Page 10 of 32 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 312

Thread: Bàn về nền Đệ Nhất Cộng Hoà

  1. #91
    chichchoe
    Khách

    Nếu quư vị không đồng ư, quư vị có thể tham khảo những hồi kư khác.

    Quote Originally Posted by vanthanhtrinh View Post
    .Hai trong số bốn đứa viết cho y là đồng chí của Trần chun Ngược.
    Quư vị có thể t́m đọc Hồi kư Bên gịng lịch sử của Cao văn Luận.
    Vấn đề đặt ra là việc kỳ thị đàn áp Phật giáo, cưỡng ép dân đen theo đạo là có hay không?.
    Quư vị bao che những hành động thất nhân tâm, tàn ác vô nhân của một chế độ độc tài, gia đ́nh trị ( sử sách VNCH ghi rơ). Thử hỏi quư vị có c̣n ḷng nhân và sự công bằng.

  2. #92
    chichchoe
    Khách
    Quote Originally Posted by Cộng con mất gốc View Post
    Xin lỗi hơi lạc đề một chút nhưng có vẻ như bác từng trải qua đào tạo quân sự, liệu bác có vui ḷng khi nào đó mở một topic đàm đạo về nghệ thuật quân sự được không?
    Không thể áp dụng máy móc mà phải có sự sáng tạo. Thực tế đă trả lời.

  3. #93
    chichchoe
    Khách
    ĐẢNG CẦN LAO

    I. CẦN LAO LÀ G̀?

    Từ-ngữ “Cần Lao” là do tay sai thực-dân Pháp bộ-hạ của Quốc-Xă Đức đặt ra.

    Nguyên Thống-Chế Philippe Pétain của Pháp (một anh-hùng trận-mạc từ thời Đệ Nhất Thế-Chiến), sau khi quân Pháp bị quân Quốc-Xă Đức đánh bại tại mặt trận vào tháng 6 năm 1940, đă được quốc-hội Pháp bầu làm Quốc-Trưởng, để đối-phó với t́nh-h́nh Quốc-Xă Đức đang tiến chiếm thủ-đô Paris. Nhưng ông lại đầu hàng Đức, tự biến chính-quyền của ḿnh thành bù-nh́n cho Quốc-Xă Đức của Adolf Hitler (Phe Pétain tự-hào là nhờ có ông đứng ra hợp-tác với Đức, thủ-đô Paris của Pháp mới khỏi bị phi pháo tan-tành).

    Chế-độ Pétain sửa đổi khẩu-hiệu của Cộng-Ḥa Pháp-Quốc (République Française) nguyên là “Tự Do ‒ B́nh Đẳng ‒ Bác Ái” (Liberté ‒ Égalité ‒ Fraternité) thành ra “Cần Lao ‒ Gia Đ́nh ‒ Tổ Quốc” (Travail ‒ Famille ‒ Patrie).

    Tiếng Pháp “Travail” (tiếng Anh là Labor) được bồi bút dịch ra tiếng Việt là “Cần Lao” (thay v́ “Lao Động”). Cần Lao là khẩu-hiệu số 1 trong chương-tŕnh “Cách-Mạng Quốc-Gia” (Révolution Nationale) của Pétain.

    Do đó, “Cần Lao” là một từ-ngữ Việt do thực-dân Pháp nô-lệ của Quốc-Xă Đức đặt ra.

    Tại Việt-Nam, bọn đồ-đệ văn-hóa của thực-dân Pháp nô-lệ Đức đă có sáng-kiến bắt-buộc mọi người đi xem xi-nê đều phải đứng nghiêm chào cờ, chiêm-ngưỡng ảnh của Thống-Chế Pétain, trong lúc nhạc trỗi bài “suy tôn” ông ta, trước khi phim được chiếu lên. Thanh-niên, sinh-viên, và học-sinh đều phải học thuộc ḷng mấy bài thơ phổ nhạc ca-tụng Pétain, tỉ như: Debout, belle jeunesse! Voici l'heure d'agir

    Et voici la promesse de toujours obéir!

    (Thanh-niên, hăy đứng lên! Đây là giờ hành-động!

    Và đây là lời hứa: hăy luôn luôn vâng lời !)



    Sinh-viên học-sinh mỗi khi hội-họp, diễn-hành, phải hát các bài hát ấy. Công-chức, dân-chúng nói chung, phải học-tập các “huấn-từ (lời nói)” của Pétain, cũng như phải thuộc ḷng bài thơ Đường-luật tiếng Việt ca-tụng Pétain như sau:

    Con thuyền nguy-biến lúc phong-ba

    Đứng mũi chịu sào rước Cụ ra

    Thời-thế dở-dang trăm nỗi khó

    Giang-sơn trông-cậy một ông già

    Tám tuần đầu bạc pha sương tuyết

    Một tấm ḷng son nặng quốc-gia

    “Lời nói Ma San” ghi chép đó

    Đọc th́ phải hiểu, hỡi dân ta!



    “Lời nói Ma San” (“Les Paroles du Maréchal”) là những lời huấn-thị và hiểu-dụ của Thống-Chế Pétain (mà thực-dân vong-quốc Pháp muốn sánh với kinh-điển “Khổng-Tử viết” của sĩ-phu Việt-Nam thời bấy giờ), và Sở Thông-Tin Pháp in thành từng tập sách nhỏ phổ-biến khắp nơi, với mục-đích khuyến-dụ mọi người hăy luyện đức“vâng lời” - chỉ vâng lời của Thống-Chế Pháp tay sai của Quốc-Xă Đức mà thôi.



    Phe nhóm họ Ngô đă chọn dùng một từ-ngữ con đẻ của thực-dân cháu chắt của đế-quốc Quốc-Xă Đức, để gọi giới tinh-hoa của phe nhóm họ Ngô là “Đảng Cần Lao” (“Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng”), cũng như rập khuôn chương-tŕnh “Révolution Nationale” của Pháp-gian mà lập ra “Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia” dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Ḥa!

    Họ cũng học đ̣i “suy tôn” lănh-tụ, từ chào cờ, chiêm-ngưỡng ảnh, trỗi nhạc tán-dương “Pháp-gian” Pétain, đến tuyên-truyền học-tập tuân lời Thống-Chế ngụy trước kia, biến thành lớp-lang chào cờ, chiêm-ngưỡng ảnh lănh-tụ, trỗi nhạc ca-tụng, đồng-ca suy-tôn, và học-tập “đạo-đức cách-mạng” của Ngô Chí-Sĩ (rồi Ngô Tổng-Thống) sau này. Trong bài “Chín Năm Bên Cạnh Tổng-Thống Ngô Đ́nh Diệm” của Ông Lâm Lễ Trinh, phỏng-vấn Ông Quách Ṭng Đức, cựu Đổng Lư Văn Pḥng của TT Diệm, Ông Đức cho rằng Ông Trần Chánh Thành, Bộ Trưởng Thông Tin, là người đề xướng Suy Tôn Ngô Tổng Thống. Nói như thế tức là Ông Quách Ṭng Đức không biết ǵ về “thủ tục” suy-tôn lănh-tụ đă có từ thời Pétain Quốc-Trưởng bù-nh́n của Pháp dưới thời bị Đức cưỡng-chiếm. (Riêng về bài hát “Suy tôn Ngô Tổng Thống” th́ có 2 bài khác nhau, một của Miền Nam, một của Miền Trung; nên khi có các nhân-vật Miền Nam ra Huế “chầu Cậu” Ngô Đ́nh Cẩn, hát chung với các “đồng-chí” Miền Trung, th́ cả hai phe rán hát thật to, lấn át lẫn nhau để mong được “Cậu” chú ư, tạo ra cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” lộn-xộn vô cùng).

    Như thế tức là “bài-trừ tàn-tích thực-dân” mà lại “noi gương thực-dân”.
    Last edited by chichchoe; 13-04-2012 at 03:13 AM.

  4. #94
    chichchoe
    Khách
    Diệm bổ-nhiệm bác-sĩ Trần Kim Tuyến làm Giám-Đốc Sở Nghiên-Cứu Chính-Trị và Xă-Hội. Trong thực-tế, sở này là một cơ-quan t́nh-báo nhắm mục-đích giúp Diệm và Đảng Cần-Lao củng-cố thế-lực trong chính-quyền. Đối với nhiều người, cơ-quan t́nh-báo này là một sở “khủng-bố”, v́ đă lạm-quyền bắt-bớ và giam-cầm người dân mà không buộc tội ǵ cả. Nhiều lănh-tụ chính-trị đă bị cơ-quan t́nh-báo này bắt-bớ và bí-mật giam-cầm suốt nhiều năm trời, tỉ như Hà Thúc Kư, là Thủ-Lănh của Đại-Việt Cách-Mạng-Đảng, Phạm Thái, là một trong các lănh-tụ của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng. Các lănh-tụ chính-trị khác th́ bị bí-mật thủ-tiêu, như trong trường-hợp ông Nguyễn Bảo Toàn. Cảnh-trạng đó càng thảm-hại hơn, khi, vào ngày 6 tháng 5 năm 1959, Tổng-Thống Diệm ban-hành một loạt các đạo Luật gọi là Luật 10/59 cho phép bắt giam bất cứ kẻ nào bị nghi là cộng-sản mà không cần thủ-tục chính-thức buộc tội. Các đạo luật này đă gây bất-b́nh cho các nhà hoạt-động nhân-quyền khắp nơi trên thế-giới. Dựa vào các đạo luật này, một số đảng-viên Đảng Cần-Lao cũng đă trả thù các kẻ thù của ḿnh bằng cách giản-dị cáo buộc họ là “nghi-can cộng-sản”. Hẳn là, trong nhiều trường-hợp, cộng-sản đă đứng đằng sau giựt dây và khích-động quần-chúng, đặc-biệt là Phật-Tử, đứng lên chống-đối chính-quyền Diệm, do tính cứng-rắn của ông cũng như do các hành-động bất-lương của đám thuộc-hạ của ông.

    Đảng Cần Lao là ṇng cốt của chính-quyền Diệm. Đảng này mới được thành-lập. Nó chưa có đủ th́-giờ để đào-tạo và thử-nghiệm đảng-viên. V́ đảng là đảng cầm quyền nên nhiều người xin vào đảng v́ quyền-lợi cá-nhân hơn là v́ lư-tưởng. Họ luôn luôn nịnh-hót Diệm để được Diệm tin-cậy và tín-cẩn, họ bịt mắt không cho Diệm thấy biết tính-chất thật-sự của nhiều sự-kiện để có quyết-định đúng-đắn. V́ kết-quả này, sau khi Tổng-Thống Diệm chết đi, đảng đă chấm dứt hoạt-động... .”

    (Trích và phỏng dịch từ tác-phẩm “A Common Quest For Vietnam's Future, a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam” [Cùng T́m Tương Lai cho Việt Nam, tóm lược Chiến Tranh Việt Nam, hai nền Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Cộng-Ḥa] của Hoàng Duy Hùng)
    Theo Tướng Mỹ Edward G. Lansdale

    (Cố-vấn, đỡ đầu cho nhân-vật Ngô Đ́nh Diệm):



    ... “Càng ngày càng có nhiều người đă đến t́m tôi để xin can thiệp, v́ thân nhân của họ bị các đảng viên Cần Lao vơ trang đầy ḿnh nửa đêm tới gơ cửa và bắt đi. Thân nhân của những người này là viên chức của chính phủ, không thích vô đảng phái phục vụ cá nhân, đă tử chối không tham gia đảng Cần Lao. Các nhân viên chánh quyền đểu bị ép phải gia nhập đảng Cần Lao. Đảng Cần Lao được tổ chức mau chóng trong mọi cơ quan dân sự và quân sự... .

    ... Nếu đảng Cần Lao được ông Nhu tổ chức như một cơ cấu chính trị bí mật khắp trong chính phủ, dùng Công An Mật do ông Nhu kiểm soát để loại trừ đối lập, th́ đảng Cần Lao sẽ khiến cho các đảng phái quốc gia khác rút vào phạm vi hoạt động bí mật để khỏi bị tiêu diệt... .”

    (Trích từ cuốn sách “Tôi làm quân sư cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm”, do LT dịch sang tiếng Việt, ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1972 – trang 235-36)

  5. #95
    chichchoe
    Khách
    Ngày 26/4/60, 18 nhân-vật tên tuổi họp báo ở khách-sạn Caravelle, Saigon, ra kháng-thư phản-đối chế-độ độc-tài của Diệm. Đó là các ông: Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Văn, Trần Văn Lư, Lê Quang Luật, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Tuyên, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Tiến Hỉ, Lê Ngọc Chấn, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui (trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà).

    Ngày 30/4/1960, Phan Khắc Sửu và Trần Văn Văn họp báo, phân-phối bản kháng-thư kư ngày 26/4/60.

    Ngày 30/4/60, Trưởng Phái-Bộ MSU, Wesley Fishel, viết thư cho Diệm, cho biết là Trần Văn Chương (Đại-Sứ VNCH tại Mỹ) chống-đối Diệm, và Nguyễn Phú Đức (Đệ-Nhất Thư-Kư của Toà Đại-Sứ ấy) đă khiến cho Diệm mất dần những người bạn Mỹ. Dư-luận ở Mỹ chú ư kháng-thư của Nhóm Caravelle.

    Ngày 3/5/60, Durbrow thấy đă đến lúc “thêm răng cho lời thuyết-phục” - nói thẳng với Diệm, về các vấn-đề: nạn tham-nhũng, sự lộng-hành của Đảng Cần-Lao, chuyện không tận-dụng tài-lực trong công-cuộc chống Cộng, việc nên ngưng khiêu-khích và thù-hận với Miên. Nếu Diệm không thay-đổi, sẽ tạm ngưng gia-tăng viện-trợ.

    Ngày 9/5/60, Ladejinsky báo-cáo với Durbrow: Diệm không coi trọng tuyên-cáo của nhóm Caravelle, không chịu hoà-hoăn với Miên. Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Văn Đồng lo ngại Diệm mất dần ḷng dân.

    Ngày 9/5/60, Bộ Ngoại-Giao Hoa-Kỳ đồng-ư cho Đại-Sứ Durbrow cảnh-cáo Diệm về các tệ-nạn.

    Ngày 9/5/60, Phan Quang Đán và các chính-hữu gửi Thư Ngỏ cho Ngô Đ́nh Diệm.

  6. #96
    chichchoe
    Khách
    Ngày 11/11/60, Đại-Tá Nguyễn Chánh Thi, Chỉ-Huy-Trưởng Nhảy Dù, làm đảo-chính: Tham-dự có các Trung-Tá Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông, các Thiếu-Tá Phan Trọng Chinh và Phạm Văn Liễu. 03g30 Lực-lượng ṇng-cốt gồm 4 tiểu-đoàn Dù và Liên-Đoàn Biệt-Động-Quân của Thiếu-Tá Lữ Đ́nh Sơn, dưới quyền Thiếu-Tá Chinh đóng tại vườn Tao Đàn. Đại-Uư Phan Lạc Tuyên, một nhà thơ, cùng tham-dự. Ngoài ra, c̣n có một tiểu-đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến do Đại-Uư Nguyễn Kiên Hùng chỉ-huy. Lúc 12g, phe đảo-chính chiếm Đài Phát-Thanh Quốc-Gia, công-bố danh-sách Uỷ-Ban Cách-Mạng, có các tướng Phạm Xuân Chiểu và Lê Văn Kim. Hoàng Cơ Thuỵ (luật-sư) và Phan Quang Đán (lănh-tụ Tự Do Dân Chủ) lên đài phát-thanh, ra thời-hạn cho Diệm phải đầu hàng trước 14g. Thương-thuyết tiếp-tục. Durbrow góp ư là hai bên nên hoà-giải, nhấn mạnh là tránh nội-chiến, và cho biết không thể đưa Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ vào như Diệm yêu-cầu. Nhu muốn Durbrow can-thiệp để phe cách-mạng đồng-ư giữ Diệm làm Tổng-Thống. Durbrow nói rằng Mỹ muốn phe Cách-Mạng vẫn giữ Diệm làm Tổng-Thống, và duy-tŕ đoàn-kết để chống Cộng, nhưng không muốn can-thiệp vào nội-t́nh Việt-Nam, để hai phe tự dàn-xếp với nhau. 20g30 Đài Saigon phát-thanh mỗi 15 phút; một thông-báo của Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham-Mưu-Trưởng, cho biết Diệm đă kư giấy-tờ chuyển-giao chính-quyền cho Tỵ và 18 người khác. Ba nhân-vật quan-trọng của chế-độ đều vắng mặt: Tướng Nguyễn Văn Là, Tổng-Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An (đi trốn), Trần Kim Tuyến, Giám-Đốc Sở Nghiên-Cứu Chính-Trị (đến trưa ngày 12 mới ra mặt), các Trung-Tá Lê Quang Tung, Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Biệt, và Nguyễn Văn Châu, Giám-Đốc Nha Chiến-Tranh Tâm-Lư (trốn vào nhà thờ cho đến chiều ngày 11). Phe thân Diệm: Nguyễn Đ́nh Thuần, Bộ-Trưởng Phủ Tổng-Thống kiêm Quốc-Pḥng, liên-lạc với Đại-Sứ Durbrow. Tướng Raymond Nguyễn Khánh leo qua cổng hậu vào Dinh Độc-Lập. Vơ Văn Hải, Chánh Văn-Pḥng của Diệm, ra ngoài ṿng thành trực-tiếp thương-thuyết với nhóm Vương Quang Đông.

    Ngày 12/11/60, 06g20 Đài phát-thanh Saigon phát hiệu-triệu của Diệm gửi đồng-bào, tuyên-bố giải-tán chính-phủ, kêu gọi các tướng chỉ-huy quân-đội thành-lập một chính-phủ lâm-thời. Trong khi chờ-đợi, Diệm sẽ hợp-tác với Uỷ-Ban Cách-Mạng để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp. Diệm cũng cho lệnh ngưng bắn để tránh đổ máu. Thuần báo cho tướng Lionel McGarr, Tư-Lệnh MAAG, là một chính-phủ quân-nhân, với Diệm làm Tổng-Thống, đă được thành-lập. 07g00 Đại-Sứ Durbrow báo tin hai phe đă đạt thoả-ước: 1/ Diệm làm Tổng-Thống (không có thực-quyền). 2/ Tướng Lê Văn Tỵ làm Thủ-Tướng một chính-phủ quân-sự. Đông nói là các tướng Mai Hũu Xuân, Phạm Xuân Chiểu (Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quan), Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, đă được chọn vào chính-phủ. 3/ Hội-Đồng Cách-Mạng sẽ được duy-tŕ, gồm có: Nguyễn Chánh Thi, Vương Quang Đông, Nguyễn Huy Lợi, và Hoàng Cơ Thụy (Ki-Tô-Giáo).

    Đông yêu-cầu chính-phủ Mỹ ra tuyên-cáo yểm-trợ tân-chính-phủ; Durbrow xin Bộ Ngoại-Giao duyệt-xét bản thông-cáo. Bộ Ngoại-Giao Mỹ đồng ư, chỉ sửa vài chữ và chờ Durbrow xác-nhận lại trước khi phổ-biến cho báo-chí Mỹ, th́ t́nh-h́nh thay đổi.

    08g30 Nguyễn Khánh từ Dinh Độc-Lập thuyết-phục các tướng đứng ngoài hăy nhập cuộc để ổn-định t́nh-thế, ra lệnh cho lực-lượng Dù của Nguyễn Chánh Thi di-chuyển về Bộ Tổng Tham-Mưu, và ngưng bắn; nhưng các đơn-vị của Sư-Đoàn 5 của Trần Thiện Khiêm từ Mỹ Tho th́ tăng-cường cho lực-lượng trung-thành với Diệm tại Saigon, đánh lại phe đảo-chính.

    18g Diệm đọc diễn-văn trên Đài Saigon, tuyên-bố là đă ra lệnh Quân-Đội Cộng-Hoà thanh-toán lực-lượng phản-loạn, hứa sẽ tiếp-tục phục-vụ đất nước và dân-tộc theo đường lối Cộng-Hoà và Nhân-Vị.

    Trong ngày, các cơ-quan an-ninh của Dỉệm âm-thầm bắt giữ các chính-khách đối-lập, như Trần Văn Hương, v.v...

    Ngày 13/11/60 Đại-Uư Phan Phụng Tiên, Trưởng Phi-Đoàn 1 Vận-Tải, lái C-47 bay qua Nam Vang (Cao Miên) chở theo 15 nhân-vật cầm đầu cuộc đảo-chính (trong đó có Đại-Tá Nguyễn Chánh Thi, Trung-Tá Vương Quang Đông, Thiếu-Tá Phạm Văn Liễu, v.v...). Phan Lạc Tuyên th́ dùng xe Jeep vượt biên qua theo.

    Tóm lại, Tổng-Thống Diệm đă nhượng-bộ, đồng ư giải-tán chính-phủ để thành-lập một chính-phủ liên-hiệp với các tướng, nhưng chỉ tŕ-hoăn để chờ phản-công lại phe đảo-chính.

    Đó là kinh-nghiệm cho phe Cách-Mạng 1/11/1963 sau này.

    Ngày 25/11/60, Lalouette báo-cáo, đại-ư từ ngày cầm quyền, Diệm đáng lẽ phải tạo nên màng lưới liên-hệ ngoại-giao; cuộc đảo-chính này gây sự mất mặt cho Diệm ở trên phương-vị quốc-trưởng. Trong hai ngày 11 và 12 báo-chí quốc-tế hầu như đồng-thanh đă nói nhiều về sự yếu-kém và sai-lầm của chế-độ Diệm. Nhật-Bản ngần-ngại trong việc bồi-thường chiến-tranh, kế-hoạch xây đập thuỷ-điện Đa Nhim. Các quốc-gia viện-trợ cho Diệm, đặc-biệt là Đức, tự đặt vấn-đề. Bộ Ngoại-Giao Mỹ chúc mừng Diệm thoát cơ nguy nhưng đă nhắc Diệm phải đặt quyền-lực trên những căn-bản rộng-răi hơn, thực-hiện những cải-cách cấp-tiến, hành-động nghiêm-khắc đối với tệ-nạn tham-nhũng. Bắc Việt tưởng bở, nhưng phe đảo-chính có lập-trường chống Cộng, nên giữ im-lặng.

    Ngày 4/12/60 Đại-Sứ Durbrow nhận-định là dân-chúng ngày càng bất-b́nh Diệm v́ thiếu khả-năng chống Cộng và dùng chính-sách bàn tay sắt với các nhóm đối-lập. Nếu Diệm không thay đổi, có lẽ phải nghiên-cứu việc thay-đổi lănh-đạo trong một tương-lai không xa.

    Ngày 9/12/60 Cơ-quan CIA báo-cáo về những nhân-vật có thể thay Diệm.

    Ngày 14/12/60 Durbrow thuyết-phục Diệm cởi mở hơn nhưng Diệm vẫn bào-chữa cho chế-độ và vợ+chồng Nhu.

    Ngày 16/12/60 Bộ Ngoại-Giao Mỹ chỉ-thị Durbrow gặp Diệm, hỏi về những đề-nghị cải-cách đă trao cho Diệm từ ngày 14/10/60 (trao thêm quyền cho Quốc-Hội và nới lỏng kiểm-duyệt báo-chí).

    Ngày 20/12/60 cộng-sản công-khai ra mặt: Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chính-thức ra mắt (thành-lập từ ngày 12/12) tại chiến-khu Dương Minh Châu ở Tây Ninh.

    Nguồn:

    Nhiều đoạn trên đây được trích từ tác-phẩm “Việt-Nam Niên-Biểu - Tập I-C: 1955-1963” của Tiến-Sĩ Vũ Ngự Chiêu tức Chính Đạo do Văn Hoá ở Texas xuất-bản năm 2000.

  7. #97
    chichchoe
    Khách
    Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đ́nh Diệm đă đánh mất ḷng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên 1960, cụ-thể với các vụ:

    -- 18 chính-trị-gia tên tuổi, gồm có Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Đỗ, v.v..., trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính chính-phủ Đệ-Nhất Cộng-Hoà của ông Diệm, họp tại nhà hàng Caravelle, Saigon, vào ngày 26-4-1960, đă ra Tuyên-Ngôn phản-đối chế-độ độc-tài Ngô Đ́nh Diệm, đ̣i ông thay-đổi chính-sách;

    -- Lê Xuân Nhuận, tại hội-đường cơ-quan Cảnh-Sát Huế, trong buổi lễ Hai Bà Trưng, đă công-khai tố-cáo các sai+trái của chế-độ Ngô Đ́nh Diệm;

    -- Chế-độ Diệm đă bị đảo-chính hụt, vào ngày 11-11-1960, do Đại-Tá Nguyễn Chánh Thi, Chỉ-Huy-Trưởng Nhảy Dù, cầm đầu, với sự tham-dự của các Trung-Tá Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông, các Thiếu-Tá Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Đại-Úy Phan Lạc Tuyên, Bác-Sĩ Phan Quang Đán, v.v...;

    -- Dinh Độc-Lập đă bị ném bom, vào ngày 27-2-1962, do hai phi-công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thực-hiện;

    -- Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) đă tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi đă xuống đường, v́ chính quyền Diệm cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế vào tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền vào đêm 20-8-1963; v.v...

    -- Ông+Bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha+mẹ đẻ của bà Ngô Đ́nh Nhu, và thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng đă quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô; v.v...

    Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam.

    C̣n về phía Hoa Kỳ th́ họ đă triệu hồi đại sứ Frederick Nolting và thay thế bằng đại sứ Henry Cabot Lodge. Ông đại sứ này rất nổi tiếng là chuyên viên tổ chức các cuộc đảo chính lật đổ các chính quyền độc tài (Tổng Thống Diệm không lẽ không thấy rơ ư-đồ và quyết-tâm của chính phủ Hoa Kỳ trong việc bổ-nhiệm ông này? thế mà, ngày 21 tháng 8 năm 1963 là ngày đại sứ Henry Cabot Lodge sẽ đến Saigon th́ ngày 20 tháng 8 năm 1963 Tổng Thống Diệm đă ra lệnh mở cuộc hành quân tổng tấn công “quét dọn” các chùa chiền, rơ ràng là để “dằn mặt” tức khiêu-khích ông đại sứ kiêm chuyên viên đảo chánh này!).

    Hoa-Kỳ đă thấy rơ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua. Thế nhưng măi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Việt-Cộng th́ phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đ́nh Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống NĐD cải-tổ (nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!)

  8. #98
    chichchoe
    Khách
    Theo Ông NGÔ KHA

    (Kư-Giả):



    … Dưới nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, dù Hiến Pháp 1956 đă bộc lộ rơ ràng tính phi-dân-chủ của nó, nhưng thật ra, chính thực tế sinh hoạt chính trị Miền Nam trong những năm sau đó là đối-lập chính-trị bị đàn-áp, nhà tù chất đầy chính-trị-phạm, và quyền tự-do báo-chí bị thủ-tiêu, mới là những xác quyết không thể chối cải rằng chế độ Diệm là một chế độ phản dân-quyền. Những thuộc tính nổi tiếng khác của chế độ Diệm như Gia đ́nh trị, Công an trị, Công giáo trị,… chỉ làm mạnh thêm và rơ thêm tính độc tài của gia đ́nh cầm quyền họ Ngô mà thôi.

    Chính v́ chế độ độc tài đó đă kềm hăm, thậm chí c̣n tiêu diệt, sức mạnh phát triển quốc gia để đối đầu với miền Bắc, lại chẳng đem lại ấm no và tự do cho đồng bào Miền Nam, nên chỉ trong 7 năm cầm quyền (từ khi ông Diệm làm tổng thống vào tháng 10/1956 đến khi chế độ của ông sụp đổ vào tháng 11/1963), người dân Miền Nam đă 7 lần chống đối lại chế-độ của ông: 1- Tháng 2/1957, hàng giáo phẩm Cao Đài đă ủng hộ cho một tín đồ tên là Hà Minh Trí mưu sát ông Diệm tại Hội chợ Xuân Tây Nguyên ở thành phố Ban Mê Thuột, với lư do là để trả thù cho tướng Tŕnh Minh Thế và cho tín đồ Cao Đài bị đàn áp khiến Hộ pháp Phạm Công Tắc phải tị nạn qua Cam Bốt... Hà Minh Trí bị cầm tù đến sau 1963 mới được thả ra.. 2- Tháng 5/1957, không chịu được nền độc tài gia đ́nh trị và chính sách trả thù Quốc Dân đảng thông qua chiến dịch chống Cọng bừa băi, Đại Việt Quốc Dân Đảng “thành lập chiến khu Ba Ḷng tại vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị nhằm mục đích chống lại chế độ gia đ́nh trị của Nhu-Diệm, đồng thời cũng là cơ hội dẹp tan các âm mưu cố thủ của Cộng Sản tại nam vĩ tuyến 17.” [Trích từ Website chính thức của Đại Việt Quốc Dân Đảng http://daivietquocdandang.org/2010/02/16/lichsudang-2/]... Một phần lớn các đảng viên bị bắt và tù đày. Từ đó, mâu thuẫn giữa đảng Đại Việt và chính quyền Ngô Đ́nh Diệm không những không hàn gắn được mà càng lúc càng sâu sắc thêm. 3- Tháng 4/1960, mười tám nhân vật tên tuổi của miền Nam... công bố một Bản Tuyên Ngôn chỉ trích và lên án ông Diệm đă không đem lại cho dân chúng một cuộc sống tốt đẹp, tự do... Những nhân vật nầy đă bí mật mời một số thông tín viên ngoại quốc và vài kư giả Việt Nam đến họp tại hội trường khách sạn Caravelle (v́ vậy, nhóm nầy c̣n được gọi là “nhóm Caravelle”). Bản Tuyên ngôn... nhận định về 4 lănh vực Chính trị, Chính quyền, Quân đội và Kinh tế Xă hội. Họ thẳng thắn cho rằng Quốc Hội chỉ là tay sai của chính phủ, bầu cử chỉ là tṛ bịp bợm, t́nh trạng tham những bè phái khắp nơi, các chính đảng quốc gia bị đàn áp, quân đội chỉ là một công cụ để củng cố chính quyền chứ không được dùng để chống Cọng, lấy “sự trung thành với một đảng để tùng phục mù quáng những kẻ lănh đạo đảng làm tiêu chuẩn thăng thưởng”…
    Last edited by chichchoe; 13-04-2012 at 03:07 AM.

  9. #99
    chichchoe
    Khách
    5- Tháng 2/1962, hơn một năm sau “Đảo chánh Nhảy Dù”, hai sĩ quan của một binh chủng khác của quân đội lại hành động: Trung úy Phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử đă bay 2 chiếc Skyrider A-1 ném bom Napalm và bắn rocket vào dinh Độc Lập với mục đích tiêu diệt đầu năo của chế độ ông Diệm (Ngoài ông bà Ngô Đ́nh Nhu ở và làm việc trong Dinh Độc Lập, hôm đó c̣n có TGM Ngô Đ́nh Thục nữa). Trung úy Quốc là gịng dơi của cụ Phạm Phú Thứ, một nhà cách mạng khí khái ở Quảng Nam mà gịng họ Ngô Đ́nh vừa ghen vừa ghét trong thời Nam triều. C̣n trung úy Cử là con của cụ Nguyễn Văn Lực, một lănh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng... Trung úy Quốc nhảy dù và bị bắt. C̣n Trung úy Cử th́ bay qua Cam bốt tị nạn [cho đến] sau 1963.

    6- Một năm sau, vào tháng 5/1963, chính sách kỳ thị Phật giáo của chế độ Diệm lên đến cao điểm với lệnh cấm treo Phật kỳ trong lễ Phật đản tại Huế và sau đó... giết 8 Phật tử tại Đài Phát thanh. Đây là giọt nước làm tràn sự bất công của chính sách tiêu diệt Phật Giáo một cách có hệ thống để Công giáo hóa miền Nam vốn bắt đầu từ năm 1956, khi lần đầu tiên Hoà Thượng Trí Thủ gửi văn thư chính thức phản đối Linh Mục Vàng, giảng sư của Trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, đ̣i cắm cây thập giá lên núi Ngũ Hành Sơn, nơi có Chùa Non-Nước ở Đà-Nẵng (Vị Linh mục tên Vàng nầy, vào năm 1960, c̣n nổi tiếng về chuyện xúi dục con chiên Nhà thờ Phú Cam đ̣i lại chùa Thiên Mụ ở Huế với lời giải thích quái đản rằng chùa Thiên Mụ là nơi “Mẹ của Trời”, tức Đức Mẹ Maria, giáng trần nên phải trả chùa nầy lại cho Công giáo! – (Tâm Đức, Như Áng Mây Bay, USA 2010, trang 230.)

    Kể từ năm 1956 đó cho đến suốt 7 năm c̣n lại, Phật giáo đă bị đối xử phân biệt, áp lực đổi đạo, đày đọa đi các vùng dinh điền trên cao nguyên, bị chụp mũ là Cọng sản, chùa chiền bị các cha xứ lấn chiếm tranh giành, công chức quân nhân Phật tử bị trù dập.

    Xin ghi lại đây ba t́nh trạng kỳ thị Phât giáo tiêu biểu và trắng trợn mà ở miền Nam lúc bấy giờ ai cũng biết là: (a) Lễ Phật đản không được ghi trong danh sách ngày nghỉ quốc gia trong khi lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, … của Công giáo th́ lại được xem như quốc lễ. (Măi cho đến năm 1957, Hội chủ Phật giáo phải làm đơn “xin”, chính phủ mới “cho” nghỉ ngày Phật Đản); (b) Khi Phật tử bị ép buộc vào sống trong các khu Trù mật, Dinh điền, Ấp Chiến lược của chính phủ, họ bị đủ mọi áp bức, nhất là áp bức kinh tế để đổi đạo đến nỗi có câu vè thật ai oán rằng “theo đạo có gạo mà ăn” [theo giáo có áo mà mặc]; (c) Nhưng quan trọng hơn cả là chính quyền Ngô Đ́nh Diệm vẫn duy tŕ Dụ số 10 để khống chế Phật giáo trong quy chế của một Hội b́nh thường, trong khi Công giáo th́ không bị ràng buộc, muốn tự do điều hành và sinh hoạt sao cũng được. Ông Diệm đă truất phế vua Bảo Đại, đă thành lập nền Cọng ḥa, đă thủ tiêu tất cả luật lệ thời phong kiến thực dân Tây để lại, vậy tại sao lại duy tŕ Dụ số 10 cực kỳ bất công và nham hiểm của phong kiến và thực dân, nếu không phải là để đạp Phật giáo xuống cho Công giáo lên ngôi vị độc tôn tại Việt Nam ? Biến cố ở Huế sau đó trở thành cuộc đấu tranh cho nguyện vọng 5 điểm đ̣i b́nh đẳng tôn giáo.

    Trước sự ngoan cố của chính phủ Diệm, ngày 11/6 Hoà thương Thích Quảng Đức tự thiêu để “trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm nên lấy ḷng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chính sách b́nh đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa” khiến cuộc đấu tranh của Phật Giáo lan rộng ra với sự hiện diện mạnh mẽ và đông đăo của sinh viên, học sinh và đảng phái. Ngày 7/7, văn hào Nhất Linh tự tử để cảnh báo chế độ Diệm đang làm “tội nặng mất vào tay Cọng sản”. Khuya 20/8, ông Nhu ra lệnh cho Cảnh sát dă chiến và Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung phát động chiến dịch Nước Lũ ào ạt tấn công chùa Xá Lợi, Giác Minh, Ấn Quang, Từ Quang, Therevada ở Sài G̣n và chùa chiền khắp toàn quốc, bắt Tăng Ni (riêng tại Sài G̣n là 1,400 vị) và Phật tử giam giữ, phản-bội Thông-Cáo Chung và vu-khống cho Phật-Giáo là tay sai của Việt-Cộng. Hệ quả tức thời của chiến dịch Nước Lũ là toàn bộ thành phần lănh đạo Phật giáo bị triệt tiêu, phong trào đấu tranh của Phật giáo gần như bị tê liệt, nhưng chính v́ vậy mà phong trào đă trở thành tiền đề văn hóa và sức bật chính trị cho ngày 1/11/1963 của Quân đội ba tháng sau đó. 7- Trong ba tháng sau chiến dịch Nước Lũ để dứt điểm Phật giáo, nhiều vị lănh đạo trên thế giới, kể cả Đức Giáo-Hoàng Paul VI và các tổ-chức Công Giáo, đă lên án chế độ Diệm. TGM Thục đến Vatican nhưng không được Giáo hoàng tiếp, bà Nhu dẫn phái đoàn Quốc hội đi “giải độc” trên thế giới bị chống đối. Cuối tháng 9/1963, Tồ chức Liên Hiệp Quốc quyết định gửi phái đoàn đến Việt Nam để điều tra t́nh h́nh đàn áp Phật giáo. Sinh viên học sinh và đông đảo đồng bào thay thế Phật tử và Tăng Ni ào ạt xuống đường biểu t́nh … Những tin đồn về việc ông Nhu sẽ tổ chức đảo chánh (kế hoạch “Bravo”) để thay ông Diệm, nhất là tin về hai anh em ông Nhu-Diệm đang thỏa hiệp với chính quyền Cọng sản miền Bắc được truyền đi khắp hang cùng ngơ hẻm. Trường học đóng cửa, quân nhân bị cấm trại 100%, nhu yếu phẩm bị đầu cơ tích trữ. Sài G̣n như bốc lửa …

    Ngày 1/11/1963, quân đội phát động cuộc binh biến lần thứ ba để lật đổ chế độ độc tài Ngô Đ́nh Diệm. Và lần nầy họ thành công. Ngày hôm sau, 2/11, hai anh em ông Nhu và Diệm bị bắn chết. Toàn quân toàn dân trên 35 tỉnh thị miền Nam hân hoan vui mừng ngày Cách mạng.
    *

    Hai nhà làm văn hóa ở Sài G̣n đă mô tả lại tâm t́nh của người dân thủ đô trong những ngày đó như sau:

    “Từ 7 giờ sáng ngày 2-11-1963, khi đài phát thanh Sài G̣n báo tin dinh Gia Long bị quân đội chiếm th́ già trẻ lớn bé lũ lượt kéo nhau đi xem. Lời ḥ reo, tiếng cười vang với sắc diện tươi vui của mọi người chứng tỏ sự giải thoát gông cùm kềm kẹp của độc tài đă bóp nghẹt ḷng dân trong chín năm trời đăng đẳng” (Bác sĩ Dương Tấn Tươi, Cười - Nguyên nhân và Thực chất, Sài G̣n 1968, tr.44 ).

    C̣n thi sĩ Đông Hồ th́: “Nỗi ức hiếp, nỗi căm hờn bị đè nén, bị vùi dập một cách tàn nhẫn bất công trong 9 năm trời, một sớm được giải thoát, được cởi mở, mà phản ứng chỉ có chứng ấy th́ tưởng quần chúng nhân dân Việt Nam năm 1963 này cũng đă tỏ ra hiền lành nhiều lắm, và cũng đă biết tự hạn chế, tự biết kềm hăm sức giận dữ hung hăn của ḿnh rồi đó.” (Nguyễn Hiến Lê, Tôi Tập Viết Tiếng Việt, 1988, tr. 21). (Trích từ bài-viết “CHẾ ĐỘ NGÔ Đ̀NH DIỆM - Một chế độ Ngược ḷng dân và Phản thời đại”)

    Theo Ông BÙI DIỄM

    (Cựu Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ):

  10. #100
    chichchoe
    Khách
    Đảng Cần Lao Nhân Vị đang từ là một lư thuyết chống Cộng đă biến thành một phương tiện để được

    vào hành ngũ những người nắm chánh quyền . Để trực tiếp nắm vững đảng, anh em Ngô Đ́nh Diệm dùng những cán bộ là các nhân viên cao cấp và người thân tín. Những cán bộ này được hưởng nhiều quyền lợi. Thời đó có một nguyên tắc truyền miệng mà những người muốn có quyền hành đều cố gắng đạt cho được, đó là nguyên tắc phải có ba chữ C đứng đầu, nghĩa là phải :

    - Cần Lao,

    - Công Giáo,

    - Centre VietNam ( tức là người miền Trung ).



    Cần Lao Nhân Vị kiểm soát luôn Quân Đội qua Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt dưới quyền trực tiếp của Ngô Đ́nh Nhu. Cán bộ Cần Lao kiểm soát tất cả các tổ chức kinh tế của chính phủ. Cần Lao có một Lữ đoàn quan sát viên và liên lạc viên : Nửa dân sự, nửa quân sự gồm 35.000 đảng viên trực thuộc thẳng Ngô Đ́nh Nhu. Cảnh sát bí mật, thường được gọi là Mật vụ hoạt động song song với các cơ quan tương đương chính quyền, nhưng cán bộ Cần Lao, nhưng cán bộ Cần Lao không báo cáo theo hệ thống chính quyền mà báo cáo thẳng với trung ương nên không ai biết người có trách nhiệm.

    Rất nhiều nơi các Tỉnh trưởng, Quận trưởng, Ty trưởng sợ cán bộ Cần Lao, dân chúng lại càng sợ Cần Lao hơn nữa, v́ vậy mà họ lộng hành tác oai tác quái.

    Cán bộ của Đảng Cần Lao NhânVị được tổ chức theo từng tổ, một tổ từ 5 đến 25 đảng viên, sinh hoạt ngay tại cơ quan làm việc của ḿnh. Đảng viên trong tổ gặp nhau hằng ngày.

    Tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị hầu như có mặt trong khắp các cơ quan song song với tổ chức hành chánh từ thị xă đến trung ương với đảng viên hầu hết là các ông công chức từ cao cấp trên trung ương xuống đến cac cấp thấp ở các thị xă.

    Về mặt nhân dân, ông Ngô Đ́nh Cẩn tổ chức Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia.

    Cũng theo hệ thống Trung ương xuống đến ấp, phường. Lănh đạo phong trào là ông Ngô Đ́nh Cẩn và các viên chức cao cấp " 3 C " ở trung ương. Tại các địa phương th́ các công chức địa phương, đa số ban chấp hành là công chức " 3 C "; ngoài ra kết nạp thêm vài người uy tín địa phương vào ban chấp hành cho có vẻ đoàn thể của dân. Nhiệm vụ của Phong Trào là tuyên truyền và cho cán bộ đoàn viên học tập chính trị. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia tổ chức sâu rộng đến xă, phường, kết nạp hầu hết những người tương đối có chút kiến thức. Họ mời đến họp và đưa đơn cho gia nhập. Không ai dám từ chối v́ sợ nghi ngờ thiên cộng sản, hay chống đối chính quyền.

    Chẳng bao lâu tổng số đoàn viên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia lên quá cao. Thấy số đoàn viên quá đông đảo, trung ương nảy sanh ư sắp xếp hàng ngũ nhân dân, lựa tùy số tuổi phân hạng : thanh niên, thanh nữ, thiếu niên, thiếu nữ, phụ lăo... Bốn đoàn thể trẻ gồm Thanh niên, Thanh nữ, Thiếu niên và Thiếu nữ mặc đồng phục mổi khi làm lễ hoặc diễn hành, và tùy theo hệ thống hành chánh mà đặt danh xưng. Thí dụ ở quận th́ gọi Quận đoàn. Thành phố hay thị xă th́ gọi là Thành đoàn. Các đoàn thể thanh niên này chỉ sinh hoạt một thời gian ngắn rồi biến sang Thanh niên, Thanh nữ Cộng Ḥa với đồng phục duy nhất : Bộ âu phục màu xanh nước biển.

    Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia khởi xướng năm 1955 có 10.000 đoàn viên. Năm 1956 đă lên đến 1.000 000 đoàn viên, và năm 1963 lên đến 2.000 000 đoàn viên. Ngoài ra c̣n chưa kể đến hàng triệu đoàn viên Thanh niên, Thanh nữ Cộng Ḥa, mấy trăm ngàn đoàn viên Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới bao gồm Thanh nữ bán quân sự do bà Ngô Đ́nh Nhu lănh đạo.

    Sau Thanh niên Thanh nữ Cộng Ḥa năm 1961, bà Nhu cho ra đời Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới.

    Chủ tịch ở trung ương là bà Nhu, c̣n các ủy viên trung ương hầu hết là vợ của các Bộ trưởng, Tướng lănh, Hiệu trưởng các trường nữ trung học ...Chủ tịch Phong Trào Liên Đới ở tỉnh phải là vợ của Tỉnh trưởng, nếu ông Tỉnh trưởng để vợ ở hẳn Sài g̣n th́ vợ của Phó Tỉnh trưởng thay, cũng như vợ các Trưởng ty, các sĩ quan cấp tá, các chánh án. v.v....đều nằm vào ủy viên tỉnh, đôi khi mới có một vài phụ nữ, thanh nữ uy tín ở địa phương "được mời" vào thành phần ban chấp hành.

    Trong Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới có các ủy viên phụ trách các ngành như:

    - Ủy viên Tư pháp

    - Ủy viên Gia đ́nh binh sĩ

    - Ủy viên Y tế

    - Ủy viên Học chánh

    - Ủy viên Xă hội

    - Ủy viên Thanh nữ bán quân sự, v.v...

    Các ban kia sinh hoạt có lệ, mổi tháng làm một vài công việc thăm viếng giúp đỡ đại khái để có việc báo cáo công tác.

    Riêng Thanh nữ bán quân sự là một tiểu ban mà bà Ngô Đ́nh Nhu chú trọng nhất và nhân số đông nhất của Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới. Chính bà Nhu nhờ tôi soạn thảo kế hoạch tổ chức và huấn luyện về Thanh nữ bán quân sự vơ trang này.

    Thanh nữ Bán quân sự đa số do Thanh nữ Cộng ḥa chuyển sang. Một số chính cán bộ từ các tỉnh cho vào Sài G̣n thụ huấn quân sự, về huấn luyện lại tại địa phương. Các nữ cán bộ này có lănh lương của quốc qia. Thật ra tiếng Thanh nữ bán quân sự đông đăo rầm rộ, h́nh ảnh trên báo chí, nhất là tạp chí "Thế giới Tự do", ai cũng tưởng là đông đăo quy mô lắm, nhưng kỳ thật mổi tỉnh cử 5,7 nữ cán bộ về tập cơ bản thao diễn cho Thanh nữ, nữ công chức và nữ sinh các trường trung học để thao diễn trong cuộc lễ. Mỗi khóa huấn luyện quân sự cho Thanh nữ (kỳ thật đa số là nữ công chức và nữ sinh), mổi đoàn viên lên xạ trường tập bắn vài phát phát . H́nh ảnh được chụp đăng lên báo chí thật là xôm, nhưng thực chất chỉ là những h́nh ảnh để tŕnh diễn, tuyên truyền.

    V́ vậy nên ngày đảo chánh 1.11.1963, các Thanh niên, Thanh nữ Cộng ḥa, đoàn viên Phong trào Cách mạng Quốc gia này chờ cách mạng thành công mà ra đường vui mừng công kênh chiến sĩ cách mạng đă lật đổ Thủ lănh của họ.

    Trung tướng Trần Văn Đôn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 27-05-2012, 01:54 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 16-02-2012, 11:33 AM
  3. Replies: 3
    Last Post: 18-11-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 20-02-2011, 06:53 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •