Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Dân oan

  1. #11
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Giáo dân Cồn Dầu không c̣n hy vọng

    Những hộ gia đ́nh c̣n lại tại giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục đối diện biện pháp cưỡng chế trong vô vọng.

    Làng đạo Cồn Dầu được h́nh thành cách đây hơn một thế kỷ với những thế hệ giáo dân thuần thành chuyên làm nông nghiệp trở thành một mảnh đất vàng trong dự án phát triển khu đô thị sinh thái của Tập đoàn Mặt Trời, Sun Group.

    Khi truy cập vào trang chủ của Tập đoàn Mặt trời, người xem được giới thiệu về dự án này với nguyên văn như sau: “Dự án được đặt tại ví trí vô cùng đắc địa về mặt phong thủy cũng như về mặt cảnh quan. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngă ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ C̣ với ba mặt giáp sông, hài ḥa giữa phong cảnh sông và núi, nằm trong quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng nhằm phát triển mạnh đô thị về phía Nam.”

    Diện tích của khu này đuợc nhà đầu tư cho biết rộng 450 héc ta. Và làng Cồn Dầu nằm trong số 440 hec ta phải bị giải tỏa trắng để giao đất cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng.
    [B]

    Dù sau mấy năm triển khai, nhưng đến nay nhiều người dân tại Cồn Dầu vẫn chưa đồng ư để địa phương kiểm định đất và nhà của họ, Một lư do được người dân đưa ra là giá cả đền bù quá thấp; không thỏa đáng. Nếu họ nhận tiền đền bù để lên khu tái định cư th́ số tiền đó không đủ để xây dựng lại nhà cửa. Đó là chưa kể đến việc mất nguồn đất làm nông không biết phải làm ǵ để sống khi lên tại khu vực tái định cư.

    Một người trong số 100 hộ dân c̣n lại vẫn chưa chịu di dời và đang bị chính quyền địa phương thông báo sẽ cưỡng chế trong những ngày tới cho biết thực tế cuộc sống gia đ́nh như sau:

    "Nhà cửa th́ đền bù không thỏa đáng mà cứ kêu lên kêu xuống, nói này nói kia miết, cứ hù dọa. Đất đai th́ ví dụ họ đền bù rẻ quá. Đất thực tế th́ chưa có, mà có th́ bán không được, không đủ để làm nhà. Mà con th́ đông, đứa nào cũng lớn đến tuổi có gia đ́nh hết rồi, Khổ vậy đó."

    Trong khi dự án chưa h́nh thành, nhà đầu tư đă rao bán đất trong khu vực dự án mà Tập đoàn tư nhân Mặt Trời được chính quyền giao 450 hec ta đất tại phường Ḥa Xuân, quận Cẩm Lệ để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái chưa được nhiều người dân địa phương đồng thuận đó. Cụ thể mạng muabannhadat.com.vn đưa ra giá tham khảo cho đất nền là từ 7 đến 8 triệu đồng một mét vuông.

    Ước vọng dân bị cưỡng chế


    Giáo dân xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng. Photo courtesy of giaophandanang.org.

    Tin cho biết riêng tại khu vực Cồn Dầu có chừng 350 hộ gia đ́nh, hơn hai phần ba phải chấp nhận về khu tái định cư hay trước đó tự động bán nhà cửa, đất ruộng để đi nơi khác nhằm tránh sự bức bách của chính quyền địa phương. Cuộc sống của họ không khá hơn so với trước như thuật lại của người dân hiện c̣n lại tại Cồn Dầu như sau:

    "Hồi xưa có ruộng nương, giờ mất hết ruộng nương ở nhà không chứ làm chi. Ở nhà không đâu có tiền tiêu, khổ rứa chứ… Họ đổ đất chỗ ni, chỗ kia, lổm chổm - loi coi, làm cho ngập nước thêm. Bây giờ có người lên khu mới rồi mà cực khổ quá, họ trở về họ trồng rau… đó chứ."

    C̣n những người cố gắng bám víu lại căn nhà trong giáo xứ th́ ngoài lo lắng không có đủ tiền khi nhận khoản bồi thường do Nhà Nước qui định để lên khu tái định cư làm lại cuộc đời mới; họ chỉ mong muốn được tái định cư quanh ngôi nhà thờ mà mấy đời cha ông họ đă góp công, góp sức gây dựng nên. Người dân c̣n lại của Cồn Dầu bày tỏ:

    "Dồn họ vô chỗ mô gần nhà thờ. Họ ưng nhất là gần nhà thờ để đi ‘lễ’, kinh nguyện. Họ gắn bó với xứ đạo hơn trăm năm nay, họ không ưa đi xa nữa. Gia đ́nh tôi cũng thế; chính v́ thế mà đập đi hết rồi c̣n một ḿnh gia đ́nh tôi ‘chóc ngóc’ bên này đây."

    Ngoài nhà cửa, ruộng vườn, người dân tại Cồn Dầu c̣n có khu nghĩa trang chôn cất thân nhân cũng phải bị di dời. Trong vấn đề này, giáo quyền Đà Nẵng đă nhận đất của chính quyền đổi để dời nghĩa trang; thế nhưng người dân vẫn có ư kiến không đồng thuận:

    "Nhà thờ để nguyên, nhưng phải dời nghĩa địa đi. Giám mục đứng về phía chính quyền yêu cầu giáo dân dời đi. Nói là của giáo hội nhưng cũng là của giáo dân v́ do giáo dân đóng góp xây dựng lên. Bây giờ phải hỏi ư kiến giáo dân, giáo dân không đồng t́nh."

    Chính quyền ra tay




    Đất bao vây những gia đ́nh c̣n sót lại ở giáo xứ Cồn Dầu. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lư.

    Tuy nhiên ước vọng được người dân Cồn Dầu vừa rồi bày tỏ đă một lần nữa bị chính ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng bác bỏ tại lần cuộc họp mới nhất với người dân tại Cồn Dầu hồi tháng 8 vừa qua. Người dân Cồn Dầu thuật lại một số nội dung cuộc gặp mặt mà chính bà này có tham dự:

    "Ông Thanh nói là giải tỏa sẽ khá hơn, bà con đừng lo cực khổ. Ai cực khổ th́ đến gặp tôi. Nhưng tôi không biết chắc có ai đến gặp ông Thanh chưa. C̣n chuyện ở lại th́ ông nói không có v́ đất này đă bán rồi…"

    Vào chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua, chúng tôi gọi đến số điện thoại của ông bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh để hỏi thăm thông tin liên quan vụ việc giải tỏa nhà của người dân tại xứ đạo Cồn Dầu cho dự án khu du lịch sinh thái Ḥa Xuân, th́ ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng đă chuyển qua cho chính quyền thực hiện, c̣n ông đang bận họp nên cúp máy: "Anh là ai? Việc đó đă giao cho bên chính quyền rồi. Tôi đang họp."

    Theo nhận định của những người dân c̣n bám trụ lại tại Xứ Đạo Cồn Dầu th́ chính quyền đang tiếp tục triển khai việc cưỡng chế bằng cách làm từng nhà một như cách thức ‘bẻ găy từng chiếc đũa’ như mới nhất đối với căn nhà của gia đ́nh ông Hùynh Ngọc Chạy hồi ngày 2 tháng 10 vừa qua. Người dân Cồn Dầu kể lại ngày hôm đó:

    "Như hôm cưỡng chế nhà anh Chạy, công an giữ từ ngoài Đ̣ Xu vô tới trong ni, cấm không cho dân tới. Tôi có nói với họ nếu cưỡng chế th́ báo cho tôi trước ít ngày để tôi che cái cḥi ở rồi giao cho họ muốn làm ǵ th́ làm."

    Những người trong cuộc nhận thấy dù thế nào đi nữa th́ cuối cùng sức mạnh của lực lượng cưỡng chế sẽ buộc tất cả phải ra đi.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012121447.html
    Nguy cơ “xóa sổ” xóm đạo Cồn Dầu

    Mặt khác của sự ổn định

    Về phương diện địa lư th́ vùng đất Quảng Nam rộng lớn với cảnh trí thiên nhiên đa dạng, tuyệt đẹp, trải dài từ Đèo Hải Vân vào đến Quảng Ngăi; về mặt văn hoá và tôn giáo th́ vùng quê hương của “Địa linh nhân kiệt”, “Ngũ Phụng Tề Phi” ấy hiện có những làng đạo Thiên Chúa lâu năm như Trà Kiệu, Hoà Sơn và Cồn Dầu – chứng tích giao lưu văn hoá giữa phương Tây và Việt Nam từ thuở xa xưa c̣n lại cho đến ngày nay. Nên dân tộc Việt, kể cả giới cầm quyền hiện nay, cần phải bảo tồn.

    Nhưng, nói theo “Chuyện t́nh hoa trắng’ của nhạc sĩ Anh Bằng, “từ lúc giặc tràn qua xóm đạo”, th́ xóm đạo Cồn Dầu bây giờ lâm cảnh “ Khói bom che lấp chân trời cũ, che cả người thương nóc giáo đường”. Xóm đạo Cồn Dầu bây giờ đang trong nguy cơ, như một giáo dân Cồn Dầu lo ngại:

    Mấy ngày nay Giáo xứ Cồn Dầu rất căng thẳng, viên chức chính quyền tới rất nhiều, vô từng nhà một, bắt ḿnh phải nhận tiền để giao mặt bằng, nếu không họ sẽ cưỡng chế.
    Một giáo dân
    “Họ quyết h́nh thành kiểu “cuốn chiếu”, họ cưỡng chế toàn bộ giáo xứ Cồn Dầu, nhưng làm từng đợt. Tôi thiết nghĩ rằng nếu họ xoá được cái làng này, th́ ngôi Thánh Đường ấy cũng không c̣n nữa! Cho nên tôi thiết tha được vừa c̣n quê hương mà vừa c̣n ngôi Thánh Đường đó để sáng lễ, chiều kinh.”

    Nhưng hành động “giặc tràn qua xóm đạo” ấy vẫn tiếp diễn đáng ngại:

    “Mấy ngày nay Giáo Xứ Cồn Dầu rất căng thẳng. Tại v́ viên chức chính quyền tới rất nhiều, vô từng nhà một, bắt ḿnh phải nhận tiền để giao mặt bằng, nếu không họ sẽ cưỡng chế.”

    Khiến giáo dân Cồn Dầu lâm cảnh, như trong đợt cưỡng chế gần đây:

    “Họ khóc quá, không biết làm ǵ hết trơn. Tại v́ các cấp chính quyền tới bao vây khiến các nạn nhân không làm ǵ được hết. C̣n chị bị cưỡng chế bữa qua th́ chị cố vô nhà ḿnh sắp bị cưỡng chế, chị lăn, chị khóc, la làng, nói quá chừng. Rốt cuộc chị té xỉu. Khi người ta bồng chị ra khỏi nhà là họ múc nhà chị luôn.”

    Giáo dân lo lắng

    Và trong một vài ngày tới, có 5 hộ Giáo Dân Cồn Dầu chưa rơ số phận ra sao, sau khi họ đă nhận giấy báo của giới cầm quyền buộc họ phải rời bỏ xóm Đạo và ngôi Giáo Đường thiêng liêng.

    Thưa quư vị, kể “từ lúc giặc tràn qua xóm đạo’ ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên quán ở xă Hoà Xuân, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, mà xứ Đạo Cồn Dầu thuộc xă Hoà Xuân), cho biết xă Hoà Xuân của ông “rất là quê mùa và khốn khó trăm bề”, nay lâm cảnh mất nhà mất ruộng khiến dân làng thất nghiệp v́ dự án “Khu du lịch sinh thái” - mà thực chất là “ một tuồng ‘thành kính phân lô’ để chia chác lợi khủng” giữa các quan và bè phái.

    Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh th́ trong khi dân các làng khác đành ḷng nhận tiền gọi là đền bù nhưng rẻ mạt để rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, th́ dân xóm đạo Cồn Dầu cương quyết không chịu di dời; rồi bị “o ép quá”, họ cũng chấp nhận di dời nhưng yêu cầu được giữ lại Giáo Đường đă được xây từ mấy trăm năm cùng nghĩa trang của xóm đạo vốn hiện hữu từ khi lập làng Cồn Dầu. Nhưng giáo dân lâm cảnh “giặc tràn qua xóm đạo” do lệnh của “lănh chúa miền Trung” Nguyễn Bá Thanh. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh từng viết rằng:

    “Ông Thanh cày trắng cả làng tôi trong đó có nhà cửa, ruộng vườn của tổ tiên gịng họ tôi khai phá từ hồi theo Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, tiếp nối hơn 11 đời để lại, làm tôi không khỏi đau ḷng thắt ruột mỗi khi về thăm quê. Nhưng tôi cố nuốt đau vào trong v́ chuyện chung ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng quê tôi và không phải chỉ riêng nhà tôi. Tuy nhiên việc cày trắng làng đạo Cồn Dầu bên cạnh làng tôi th́ tôi thấy xót xa và mất mát cho cái chung lớn quá…”

    Tôi không khỏi đau ḷng thắt ruột mỗi khi về thăm quê. Nhưng tôi cố nuốt đau vào trong v́ chuyện chung ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng quê tôi.
    Huỳnh Ngọc Chênh
    Trong bài “Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, tác giả Cánh C̣ lưu ư:

    “Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ông Thanh sẵn sàng áp dụng. Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngơ tây nam thành phố Đà Nẵng c̣n nhớ như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính quyền phường Ḥa Xuân giải tỏa trắng 430 hecta để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Ḥa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện tích 100 hecta cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án. Anh Năm bị công an trả về gia đ́nh sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau th́ qua đời trong t́nh trạng không thể nào thương tâm hơn.”

    Như vậy là xóm đạo Cồn Dầu lâm cảnh tang tóc như đoạn kết tang thương của “Chuyện T́nh Hoa Trắng”:

    Xe tang đă khuất nẻo đời,

    Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu.

    Chiều nay áo tím bơ vơ,

    Thương cành hoa trắng trên mộ người xưa.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013113058.html

  2. #12
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai'

    Sửa Hiến pháp, bỏ hay không điều 4 không đụng chạm trực tiếp đến những người dân ở thôn quê. Vấn đề sở hữu đất đai mới là trái bom nổ phá tan chế độ cộng sản. Ngay cả những người dân sau khi nhận số tiền đền bù rẻ mạt và tiêu hết số tiền đó, họ sẽ là những thành phần đối kháng bền bỉ nhất.





    Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lư do chung chung là nhằm phát triển kinh tế.


    Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài b́nh luận.
    Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp pḥng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đă ngoài 80 tuổi.
    Bà Đức được dẫn lời nói "Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xă hội, nhưng tôi th́ gọi đó là hành động đi cướp đất".
    ....

    Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đă đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đă lên văn pḥng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.
    Họ cũng đă gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.

    The Economist trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. "Đất là nguồn sống của chúng tôi," ông nói. "Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...conomist.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •