Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Cái tin ông Nguyễn Cao Kỳ (NCK), cựu Phó Tổng Thống, cựu Thủ Tướng, cựu Tư Lệnh Không Quân Việt Nam, xin Việt Cộng cho về Việt Nam và về Việt Nam, đối với tôi, một cựu quân nhân QLVNCH, một cựu phi công, mới đầu nghe thật như một tiếng sét ngang tai. Tôi buồn bă đau đớn và cảm thấy tủi nhục vô cùng. Giống như một người con trong gia đ́nh có người anh hay người chú phạm tội nặng nề như tội hiếp dâm hay giết người, tôi cảm thấy tủi nhục, trước hết, cho một người trong gia đ́nh đă phạm tội tày trời, rồi tủi nhục đến bản thân tôi, đến quân đội tôi và cuối cùng, đến dân tộc tôi. Số phận miền Nam Việt Nam nước tôi, sau ngày bị thế giới bức tử năm 1975, cái thây ma tưởng đă yên mồ đẹp mả, nào ngờ gần 30 năm sau, lại bị một đứa con bất hiếu khốn nạn trong gia đ́nh tên NCK lôi ra khỏi mồ và làm nhục thêm một lần nữa. (Tôi đă đứng nh́n trời, chỉ trời và hỏi, Trời hỡi, nếu ông có thật th́ tại sao ông lại đẻ ra một người như NCK để làm nhục dân tộc tôi, quân đội tôi như thế?)
Nhưng rồi vài tuần lễ sau, lần lần nghĩ lại, tôi nghiệm ra việc tên NCK lạy kẻ thù cũ th́ cũng là lẽ thường đối với một con người như NCK mà thôi. Cũng giống như một cây xấu không thể nào sinh quả tốt, một cây chanh chua không thể sinh ra những trái cam ngọt, một người hèn cũng không thể nào có được một cuộc sống hùng được.
Chuyện Hèn của NCK th́ cả thế giới đă rơ, khỏi cần bàn thêm ở đây. Ở đây tôi muốn nói về chuyện bất tài vô dụng của NCK. Tôi biết thế v́ tôi đă ở chung một thành phố với NCK ở New Orleans, tiểu bang Louisiana.
Đầu thập niên 80, NCK dọn đến thành phố tôi ở. Như nhiều anh em Không Quân khác, lúc ấy tôi quư NCK lắm. Quư nhưng cũng không quên những việc làm lố bịch của NCK hồi trước khi mất nước. Chắc nhiều người c̣n nhớ, hồi Việt cộng sắp sửa vây Saigon, NCK láo lếu tuyên bố với báo chí (không biết đă uống bao nhiêu chai bia rồi) ở Nhà Thờ Tân Sa Châu rằng đă có kế hoạch biến Saigon thành một Stalingrad để tử thủ tới cùng. Dân quân vui mừng hớn hở, bao nhiêu kỳ vọng đặt vào NCK. Hóa ra, Stalingrad đâu chả thấy, chỉ vài ngày sau NCK phóng lên trực thăng bỏ chạy ra biển đáp xuống tàu Mỹ. Thật là đẹp mặt một ông tướng Việt Nam.
Nhưng hồi NCK về New Orleans tôi không trách NCK về cái tội ba hoa này v́ tôi nghĩ, ḿnh cũng là một người hèn nhát bỏ chạy như hắn. Một kẻ ... bỏ chạy không có quyền trách một kẻ bỏ chạy.
Ở New Orleans, NCK được một người sĩ quan đàn em Không Quân là cựu Đại tá Vơ Văn Ân, nghĩ t́nh cảnh Huynh Đệ Chi binh, mời về nhà ăn ở, đối xử tận t́nh, ba ngày cho nhậu một bữa tiệc nhỏ (Luôn luôn có Martel VSOP là thứ rượu mà NCK rất thích), bảy ngày cho mở một bữa tiệc lớn có nhảy đầm linh đ́nh. Uống rượu say, NCK thường mở miệng chửi người khác (cay cú ám chỉ Nguyễn Văn Thiệu) là hèn, để mất nước, không bằng được cả những người mà NCK coi thấp hơn ḿnh là ông thủ tướng Kampuchia. (Ông thủ tướng này đă dám tự tử ngày mất nước.) Chúng tôi ngồi nghe, ai cũng biết NCK chẳng hơn ǵ ai, nhưng không ai nói ǵ v́ nghĩ t́nh Không Quân.
Thấy thiên hạ ở Louisiana làm nghề mở vựa tôm hốt tiền vào như nước, tưởng dễ ăn, NCK cũng bắt chước. Nhờ tiếng tăm cũ của ḿnh, NCK vay mượn đầu này đầu kia, từ nhà băng Mỹ đến kêu gọi anh em quân nhân mua cổ phần hùn hạp cho NCK ra mở vựa. Nghề làm tôm làm cá là nghề rất cực khổ, thường th́ cha truyền con nối, người chủ vựa làm đầu tắt mặt tối th́ mới có ăn. Đằng này, vốn là một người chỉ giỏi mồm miệng chứ không giỏi chân tay, NCK chỉ có mặt vài tiếng cho có lệ rồi giao hết cho đàn em để tối c̣n về nhà ăn nhậu nhảy đầm th́ vựa tôm NCK, giống như không biết bao nhiêu chuyện NCK đă làm trước đó (làm thủ tướng bị mất chức, trồng khoai ḿ Khánh Dương bị vỡ nợ), bị hỏng bét. Vài tháng sau, vựa tôm của NCK khai phá sản, nhận ch́m luôn xuống ḷng sông không biết bao nhiêu tiền của. Sau đó, NCK biến mất khỏi thành phố, dắt theo luôn bà vợ... mới cưới là bà vợ của người đàn em đă nâng đỡ ḿnh là cựu Đại Tá Ân. Ai muốn biết thêm tường tận chi tiết xin đón đọc tập hồi kư nẩy lửa nhưng cũng đầy nước mắt của Đại Tá Ân sẽ xuất bản trong năm tới.
Đối với tôi, việc NCK làm ăn thất bại, cưới vợ ai th́ đó là chuyện đời tư của NCK, tôi không đếm xỉa tới. Tôi chỉ buồn và thương cho những người anh em quân nhân nghe lời dụ dỗ của NCK để làm mất một số vốn đầu tư, thương cho Đại Tá Ân, một con người hiền lành, đem tấm ḷng hào hiệp của ḿnh đi đối xử với một đàn anh để rồi cuối cùng được “trả ơn” như thế.
Sau khi NCK đi rồi, sinh hoạt của anh em quân nhân ở đây cũng lần lần trở lại b́nh thường. Đùng một cái, tôi nghe tin NCK làm giấy xin về Việt Nam, quỵ lụy kẻ thù cũ.
Trở lại phần đầu, khi mới nghe tin NCK về, tôi đau buồn và tủi nhục lắm. Tôi như c̣n nh́n thấy đâu đây những xác chết chỉ c̣n xương khô của anh em tôi nằm đầy đồng đầy núi trước khi mất nước và trong trại tù căi tạo sau khi mất nước. Tôi như c̣n nh́n thấy những Anh Hồn Trung Liệt của 5 vị tướng và nhiều anh hồn khác đă tự sát ngày Việt cộng vào thành. Tôi như c̣n nh́n thấy những oan hồn của đồng bào đă bỏ ḿnh thê thảm trên đường t́m kiếm tự do... Thật là đau đớn quá, tủi nhục quá.
Nhưng càng nghĩ sâu th́ tôi càng tự an ủi ḷng ḿnh, một con người như thế th́ cuối cùng chọn một hành động như thế là phải rồi. Điều đáng nói là tôi thấy NCK dại quá. Không ngờ quá 74 tuổi đời rồi mà vẫn c̣n dại.
NCK dại ở chỗ tưởng về Việt Nam th́ sẽ được Việt cộng tin dùng và ban phát cho chút cơm dư cháo thừa. Việt cộng là những thằng chúa lưu manh và đa nghi như Tào Tháo. Làm sao chúng nó dám dùng NCK mà NCK lại lầm như thế. Hơn thế nữa, ở cái tuổi gần đất xa trời, danh vọng tưởng cũng đă có đủ rồi, tài sản cũng đủ tạm sống rồi, đáng lẽ nên chọn đời sống thanh nhàn, giữ cho chút ít thanh danh c̣n sót lại của ḿnh được trong sạch để đời sau con cháu có đọc sử, nếu chúng nó không mở lời ngợi khen th́ ít nhất cũng không cau mặt nguyền rủa việc làm hèn nhát phản bội của ḿnh. Đằng này, NCK lại đem hết cái thanh danh của ḿnh mà quẳng xuống bùn nhơ. Làm người sao mà dại thế?
Nếu NCK không về cầu lụy Việt cộng, th́ NCK c̣n là người quốc gia, đi đâu cũng c̣n được anh em quân nhân và đồng bào trọng vọng. Nhưng bây giờ th́ NCK đă bị người quốc gia từ bỏ và khinh bỉ, và Việt cộng th́ càng khinh bỉ NCK hơn nữa. Ngày xưa chúng nó đă khinh NCK, nhưng ít ra c̣n sợ NCK chút ít v́ NCK c̣n có binh quyền, c̣n có Mỹsau lưng. Bây giờ th́ chúng nó chẳng những không sợ mà c̣n khinh NCK hơn gấp mấy lần nữa. Trong lịch sử cổ kim từ xưa đến nay, từ thằng du đăng ở đầu đường xó chợ, cho đến một ông vua của một triều đại, những con người đầu hàng kẻ thù và phản bội anh em luôn luôn và đời đời sẽ bị khinh bỉ.
Dù ngày mất nước, tôi chỉ là một ông Thiếu Úy phi công, nhưng tôi đă cảm thấy nhục nhă đau đớn không biết dường nào. Mấy chục năm sau, niềm đau và nỗi nhục vẫn c̣n chất chứa trong ḷng tôi.
Nhân đây, trong bài viết này, tôi xin làm một chuyện mà tôi muốn làm từ lâu nhưng chưa có dịp. Tôi, dù chỉ mang một cấp bậc rất nhỏ trong quân chủng Không Quân, dù tôi chẳng là ǵ, không xứng đáng ǵ, và càng không dám đại diện cho tập thể Không Quân to lớn, nhưng là một cựu phi công của QLVNCH, tôi cảm thấy tôi thiếu những anh em trong những quân binh chủng khác của QLVNCH, những Dân Cán Chính của chính phủ VNCH một lời xin lỗi. Xin các anh chị em tha lỗi cho Không Quân chúng tôi. Chúng tôi không may có một tên hèn nhát phản bội mang bộ quân phục Không Quân vào người. NCK đă làm nhục cho tập thể Không Quân chúng tôi, làm nhục luôn cả cho anh em nữa. Tôi cảm thấy tủi hổ và đau đớn vô cùng. Xin anh em và đồng bào tha thứ.
Ngày xưa, Việt cộng thường láo lếu gọi những người phi công chúng tôi là Giặc Lái. Ai cũng biết đó là những lời thóa mạ dành cho những phi công Việt Nam anh dũng bảo vệ bờ cơi. Nhưng không ngờ, gần 30 năm sau, nó lại là một lời tiên tri thật đúng cho một người phi công phản bội tổ quốc tên NCK. Người Việt ta dùng chữ giặc để chỉ những kẻ làm loạn, những tên phản bội quê hương tổ quốc. NCK đă làm loạn, đă phản bội tổ quốc, phản bội đồng hương, phản bội anh em chiến sĩ nên đáng gọi là giặc. Khổ một điều là ngày xưa, chúng nó gọi chúng tôi là Giặc lái, nhưng không dám gọi là Giặc lái Hèn nhát, nhưng bây giờ, chúng nó, Việt cộng, và chúng tôi, người quốc gia, phải gọi NCK là Giặc Lái Hèn Nhát NCK.
Tâm hồn rướm máu
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Bookmarks