâu con cháu của ông Hi đọc được câu chuyện về cha, ông của họ.

    Lần ấy tôi mua được một quyển “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức, do nhà Mặc lâm xuất bản. Thường khi mua sách cũ, tôi cẩn thận lật từng tờ kiểm lại, xem có c̣n đủ trang hay không, có chỗ nào bị bôi bẩn, vẽ bậy, nhưng lần đó gặp một việc gấp, vội quá, và tin ở người bán sách quen thuộc, tôi cứ để nguyên trong gói giấy đem về vứt lên bàn, hơn tuần sau mới mở ra, đặt vào giá.

    Nh́n ḍng chữ mạ vàng trên gáy sách, tuy đă mờ nhạt, tôi mừng thầm: Thêm một quyển sách. Trước đây tôi đă có một tủ sách khá đầy đủ. Nhưng những ngày tháng ba 1975, trong lúc hỗn loạn, hùa theo kẻ gian khi cướp phá, đám trẻ con xông nhà vào tôi cạy tủ bê đi hết. Khi trở về, thấy cơ sự, tôi tiếc đến ngẩn ngơ và cay đắng nghĩ: từ nay thôi, giă từ sách vở. Mấy năm sau tôi mới có ư định phục hồi tủ sách và dành dụm lần hồi mua lại từng quyển. Có quyển mua trong đôi thúng của bà bán giấy vụn, có quyển đóng dấu trường Huyền Trân, có quyển đóng dấu Thư viện Thành ủy, có quyển trên trang đầu trang trọng và thiết tha lời những lời đề tặng.
    Ngắm nghía một lúc, tôi thấy lúc này rănh cũng nên xem qua, bèn lấy quyển sách xuống. Góc trên, trang đầu, có nét chữ con gái ghi: Phần thưởng lớp IV niên khóa 1959-1960. Trang thứ hai, ngay dưới dấu hiệu “góp lại tự bốn phương, tung ra khắp bốn phương” của nhà xuất bản cũng nét chữ ấy, ghi câu ca dao: Có trầu mà chẳng có cau. Làm sao cho đỏ miệng nhau th́ làm. Câu ca dao ngồ ngộ khiến tôi chú ư đến nét chữ. Thoạt đầu thấy h́nh như quen quen, càng lúc nhận ra quen lắm. Tôi lật lại trang đầu, tự hỏi: Phần thưởng cho lớp Bốn, sao tặng đến một quyển tự điển mà bậc Tiểu học chưa dùng? Sự phân vân khiến tôi suy nghĩ thêm: Niên khóa 1959- 1960, ở miền Nam chưa áp dụng hệ thống từ lớp Một đến lớp Mười hai, bậc Tiểu học tính từ dưới lên trên gồm các lớp Năm, Tư, Ba, Nh́, Nhất. Vậy IVA là lớp Tư A, tức lớp Hai bây giờ. Vô lư, không ai đem tặng học sinh lớp Hai, dẫu xuất sắc đến đâu, một quyển tự điển. Và tôi chợt hiểu, IVA là lớp Đệ Tứ A, bậc Trung học đệ nhất cấp, tức lớp Chín ngày nay. Một quyển tự điển tặng cho học sinh Đệ Tứ là đúng. Học sinh Đệ tứ cuối thập niên 50 coi như đă trưởng thành. Nét chữ ở đây với nét chữ câu ca dao là một, cho tôi kết luận: Ḍng ghi này là do người được tặng thưởng, chứ không phải của người phát thưởng.
    Thỏa măn được điều này rồi, nhưng nét chữ của ai mà sao quen quá, cứ c̣n là một thắc mắc. Tôi nhắm mắt nhớ lại nét chữ những bạn gái một thời. Những trang thư của họ lần lượt hiện lên. Một Vơ Thị Mỹ Dung luôn tươi trẻ, tinh nghịch, dân Marie Cuirie, xuất hiện trước hết, nhưng nét chữ Dung tṛn trịa hơn, con trai hơn và niên khóa này Dung chưa học đến Đệ Tứ. Vào thời gian ấy, có Bùi Thị Điểm, chữ nhỏ như con kiến, như nỗi buồn sớm sủa của bạn, có Dương Thu Nguyệt, chữ nghiêng nghiêng, mảnh mai như cái dáng dấp tiểu thư, đài các của bạn… Và Lâm Ngân Sương, dân Gia Long, một cô bạn gái thông minh, đoan trang, chuẩn mực. Đúng là nét chữ Lâm Ngân Sương: những nét cong của các chữ n,m, u rất tṛn, rất đều, chữ t, chữ d, chữ h đều cao bằng nhau, ṿng chữ e mở rộng, nét lên của chữ g bao giờ cũng ngoéo lại một chút. Tôi muốn kêu lên như nhân vật Kỳ của B́nh Nguyên Lộc trong truyện ngắn “Hồn ma cũ” khi anh ta uống cà phê trong một quán cóc của người Tàu, nhớ lại lối viết dùng f thay cho p h của một bạn gái, học tṛ trường Áo Tím. Những hồn ma cũ, những hồn ma Áo tím hiện lên, những con ma dĩ văng rất đáng yêu thương. Tôi tự trách ḿnh. Đáng lẽ tôi phải nhớ ra, nhận ra sớm hơn, những hồn ma cũ của Gia Long, Trưng Vương, Marie Cuirie, của dĩ văng rất đáng yêu thương vẫn c̣n lẩn quất bên tôi giữa bao tháng năm cơ cực.

    B́nh Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh B́nh Nguyên Lộc, ông c̣n có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...
    Tôi bỏ kính xuống và bồi hồi như ḿnh vừa chạm tay sờ vào quá khứ. Những người bạn gái của một thời tuổi trẻ. Những mẩu chuyện trao đổi, bàn luận, những vui buồn, ch́u chuộng, có khi tranh căi, giận trách. Đẹp biết là bao! Tôi thoáng thấy ngây ngất như buổi sáng bụng trống uống một ly cà phê thật đậm, một ly rượu mạnh. Xen vào đó là nỗi băn khoăn. Hiện tại, tôi không c̣n liên lạc với ai. Tất cả, Dung, Sương, Điểm, Nguyệt, và ai nữa… Mỗi người vào đời ra sao, chồng con, cuộc sống, yêu thương và hạnh phúc thế nào? Chưa có một t́nh cờ đưa đẩy cho tôi bất ngờ gặp lại họ hay có tin tức về họ. C̣n quyển tự điển này, tôi chắc chắn là của Sương, dù không có chữ kư của bạn làm bằng chứng, lư do nào vào tay những người bán sách cũ, để hôm nay nằm trên giá sách của tôi? Một điều nữa là, ngay năm được giải thưởng, hay một năm khác về sau, bạn ghi lên sách câu ca dao: “Có trầu mà chẳng có cau…”? Tại sao bạn ghi câu ấy? Nghe như có ǵ dỗi hờn, trách móc ai? Bạn tự ví ḿnh như người đưa ra lá trầu trong câu hát chăng? Cau là của ai? Sao người đó chẳng có cau? Bạn gần như buộc người đó phải có: Có trầu mà chẳng có cau. Làm sao cho đỏ miệng nhau th́ làm.. Bạn bắt đền người đó chăng? Bạn có dượcđền đáp không? Miệng bạn đă đỏ thắm, nồng cay vào dịp nào? Một cảm giá nao nao cứ vây bọc lấy tôi…
    Ít lâu sau. Nhân phải tra một chữ ở phần cuối sách, tôi gặp thêm điều phải suy nghĩ nữa. Đó là một tấm thiệp xuân. Cứ gọi là một tấm thiệp xuân, dù nó chỉ là một mảnh giấy kẻ ô li chưa đầy nửa trang vở. Nhưng nó được xếp và tŕnh bày với h́nh thức một tấm thiệp. Mặt ngoài, bức tranh vẽ bằng bút ch́: Xa xa, những dăy núi chạy dài chồng lên nhau, có thể tưởng tượng được rằng núi rất cao, núi liền núi. Cảnh gần là một ngă ba, hai con đường thẳng góc nhau tạo thành h́nh chữ T. Từ lề đường vào chân núi, những ô vuông có thể là ruộng, cũng có thể là đất trồng màu. Bên trái bức tranh hai cḥm cây thấp, trông vẻ um tùm, không nhận được là cây ǵ. Phía sau, một cây cao hơn, rơ dáng cây g̣n, ngọn cây vượt khỏi đỉnh núi, khắc lên nền trời. Nét bút ch́ tuy đơn sơ, nh́n cây g̣n tôi h́nh dung ra những buổi chiều miền núi, nắng nhạt, vắng vẻ và buồn. Tôi nhớ những ngọn g̣n thấy trong buổi hoàng hôn ở thung lung Lỗ Chảo thời ấu thơ vào thăm nhà bà d́. Cành cây xanh đen, nền trời pha một chút tím, nhánh g̣n đâm ngang, mớ trái g̣n lủng lẳng. Cây g̣n trong thiếp gợi cho tôi cái ấn tượng êm đềm một thời xưa cũ. Vẫn nét bút ch́, có mấy ḍng chữ “Mùa Xuân Nhâm Tuất” và con số 1982 trong khung nhỏ. Dưới cùng, mấy hàng chữ viết bằng bút bi:

    VƯƠNG CÔNG HI: Đội 7 K 2: Trại Z 30 C

    Tôi mở tờ thiếp ra, lại nét bút bi, viết kín cả trang 3:
    “1. Rồi đêm giao thừa lại qua đi…
    Lời đầu năm ba chúc:
    -Mẹ các con hạnh phúc và trẻ trung, giữ ḷng chung thủy như hoa hướng dương.
    -Các con trai của ba: khỏe và vui tươi.
    -Các con gái của ba: đẹp và vui tươi.
    Cuối năm 1981.
    Thân ái, Vương Công Hi.
    Nếu ba chưa về được, các con hăy v́ ba, viếng mộ phần ông bà nội các con, thuận lợi nữa về thăm mộ phần ông bà ngoại các con.
    2. Trại Z 30 C không giải quyết thăm gặp trại viên vào các ngày 30 đến mùng 3 Tết âm lịch này, mẹ hăy khoan thăm ba”.


    Nét chữ đẹp, không nắn nót vẫn rơ ràng, dễ đọc.
    Bây giờ, trong tôi lại dâng lên một cảm xúc khác. Tấm thiếp Xuân này tuy cũng là một kỷ niệm quá khứ, nhưng quá khứ mới mẻ, gần gũi như hiện tại, đến hôm nay nhiều người trong chúng ta chưa hết bàng hoàng. Tôi đoán Vương Công Hi là một sĩ quan hay một công chức ở miền Nam trước 1975, đến cuối năm 1981 c̣n phải cải tạo. Vợ ông hẳn là c̣n trẻ, bởi vậy lời chúc ông gửi cho vợ là trẻ trung và giữ ḷng chung thủy như hoa hướng dương. Bà lấy chồng sớm, ít nhất đă có bốn con – các con trai và các con gái theo như lời ông – và ít nhất đứa con đầu đă hiểu được lời chúc của cha: khỏe – đẹp, vui tuơi, đă biết thay cha đưa các em về viếng mộ phần ông bà nội ngoại. Lúc đầu, tôi có chút lo lắng vu vơ. Tại sao Vương Công Hi không viết cho vợ mà viết cho con, ông chúc vợ giữ ḷng chung thủy, phải chăng có một ư nghĩ nào? Nhưng ở câu sau cùng, ông dặn: “Mẹ hăy khoan thăm ba”, vậy là bà vẫn thường xuyên thăm nuôi ông. Cái lo lắng vu vơ của tôi bị đánh tan khi tôi cho rằng con ông đă có phần nào hiểu biết, trong trường hợp này, người chồng viết lời âu yếm cho vợ không tiện. Ông bà Hi trưởng thành trong nền giáo dục nho phong, ở đây cả t́nh yêu và t́nh thương vợ chồng đều dồn cho các con, qua các con vợ chồng hiểu nhau và thương yêu nhau hơn. Tôi yên tâm về bà Hi, dù sau mỗi biến cố xă hội, nhiều gia đ́nh cùng chịu ảnh hưởng lâm vào cảnh tan vỡ. Có không ít bà vợ đă bỏ chồng khi chồng đi cải tạo để chạy theo một người mới đang có quyền thế hoặc tiền của. Tôi lại giả sử, đứa con út ông Hi sinh năm 1975, đứa con đầu sinh cỡ trước sau năm 1970, nếu vậy ông đă bắt con cái gánh trách nhiệm tinh thần quá nặng nề: vừa thay cha làm tṛn đạo hiếu với ông bà đă khuất, vừa giúp mẹ giữ ḷng chung thủy như hoa hướng dương.
    “Rồi đêm giao thừa lại qua đi…” Câu mở đầu của ông Hi trên tấm thiếp nhắc tôi câu văn của A.Tolstoi trong tiểu thuyết “Con đường đau khổ”:“ Rồi năm tháng qua đi. Những cuộc chiến tranh sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét. Chỉ c̣n lại t́nh em, dịu dàng, nhẫn nại và chan chứa yêu thương”. Thật là đẹp đẽ, thật là hạnh phúc, nhưng thực tế, khi chiến tranh qua đi, khi những cuộc cách mạng thôi gào thét, c̣n lại nhiều cay đắng, ngậm ngùi, đau đớn. Biết làm sao được!

    Aleksey Nikolayevich Tolstoy, nicknamed the Comrade Count, was a Russian writer who wrote in many genres but specialized in science fiction and historical novels.
    Mùa xuân Nhâm Tuất 1982 đến nay… Chắc Vương Công Hi được phóng thích đă lâu, đoàn tụ với vợ con, ông lại là mặt trời cho ḷng bà như hoa hướng dương mười phương đổ lại. Gia đ́nh ông c̣n sống ở xứ sở này hay đă ra đi đến một đất nước xa lạ? Tôi biết, có nhiều người đă hăm hở ra đi, có nhiều người ra đi v́ phải ra đi, chết cả cơi ḷng chứ không phải chết một ít, có nhiều người nhất định ở lại. Mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người là nạn nhân, dù kẻ khác thấy khinh bỉ, tội nghiệp, yêu quư hay kính trọng. Nếu gia đ́nh Vương Công Hi đă ra đi, cầu trời cho họ vẫn luôn luôn hạnh phúc ở cái xă hội thiếu vắng h́nh ảnh nho phong.
    Buổi tối, tôi bỗng mơ thấy ḿnh đang ngồi trong thư viện tra cứu. Một người đàn bà đứng tuổi đi vào. Bước chân khoan thai, dáng dấp tươi trẻ và một nụ cười. Người ấy gật đầu chào tôi. Tôi biết quen lắm mà không nhận ra, cười đáp lễ và cau mày cố nhớ. Người đàn bà hỏi sau khi tháo cặp kính nhạt màu ra khỏi mắt: ”Không nhận ra sao?”. Rồi cúi xuống, cầm lấy cây bút và tờ giấy tới đặt bên cạnh để ghi chép, viết nhanh ba chữ “Lâm Ngân Sương”. Tôi chưa kịp nói ǵ th́ thức giấc v́ một tàu dừa khô rơi ào ngoài sân. Cuộc hội ngộ tức khắc tan biến, dù chẳng qua do tôi nghĩ ngợi mà có giấc mơ. Nói như B́nh Nguyên Lộc th́ giấc mơ tạo thành bởi ám ảnh của những hồn ma cũ. Ở thế hệ ông, những con ma áo tím và thời chúng tôi, những con ma áo xanh da trời.
    Tối hôm ấy, tôi không phủ nhận đă dành nhiều t́nh cảm cho quyển tự điển Khai trí Tiến đức mới mua. Nó như một nhân chứng, dẫu chỉ thoáng qua, với mấy ḍng chữ, một bức vẽ bút ch́, đă đem về cho tôi đủ cả những suy nghĩ về Tuổi trẻ, Bạn bè, Chiến tranh, T́nh yêu, Gia đ́nh, Hợp và tan, Hạnh phúc và đau khổ… Một nhân chứng ít lời, chỉ thấp thoáng hé lộ cho thấy vài nét đơn sơ trong bức tranh chấm phá. Thành ra, nỗi thắc mắc của tôi, tại sao quyển sách của Lâm Ngân Sương lại lạc tới đây, tại sao trong đó có tấm thiếp Xuân từ trại cải tạo của ông Vương Công Hi, giữa bạn tôi và ông Hi có mối quan hệ nào chăng, quá khứ và hiện tại, những ǵ c̣n mất của mỗi người… dẫu muốn t́m lời giải đáp trong mộng cũng không thể nào giải đáp được.
    Nhà văn Trần Huiền Ân
    TN số 41 (430) – 03-10/10/1993
    ———————————————————— —————————————————
    Gần 30 năm, ḿnh cứ mang nỗi day dứt không biết số phận của gia đ́nh này cuối cùng ra sao. Với hy vọng có manh mối thông tin, sáng nay, ḿnh đăng bài lên hai group có nhiều người Việt từng sống ở Sài G̣n. Chưa đầy 5 phút sau, ḿnh đọc được b́nh luận từ người cháu ruột của ông Vương Công Hi. Theo lời anh, ông Hi nguyên là giáo sư Việt Văn của trường Mạc Đĩnh Chi (Sài G̣n). V́ là sĩ quan biệt phái nên sau 30/4/1975, ông đi tù cải tạo đến 8 năm. Hiện giờ ông sống ở Mỹ theo chương tŕnh HO. Tuy không c̣n minh mẫn nhưng đáng mừng là ông bà vẫn c̣n khoẻ.
    Cảm ơn anh Vuong Tu Minh đă cất bỏ cho tôi gánh nặng trong ḷng gần 30 năm nay

    Ông Vương Công Hi với gương mặt hiền từ và có vẻ mô phạm của một nhà giáo (ảnh do cháu gọi ông Hi bằng chú cung cấp)
    Sau khi t́m ra nhân vật trong truyện rồi th́ ḿnh lại muốn báo tin cho nhà văn, tác giả truyện ngắn “Người chứng không lời” mà ḿnh đă có bài viết trong link kèm dưới đây. Dù chỉ đọc truyện nhưng không hiểu sao ḿnh tin nhân vật là có thật và ḿnh cũng tin rằng tác giả, nhà văn Trần Huiền Ân cũng đau đáu với câu hỏi về số phận sau này của ông Vương Công Hi. Vậy là sau khi t́m ra nhân vật, ḿnh lại đi t́m tác giả. May mắn là nhà văn lại ở cùng thành phố với các bạn đồng nghiệp. Vậy là tối nay, bác Trần Huiền Ân đă gửi cho ḿnh tấm thiệp của ông Hi gửi cho vợ con khi c̣n đang tù cải tạo. Nhà văn đă giữ tấm thiệp này gần 30 năm, cũng như ḿnh đă giữ tờ báo có in truyện ngắn của nhà văn gần 30 năm. Cả hai chỉ là v́ nặng ḷng với một số phận trôi nổi sau cuộc chiến, như chiếc lá giữa cơn nước lũ.
    Nguồn: FB Lâm Nguyễn: https://www.facebook.com/profile.php?id=100001298931118

  5. #435
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những câu chuyện ngày mới - Phần 1: Lạc quan và bắt đầu…

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/nhung-...t-dau-161.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...oi-phan-1.html


    Nếu bạn luôn lạc quan và vững tin, mọi chuyện đều có thể trở thành hiện thực. (Ảnh: Pixabay)
    Những câu chuyện ngày mới - Phần 1: Lạc quan và bắt đầu…
    Đường Tân • 12:11, 21/10/19 • 1343 lượt xem

    "Những câu chuyện ngày mới" hy vọng sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày vui vẻ, khép lại một ngày thú vị, và chào đón một mới ngày lạc quan...
    Chúng tôi khởi động cho ngày mới bằng một chầu cà phê vỉa hè. Trong khi tôi lơ đễnh nh́n theo làn hơi phiêu phất bay lên từ tách cà phê nóng hổi đang tan dần trong sương khói heo may lành lạnh của buổi sớm cuối thu... th́ anh bạn tôi khoan thai chỉnh lại chiếc mục kỉnh đang nḥm xuống tận mũi, rồi quay sang nh́n tôi bảo:
    - Này, cậu xem viết giúp tôi một bài thật khí thế, đầy lạc quan và hy vọng để tôi đưa lên trang web nhé...
    Tôi cười trừ bảo:
    - Cảm ơn bạn đă tin tưởng, yêu cầu khó đây, tôi không chắc là sẽ thực hiện được. Nhưng tôi nhớ ḿnh đă từng nghe qua một câu chuyện kiểu như thế này:
    ... Michael Dowling là Chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất thuộc tiểu bang Minnesota, và từng được giới chức Hoa Kỳ bầu chọn là vị lănh đạo tiêu biểu của năm. Không những là người rất thành công trên thương trường, Michael c̣n có được một mái ấm hạnh phúc mà rất nhiều người phải mơ ước. Nhờ những thành công trong sự nghiệp và gia đ́nh như vậy, ông trở thành nhân vật khách mời thường xuyên của các chương tŕnh truyền h́nh, báo chí hoặc các buổi họp mặt truyền thống.

    Michael Dowling là Chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn nhất thuộc tiểu bang Minnesota, và từng được giới chức Hoa Kỳ bầu chọn là vị lănh đạo tiêu biểu của năm... (Ảnh: Wikipedia).
    Một lần Michael Dowling được mời đến thăm và nói chuyện với các thương bệnh binh ở thành phố London. Họ đều là những cựu binh từng phải đối mặt trực tiếp với Thế chiến thứ II khốc liệt.
    Khán giả buổi nói chuyện đặc biệt ngày hôm ấy là những thương bệnh binh đă mất đi: hoặc đôi mắt, hoặc cánh tay, hoặc đôi chân, và cả những phần thân thể khác nữa. Không những thế, họ c̣n phải chịu đựng một dư chấn nặng nề về tâm lư trước những đau thương, mất mát đă chứng kiến hoặc gặp phải nơi chiến trường.
    Mở đầu buổi nói chuyện, Michael nói với các khán giả của ông đại ư rằng: Những thương tích mà họ đang phải đối mặt chẳng đáng là ǵ; rằng thay v́ ch́m đắm trong thất vọng, đau khổ, họ hăy đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến cho cuộc sống…
    Ngay lập tức, nhiều tiếng x́ xào phản đối nổi lên. Những người thương bệnh binh cảm thấy ḿnh bị xúc phạm trước những lời nói đó, bởi họ cho rằng một người đang có trong tay tất cả như Michael Dowling th́ làm sao có thể hiểu được những đau đớn, mất mát mà họ và người thân đă và đang phải chịu đựng kia chứ!
    Rất b́nh thản, Michael tiếp tục bài phát biểu của ḿnh. Ông khuyên họ hăy giữ vững niềm tin vào bản thân và tự đặt ra những mục tiêu để nỗ lực vươn tới.
    Đó là một bài phát biểu ngắn gọn và súc tích, nhưng qua phản ứng gay gắt của khán giả th́ có vẻ nó hoàn toàn không đúng lúc, đúng chỗ chút nào. Bằng chứng là ngay khi ông c̣n chưa dừng lời th́ cơn thịnh nộ của các thương bệnh binh đă lên tới đỉnh điểm. Họ lớn tiếng phản đối, chê bai, thậm chí thóa mạ ông.
    Nhưng lạ thay, vị chủ tịch không hề nao núng. Ông im lặng, b́nh thản ngồi xuống chiếc ghế gần đó và bắt đầu bắt đầu tháo chân phải của ḿnh ra. Thật là một t́nh huống quá bất ngờ! Trông thấy cảnh đó, những người lính có vẻ lắng dịu lại một chút. Họ chăm chú quan sát hành động kỳ lạ của ông. Vẫn với những cử động khoan thai, từ tốn, Michael tháo tiếp một bên chân c̣n lại của ḿnh...
    Đến lúc này, những tiếng la ó đă ngừng bặt. Nhưng không chỉ có vậy, Michael lặng lẽ tháo luôn cánh tay phải, rồi đến bàn tay trái của ḿnh!... Và cuối cùng, ông ngồi đó như một gốc cây cụt, không c̣n đôi tay hay chân, chỉ có đôi mắt vẫn toát lên những ánh nh́n bao dung và kiên định.
    Hơn hết thảy hàng trăm bài phát biểu hùng hồn, hàng ngàn lời chia sẻ hoa mỹ, Michael đă hoàn toàn chinh phục được tất cả những người có mặt tại hội trường ngày hôm đó. Ông tiếp tục nói những lời tâm sự chân thành của một người đồng cảnh ngộ, rằng thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho ḿnh những mục đích chân chính, cao cả hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục đích ấy đến đâu…
    Những cựu chiến binh ngồi yên lặng và xúc động... Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đă thực sự truyền vào ḷng họ một sức sống mới, và họ cũng cảm nhận được rằng: mọi người đều có thể làm như những ǵ ông đă từng làm và rồi họ sẽ thành công giống như ông vậy. Chính thái độ bi quan nhụt chí đă tạo nên sức ỳ không nhỏ kéo họ lại phía sau, khiến họ không thể vượt qua t́nh trạng thương tật của bản thân ḿnh.

    Cũng trong ngày hôm ấy, Michael Dowling đă kể lại câu chuyện đáng nhớ về cuộc đời ông:

    Năm mười bốn tuổi, trong một cơn băo tuyết kinh hoàng, cậu bé Michael Dowling bị rơi ra khỏi xe ngựa. Cú ngă đó đă khiến toàn thân Michael bị giập nát, và khi được đưa vào bệnh viện th́ đă quá muộn để có thể cứu được tứ chi của cậu. Hai chân, cánh tay phải và bàn tay trái của Michael đă hoại tử v́ những vết thương trong cái lạnh chết người giữa mùa đông khắc nghiệt. Tương lai nào cho một thiếu niên nghèo khó và khuyết tật như Michael?

    Cú ngă đó đă khiến toàn thân Michael bị giập nát, và khi được đưa vào bệnh viện th́ đă quá muộn để có thể cứu được tứ chi của cậu. (Ảnh: Christian Birkholz/Pixabay).
    Trong t́nh trạng có thể làm nản ḷng cả những con người mạnh mẽ nhất ấy, sức sống và những ước mơ trong Michael Dowling lại bừng lên mănh liệt. Một ḿnh, cậu t́m đến và xin gặp bằng được các nhà lănh đạo địa phương để tŕnh bày nguyện vọng của ḿnh. Cậu xin họ hỗ trợ chi phí gắn các chi giả cho cậu, bù lại, cậu sẽ là người tham gia tích cực mọi hoạt động t́nh nguyện tại địa phương.
    Và thế là sau này lớn lên, khi đă trở thành một doanh nhân thành đạt, Michael Dowling đă hoàn trả lại mọi chi phí mà địa phương từng đài thọ cho ông trước đây, và hơn cả thế, doanh nhân Michael c̣n là nhà tài trợ hàng đầu cho các chương tŕnh kinh tế, giáo dục và hoạt động từ thiện của quê nhà.

    Lời cam kết của cậu bé mười bốn tuổi khi xưa đă trở thành hiện thực.

    Michael Dowling, người đàn ông tật nguyền ấy đă trở thành một tấm gương vĩ đại về sự thành đạt, không phải bằng một nền tảng vững chắc của sự giàu có, không phải bằng một cơ thể khỏe mạnh, mà bằng việc đặt ra một mục tiêu chân chính trong khối óc và trái tim ḿnh. Ông cũng đă truyền đi một thông điệp và nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho mọi người rằng:
    Nếu bạn luôn lạc quan và vững tin, mọi chuyện đều có thể trở thành sự thực.
    ***
    Nghe xong câu chuyện, bạn tôi mỉm cười bảo:
    - Thú vị đấy, vậy cậu sẽ viết chứ?
    Tôi phân trần: Bạn biết đấy, nếu ví các tác phẩm văn chương giống như cả khu rừng đại thụ khổng lồ, th́ tôi chỉ là một gă làm vườn đang tập tọe phát cỏ dọn cành. Mà có lẽ sẽ không ai dùng máy xén cỏ để đi đốn gỗ đúng không? Tôi nghĩ ḿnh cần thêm chút thời gian để quan sát và trau dồi kinh nghiệm...
    - Bạn tôi lại mỉm cười, anh nhấp một ngụm cà phê. Và như một cách cư xử xă giao lịch thiệp giữa những người đàn ông, anh ấy bắt đầu kể cho tôi nghe một câu chuyện ngụ ngôn về họ nhà rùa:
    Một hôm, họ nhà Rùa quyết định đi picnic. Với bản tính chậm chạp của ḿnh, chúng mất bảy năm để chuẩn bị mọi thứ trước khi lên đường. Thêm mười ba năm "rong ruổi dặm trường", cuối cùng th́ chúng cũng đă đến nơi cần đến. Nhưng như vậy nào đă xong, chúng mất thêm sáu năm lẻ tám tháng nữa để cắm trại và bày biện đồ đạc tại nơi ở mới. Trớ trêu thay, đến lúc bày tiệc th́ chúng mới phát hiện ra là ḿnh đă quên mang theo mù tạt!

    Trớ trêu thay, đến lúc bày tiệc th́ chúng mới phát hiện ra là ḿnh đă quên mang theo mù tạt! (Ảnh: Pixabay).
    - Ôi, quả là một chuyện tồi tệ. Một chuyến picnic của họ nhà rùa mà không có mù tạt th́ chẳng c̣n ǵ là thú vị:
    - "Thiếu mù tạt th́ làm sao để có thể ăn thủy hải sản và các món gỏi, ghém đây chứ?"
    - Chúng ngán ngẩm bảo nhau như vậy.
    Sau ba năm chín tháng mười ngày than thở và tranh căi, cuối cùng Rùa Choai, một chú rùa khỏe nhất, nhanh nhẹn nhất được cả họ tin tưởng giao cho nhiệm vụ quay về nhà lấy mù tạt. Nhưng Rùa Choai lại bảo:
    - Các cụ, các ông bà, cô d́ chú bác, anh chị em hàng xóm làng ngơ... biết cả rồi đấy, cháu đúng là nhanh và khỏe thật, nhưng phải cái tính đi đường hay ngó nghiêng sàng sẩy, đưa đẩy đánh vơng... nhỡ đâu sơ sẩy làm văng văi hết mù tạt th́ sao? Thế chẳng phải xôi hỏng bỏng không, nhanh quá hóa chậm ư? Chi bằng chúng ta giao công việc này cho Rùa Nhí. Em ấy cũng khá nhanh nhẹn, lại biết vâng lời. Tuổi nhỏ việc nhỏ cũng là vừa sức.
    - Nghe Rùa Choai nói cũng có lư. Vậy là họ nhà rùa thống nhất giao cho Rùa Nhí đi lấy mù tạt. Tất nhiên là lúc đầu Rùa Nhí cũng giăy nảy từ chối nhưng rốt cuộc, trước sự thuyết phục của cả họ nhà rùa (vả lại con trẻ th́ không nên căi lời trưởng bối) nên Rùa Nhí cũng miễn cưỡng vâng lời. Nó giơ chân trước lên, vừa gạt nước mắt vừa nói:
    - Cháu đồng ư đi về nhà lấy mù tạt với một điều kiện: Tất cả họ rùa đang ngồi tại đây, không ai được phép tranh thủ ăn bất cứ thứ ǵ trước khi cháu quay trở lại đấy nhé!
    Họ nhà rùa đành phải đồng ư. Thế là Rùa Nhí bắt đầu lên đường.
    Nhưng rồi đă ba năm trôi qua mà Rùa Nhí vẫn chưa quay trở lại. Rồi năm năm... mười năm... rồi hai mươi mốt năm sáu tháng lẻ chín ngày!...
    Cuối cùng cụ rùa bô lăo không thể nhịn đói được nữa, bèn cắn tạm một lát chuối xanh cho đỡ thèm thuồng!

    Nhưng rồi đă ba năm trôi qua mà Rùa Nhí vẫn chưa quay trở lại. Rồi năm năm... mười năm... rồi hai mươi mốt năm sáu tháng lẻ chín ngày!... (Ảnh: Pixabay).
    Đúng lúc đó, Rùa Nhí - bây giờ đă già và gầy hơn rất nhiều so với hơn hai mươi năm về trước - đột ngột tḥ đầu ra từ một lùm cây bên cạnh và hét lên the thé:
    - Đó... đó... Cháu biết mà! Cháu biết là mọi người sẽ không đợi và sẽ tranh thủ ăn trước khi cháu quay trở lại mà. Thôi thôi, cháu không đi lấy mù tạt nữa đâu!...
    Nghe nói, sau đó họ nhà rùa lại mất thêm bốn năm bảy tháng có dư nữa ngồi bên mâm gỏi để họp bàn, rút kinh nghiệm... và sau cùng chúng rút ra một số kết luận như sau:
    - Rất nhiều người trong chúng ta lăng phí thời gian để suy nghĩ, toan tính thiệt hơn về việc ḿnh cần phải làm, trong khi bạn hoàn toàn và lập tức có thể làm được nó.
    - Rất nhiều người trong chúng ta lăng phí thời gian để chờ đợi người khác thực hiện những điều mà ḿnh mong muốn, thay v́ chính họ nên bắt tay vào làm.
    - Và cũng có những người quá lo lắng về những ǵ người khác đang làm khi vắng mặt ḿnh, đến nỗi họ không bao giờ làm được ǵ cho bản thân và cộng đồng cả…
    - [ Và có thể c̣n có rất nhiều điều nữa, nhưng đợi họ nhà rùa kết luận xong th́ mất thời gian lắm! ] ...
    ***
    Cả hai chúng tôi cùng đứng dậy và cười vui vẻ. Đă đến lúc bắt đầu cho một ngày làm việc mới rồi. Và như bạn thấy đấy, quả đúng là tôi không có khiếu kể chuyện hay viết lách ǵ đâu. Tôi chỉ thuật lại những ǵ mà hai người đàn ông từng trao đổi với nhau bên tách cà phê vào một sớm cuối thu mà thôi.
    Đường Tân.

    Nguồn tư liệu tham khảo: "Hạt giống tâm hồn".

    2 Comments
    Huynh Anh Khoi
    Ông lấy ǵ để tháo bàn tay trái của ḿnh?
    Huynh Anh Khoi
    Ông lấy ǵ để tháo bàn tay trái sau khi đă tháo 2 chân và cánh tay phải?

    Phụ Lục:
    Thán phục nghị lực của chàng trai không tay, không chân-Yume TTNV


    Đau thương hoàn cảnh Bé Gái mồ côi không tay không chân

  6. #436
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Những câu chuyện ngày mới - Phần 2: Ông bạn già và hai chữ: 'Lần tới...'

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/nhung-...-toi-6518.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...oi-phan-2.html


    Trong lúc ngồi chờ đợi ông bạn già của tôi tại quán trà nóng ven đường, một nỗi thất vọng chán chường xâm lấn tâm hồn tôi. Chỉ v́ vài tính toán sai lầm đă khiến cho dự án kinh doanh quan trọng trong cuộc đời tôi tan thành mây khói... (Ảnh: Shutterstock)

    Những câu chuyện ngày mới - Phần 2: Ông bạn già và hai chữ: 'Lần tới...'
    Đường Tân • 11:30, 25/01/20 • 3333 lượt xem

    'Những câu chuyện ngày mới' hy vọng sẽ giúp bạn bắt đầu một ngày vui vẻ, khép lại một ngày thú vị, và chào đón một mới ngày lạc quan...
    Buổi sớm mùa đông lạnh lẽo của Bắc Việt, gió quện hắt hiu. Mặt hồ Kim Chung c̣n đang mệt mỏi ngủ vùi giữa lớp sương mờ và khói bụi... Trong lúc ngồi chờ đợi ông bạn già của tôi tại quán trà nóng ven đường, một nỗi thất vọng chán chường xâm lấn tâm hồn tôi. Chỉ v́ vài tính toán sai lầm đă khiến cho dự án kinh doanh quan trọng trong cuộc đời tôi tan thành mây khói.
    Thậm chí, ngay cả cuộc hẹn gặp với ông bạn thâm giao - một con người khá am tường và thân thiện - cũng không khiến cho tôi cảm thấy vui hơn là mấy...
    Tôi ngồi nhâm nhi ly trà sữa ấm, se sẽ nheo mày nh́n những gốc xà cừ đứng chôn chân từ khươm mươi niên(*) bên đường, nhẫn nại chứng kiến biết bao ồn ă, xô bồ và bụi bặm... Lại nhấp thêm một ngụm, chao ôi!... trà đặc xoắn ruột gan. Gọi là "trà sữa" cho nó vui chứ thực ra là trà mạn pha cực đặc bằng nước đun sôi già lửa, sau đó ta thả vài viên đá lạnh nhỏ xíu vào, nó sẽ chuyển sang màu trắng đục, từng lớp hơi nước lởn vởn bay lên như khói sương pha sữa. Tôi quen uống loại trà như thế.
    Cuối cùng th́ cũng thấy ông bạn già của tôi xuất hiện. Ông ta điềm tĩnh băng qua đường, trên người khoác chiếc áo phao dày sụ màu nâu xem chừng ấm cúng. Vẫn mái tóc màu hung hung điểm lốm đốm sợi bạc, cặp mục kỉnh sụp xuống tận mũi, trông ông ấy giống một nhà tài phiệt lẫy lừng hơn là một bác sĩ - kiêm chuyên gia tư vấn tâm lư!
    Khi ông đến ngồi bên cạnh tôi, người chủ quán đă mang tới một ly cà phê như thường lệ, và không quên kèm theo một đĩa "xoài xăn" thái lát nhỏ chấm kèm muối ớt - vị chủ quán này tuổi cũng xấp xỉ lục tuần, khuôn mặt khắc khổ, dáng người gầy nhẳng, vui tính và tất nhiên là... nói ngọng. Ông ấy cứ quen gọi xoài xanh là "xoài xăn" như thế đấy!

    Tôi ngồi nhâm nhi ly trà sữa ấm, se sẽ nheo mày nh́n những gốc xà cừ đứng chôn chân từ khươm mươi niên(*) bên đường, nhẫn nại chứng kiến biết bao ồn ă, xô bồ và bụi bặm... (Ảnh: Pexels)
    - Xin chào anh bạn trẻ, có chuyện ǵ với cậu à? - Ông bạn già thẳng thắn hỏi tôi mà không cần rào đón.
    Từ lâu tôi đă không c̣n ngạc nhiên trước sự tinh tế, đôn hậu và từng trải của ông, v́ thế tôi bắt đầu kể lể về những điều đang khiến ḿnh phải phiền ḷng... Với một niềm kiêu hănh xen chút buồn rầu, tôi cố gắng thành thật, không đổ lỗi cho ai v́ những thất bại của ḿnh mà chỉ biết trách bản thân. Tôi phân tích tất cả mọi điều, tất cả những khuyết điểm, những hành động sai lầm. Tôi vẫn tiếp tục nói thêm khoảng 15 phút nữa, trong khi ông bạn già của tôi kiên nhẫn ngồi nhấp cà phê và im lặng...
    Khi tôi nói xong, ông khẽ khàng đặt cái ly xuống và bảo:
    - Nào anh bạn, mời anh đến văn pḥng cùng tôi nào.
    - Văn pḥng của ông ư? Ông để quên ǵ sao?
    - Không. Tôi chỉ muốn cậu thấy một vài điều. Chỉ vậy thôi. - Ông nhẹ nhàng nói.
    Bên ngoài bắt đầu lất phất mưa phùn, không gian ch́m trong sương mờ và làn khói bụi, khiến cho người ta có cảm giác khoảng trời phía xa kia cứ âm âm u u như gà úp thúng... Nhưng văn pḥng của ông th́ vẫn ấm áp, sáng sủa, tiện nghi và thân thuộc: chiếc kệ sách ngăn nắp và trang nghiêm trên tường cùng nhiều cuốn sách b́a tím than, có tựa đề phủ chữ màu nhũ vàng - tôi cũng không biết là những sách ǵ - được sắp xếp một cách vô cùng gọn gàng cẩn thận; bộ bàn ghế gỗ xoan đào mộc mạc đă lên màu láng bóng; chiếc ấm trà bằng gốm Hồng Sa xinh xắn h́nh tṛn dẹt như củ su hào màu nâu đất, vây quanh là sáu chiếc chén con con; lọ hoa ly và chiếc đài phát nhạc luyện công quen thuộc thường đặt ngay ngắn, gọn gàng phía cuối mặt bàn...
    Người bạn già của tôi lấy ra một chiếc thẻ nhớ, ông mỉm cười, nói:
    - Trong chiếc thẻ này có ba đoạn ghi âm ngắn về ba người khác nhau đến xin tôi giúp đỡ - Dừng lại chút, như để cho tôi khỏi băn khoăn, ông giải thích: Cậu đừng lo, tôi đă xin phép họ ghi âm lại và chia sẻ nội dung. Tôi muốn cậu lắng nghe những đoạn ghi âm này và xem cậu có thể lựa chọn ra hai từ chung cho cả ba trường hợp này hay không? Đừng có ngẩn mặt ra như thế. Tôi có lư do của ḿnh mà.

    Bên ngoài bắt đầu lất phất mưa phùn, không gian ch́m trong sương mờ và làn khói bụi, khiến cho người ta có cảm giác khoảng trời phía xa kia cứ âm âm u u như gà úp thúng...
    Với tôi, điểm tương đồng của ba người kể chuyện trong máy ghi âm này có lẽ chính là sự bất hạnh: Người đầu tiên rơ ràng đă phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng do việc kinh doanh thua lỗ. Anh ta nhiếc móc ḿnh rằng đă không làm việc chăm chỉ và không vững tin vào con đường phía trước... Người phụ nữ cất tiếng sau đó chưa kết hôn v́ cô cảm thấy ḿnh phải có trách nhiệm với người mẹ già yếu. Cô ấy nhớ lại trong tiếc nuối và đau khổ về những cơ hội có thể xây dựng một cuộc sống gia đ́nh hạnh phúc mà cô đă từ bỏ... Giọng nói thứ ba là của một người mẹ có thằng con trai vừa gặp rắc rối với lô đề và thuốc lắc; bà ấy trách ḿnh đă không biết dạy dỗ nó...
    Người bạn già của tôi tắt máy, chỉnh lại tư thế ngồi cho ngay ngắn rồi điềm tĩnh hỏi:
    -Trong những đoạn ghi âm này có một từ ngữ được lặp lại đến những sáu lần, nó ẩn chứa ư nghĩa không mấy tích cực. Cậu có nhận ra không? Không ư? A, có lẽ cũng là do chính cậu cũng đă dùng cụm từ này tới ba lần lúc gặp tôi ở quán trà ven đường khi năy!
    Ông cất chiếc máy đọc thẻ vào ngăn kéo bàn rồi tiện tay lấy ra một cuốn sổ nhỏ xíu đưa cho tôi và nói:
    - Chúng ở đây, ngay trang đầu cuốn sổ này. Hai từ đáng buồn nhất trong mọi ngôn ngữ!...
    Tôi cúi xuống, lật sổ ra: được viết một cách ngay ngắn và đậm nét bằng mực bút bi màu đen trên trang giấy đầu tiên của cuốn sổ là hai chữ: "Giá mà".
    Ông bạn già nh́n thẳng vào tôi bằng một ánh mắt rất chân thành và thiện cảm, rồi sẽ sàng nói tiếp:
    - Có lẽ cậu sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng tôi đă ngồi trên chiếc ghế này và lắng nghe hàng ngàn lần những câu nói buồn đau, khắc khoải bắt đầu bằng hai chữ trên. Họ đă nói với tôi kiểu như: Giá mà tôi có quyết định khác đi; Giá mà mọi chuyện không xảy ra như thế; Giá mà tôi không mất b́nh tĩnh để rồi thốt ra những lời lẽ chua chát đó, những hành động thiếu kiềm chế đó; Giá mà tôi không tham vọng; Giá mà tôi khôn ngoan hơn, hoặc bớt ích kỷ đi, hoặc biết tuân thủ đạo lư hơn... Họ cứ nói và nói cho đến khi cạn lời...

    Có lẽ cậu sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng tôi đă ngồi trên chiếc ghế này và lắng nghe hàng ngàn lần những câu nói buồn đau, khắc khoải bắt đầu bằng hai chữ "giá mà"... (Ảnh: Shutterstock)
    Và rồi tôi nói với họ: Giá mà anh (chị) ngừng nói "giá mà" th́ chúng ta đă làm được một điều ǵ đó ư nghĩa hơn...
    Ông dừng lại trầm tư, nhấp một ngụm trà nóng, rồi nói tiếp:
    - Vấn đề nằm ở chỗ có tiếc nuối thế nào th́ ta cũng không thể thay đổi được hiện thực. Nó chỉ khiến người ta hướng tới sự lựa chọn sai lầm, bi quan thay v́ vực dậy sửa sai và bước tiếp. Và nó khiến chúng ta lăng phí thời gian. Cuối cùng, nếu cậu để nó trở thành một thói quen th́ chính nó sẽ là rào cản cho những nỗ lực của cậu.
    Bây giờ, nói đến trường hợp của cậu nhé. Kế hoạch của cậu đă thất bại. Tại sao? Bởi v́ cậu đă phạm phải một số sai lầm nào đó. Mà con người th́ ai chẳng có sai lầm? Sai lầm dạy cho ta nhiều bài học quư. Nhưng khi cậu kể cho tôi nghe về những sai lầm ấy trong sự than thở, tiếc nuối th́ tôi nghĩ rằng cậu chưa học được điều ǵ cả.
    - Làm sao ông biết? - Tôi hỏi, giọng tỏ vẻ hơi bất đồng.
    - Bởi v́ cậu chưa bước ra khỏi quá khứ. Cũng chưa lần nào cậu đề cập tới tương lai. Và thành thật mà nói, bây giờ, cậu vẫn đang say sưa trong quá khứ. Ngoan cố là một đức tính không tốt mà tất cả chúng ta đều có, nó khiến chúng ta măi day dứt v́ những lỗi lầm cũ. Sau cùng, khi cậu nhắc đến nguyên nhân của những sai lầm th́ chính cậu mới đang là vấn đề lớn nhất.
    Tôi gật đầu buồn bă.
    - Vậy tôi phải làm ǵ để thay đổi đây?
    - Hăy thay đổi mối quan tâm của ḿnh. Hăy dùng những từ và cụm từ khác thể hiện sự vươn lên nhẫn nại và chân chính chứ không phải là sự trách cứ, bi quan hay chùn bước.
    - Ông có thể gợi ư cho tôi vài điều không?
    - Dĩ nhiên là có rồi. Cậu hăy loại bỏ khỏi đầu hai chữ “Giá mà” và thay vào đó là hai chữ: “Lần tới”.
    - "Lần tới" sao? Tôi hỏi - không giấu giếm sự ngạc nhiên!...
    - Đúng vậy, là từ: "Lần tới" anh bạn ạ - ông bạn già của tôi điềm nhiên nhắc lại. - Tôi đă từng chứng kiến hiệu quả kỳ diệu của cụm từ ấy ở chính căn pḥng này. Nếu một bệnh nhân chỉ luôn miệng nói “Giá mà... ” với tôi th́ đúng là anh ấy đang gặp rắc rối thật sự. Nhưng nếu anh ấy dám nh́n thẳng vào mắt tôi mà nói “Lần tới... ” th́ tôi biết chắc rằng anh ấy đă t́m ra cách giải quyết vấn đề. Điều đó đồng nghĩa với việc anh ấy đă quyết định áp dụng bài học mà anh ấy tích lũy được từ những trải nghiệm và vấp ngă trong quá khứ, bất kể nó đau đớn xót xa và khó khăn nhường nào. Và nó cũng đồng nghĩa với việc anh ta đă sẵn sàng bỏ qua những rào cản của tiếc nuối để tiến về phía trước, thay đổi suy nghĩ và hành động chân chính để bước tới hạnh phúc. Hăy cố lên! Rồi chính cậu sẽ hiểu.

    Nếu một bệnh nhân luôn nói “Giá mà... ” th́ họ đang gặp rắc rối thật sự. Nhưng nếu dám nh́n thẳng vào mắt tôi mà nói “Lần tới... ” th́ tôi chắc rằng họ đă t́m ra cách giải quyết vấn đề. (Ảnh: Shutterstock)
    Ông dừng lời. Ngoài trời, những giọt mưa tí tách rơi mỗi lúc một thêm nặng hạt. Nhưng tôi có cảm giác như không gian trong căn pḥng này ấm áp và thánh khiết lạ! Tôi cố gắng loại những bỏ cụm từ bi quan, tiêu cực ra khỏi đầu ḿnh và thay vào đó bằng một số cụm từ tích cực, thiện ư hơn... Điều đó dĩ nhiên là rất khó khăn, nhưng tôi có thể cảm nhận được những cụm từ mới này như những mảnh ghép tươi sáng và đầy sinh lực đang dần dần khớp vào đúng vị trí trong tâm khảm của ḿnh.
    - Thêm một điều nữa, anh bạn ạ. Ông vừa nói vừa tiến về phía giá sách, chọn ra một quyển, ông đưa cho tôi và nói:
    Tôi tặng cậu cuốn sách "Chuyển Pháp Luân" này. Nhớ, hăy giữ ǵn thật cẩn thận và đọc nó sớm nhất khi cậu có thể. Cậu hăy áp dụng những nguyên lư được giảng nói trong đó vào cuộc sống, tôi tin chắc rằng cậu sẽ luôn nắm giữ được chiếc ch́a khóa của hạnh phúc.
    Đoạn ông đứng dậy, mỉm cười rất thân thiện rồi vỗ vai tôi, nói một cách dứt khoát:
    Vậy nhé, tôi lại sắp có cuộc hẹn với khách rồi! Rất vui v́ gặp cậu, anh bạn trẻ ạ. Lúc nào tôi cũng rất vui... Và bây giờ, th́ hăy cầm lấy chiếc ô của tôi đây mà về, trời có vẻ mưa nặng hạt hơn đấy.
    Ông tiễn chân tôi ra tận sảnh ngoài, không quên dặn tôi nhớ bắt taxi mà về cho đỡ lạnh…
    Tôi ngoái lại, không quên nói lời cảm ơn ông và gọi với:
    "Lần tới" tôi sẽ mang theo ô!
    Ông bạn già mỉm cười rất tươi, rồi giơ cao tay khoát khoát vào không trung thay cho lời tạm biệt!...
    Tôi phấn chấn băng qua phía bên kia đường, Từ xa kia một chiếc xe taxi màu sáng đang lướt chầm chậm tới chỗ tôi...
    Cả dăy phố bỗng chốc trở nên b́nh yên và thanh thoát lạ. Ngày mới đă bắt đầu…
    Đường Tân
    (*) Khươm mươi niên: đă lâu lắm rồi; cũng không biết là từ năm nào nữa - Phương ngữ cổ vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
    - Tư liệu tham khảo thêm: 'Hạt giống tâm hồn'

    Xem thêm:
    Sức mạnh của sự tĩnh lặng [Radio]
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/suc-ma...-lang-154.html

    Những câu chuyện ngày mới - Phần 1: Lạc quan và bắt đầu…
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/nhung-...t-dau-161.html

    Thằng ngẫn ngờ
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/thang-ngan-ngo-202.html

    Câu chuyện về những đồng bạc lẻ
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/cau-ch...c-le-5439.html

    Mẹ là Tết của đời con
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/me-la-...-con-6585.html

    Năm Canh Tư 2020 thường xảy ra những sự kiện lớn ǵ? Làm thế nào để trải qua năm Canh Tư an lành?
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/nam-ca...lanh-7596.html

    Ngày ông Táo ông Công, tản mạn về cá chép
    https://www.ntdvn.com/van-hoa/ngay-o...chep-8405.html

  7. #437
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Ư Kiến Của Một Người Việt Gốc Hoa

    https://www.tvvn.org/y-kien-cua-mot-...oa-vien-huynh/
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...t-goc-hoa.html

    Ư Kiến Của Một Người Việt Gốc Hoa – Viên Huỳnh
    June 6, 2018 | by Ban Tu Thư | 0


    “Nhân dịp có một tay đại biểu cuốc hụi phát biểu so sánh rằng đặc khu kinh tế cho Trung Quốc thuê th́ có khác ǵ các khu phố Tàu (Chinatown) mà thành phố lớn nào trên thế giới cũng có, tôi xin đưa ra 5 khác biệt lớn của hai h́nh thức dân cư nói trên để phản bác lại ngụy biện của kẻ giả ngu kia.

    Đây là những điều cơ bản nhất mà không cần phải là tiến sĩ kinh tế cũng có thể phân tích được.
    1. Về chính trị: Những khu phố Tàu có mặt hầu hết khắp nơi trong các thành phố lớn trên thế giới, là nơi người Hoa di dân sang để sống tại đất nước đó. Người Hoa ở các khu phố Tàu phần lớn là những người dân tị nạn chính trị và họ ra đi v́ không công nhận sự tồn tại của chính thể đang cai trị tại quê hương họ. C̣n dân của các đặc khu kinh tế Trung Cộng là do chính phủ đưa sang và cài cắm vào đó với mục đích biến đặc khu đó thành đất của chính phủ Trung Cộng về lâu về dài. Cả bộ máy hành chính của đặc khu cũng được đưa từ Trung Quốc sang. Mỗi đặc khu là một đất nước Trung Quốc thu nhỏ về mặt chính trị và hành chính.

    2. Về quy mô và vị trí: Các khu phố Tàu tại các thành phố lớn thường có quy mô nhỏ, chỉ vài con đường. Khu Chợ Lớn được xem là Chinatown lớn nhất thế giới và lâu đời nhất cũng chỉ có quy mô vài quận. Một đặc khu kinh tế th́ quy mô hoàn toàn khác hẳn, rộng lớn hơn rất nhiều, diện tích ít nhất cũng bằng một thành phố nhỏ. Các khu phố Tàu không hề có ranh giới biệt lập với khu dân cư bản địa, v́ nó là một phần của thành phố bản địa, ra vào không cần phải xuất tŕnh giấy tờ đặc biệt cũng không phải nhất thiết là người Hoa mới vào được.
    Các đặc khu kinh tế Trung Quốc tuy nằm trên đất Việt Nam nhưng lại tách biệt hoàn toàn, người Việt Nam nếu không có giấy tờ đặc biệt cũng không được vào.

    3. Về tư cách công dân: Dân cư khu phố Tàu qua nhiều thế hệ ḥa nhập với dân địa phương và trở thành một phần của cộng đồng nơi đó. Họ nhập tịch của quốc gia sở tại, nếu lập gia đ́nh với người bản địa hoặc với người đồng hương th́ con cái của họ vẫn mang quốc tịch nước sở tại chứ không mang quốc tịch Trung Quốc. Con cái họ lớn lên đi học nền giáo dục địa phương, nói tiếng địa phương song song với tiếng Hoa. Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc mang quốc tịch Trung Hoa, nếu có lấy vợ người bản địa th́ con cái họ vẫn mang quốc tịch Trung Hoa. Họ học chương tŕnh giáo dục Trung Quốc và không cần phải học tiếng địa phương của nước sở tại.

    4. Về việc chấp hành pháp luật: Dân cư khu phố Tàu chịu sự chế tài của pháp luật nước sở tại và thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ của công dân nước sở tại. Họ làm việc, đóng thuế cho nhà nước sở tại và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cộng đồng. Dân cư đặc khu kinh tế Trung Quốc tuân theo pháp luật Trung Quốc, thực hiện nghĩa vụ công dân với Trung Quốc nhưng lại được hưởng nhiều ưu đăi về mặt quyền lợi kinh tế mà ngay cả doanh nghiệp bản dịa cũng không được hưởng. Họ làm việc, đóng thuế cho quốc gia của họ và khai thác tài nguyên nước sở tại góp phần làm giàu cho Trung Quốc.

    5. Về quân sự: Ở các khu phố Tàu, việc thành lập quân đội hay lực lượng cảnh sát riêng là điều không thể xảy ra v́ chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ mọi thứ trong khi những đặc khu kinh tế, nơi tách biệt hoàn toàn với nước sở tại và chính quyền địa phương không có quyền hành kiểm soát mọi hoạt động bên trong, việc thành lập một căn cứ quân sự hay xây nhà máy sản xuất vũ khí là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu có xảy ra xung đột giữa dân địa phương và dân trong đặc khu, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn có thể đưa quân đội sang với cớ là bảo vệ công dân nước ḿnh. Lúc đó trong đánh ra ngoài đánh vào thành thế gọng ḱm coi như ta không thế nào trở tay kịp.

    Những điều này chỉ có những kẻ cực ngu hoặc cực kỳ khốn nạn mới cố t́nh không hiểu.

    Riêng tôi, một người Việt gốc Hoa, sinh ra và lớn lên ở Sài G̣n, với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi phản đối việc cho Trung Quốc “thuê ba đặc khu kinh tế trong ṿng 99 năm”.

    FB Viên Huỳnh

  8. #438
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Khoa học trả lời cho 12 câu hỏi quan trọng về COVID-19

    https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/covid...ch-182581.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...h-oi-quan.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    Mỗi cá nhân chúng ta cần hiểu rơ những điều ǵ đang xảy ra trên thế giới trong đại dịch COVID-19 hiện nay để biết cách pḥng tránh và bảo vệ an toàn bản thân tốt nhất. (Ảnh minh họa: Mohamed_Hassan/Pixabay)
    Khoa học trả lời cho 12 câu hỏi quan trọng về COVID-19
    Ánh Dương • 21:27, 16/05/21

    Tỷ lệ tử vong ở COVID-19 hiện nay là bao nhiêu %? Phong tỏa hoạt động có hiệu quả không? Phong tỏa có hại không? Giăn cách xă hội có hiệu quả không? Các loại vaccine có hiệu quả không? Vaccine có an toàn không? Đeo khẩu trang có hiệu quả không? Đeo khẩu trang có an toàn không? Câu trả lời cho những câu hỏi này và những câu hỏi quan trọng khác, tất cả đều được tham khảo đầy đủ từ các nghiên cứu được b́nh duyệt và các cơ quan chức năng hàng đầu trên thế giới.

    12 câu hỏi chính về COVID-19 và phong tỏa xă hội đă được trả lời. Tất cả các câu trả lời đều được tham chiếu đầy đủ từ các nghiên cứu được b́nh duyệt và các cơ quan chức năng hàng đầu.
    Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới và các khu vực là bao nhiêu %?
    Giáo sư Y khoa và Dịch tễ học tại Stanford John P. A. Ioannidis đăng trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng Châu Âu rằng, ông đă xem xét dữ liệu từ các nghiên cứu trên toàn cầu và ước tính tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng (IFR) của COVID-19 là khoảng 0,15%. Tỷ lệ này thay đổi đáng kể theo khu vực (v́ các lư do như nhân khẩu học và tính nhạy cảm có sẵn) và giữa các quốc gia trong khu vực. Ở châu Âu và châu Mỹ, tỷ lệ này là khoảng 0,3% -0,4%. Ở châu Phi và châu Á, tỷ lệ này là khoảng 0,05%.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    H́nh ảnh của ĐH Cambridge về Tỷ lệ tử vong b́nh thường và do COVID-19 ở nam và nữ ở Anh và sứ Wales.
    Tuổi trung b́nh tử vong do COVID-19 ở Anh và xứ Wales trong vụ dịch mùa xuân 2021 là 80,4 tuổi theo ONS (Cơ quan thống kê quốc gia của Anh), trong đó độ tuổi tử vong trung b́nh ở nam là 78,7 và 82,5 đối với nữ. Độ tuổi tử vong trung b́nh ở Vương quốc Anh là 79,3 đối với nam và 82,9 đối với nữ (mặc dù lưu ư rằng đây là các ước tính được mô h́nh hóa về tuổi thọ trung b́nh dựa trên bảng cuộc sống, không phải tuổi trung b́nh thực tế của những người chết mỗi năm). Cơ quan Y tế Công cộng Anh đă ước tính rằng tuổi thọ đă giảm 1,3 năm đối với nam giới và 0,9 năm đối với phụ nữ vào năm 2020 do COVID, mặc dù những con số này cũng được mô h́nh hóa.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Biểu đồ số người chết hàng năm từ 1943 đến 2020 ở Anh và Wales
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    COVID-19 lây lan như thế nào?
    Theo dữ liệu cập nhật nhất, COVID-19 chủ yếu lây lan qua các giọt khí lỏng tích tụ trong không khí trong pḥng chứ không phải qua các giọt lớn hơn hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt. Đây là lư do tại sao nhiều biện pháp được thực hiện để chống lại sự lây lan của COVID-19, chẳng hạn như giăn cách xă hội, rào chắn, khẩu trang (xem bên dưới) và làm sạch bề mặt không hiệu quả. Sự lan truyền virus bên ngoài trời là rất hiếm.

    H́nh ảnh đường đi của các hạt khí lỏng COVID-19 trong nhà
    Cơ quan Y tế công cộng Anh đă sử dụng dữ liệu từ chương tŕnh thử nghiệm của Chính phủ để cho thấy rằng tỷ lệ tấn công thứ cấp (tỷ lệ người tiếp xúc nhiễm virus từ người bị nhiễm bệnh) tại nhà riêng là khoảng 10,1%. Một nghiên cứu của Mỹ tại JAMA (Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ) cho thấy tỷ lệ này là 16,6%.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    T́nh trạng về sự lây truyền không triệu chứng và trước khi có triệu chứng đối với COVID-19 như thế nào?
    Lây nhiễm không triệu chứng thường được đặc trưng bởi tải lượng virus thấp hơn nhiều và do đó khả năng lây nhiễm thấp hơn nhiều. Nghiên cứu trên JAMA về tỷ lệ tấn công thứ cấp (SAR) trong hộ gia đ́nh cho thấy rằng các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng chỉ 0,7% so với 18% đối với lây nhiễm có triệu chứng. Tỷ lệ lây nhiễm không triệu chứng tăng lên ở những người có miễn dịch do đă bị lây nhiễm hoặc đă có tiêm chủng trước đó, cho thấy đó là một đặc điểm của miễn dịch.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Biện pháp phong tỏa trong đại dịch COVID-19 có hiệu quả không?
    Các hạn chế về tiếp xúc xă hội, chẳng hạn như đặt hàng tại nhà, đóng cửa kinh doanh và hạn chế tụ tập đông người, luôn được chỉ ra trong các nghiên cứu được đánh giá ngang hàng là không có tác động đáng kể đến các kết quả như nhiễm COVID-19 và tử vong. Đây là một số ví dụ, với một trích dẫn chính từ mỗi bài báo khoa học.

    1/ “Việc phong tỏa hoàn toàn và thử nghiệm COVID-19 trên diện rộng không liên quan đến việc giảm số ca nguy kịch hoặc tử vong tổng thể”. Trích bài báo: “Một phân tích cấp quốc gia đo lường tác động của các hành động của chính phủ, sự chuẩn bị sẵn sàng của quốc gia và các yếu tố kinh tế xă hội đối với tỷ lệ tử vong do COVID-19 và các kết quả sức khỏe liên quan” của Rabail Chaudhry, George Dranitsaris, Talha Mubashir, Justyna Bartoszko, Sheila Riazi. EClinicalMedicine (Lancet) 25 (2020) 100464, ngày 21 tháng 7 năm 2020.
    2/ "Chúng tôi nhận thấy rằng các mệnh lệnh hạn chế đi lại không có lợi ích sức khỏe rơ ràng, chỉ có tác động khiêm tốn đối với hành vi và những tác động nhỏ nhưng có hại cho nền kinh tế". Trích bài báo: “Đánh giá tác động của các chính sách hạn chế đi lại trong đại dịch COVID-19” của Christopher R. Berry, Anthony Fowler, Tamara Glazer, Samantha Handel-Meyer và Alec MacMillen, Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, Ngày 13 tháng 4 năm 2021.
    3/ “Tính nghiêm ngặt của các biện pháp chống lại đại dịch, bao gồm cả việc phong tỏa, dường như không liên quan đến tỷ lệ tử vong”. Trích bài báo: “Tỷ lệ tử vong do Covid-19: Vấn đề dễ bị tổn thương giữa các quốc gia đối mặt với biên độ hạn chế thích nghi” của Quentin De Larochelambert, Andy Marc, Juliana Antero, Eric Le Bourg và Jean-François Toussaint. Biên giới trong Y tế công cộng, ngày 19 tháng 11 năm 2020.
    4/ “So sánh tỷ lệ tử vong hàng tuần ở 24 quốc gia châu Âu, những phát hiện trong bài báo này cho thấy rằng các chính sách phong tỏa chặt chẽ hơn không liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn. Nói cách khác, các vụ phong tỏa đă không hiệu quả như mong muốn”. Trích bài báo: “Phong tỏa có hiệu quả không? So sánh xuyên quốc gia của một nhà kinh tế học” của Christian Bjørnskov. Nghiên cứu Kinh tế CESifo ngày 29 tháng 3 năm 2021.
    5/ “Mặc dù không thể loại trừ các lợi ích nhỏ, nhưng chúng tôi không t́m thấy lợi ích đáng kể trong trường hợp tăng cường các biện pháp can thiệp không dùng thuốc (NPI) chặt chẽ hơn”. Trích bài báo: “Đánh giá Tác động Hạn chế đi lại và Phong tỏa Kinh doanh đối với Sự lây lan của COVID ‐ 19” của Eran Bendavid, Christopher Oh, Jay Bhattacharya, John P.A. Ioannidis. Tạp chí Điều tra Lâm sàng Châu Âu, ngày 5 tháng 1 năm 2021.
    Các nghiên cứu kết luận ngược lại những điều trên là luôn dựa trên các mô h́nh hơn là dữ liệu.
    Giáo sư Simon Woods, một nhà toán học, đă chỉ ra rằng sự lây nhiễm đă giảm trước khi bắt đầu tất cả 3 lần phong tỏa ở Anh.

    Đồ thị về số ca lây nhiễm giảm trước 3 lần phong tỏa ở Anh
    Chúng ta có thể t́m thấy một bản tổng hợp hữu ích về các nghiên cứu cho thấy phong tỏa không hề có hiệu quả ở AIER.

    Giăn cách xă hội có hiệu quả trong đại dịch COVID-19 không?
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Sự giăn cách xă hội không có tác động đáng kể đến lây nhiễm hoặc tử vong v́ một số lư do.
    Thứ nhất, thực tế là sự lây truyền chủ yếu qua các hạt khí lỏng bay lơ lửng tích tụ trong không khí trong pḥng có nghĩa là việc giữ khoảng cách vật lư với mọi người ít tạo ra sự khác biệt đối với rủi ro. Một nghiên cứu từ MIT đă sử dụng mô h́nh động lực học của virus để chỉ ra rằng sự xa cách vật lư không tạo ra sự khác biệt đáng kể nào đối với nguy cơ lây truyền trong không gian trong nhà.
    Thứ hai, phần lớn sự lây lan, đặc biệt là dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và tử vong, là ở bệnh viện, tức là, nó xảy ra ở các nhà chăm sóc và bệnh viện. Theo dữ liệu từ ONS, 39% số ca tử vong do Covid ở Anh và xứ Wales vào mùa xuân năm 2020 là cư dân được chăm sóc tại nhà. Theo Cục Y tế Công cộng Scotland, từ một nửa đến hai phần ba số ca nhiễm COVID nghiêm trọng trong mùa đông được đưa đến bệnh viện.
    Thứ ba, không phải ai cũng ở nhà, ngay cả khi họ không khỏe. Số liệu của ONS cho thấy gần một nửa số người ở Vương quốc Anh đă đi làm việc trong thời gian phong tỏa vào tháng Giêng. Một cuộc khảo sát lớn từ Đại học King’s College London cho thấy ít hơn một nửa số người mắc bệnh COVID có triệu chứng tự cách ly hoàn toàn trong giai đoạn lây nhiễm của họ.
    Bởi v́ sự giăn cách xă hội không ngăn chặn đáng kể sự lây lan của virus, không có lư do ǵ để mong đợi một làn sóng lây nhiễm mới lớn hơn khi các hành vi giăn cách xă hội được nới lỏng hoặc chấm dứt. Điều này phù hợp với kinh nghiệm của các bang ở Hoa Kỳ như Florida, Texas và Nam Dakota đă chấm dứt các hạn chế hoặc không bao giờ áp đặt chúng và không gặp phải kết quả tồi tệ hơn đáng kể so với các bang duy tŕ chúng.

    Đồ thị các ca lây nhiễm mới ở một số bang của Mỹ

    Phong tỏa xă hội có hại không?
    Việc phong tỏa xă hội là cực kỳ có hại cho sức khỏe và hạnh phúc của con người, dẫn đến giảm đáng kể khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các nguồn hỗ trợ xă hội, đồng thời giảm đáng kể hoạt động kinh tế dẫn đến thiệt hại quy mô lớn về thu nhập và sinh kế.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Nền kinh tế Vương quốc Anh suy giảm gần 10% vào năm 2020 (biểu đồ bên dưới), mức giảm hàng năm lớn nhất được ghi nhận.

    Nợ quốc gia của Vương quốc Anh cũng đă tăng đáng kể trong thời kỳ đại dịch lên 2,1 ngh́n tỷ bảng Anh (đồ thị bên dưới).

    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Một trang web đă được các bên tạo ra và kư kết là Tuyên bố Great Barrington để ghi lại một số tác hại của việc phong tỏa xă hội có tên là Collateral Global.

    Các loại vaccine có hiệu quả không?
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Một số biến thể coronavirus đang có dấu hiệu thoát khỏi một phần khả năng miễn dịch do vaccine gây ra. Ví dụ, vaccine AstraZeneca chỉ có 21,9% hiệu quả đối với biến thể Nam Phi. Sự cần thiết của bổ sung liều thông thường được điều chỉnh cho phù hợp với các biến thể mới đă được đề xuất.

    Vaccine có an toàn không?
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Một nghiên cứu lớn ở Anh đă báo cáo "rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong ṿng bảy ngày sau khi tiêm chủng".
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Việc tính toán rủi ro-lợi ích cho việc tiêm chủng COVID đă được các nhân vật hàng đầu bao gồm Giám đốc Y tế Chris Whitty thừa nhận là khác biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Ở Vương quốc Anh, vaccine AstraZeneca không c̣n được khuyến cáo cho những người dưới 40 tuổi.

    Đeo khẩu trang có hiệu quả không?
    V́ sự lây truyền COVID-19 chủ yếu qua các hạt khí lỏng tích tụ trong không khí của các không gian trong nhà, khẩu trang có tác dụng ít hoặc không ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây truyền. Điều này là do ngay cả khẩu trang phẫu thuật cũng không lọc ra đủ các hạt khí lỏng bị nhiễm bệnh để được coi là thiết bị bảo vệ đường hô hấp. Ngoài ra, các hạt khí lỏng cũng có thể thoát ra theo hơi thở xung quanh các cạnh của khẩu trang.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Yinon Weiss đă đưa ra dữ liệu trong thế giới thực để cho thấy không có dấu hiệu nào về việc đeo khẩu trang có tác động làm thay đổi diễn biến hoặc quy mô của dịch COVID-19 ở các quốc gia và tiểu bang trên thế giới.


    Đeo khẩu trang có an toàn không?
    Một số nghiên cứu làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của khẩu trang được sử dụng hàng ngày và trong thời gian dài.
    Bài quà dài, phải cắt bớt

    Giáo sư Michael Braungart, người đứng đầu Viện Môi trường Hamburg, đă cảnh báo: “Nhiều loại khẩu trang trong số chúng được làm bằng polyester, v́ vậy bạn gặp phải vấn đề về vi nhựa. Nếu tôi đeo khẩu trang trước mặt, th́ dĩ nhiên tôi hít trực tiếp chất dẻo vi nhựa và những chất này độc hại hơn nhiều so với việc bạn nuốt chúng, v́ chúng xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh”.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Khẩu trang được coi là có nguy cơ lây truyền bệnh, bởi v́ virus lây truyền bệnh vẫn c̣n trên khẩu trang trong vài ngày.
    Ngoài ra c̣n có những hậu quả tâm lư quan trọng do việc đeo khẩu trang thường xuyên và tràn lan.

    Các phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả có sẵn không?
    Một số phương pháp điều trị đă được sử dụng bởi các bác sĩ lâm sàng trên khắp thế giới dường như có một số tác động có lợi trong việc điều trị COVID-19. Trong số những loại thuốc có triển vọng nhất là Ivermectin, được nêu chi tiết trên Tạp chí Trị liệu Hoa Kỳ, và Budesonide, được nêu chi tiết trong Lancet. Hồ sơ an toàn của những loại thuốc đă được thiết lập này là nổi tiếng và không phải bàn căi.

    Chính phủ nên có những chuẩn bị ǵ?
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Trong thời gian xảy ra đại dịch, Chính phủ sẽ khuyến khích những người khỏe mạnh tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ càng lâu càng tốt, đồng thời thực hiện các biện pháp pḥng ngừa cơ bản để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm và giảm nguy cơ lây truyền bệnh cúm cho người khác. Chính phủ Vương quốc Anh không có kế hoạch đóng cửa biên giới, ngừng tụ tập đông người hoặc áp đặt các biện pháp kiểm soát đối với phương tiện giao thông công cộng trong bất kỳ đại dịch nào. …
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Ánh Dương
    Theo LifeSite

    Xem thêm:
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

  9. #439
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    BẠCH QUẢ
    https://sinhhoatdoisong.blogspot.com.../bach-qua.html
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...atdoisong.html

    BẠCH QUẢ

    Mùa hè năm 1945, một máy bay ném bom bay trên thành phố Hiroshima và thả một quả bom nguyên tử, nó phát nổ 43 giây sau khi được thả xuống. Trong đám khí h́nh nấm bao trùm hàng trăm mét, người ta cho rằng không ǵ c̣n sống sót. Vào mùa xuân năm sau, trong đống đổ nát hoang tàn của thành phố Hiroshima, người dân Nhật Bản rất ngạc nhiên khi nh́n thấy những chồi non nẩy nở từ một loài cây…
    Loài cây ấy chính là cây bạch quả. Nó giống như hiện thân tuyệt vời của hy vọng và của sự tái sinh sau thảm họa chiến tranh. Một ngôi chùa Phật giáo bị phá hủy sau vụ nổ, đă được xây dựng lại bằng gỗ của cây bạch quả sống sót ở gần đó. Kể từ đó, lá bạch quả trở thành biểu tượng của thành phố Tokyo.
    Cây bạch quả có những đặc tính đặc biệt ấn tượng. Sự “đề kháng” đáng kinh ngạc đối với ô nhiễm và các yếu tố gây đột biến gen cho phép nó thích nghi và tồn tại qua các thời đại và trong tất cả các vùng khí hậu. Ở châu Á, nó là loài cây “thánh” với nhiều công dụng chữa bệnh. Nó phát triển bất cứ đâu khi được trồng xuống, và có nhiều tên gọi khác nhau: Cây của sự sống ở Tây Tạng, cây trường thọ và trung thành ở Trung Quốc, cây trường sinh ở Nhật Bản, cây 40 đồng ecus ở Pháp (là giá của bữa ăn mà nhà thực vật học người Pháp Pétigny mời đồng nghiệp người Anh để đổi lấy 5 cây bạch quả vào năm 1780).

    Một loài cây từ thời tiền sử
    Cây bạch quả thuộc họ Ginkgophyta, là đại diện cuối cùng của loài này. Xuất hiện từ cách đây hơn 270 triệu năm, chúng là một trong những loài cây lâu đời nhất trên thế giới. Chúng tồn tại trước cả sự xuất hiện của loài khủng long. Loài này đă sống sót và tồn tại cho đến nay nhờ các nhà sư Phật giáo đă trồng chúng xung quanh các tu viện.
    Cách sinh sản của chúng rất đặc biệt, trước khi ra hạt, gần giống với sự sinh sản của người: cây bạch quả cái là thụ thể mang hoa, cây đực mang phấn, cây cái sinh ra noăn, khi được thụ phấn sẽ phát triển thành hạt. Cây bạch quả không bao giờ bị bệnh, nó là loài cây bất tử.
    Lăo tử, người sáng lập Đạo giáo, đă từng trồng một cây bạch quả. Gần chùa Địch Lâm, thuộc tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, có một cây bạch quả hơn 3.000 năm tuổi.
    Cây bạch quả trong Vườn thực vật ở Paris được trồng khoảng năm 1811.
    Tại Nhật Bản, cây bạch quả được gọi là cây trường sinh, do quả của chúng trông giống như quả trứng. Một cách thơ mộng, người Nhật gọi chúng là “cây của ông và cháu”. Điều này có thể được nh́n theo góc độ khác: người cháu là hy vọng tiếp nối ḍng giống của người ông, một truyền thừa bất tử.
    Một số truyền thuyết châu Á, kể rằng hậu duệ cuối cùng của một ḍng họ vương giả đă trồng một cây bạch quả trước khi biến mất. Khi già đi, thân cây bạch quả được các rễ khí bao phủ (mà người Nhật Bản gọi là tchitchis, có nghĩa là núm vú). Các vú em thường cắt rễ khí này của cây bạch quả như điều may mắn để có sữa.
    Một số cây bạch quả lớn lên trong môi trường khắc nghiệt đă phát triển một số tính năng khá lạ thường: một số cây có khả năng chịu được lửa, có khả năng tái sinh đặc biệt và thậm chí có thể chống cháy. Có nhiều “cây – cứu hỏa” như vậy trên thế giới. Đặc tính này thường có ở những cây sống ở vùng khí hậu nóng.
    Khi có hỏa hoạn, cây bạch quả ứa nhựa ra phía ngoài khiến nó rất khó bị cháy. Năm 1923, một ngôi chùa Nhật Bản không bị thiêu rụi trong một đám cháy nhờ hàng cây bạch quả trồng xung quanh. Ngày nay, bạch quả được trồng thử nghiệm ở Var, để chống cháy.
    Loài cây này cũng là một bí ẩn đối với các nhà khoa học, v́ sự hiện diện của tảo trong lá của nó. Đây không phải là một loại tảo thường được nói đến, nó được gọi là “bóng ma của tảo xanh“. Năm 2002, nhà dược học người Pháp François Rabelais của đại học Tours đă phát hiện ra một số tế bào bạch quả được nuôi cấy đă chuyển sang màu xanh không thể giải thích. Khi quan sát gần hơn, cô phát hiện các tế bào bạch quả nuôi dưỡng những khung tế bào riêng của nhân và lục lạp. Khi tế bào này chết đi, những “khung” này sẽ chuyển thành tảo quang hợp.

    Tạp chí Pour la Science viết: “Khi tảo này gia tăng lên, các tế bào bạch quả ‘sưng’ lên, sau đó vỡ ra, làm trào loại tảo này ra môi trường bên ngoài. Người ta vẫn chưa rơ cơ chế kích hoạt sự phát triển dữ dội của tảo. Nhưng nuôi cấy trong môi trường lỏng, loài tảo này trở nên độc lập và chỉ cần một nguồn ánh sáng để tồn tại“.
    Vào mùa thu, lá cây bạch quả chuyển sang màu vàng rất đẹp, tạo nên khung cảnh nên thơ, tuyệt vời. Ở Trung Quốc, hàng ngàn du khách đến chiêm ngưỡng thảm vàng mênh mông của cây bạch quả được trồng trong chùa Quan Âm.

    Về dược học
    Bạch quả đă có một vị trí quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Với đặc tính chống oxy hóa, lá của nó giúp cải thiện tuần hoàn máu trong năo và khi lưu thông máu ở mạch máu ngoại biên gặp khó khăn. Ngoài ra, cây bạch quả cũng giúp cho việc lưu thông mạch vành, làm giảm đau thắt ngực và xơ cứng động mạch; làm giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa đông máu và cải thiện phục hồi từ nhồi máu cơ tim và chấn thương sọ năo. Nó cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị giăn tĩnh mạch, giảm bớt cơn đau nửa đầu.
    Lá cây bạch quả.
    Không chỉ thế, cây bạch quả c̣n có thể ngăn ngừa mất thính lực, chống ù tai, giúp dễ thở, làm tăng khả năng miễn dịch với nhiễm trùng, ngăn ngừa cảm lạnh, ho và các bệnh đường hô hấp.
    Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh dùng các thuốc kháng đông với bạch quả, và cần kiểm tra liều lượng nếu chúng ta dùng các phương pháp điều trị khác, đặc biệt là ai sắp trải qua phẫu thuật.

    Bạch quả đă chế thành thuốc :
    GINKGO BILOBA 120 MG WITH VINPOCETINE CHAI 300 SOFTGELS

    Posted by Thoi Chinh Chien at 9:03 PM

  10. #440
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    JOE BIDEN, CARTER NHIỆM KỲ 2!

    https://diendantraichieu.blogspot.co...hiều+%29
    https://nuocnha.blogspot.com/2021/05...i-em-ky-2.html
    Bài quà dài, phải cắt bớt nhiều chỗ. Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    BÀI 178: JOE BIDEN, CARTER NHIỆM KỲ 2!
    Cách đây không lâu, hai ông bà Biden đi Georgia, gọi là cổ vơ cho tiểu bang mới nhất vừa đổi từ màu đỏ của CH qua màu xanh dương của DC, qua việc bầu cho cụ Biden và bầu cho hai ông thượng nghị sĩ DC luôn. Dĩ nhiên là họ bắt buộc phải ghé thăm hai ông bà Jimmy Carter đang vui thú điền viên tại đây.
    Chẳng biết ‘ông giời’ sắp xếp làm sao, bốn cụ ngồi chụp h́nh chung với nhau. Có thể nói ít khi thấy có một tấm h́nh vừa tiếu lâm vừa mang ư nghĩa chính trị lớn hơn bức h́nh này.
    Ta xem lại để mà… cười và run chơi nhé.

    Thứ nhất, chẳng biết cố t́nh hay vô ư, cụ Biden đă nhắc nhở lại cho chúng ta một cựu tổng thống mà thành tích có thể nói được xếp hạng … đội sổ trong tất cả 45 đời tổng thống Mỹ, chưa kể cụ Biden. Đă vậy, lại c̣n nhắc nhở cho chúng ta là cụ Biden rất giống… cụ Carter.
    Và thứ nh́, nếu cụ Biden có cái ǵ giống như cụ Carter, th́ cái giống nhau đó của cụ Biden lớn gấp bội cái của cụ Carter. Nếu như cụ Carter cấp tiến th́ cụ Biden cấp tiến gấp bội. Nếu như cụ Carter dở ẹc, th́ cụ Biden c̣n tệ hơn gấp bội.
    Kẻ này c̣n nhớ khi đó, năm 1976, chân ướt chân ráo, mới tới nước Mỹ chưa tới một năm, lần đầu tiên chứng kiến tận mắt cuộc bầu tổng thống Mỹ. Thấy qua TV một ông Mỹ coi thật tầm thường, mặc quần ‘jean’ cao bồi rẻ tiền, với cái áo ‘ca-rô’ cao bồi c̣n rẻ tiền hơn nữa, đứng trước cổng một hăng xưởng nào đó trong giờ tan sở. Nhe răng cười toe toét, bắt tay từng ông bà lao động ra khỏi hăng, miệng lập đi lập lại đúng một câu
    “Hi, I’m Jimmy and I’m running for president’.
    Trời đất! Ông này ra ứng cử tổng thống sao? Ma nào mà bầu? Chẳng có một ly tướng của một ‘thiên tử’ ǵ hết, làm sao dám mơ làm vua nước Mỹ? Chưa đáng đi theo xách cặp cho ông đương kim tổng thống Gerald Ford, có tướng coi rất oai, chững chặc hơn xa.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Bé cái lầm to! Ông ‘Jimmy’ này đắc cử tổng thống thật, đá văng ông Ford. Khiến ông Ford đi vào lịch sử như một tổng thống một nhiệm kỳ không ai bầu.
    Cũng như tất cả các chính khách ứng cử bất cứ chức vụ nào ở Mỹ, ông ‘Jimmy’ hứa hẹn cả vạn chuyện, bất kể làm được hay không, cũng bất cần biết ai tin hay không. Nhưng có một lời hứa mà dân Mỹ khi đó cho là quan trọng nhất, đă khiến họ bước vào pḥng phiếu bỏ phiếu cho ông ta. Đó là lời hứa “tôi thề sẽ không bao giờ nói láo”.
    Tại sao một câu hứa cuội vớ vẩn như vậy lại có thể khiến ông vào được Ṭa Bạch Ốc? V́ khi đó, dân Mỹ quá chán ngán với ông tổng thống có vẻ ma đầu nhất lịch sử chính trị Mỹ, là ông Nixon.
    Ông Nixon này đă chứng tỏ cho dân Mỹ thấy ông là chính trị gia có tham vọng cá nhân lớn nhất lịch sử các tổng thống Mỹ (dĩ nhiên thua xa bà Hillary, nhưng bà này chưa bao giờ làm tổng thống), sẵn sàng làm và nói bất cứ chuyện mánh mung ǵ để chẳng những đắc cử, mà c̣n để có thể đi vào lịch sử như tổng thống giỏi và được ủng hộ lớn nhất lịch sử.
    Dĩ nhiên là ông vua bảo thủ này đă là người bị truyền thông cấp tiến coi như kẻ thù và đánh tàn bạo nhất trong lịch sử, bôi bác, miệt thị, chống phá một cách tuyệt đối. Khai thác và xuyên tạc một chuyện Watergate vớ vẩn đến độ khiến ông Nixon mất hết hậu thuẫn, phải tự ư từ chức để tránh khỏi bị truất phế qua đàn hặc.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Dân Mỹ quá sốc và chán ngán với các chính trị gia chuyên nghiệp từ Agnew đến Nixon rồi Ford, bỏ phiếu cho cái ông gà mờ hơn một ông cố đạo, đă từng thề sẽ không bao giờ nói láo.
    Ông Carter tuy được bầu, nhưng chỉ thọ đúng một nhiệm kỳ, chỉ v́ ông có thể đă là tổng thống tệ hại nhất lịch sử Mỹ.
    Nếu nói về con người cá nhân cụ Carter, có thể nói không quá đáng ông này là một trong những ông tổng thống b́nh dân, hiền lành, tốt bụng đến độ ngây thơ nhất trong các tổng thống Mỹ. TT Carter, ăn nói nhỏ nhẹ, bắt chước theo TT Roosevelt, thỉnh thoảng có những buổi tối, ngồi bên cạnh ḷ sưởi, mặc áo len mỏng không áo vét, nói chuyện tâm t́nh như ông bố già, có vẻ rất chân thật với dân.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Tương tự như vậy, người ta cũng có thể nói cụ Biden đắc cử không phải v́ tài giỏi cá nhân ǵ mà cũng chỉ v́ đó là phản ứng của dân Mỹ không ưa ông Trump thôi, dĩ nhiên không kể những gian lận bầu cử c̣n đang bị tranh căi.
    Bỏ qua những chi tiết cá nhân lặt vặt, TT Carter đă đi vào lịch sử như tổng thống tệ hại nhất.
    Cụ Carter là tổng thống chủ tŕ một nền kinh tế đen tối nhất lịch sử Mỹ khi tất cả mọi chỉ số kinh tế tai hại nhất đều đạt những mức kỷ lục vô tiền mà cũng khoáng hậu luôn.
    - Tỷ lệ lạm phát khi ông Carter nhậm chức là khoảng 5%, chỉ một năm sau, leo lên tới 14%.

    - Tỷ lệ thất nghiệp dưới thời TT Carter lảng vảng ở mức dưới 7%, tăng vọt lên tới gần 8% qua năm 1980.

    - Cái gọi là ‘chỉ số khốn khổ’ trung b́nh leo lên tới mức cao nhất lịch sử, 16,26%, mà cho đến nay vẫn chưa tổng thống nào hạ được (‘chỉ số khốn khổ’ -misery index- là chỉ số tổng kết của tỷ lệ lạm phát + tỷ lệ thất nghiệp, để đo lường t́nh trạng kinh tế bi đát tới cỡ nào; trong tất cả các tổng thống từ sau Thế Chiến Thứ Hai, TT Trump có mức thấp nhất).
    https://inflationdata.com/articles/misery-index/

    - Lăi suất vay mượn kinh doanh leo lên tới mức vô tiền khoáng hậu là 22%, trong khi lăi suất mua nhà dài hạn leo lên tới mức kinh hoàng là 14% (so với lăi suất này cuối trào TT Trump là hơn 2%).
    - Năm 1979, sau cuộc đảo chánh lật đổ quốc vương Iran, rồi tiếp theo là cuộc chiến tranh Iran-Iraq, Trung Đông giảm số lượng dầu sản xuất và bán cho thế giới, đưa đến khủng hoảng thiếu xăng nhớt. Tổ chức các nước sản xuất dầu hỏa cũng lợi dụng tăng giá dầu xăng từ dưới 16 đô một thùng dầu thô, vọt lên tới gần 40 đô, trong ṿng chưa tới một năm.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Nếu ít ai chối căi ông Carter là một tổng thống ‘hiền lành, nhân ái’, th́ cũng chẳng ai chối căi được ông mục sư này đă là tổng thống tệ mạt, nhu nhược nhất lịch sử Mỹ. Dù vậy, quan trọng hơn xa, là gia tài lâu dài cụ Carter đă để lại cho thế giới: khủng hoảng gia cư và tài chánh năm 2008, và cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo ngày 11/9/2000.

    Khủng hoảng gia cư 2008
    Đầu năm 1977, TT Carter tuyên thệ nhậm chức. Không lâu sau đó, ông tung ra luật ‘Tái Đầu Tư Vào Cộng Đồng’, Community Reinvestment Act -CRA, October 1977. Trên căn bản, luật này có mục đích phục sinh lại trung tâm -downtown- các thành phố lớn của Mỹ, là nơi tập trung dân da đen, thường bị lơ là, nhà cửa cũ kỹ, đổ nát, rác rến đầy đường, trộm cướp hoành hành.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Dưới thời Reagan và Bush cha, chính sách gia cư mỵ dân này bị khựng lại, nhưng qua thời Clinton lại được bung ra lại. TT Clinton c̣n đi xa hơn nữa, bắt các ngân hàng bán công Freddie Mac và Ginnie Mea phải mua lại các giấy cho vay mua nhà của các ngân hàng, bất kể nợ tốt hay xấu, để giúp các ngân hàng có tiền cho vay nhiều hơn nữa. Hậu quả ra sao đă đi vào lịch sử, ai cũng biết.

    Khủng bố Hồi giáo 9-11
    Một năm sau khi TT Carter nhậm chức, năm 1978, đảng cộng sản Afghanistan đảo chính, chiếm quyền tại đây, với hậu thuẫn tích cực của Liên Xô. TT Carter dĩ nhiên chống đối mạnh, nhưng chỉ chống đối bằng miệng. Cuối năm 1979, Liên Xô công khai mang mấy trăm ngàn quân qua chiếm Afghanistan luôn. TT Carter bắt buộc phải phản ứng mạnh hơn, cho Mỹ tẩy chay không tham dự Thế Vận Hội năm 1980 tại Moscow (Mỹ không tham gia, thế vận hội vẫn tổ chức như thường). Quan trọng hơn, TT Carter ra lệnh viện trợ quân sự giúp các lực lượng kháng chiến Hồi giáo Afghanistan chống Liên Xô. Lực lượng này cũng được sự hậu thuẫn mạnh của các khối dân Hồi Giáo thế giới. T́nh nguyện quân Hồi khắp nơi đổ về Afghanistan tham gia kháng chiến chống CS Liên Xô. Trong đó có một triệu phú Ả Rập Saud, Osama Bin Laden. TT Carter khi đó tích cực hậu thuẫn, viện trợ tiền bạc, huấn luyện và súng đạn. Nôm na ra, cụ Carter chính là người đă reo hạt, trồng cây, nuôi nấng, vơ trang và huấn luyện Osama Bin Laden thành tay đại sát thủ sau này.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Chưa hết. Đầu năm 1979, các tổ chức Hồi giáo cực đoan nổi loạn tại Iran, lật đổ quốc vương Palhavi -Shah-, mang giáo chủ Khomeini từ Pháp về nắm quyền. TT Carter b́nh chân như vại nh́n ông shah đồng minh bị đảo chánh, chạy ra ngoài Iran đi tị nạn. Nhưng vẫn không thoát nạn. Tháng 11/1979, Khomeini ‘phóng tay’ cho một đám sinh viên Hồi giáo cuồng tín, đánh chiếm ṭa đại sứ Mỹ tại Tehran, thủ đô Iran, trong sự bất lực hoàn toàn của TT Carter. Măi tới 444 ngày sau, khi tân TT Reagan tuyên thệ nhậm chức, th́ Iran mới sợ, vội vả trả tự do lại cho tất cả nhân viên ṭa đại sứ bị cầm tù.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Tất cả sử gia đều đồng ư giáo chủ Khomeini chính là cha đẻ của các phong trào khủng bố Hồi giáo cuồng tín đă hoành hành trên thế giới, nhất là từ sau vụ 9-11. Trước đó, đă có vài nhóm khủng bố Palestine tạc quái, nhưng các nhóm này chỉ nhắm đánh Do Thái v́ tranh chấp đất Palestine thôi. Trong khi khối khủng bố ra đời tại Iran là loại khủng bố quốc tế đánh Mỹ và cả thế giới, từ Âu Châu cho tới Trung Đông, Bali,…
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Cụ Biden chấp chánh chưa tới bốn tháng, nhưng thiên hạ đă thấy những chuyện trong 4 năm của TT Trump không hề có, mà phải đi ngược ḍng thời gian về 20 năm trước (thời TT Bush con) hay xa hơn nữa, 40 năm trước (thời TT Carter).
    Câu chuyện vui là TT Trump đă bác bỏ việc so sánh cụ Biden với cụ Carter, cho là so sánh này không công bằng đối với cụ Carter. Theo ông Trump, cụ Carter liên tục sai lầm khi phải đối phó với những khủng hoảng lớn, trong khi cụ Biden lại là người đă liên tục tạo ra những khủng hoảng lớn, khác nhau xa (nguyên văn “It would seem to me that is very unfair to Jimmy Carter. Jimmy mishandled crisis after crisis, but Biden has created crisis after crisis”).

    Câu hỏi là TT Trump có lư không? Hay chỉ là tố bậy tố bạ ông kế nhiệm?
    Câu trả lời rất giản dị: hăy bỏ qua những thành kiến phe đảng mà nh́n vào những dữ kiện thật.

     KHỦNG HOẢNG BIÊN GIỚI
    Bất kể cụ Biden vùi đầu dưới cát, cả thế giới có đui mù cũng nh́n thấy khủng hoảng biên thùy Mỹ.
    Tháng Ba vừa qua, gần 180.000 di dân vượt biên giới lậu bị bắt, tăng 900% hay gần 10 lần so với năm ngoái khi TT Trump c̣n tại chức, trong khi trẻ con không bố mẹ qua lậu đă bị bắt tới 18.000 đứa. Đây là những con số kỷ lục, cao nhất từ hơn 20 năm nay. Các chuyên gia di dân ước tính năm nay, 2021, số di dân tràn qua Mỹ bất hợp pháp sẽ lên đến con số kỷ lục trên dưới hai triệu người. Vài cụ tị nạn u mê phủ phục ca tụng tính nhân đạo của cụ Biden trong khi cụ Biden lại đang ngẩn ngơ mơ mộng sẽ có thêm hai triệu phiếu cử tri chỉ trong một năm nay thôi.

    Cái gọi là ‘khủng hoảng di dân tại biên giới’, không ai có thể chối căi được, đă là hậu quả trực tiếp của những thông điệp chào đón di dân của cụ Biden đă tung ra trong suốt cả năm tranh cử tổng thống. Muốn biết sự thật, chỉ cần nh́n vào cả ngàn di dân đang mặc áo thung tung hô cụ Biden thôi, không cần phải tranh căi nhiều cho mệt xác.

     DÂN KHÔNG ĐI LÀM
    Dưới thời TT Obama, ông nhậm chức đúng lúc nước Mỹ bị khủng hoảng gia cư, tài chánh, rồi kinh tế lớn nhất thế kỷ. Không ai chối căi chuyện này. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế nghiên cứu thống kê quốc gia, cuộc khủng hoảng kinh tế chỉ kéo dài hơn nửa năm, từ tháng 10/2008 tới tháng 6/2009. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại tăng vọt từ khoảng 6% khi TT Obama nhậm chức tháng 2/2009 lên tới 10% cuối năm đó, để rồi dây dưa ở mức 10%-8% măi đến hai năm chót của TT Obama, 2015-2016 mới xuống khoảng 6%-5%.
    TT Obama quá tệ? Không đâu, thưa quư độc giả. Đó là chính sách cố t́nh duy tŕ t́nh trạng thất nghiệp để dân chúng lệ thuộc vào trợ cấp thất nghiệp cũng như đủ loại trợ cấp khác, nhốt dân trong cái ṿng nô lệ trợ cấp để kiếm phiếu cử tri cho đảng DC.
    Bây giờ, dưới thời cụ Biden, t́nh trạng thất nghiệp lại có chiều hướng gia tăng mạnh trong khi kinh tế đang phục hồi sau khi bị COVID giết. Cả vạn cơ sở kinh doanh muốn mở cửa lại, nhưng không thuê được nhân công. Ít ai chịu đi làm. Các chuyên gia kinh tế ước tính tháng Ba vừa qua, sẽ có khoảng một triệu người đi làm lại. Thực tế, đă chỉ có chưa tới 270.000 người, trong khi c̣n gần 8 triệu người thất nghiệp hay không chịu đi làm.
    Đây là bài toán trẻ con mẫu giáo cũng biết làm: ngồi nhà coi TV, ăn BBQ, uống bia, được trung b́nh 1.400 đô tiền thất nghiệp tiểu bang + 1.200 đô tiền thất nghiệp của cụ Biden tặng = 2.600 đô một tháng, hay x12 = 31.200 đô một năm. Tất cả những người nào làm lương tới 32.000 đô một năm mà đi làm lại đều là… N.G.U. Cả hai vợ chồng đều ngồi nhà th́ đă có tới 64.000 đô một năm tiền thất nghiệp rồi. Chưa kể phụ cấp con cái, phiếu thực phẩm, bảo hiểm y tế,…
    Điều hiển nhiên ai cũng thấy, đó chính là hậu quả trực tiếp của chính sách có tính toán của chính quyền Biden, vung tiền trợ cấp thất nghiệp để dân không đi làm, tự nguyện chui vào ṿng nô lệ trợ cấp thất nghiệp, nô lệ vào đảng DC, y chang dưới thời Obama.


     VẬT GIÁ GIA TĂNG
    Tuần rồi, tỷ lệ lạm phát được Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang chính thức công bố, cho thấy lạm phát đă vọt lên 4,3%, hơn gấp hai lần trung b́nh 2% một năm dưới thời TT Trump.
    Biểu đồ dưới đây cho thấy vật giá bắt đầu tăng đầu năm, khi kinh tế bắt đầu mở cửa và sau khi gói cứu trợ 600 đô một người ra đời, rồi tăng vọt mạnh từ sau ngày gói 1.400 đô + 300 đô thất nghiệp mỗi tuần được tiếp tục tung ra.

    Giá ǵ tăng? Xin thưa ngay: giá tất cả mọi thứ, tuốt tuồn tuột. Từ xăng tới thực phẩm trong các chợ Việt, cho tới gỗ, sắt, thuốc lá, giấy đi cầu, xe hơi và cả giá nhà luôn. Ngay cả giá một cái hăm-bơ-ghơ McDonald cũng tăng nữa.

     XẾP HÀNG ĐỔ XĂNG
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Giá xăng tăng là việc nghiêm trọng nhất cho nước Mỹ, v́ xăng là nhiên liệu chính chẳng những cho xe thiên hạ đi làm, mà quan trọng hơn xa, đó là nhiên liệu cho các xe vận tải, máy bay và tầu bè chở hàng hóa đủ loại đi khắp nước cho thiên hạ. Giá thành chuyên chở tăng, tất nhiên giá hàng hóa phải tăng theo, giản dị hơn 1+1=2.

    Vật giá gia tăng, nhất là giá xăng, là chuyện không có ǵ bất ngờ. Tất cả các chuyên gia kinh tế đều đă thấy rơ khi nh́n vào hai t́nh trạng đối nghịch: một mặt th́ chính quyền Biden cố gắng vung tiền ra cửa sổ để mua phiếu cử tri, một mặt th́ kinh tế không mở cửa lại được v́ thiếu nhân công.
    Các cụ ơi, hăy b́nh tĩnh mà run. Đó chỉ mới là thành quả sau bốn tháng thôi, cụ Biden c̣n ngồi tới gần bốn năm nữa, nếu ‘ông giời’ cho phép.

     CHIẾN TRANH TRUNG ĐÔNG
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Lư do chính là lực lượng khủng bố Palestine đă bị Mỹ trực tiếp hay gián tiếp khóa tay. Trực tiếp qua việc Mỹ ngừng trọn mọi viện trợ, kể cả viện trợ nhân đạo hay kinh tế cho chính quyền Palestine. Và gián tiếp qua việc TT Trump làm trung gian, áp lực những vương quốc Ả Rập kư hiệp ước hoà b́nh, bất tương xâm với Do Thái, cũng như Mỹ hợp tác với Do Thái chặn đứng mọi kế hoạch quậy phá Trung Đông -giết tướng Suleimani- của Iran.
    Bài quà dài, phải cắt bớt
    Bây giờ, cụ Biden t́m cách thân thiện lại với Iran, gây sự với Vương Quốc Ả Rập Saud, ngưng việc khuyến khích hay giúp Do Thái kư ḥa ước với các xứ hàng xóm Hồi giáo, viện trợ lại cho Palestine đâu hơn 200 triệu đô. Tất cả các quyết định đó đă gửi một thông điệp thay đổi chính sách đối với Palestine, khuyến khích nhóm này lộng hành trở lại, gây chiến, bắn cả ngàn hỏa tiễn vào thủ đô Jerusalem trong hai ngày đầu tuần, tuần trước.
    Do Thái, chưa bao giờ là tay vừa, đă phản pháo mạnh bạo nhất, cho máy bay phản lực thẳng tay dội bom khu Gaza, đánh xập nhiều cao ốc lớn, bị coi là những trụ sở quan trọng của chính quyền Palestine.

    Việc bất th́nh ĺnh Palestine hung hăn tấn công Do Thái bằng cả ngàn trái đạn pháo kích có thể đă là cách Iran áp lực chính quyền Biden phải xúc tiến mau lẹ hơn việc tháo gỡ những cấm vận TT Trump đă áp đặt lên Iran.
    Trong thời gian qua, nhiều người, trong đó có cả kẻ này, đă nghĩ Biden sẽ là Obama nhiệm kỷ III. Thực tế sau vài tháng của cụ Biden cho thấy, chuyện này đă và sẽ không xẩy ra. Cụ Biden đă chứng minh cho cả thế giới cụ chính là … Carter nhiệm kỳ II.
    GOD BLESS AMERICA!

    ĐỌC BÁO MỸ:
    Bài quà dài, phải cắt bớt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •