Page 23 of 29 FirstFirst ... 13192021222324252627 ... LastLast
Results 221 to 230 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #221
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi thấy anh nói vậy có lư, nên im lặng. Anh Thu có vẻ lo lắng:

    - Không bàn về chuyện đó th́ chuyện ǵ?

    Anh Tiến im lặng không nói. Tôi cũng lo lắng hỏi:

    - Hay họ định gửi ḿnh về nông trường?

    Anh Tiến cười nhẹ:

    - Cậu không nghe ông Phùng nói à? Những người như chúng ḿnh ở Trung Quốc thêm ngày nào chỉ có hại cho chính phủ Trung Cộng. Như vậy dại ǵ họ cho ḿnh về nông trường. Hơn nữa ḿnh là người tỵ nạn chính trị, lại có thân nhân ở ngoại quốc, họ đâu được quyền cho ḿnh về nông trường khơi khơi như vậy được.

    Anh Thu không đồng ư:

    - Bộ ông không đọc thư của ṭa đại sứ Mỹ, Úc gửi tụi ḿnh hay sao? Họ đă nói là chính phủ và nhân dân Trung Quốc có bổn phận định cư người Việt tỵ nạn đó thôi. Như vậy họ đưa về ḿnh về nông trường th́ đâu có ǵ sai trái.

    Anh Tiến gật đầu:

    - Tôi đồng ư với anh điều đó. Nhưng nếu họ có ư gửi ḿnh về nông trường th́ tại sao họ chỉ muốn gặp có 3 anh em ḿnh? Tại sao họ không gặp chị em bà Trà và mấy đứa con của họ.

    Lời giải thích của anh Tiến cũng hợp lư. Anh Thu cũng nhận ra điều đó nên anh lặng im không nói. Anh Tiến thong thả kết luận:

    - Chuyện ǵ th́ chuyện, cứ chờ ngày mai sẽ biết. Nhưng tôi dám chắc không có chuyện họ đưa chúng ta về nông trường đâu.

    Tối hôm đó, chúng tôi thao thức không ngủ được. Ai cũng bồn chồn nghĩ đến buổi hẹn ngày mai không biết lành dữ như thế nào.

    C̣n tiếp...

  2. #222
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sáng hôm sau, mới chín giờ kém, ba anh em chúng tôi đă lên đường đi bộ đến chiêu đăi trạm. Đó là đoạn đường ngắn khoảng 3 cây số, nên chưa tới 10 giờ, chúng tôi đă có mặt ở chỗ hẹn. Một nhân viên tóc hoa râm, ăn vận chững chạc, dắt chúng tôi vô pḥng khách, nói chúng tôi ngồi chờ.

    Đúng 10 giờ, cán bộ Ngô mở cửa mời chúng tôi theo ông. Anh Thu, anh Tiến và tôi, lần lượt đi theo ông đi dọc một hành lang dài, rồi bước vô một căn pḥng rộng, bài trí đơn giản nhưng nghiêm trang.

    Ngay trước mặt là một bức h́nh Mao Trạch Đông thật lớn kín cả bức tường, khoác áo đại cán, tay cầm cuốn trước tác màu đỏ hướng về phía mặt trời đang mọc, tỏa sáng rực cả chân trời. Tường phía bên phải là treo quốc kỳ, quốc huy Trung Hoa và hai bức ảnh thật lớn, chân dung của Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong.

    Giữa pḥng là một chiếc bàn bằng gỗ dầy chạy dài, chung quanh có mấy chiếc ghế có nệm. Ngoại trừ 3 chiếc ghế ở giữa bàn và chiếc ghế đối diện là chưa có người ngồi, c̣n lại mỗi ghế đều có một cán bộ Trung Cộng mặc áo đại cán ngồi nghiêm chỉnh.

    Cán bộ Ngô hướng dẫn chúng tôi ngồi vô ba chiếc ghế trống, sau đó ông đi về chiếc ghế trống đối diện chúng tôi rồi lặng lẽ và trịnh trọng ngồi xuống. Ở góc pḥng phía bên tay phải có một người lính đứng nghiêm, thân h́nh cứng đơ như khúc gỗ. Không khí trong pḥng nặng nề khiến tôi cũng bồn chồn lo lắng và bất an.

    Gần một phút im lặng trôi qua, người ngồi ở ghế chủ tọa, ngay dưới hai bức chân dung Hoa Quốc Phong và Mao Trạch Đông, mới cất tiếng nói, giọng ề à, chậm răi. Ông tương đối lớn tuổi, tóc đă hoa râm, khi nói ông đeo kính và trông vào tờ giấy trước mặt.

    Ông nói khá dài, khoảng hai mươi phút và chốc chốc ông dừng lại cho cán bộ Ngô thông ngôn cho chúng tôi nghe. Cả hai khi nói đều ngồi.

    Đại khái ông nói về t́nh hữu nghĩ giữa hai dân tộc Việt Trung, sự giúp đỡ của Trung Cộng đối với Việt Cộng suốt từ thời chống Pháp đến cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”.

    Rồi ông nói đến việc Việt Cộng đă cấu kết với Nga Xa phản bội Trung Cộng, thực hiện tham vọng bá quyền khu vực bằng cách tấn công Căm Bốt. V́ vậy, để dậy cho Việt Cộng một bài học, Trung Cộng đă mở màn tấn công Việt Cộng vào trung tuần tháng 2 và kết thúc vào trung tuần tháng 3 vừa qua. Ông cũng cho biết, trong thời gian một tháng, Trung Cộng đă mở mặt trận toàn diện các tỉnh vùng biên giới Việt Trung như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… tiêu diệt được hàng chục ngàn binh lính VC, “giải phóng” (?) được 4 thị xă và cầm tù hàng ngàn tù binh VC…

    Sau một hồi cà kê nói về những chiến thắng vẻ vang của Trung Cộng, thái độ ngoan cố của Việt Cộng, ông đề cập đến trách nhiệm lật đổ chế độ cộng sản của người Việt yêu nước trong đó có chúng tôi. Ông nói:

    - Thưa các “đồng chí” Việt Nam yêu nước. Trong tinh thần và trách nhiệm quốc tế của giai cấp vô sản, chính phủ và 800 triệu nhân dân Trung Quốc vĩ đại sẵn sàng hậu thuẫn người Việt Nam thực hiện mục tiêu cao cả, lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam để mang lại hạnh phúc, cơm no áo ấm cho nhân dân Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh “dậy cho Việt Cộng một bài học” vừa qua, nhân dân Trung Quốc đă hy sinh xương máu để thực hiện mục tiêu cao cả đó.

    Trong tương lai, nhân dân Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hy sinh để “giải phóng” nhân dân Việt Nam khỏi sự ḱm kẹp của bá quyền Việt Cộng. Tuy nhiên, cuộc cách mạng tại Việt Nam phải do chính người Việt Nam thực hiện.

    V́ vậy, tôi kêu gọi ḷng yêu nước của các “đồng chí” Việt Nam ngồi đây, hăy cùng chung vai sát cánh với chúng tôi thực hiện bằng được cuộc cách mạng lật đổ cộng sản Việt Nam trong tương lai…



    C̣n tiếp...

  3. #223
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói đến đó ông nhường lời cho một cán bộ khác ngồi bên tay phải của ông. Sau khi nghe cán bộ Ngô thông ngôn lời của ông, tuy chưa rơ ràng, nhưng qua lời kêu gọi “chung vai sát cánh lật đổ Việt Cộng” chúng tôi đă linh cảm, ông muốn chúng tôi tham gia vào đội quân của Trung Cộng xâm lăng Việt Nam…

    Người cán bộ thứ hai trẻ hơn ông cả chục tuổi, có giọng nói hùng hồn, khi nói ông đứng thẳng, tay chém chém vào không khí với dáng điệu quả quyết. Qua lời phiên ngôn của cán bộ Ngô, chúng tôi biết ông họ Lưu, là uỷ viên trưởng uỷ ban liên lạc Việt Trung cho “chính phủ Việt Nam lưu vong” tại Trung Cộng. Ông nói, hiện một “chính phủ VN lưu vong” đang được thành lập với sự hậu thuẫn tối đa về tiền bạc, nhân sự, phương tiện, vũ khí… của chính phủ và nhân dân Trung Cộng. Để có thể thu hút được sự hậu thuẫn của nhân dân Việt Nam cũng như của quốc tế, “chính phủ VN lưu vong” phải có đầy đủ các thành phần đại diện cho người Việt, nhất là những người Việt yêu nước gốc “chế độ cũ”…

    Nh́n thẳng về phía chúng tôi, cán bộ Lưu hùng hồn:

    - Các “đồng chí” là con dân nước Việt, lại là những người Việt trí thức yêu nước, các “đồng chí” không thể quay lưng lại với tổ quốc và nhân dân khi lịch sử lên tiếng kêu gọi. Bây giờ chính là giờ phút trọng đại của lịch sử, nên tôi kêu gọi các “đồng chí” hăy xứng đáng là những “Lôi Phong” của Việt Nam bằng cách tham gia “chính phủ VN lưu vong”. Tôi tin với sự hậu thuẫn vô cùng to lớn và vô điều kiện của chính phủ và 800 triệu nhân dân Trung Hoa, các “đồng chí” sẽ lập được những chiến công hiển hách lẫy lừng lịch sử. Chúng tôi đang chờ đợi ở sự hưởng ứng của các “đồng chí”…

    Nghe cán bộ Ngô thông ngôn xong những lời nói hùng hồn của cán bộ Lưu, cả ba chúng tôi bàng hoàng ngây cả người. Nhất là lời kêu gọi chúng tôi thành những “Lôi Phong” của Việt Nam đă làm tôi kinh hoàng đến tê dại cả người. Sống trong chế độ cộng sản, tôi không lạ ǵ nhân vật Lôi Phong. Đó là một biểu tượng anh hùng cuồng tín trong chế độ cộng sản Trung Cộng, đă hy sinh cho đảng và Mao Chủ Tịch một cách ngu ngốc đến giọt máu cuối cùng. Anh Thu và anh Tiến tuy không biết Lôi Phong là ai, nhưng đại khái, hai anh cũng hiểu được cán bộ Lưu kêu gọi hai anh ở lại Trung Cộng tham gia “chính phủ VN lưu vong” để đánh Việt Cộng.

    Cán bộ Ngô thông ngôn xong, mọi người im lặng nh́n về phía chúng tôi. Chúng tôi cũng ngồi im bất động v́ không biết trả lời sao. Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột, vượt xa sự tưởng tượng của chúng tôi. Một phút im lặng trôi qua, cán bộ Ngô cất tiếng, giọng ḥa hoăn và niềm nở:

    - Các “đồng chí” cứ vui vẻ thoải mái cân nhắc lời đề nghị của đồng chí Lưu. Đó chỉ là những gợi ư, những lời kêu gọi, chứ không hề có ư bắt buộc. Dĩ nhiên là tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người, các “đồng chí” có thể cống hiến cho cuộc cách mạng nhân dân lật đổ chế độ bá quyền Việt Cộng ở những cương vị khác nhau, mức độ và cách thức khác nhau…

    Sau một lúc im lặng tiếp theo, anh Tiến dơ một ngón tay xin có ư kiến. Cán bộ Ngô sáng mắt nói ngay, giọng rất lịch sự:

    - Xin mời “đồng chí” Tiến


    C̣n tiếp...

  4. #224
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Tiến đứng dậy, nói giọng chậm răi:

    - Chúng tôi rất cảm ơn chính phủ và nhân dân Trung Hoa đă chấp thuận cho chúng tôi hưởng quy chế tỵ nạn chính trị và đă tận t́nh giúp đỡ chúng tôi trong thời gian qua. Hôm nay qua lời của cán bộ Vương và cán bộ Lưu, chúng tôi cũng xin thưa là chúng tôi luôn luôn ước mơ một ngày không xa, chế độ cộng sản tại Việt Nam sẽ sụp đổ. Nhưng ngồi im nguyền rủa cho nó sụp đổ th́ không bằng ra tay góp phần làm cho nó sụp đổ nhanh hơn. Người xưa đă nói, thà đốt một ngọn nến nhỏ c̣n hơn nguyền rủa bóng tối, có phải vậy không thưa quư vị? V́ vậy, chúng tôi rất hoan nghênh việc chính phủ và nhân dân Trung Hoa đă, đang và sẽ c̣n tiếp tục hậu thuẫn nhân dân Việt Nam thực hiện sứ mạng lật đổ chế độ “bá quyền” cộng sản Việt Nam…

    Anh Tiến nói đến đâu, cán bộ Ngô mỉm cười, gật gù lia lịa đến đó. Mấy cán bộ người Hoa khác tuy không biết tiếng Việt, nhưng thấy thái độ của cán bộ Ngô như vậy, họ cũng gật gù tỏ dấu hoan nghênh. Khi anh Tiến nói đến hai chữ “bá quyền”, cán bộ Ngô khoái quá, dơ tay nhịp nhịp, bảo anh Tiến tạm ngưng để ông ta thông ngôn.

    Quay qua mấy cán bộ người Hoa, cán bộ Ngô hùng hồn thông ngôn sang tiếng Hoa. Nghe xong, mấy cán bộ người Hoa vỗ tay hoan hô, x́ xồ nói cười ầm ĩ. Tôi và anh Thu nh́n nhau lo lắng, v́ không biết anh Tiến sẽ nói tiếp những ǵ…

    Chờ cho mọi người im lặng, anh Tiến nói tiếp:

    - Là những người Việt Nam yêu nước, chúng tôi rất đau đớn khi cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định Ba Lê xâm lăng Việt Nam Cộng Ḥa chúng tôi. V́ vậy, chúng tôi cũng mong có ngày giải phóng quê hương, đất nước chúng tôi thoát khỏi ách đô hộ của cộng sản Việt Nam. Nhưng qua lời của cán bộ Lưu, chúng tôi muốn hỏi cho rơ,

    nếu chúng tôi gia nhập “chính phủ VN lưu vong” là gia nhập như thế nào? Liệu chúng có phải cầm súng chiến đấu hay không? Cảm ơn quư vị.

    Nói xong, anh Tiến thong thả ngồi xuống. Nghe anh Tiến hỏi, tôi liếc mắt nh́n anh Thu, thấy vẻ mặt của anh vẫn thản nhiên, nên tôi cũng im lặng giữ vẻ mặt thản nhiên. Cán bộ Ngô gật gù nh́n anh Thu và tôi như có ư hỏi chúng tôi có ư kiến ǵ không.

    Thấy cả hai im lặng, ông đứng lên quay về phía cán bộ Vương và cán bộ Lưu nói líu lô bằng tiếng Hoa. Hai bên nói qua nói lại bằng tiếng Hoa một lúc, rồi cán bộ Lưu đứng lên nói, cán bộ Ngô thông ngôn:

    - Cảm ơn “đồng chí” Tiến đă hỏi một câu rất quan yếu. Như cán bộ Ngô đă nói lúc nẫy, khi tham gia vào “chính phủ Việt Nam lưu vong”, các đồng chí sẽ đóng góp theo đúng khả năng, kiến thức và cương vị của ḿnh, và sẽ được đăi ngộ xứng đáng. Riêng “đồng chí” Tiến, với kiến thức của một công tŕnh sư (kiến trúc sư), và chức vụ lănh đạo trưởng ty kiến thiến của một tỉnh, tôi tin chắc là “đồng chí” sẽ đóng một vai tṛ trọng yếu bậc nhất trong “chính phủ VN lưu vong”. Nhất là hiện nay, theo tôi biết “chính phủ VN lưu vong” chưa có một gương mặt quan trọng nào của “chế độ cũ”, và chúng tôi hiện rất cần một nhân vật quan trọng như vậy trong “chính phủ VN lưu vong”. V́ vậy nếu “đồng chí” tham gia th́ sẽ là một khích lệ to lớn cho chúng tôi. Nói vậy có nghĩa là khi tham gia “chính phủ VN lưu vong”, không bao giờ có chuyện các “đồng chí” phải cầm súng chiến đấu, mà chỉ đóng vai tṛ lănh đạo, cố vấn, hoặc những công việc điều hành của trung ương. Câu trả lời của tôi như vậy không biết có thỏa măn “đồng chí” Tiến không nhỉ?

    Anh Tiến gật đầu nhẹ và nói nhỏ hai tiếng “Cảm ơn”, không nói ǵ thêm. Cán bộ Ngô hỏi anh Thu và tôi có ư kiến ǵ không. Chúng tôi đều lắc đầu nói nhỏ, “xin được suy nghĩ thêm”.

    Sau đó, một số cán bộ hỏi chúng tôi về t́nh h́nh sinh hoạt, ăn uống, nguyện vọng, cùng vài câu thăm hỏi, chúc mừng xă giao… trước khi giải tán. Chúng tôi được cán bộ Vương, cán bộ Lưu và cán bộ Ngô tiễn ra tận cửa, và được xe riêng của chiêu đăi trạm chở về tận cửa lán.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 04-06-2012 at 11:48 AM.

  5. #225
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Buổi gặp gỡ sáng hôm đó chỉ kéo dài có khoảng hơn một tiếng đồng hồ, nhưng chúng tôi rất hoang mang. Khi ra về, ngồi trên xe của chiêu đăi trạm, chúng tôi giữ ư không bàn tán ǵ, v́ sợ tài xế có thể nghe và hiểu tiếng Việt. Về tới lán, ba anh em chúng tôi liền kéo nhau ra bờ suối bàn bạc.

    Anh Thu sôi nổi lên tiếng đầu tiên:

    - Không biết hai cậu nghĩ thế nào, c̣n tôi th́ không bao giờ tin được mấy anh cộng sản. Cộng sản nào cũng vậy thôi. Trung Cộng, Việt Cộng th́ cũng một lũ điếm đàng giống nhau. Đừng có dại dột nghe theo mấy anh Tàu Cộng dụ dỗ… rồi công đâu chửa thấy, thấy mang tội.

    Tôi nh́n anh Tiến. Thấy anh trầm ngâm không nói, tôi dụt dè đồng ư với anh Thu:

    - Em cũng nghĩ như vậy… Em th́ em chẳng lạ ǵ tụi Trung Cộng. Chúng hiểm độc chẳng thua ǵ Việt Cộng. Tốt nhất là ḿnh không nên tham gia chính phủ nào do Trung Cộng nặn lên.

    Anh Tiến vẫn trầm ngâm, xoa cằm không nói ǵ. Anh Thu nh́n anh Tiến hỏi, giọng thúc dục: “C̣n cậu nghĩ sao? Muốn tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong” phải không?”

    Anh Tiến chậm răi: “Tôi đồng ư với với ông và Lai, Trung Cộng và Việt Cộng đều là cộng sản, nên cả hai cùng điếm đàng như nhau. Nhưng trong đấu tranh ḿnh phải sáng suốt nh́n nhận kẻ thù nào là chính, kẻ thù nào là phụ, kẻ thù cần phải tiêu diệt, kẻ thù nào ḿnh có thể lợi dụng. Trong hoàn cảnh hiện nay, kẻ thù duy nhất ḿnh cần phải tiêu diệt là Việt Cộng. Và nếu có thể lợi dụng được Trung Cộng để tiêu diệt Việt Cộng th́ tại sao chúng ta không làm?”

    Anh Thu chận ngay: “Làm sao cậu có thể lợi dụng được Trung Cộng?”

    Anh Tiến gật đầu: “Lợi dụng được chớ sao không. Trung Cộng nó đang cần ḿnh để lập “chính phủ Việt Nam lưu vong”, tạo chính nghĩa cho cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam của chúng mà. Tại sao ḿnh không tương kế tựu kế.”

    Anh Thu lắc đầu:

    - Tôi e rằng nó lợi dụng anh chứ anh không bao giờ có thể lợi dụng được nó.

    - Tại sao ông lại nói như vậy?

    - Cái tṛ chính trị xưa nay khi đă ngồi chung với nhau để mưu cầu một cái ǵ th́ phải biết ḿnh v́ cái ǵ và thực lực ḿnh có cái ǵ. Nh́n bề ngoài th́ cái mục tiêu của Trung Cộng và của ḿnh cùng giống nhau là lật đổ cộng sản Việt Nam. Nhưng động cơ thực sự bên trong th́ ḿnh khác với Trung Cộng. Trung Cộng nó muốn lật đổ Việt Cộng để lập một chính phủ chư hầu, gọi dạ bảo vâng. C̣n ḿnh lật đổ Việt Cộng là để lập nên một chính phủ độc lập mang lại tự do dân chủ cho dân. Mục tiêu khác biệt như vậy, th́ tôi hỏi cậu chứ, liệu Trung Cộng nó có chịu hy sinh mục tiêu của nó để ḿnh thực hiện mục tiêu của ḿnh không?

    Nói đến đó anh Thu im lặng chờ anh Tiến lên tiếng. Một phút im lặng trôi qua, anh Tiến nói:

    - Ông nói hết ư của ông đi rồi tôi nói.

    Anh Thu gật đầu tiếp:

    - Bây giờ tôi nói về thực lực, cậu có cái ǵ? Chẳng có ǵ hết! Lại đang ăn nhờ ở đậu Trung Cộng, đúng vậy không nào? Như vậy th́ cậu ăn nói với chúng như thế nào? Làm chính trị cũng giống như đi buôn. Người ta bỏ 100% vốn, c̣n cậu chẳng có ǵ, chỉ có một thân một ḿnh. Vậy th́ quyền ăn nói, quyết định thuộc về ai?

    Anh Tiến gật gù:

    - Những điều ông nói không phải là không đúng. Nhưng trong chính trị xưa nay có nghệ thuật mượn gió bẻ măng, tá lực đả lực. Nói rộng ra là mượn sức của người khác để dùng cho mục tiêu của ḿnh. Trong lịch sử của Tàu cũng như Việt, thiếu ǵ những bậc đại trí, khi khởi nghĩa trong tay không một tấc sắt nhưng biết dùng mưu trí mà rồi trong tay có trăm vạn hùng binh, thâu đoạt được cả thiên hạ.

    Anh Thu ph́ cười:

    - Vẫn biết trong lịch sử có không thiếu những nhân vật tài ba, nước lă mà quậy nên hồ, tay không dựng nổi cơ đồ như vậy. Nhưng cậu có đủ tài ba như thế không mới là điều đáng nói.

    Anh Tiến thản nhiên:

    - Đủ hay không chờ thời gian trả lời. Vả lại, cậu không nghe các cụ vẫn nói đó thôi. “Thời lai đồ điếu thành công dị Sự khứ anh hùng ẩm hận đa”. Gặp thời tiểu nhân cũng thành công. Không gặp thời anh hùng cũng phải ôm hận. Cờ đến tay ai người ấy phất mà. Phất rồi không thành công cũng thành nhân.

    Thấy cuộc tranh luận có ṃi căng thẳng, tôi im lặng lo lắng nh́n hai anh. Anh Thu cười khẩy:

    - Hiện tại ba thằng ḿnh đứng đây, ai mà chẳng thành nhân. Chỉ sợ nghe tụi Trung Cộng dụ khỉ đi theo tụi nói, nhân không thành, thành tội nhân mới khổ.

    Anh Tiến vẫn thản nhiên:

    - Vẫn biết Trung Cộng và Việt Cộng hai thằng đều là cộng sản và điếm thối như nhau. Nhưng như vậy không có nghĩa là ḿnh không lợi dụng được thằng Trung Cộng. Bằng cớ là chúng ta đă lợi dụng mâu thuẫn giữa hai thằng cộng sản, đến được đây xin tỵ nạn. Bộ ông không thấy được điều đó sao?

    C̣n tiếp...

  6. #226
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe anh Tiến nói có lư, tôi gật gù tán thành. Anh Thu vẫn lắc đầu, giọng có vẻ thương hại:

    - Cái mà cậu lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước để xin tỵ nạn ở đây chỉ là chuyện nhỏ, Trung Cộng nó chẳng cần quan tâm nên nó cho. C̣n cái cậu tính lợi dụng nó trong tương lai là chuyện trọng đại vô cùng. Cậu cứ nghĩ coi, nó tốn kém vũ khí đạn dược, xương máu cả triệu quân, mới lật đổ được cộng sản Việt Nam, khi đó sức mấy nó chịu để cho cậu lợi dụng.

    - Ai lợi dụng được ai, tùy thuộc vào tài trí chứ không tùy thuộc vào sức mạnh.

    - Tài trí mấy đi nữa cũng không qua khỏi lực và thế. Cậu thấy đó, thời Tam Quốc, tài trí ai bằng Khổng Minh, vậy mà cuối cùng 5 lần ra Kỳ Sơn hỏng cả 5. Cuối cùng chết năm 54 tuổi mà vẫn không trung hưng được nhà Hán. C̣n nói về lực và thế. Loài vật có con nào khỏe bằng con hổ. Vậy mà vứt con hổ xuống nước th́ thua cả một con cá.

    Anh Tiến mỉm cười:

    - Ḿnh là người chứ đâu có phải là hổ đâu mà ông ví von ḱ cục như vậy.

    Anh Thu thở dài:

    - Đâu có ǵ là kỳ cục. Tôi giả dụ như “chính phủ Việt Nam lưu vong” được sự hậu thuẫn của cả triệu quân Trung Cộng, tiến vô VN lật đổ được chế độ Việt Cộng, liệu các cậu có đủ can đảm và khả năng đuổi cả triệu quân Trung Cộng ra khỏi nước hay không?

    Anh Tiến mỉm cười tự tin:

    - Ḿnh có hơn 70 triệu dân, đoàn kết trên dưới một ḷng, tại sao không đuổi nổi 1 triệu quân Trung Cộng? Nói thực với anh, đánh Việt Cộng th́ khó v́ dù sao nó cũng là người Việt máu đỏ da vàng. Chớ đánh ngoại xâm như mấy thằng Tầu th́ dân tộc ḿnh có truyền thống cả ngàn năm nay rồi… Thêm nữa, điều ông vừa nói có khác ǵ tôi nói lúc nẫy đâu. Cái quan trọng là thời thế. Gặp thời thế, tiểu nhân cũng thành công. Không gặp thời thế th́ tài cán như Khổng Minh cũng gặp hận. Như vậy vấn đề quan trọng là ḿnh có gặp thời thế hay không thôi. Mà muốn biết có gặp hay không th́ ḿnh phải xông xáo, đón bắt, chứ đâu có thể ngồi há miệng chờ sung được…

    Buổi thảo luận kéo dài gần hai tiếng đồng hồ, nhưng kết cục không ngă ngũ.

    Xem ra, anh Thu và tôi không chịu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”. C̣n anh Tiến th́ không nói thẳng ra, nhưng có lẽ anh chịu ở lại Trung Quốc để tham gia.

    Riêng đứa con trai của anh Tiến, lúc đó khoảng 16 tuổi, th́ anh muốn gửi nó sang Hồng Kông cùng với chúng tôi.

    Có điều, tôi và anh Thu không biết, nếu chúng tôi từ chối không chịu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, liệu chính phủ Trung Cộng có chịu giúp đỡ cho chúng tôi đi Hồng Kong hay không ?


    C̣n tiếp...

  7. #227
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiều hôm đó, chúng tôi vừa ăn cơm xong, th́ cán bộ Ngô đến chơi. Lúc ấy khoảng 3 giờ chiều.

    Sau vài câu thăm hỏi xă giao, cán bộ Ngô mời ba anh em chúng tôi ra pḥng khách ở lán giữa nói chuyện.

    Ngồi chưa nóng chỗ, cán bộ Ngô đă nói ngay:

    - Tôi thay mặt cho cán bộ Vương đến báo để các “đồng chí” biết, dụng ư của buổi họp sáng nay là kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của các “đồng chí” vào cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam bá quyền. Tôi xin nhấn mạnh hai chữ “tự nguyện” để các “đồng chí” hiểu, đảng và nhà nước Trung Hoa không bao giờ ép buộc một ai.

    Anh Thu hỏi:

    - Thưa cán bộ Ngô. Như lời của cán bộ Lưu nói sáng nay th́ Trung Quốc đă dậy cho cộng sản Việt Nam một bài học đích đáng từ hai tháng trước. Như vậy th́ quư vị c̣n lập “chính phủ Việt Nam lưu vong” để làm ǵ?

    Cán bộ Ngô im lặng một lát rồi chậm răi nói:

    - Điều này đáng lẽ tôi không thể tiết lộ v́ bảo mật một phần, một phần tôi cũng không biết tường tận. Nhưng theo những ǵ tôi được biết th́ trận đánh vừa qua chỉ là bài học mở đầu để thăm ḍ và rút kinh nghiệm xem Nga Xô có mở mặt trận ở phía bắc Trung Quốc để cứu đồng minh của họ là Việt Cộng ở phía nam hay không. Và như đồng chí Lưu đă báo cáo trong nội bộ, v́ Nga Xô không dám can thiệp, nên Trung Quốc có thể sẽ dậy cho Việt Cộng bài học thứ hai. Khi đó, “chính phủ Việt Nam lưu vong” sẽ đóng một vai tṛ quan trọng cho tương lai của Việt Nam.

    Anh Tiến thắc mắc:

    - Tôi là một kiến trúc sư, từng là trưởng ty kiến thiết thời VNCH. Nếu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, tôi sẽ giữ phần hành ǵ?

    Cán bộ Ngô trả lời ngay:

    - Trong giai đoạn hiện nay, “chính phủ Việt Nam lưu vong” cần thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc để có uy tín tại VN cũng như trên chính trường quốc tế, nên “đồng chí” có thể giữ một chức vụ lănh đạo quan trọng trong “chính phủ”. Tương lai, khi chế độ cộng sản tại Việt Nam bị sụp đổ, “đồng chí” sẽ được giao cho một chức vụ phù hợp với chuyên môn của một kiến trúc sư….

    Anh Thu hỏi:

    - Tôi có một băn khoăn xin được mạnh dạn hỏi thẳng cán bộ Ngô. Nếu câu hỏi có làm cán bộ phật ư, mong cán bộ bỏ qua cho tôi.

    Cán bộ Ngô niềm nở:

    - Yên tâm, yên tâm. Tứ hải giai huynh đệ. Chúng ta bốn bể đều là anh em. “Đồng chí” có suy nghĩ ǵ cứ mạnh dạn nói. Lời nói thẳng bao giờ cũng xuất phát từ trong tâm của những người chính trực.

    - Cảm ơn cán bộ. Thưa, cán bộ là người Hoa chắc biết hán gian Ngô Tam Quế ?

    C̣n tiếp...

  8. #228
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Thu vừa nói đến đó, tôi thấy cán bộ Ngô nhíu cặp lông mày rậm và xếch, mắt của ông đột nhiên long lên, mặt ông bỗng đanh lại. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua, sau đó, mặt ông trở lại ḥa hoăn. Ông gật đầu, giọng nói có vẻ thích thú:

    - Giỏi, giỏi, “đồng chí” cũng chịu khó học lịch sử Trung Hoa nên biết cả hán gian Ngô Tam Quế?

    Anh Thu nhếch mép cười:

    - Thưa tôi không học lịch sử Trung Hoa, nhưng tôi biết nhân vật Ngô Tam Quế qua truyện chưởng của Kim Dung.

    Cán bộ Ngô vội dơ ngón tay cái:

    - Cắm Dùng sếnh sáng (Kim Dung Tiên Sinh)… số dách! Tôi rất thích đọc những truyện vơ hiệp kỳ t́nh của ông. “Đồng chí” gọi những tác phẩm của Kim Dung là “truyện chưởng”?

    Anh Thu gật đầu. Cán bộ Ngô vội rút trong túi cuốn sổ tay và cây viết, rồi hỏi tiếp: “Chưởng “ch” hay “tr” nhỉ?”

    - “ch” – Anh Thu trả lời.

    Cán bộ Ngô hí hoáy ghi vô trong sổ. Ghi xong, ông ngẩng đầu nói:

    -”Đồng chí” nói tiếp đi.

    - Thưa cán bộ, theo như truyển chưởng của Kim Dung th́ Ngô Tam Quê là tướng nhà Minh được lệnh trấn giữ Sơn Hải Quan. Vậy mà chỉ v́ một người đàn bà đẹp là Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế mở cửa ải, cho quân Thanh tràn vô, tính mượn tay quân Thanh đánh bại Lư Tự Thành, giành lại người đẹp. Ngờ đâu quân Thanh tương kế tựu kế, chiếm luôn cả Trung Hoa, lập nên nhà Thanh gần 400 năm. Như vậy cán bộ có nghĩ lịch sử sẽ tái diễn, “chính phủ Việt Nam lưu vong” sẽ là một tập hợp của những Ngô Tam Quế Việt Nam hay không?

    Cán bộ Ngô vỗ hai bàn tay và cười ngất. Nhưng nghe giọng cười của ông, tôi thấy có vẻ gượng gạo, có lẽ ông cười để che giấu phần nào sự lúng túng th́ đúng hơn.

    - Hay, hay. Câu hỏi của “đồng chí” rất hay. Nhưng tôi bảo đảm với “đồng chí” lịch sử hôm nay không thể tái diễn lịch sử hôm qua v́ mấy điểm khác biệt quan trọng. Khác biệt thứ nhất, “chính phủ Việt Nam lưu vong” hôm nay không phải là tập hợp những phường tiểu nhân bá đạo, gian hùng, chỉ biết mê đàn bà đẹp mà coi rẻ giang sơn như Ngô Tam Quế ngày xưa. Trái lại, đó là những người Việt yêu nước chân chính như Hoàng Văn Hoa, hay như các “đồng chí” ngồi đây chẳng hạn. Khác biệt thứ hai, quân đội nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa hôm nay không thể nào là quân Thanh xâm lăng. Việt Nam và Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, hai dân tộc đều yêu ḥa b́nh, nhưng có cả một lịch sử đau thương trải qua mấy ngàn năm v́ những đau thương đó là do các triều đại phong kiến Trung Hoa gây ra, chứ không phải do nhân dân Trung Hoa gây ra. Các “đồng chí” phải biết phân biệt giai cấp phong kiến Trung Hoa độc ác với nhân dân Trung Hoa hiếu hoà. Giai cấp phong kiến Trung Hoa không những có tội xâm lăng Việt Nam làm cho nhân dân quư quốc đau khổ, mà c̣n có tội cả với nhân dân Trung Hoa và là tội đồ của lịch sử. Nhưng kể từ khi đảng cộng sản Trung Hoa làm cuộc cách mạng phản đế phản phong thắng lợi, chính phủ và nhân dân Trung Hoa luôn luôn duy tŕ t́nh hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng.

    Chắc các “đồng chí” đă biết, trong cuộc chiến tranh ái quốc bảo vệ nước cộng ḥa dân chủ nhân dân Triều Tiên, một triệu chí nguyện quân Trung Quốc đă hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Sau khi đẩy lui quân bù nh́n Lư Thừa Văn và đế quốc Mỹ xuống bờ nam sông Áp Lục, toàn bộ chí nguyện quân Trung Quốc đều rút khỏi Triều Tiên, trả lại quyền độc lập cho chính phủ và nhân dân Triều Tiên…

    Với Việt Nam chắc chắn cũng như vậy. Sau khi lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam, tôi bảo đảm quân đội Trung Quốc sẽ triệt thoái khỏi lănh thổ Việt Nam. Tôi nói như vậy không hiểu “đồng chí” Thu đă thông suốt chưa nhỉ?


    C̣n tiếp....

  9. #229
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Thu gật đầu không nói. Nh́n vẻ mặt của anh, tôi biết anh chưa “thông suốt” nhưng không tiện hỏi thêm. Cán bộ Ngô quay sang hỏi tôi:

    - “Đồng chí” Phạm Thái Lai có ư kiến ǵ không? Tôi tin là đồng chí với khả năng của một “xướng ngôn viên”, khi tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, “đồng chí” sẽ đóng góp được rất nhiều việc phù hợp với chuyên môn của “đồng chí”…

    Tôi nh́n hai anh, do dự trong một thoáng, rồi hít một hơi thở thật sâu:

    - Thưa tôi nhớ là hôm kia, cán bộ có nói với tôi là nếu chúng tôi muốn đi sang Hồng Kông th́ cán bộ sẽ giúp?…

    Cán bộ Ngô hơi nhăn mặt. Chắc ông không thể ngờ và cũng không muốn tôi nhắc lại lời nói đó vào lúc này. Một thoáng yên lặng trôi qua khiến tôi cũng thấy lo lắng. Cán bộ Ngô trả lời giọng không có vẻ ǵ là hào hứng:

    - Đúng tôi có nói như vậy. Chúng tôi sẽ giúp… giúp một cách không chính thức.

    Anh Thu hỏi ngay: “Thưa câu nói đó của cán bộ đến giờ có thay đổi ǵ không?”

    Cán bộ Ngô hơi ngần ngừ: “Nếu như… các “đồng chí” không có thiện chí tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, th́… như tôi đă nói, chính phủ và nhân dân Trung Hoa không thể ép buộc. Trong trường hợp đó, các “đồng chí” muốn đi Hồng Kông, chúng tôi sẽ giúp. Nhưng được hay không c̣n tuỳ thuộc vào chủ thuyền…”

    Anh Thu hỏi tới luôn:

    - Nếu chúng tôi muốn đi Hồng Kông th́ bao lâu cán bộ có thể giúp chúng tôi được?

    Cán bộ Ngô ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: “Từ một đến hai tuần.”

    Nghe vậy, tôi mừng quá. “Từ một đến hai tuần”. Nếu vậy, tại sao ḿnh không bắt đầu xin cán bộ Ngô ngay từ bây giờ?

    Trong lúc tôi đang bối rối không biết nói sao th́ cán bộ Ngô đứng dậy, nét mặt hơi thất vọng: “Thôi bây giờ, tôi phải đi. Những “đồng chí” nào muốn đi Hồng Kông cứ ghi tên xuống rồi báo cho tôi biết. Tôi sẽ lo liệu, đưa thẳng lên Bắc Hải, ngay tuần tới hoặc chậm nhất là tuần sau…

    C̣n tiếp....

  10. #230
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi cán bộ Ngô ra về, chúng tôi kéo nhau ra bờ suối bàn bạc chuyện đi ở. Tôi và anh Thu đều đồng ư, nhân cơ hội này phải đi Hồng Kông bằng mọi giá.

    Riêng anh Tiến th́ vẫn khư khư giữ quyết định ở lại Trung Quốc để “đóng góp một cái ǵ đó” cho quê hương đất nước khi có được “cơ hội ngàn năm một thuở”. Anh Tiến cũng ngỏ ư gửi chúng tôi người con trai tên H., 16 tuổi cho chúng tôi chăm nom trên đường tới Hồng Kông, để anh rảnh tay lo chuyện đại sự.

    Chuyện tṛ một hồi, cuối cùng anh Thu bảo tôi đi về trước báo tin cho gia đ́nh bà Trà biết để lập danh sách những người đi người ở, rồi chờ anh cùng đi gặp cán bộ Ngô. C̣n hai anh ở lại tṛ chuyện…

    Tôi đoán, khi ấy anh Thu t́m cách thuyết phục anh Tiến bỏ ư định ở lại Trung Quốc.

    Được tôi báo tin chính phủ Trung Quốc giúp cho mọi người đi Hồng Kông, gia đ́nh bà Trà rất mừng. Mọi người vui vẻ bàn tán, và trong thời gian ngắn tất cả đều đồng ư, chỉ có phụ nữ và con nít ở lại Trung Quốc chờ xuất cảnh chính thức, c̣n tất cả đều ghi tên đi Hồng Kông. Tôi ghi đầy đủ tên tuổi từng người trên một tờ giấy, rồi nôn nóng chờ anh Thu.

    Khoảng một tiếng đồng hồ sau, hai anh trở lại. Anh Thu mặt đỏ bừng, c̣n anh Tiến th́ vẫn giữ được vẻ thản nhiên ung dung cố hữu. Tôi đoán ngay, anh Thu không thành công. Quả nhiên, khi cầm danh sách tôi đă viết trong đó không có tên anh Tiến, anh Thu gật đầu không nói ǵ. Gấp tờ giấy làm tư, bỏ túi, anh Thu kéo tôi đi theo anh.

    Trên đường đi, anh Thu buồn lắm, nên không nói ǵ. Qua những ǵ hai anh tâm sự trong những ngày tháng trước đó, tôi được biết hai anh quen thân nhau suốt mấy chục năm qua. Hoàn cảnh gia đ́nh của hai anh cùng có những nỗi éo le riêng tư, nên cả hai anh đều đùm bọc, thương yêu nhau.

    Chỉ nguyên việc cả hai anh cùng vượt biên từ Sàig̣n qua ngả Hải Pḥng, Móng Cái, sang Trung Quốc, cũng đủ thấy t́nh thâm giao giữa hai anh sâu đậm như thế nào.

    Không ngờ, sau mấy chục năm ngọt bùi chia sẻ, khi đến Trung Quốc, chỉ v́ khác biệt về quan niệm đấu tranh, hai anh đành phải chia tay, mỗi người một đường.

    Đến chiêu đăi trạm khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, chúng tôi được đưa ngay vào pḥng khách chờ cán bộ Ngô. Không đầy 5 phút sau, cán bộ Ngô tươi cười bước vô. Nét mặt của ông lúc này không c̣n vẻ thất vọng, buồn bực như trước.

    Trái lại, ông vui vẻ niềm nở bắt tay anh Thu và tôi, rồi lịch sự mời hai chúng tôi ngồi. Vừa ngồi xuống, cán bộ Ngô nói ngay:

    - Sao, các anh đă có danh sách những người muốn đi Hồng Kông rồi phải không?

    Anh Thu rút tờ giấy từ túi áo, mở ra, vuốt lại cho ngay ngắn rồi đưa cho cán bộ Ngô:

    - Thưa cán bộ, trong danh sách này chúng tôi có tất cả 9 người muốn đi. Xin cán bộ cố gắng giúp đỡ, chúng tôi sẽ vĩnh viễn không quên ơn nghĩa của cán bộ.

    Cán bộ Ngô không nói ǵ, chỉ im lặng nh́n thoáng qua tờ giấy, rồi ông gật gù nói nhỏ như nói với chính ông:

    - Như vậy là “đồng chí” Tiến chấp nhận ở lại Trung Quốc? Tốt, đó là một quyết định sáng suốt của người chí sĩ yêu nước biết nắm lấy thời cơ…

    Tôi để ư thấy cách xưng hô của cán bộ Ngô khác hẳn lúc trước. Trong khi ông vẫn gọi anh Tiến là “đồng chí” th́ trái lại, với chúng tôi ông gọi là “các anh”.

    Cán bộ Ngô thong thả gấp tờ giấy làm tư, trao lại cho anh Thu và nói:

    - Như tôi đă tŕnh bầy với các anh, việc giúp cho các anh đi Hồng Kông là việc không chính thức của chúng tôi. V́ vậy, chúng tôi không thể giữ bất cứ giấy tờ ǵ liên quan đến việc này. Các anh về tổ chức một cuộc họp vào 1 giờ trưa ngày mai tại lán có đầy đủ cả 9 người trong danh sách này, sẽ có người thay mặt chúng tôi xuống “đả thông” tư tưởng cho cách anh lần chót rồi ngày mốt, các anh sẽ đi Bắc Hải với người đó. Các anh rơ chưa?

    Chúng tôi ngạc nhiên, không thể ngờ mọi việc lại dễ dàng và trôi chảy nhanh chóng như vậy. Chúng tôi c̣n đang lúng túng, chưa kịp trả lời sao th́ cán bộ Ngô đă đứng dậy nói:

    - Tất cả chỉ có vậy. Bây giờ các anh có thể về.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 06-06-2012 at 08:07 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •