Việt Nam hiện nay đang phá giá đồng nội tệ xuống khoảng 21,000 VND cho $1 USD. So với cuối năm 2009, tỉ giá khoảng 17,000 -- suy giảm 24% chỉ trong ṿng 2 năm. Hơn nữa, đây là thời điểm đen tối nhất khi tỉ giá thị trường 'chợ đen' vượt 22,000, và nhiều người có nhu cầu mua USD đành phải mua theo mức giá trên. Tại mức giá đó (22,000), VND bị xem như mất đi giá trị trên 30%. Kể từ khi lăi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng chỉ khoảng 15%, cất giấu USD dưới nệm có vẻ an toàn hơn gửi USD vào ngân hàng.
Trong lúc hầu hết các quốc gia châu Á đang lo ngại về t́nh trạng vốn đầu tư nước ngoài tăng vượt bậc, và đồng nội tệ có giá trị quá cao để làm lợi cho xuất khẩu; th́ t́nh h́nh tại Việt Nam trái ngược hoàn toàn với việc nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia gần như cạn kiệt -- con số chính thức luôn được giữ bí mật kĩ lưỡng, nhưng thực tế chỉ khoảng tương đương 6 tuần nhập khẩu, giảm gấp đôi so với những năm trước đó. Trái phiếu quốc gia càng lúc càng mất giá trị, gần chạm tới mức "rác" (nguyên văn: junk) với một viễn cảnh tăm tối. Một trong những tập đoàn nhà nước hàng đầu, tập đoàn đóng tàu Vinashin, về nguyên tắc đă chính thức phá sản do không thể trả lăi đúng kỳ hạn đối với số nợ từ bên ngoài -- khoản nợ mà các nhà đầu tư nước ngoài tưởng đâu rằng được bảo lănh bởi chính phủ. Lạm phát được công bố là 1%/tháng, nhưng trên thực tế th́ gần như 15 - 20%/năm hồi năm ngoái 2010. Tại sao Việt Nam, một quốc gia với nhiều triển vọng và một lịch sử tăng trưởng thần kỳ, lại đang sa vào vũng lầy?
Có vài lí do chính. Thứ nhất, Đảng cầm quyền cho rằng doanh nghiệp nhà nước là đội ngũ tiên phong để phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế, điều này gần như việc cung cấp t́nh trạng độc quyền kinh doanh, hỗ trợ đất đai giá rẻ, ưu tiên bảo lănh tín dụng và các hợp đồng từ chính phủ trong nhiều hạng mục khác nhau. Hơn phân nửa số tập đoàn đăng kư tăng vốn điều lệ đều là các tập đoàn nhà nước, mặc dù chỉ đóng góp khoảng một phần tư tổng giá trị tăng trưởng, và song song đó, các tập đoàn nhà nước cũng đă sa thải hàng trăm ngàn nhân công. Nguồn vốn quư giá từ nhà nước đang bị lăng phí trong các hệ thống cơ sở vật chất mà hiệu quả th́ mơ hồ, không rơ ràng, thậm chí không cần thiết, và giá trị công tŕnh thường bị đội lên nhiều lần. Hậu quả của những công tŕnh lăng phí như trên có thể không đáng kể nếu nợ quốc gia c̣n thấp, vốn viện trợ ODA dồi dào.
Tuy nhiên, kể từ khi trở thành quốc gia có thu nhập trung b́nh, lăi suất phải trả từ nguồn vốn viện trợ mỗi lúc một tăng cao và số lượng tiền vay của Việt Nam ngày một lớn. Thêm vào đó, chỉ số tín dụng quốc gia đă gia tăng ở một mức đáng ngạc nhiên là 30%/năm kể từ năm 2000, tức gấp đôi sau mỗi 30 tháng. Rất nhiều trong số tín dụng này đă chạy vào thị trường bất động sản và các khoản vay phát triển. Bất động sản tại Hà Nội hiện nay đang được giao dịch với giá $10,000 USD/mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Bất động sản là kênh đầu tư yêu thích cho ḍng tiền được "kiếm" ra một cách mờ ám, v́ không bị đánh thuế khi mua bán cũng như không hề được coi trọng trong danh mục thuế. Đầu tư bất động sản được cho là an toàn hơn thay v́ gởi tiết kiệm với một lăi suất âm so với lạm phát, hay trong thị trường chứng khoán vốn đă giảm hơn phân nửa kể từ năm 2007. Mua bán, cho thuê đất ngoài ra c̣n đem lại cho nhiều tỉnh nguồn thu từ các chi phí đi lại, giao dịch -- do vậy, ngay cả chủ tịch tỉnh nào thật thà nhất cũng thích thú khi giá đất tăng cao. Giá trị bất động sản cao gây tác hại tiêu cực đến việc phát triển đô thị một cách cân đối, và nguồn thu ngân sách bị thất thoát từ những thương vụ bất động sản có giá trị tạo nên một lỗ trống cho nguồn quỹ phát triển các dịch vụ khác, ví dụ như hệ thống giao thông công cộng -- vốn rất cần thiết bởi v́ thị trường bất động sản đă khiến nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà cao tầng, tăng mật độ giao thông.
Sự mất niềm tin vào đồng nội tệ của chính người dân Việt Nam cho thấy sai lầm và thiếu sót trong cán cân thanh toán. Người dân bán đi tiền VND, và mua vàng, USD bất cứ khi nào có thể - dữ liệu cho thấy con số này vào năm 2009 là 9 tỉ, và có thể cao hơn trong năm 2010. Các ước tính không chính thức dự đoán số lượng vàng và USD đang tồn đọng trong dân lên đến hang chục tỉ USD. Tin tốt là chính phủ hiện có nguồn vốn dồi dào từ dân chúng nếu biết cách xây dựng long tin và ban hành các chính sách thực tiễn, hiệu quả. Tin xấu là người dân hiện nay rất hoài nghi về việc đó, và chính phủ thường chỉ chú trọng vào con số tăng trưởng, khiến lạm phát khó kiểm soát mà quên đi yếu tố ổn định lâu dài. V́ một khi phát triển tín dụng được kiềm chế một cách quyết liệt, lạm phát giảm th́ nhiều nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ sẽ bị áp lực lớn do các khoản vay quá hạn bị ngâm trong những dự án bất động sản, tạo nên một viễn cảnh không mấy tươi sang. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài và thậm chí người dân VN đều không sẵn sàng mở rộng tài khoản tiết kiệm, hoặc kéo dài thời gian vay đáo hạn cho các ngân hàng (nguyên văn: extend credit). Do đó, tỉ lệ xoay ṿng vốn của đồng tiền giấy suy giảm rơ rệt. Với tín dụng lên đến 130% GDP (tăng từ 30% GDP năm 2000), cuộc vui đang dần tàn. Hai hoàn cảnh đặt ra là: hoặc tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn GDP thực, hoặc lạm phát sẽ phi mă.
Tương lai phía trước đối với Việt Nam hiện không rơ rang. Vẫn c̣n quan điểm chưa nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề và đang tiếp tục xoáy sâu vào luận điểm ngược lại. Doanh nghiệp nhà nước, ngân hang cùng những nhà tài phiệt mới nổi đang tận hưởng nhiều đặc quyền kinh tế, do đó chưa sẵn sàng từ bỏ nó. Một khoản vay thật sự từ IMF vốn luôn kèm theo điều kiện cải cách là một trong những cứu cánh. Lối thoát c̣n lại là từ khoản vay từ những nước láng giềng châu Á khác (có thể kí giao kèo bí mật dựa vào hiệp ước ASIAN 3+, tức gói cứu trợ tài chính Đông Nam Á do ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đóng góp chính[*]). Dẫu sao đi chăng nữa, những tháng ngày mà chính phủ có khả năng tăng tín dụng (thông qua vốn vay, vốn ODA..), sử dụng một cách lăng phí và theo đuổi những chính sách không rơ ràng để xoa dịu nghi ngờ về hiệu quả, nay đă qua rồi.
--
[*] Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/nguy-cơ-ngoại-giao-quốc-pḥng-từ-các-gói-viện-trợ-kinh-tế-của-tq-hàn-quốc-và-nhậ/198116920220689
Bookmarks