MANILA (NV) - Sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần này báo hiệu việc rút khỏi thỏa hiệp về ứng xử mà tập thể các nước ASEAN đă kư với Trung Quốc năm 2002.
Nhật báo Philippines Daily Inquirer ở Manila ngày Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011 cáo buộc như vậy và nói rằng Philippines từ lâu đă nhấn mạnh đến phương thức đứng chung nhiều nước để củng cố vị thế khi thương thuyết với cái nước to nhất mạnh nhất khu vực.
“Thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc thật đáng tiếc đă rơi đúng vào cái chiến thuật đàm phán tay đôi để giải quyết tranh chấp” do Bắc Kinh đ̣i hỏi. Inquirer viết.
Tờ báo này cho hay Tổng Thống Philippines Benigno Aquino “đă đúng khi chống thỏa hiệp (Việt Nam-Trung Quốc) và dự tính sẽ chất vấn Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn sang khi ông đến Manila thăm viếng chính thức.”
Báo này nói khi đến Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Aquino chỉ kư một bản tuyên bố chung tổng quát là “Lănh tụ hai nước trao đổi quan điểm về tranh chấp biển đảo và đồng ư không để các tranh chấp ảnh hưởng đến h́nh ảnh lớn hơn của t́nh bạn và hợp tác giữa hai nước.”
Bản tuyên bố chung lập lại các bên cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc ứng xử đă đề ra trong thỏa hiệp 2002.
“Trái lại, thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc kư tháng 10, 2011 có kết quả là các cam kết chi tiết hơn gồm họp mỗi năm 2 lần của các phái đoàn đại biểu cấp chính phủ” và “cơ chế đường điện thoại nóng” để đối phó “kịp thời các vấn đề.”
Sáu nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà Việt Nam kư với Trung Quốc hôm 11 tháng 10, 2011 cũng rất tổng quát. Không hề nói tới “Lưỡi Ḅ” cũng không đụng chạm ǵ tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ là những nguyên tắc “tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau” về các vấn đề liên quan tới biển.
Thật ra, bản thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, nguyên tắc thứ 3, cũng có viết rằng, “Trong tiến tŕnh đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lănh đạo cấp cao hai nước đă đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của ‘Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông’ (DOC).”
Nhưng báo Philippines cho rằng sự bỏ sót và không nêu chính xác “Qui tắc ứng xử ASEAN-China 2002” mà Việt Nam và Trung Quốc chỉ là 2 trong số những nước kư cam kết, “không hề nhắc tới ASEAN” làm các nước khác thấy khó hiểu.
Bài báo của Inquirer cho rằng sự khôn ngoan của Trung Quốc “dễ trước khó sau” sẽ được Bắc Kinh áp dụng để đối phó với cả ASEAN như họ đă từng làm như vậy hồi năm 2002. Hậu quả là “một bước tới cho Trung Quốc, hai bước lùi cho ASEAN.”
Báo Inquirer b́nh luận, “Đọc xuyên qua các hàng chữ (của thỏa thuận VN-TQ) càng làm cho người ta thấy khó gấp 3 lần nếu những hàng chữ đó (thỏa thuận VN-TQ) lại viết bởi các nhà ngoại giao mà họ vừa là luật gia lại cũng là người Á Châu. Khi bắt đầu, thỏa thuận đă gọi tên cuộc tranh chấp càng tổng quát càng tốt là “các vấn đề liên quan đến biển.” Nếu chỉ nhớ lại mới 4 tháng trước, họ đă gần như “bắn nhau.”
Bốn tháng trước, tàu Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam dù Việt Nam cử một số tàu bảo vệ. Sau biến cố, Việt Nam loan báo tập trận hải quân bắn đạn thật trên biển. Mối quan hệ giữa hai nước có vẻ chùng xuống thấp khi một số vụ biểu t́nh chống Trung Quốc diễn ra ở Hà nội và Sài G̣n trong khi báo chí và tướng tá Trung Quốc dọa đánh.
Những cuộc vận động lôi kéo Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước khác vào cuộc tranh chấp biển Đông chỉ để giúp Hà Nội có thế mạnh hơn để điều đ́nh với Bắc Kinh. Năm ngoái, khi tới Hà Nội dự hội nghị ASEAN mở rộng, bà ngoại trưởng Mỹ đă tuyên bố Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia trên Biển Đông” làm cho Bắc Kinh tức giận.
Nhật Bản, Ấn Độ cũng tuyên bố tương tự những ngày gần đây.
Bản phân tích của báo Philippines b́nh luận gián tiếp trách cứ Hà Nội, bây giờ lộ ra cho thấy họ nói một đàng làm một nẻo. (TN)
Bookmarks