Tại sao không thể mưu lợi được ?
Ông Tôn Quang Hán cho rằng " quan niệm cũ " và cái " hũ tương " tên tuy khác nhau mà thật ra giống nhau. Nhưng tôi nghĩ hai cái này tựa hồ chỉ có một phần giống nhau. Trong quan niệm cũ cũng có cái tốt, những hành động của nó cũng có những cái rất xán lạn. Chỉ có cái quan niệm đầy gịi bọ của cái hũ tương, cho dù nó có mới hay cũ, cũng chỉ là rất sa đọa, độc ác.
Trong quan niệm cũ c̣n đến ngày nay, người ta coi khinh việc buôn bán, cho rằng buôn bán một cách chính đáng để kiếm tiền cũng là mất thể diện. Nó không phải không dính dáng đến chuyện làm cho văn hóa đă đi vào một bước ngoặt. V́ cái văn hóa chúng ta vốn là quang minh chính đạo, nhưng bị cái chính thể phong kiến lâu dài và các học phái Nho gia hợp lực xô đẩy cho rơi vào trong cái hũ tương kia. Ban đầu c̣n kêu khóc, nhưng sau thành gịi bọ rồi th́ cũng chẳng kêu được nữa, ngay cả những tiếng rên rỉ rồi cũng thành yên lặng.
Học thuyết của ông Mạnh Kha (Mạnh Tử) dạy rằng : " Nói đến lợi mà làm ǵ, chỉ có nhân nghĩa mà thôi ! " (Hà tất viết lợi, duy hữu nhân nghĩa nhi dĩ). Cái ông tổ sư không nói đến lợi này, v́ ngàn vạn con gịi trong hũ tương mà làm ra cái mặt nạ nhân nghĩa, rơ ràng đă bị bệnh tim la nặng; mặt mũi đă lở loét, nhưng một khi đeo mặt nạ lên lại hét : " Tất cả mọi người hăy xem đây, mặt ta đẹp đấy chứ ?! "
Ngoài mặt có vẻ trấn tĩnh nhưng trạng thái tâm lư bên trong không yên ổn, các nhà Nho đối với thương nhân đầy khinh thị, đố kỵ và tức giận. Hễ nói đến thương nhân th́ họ lại gọi là " gian thương ".
Dĩ nhiên gian thương th́ cũng rất nhiều, mà trong giới viên chức nhà nước cái loại sâu mọt đó cũng chả thiếu, nhưng chưa bao giờ nghe ai gọi bọn đó là " gian quan " cả, nhiều lắm cũng chỉ có chữ " tang quan " (quan tham nhũng), một từ mà ta nghe thấy nhiều vô cùng tận.
Nhưng những người buôn bán đàng hoàng, hợp pháp kiếm được ít tiền, ăn ở tương đối khá một tí tức th́ có ngay những kẻ nóng mặt căm thù. C̣n " ba năm làm tri phủ trong sạch, có được 10 vạn quan tiền " (Tam niên thanh tri phủ, thập vạn tuyết hoa ngân) th́ cái cao quư khốn nạn đó lại có thể chấp nhận được, và mọi người đều giơ ngón tay cái lên bảo : " Giỏi thật ! "
Một sinh viên lớp đêm của Học viện Văn hóa Trung Quốc kể với tôi về giáo viên của anh ta là ông Phó Tông Mậu. Ông này giảng bài được học sinh rất ưa thích, không chỉ v́ ông nói hay mà c̣n sâu sắc nữa.
Hôm đó để chấm dứt một học kỳ, ông đă đánh phủ đầu cái loại học thuyết của Nho gia thích lải nhải " chỉ v́ nghĩa mà không v́ lợi " (Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi). Ông khuyến khích sinh viên cứ dùng những phương thức hợp pháp và chính đáng mà kiếm tiền. Ông bảo " Mưu lợi " không phải là một điều sỉ nhục, bàn về lợi lộc, tiền bạc không phải là một điều sỉ nhục, trái lại c̣n là một điều vinh quang.
Cái kiểu nhà Nho, mồm không nói đến lợi, đến tiền nhưng ḷng dạ lại đầy ứ những quan niệm què quặt về lợi tiền, nếu không sửa đổi lại th́ xă hội, cuộc sống không thể nào vươn lên được.
Người sinh viên khi thuật lại chuyện này giọng c̣n đầy tôn kính ông Phó Tông Mậu, mà tôi lúc nghe kể chuyện cũng vậy.
Cái dục vọng tiềm tàng trong ḷng người Trung Quốc cần phải xóa bỏ kia không phải một sớm một chiều có thể tiêu tan được. Có câu rằng : " Không có ǵ buồn bằng không biết xấu hổ ". Than ôi ! V́ không biết xấu hổ nên cái ḷng ích kỷ vẫn muôn đời.
C̣n có một loại hiện tượng, mà không biết độc giả có chú ư không, là người Trung Quốc hay nói nhân nghĩa, đạo đức ở cửa mồm. Miệng lưỡi th́ không ai bằng, thông minh tài trí, khả năng phán đoán tưởng chừng nhất thiên hạ. Nhưng vấn đề là trong muôn vạn người chẳng gặp được ở ḷng ai có chất chứa những thứ đó. Chỉ cần trong muôn người có một th́ tất cả những thứ mơ hồ vớ vẩn kia mới trở thành sự thật, và làm cho cuộc đời lên hương được.
Trích từ tập " Đập tan hũ tương "
Bookmarks