"Hiện sự lai căng của tiếng Việt không chỉ phổ biến trên internet, sách, báo mà đă xuất hiện trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nếu không được ngăn chặn, đến một lúc, tiếng Việt sẽ không c̣n chỗ đứng trong lịch sử", giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.
T́nh trạng lai căng, “xuống cấp” của tiếng Việt đă khiến các nhà khoa học tên tuổi bức xúc gửi thư phản ánh đến Quốc hội. Trong tuần qua, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cũng kiến nghị trực tiếp với Quốc hội ban hành pháp lệnh về tiếng Việt. Ông cho biết: "Nhiều cử tri, trong đó có một số nhà khoa học tên tuổi như giáo sư Nguyễn Văn Chiển, giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đă gửi thư đến Ủy ban Các vấn đề xă hội phản ánh về t́nh trạng lai căng, “xuống cấp” của tiếng Việt trên internet và các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí trong nhiều văn bản hành chính… Do vậy, cần phải nhanh chóng ban hành một Pháp lệnh để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Đất Việt đă có cuộc trao đổi với giáo sư Thuyết để hiểu thêm về vấn đề này:
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
( Đại biểu quốc hội VN )
- Thưa ông, sách giáo khoa (SGK) từ bậc phổ thông đă có những quy tắc, quy định về tiếng Việt, vậy ban hành một pháp lệnh riêng về nó nhằm mục đích ǵ?
- Đúng là trong SGK từ năm 1983 đă có quy định về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt. Chẳng hạn, tất cả các từ nào có thể viết bằng cả “i” hoặc “y” th́ chỉ được viết bằng “i”. Tuy nhiên, do quy định trong SGK không đủ tính pháp lư bao quát nên việc sử dụng cách viết “i” hay “y” hiện rất tuỳ tiện. Việc viết hoa lại càng tuỳ tiện hơn. Cách đây vài năm, Văn pḥng Chính phủ có ra một quy định về việc viết hoa trong các văn bản Nhà nước. Tuy nhiên, do các cơ quan Đảng, Chính phủ và Quốc hội mỗi nơi viết hoa một kiểu, nên quy định viết hoa trong văn bản này cũng “đành” chia thành ba loại, theo ba cách viết của các cơ quan nói trên. Văn bản thuộc cơ quan nào th́ áp dụng theo cách viết của cơ quan đó. Đó là điều khó chấp nhận được!.
- Là giáo sư ngôn ngữ học lại trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo pháp luật, ông đánh giá sự lại căng, “xuống cấp” của tiếng Việt đang ở mức độ nào?
- Thực tế, sự lai căng của tiếng Việt không chỉ phổ biến trên internet, sách, báo mà đă xuất hiện trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đó là việc sử dụng tiếng nước ngoài để chêm vào các văn bản tiếng Việt quá nhiều. Ví dụ, trong Luật Thương mại có một thuật ngữ tiếng Anh là "logistic" lặp đi lặp lại trong cả một chương. Khi tŕnh ra Quốc hội để biểu quyết thông qua, các đại biểu góp ư, ban soạn thảo cũng chỉ phiên âm chứ không dịch hẳn ra tiếng Việt là “dịch vụ hậu cần thương mại” với lư do, đây là thuật ngữ quốc tế thông dụng. Trong khi đó, tôi khẳng định có tới 70-80% đại biểu quốc hội không hiểu nghĩa thuật ngữ đó là ǵ v́ nó là từ mang tính kỹ thuật chuyên môn, không phải ai biết tiếng Anh cũng hiểu. Đến cả văn bản luật Nhà nước c̣n lai căng, nếu không kiểm soát, chẳng bao lâu tiếng Việt sẽ tràn ngập từ ngoại lai. Đó là điều khó chấp nhận!
- Ngay cả cơ quan nhà nước c̣n không nắm chắc tiếng Việt, vậy th́ việc bảo vệ, giữ ǵn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ là nhiệm vụ của ai ngoài các chuyên gia và nhà ngôn ngữ học?
- Ở Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào đứng ra làm nhiệm vụ này. Ở Pháp, nghị viện phải mất hai ngày để tranh luận với nhau có nên đưa từ “weekend” (kỳ nghỉ cuối tuần) của tiếng Anh vào từ điển tiếng Pháp hay không bởi đa phần người dân Pháp sử dụng từ này thay cho tiếng Pháp do nó ngắn gọn hơn. Hay ở Trung Quốc, Viện Hàn lâm mỗi tháng phải ra một tập hướng dẫn mỏng, hướng dẫn cách viết, phiên âm, phát âm tất cả các từ nước ngoài mới xuất hiện trong tháng…
Đúng là ngôn ngữ luôn phát triển theo quy ước của cộng đồng chứ khó phát triển theo mệnh lệnh của cơ quan hành chính. Nhưng khi ngành ngôn ngữ học đă phát triển, trách nhiệm của Nhà nước là phải hướng dẫn cộng đồng sử dụng cho đúng, trên nguyên tắc: thuật ngữ, khái niệm nào mà tiếng Việt chưa có để thể hiện, hoặc quá dài th́ có thể vay mượn được. Ngược lại, nếu tiếng Việt đă có rồi th́ không thể vay mượn một cách vô nguyên tắc.
- Nhưng thực tế, việc người dân biết sử dụng ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ đem lại nhiều thuận lợi trong quá tŕnh hội nhập?
- Thúc đẩy học ngoại ngữ là đúng, nhưng không có nghĩa là được phép đẩy tiếng Việt ra khỏi hệ thống giáo dục. Tôi phải nói ngay rằng, việc chấp hành Luật Giáo dục hiện nay chưa nghiêm. Luật quy định ngôn ngữ chính thức trong trường học là tiếng Việt, môn học nào sử dụng ngoại ngữ để dạy th́ phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Nhưng thực tế, nhiều nơi như TP HCM đang thí điểm dạy một số môn ở bậc tiểu học bằng tiếng Anh v́ có những dự án của nước ngoài tài trợ. Nếu tất cả các trường đua nhau dạy bằng tiếng Anh sẽ dẫn đến t́nh trạng như trước Cách mạng tháng 8/1945, tiếng Việt không c̣n chỗ đứng trong nhà trường nữa. Phải coi tiếng Việt là một tài sản quư báu của lịch sử để lại cho chúng ta. Chính chúng ta phải chịu trách nhiệm trước lịch sử nếu chỉ v́ mục tiêu nhất thời mà để tiếng Việt tàn lụi.
Thanh Hải - Văn Trung
Trong khi đó, tôi khẳng định có tới 70-80% đại biểu quốc hội không hiểu nghĩa thuật ngữ đó ("logistic") là ǵ, v́ nó là từ mang tính kỹ thuật chuyên môn, không phải ai biết tiếng Anh cũng hiểu. Đến cả văn bản luật Nhà nước c̣n lai căng, nếu không kiểm soát, chẳng bao lâu tiếng Việt sẽ tràn ngập từ ngoại lai. Đó là điều khó chấp nhận!
Giáo sư Thuyết
http://baodatviet.vn/Home/congdongvi.../44310.datviet
* Bài phỏng vấn giáo sư Nguyễn Minh Thuyết năm 2009, lúc ông c̣n là đại biểu quốc hội VN
Bookmarks