Page 154 of 471 FirstFirst ... 54104144150151152153154155156157158164204254 ... LastLast
Results 1,531 to 1,540 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1531
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Saigon thuở ấy...

    Một Thời VéLo SoLex


    Người đẹp & Vélo Solex

    Theo nhận định có phần chủ quan của tôi, những người đẹp Sài G̣n vào thời 60’s có những nét đẹp mà các cô gái ngày nay không thể nào sánh bằng. Hăy tưởng tượng một h́nh ảnh người đẹp Sài G̣n qua thơ Nguyên Sa mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đă phổ nhạc :
    “Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát,
    Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông”.
    Áo dài may từ lụa Hà Đông thướt tha, mềm mại. Đẹp nhất là cảnh những cô gái mặc áo dài đi trên chiếc xe Vélo Solex, loại xe của Pháp có gắn động cơ phía trước.

    Tưởng cũng nên có đôi ḍng về chiếc Solex của thời Sài G̣n những năm 1960' s. Đi Solex là cả một nghệ thuật, đ̣i hỏi sự khéo léo v́ phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài G̣n vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.

    Vào những năm đầu thập niên 60' s, h́nh ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là biểu hiện của sự sang trọng v́ nữ sinh có xe Solex thường thuộc con nhà khá giả. Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn.


    Nữ sinh Sài G̣n với chiếc Velo Solex
    bên phải và chiếc Mobylette bên trái

    Thật gợi cảm khi hai chân cô nữ sinh khép nép đặt trên chỗ để chân nằm chính giữa thân xe Solex. Dáng ngồi thẳng lưng, hai cánh tay duỗi dài đến tận guidon và phía sau là vạt áo dài tung bay theo gió. Ngoài giới nữ sinh trung học, h́nh như các giới nữ khác ít dùng đến loại xe gắn máy này. Có điều lạ, cũng là xe gắn máy, nhưng nh́n một cô gái ngồi trên chiếc Solex thấy rơ sự khác biệt với cô gái ngồi trên chiếc Mobylette. H́nh như có đôi nét thanh tao, duyên dáng ở Solex mà ở Mobylette th́ dứt khoát không có. Cũng v́ lư do đó mà Sài G̣n thời ấy phụ nữ ít đi xe Mobylette.


    Solex trên đường phố Sài G̣n
    Đối với tôi, không cần nh́n mặt mũi, chẳng cần chiêm ngưỡng dung nhan của người ngồi trên xe. Chỉ cần nh́n thoáng qua h́nh ảnh người con gái mặc chiếc áo dài màu rêu đá, chiếc quần satin đen, bộ ngực căng phồng lướt gió và mái tóc tung bay theo tà áo… cũng đủ cho những chàng trai si t́nh như tôi cảm thấy trái tim ḿnh rung động. Nếu người Nhật có kimono, người Hàn có hanbok th́ chắc chắn người Việt Nam có áo dài để hănh diện. Từ thập niên 1930, họa sĩ Cát Tường (c̣n có tên Tây là Le Mur, bức tường!) đă thực hiện một cuộc cách tân quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ c̣n lại hai vạt, trước và sau. Đó là một bước cải tiến quan trọng của chiếc áo dài ngày nay với các kiểu cách phong phú trong việc chiết eo và trong cả khoét cổ. Thôi th́ đủ kiểu : cổ thuyền, cổ lá sen, cổ cao, cổ trái tim, phỏng theo áo đầm dạ hội của Pháp.


    Áo dài, nón lá trên chiếc Solex

    Sang đến thập niên 1960’ s, nhà may Dung ở Dakao đưa ra một kiểu may áo dài mới với cách ráp tay raglan để hóa giải những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách áo. Với cách ráp tay này, áo ôm sít thân h́nh người mặc từ dưới nách đến eo và chiếc áo dài tăng thêm tính thẩm mỹ khi phô bày những đường cong của phụ nữ. Tiếp đến thời kỳ mini-raglan, với tà áo dài rút ngắn lại giống như trào lưu mini-jupe của các cô gái Sài G̣n. Phiên bản này được áp dụng rộng răi cho nữ sinh, mang đậm chất hồn nhiên và ngổ ngáo của tuổi trẻ. Tà áo được xẻ hơi cao ở hai bên, hở lườn tí xíu để vừa đủ… gợi cảm. Có người đă thi vị hóa đó là “tam giác gợi cảm” trên chiếc áo dài Việt Nam và người phương Tây khen là “gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhă”.

    Người ta kể lại câu chuyện một anh lính Mỹ bị mê hoặc bởi chiếc áo dài Việt Nam nên cũng đặt may một chiếc rồi gửi về nhà cho vợ. Cô vợ cũng thích chiếc áo dài nên mặc đi dự dạ hội rồi chụp ảnh gửi cho chồng. Anh chồng tá hỏa khi nh́n h́nh : vợ anh quá sexy trong chiếc áo dài mà anh quên đặt may chiếc quần đi kèm với áo! Chiếc quần để mặc với áo dài cũng qua nhiều cải tiến, từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi qua gài nút bấm, và sau cùng là khóa kéo (fermature) kiểu Tây phương. Trong khi đó, ống quần cũng theo thời, theo mode : khi th́ “chân voi” lúc lại “ống túm”.

    Người Sài G̣n vẫn c̣n nhớ bà cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, phu nhân bào đệ Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Ngày 6/12/1958, trong dịp khai mạc Triển Lăm Nữ Công tại Cô Nhi Viện Nữ Vương Ḥa B́nh, bà Nhu xuất hiện với kiểu áo dài không cổ (c̣n gọi là décolleté), tay ngắn, tóc bới cao. Thế là một số các bà các cô trong Hội Phụ Nữ Liên Đới đua nhau đi may áo dài theo “kiểu bà Nhu”. Từ đó, các kiểu áo dài càng phong phú với đủ các mode, từ cổ thuyền, cổ vuông đến cổ tṛn, cổ trái tim…

    Cuối thập niên 60’ s, nhà may Thanh Khánh ở Dakao đưa ra những mẫu hàng thêu hoa lá cành để may áo dài. Kế đến, tiệm Saigon Souvenirs khu Thương xá Tax Sài G̣n lăng xê những mẫu hàng vừa vẽ vừa thêu trên lụa rất quư phái, lịch sự. Ba nhà may nổi tiếng tại Sài G̣n trước 75 hiện đă chạy ra nước ngoài làm ăn: nhà may Thanh Khánh mở tại Paris, nhà may Dung Dakao và nhà may Thiết Lập Pasteur mở tại Mỹ.

    Một đặc điểm ít người để ư đến là mỗi chiếc áo dài chỉ may riêng cho chủ nhân của nó và phải trải qua giai đoạn thử áo để chỉnh sửa trước khi hoàn chỉnh. Mặc áo dài của người khác thế nào cũng lộ ra những chi tiết không chính xác về ni tấc của ṿng ngực, ṿng eo. Áo dài cũng kén người mặc. Ốm quá hay mập quá khi mặc áo dài đều “thất bại” v́ áo càng ôm càng… phản chủ!
    Người đọc có lẽ cũng thắc mắc không hiểu tại sao tôi lại viết nhiều về áo dài ? Số là tôi có thời gian ở nhà bà cô số 158 đường Cống Quỳnh (đường D’Arass cũ), đối diện với trường Hưng Đạo của Giáo sư Nguyễn Văn Phú. Căn nhà này hồi đó treo bảng hiệu Đức Thành, chuyên sửa máy may, nhưng cũng là nơi bà cô chuyên may áo dài. Khách đến may đều là khách quen, thuộc đủ mọi thành phần xă hội, nên ngày một đông dù tiệm không chưng bảng hiệu ! Chuyện “thâm cung bí sử” của áo dài cũng xuất phát từ đây. Ngay từ thời thanh niên tôi đă có cái thú… lẽo đẽo theo các cô. Nhất là những cô ăn mặc hợp với “gout” của ḿnh : áo dài chiết eo làm căng phồng bộ ngực hoặc chiếc mini jupe cao quá đầu gối để lộ cặp chân, cặp đùi nơn nà mời gọi. Cứ lẽo đẽo theo mà chẳng nói một lời, y như một “mối t́nh câm” ! Nếu người đẹp dừng bước để ghé vào đâu đó th́ đành “cắt đuôi”… rồi lại tiếp tục “săn lùng” cô khác. Một cuộc săn lùng người đẹp của cậu trai mới lớn, không phải để tán tỉnh mà chỉ để nh́n ngắm cho thỏa con mắt.


    Những tà áo dài thập niên 1960’ s
    Tôi cũng khoái những phụ nữ tóc dài, nhưng không phải là mái tóc thề, mà là tóc uốn lọn lớn, xỏa kín bờ vai. Cho đến lúc này, tuổi đă gần 70 mà sở thích cũng vẫn không thay đổi (xin đừng gán cho tôi danh hiệu…“Yamaha” mà tội nghiệp). Bắt gặp một mái tóc xỏa xuống bờ vai tôi có cảm giác như ḿnh bị đắm ch́m trong làn suối tóc. Chỉ đơn thuần một mái tóc đẹp nh́n từ phía sau lưng, mà nếu nh́n rơ khuôn mặt có thể người ta sẽ bị… vỡ mộng. Biết bao lần tôi đă gặp cảm giác hụt hẫng đó và cứ tự trách ḿnh tại sao lại tham lam nh́n khuôn mặt để phải thất vọng.

    Đối với tôi, mái tóc phụ nữ là quan trọng hơn cả. Người ta thường nói “Cái răng, cái tóc là gốc con người”, nhưng với riêng tôi, chỉ mái tóc dài thướt tha cũng đủ nói lên vẻ đẹp hấp dẫn của người phụ nữ chứ không cần hàm răng trắng ngọc. Ngày xưa, những tiệm uốn tóc của các Chú Ba (Tầu) – những hiệu mang tên như Chú Dźn, Chú Coóng, thậm chí cả tên Chú Ĺn (!) – các bà, các cô năng lui tới để làm đẹp. H́nh như tên các chú càng xấu th́ tay nghề lại càng cao ? Không hiểu tại sao người Tầu lại có khiếu làm tóc ngoài năng khiếu lũng đoạn nền kinh tế bằng nghề như mở chành gạo, làm“đại lư độc quyền” lương thực của cả miền Nam ?

    Hồi đó, trước cửa tiệm uốn tóc thường gắn một cái hộp h́nh trụ, dài, bên trong là những đường sọc đỏ trắng. Khi cắm điện, các sọc sẽ quay nhờ một moteur nên nh́n từ xa người ta biết ngay là tiệm uốn tóc. Đến 1975, không hiểu tại sao những hộp đèn này lặng lẽ rút lui. Có lẽ v́ sợ tốn điện ? Đến năm 2001, có dịp sang Hàn Quốc tôi sững sờ khi gặp lại những hộp đèn tương tự của Sài G̣n ngày nào đang quay tít giữa thủ đô Seoul. Tôi nghĩ, chắc h́nh thức hộp đèn này đă trở thành một thông lệ quốc tế nên khẳng định với người bạn Hàn Quốc : “Chắc đây phải là tiệm uốn tóc ?”.

    (Từ email của bạn bè)

  2. #1532
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Bộ Tem Việt Nam (1951 - 1975)


    Cao Nguyên. p/h 7-7-1957
    Đề tài: Ảnh chụp hai phong cảnh miền Cao Nguyên VN.
    Kiểu A: Một đàn voi của đồng bào Thượng.
    Kiểu B: Một kiểu nhà sàn của đồng bào Thượng.
    Nhà in: Nhà in Bộ Tài Chánh Nhật Đông Kinh


    Hội Nghị Kế Hoạch COLOMBO (Loading Cargo). P/h 21-10-1957 . (Ngày khai mạc Hội Nghị Colombo cấp Bộ trưởng tại SG).
    Nhà in: Nhà in Bộ Tài Chánh Nhật.
    Đề tài: H́nh vẽ tượng trưng kế hoạch viện trợ kinh tế và chuyên viên: Một chiếc tàu lớn đang trục những dụng cụ trên hải cảng Sài Gọn Chiếc thùng viện trợ có huy hiệu kế hoạch Colombo, hai bông lúa, tượng trưng sự no ấm; bánh xe tượng trưng kỹ thuật, bó đuốc với ḍng Anh ngữ Planning for Prosperity" (kế hoạch giúp thịnh vượng. Xa xa một vài nhà máy và những chiếc thuyền của ngư phủ.


    Quốc Hội Việt Nam (Torch, Map and Constitution). P/h 26-10-1957 (Nhân dịp kỷ niệm Đệ nhị Chu niên CHVN)
    Đề tài dựa theo một bức ảnh do Văn pḥng Quốc Hội của Đệ Nhất Cộng Ḥa.
    Nhà in: Nhà in Gieseeke and Devrient tại Munich (Tây Đức).


    Cải Tiến Dân Sinh (Famer, Tractor and Village). P/h 7-7-1958
    Tên họa sĩ: Nguyễn Minh Hoàng
    Nhà in: Nhà in Thomas De La Rue Londres
    Đề tài: Hai nông dân, một người đang đốn cây, một đang cúi ôm đống cỏ, dọn dẹp sạch sẽ, xa xa, một người đang lái xe ủi đất, dưới chân núi có vài căn nhà người Dân Tộc


    Tết Nhi Đồng (Girl and Lantern). p/h 27-9-1958
    Tên họa sĩ: Vũ thị Nga
    Nhà in: Thomas De La Rue Londres
    Đề tài: Một thiếu nhi cầm đèn lồng dưới ánh trăng thu


    Đề Cao Nhân Vị. P/h 26-10-1958. (Nhân dịp kỷ niệm Tam Chu Niên CHVN)
    Tên họa sĩ: Vinh Phôi
    Nhà in: Thomas De La Rue Londres
    Đề tài: Hai cành lá, hai bàn tay nâng một đầu người, tượng trưng cho sự đề cao nhân vị

  3. #1533
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ủa

    Bắt gặp một mái tóc xỏa xuống bờ vai tôi có cảm giác như ḿnh bị đắm ch́m trong làn suối tóc. Chỉ đơn thuần một mái tóc đẹp nh́n từ phía sau lưng, mà nếu nh́n rơ khuôn mặt có thể người ta sẽ bị… vỡ mộng. Biết bao lần tôi đă gặp cảm giác hụt hẫng đó và cứ tự trách ḿnh tại sao lại tham lam nh́n khuôn mặt để phải thất vọng.
    Tôi cũng nghe nhiều anh nói như trên . Qủa thực , nh́n sau lưng , khó mà biết chủ nhân mái tóc mượt mà đó là ai .

    Gặp trường hợp đó , đừng vượt qua mặt người ta , mà cứ lặng lẽ theo sau , thầm ca bài " Ngày Xưa Hoàng Thị ", có phải là ..." mộng vẫn b́nh thường " không ?

  4. #1534
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Ao' dài trong mùa bầu cử


  5. #1535
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Sao mộc mạc quá ?

    Last edited by Mau_Than_68; 09-03-2013 at 12:34 PM.

  6. #1536
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Mà lại chân quê !

    Last edited by Mau_Than_68; 09-03-2013 at 12:38 PM.

  7. #1537
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Đặc sứ Ronald Regan

    15 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Reagan Confers with Thieu. Saigon, South Vietnam: Ronald Reagan of California, who is touring Asia as President Nixon's emissary, confers with South Vietnamese president Nguyen Van Thieu, October 15. Reagan told a news conference that he brought Thieu a message from the chief executive saying there would be "no change in the course of policy of our nation" toward South Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBIS

    Ngày 15 tháng 10 năm 1971 . Ô Reagan xác nhận với TT Thiệu. Sài G̣n, Nam Việt Nam: Ronald Reagan của California, người đang đi 1 ṿng châu Á là đặc phái viên của Tổng thống Nixon, xác nhận với TT Nguyễn Văn Thiệu của miền Nam VN, vào ngày 15 tháng 10. Reagan nói trong cuộc họp báo, ông đă mang Thiệu một thông điệp từ ngươi` đướng đầu ngành hành pháp Mỹ (TT Nixon) nói rằng sẽ là "không có sự thay đổi trong quá tŕnh chính sách quốc gia của chúng tôi" đối với miền Nam Việt Nam.

    Năm 1971, vào lúc này ai học được chữ ngờ trong đường lối đối ngoại của Mỹ .!!!




  8. #1538
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Cái hộp thơ ngày ấy, ai c̣n nhở ?


  9. #1539
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Một Chút Để Suy Ngẩm

    Bạn có biết đă có một người ngoại quốc 100% nhưng rất yêu nước VN cũng như những con người nghèo khổ của VN không?. Sợ c̣n hơn những con người VN chính thống như chúng ta nữa đó. Đến nổi thời đó người ta đă gọi ông bằng cái tên "Bác sĩ Năm", Năm là thứ 5 trong gia đ́nh, một cách gọi thân thương của người Miền Trung hay Nam. Đó là.....

    Bác sĩ Alexandre Yersin




    Nhà của BS Yersin tại Nha Trang


    Labo sur les pentes du Lang Bian


    Pḥng thí nghiệm tại Nha Trang


    Những con ḅ dùng để thử Vaccins


    Mấy chú ḅ đang bị thí nghiệm

  10. #1540
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    70 năm ngày mất của bác sĩ Yersin (1943-2013): “Ông Năm” với xóm Cồn

    Thanh Niên

    Cách đây tṛn 70 năm, Alexandre Yersin ra đi vĩnh viễn, để lại cho người dân xóm Cồn, Nha Trang, cũng như cả tỉnh Khánh Ḥa và giới y học niềm thương tiếc khôn nguôi về một con người đă cống hiến trọn đời cho khoa học và phục vụ người nghèo !!

    Sinh ra tại Thụy Sĩ (22.9.1863), theo học nhiều trường đại học danh tiếng ở nước này, Đức và Pháp, rồi trở thành nhà bác học lừng danh với nhiều phát minh làm sửng sốt giới y học trên thế giới, thế nhưng, A.Yersin lại chọn Khánh Ḥa làm nơi gắn bó đến hết cuộc đời ḿnh. Trong di chúc để lại, A.Yersin dặn các môn đệ của ḿnh hăy để ông yên nghỉ tại Suối Dầu - một nông trại mà ông dùng làm nơi nghiên cứu để chế ra loại vắc xin chữa bệnh dịch hạch. Cũng trong di chúc ấy, ông nói rơ đám tang ông phải được tổ chức thật giản dị, không cần điếu văn. Khi chôn cất, ông xin được nằm úp mặt, hai tay dang ra, để được ôm trọn mảnh đất mà ông đă gắn bó suốt đời cùng bao số phận khó nghèo mà ông từng yêu mến chở che và nâng đỡ.


    Sinh thời, A.Yersin đă tự coi ḿnh như một công dân của xóm Cồn, một làng chài nằm ở cuối sông Cái. Ông đă nhập vào làng chài ấy để cảm nhận hết nỗi thống khổ của những mảnh đời cần lao. Và rồi, bằng tấm ḷng bao dung của một vị bác sĩ nhân hậu, A.Yersin đă làm tất cả những ǵ có thể để giúp đỡ những số phận bất hạnh tại đây. V́ vậy, người dân xóm Cồn vẫn gọi A.Yersin bằng một cái tên thân mật “ông Năm”. Có lẽ hiếm có người nước ngoài nào được người dân Việt Nam gọi tên bằng “thứ” như thế. Những phát minh vĩ đại của một nhà khoa học, sự dấn thân đầy xả kỷ của A.Yersin được người dân Khánh Ḥa và Việt Nam đón nhận và xem ông như một danh nhân nước Việt. Không phải ngẫu nhiên mà trên bàn thờ của người dân xóm Cồn, bao giờ chân dung của A.Yersin cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Và cứ đến ngày 1.3 hằng năm, người dân xóm Cồn lại tổ chức giỗ A.Yersin.


    Giới khoa học đă viết nhiều về A.Yersin với tư cách là người đă phát minh ra huyết thanh chống dịch hạch, chế ra thuốc kư ninh để trị bệnh sốt rét, đă phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên, là hiệu trưởng đầu tiên của Trường đại học Y Hà Nội… Riêng với xóm Cồn, người dân c̣n lưu giữ thêm trong ḷng họ về h́nh ảnh của một “ông Năm” nhân hậu, biết thương quư và hay giúp người nghèo, một “ông Năm” tuổi 70 vẫn vượt núi băng ngàn để khám bệnh cho đồng bào thiểu số vùng cao. V́ vậy, người ta không ngạc nhiên, sau ngày 30/4, nhiều thành phố vẫn giữ tên đường Yersin. Giờ lại có thêm một bảo tàng, một trường học ở Khánh Ḥa mang tên ông, một khu di tích - nơi ông từng làm việc và yên nghỉ 70 năm qua trở thành di tích cấp quốc gia, địa chỉ đă đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng mỗi năm. Lần giỗ thứ 70 này, người dân xóm Cồn lại thầm khấn tên “ông Năm” bằng tất cả niềm kính trọng và ơn nghĩa."Ở Việt Nam, Yersin luôn sống măi"

    Đó là cảm nhận của ông Daniel Minsen (75 tuổi), một người cháu của bác sĩ A.Yersin, khi vừa cùng vợ trở lại VN.

    Vợ chồng tôi chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đến Nha Trang nhân ngày giỗ thứ 70 của ông tôi từ khá lâu chứ không phải đi theo lời mời theo đoàn đến dự lễ kỷ niệm ngày mất của ông Yersin. Và lần nào đến đây chúng tôi cũng xúc động đến lặng người v́ những t́nh cảm mà người dân VN đă dành cho ông tôi” - ông Daniel mở đầu câu chuyện trong cuộc gặp gỡ với chúng tôi tối 28-2, khi ông vừa rời đỉnh Ḥn Bà cao 1.578m - nơi có khu lưu niệm Yersin.

    Ông Daniel kể rằng khi ông lên 5 tuổi th́ bác sĩ A.Yersin qua đời. “Tôi hoàn toàn không biết ǵ về ông, kể cả mẹ tôi, bởi gần như cả cuộc đời A.Yersin đă sống và ở lại hẳn VN. V́ gia đ́nh chúng tôi c̣n lưu giữ 993 bức thư mà ông tôi từng gửi về cho bà cố và cô của mẹ tôi nên tôi có cơ hội t́m hiểu về ông. Cả gia đ́nh ai cũng quan tâm đến ông, nhưng tôi là đứa cháu ṭ ṃ và muốn t́m hiểu về ông nhất” - ông Daniel nói. Theo ông Daniel, trước đây ở Pháp, người ta không biết nhiều về A.Yersin trừ những người t́m hiểu y học, và chỉ biết ông là người đă t́m ra vi trùng gây bệnh dịch hạch.

    Tháng 12-2000, hai vợ chồng ông Daniel quyết định thực hiện tour du lịch đầu tiên đến Nha Trang để t́m hiểu thêm về người ông ruột thịt của họ. “Tôi c̣n nhớ như in cảm giác rất ngạc nhiên của ḿnh khi thấy người dân chăm sóc ngôi mộ của ông tôi như người nhà của họ. Trong nhà, trong chùa người ta c̣n thờ cúng ông. Nhiều di sản mà ông tôi để lại được lưu giữ trân trọng. Và tên ông tôi được chọn đặt cho nhiều đường phố đẹp của VN. Lúc bấy giờ ở Pháp, Yersin không được nhiều người biết đến, nhưng ở VN ông đă là một danh nhân nước này rồi”.

    Nhưng ông Daniel nói rằng ông “ngạc nhiên đến nghẹn ngào” khi về đúng dịp giỗ lần thứ 60 của Yersin vào năm 2003, khi ông đưa cả gia đ́nh gồm ba thế hệ đến VN. Nhiều học sinh, người dân đă tổ chức một buổi lễ long trọng đến mức chúng tôi không thể tưởng tượng nổi. Mọi người đều gọi ông tôi tŕu mến là “ông Năm”. Tôi thấy có rất nhiều người dân b́nh thường sùng kính, tôn thờ Yersin. Họ thờ cúng ông tôi như thờ cúng ông bà trong gia đ́nh. Đó là một truyền thống tuyệt vời mà ở Pháp không thể nào t́m thấy được. Ở đây, những kỷ niệm về Yersin, những giá trị của Yersin luôn sống”.

    Tính từ năm 2000 đến nay, vợ chồng ông Daniel đă đến VN tám lần, trong đó bốn lần đến Nha Trang viếng mộ Yersin, hai lần lên Ḥn Bà; những lần khác ông bà t́m đến những nơi lưu dấu Yersin như Đà Lạt, Hà Nội...

    Lần này, ông bà trở lại để kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông Yersin. Sáng ngày 28-2, hai ông bà ngồi ôtô chạy thẳng từ TP.HCM lên đỉnh Ḥn Bà, gieo tại đó hai loại đào và bầu được mang từ Pháp sang. Sau khi thắp cho ông Yersin nén nhang, ông Daniel Minsen cùng vợ thăm viếng các vật dụng thân quen mà ông cụ của ḿnh để lại như: bàn làm việc, tách trà, máy thu âm, máy ảnh cũ, chuồng ngựa.

    Giám mục Jean Cassaigne

    Ngoài Bác sĩ Alexandre Yersin, c̣n có một người Pháp nữa đă phục vụ dân VN và cũng gửi thân xác lại VN, đó là Giám mục Jean Cassaigne.

    Giám mục Cassaigne sang VN làm nhiệm vụ truyền giáo. Ông đă mở ra trại phong (cùi) Di Linh gần Đà Lạt.

    Thời đó, những bệnh nhân phong không có thuốc chữa, bệnh nhân bị xă hội ghê tởm xa lánh v́ sợ lây cái bệnh nan y này, nhất là khi bệnh nhân bị lở loét, thối tha, biến dạng tay chân. Bệnh nhân đa số là người dân tộc thiểu số.

    Để chăm sóc những người khốn khổ này, Giám mục Cassaigne đă cùng với các nữ tu (soeur) lập ra trại phong cùi Di Linh. Ông từng đích thân chăm sóc cho họ.

    Thời Pháp thuộc, khi Ṭa Giám mục ở Sài G̣n không có người cai quản, Ṭa thánh Vatican đă điều ông về Sài G̣n làm Tổng Giám mục một thời gian, ông miễn cưỡng chấp nhận. Sau khi hết nhiệm kỳ, ông không trở về Pháp mà xin trở về trại phong Di Linh để phục vụ bệnh nhân cho đến khi ông qua đời v́ tuổi già (có người nói ông cũng bị lây bệnh phong từ các bệnh nhân ?). Thi hài ông được chôn cất ở Di Linh cho đến hôm nay.

    Giám mục Cassaigne không nổi tiếng bằng Yersin v́ phạm vi của ông hơi nhỏ. Ngay cả những tín đồ Công giáo hiện nay cũng ít ai biết đến ông.

    Dù sao, chúng ta cũng kính trọng những người phục vụ cho nhân dân ta và bỏ lại thân xác ở VN.
    Last edited by Pleiku; 09-03-2013 at 08:32 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •