Page 26 of 27 FirstFirst ... 16222324252627 LastLast
Results 251 to 260 of 265

Thread: ĐOẠN TRƯỜNG AI CÓ QUA CẦU MỚI HAY

  1. #251
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * Bài số 9 : Trại Tân Lập – Vĩnh Phú

    Nhờ vào gói quà 5 kg của gia đ́nh gởi mà chúng tôi cảm thấy bao tử ấm lên đôi chút và công việc của anh em toàn trại có phần sinh động.

    Đến khoảng tháng 4 năm 1978 trại điều động tất cả anh em chúng tôi đào địa đạo, giao thông hào, từ đó rộ lên tin tức Trung cộng đánh Việt Nam, ngày nào anh em tụm năm tụm bảy bàn tán mong t́m cho ḿnh một lối thoát, cuối cùng các nhà quân sự nhiều kinh nghiệm chiến trường (các anh chỉ huy quân đội) kết luận : Khi xảy ra chiến tranh th́ một là VC giam chúng ta trong trại và mượn tay Trung cộng pháo kích tiêu diệt chúng ta, trong trường hơp nầy ta chúng ta nên chạy theo anh em biệt kích, họ sống ở đây trước ta nên họ dẫn đường cho ta chay qua Trung Quốc tỵ nạn,v́ Hiệp định Paris 73 quy định không trả thù bên thua trận (trường hợp nầy 20% có thể xăy ra). Hai là VC sẽ chuyển ḿnh đến trại giam khác xa vùng chiến tranh (trường hơp thứ hai 80% xảy ra). Anh em truyền nhau khắp trại kế hoạch trên để thi hành nếu chiến tranh xảy ra.

    Đến tháng 8 năm 78 khi hoàn tất địa đạo là VC chuyển chúng tôi về trại Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú, trại chia thành nhiều phân trại gọi K1 K2 K3 và K4. . . ,K. nầy cách K kia khá xa nên không liên lạc đươc. Tôi và 1 số anh em giam ở K2, K2 gồm 4 dăy nhà bằng tre nứa lợp lá vách đất,cầu tiêu hôi hám bẩn thỉu. Lư do là trại nhốt chúng tôi quá đông và cầu xí làm theo kiểu cầu năm 1945, phía dưới bàn cầu là thùng đựng phân,phân bắc đối với miền Bắc, rất hiếm quư để trồng rau xanh v́ họ chưa sản xuất đươc phân uré. Chúng ta có ngờ rằng miền Bắc thua miền Nam gần 30 năm xây dưng đất nước (Năm 1975 cầu xí miền nam là cầu giội nước th́ miền Bắc c̣n xài cầu thùng! miền Nam có máy cày th́ miền Bắc c̣n dùng sức người và trâu ḅ kéo cày! Thế hệ sau năm 75 có tin sự thật ở xứ sở “đỉnh cao trí tuệ” “chiếc nôi của loài người” và “một ngàn lần anh hùng” chưa ?

    Ở K2 rất nhiều đồi chè (trà) nên có 2 đội phụ trách hái chè,làm cỏ và bón phân,tôi được xếp một trong 2 đội chè đó,ngày ngày chúng tôi hái chè khắp các đồi quanh K2 nên có dịp tiếp xúc với dân sống trong vùng. Lúc đầu họ sợ chúng tôi lắm nhưng sau vài lần làm quen th́ họ bắt đầu hỏi chuyện, họ cho biết công an nói các bác là thú dữ đội lớp người và khuyên chúng tôi hăy tránh xa,nhưng tôi thấy các bác nói chuyện rất văn hóa,lễ độ ! Tôi nhẹ nhàng trả lời với người đàn bà trạc tuổi chúng tôi rằng chúng tôi là người dân b́nh thường sống ở miền Nam chỉ biết lo làm ăn xây dưng gia đ́nh hạnh phúc bỗng dưng họ (ám chỉ CS) xua quân đánh chúng tôi buộc ḷng chúng tôi chống lại họ để bảo vệ gia đ́nh làng xóm,c̣n việc họ nói chúng tôi là ác quỷ là muốn hun đúc ư chí bộ đôi tàn sát đồng bào để cưởng chiếm miền Nam như quyết tâm của họ thôi bác ạ.

    Có lần đội chúng tôi có dịp hái chề gần mấy túp lều tranh của dân (khoảng độ 10 mét),nghe tiếng khóc trẻ thơ rất bi thảm, chúng tôi mong gặp ai đó để hỏi thăm em bé đồng thời may ra nhờ họ mua giùm ít thức ăn chăng ? Vài phút sau thấy có người đi cách chúng tôi 4 mét tôi vội hỏi sao nghe em bé khóc từ sáng tới giờ vậy bác? người đàn bà gây guộc không khác ǵ chúng tôi, tiến nhanh đến ngồi dưới gốc chè gần đó,v́ sợ cán ngố phát hiện, bà ấy nói cám ơn các bác quan tâm,cháu bị sốt 2 ngày,cho uống xuyên tâm liên mà không giảm, tôi định lên trạm y tế xin thuốc. Anh Chánh đang đứng gần đó lấy 2 viên thuốc ngoại Tylenol mà vợ vừa gởi cho, và dặn lần uống nữa viên ngày uống 2 lần, người đàn bà quê mùa chất phác mừng rỡ cám ơn lia lịa và chạy vội về nhà. . .

    Bị nhồi nhét tư tưởng Hồ tăc là “sống để thù hằn, đố kỵ và sát hại đồng loại” nên khi VC giải chúng tôi đến cảng Hải Pḥng là bị chào đón gạch đá. Đến lúc họ (đồng bào ngoài Bắc) tiếp xúc chúng tôi th́ họ mới biết ḿnh bị lừa dối trong mấy chục năm qua.

    * Bài số 10 : Anh Tùng, Trưởng ban thi đua (*)

    Ở K2 cũng như các phân trại khác đều có ban thi đua gồm Trưởng ban, Phó ban và thêm 1 hay 2 người nữa , những người nầy do trại chọn nhưng thường là tù h́nh sự gần măn hạn tù, nhiệm vụ của họ là theo dơi hành vi nghi ngờ của chúng tôi để báo cáo lên cai tù và lo các sinh hoạt trong và ngoài trại.

    Chúng tôi ở K2 tới năm 1980(?) th́ thấy anh Tùng , lần đầu tiên một người tù chánh trị , lên làm Trưởng ban thị đua,tất cả chúng tôi đều mừng trong bụng,dù sao cũng dễ dăi hơn h́nh sự .

    Bữa đầu tiên thi đua ra khám xét anh em chúng tôi đi lao động về, thấy anh Tùng nét mặt rất nghiêm và xét rất kỹ để cán ngố đứng gần đó thấy khỏi nghi ngờ anh Tùng cùng phe phía chúng tôi.Nh́n củi, rau khoai chúng tôi bỏ lại cán ngố hài ḷng về anh Tùng c̣n chúng tôi bắt đầu có cái ǵ đó lấn cấn với anh Tùng thi đua, nhưng dần dần việc khám xét hàng ngày được nới lỏng nên anh em nấu nướng thoải mái.

    Tôi nhớ có một lần trại tập trung anh em chúng tôi xuống hội trường để nghe ban giám thị nói chuyện về Mác Lê. Lợi dụng trong lúc cán ngố chưa tới anh Tùng đem báo Nga, tiếng Việt (giống như Thế giới tư do ngày xưa) ra chỉ cho anh em thấy Nga đang trên đường đổi mới như cấp đất cho nông dân canh tác, cho dân buôn bán lẻ v.v. . đến khi cán ngố đến anh Tùng vội cất báo và giao hội trường cho cán ngố. Thời điểm đó chúng tôi không có một chút thông tin bên ngoài, thơ gia đ́nh gởi vào bi bọn họ kiểm duyệt, nhờ có anh tùng can đảm cho chúng tôi thấy có chút hy vọng, VN sẽ bắt chước Liên Sô cho dân bớt nghèo khổ, và chúng tôi sớm đoàn tụ với gia đ́nh, hành động lén phổ biến tin tức cho anh em thật đáng ngưỡng mộ!

    Thời gian sau tôi được cán ngố trại cho tôi vào toán mỹ nghệ làm việc trong trại, không lao động bên ngoài như trước (sẽ nói trong bài 11, nghệ nhân bất đắc dĩ) nên đươc gần gủi với anh Tùng hơn. Có lần anh Tùng thăm nuôi vào, đải ban thi đua và ban mỹ nghệ 1 bửa ăn đề đời, mười đứa chúng tôi ngồi quanh ḷ than củi nướng từng khoanh bánh ḿ rồi trét bơ và đường ăn , bửa ăn thật tuyệt vời không bao giờ xóa nḥa trong kư ức .

    Anh Tùng ơi ! viết một chút về anh để nói lên sự kính trọng và quí mến, anh không v́ quyền lợi cá nhân mà bọn cai ngục dành cho thi đua mà đối xử cạn tàu ráo máng với anh em, trái lại anh sẵn sàng từ bỏ cái cỏn con để trở về trong ṿng tay thương yêu của đồng đội .Có lần chính anh canh chừng cán ngố để tôi hái trái bí dấu trong bao đem vào trại , việc nhỏ nhưng nói lên t́nh huynh đệ chi binh thắm thiết. Không như một vài anh em đươc cán ngố hứa cho một chút quyền lợi mà làm antène, đâm sau lưng chiến sĩ.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 04-04-2015 at 12:58 PM.

  2. #252
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Bài số 10 : Anh Tùng, Trưởng ban thi đua (*)

    Ở K2 cũng như các phân trại khác đều có ban thi đua gồm Trưởng ban, Phó ban và thêm 1 hay 2 người nữa , những người nầy do trại chọn nhưng thường là tù h́nh sự gần măn hạn tù, nhiệm vụ của họ là theo dơi hành vi nghi ngờ của chúng tôi để báo cáo lên cai tù và lo các sinh hoạt trong và ngoài trại.

    Chúng tôi ở K2 tới năm 1980(?) th́ thấy anh Tùng , lần đầu tiên một người tù chánh trị , lên làm Trưởng ban thị đua,tất cả chúng tôi đều mừng trong bụng,dù sao cũng dễ dăi hơn h́nh sự .

    Bữa đầu tiên thi đua ra khám xét anh em chúng tôi đi lao động về, thấy anh Tùng nét mặt rất nghiêm và xét rất kỹ để cán ngố đứng gần đó thấy khỏi nghi ngờ anh Tùng cùng phe phía chúng tôi.Nh́n củi, rau khoai chúng tôi bỏ lại cán ngố hài ḷng về anh Tùng c̣n chúng tôi bắt đầu có cái ǵ đó lấn cấn với anh Tùng thi đua, nhưng dần dần việc khám xét hàng ngày được nới lỏng nên anh em nấu nướng thoải mái.

    Tôi nhớ có một lần trại tập trung anh em chúng tôi xuống hội trường để nghe ban giám thị nói chuyện về Mác Lê. Lợi dụng trong lúc cán ngố chưa tới anh Tùng đem báo Nga, tiếng Việt (giống như Thế giới tư do ngày xưa) ra chỉ cho anh em thấy Nga đang trên đường đổi mới như cấp đất cho nông dân canh tác, cho dân buôn bán lẻ v.v. . đến khi cán ngố đến anh Tùng vội cất báo và giao hội trường cho cán ngố. Thời điểm đó chúng tôi không có một chút thông tin bên ngoài, thơ gia đ́nh gởi vào bi bọn họ kiểm duyệt, nhờ có anh tùng can đảm cho chúng tôi thấy có chút hy vọng, VN sẽ bắt chước Liên Sô cho dân bớt nghèo khổ, và chúng tôi sớm đoàn tụ với gia đ́nh, hành động lén phổ biến tin tức cho anh em thật đáng ngưỡng mộ!

    Thời gian sau tôi được cán ngố trại cho tôi vào toán mỹ nghệ làm việc trong trại, không lao động bên ngoài như trước (sẽ nói trong bài 11, nghệ nhân bất đắc dĩ) nên đươc gần gủi với anh Tùng hơn. Có lần anh Tùng thăm nuôi vào, đải ban thi đua và ban mỹ nghệ 1 bửa ăn đề đời, mười đứa chúng tôi ngồi quanh ḷ than củi nướng từng khoanh bánh ḿ rồi trét bơ và đường ăn , bửa ăn thật tuyệt vời không bao giờ xóa nḥa trong kư ức .

    Anh Tùng ơi ! viết một chút về anh để nói lên sự kính trọng và quí mến, anh không v́ quyền lợi cá nhân mà bọn cai ngục dành cho thi đua mà đối xử cạn tàu ráo máng với anh em, trái lại anh sẵn sàng từ bỏ cái cỏn con để trở về trong ṿng tay thương yêu của đồng đội .Có lần chính anh canh chừng cán ngố để tôi hái trái bí dấu trong bao đem vào trại , việc nhỏ nhưng nói lên t́nh huynh đệ chi binh thắm thiết. Không như một vài anh em đươc cán ngố hứa cho một chút quyền lợi mà làm antène, đâm sau lưng chiến sĩ.

    * Bài số 11 : Nghệ nhân bất đắc dĩ.

    Khi đi hái chè, tôi và anh Nguyễn Đức Quát, lén lượm một vài mảnh kim khí nhỏ giấu đem về trại làm thành mũi khắc và tập khắc trên gỗ, tre, nứa và nhuôm. Nổi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân cộng với cơn đói triền miên năm nầy qua tháng khác biến thành nỗi đam mê. Tôi và anh Quát cùng nhau học hỏi , góp ư và khắc nhiều thứ, khắc để quên , quên tất cả.

    Rồi một hôm anh Quát luợm về cái sừng trâu, chúng tôi bàn thử biến cải cái sừng nấy thành vật kỷ niệm gởi cho vợ con.Từ đó chúng tôi thật sự vào nghề làm sừng.Hai năm sau, từ cái sừng trâu xù x́ vứt ngoài đống rác chúng tôi biến thành lọ hoa, gạt tàn thuốc thuyến buồn v.v. . . .Bọn cai ngục bắt đầu để ư, chúng thành lập toán mỹ nghệ gồm các anh : Nguyễn Bửu Đai(họa sĩ) anh Trần Đ́nh Tâm (khéo tay),phụ tạo h́nh,anh Quát và tôi.Từ đó tôi trở thành nghệ nhân bất đắc dĩ.

    Sản phẩm chúng tôi làm ra đều trưng bày trong tủ kính để tặng các phái đoàn ngoại quốc đến viếng trai.

    Viết đến đây ḷng tôi bỗng nghẹn ngào tưởng nhớ người bạn quá cố, anh Nguyễn Đức Quát, trong lao tù CS chúng tôi miệt mài nghề sừng, thấy anh thỉnh thoảng ôm bụng mặt mày nhăn nhó than đau. Cứ mỗi lần như thế là anh trăng trối lời chia tay vĩnh biệt . Khi trả tự do về khám mới biết đau bao tử đă 8 năm qua nhưng không chữa trị nay đến thời kỳ cuối vô phương cứu chửa. Trước khi lên phi cơ đi định cư 1ngày, anh đă vĩnh viễn ra đi,bỏ lại vợ con, người thân và bạn bè.

    Anh Quát ơi! Trong tù anh thường bảo : “Tôi mong ngày nào được về gia đ́nh sẽ mở cuộc triển lăm đồ sừng để tŕnh làng những điều ḿnh khám phá đươc trong ngành điêu khác sừng” . Thấy ước mơ lúc đó là tiếng kêu vô vọng, là tiếng gào ngoài sa mạc, v́ đă quá ṃn mỏi với ngày về trong mười mấy năm qua vẫn c̣n mờ mịt . . .chỉ c̣n được chăng ngày rũ nắm xương tàn trong ngục thất. Tôi viết bài thơ “ Một ươc mơ” tặng anh :

    Có một chiều gió dịu nắng tơ.
    Th́ thầm anh hứa với “ước mơ”.
    Nén ḷng chờ đợi vài năm nữa.
    Duyên phận chúng ḿnh đẹp như mơ
    Đến nay tàn lụn mấy cái thu.
    “Ươc mơ” đổ lệ gợn mây mù.
    Miếng trầu đă héo phai mùi rượu.
    Có biết cô pḥng khổ lắm ru?

    Khi được qua Mỹ tôi đă biến ước mơ của chúng ta thành sự thật.Hồn anh chắc nương theo ngàn cây ngọn cỏ, phản phất đâu đây đă nh́n thấy 2 cuộc triển lăm đồ sừng, một Bắc và một Nam Cali thành công mỹ măn.

    c̣n tiếp...

  3. #253
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * Bài số 12 : Thăm nuôi

    Năm 1977, một nhóm phụ nữ VN có chồng là tù CS đă di tản được qua Mỹ trước ngày SàiG̣n thất thủ, thành lập Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị VN gồm 8 thành viên đứng đầu là Bà Khúc Minh Thơ gởi kiến nghị cho Quốc hội Mỹ và đến găp Tổng Thống Reagan xin can thiệp để tù cải tạo đươc đối xử như tù hàng binh quốc tế , rồi thế giới tự do đồng loạt lên án chính sách “giết tù không cần gươm giáo”của VC ,nhờ đó mà chúng cho gia đ́nh thăm nuôi.

    Đầu năm 1980( không nhớ rơ) ở K2 thấy có một số anh em được gia đ́nh đến thăm,tiếp tế thức ăn và thuốc men làm cả K2 sống trong hy vọng đợi chờ . . .

    C̣n tôi!? biết gia đ́nh ḿnh gặp khó khăn : một người vơ chân yếu tay mềm,bị đuổi ra khỏi nhà với 3 đứa con, đứa lớn mới 9 tuổi nhỏ 3 tuổi và một túi quần áo làm sao sống nổi? hai bên thân quyến cũng cùng số phận nên đành tự lực cánh sinh, không bao giờ tôi dám nghỉ đến gặp mặt vợ trong ngục tù. Mặc dù qua những lá thư vợ gởi đều giấu giếm sự thiếu thốn nghèo đói của gia đ́nh sợ trong tù tôi đă ngập tràn khổ nhục nên không muốn tôi khổ thêm. Nhưng em ơi ! cái câu “Anh ơi! sóng gió nào rồi cũng sẽ qua, nhưng liệu ta có đủ sức chống chọi để c̣n đươc sinh tồn hay không anh?” mà em viết cho anh đă tố cáo cái tội “lời nói dối đáng yêu” của em . Cầu mong ơn trên phù hộ cho gia đ́nh tôi đủ nghị lực để đươc sinh tồn,c̣n tôi chỉ lấy “niềm vui thăm nuôi” của anh em làm niềm vui của ḿnh, dốc toàn lực chiến đấu với thời gian mong ngày về găp mặt vơ con cho dù lần cuối để vào thiên thu . . .

    Rồi sáng ngày 15 tháng 1985 khi các đội tập trung để xuất trại đi lao động như thường lệ, cán ngố đọc 5 người ở nhà(thường là có thăm nuôi) trong đó có tên tôi, cả đội hướng về phía chúng tôi nở nụ cười chia sẻ niềm vui được gặp người thân. Trên đường trở vô trại, chân tôi như khờ dại, đôi môi mấp máy và đôi mắt dường như bất động để ngăn nước mắt tuôn trào. Tôi tư hỏi làm sao, làm cách nào mà vợ tôi ra thăm tôi, đây là thật hay mơ?

    Đến 10 giờ khi tôi c̣n cách nhà thăm nuôi 5 mét tôi thấy vợ tôi nh́n t́m tôi trong số 5 người, c̣n tôi nh́n thấy vợ tôi già trước thời gian,thân h́nh tiêu tuỵ mắt sâu thâm quầng, khi bước vào nhà thăm nuôi tôi nghe tiếng “ANH !” rồi …tiếng khóc nức nở, vợ tôi ngả quỵ trên bàn hai tay với nắm tay tôi, tôi giữ chặc bàn tay gầy guộc thân yêu để san sẻ nổi gian truân khốn khó vượt ngàn dậm đường thăm chồng.10 phút qua nước mắt khô cạn, vợ tôi ngước nh́n tôi như muốn nói điều ǵ đó nhưng thấy con nữ cán ngố ngồi cạnh bên đang theo dơi cuộc nói chuyện của chúng tôi, tôi hỏi vợ là con chúng ḿnh đă lên đai học chứ em ? Nh́n con cán ngố rồi nh́n tôi vợ tôi buồn bả trả lời v́ hoàn cảnh nên 2 đứa lớn nghỉ học và làm công nhân xưởng dệt nhờ thế mà em có điều kiện ra thăm anh, em biết làm thế là trái ư anh,nhưng vật cản quá lớn em không vượt qua nổi anh thông cảm cho em!
    Tôi hiểu ngay lời bóng gió của vợ là v́ lư lịch mà con đành nghỉ học, tôi an ủi : mỗi gia đ́nh có số phận mà Thượng đế dành cho ḿnh hăy chấp nhận nha em.

    Đúng 1 tiếng thăm gặp, cán ngố kêu vào trại, tôi nói lời chia tay và gánh quà đi không dám nh́n lại chỉ nghe : Anh ! anh ơi ! em thương anh trọn kiếp . . .

    *Bài 13 : Thơ cho bạn

    Lời tác giả : Tên các nhân vật trong thơ do tác giả đặt để tránh tên chính người trong câu chuyện, nếu có trùng hợp với ai là ngoài ư muốn tác giả . Trân trọng.

    Trong chuyến thăm nuôi của bà xă vừa qua tôi lén chuyển mảnh giấy nhỏ của anh Hiền gởi mẹ anh ra thăm nuôi và mang thuốc trị bịnh phổi gắp v́ bịnh quá trầm trọng chỉ nằm một chỗ . Vừa về đến nhà, bà xă sắp xếp công việc cho các con, là đi ngay xuống nhà má anh Hiền để trao lời nhắn! Chưa đọc hết thơ là bà cụ ngă người vào ṿng tay tôi (tức của bà xă) khóc tức tưởi, rồi anh trai, em gái chạy đến lấy mẩu giấy trên tay mẹ xem, ḥa lên khóc,tiếng khóc t́nh mẫu tử,tiếng khóc của t́nh máu mũ quyện vào nhau tạo thành 1 thứ âm thanh ai oán năo nề. . . .

    Đợi giây phút xúc động lắng xuống, tôi hỏi chị Trà Mi,vợ anh Hiền ? bà cụ nh́n tôi một giây rồi buồn bă nói : con và Trà Mi trước là bạn học cùng lớp cùng trường thương yêu như ruột thịt thế mà giờ con là “thiên thần chung thủy” c̣n Trà Mi là “ác quỷ tà dâm”, tại sao gần đèn mà u tối quá! Tôi chưa hiểu nên hỏi lại : thưa con chưa hiểu, bác có thể nói rơ hơn một chút thưa bác ?

    Bà cụ nói: khi thằng Hiền đi tù, 3 năm sau là nó đi lấy chồng và dẫn 2 đứa cháu tôi biền biệt! Thật t́nh tôi (bà xă) choáng váng mặt mày, không dám gợi thêm niềm đau của mẹ anh Hiền nên cáo biệt ra về.

    Suy nghỉ, đắng đo măi tôi quyết định viết thư cho Trà Mi và gởi về địa chỉ mẹ chị ấy với ước mong Trà Mi trờ về bến cũ:

    Trà Mi thương mến !

    Đến nhà mẹ anh Hiền mới biết bồ(dùng chữ bồ như ngày chúng ḿnh c̣n đi học cho thân mật) đă bỏ anh Hiền mà đi lấy chồng khác, tôi quá ngạc nhiên là tại sao bồ làm thế ,bồ c̣n nhớ là khi chúng ḿnh học lớp đệ nhất thầy dạy triết học đă trang bị cho chúng ḿnh cái đạo đức Đông phương và thầy c̣n dặn chúng ḿnh phải nhập tâm khi bước qua ngưỡng cửa của cuộc đời! Hay là bồ cho rằng ở vậy 3 năm là đủ nghĩa vợ chồng ? Bồ sai rồi, khi người chồng chết th́ vợ tang chồng 3 năm, c̣n anh Hiền chưa chết, đang rên xiết trong ngục tù CS, lẽ ra bồ đem tất cả t́nh thương của gia đ́nh để truyền sức sống cho anh ấy. Tôi tiếc cho bồ ngày xưa bồ là nhà đạo đức hoc nhất lớp, bài luận : You may be one person to the world but you may be the world to one person (Đối với thế giới bạn chỉ là một con người,nhưng đối với ai đó bạn là cả một thế giới) bồ lư luận sắc bén đến nổi báo chí Saigon khen ngợi và tên Trà Mi đươc giới học sinh sinh viên mến mộ mà giờ bồ đành đoạn xóa bỏ niềm hảnh diện thời áo trắng để rẽ qua con đường không quang đảng, không được hoan nghinh sao? !

    Mẹ anh Hiền nói sẽ bỏ qua tất cả nếu bồ trở lại và đưa 2 cháu ra thăm anh Hiền để anh ấy biết vợ ḿnh vẫn quan tâm với ḿnh và nhất là để 2 cháu gọi một tiếng BỐ sau 10 năm xa cách! Bồ ơi ! mẹ Hiền đă giấu giếm anh Hiền chuyện “đ̣ ngang” của bồ bảy năm nay,viết thư cho anh Hiền mẹ nói quanh co, tại, bị, thế nầy, thế nọ, mà vợ con chưa thăm con đươc! v́ người sợ anh Hiền không chịu nổi áp lực ngàn cân! Bồ có thấy t́nh mẹ như núi như sông, c̣n bồ đành đoạn để 2 đứa con bồ mồ côi cha, không nói ra,chúng âm thầm đau khổ, bồ đă giẫm nát t́nh cha con để chạy theo bóng ma hạnh phúc riêng tư của bồ? !

    Đoạn trường có qua cầu mới biết,tôi vừa đi thăm ông xả, tôi cùng mấy người bạn đứng trong nhà thăm nuôi không ai bảo ai, cứ lấy khăn đè nén nước mắt tuôn trào khi nh́n các anh bị lùa đi lao động dưới hàng súng của bọn chó vàng, các anh kéo đất đá như con súc vật, các anh vác nứa, gổ như con lừa ngoài sa mạc, án KHỔ SAI tội lắm bồ ơi!

    Bồ hăy nghỉ lại mà trở về đường ngay nẻo chánh, hăy làm lại cuộc đời, đừng nhẫn tâm giết chết một người chồng chung t́nh, một chiến sĩ VNCH v́ bảo vệ tư do hạnh phúc cho đồng bào mà ra nông nổi !

    Mến chào - Nguyễn Huỳnh Trâm Anh

    C̣n tiếp...

  4. #254
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * Bài 14 : Chiếc phao của tù cải tạo

    Ngoài biển, nếu tàu thuyền bị ch́m th́ người ta nhờ chiếc phao để sống, c̣n trong tù anh em chúng tôi cũng có chiếc phao bám lấy để nuôi hy vọng, nếu không, chắc anh em chúng tôi không c̣n bao nhiêu người trở về với gia đ́nh.

    CHIẾC PHAO GIA Đ̀NH: cái niềm tin mănh liệt nhất là vợ con. Sáng 30 tháng 4/75 tôi lên xe jeep để di tản, chỉ v́ Đại úy Tâm ngồi kế bên nhắc tới vợ con nhỏ dại , và tàu vượt biện ḿnh mỏng manh quá (tàu đánh cá) liệu chống cự được tàu hải quân CS không?,thú thật lúc ḿnh bối rối, tinh thần không ổn định, nên ai nói ǵ cũng nghe theo !tôi quyết định xuống xe về gặp vơ con thân yêu 1 lần rồi ra sao cũng chịu, quyết định sai lầm phải trả giá quá đắt: lảnh 17 năm tù chung thân khổ sai.Nếu không nghe anh Tâm th́ tôi đă qua miền đất hứa an toàn.

    Trung Tá Hoàn cùng đơn vị với tôi,sau khi biết ḿnh không di tản được để cùng sống với vợ con bên Mỹ (vợ di tản trước qua Mỹ) phải trối trăng :vợ tôi với đàn con nhỏ 5 đứa ở Mỹ chỉ có làm đỉ để nuôi con, thôi th́ tôi chết để khỏi thấy cảnh đau ḷng! rồi một tiếng “đoành” Trung Tá Hoàn gục trên bên vũng máu! viết đến đây tôi phải ngừng để lau nước mắt khóc niên trưởng v́ nợ nước thù nhà phải đi vào vùng miên viễn đời ḿnh. Ḿnh phán đoán sai rồi anh Hoàn,vơ con anh được các hội từ thiện bên Mỹ lo ăn học giờ thành người hữu dụng của xả hội. Họ chắc xúc động tột cùng khi biết v́ thương họ mà đành kết thúc đời ḿnh trong đắng cay tủi nhuc ! ! !.

    Đại úy Chánh cùng đơn vị, đă qua tới đảo Guam cũng v́ thương vợ nhớ con nên khi nghe đài VC phóng nộc độc kêu gọi trở về sẽ đươc khoan hồng nhưng khi tàu về bến Vũng Tàu CS xuống lục xét rồi bắt tất cả anh em trên tàu nhốt trong pḥng chạy ra Hải Pḥng và đưa về K2/Tân Lập, lảnh án khổ sai 17 năm. Lời nói láo trơ trẽn dối trá có lẽ chỉ có ở quân rừng rú CS mà thôi. Đem cả chiếc tàu về cho chúng nó mà có đươc găp mặt vợ con và có giảm án năm nào đâu? Nên nói tới VN th́ cả thế giới tự do khinh bỉ . Có bạn trách móc chúng tôi v́ thương gia đ́nh nên óc phán xét hời hợt về cái mưu mô xảo quyệt của con cháu hồ chí minh. Xét về lư th́ đúng nhưng về t́nh có lẽ ai trong cuộc th́ mới thông cảm chúng tôi tại sao chúng tôi quyết định ở lại VN để lảnh án khổ sai biệt xứ ! ! !

    Ba h́nh ảnh trên mà chỉ có cùng một ước nguyện: Thời chiến , chúng tôi hy sinh thời gian cho chiến trường, người lính trận,sau mỗi trận quần thảo với quân thù chỉ có 24 giờ phép trừ 8 giờ di chuyển chỉ c̣n 16 giờ cùng vợ con! thời gian cho gia đ́nh gần như không có, giờ nếu bỏ đi là vĩnh viễn xa nhau.thà chấp nhận cái chết mà c̣n được gần vợ con lần cuối và đươc nh́n h́nh ảnh thân thương mỗi khi vợ con đến viếng mộ ḿnh! ! !

    CHIẾC PHAO “CỦ BỰ” : V́ sợ cán ngố biết những tin tức bí mật mà anh em có đươc sẽ bị đổ bể và sẽ bị bọn ác ôn khát máu chó vàng hành hạ thân xác, nên anh em dùng ngụy danh là “củ bự” để chỉ những tin tức đó.


    Thời gian anh em trong trại giam CS hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, cả đồng bào cũng như anh em chúng tôi không có tin tức ǵ từ bên ngoài nước VN. Nguồn tin tức bí mật rất chính xác liên quan đến chúng tôi qua ngă thăm nuôi nhờ vậy mà chúng tôi ôm phao “củ bư” để sống!.

    Có hai loại tin tức: tin tức trực tiếp và tin tức gián tiếp: Nguồn tin trực tiếp là anh em lấy từ thân nhân bên Mỹ về VN, vào thăm chồng con và lén báo tin chúng tôi, nguồi tin gián tiếp là tin từ nước ngoài báo về thân nhân ở VN để họ vào thăm nuôi báo lai

    .Khi có “củ bự” nhóm đánh giá (gồm những anh giàu kinh nghiệm về sưu tầm) họp bàn để xếp loại tin tức gồm: loại A=đáng tin cậy,B=tin cậy trên 50% và loại F=không đánh giá đươc.Sau khi đánh giá chúng tôi phổ biến cho anh em, dĩ nhiên chúng tôi tránh các tên antène đâm sau lưng chiến sĩ.

    Tin tức chúng tôi có được bắt đầu năm 1982 hay 83 (không nhớ) là tin bà Khúc Minh Thơ lập kiến nghị xin TT.Ronald Reagan và Quốc Hội can thiệp với VC thả tù cải tạo, tới tin Robert L. Funseth,phụ tá Thứ Trưởng ngoại giao “đặc cử” lo Tù Nhân chính tri VN.Anh em chúng tôi vui mừng rơi nước mắt, nét mặt mỗi người ẩn hiện NIỀM TIN VÀ HY VỌNG.

    Ngày 29/7/89, sau một thời gian dài thương thảo với những đ̣i hỏi ngang ngược bọn lừa đảo VC, một thỏa hiệp giửa CS và Hoa Kỳ cho phép “cựu tù nhân cải tạo” được sang Hoa Kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation = diện nhân đạo).

    * Bài 15 : Trại Ba Sao - Nam Hà .

    Năm 1985 tới 1988 CS ồ ạt thả tù cải tạo theo thỏa hiệp giữa Mỹ và VC c̣n lại một số ít (khoảng trên dưới 200 người) chúng tập trung về trai Ba Sao/Nam Hà. Đây là trại tù xây dựng từ lâu đời,giống như trại Trung Ương số 1 trên Lào Cay. Cuộc sống anh em chúng tôi tương đối thoải mái hơn. Chúng tôi được phép qua khu Tướng và Đai tá trà đàm hay cùng nhau chia sẻ miếng bánh ngọt một điếu thuốc lào. Nhờ vậy tôi biết đươc vài câu chuyện đặc biệt của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Đỗ Kế Giai, Đại Tá Lê Đ́nh Luân (tôi đă viết và đă đăng trên FB năm 2014) c̣n vài người nữa tôi sẽ viết sau nầy.

    Quà cáp th́ tiếp tế tự do không giới hạn như trước, nhờ thế anh em khoẻ mạnh hồng hào : Tướng Tá th́ trông nét mặt hào hùng oai phong, c̣n cấp lảnh đạo Quốc Gia th́ thông minh đỉnh đạt . Chính nơi nầy tôi tiêp xúc các tướng tá một thời oanh liệt, kể cho nghe về chiến tích lẫy lừng : Mậu Thân, Quảng trị, mùa hè đỏ lửa v.v. . .

    Công việc lao động cũng giống như các trại khác: cấp trung tá trở xuống th́ làm nông nghiệp (Trồng lúa bắp khoai sắn). Có điều lao động thoải mái hơn so với trước, khi ra hiện trường anh em tự động làm theo sức chứ không như trước,tên quản giáo sau khi giao việc cho Đội trưởng là vào bóng mát ngồi trà lá cho đến giờ dẫn đội về. Riêng tôi tự đặt cho ḿnh một câu hỏi( để níu kéo hy vọng !) “Có phải chăng CS coi trọng sự sống của chúng tôi v́ t́nh đồng loại hay v́ để mặc cả dollars với Mỹ ?!”(Human trade = Bán tù) và câu trả lời dưới đậy:

    Theo nguồn tin đáng tin cậy từ người vợ của một Thiếu Tướng ở Mỹ bay về thăm nuôi chồng khẳng định : tên Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố là “c̣n một số ít người chế độ củ đă gây tội ác tày trời với nhân dân đem bắn họ 8 lần cũng chưa hết tội” Bộ ngoại giao Mỹ cử Đặc sứ đến thương thảo VC thả chúng tôi ra và sẽ được Mỹ đền bù thuốc men dụng cụ y tế và Bác sĩ chăm sốc sức khoẻ cho dân chúng .Cuộc thương thảo rất là gây go với đ̣i hỏi phi lư của CS,nào là tiền bồi thường chiến tranh 3 tỷ 5, nào tiền chất đọc da cam.Mỹ trả lời là việc thả tù là việc nhân đạo nên chánh phủ Mỹ chỉ đền bù bằng nhân đạo thôi. Họ chỉ muốn ṿi vĩnh tiền bạc nên họ bảo thả anh em chúng tôi ra chúng tôi sẽ gây tội ác tiếp và Đặc sứ Mỹ trả lời VẬY CÁC ÔNG CHO CHÚNG TÔI BÓC HỌ THẲNG TỪ TRAI GIAM C̉N GIA Đ̀NH HỌ SẼ RA ĐI CÓ TRẬT TỰ SAU.

    Thú thật khi nghe Nguyễn văn Linh tuyên bố chúng tôi như người chới với ngoài biển cả vả đươc Mỹ thả phao cứu sống anh em chúng tôi. Từ đó rộ lên nhiều tin đồn xoay quanh <bóc thẳng> như chúng tôi sẽ đươc VC may cho mỗi người 1 bộ đồ để đi Mỹ, có vài can bộ nữ cho địa chỉ để gỏi thơ sau nầy, rồi 1 số cán ngố đối xử khá tử tế với chúng tôi, dù là tin đồn (không có thật) nhưng giúp chúng tôi giữ vững NIỀM TIN.

    Lời tác giả : V́ an ninh cho người thân của Thiếu Tướng c̣n ở VN nên tác giả không nêu tên. Trước khi ra về phu nhân Thiếu Tướng có vào găp Trưởng trại xin gởi tiền mua tặng chúng tôi mỗi người một ít, nghĩa cử cao quí nầy chúng tôi không bao giờ quên./.

    C̣n tiếp...

  5. #255
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Bài 16 : Đội rau xanh Đại Tá .

    Tin tức “bóc thẳng” chỉ sống 4 tuần th́ chết ngủm. Nguồn tin kế tiếp cho biết là VC thấy không bắt bí đươc Mỹ nên chấp thuận đề nghị viện trợ nhân đạo để thả chúng tôi ra với điều kiện lập thủ tục định cư nước Mỹ ngay sau đó!( điều kiện của phía Mỹ đưa ra)

    Lần đầu tiên cấp Đại tá cho ra ngoài lao động, tôi thấy họ rất vui v́ bi giam giữ trên mười năm trong nhà giam với công việc viết quá tŕnh hoạt động của họ, rất tồi túng, họ muốn ra ngoài vận động để có chút sức khoẻ .Tất cả Đại tá trên dưới 60 người thành lập đội rau xanh (trồng rau cải, đồ hàng bông) do Đại tá Lê Đ́nh Luân làm Đội trưởng. Một khoảnh đất rộng độ 2 mẫu nằm bên hông trại, nơi đây ngày ngày đội rau xanh đến chăm sóc rau, mùa nắng chủ yếu là rau muống,mùa lạnh th́ bắp cải ,su hào.

    Công việc nhẹ nhàng hợp với sức khoẻ Đai tá, vốn dĩ siêng năng cần mẫn và có trách nhiệm, rau tươi tốt quanh năm được Trưởng trại khen ngợi,lời khen ngợi của cai tù chính là “gậy ông đập lưng ông” !

    Đội rau xanh cải tạo trưởng trai và đám cán ngố VC: Chúng tôi thua trận, các anh đem hệ thống nhà tù ngoại lai từ Liên Sô để trà thù chúng tôi cho tới chết, trái lại chúng tôi dù ở hoàn cảnh nào cũng lấy cái BAO DUNG ĐỘ LƯỢNG mà chúng tôi đươc ông cha và các bậc thầy cô đáng kính đă dạy bảo từ lúc chúng tôi mới cấp sách tới trường, nên trong mắt chúng tôi các anh là huynh đệ và mong các anh lấy t́nh thương xóa bỏ hận thù cho mẹ VIỆTNAM không c̣n cảnh NỒI DA NẤU THỊT!

    Ở đội rau xanh , có vài vị đáng để thế hệ sau 1975 thán phuc và hảnh diện v́ họ:

    Đại tá Lê Đ́nh Luân,tôi đă viết và đăng tháng 7 năm 2014, tôi đăng lại cùng lúc với bài nầy để QV. nào chưa đọc sẽ đọc.

    Đại Tá Nguyễn Văn Của(anh Của), vợ con di tản qua Mỹ trước 30 tháng 4 và đươc hội từ thiện bên Mỹ giúp đỡ các con đều có công ăn việc làm vừa đi học đại học (college) 5 năm sau đứa lớn tốt nghiệp đi làm nuôi mẹ và các em vừa gởi tiền về nuôi cha trong tù đầy đủ (100 dollars một tháng). Với số tiền mồ hôi nước mắt của đứa con trai đầu ḷng, Anh Của tâm sự với anh em trong đội rau xanh là sẽ xử dụng đúng mức cho xứng đáng t́nh thương yêu của người con hiếu thảo. Thức ăn anh Của chia sẻ cho anh em kém may mắn, c̣n thuốc men th́ giúp đỡ anh em kể cả cán ngố và cán ngố nữ khi con họ bịnh nặng,Anh Của thường nói ḿnh lấy t́nh thương thay cường bạo, cho bọn CS biết chúng tôi không phải là người ác ôn,uống máu ăn thịt người như đảng CS của các anh tuyện truyền mà chúng tôi lấy t́nh thương đồng loại, khi chiến tranh kết thúc,kẽ thua trận là người máu đỏ da vàng là người đáng thương chứ không là ĐÁNG GHÉT

    Sau nầy thỉnh thoảng trại cho cán ngố dẫn 1 số anh em đội rau xanh đi chợ Ba Sao mua thức ăn, điều làm anh em hảnh diện là đồng bào thấy anh em xuất hiện họ tươi cười mời moc bằng những cử chỉ thân thiện chứ không như trước kia gọi chúng tôi là ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĂN THỊT NGƯỜI.

    *Bài 17 : Đại Tá Tây, Chuyện t́nh trong ngục thất.

    Đến 13 năm (1988),CS thả hầu hết tù cải tạo để ra đi có trật tự theo thỏa thuận giữa Mỹ và CS chỉ c̣n trên dưới 200 ngườ́ gồm cấp tướng,tá và an ninh, chúng chuyển về Trại Nam Hà gần Hà Nội.Nhờ ở cùng láng trại nên tôi có dịp tiếp xúc với đàn anh, đàn niên trưởng trong số có Đại Tá Tây (Anh Tây).

    Tôi không biết anh Tây ngoài đời, chỉ mới tiếp xúc anh đôi ba lần nhưng rất hợp gout (gu) nên thương nhau như anh em ruột.Anh Tây trước năm 75 là lính bóp c̣ nên thăng cấp rất nhanh, mới ba mươi mấy là Đại Tá và vào tù lúc 43, “c̣n đôc thân,vui tính”.Tôi chỉ nghe anh Tây nói là đời lính sống không có ngày mai lấy vợ chỉ làm khổ họ chứ có hạnh phúc ǵ đâu?

    Thế rồi có lần anh Tây thăm nuôi và kêu tôi cùng ăn chung, khi hỏi ai ra thăm anh hàng 3 tháng một lần th́ anh Tây cho biết gia đ́nh qua Mỹ tất nên nhờ bé Thu Dung, con người bạn thân vào thăm nuôi giùm.

    Một năm trôi qua, nghĩa là 4 lần thăm nuôi anh Tây Tâm sự:

    Thu Dung : Chú Tây ơi ! cháu không biết đă yêu chú Tây tự bao giờ nữa !

    Anh Tây : Tuổi tác chênh lệch qua xa và ba Thu Dung trách chú khuyến dụ Thu Dung và lợi dụng sự nhẹ dạ của tuổi đôi mươi và nhất là làm mất t́nh bạn chân thật giữa ba cháu và chú.

    Thu Dung : Trên thế gian, từ cổ chí kim em, em tự xưng hô “em” và “anh” theo tiếng ḷng và nhịp đập của con tim, chưa thấy mối t́nh nào 50 và 20 bị đổ vỡ nếu họ yêu nhau bằng con tim chân chính.

    Chiến tranh đă gậm nhắm hết tuổi trẻ của anh, ḥa b́nh đă đọa đày trong gông cùm xích sắt gần hết cuộc đời c̣n lại th́ em, một hậu duệ của VNCH có trách nhiệm chia vui sẻ buồn, cùng d́u đi hết đoạn đường đời anh nhé!

    Ba em là bạn thân anh từ lúc bé, chắc hiểu anh nhiều về t́nh bằng hữu th́ làm sao lại trách anh, biết bạn ḿnh đang chới với trong đia ngục trần gian, ḿnh không cứu được, th́ con ḿnh bất chấp gian nguy, nhẩy xuống cứu vớt người bạn tri kỷ (của cha) đưa vào vùng b́nh yên với mơ ước anh được hạnh phúc .

    Thời thơ ấu, cắp sách đến trường, tuổi mộng mơ,cầm sung giử quê hương, tuổi 50 vào tù khổ ải vậy c̣n ǵ 60 năm cuộc đời ?! Bên anh, em là hạnh phúc,là t́nh yêu vĩnh cửu của anh,bên em, anh là cây cao bóng mát ôm trọn đời em, ḿnh cùng nương tựa nhau đi hết cuộc đời nha anh .

    Anh Tây : Lời chia sẻ đầy tâm huyết của Thu Dung làm lư trí anh chùng bước nhường chỗ cho con tim ḥa cùng nhịp đập: Cám ơn em đă cho anh những giây phút tuyệt vời, ngày ra tù anh cùng em tung cánh về miền đất hứa xây nhà hạnh phúc.

    Rồi thời gian cứ trôi, trước khi qua Mỹ định cư (1992) vợ chồng anh Tây có đến thăm gia đ́nh tôi,Thu Dung bồng bé <Zương Zương> mặt cười rạng rỡ, c̣n anh Tây th́ : “Tôi không ngờ hạnh phúc của tôi, hoa phải ghen,ong bướm phải hờn v́ tôi có vợ trẽ đẹp và cục cưng Zương Zương, kết quả mối t́nh 50 và 20”.Thu Dung trừng mắt liếc nh́n anh Tây rồi nguưt 1 cái (ư nói anh nịnh đầm quá mức về nhà sẽ biết tay).

    Tôi nh́n 2 người dạt dào hạnh phúc nên phải pha tṛ: Ừ nhờ nguưt tới nguưt lui nên mới có Zương Zương đó! cả nhà cùng cười ./.

    C̣n tiếp...

  6. #256
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Bài 18 : Đương về Z30D

    Đến khoảng năm 1989 – 1990, chúng tôi được chuyển từ Nam Hà về trại Z30D Hàm Tân thuộc tỉnh Thuân Hải. Trên đường về Nam của tù cải tạo cũng gian truân không thua ǵ khi đày ra Bắc. Mười hai giờ đêm bọn áo vàng trang bị súng óng đứng trước buồng giam kêu chúng tôi chuyển trại, chúng tôi chỉ kịp gom đồ xài cá nhân và đồ thăm nuôi nhét vội vào bao và ra sân ngồi hàng tư cho chúng điểm danh và c̣ng tay chúng tôi từng 2 người một, lần lượt lên xe tải, v́ một tay bị c̣ng với tay người bạn chỉ c̣n có 1 tay, xe th́ cao nên chúng tôi phải nhờ 2 ngướ đi sau phụ đở mới lên đươc trong xe, bọn chó vàng đứng nh́n chúng tôi chứ không như mấy lần di chuyển khác,chúng mở c̣ng chúng tôi lên xe rồi c̣ng lại. Xe th́ phủ kín không thấy được bên ngoài nên không biết đi về đâu ? chúng tôi đều ngồi trên sàn xe và chỉ cảm giác xe ngừng hay chạy mà thôi. Đến 6 giờ sáng, đoàn xe ngừng lai ,chúng tôi xuống xe và lên wagon xe lửa,mỗi wagon có 4 cán ngố ngồi phía sau. Ṛng ră 3 ngày đêm trên toa xe là cực h́nh,tay vẫn bị c̣ng với tay người bạn,tối th́ ngủ ngồi.Xe quá củ đường rây làm tạm bợ nên xe chạy xập x́nh, lắc lư, làm chúng tôi mệt mỏi, bơ phờ. Khi xe lửa tới ga Gia Rây th́ bỏ 2 toa xe chở tù ở đó rồi tiếp tục chạy vào Nam.Chúng tôi lại sang xe tải để vào trại Z30D.

    Khi bàn giao chúng tôi cho Z30D xong, toán cán ngố đến nói lời từ biệt chúng tôi để trở về trại Nam Hà, bỗng cô y tá (nữ cảnh sát phụ trách y tế) cất giọng : Các anh ở lại mạnh giỏi và sớm đoàn tụ gia đ́nh,rồi bụm mặt khóc nức nở và chạy vội ra ngoài.Anh em chúng tôi sững sờ nh́n theo không t́m được câu trả lời th́ có ông tướng không quân (lâu quá không nhớ tên) giăi thích : có lẽ chúng ta đối xử nhân đạo, t́nh người mỗi khi gia đ́nh cô ấy có con bịnh hoạn cô ta lén qua khu cấm để xin thuốc men do đó mà từ “ác ôn” biến cải thành “nhân nghĩa”

    Trại giam của CS rập theo trại giam Gulag của Nga:pḥng giam có 2 tầng, tầng dưới là xi măng và tầng trên làm bằng gổ, mỗi pḥng giam nhốt từ 80 đến 100 người.Việc lao động của anh em chúng tôi cũng như trại Nam Hà, tức Đại Tá và Tướng làm rau xanh, c̣n trung tá trở xuống th́ nông nghiệp.

    Ở trại đươc 1 tháng chúng tôi t́m hiểu và hỏi tù h́nh sự ở đây lâu năm được biết tên trại trưởng là tên ác ôn côn đồ nhất VN:

    - Bóc lột sức lao động của tù tận xương tủy, nhất là tù h́nh sự . Con cáo già biết lợi dụng t́nh cảm , sư thèm khát v́ bị nhốt trong ngục tù lâu ngày, để vơ vét cạn kiệt sức lao động của tù, nếu trong tuần mà làm đúng chỉ tiêu đề ra th́ nó cho nhảy đầm, xem film cuối tuần.

    - Điều tra tù nào giàu nếu đóng tiền cho chúng nó th́ đươc miễn lao động, được biết có 1 phụ nữ bị bắt v́ tội cho ra đời 1 tôn giáo mới có rất đông đệ tử, nó cho ở riêng 1 cái nhà cất trên ḍng suối và cho phép đệ tử đi thăm hàng tuần,với điều kiện phải đóng tiền rất cao hàng tháng.

    - Nó làm nhiều lều thăm nuôi để vợ con đươc ngủ đêm với chồng với điều kiện đóng cho nó 5.000 đồng 1 đêm. Chính v́ vậy mà Đại Tá Tây có con với ngươi yêu mà tôi đă nói trong bài 17 (Chuyện t́nh trong ngục thất).

    Do mánh mun, cướp sức lao động của tù mà hắn có xe Lexus đơi mới, bọn chó vàng th́ ăn cơm trại khỏi tốn tiền, c̣n cán ngố quản giáo th́ có tù bao ăn uống trà lá phủ phê.

    KHÓ KHÔNG TỪNG THẤY CỦA, XUẤT THÂN TỪ XỨ SỞ NGHÈO NÀN PHƯƠNG BẮC NÊN KHI CƯỞNG CHIẾM MIỀN NAM THẤY XĂ HỘI GIÀU CÓ VĂN MINH, ĐỘNG L̉NG THAM NÊN T̀M CÁCH VƠ VÉT ĐỂ HƯỞNG THỤ THẾ MỚI BIẾT “VÔ SẢN CHUYÊN CHÍNH” LÀ VẬY./.

    * Bài 19 : Đại Tá Chương ,một tấm ḷng vàng

    Viết về Đại Tá Chương (Trịnh Bảo Chương?), Phó Trưởng pḥng 2/Bộ Tổng Tham Mưu/VNCH như một lời tri ân tấm ḷng vàng của anh (tác giả tư gọi là anh) trong ngục tù CS.

    Thời gian biết anh Chương lúc nào tôi không nhớ rơ,chỉ nhớ khi c̣n ở Nam Hà v́ lúc đó c̣n khoảng trên dươi 200 người nên trại nhốt chúng tôi cùng một láng,do vậy tôi mới có dịp đến với anh Chương sau những buổi chiều lao động . Có lần t́nh cờ đến thăm anh đúng buổi cơm chiều, thấy anh ngồi ăn một ḿnh với 1 củ khoai ḿ và ít cơm, c̣n các đàn anh khác th́ từng nhóm 3 hay 5 người ăn chung với nhau bằng đồ ăn thăm nuôi: tí thịt, tí khô hay ḿ gói.Tôi quá ngac nhiên muốn hỏi nhưng sợ chạm tự ái nên phải nói ḷng ṿng nhằm gián tiếp vào câu hỏi “v́ sao anh ngồi cu ky một ḿnh ?”

    QML: Bên tụi tôi th́ con D́ Phước đông c̣n bên nầy đâu có ai là con D́ Phước hén anh Chương ? Bằng cách nầy hay cách khác ai cũng đều có thăm nuối, rất mừng cho đàn anh .

    Anh Chương : Không đâu c̣n một số ít người “cu ky” trong đó có tôi, thật ra các anh có kêu tôi ăn chung tại tôi không thích thôi, cái đáng buồn là từ ngày bà xả qua Mỹ (30 tháng 4) tới giờ không có tin tức ǵ hết, rất buồn, c̣n vợ con bạn bè tôi th́ từ Mỹ về vào tận đây thăm họ, họ thật diễm phúc. Tôi có nhắn người nhà cố liên lạc nhưng chưa kết quả.

    Thấy vô t́nh khơi dậy đúng niềm đau anh Chương nên tôi chuyển hướng khác rồi chào tạm biệt.

    Sáu tháng sau, lần đầu tiên anh Chương đươc thăm nuối “ké” với bà xă bạn ḿnh, khi gánh một gánh quà nặng trỉu vào trại với nét mặt hớn hở, tôi rất vui v́ nắng hạn quá lâu, nay trời đổ mưa cho hoa lá xanh tươi. Vài ngày sau đó anh Chương kêu tôi qua để chia sẻ niềm vui nhất trong đời đă chờ đợi 14 năm trường trong ngục thất.

    Anh Chương: Báo tin vui là bà xả tôi vẫn c̣n mạnh khoẻ và đi nấu ăn cho nhà hàng, lo cho 7 đứa con ăn học, có đứa sắp tốt nghiệp đại học, tương lai không xa thu nhập gia đ́nh có khá hơn.Ngày xưa (30/4) Trung Tá Hoàn tự tử v́ biết là ḿnh vĩnh viễn xa vợ với đàn con nhỏ 7 đứa bên Mỹ (Lúc đó Mỹ cấm vận 100% nên khi không liên lạc đươc gia đ́nh) tôi bi ám ảnh trong cơn ác mộng suốt mười mấy năm trường, giờ th́ an tâm biết gia đ́nh êm ấm và lúc nào cũng hướng về VN đợi thoát ngục tù trở về với mái ấm gia đ́nh.

    QML: Tất cả anh em chúng ta mỗi người ai cũng có tâm sự đầy nước mắt, nhưng tâm sự anh trên cả nước mắt, một mảnh đời cay đắng, một tâm sự gần như vô vọng nhưng cuối cùng gặp đươc chiếc phao “gia đ́nh” cố bám hy vọng.

    Anh Chương : Thực ra khi đến đất Mỹ, nhờ sự hổ trợ bạn bè nên bà xả tôi vượt qua tất cả khó khăn, dốc hết sức ḿnh cho đàn con nheo nhóc và gởi ḍng máu ấm để cứu lấy tôi trong 8 năm qua nhưng “đường trần c̣n vương nặng tiền kiếp oan khiên” nên quà không đến!./.

    * Bài 20 : Đại Tá Chương, tấm ḷng vàng (Tiếp theo và hết)

    Khi tôi hỏi v́ sao mà “Đường trần c̣n vương nặng tiền kiếp oan khiên” đươc anh Chương cho biết như sau.

    Anh Chương : Gia đ́nh qua Mỹ 5 năm sau là biết tin CS cho thăm nuôi hoăc gởi quà nên bà xă gởi tiền về cho đứa cháu gái mua quà vào thăm tôi nhưng nó im lặng xài hết tiền, nó nghỉ tôi chết trong tù cũng nên, khi nhận tin nhắn của tôi bà xă và các con khóc nức nở trong mấy ngày liền v́ tin người mà để chồng, cha ḿnh chết đói rả ruột trong tù mười mấy năm qua, vợ con ân hận và mong tôi thứ lỗi.Bà xă tôi phải làm lo cho đàn con ăn học nên không về thăm đươc.Kỳ nầy có người bạn về thăm chồng nên vợ tôi đưa tiền về VN mua quà vào thăm chồng và thăm tôi luôn,từ đây về sau tôi sẽ có quà thương xuyên. Tôi muốn nhờ anh lo giùm 1 nồi chè để đăi toàn thể anh em ngành Quân báo được không?

    QML : Được tôi sẽ cho anh biết có bao nhiêu người để ḿnh chuẩn bị mua đường và đậu, nhưng tôi thấy anh mới thăm lần đầu có cần họp bạn không?

    Anh Chương : Rút kinh nghiệm từ bản thân, tôi biết các anh em con D́ Phước rất cần chất dinh dưỡng để bồi bổ sức khoẻ c̣n về với gia đ́nh về gia đ́nh nữa chứ, hơn nữa đây là ư nguyện bà xả tôi muốn đem một chút t́nh thương rải khắp cho anh cùng cảnh ngộ v́ chúng ta mang ḍng máu VNCH : thương yêu và tha thứ, khác với CS: khát máu và hận thù !

    Từ đó về sau anh Chương nhận hàng tháng 100 dollas tiền quà cáp (năm 89 tiền USD gía trị rất cao) và cũng hàng tháng chúng tôi có buổi họp mặt ngành Quân Báo để đời với chè ngọt, trà và thuốc lào. Tháng nào anh Chương cũng trích 20% quà để chia sẻ cho đàn em,t́nh huynh đệ chi binh thắm thiết trong ngục tù CS.

    Chúng tôi ở trại Z30D khoảng trên 2 năm (1990- 1992) th́ đươc xét tha chúng tôi ra khỏi trại : đợt đầu 50 người cấp nhỏ,trong đó có tôi thả ngày 1/1/1992, 2 tháng sau thả đợt kế tiếp và cứ thế thả hết 200 ngướ tù 17 năm.

    Kể từ hôm 1/1/92 tôi không c̣n liên lạc với anh em nữa v́ tôi rời khỏi trại,tôi chỉ nói việc tôi phài làm đế định cư Hoa Kỳ.Khi về nhà nhờ các con hướng dẫn lên xả tŕnh diện và ra quận làm chứng minh nhân dân,không có quản chế, trả quyền công dân như các anh em về trưóc.

    Hai tháng sau có chứng minh nhân dân tôi làm đơn xin ra đi có trật tự,mặt khác tôi gởi thơ qua Thái Lan đề xác minh lư lịch.Vài tháng sau đó tôi đươc chấp thuận sang Mỹ HO 40, tôi nghỉ ít nhất vài năm nữa mới phỏng vấn v́ hiện giở mới tới HO 16. Nhưng bất ngờ cuối năm 1992 tôi được kêu phỏng vấn,nghĩa là từ ngày ra trại đến phỏng vấn chưa đầy 1 năm,và đầu tháng 1/93 gia đ́nh khám sức khoẻ ,tháng 3 rời đia ngục trần gian sang xứ Nữ Thần Tư Do ./.

    HẾT



    FB Nguyen Giang

  7. #257
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHIẾC ÁO BÀ BA IN H̀NH CHỮ HỶ



    Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng ḷng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!

    Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường

    Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.

    Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu th́ lên Đại học. Rớt th́ vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.

    Muội là cô giáo dạy tôi tiếng Quảng Đông. Dách là một, d́ là hai, xám là ba, xập là mười. Bài xập xám là bài mười ba lá. Muội nói Muội không thích thanh niên đánh bài. Tôi đâu có ở không để đi đánh bài; v́ tôi c̣n bận tơ tưởng đến Muội của tôi suốt ngày; ngay cả năm thi Tú tài hai, bài vở c̣n cả đống, tôi c̣n không để mắt tới nữa là.

    Muôi dạy tôi tính tiền là xấu lúi. Kỷ tố là bao nhiêu. Dách cô phảnh là một tô hủ tiếu. Tôi hỏi: “Một dĩa cơm tấm b́, tiếng Quảng nói làm sao?” Muội nói: “Muội không biết”. Tôi nói: “Đi hỏi ba Muôi đi!”. Muội không dám. Muội sợ ba biết Muội quen với tôi, ba Muội rầy.

    Ba Muội nói: “Con trai Việt Nam làm biếng lắm, đi chơi tối ngày, không lo buôn bán. Không buôn bán lấy ǵ ăn. Không có ǵ ăn, làm sao lấy vợ. Nếu lấy được vợ làm sao nuôi vợ, nuôi con”.

    Tôi nói: “Muội đừng lo. Tôi sẽ rán học, thi đậu Tú tài hai, vào Đại học Sư phạm, được hoăn dịch, đi bán chữ, để có tiền nuôi Muội. Muội đi bán hủ tiếu, để tôi có hủ tiếu, ăn trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế”.

    Muội nói: “Muội c̣n nhỏ lắm, chưa biết yêu”. Tôi nói: “Tôi sẽ chờ vài năm nữa”.

    Nhưng thời cuộc biến chuyển. Tôi không chờ được Muội mà ngược lại Muội phải chờ tôi. Chờ tôi suốt cả một thời con gái.

    Cuối năm đó tôi đậu Tú tài hai. Hai năm xa Mỹ Tho, đi học Đại học Cần Thơ, tôi không c̣n dịp gặp Muội mỗi sáng chủ nhựt, để nói chuyện tào lao bắc đế nữa. Tôi sắp ra trường, sẽ đổi về một quận lỵ buồn thỉu, buồn thiu nào đó của đồng bằng sông Cửu Long; để làm một ông giáo làng, hai mươi mốt tuổi. Tôi sẽ trở về Mỹ Tho nhờ má tôi nói với chú Phu, ba Muội, hỏi cưới Muội cho tôi. Bây giờ tôi đă có đủ chữ để đi bán rồi. Tôi sẽ có tiền nuôi Muội, để ba Muội không c̣n chê con trai Việt Nam làm biếng nữa. Tôi sẽ không c̣n ăn cơm tấm má nấu. Tôi sẽ ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế.

    Tôi không ao ước cao xa ǵ hết. Chuyện ấy dành cho con nhà giàu, quyền thế. Tôi chỉ ước được làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu. Vậy mà cũng không được!

    Mùa hè năm 72: mùa hè lửa đỏ. Các trận đánh lớn đồng loạt nổ ra ở Quảng Trị, Kon Tum, An Lộc. Tin chiến sự chiếm đầy mặt báo. Trang sau là cáo phó, phân ưu những người lính tử trận. Tôi tốt nghiệp, nhưng không được nhận nhiệm sở. Lệnh tổng động viên đă ban hành. Tôi vào trường Bộ Binh Thủ Đức.

    Tôi thư về Muội bảo chờ tôi. Tôi c̣n quá trẻ để chết. Tôi sẽ trở về! Tôi sẽ trở về! Tôi vẫn c̣n muốn ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế. Hai năm xa Mỹ Tho, tôi đă ăn hủ tiếu nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không nơi nào, chỗ nào nấu hủ tiếu ngon bằng Muội của tôi.

    Muội hứa sẽ chờ tôi về dẫu trời sập chăng đi nữa. Lời hứa ấy làm ấm ḷng tôi suốt những ngày gian khổ giày sô, áo trận.

    Tôi rời trường Bộ Binh Thủ Đức, về Thủy quân Lục chiến. Sư đoàn là lực lượng tổng trừ bị, nên tôi lội khắp nơi: từ Cà Mau, Chương Thiện, Bến Tre ra tận Thừa Thiên, Quảng Trị.

    Một năm lính trôi qua, khi tiểu đoàn về Mỏ Cày, Bến Tre truy kích chủ lực miền của địch về quấy rối th́ tôi đạp phải ḿn. Sức nổ của trái ḿn tự tạo bằng quả đạn pháo 105 lép, đẩy tôi văng tuốt xuống mương, ḿnh dính đầy những miểng.

    Tôi không chết, như đă hứa với Muội. Trực thăng phầm phập tải thương về Bịnh viện 3 Dă chiến Mỹ Tho. Tôi nằm trên băng ca, ngoài hành lang trên lầu, chờ ngày mai xe hồng thập tự chuyển tôi về bịnh viện Lê Hữu Sanh của sư đoàn ở Thị Nghè. Muội nghe tin tôi bị thương; tất tả cùng má đến thăm. Đă hết giờ thăm thương bịnh binh, má với Muội đứng dưới lề đường Trương Định nh́n lên nơi tôi nằm. Tôi tḥ cái tay, không bị dính miểng, vẫy vẫy. Má khóc. Muội cũng khóc. Vạt áo xẩm, Muội mặc, đẫm đầy nước mắt.

    Muội sợ tôi chết, Muội khóc. Khóc cho giấc mộng tôi muốn làm thầy giáo đi bán chữ nuôi Muội; Muội đi bán hủ tiếu cho tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế đă không thành.

    Tôi nằm bịnh viện cả tháng trời. Miểng trong người lâu lâu lại ḷi ra. Tôi nghiến răng, rút miểng ra, máu lại chảy. Tôi được hai tuần phép để chờ ra hội đồng giám định y khoa.

    C̣n tiếp...

  8. #258
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi trở về Mỹ Tho gặp má. Cởi giầy sô, áo trận, tôi mặc lại chiếc áo học tṛ năm cũ. Tôi ra vỉa hè, dưới hai tàng me đại thụ, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, chạy bàn cho má tôi. Tôi gặp lại Muội. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhứt đời tôi, khi bây giờ, tôi nhớ lại.

    Tôi hỏi Muội: “Đẹp tiếng Quảng là ǵ?”. Muội nói: “Hụ len. C̣n yêu là ói”. Vậy th́ “Nị hụ len; ngọ ói nị”. Muội mắc cỡ, ửng hồng đôi má.

    Cả tháng trời nằm bịnh viện, không có dịp xài, lương vẫn y nguyên. Tôi lănh tiền ra, đưa cho má tôi một nửa. Má tôi không cầm tiền, má khóc.

    Tôi nài nỉ: “Em con đang sức lớn, má ơi!”

    Số tiền c̣n lại tôi dắt Muội xuống tiệm Văn Minh, gần rạp hát Vĩnh Lợi, mua vải cho Muội may áo. Tôi chọn một xấp gấm Thượng Hải có in chữ Tàu.

    Tôi hỏi: “Chữ Tàu đó nghĩa là ǵ?”

    Muội nói: “Đó là chữ hỉ. Hỉ là vui. Vải này dành cho người ta may áo cưới”.

    Tôi hỏi: “Muội muốn màu ǵ?”

    “Màu đỏ hên lắm! Muội xin Trời, Phật cho anh đi đánh giặc b́nh an, hết giặc, về với Muội”.

    Tôi nói: “Thôi! Đời anh xui quá xá rồi c̣n ǵ, muốn đi bán chữ mà cũng không được, mới đi lính có một năm đă bị thương rồi, hên đâu hỏng thấy”.

    Tôi chọn cho Muội vải áo màu xanh đọt chuối.

    Tôi bảo: “Màu xanh là màu hy vọng. Anh hy vọng Muội sẽ chờ anh dù cho trời sập tới nơi.” Muội nói: “Muội sẽ chờ.”

    Tôi may cho Muội một chiếc áo bà ba để bắt đền cho chiếc áo xẩm đẫm đầy nước mắt khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bệnh viện 3 Dă chiến ngày nào.

    Muội nói: “Muội mặc chiếc áo bà ba giống hệt con gái Mỹ Tho.”

    “Ba má sanh Muội ra ở đây th́ Muội đă là con gái Mỹ Tho rồi; mà con gái Mỹ Tho chánh cống chưa chắc đă dám đọ với em”. Tôi nịnh Muội.

    Hai tuần phép trôi nhanh, tôi ra hội đồng giám định y khoa tái khám, bị phân loại một, trở về tác chiến. Lại băng rừng, vượt suối, bạc màu áo trận, mốc thích giầy sô cho đến ngày tan hàng, sập tiệm.

    Tôi chỉ là một sĩ quan cấp thấp, nhưng lại thuộc binh chủng rằn ri nên những người thắng trận cải tạo tôi hơi lâu; măi năm năm sau mới thả tôi về.

    Tôi trở về Mỹ Tho bèo nhèo như một chiếc áo rách. Má tôi đă mất khi tôi c̣n ở trong trại. Mấy đứa em giấu tôi tin buồn. Đứng trước bàn thờ má, đốt một nén nhang, tôi không c̣n khóc được nữa, nước mắt tôi đă cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

    Má ơi!
    Tôi nhớ lại nồi cơm tấm má nấu, nồi cơm tấm nuôi tôi ăn học. Tôi nhớ cái vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, dưới hai tàng me đại thụ mà mùa thu lá me bay bay, rơi đầy trên tóc. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi, khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bịnh viện 3 Dă chiến năm nào. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi khi không chịu cầm số tiền lương tôi gởi. Bây giờ má tôi đă mất rồi; đàn em tôi vẫn c̣n nheo nhóc.

    Cả nhà đói, ăn độn bo bo mà cũng không đủ. Ăn buổi sáng, phải chạy, lo buổi chiều. Việc chạy gạo dồn lên cả đôi vai khẳng khiu của em gái tôi đang tuổi thanh xuân. Nhưng tuổi thanh xuân của em tôi c̣n đâu nữa. Nước mất nhà tan! Chưa bao giờ tôi thấm thía câu nói ấy cho bằng bây giờ.

    Tôi không t́m gặp lại Muội nữa. T́nh thơ dại của tôi đă tan theo vận nước. Bây giờ tôi chỉ là một sĩ quan ngụy, đi cải tạo về, mỗi tuần phải tŕnh diện công an phường một lần cho tới ngày xả chế. Tôi ra khỏi một nhà tù nhỏ, để vào một nhà tù lớn hơn! Tôi chỉ có chữ, mà chữ bây giờ chẳng ai mua. Chế độ này không cần chữ. Lúc tôi lên tŕnh diện, lăo phó công an phường lẩm nhẩm đánh vần lịnh tha của tôi mà nước miếng tràn ra cả khóe miệng. Chế độ này cần lư lịch. Mà lư lịch tôi hạng 15, nghĩa là hạng bét, tận cùng đáy xă hội, th́ tôi làm được ǵ bây giờ?

    Tôi không t́m gặp lại Muội không phải v́ tôi mặc cảm. Tôi không có ǵ phải mặc cảm cả. Tôi chỉ đi lính, đánh giặc, tôi thua, giặc bắt tôi ở tù. Thế thôi!

    Tôi không t́m gặp lại Muội chỉ v́ tôi không muốn ḿnh trở thành gánh nặng cho Muội. Yêu người, có ai muốn trở thành gánh nặng cho người ḿnh yêu bao giờ đâu? Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi. Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em ḿnh thương bao giờ đâu?

    Tôi đă sống sót suốt năm năm trời dưới chín tầng địa ngục. Tôi đă đói, đói đến mức phải ăn bất cứ cái ǵ động đậy: cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt. Tôi phải sống sót để trở về, như đă hứa, với Muội. Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đă trở về, dù thân tàn ma dại.

    Em gái tôi đem chiếc nhẫn cưới của má để lại, đến vợ tên công an khu vực cầm, để tôi có chút vốn đi buôn lậu dầu dừa. Ngày xưa nói đến buôn lậu là nói đến tiền tỉ, đến những vật phẩm đắt tiền, trốn thuế, chuyển hàng có xe quân cảnh hụ c̣i như vụ Long An. C̣n bây giờ chỉ mười lít dầu dừa, bỏ vào cặp táp, từ cầu Ba Lai qua phà Rạch Miễu về Mỹ Tho, kiếm lời đủ mua lít gạo.
    Đế quốc Mỹ, tàu to, súng lớn, không đủ sức đưa nhân dân ta trở về thời kỳ đồ đá. Nhà nước ta, đỉnh cao trí tuệ loài người, bằng ngăn sông, cấm chợ, rào đường, chặn ngơ dễ dàng đưa nhân dân ta trở lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ hái, lượm, thời kỳ của nền kinh tế tự cung, tự cấp; bởi buôn bán, dù năm mười lít gạo, mười, hai chục lít dầu dừa là không lao động, không sản xuất, là bóc lột, là chủ nghĩa tư bản xấu xa.

    Tôi cắt tóc ngắn lên, cho gọn gàng, cho có vẻ thầy giáo. Phần th́ để né mấy tay du kích bên Cầu Bắc Tân Thạch, quê hương Đồng Khởi. Mấy tay du kích VC này có kiểu làm tiền rất láu cá, bằng cách làm nhục khách bộ hành qua phà, dùng súng, chận họ lại, bắt vào hớt tóc. Tóc dài là tàn dư Mỹ Ngụy. Ngồi trước gương của ông thợ hớt tóc đầu đường, thấy tóc ḿnh đă điểm vài sợi bạc, dù tôi chưa đầy ba mươi tuổi. Tôi mặc lại chiếc áo sơ mi trắng năm học đệ nhứt, đă ố vàng. Chiếc quần xanh được nhuộm đen. Mặc áo bỏ vô quần, mang giày với đôi vớ rách. Tôi xách chiếc cặp táp cũ nhưng không để đựng sách vở. Sách vở ích ǵ cho buổi ấy. Chiếc cặp đựng cái can nhựa mười lít dầu dừa. Tôi nhập vai thầy giáo, dù ước mơ làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu để tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế, đă chết tự lâu rồi, từ Mỹ Tho qua Bến Tre dạy học, canh giờ đến lớp hay tan học, ḥa vào đám học tṛ để vượt qua trạm Cầu Bắc.

    Tôi đi buôn lậu dầu dừa được chừng sáu tháng th́ thằng bạn học cũ thời trung học cũng ở tù về, rủ tôi hùn tiền mua chiếc xích lô đạp. Nó chạy sáng, tôi chạy chiều hoặc ngược lại. Thằng bạn tôi nói, cay đắng: “Thằng Mỹ quưnh quáng bỏ chạy, c̣n làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô”. Tôi th́ lại nói: “Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi ḿnh th́ hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, c̣n làm rớt lại chức dân biểu. Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, ḿnh chạy đó”

    Một buổi chiều sau khi chở khách ra bến xe cổng thị xă, tôi thả xe không về chợ Ṿng Nhỏ th́ thấy một ông cắc chú đội chiếc nón mây đan, rộng vành, như Khương Đại Vệ trong phim kiếm hiệp tàu trước 75. Ông mặc chiếc quần tiều lỡ, quá gối, chiếc áo thung tay dài gần tới cùi chỏ, bỏ vô quần, gánh hai cái cần xé không, đi lủi thủi. Tướng đi ngờ ngợ, quen quen. Chú Phu rồi chứ chẳng ai!

    “Đi xích lô hông? Chú ba!” Chú Phu nh́n lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đă đổi thay nhiều quá.

    “Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi.””

    “Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè.””

    Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ ńn, năm xưa, ngày cũ, c̣n đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.

    “Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu.”

    “Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?””

    “Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.””

    “Th́ bán cho mấy ổng.”

    “Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”

    Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.

    Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế. Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo G̣ Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài G̣n, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm xuyến vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với x́ dầu và dấm đỏ. Tô hủ tiếu, người thương ḿnh nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay ḿnh pha, trong những ngày băo rớt, mưa dầm, bán ế giờ đă trở thành kỷ niệm.

    Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.

    Tôi hỏi: “Chú bây giờ làm ǵ để sống?”

    “Th́ nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân kư. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa ḿnh vui quá!”

    Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết.

    Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.

    Chú nói: “Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu! Nó chết rồi!”

    “Muội ơi!”
    “Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị. Nhưng có được đâu! Tụi nó đánh ăn tụi ḿnh rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau. Thiệt hết biết! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều. Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc. Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội: “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”

    Muội ngần ngừ, có ư đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi; sợ không c̣n có dịp. Cái cột đèn c̣n muốn đi nữa mà.”

    “Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy x́ thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chổ.”
    “Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm th́ bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết ch́m. Hu hu.”

    Chú Phu không c̣n nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.

    “Đêm trước khi đi, nó đưa cho ngộ cái này, nói nếu nị c̣n sống sót trở về, th́ đưa lại cho nị. Hu hu!”

    Trong cái bọc ny lon, chú Phu đưa cho tôi, là chiếc áo bà ba h́nh chữ hỉ tôi may cho em ngày cũ.

    Muội ơi! Xác em giờ ở phương nào. Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương. Áo bà ba, Muội yêu, ḥa biển tím. T́nh c̣n đây trời đày ta mất nhau.

    Tôi không c̣n khóc được nữa, nước mắt tôi đă cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

    “Muội ơi! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba h́nh chữ hỉ của chúng ḿnh theo, ra biển!”

    Đoàn xuân Thu.



    FB : Chuyên Tháng Tư

  9. #259
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    "Thân phận Người Lính Găy Súng "





    Viết để tưởng nhớ những người đă âm thầm ngă xuống trong ngục tù Cộng Sản.......( VĨNH KHANH )

    Cảm khái những nhân vật trong câu chuyện có thật này .Video này được thực hiện để thân tặng các chiến hũu Mũ đỏ Viên 90 - Dũng 93 - Tuấn mù 111.

    Xin ơn trên phù hộ các bạn măi nêu cao tinh thần Đồng đội tương trợ lẫn nhau nhũng lúc khó khăn nhất. Cho dù ngày tháng không c̣n bao lâu .

    Nhưng Người lính già không bao giờ chết. ( Douglas MacArthur )

  10. #260
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kỷ niệm 40 năm ngày đau thương của Dân Tộc.


    30 tháng 04 1975 – 30 tháng 04 2015



    Hồi ức Giờ Thứ 25 của Lịch Sử!


    Tiểu đoàn Thanh Long/530/ĐP/Biệt Lập có KBC. 4005 thuộc TK/Kiên Giang/Quân Khu 4, hoạt động vùng Kiên Lương – Hà Tiên, bao trùm luôn mật khu Trà Ten, tôi cùng ba đại đội 2, 3 và 4 trong số 5 đại đội của Tiểu đoàn đang hành quân ở đó, chúng tôi được đặt dưới quyền chỉ huy HQ của Bộ Chỉ Huy HQ Sư Đoàn 9. Vào lúc 03.45 sáng ngày 24.04.1975, chúng tôi nhận được công điện hỏa tốc của BTL/QĐIV/QK4: “Đơn vị đóng quân tại chỗ chờ lệnh. Stop/- Riêng Tiểu Đoàn Trưởng chuẩn bị sẵn sàng trước 07.00 sáng, sẽ có trực thăng đến đón về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân Khu 4 để dự phiên họp đặc biệt. Chi tiết sẽ cho biết sau. Hết./. Đúng giờ ấn định, một chiếc trực thăng đến đón tôi, trên trực thăng có 3 Thiếu Tá đă ngồi sẵn, trong đó có 2 Th/Tá Quận Trưởng và Thiếu tá Nguyễn văn Mừng/TĐT/ĐP/ BL/TK/Châu Đốc là bạn cùng khóa Chỉ huy Tham mưu Cao Cấp với tôi, rồi trực thăng tiếp tục bay lên Hà Tiên để đón Thiếu Tá Quận Trưởng Cao Ngọc Vân. Sau cùng chúng tôi trực chỉ BTL/QĐIV/QK4....Chúng tôi cùng tiến về pḥng họp của BTL/QĐIV/QK4, tại đây đă có rất nhiều vị Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Liên Đoàn Trưởng/ĐPQ và 5 hay 6 Tiểu đoàn Trưởng/ĐP/Biệt Lập như chúng tôi. Mọi người đều thắc mắc, bàn tán, không biết họp bàn về vấn đề ǵ quan trọng mà sao đông đủ quý vị chỉ huy của toàn Quân Khu 4. Sau phần nghi lễ thường lệ, Đại Tá Trương Dềnh Quây, Tham Mưu Trưởng QĐ giới thiệu thành phần chủ tọa, pḥng họp hoàn toàn im lặng như đang trông chờ đợi một điều ǵ vô cùng quan trọng! Mở đầu, Thiếu Tướng Tư Lệnh QĐIV kiêm QK4 Nguyễn Khoa Nam với gương mặt nghiêm trọng ẩn chứa một thoáng buồn, người nói: “Tổ Quốc lâm nguy, lâm nguy! Người bạn đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta đă thật sự phản bội, bỏ rơi chúng ta!.....

    ..Giờ đây, chỉ có chúng ta tự cứu. Bằng cách chúng ta phải chiến đấu tử thủ để bảo toàn lănh thổ QĐ IV/QK 4, không để mất một tấc đất, để Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH sẽ dời về đây, cùng chúng ta chiến đấu để làm tuyến pḥng thủ cuối cùng để chờ....chờ. Lệnh hành Quân Tử Thủ bắt đầu có hiệu lực kể từ giờ phút nầy, hôm nay. Lệnh HQ chi tiêt và phóng đồ HQ sẽ gởi đến sau.” Tiếp theo là những chỉ thị và lời dặn ḍ bổ túc do Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó QĐIV/QK4 Lê văn Hưng ban hành. Sau khi nhị vị Thiếu Tướng và Chuẩn Tướng trả lời một số câu hỏi và giải quyết mọi thắc mắc, phiên họp đã chấm dứt một cách vội vàng để mọi người có thời gian về chuẩn bị cho kế hoạch HQ tử thủ. Chúng tôi ra về không ngớt bàn tán, đến nỗi quên cả chào từ giă như thường lệ. V́ mỗi người chúng tôi đều mang trong lòng một tâm trạng nặng trĩu với bao nỗi lo âu vì trách nhiệm quá nặng nề, khó khăn chồng chất trước mặt, trong đó là hỏa lực tác chiến bị hạn chế, hỏa lực yểm trợ Phi Pháo không c̣n như trước nữa, v́ nguồn tiếp tế nhiên liệu, đạn dược hầu như đã cạn. Đặc biệt vấn đề trực thăng tải thương giờ đây không còn nữa, tức là phải tự túc!



    Chúng tôi được huấn luyện theo binh thư của người Mỹ áp dụng trong chiến tranh trận địa chiến. Trong thế công cũng như trong phòng ngự phải dùng tối đa hỏa lực phi cơ và pháo binh cũng như các phương tiện chiến tranh hiện đại để tiêu diệt địch hay san bằng các mục tiêu để tạo chiến thắng.v...v.. Đây là cách thức đánh giặc theo kiểu “Nhà Giàu”. Hôm nay người bạn đồng minh Hoa Kỳ đã nhẫn tâm phản bội khi họ đã nuốt lời hứa và đã bỏ rơi chúng ta. Họ không những đã rút hết trên 500 ngàn quân về nước, mà còn cắt đứt mọi nguồn tiếp tế vũ khí, nhiên liệu, phương tiện chiến tranh! Đặc biệt nhất, họ đã đành đoạn từ chối viện trợ 300 triệu sau cùng, trước lời thỉnh cầu vô cùng khẩn thiết, nếu không muốn nói là lời van xin như muốn khóc của TT Nguyễn Văn Thiệu để cứu văn Miền Nam VN khỏi sụp đổ trước họa xâm lăng của CSBV. Trong lúc đó lực lượng CSBV lại được các nước CS Quốc Tế anh em hết lòng giúp đỡ và viện trợ tốt đa để dứt điểm Miền Nam VN thân yêu của chúng ta! Do đó, chúng tôi từ một quân đội đánh giặc theo kiểu nhà giàu nay phải thay đổi chiến thuật đánh giặc theo kiểu nhà nghèo! Nghĩa là chúng ta phải chiến đấu tử thủ đến giọt máu cuối cùng bằng kinh nghiệm, trí thông minh, sự khôn khéo và bằng chính sinh mạng của mỗi người chiến sĩ của QĐIV/QK4. Chúng ta thề tử thủ cho Tổ Quốc và Quân Đội sống c̣n và đồng bào được sống trong tự do hạnh phúc. Trực thăng đưa chúng tôi trở về đơn vị để chuẩn bị thi hành nhiệm vụ đă ấn định.



    Thời gian vốn qua nhanh, nhưng với chúng tôi lúc nầy, thời gian trôi đi thật chậm! Các đơn vị vẫn tiếp tục giao tranh, những báo cáo giết được địch, thu được chiến lợi phẩm cũng như thương vong của ta vẫn tiếp tục tới tấp gởi về! Mối ưu tư tột cùng của chúng tôi là làm sao săn sóc các thương binh trong hoàn cảnh cực kỳ thiếu thốn và khó khăn nầy để bảo toàn sinh mạng cho anh em! Lệnh giới nghiêm toàn vùng đă ban hành, đường sá vắng tanh không phương tiện di chuyển, chúng tôi phải tản thương tự túc bằng võng, bằng xuồng, bằng nghe gắn máy đuôi tôm đến các Bệnh Xá hay Y Trạm gần nhất! Để tự trấn an ḿnh về nỗi lo âu trước sự sống còn của các em binh sĩ bị thương, tôi chỉ biết thành tâm nguyện cầu cho anh em, v́ giờ đây tất cả sinh mạng họ đều ngoài tầm tay của chúng tôi! Ngày và đêm trở nên dài hơn, ngày th́ chạm địch, đêm th́ giao tranh, bị pháo kích thường xuyên v...v, anh em chúng tôi hầu hết đều bơ phờ, mất ngủ triền miên, nghĩa là thèm...thèm ngủ!....



    Trưa ngày 25.04.1975, một chiếc quan sát L.19 bay qua đầu, rồi liệng ṿng đáp xuống phi trường Kiên Lương có chở Trung Tá Vương văn Trổ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng TK/Kiên Giang, tôi cứ ngỡ Tr/Tá VVTrổ lên đây để thị sát mặt trận và gắn lon Thiếu Tá cho tôi theo như lời thông báo của Trung Tâm Hành Quân TK/KG và Đại Úy Trần hoàng Hai phụ tá Pḥng Tổng Quản Trị/TKKG. Nào ngờ, v́ quá hăng say trong công việc, Tr/T VVTrổ chỉ quan tâm đến thị sát mặt trận cùng thanh tra các tuyến pḥng thủ và ban hành các chỉ thị cần thiết, rồi vội vă lên máy bay ra về, v́ bận có cuộc họp sau đó. Phần tôi v́ quá bù đầu, bận tâm với nhiều công việc cấp bách và các chỉ thị vừa ghi nhận, nên cũng quên lững việc “gắn lon Thiếu Tá”, mặc dù phó bản quyết định thăng cấp Thiếu Tá kể từ ngày 01.01.1975, do ông Tổng Trưởng Quốc Pḥng kư ngày 27.02.1975 đang nằm trong túi áo trên và cặp lon Thiếu Tá mới toanh được đặt trong lọ dầu chải đầu Tancho của Nhật và cuốn Niên Giám Thăng Thưởng Thường Niên 1975 phần đệ nhất tam cá nguyệt đã mở sẵn và “highlight” tên họ của tôi, Phan Văn Phước đang để trên bàn! Sự đời có rủi ắt có may như chuyện “Tái ông mất ngựa” trong Cổ Học Tinh Hoa! Nên sau ngày 30.04.75, khi bị đi “Tù Tập Trung” tôi chỉ khai là Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng thay v́ khai “Thiếu tá TĐT và Trung Tâm Phó TT/Phượng Hoàng”, nên chỉ ở tù có 7 năm mà thôi! Sau nầy, khi đi du lịch qua Mỹ, tôi có liên lạc thăm hỏi Tr/Tá VVTrổ và kính lời cảm ơn ông, đồng thời có nói đùa: “Trung Tá c̣n nợ em cặp lon Thiếu Tá !” Ông cười và nói tiếp lời tôi: “Đúng, tôi xin lỗi, tôi c̣n nợ anh, nhưng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam cũng c̣n nợ tôi cặp lon Đại Tá... h́ h́”....



    Ngày 27.04.1975, vào lúc 15.45 chiều, chúng tôi nhận lệnh qua hệ thống truyền tin: “Chuẩn bị băi đáp, 20 phút nữa, Thái Dương sẽ đến thăm.” Thái Dương là danh hiệu Truyền Tin của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng TLPhó/QĐIV/QK4. Tôi đứng chờ tại băi đáp, sau khi trực thăng đáp xuống, tôi tiến đến gần để chào Chuẩn Tướng và mời Chuẩn Tướng lên xe đưa vào BCH/TĐ để nghe tôi thuyết trình về tình hình an ninh trong phạm vị lãnh thổ trách nhiệm và diễn tiến hành quân trong những ngày vừa qua:... --“Kính trình Chuẩn Tướng, đêm 25.04.75, Đại Đội 4 hoạt động vùng ven biển gần Chùa Hang đi phục kích bắn hạ 3 tên VC, tịch thu 02 súng AK.47. bên ta có hai binh sĩ bị thương, một nhẹ, một nặng, tất cả đã được tải thương về bệnh xá Kiên Lương”. Chuẩn Tướng hỏi: “VC thuộc đơn vị nào?” Tôi trả lời: “Qua trang phục, tôi đoán họ thuộc bộ đội địa phương vì bọn họ không mang giấy tờ gì cả, ngoài 4 qủa lựu đạn nội hóa và 1 gói cơm vắt với bọc muối hòa với ớt và bột ngọt”. Tôi trình bày tiếp: “Cùng đêm 25.04.75, Đại Đội 2 đóng ở Mật Khu Trà Ten bị địch tấn công, nhưng nhờ có đơn vị đi tiền đồn đã phát hiện sớm và chạm địch từ xa, nên căn cứ của ĐĐ2 do Trung Úy Nguyễn văn Nhán chỉ huy đã sẵn sàng tư thế chiến đấu ngay từ giờ phút đầu. Vì mất yếu tố bất ngờ, nên bọn CSBV đã thất bại sau hai lần nỗ lực tấn công, cuối cùng bọn chúng phải tháo lui. Rạng ngày 26.04.75, sau khi lục soát chiến trường, địch để lại 4 xác và ta bắt sống một tên CSBV bị gẫy chân nằm trốn dưới mương. ta tịch thu 3 súng AK.47 và 7 ống mìn tự chế để công phá hàng rào mở đường cho cuộc tấn công đồn và nhiều chất nổ khác...” – “Họ thuộc đơn vị nào?” – “Kính thưa họ thuộc đơn vị Công Trường 9 CSBV, đã xâm nhập vào Bưu Trạm 75 và 80 trong vùng mật khu Trà Ten.”....Qua phần thuyết trình, tôi nhận thấy Chuẩn Tướng vừa gật đầu vừa cười đầy vẻ hài lòng, cuối cùng Người nói: “Tôi có lời khen ngợi tinh thần chiến đấu gan dạ của anh em, gắng lên.” Sau đó Chuẩn Tướng muốn đi quan sát hệ thống phòng thủ và phối trí hỏa lực của toàn đơn vị....Tôi tiễn Chuẩn Tướng ra về, khi gần đến bên chiếc trực thăng đã đậu sẵn, Chuẩn Tướng dừng lại và quay mặt về hướng tôi, tôi đứng nghiêm chào, Chuẩn Tướng chào lại và tiến về hướng tôi đưa tay cho tôi bắt, tôi bước lên một hai bước để bắt tay Chuẩn Tướng. Thay vì bắt tay như thương lệ, Chuẩn Tướng đã nắm lấy ngón cái của tôi, nên tôi phải nắm lấy ngón tay cái của Chuẩn Tướng. Kế đến Chuẩn Tướng bước thêm một hai bước nữa cho gần tôi hơn và cánh tay trái của Người đã ôm choàng lấy người tôi, nên tôi cũng ôm choàng lấy thân hình của Chuẩn Tướng. Bên tai tôi, Người căn dặn: “Hãy cố gắng lên, đây là trận chiến quyết định cuối cùng. Hãy chiến đấu tử thủ quyết liệt và kiên cường để xứng đáng là chiến sĩ của QLVNCH mà Tổ Quốc và đồng bào đang mong đợi.” Tôi kính cẩn trả lời: “Dạ, em xin tuân lệnh, xin Chuẩn Tướng yên tâm và tin tưởng.” Chuẩn Tướng vừa nói vừa vỗ nhẹ vào lưng tôi như nhắn gởi bao lời tâm huyết. Sau đó Chuẩn Tướng lên trực thăng, ngối trên trực thăng, Người nhìn tôi và vẩy tay chào, miệng cười nhưng đôi mắt hình như thầm thoáng một nét buồn u uẩn làm cho tôi cùng buồn theo mãi cho đến khi tôi trở lại công việc phòng thủ.



    Sau 40 năm , Hôm nay ngồi ghi lại những kỷ niệm nầy, lòng tôi vô cùng bùi ngùi thương tiếc Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, một cấp chỉ huy can trường trên chiến địa “Anh hùng An Lộc” nhưng rất lịch sự, hiền hòa và đầy nhân đức với dáng dấp của một văn nhân thi sĩ hơn là một vị võ tướng. Những lời căn dặn chân tình sau cùng đầy cương quyết, nặng tình thiết tha với Tổ Quốc và Dân tộc, những cái vỗ vai tŕu mến đầy tình huynh đệ chi binh và cái bắt tay khác thường khó quên đang hiện rõ nồm nộp trong trí tôi như mới diễn ra ngày hôm qua! Nào ngờ cái bắt tay khác thường đó là cái bắt tay cuối cùng và những lời dặn dò thiết tha đó là lời trăn trối, biệt ly ngàn trùng xa cách! Tuy ca cách Người nhưng hình dáng và phong thái của Người vẫn mãi mãi trong tâm trí tôi, đặc biệt nhất vào mỗi mùa quốc hận 30 tháng 04.



    Mặc dầu đă có “Lệnh Buông Súng Đầu Hàng của TT. Dương Văn Minh lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 04 .1975”, nhưng đơn vị chúng tôi đă tuân hành lệnh của các cấp chỉ huy trực tiếp và vẫn tiếp tục “chiến đấu Tử Thủ đến 01.giờ 45 phút sáng ngày 01. 05. 1975.” Chúng tôi đă anh dũng chiến đấu trong cô đơn, không có yểm trợ, không có tiếp tế, không có tải thương, Không Có Cấp Chỉ Huy và không có quân bạn bên trái, bên phải, trước mặt hay sau lưng để liên lạc, để xin yểm trợ hay xin lệnh kế tiếp. Bởi v́ Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam Và Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng đă Tuẩn Tiết lúc 10 giờ tối 30 tháng 04.75 mà chúng tôi không hề hay biết, vẫn tiếp tục chiến đấu và tiếp tục gọi máy truyền tin để liên lạc nhưng không có một ai trả lời, hay trong lúc BCH/Hành Quân/SĐ9 và Trung Tâm/HQ/ TKKG đă bỏ ngơ từ lúc nào mà chúng tôi cũng không rơ nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu và vẫn tiếp tục liên lạc nhưng tất cả đều im lặng như tờ!



    Chúng tôi vẫn tiếp tục anh dũng chiến đấu trong cô đơn bên cạnh vợ, con và gia đ́nh Binh Sĩ, họ là những chiến sĩ vô danh, không có số quân, không được hưởng lương giống như quư vị lương cao, bổng hậu, nhưng trong giờ phút Tổ Quốc lâm nguy thì họ cùng vợ con gia đình hay cùng với thuộc cấp của mình đă cao chạy xa bay để tìm hạnh phúc cho bản thân và gia đình, trong khi các chiến hữu của họ đang âm thầm tiếp tục anh dũng chiến đấu trong gian khổ hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và đồng bào trong cơn nguy biến!....Tại sao tất cả đều “Im Lặng Vô Tuyến” không có một ai lên tiếng trả lời, mặc dầu chúng tôi đã dùng mọi phương tiện truyền tin kể cả “quây đầu bò” để gởi các điện văn (tích tích, tè tè) hỏa tốc; nhưng chỉ c̣n nghe tiếng rè rè từ máy truyền tin vọng lại thật là ai oán não nề đáng ghét! Lòng vô cùng bồn chồn, lo lắng và phân vân tột độ! Bồn chồn lo lắng không phải vì sợ lửa đạn chinh chiến mà vì không có cấp chỉ huy, không có yểm trợ, không có bạn bè, trong lúc các đơn vị vẫn tiếp tục chạm súng và thương vong! nên cảm thấy vô cùng cô đơn, hoang mang, mờ mịt như người đi lạc trong rừng không có địa bàn, không thấy mặt trời để định hướng! Trong giờ phút quan trọng của lịch sử nầy, chỉ cần một quyết định sai lầm, thiếu chính xác của cấp chỉ huy sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng của hằng trăm binh sĩ và thân nhân gia đình họ hay sẽ mang trọng tội với Tổ Quốc và Dân tộc! Tại sao...Tại sao tất cả đều im tiếng, không lẽ bạn bè anh em mình chết hết cả rồi hay sao!?..Ḷng chúng tôi vô cùng hoang mang, bồn chồn, nôn nao như lửa đốt, điên cả người muốn chết được!.....Cuối cùng khoảng lúc 01 giờ 30 sáng ngày 01. 05. 75, trên hệ thống truyền tin PRC/25 và cả máy PRC/46 có tiếng nói, thầy tṛ chúng tôi vui mừng vô kể! Nhưng sau khi nghe kỹ lại, tôi nhận ra giọng nói Quảng B́nh–Nghệ An, đúng là giọng nói của dân quê “Bạc!”. --Họ bảo: “Yêu cầu buộng sụng đầu hàng, nệu không th́ sẽ chệt. Nghe rọ trạ lời!”. –Tôi đáp lại: “Đi chỗ khác chơi, để chỗ cho các ông làm việc. Có ngon, xin mời đến đây, sẽ biết!” Việc VC vào hệ thống truyền tin chưởi bới nhau là chuyện thường t́nh xảy ra, không quan trọng. Cuộc đối thoại kéo dài độ 5,7 phút, th́nh ĺnh có một giọng nói chững chạc, có lẽ là cấp chỉ huy, phát âm theo giọng Hải Pḥng: “Xin nỗi ai đầu máy, hăy nghe đây, cấp chỉ huy của các anh đă chết, có người đă đầu hàng và đang bàn rao. Các anh c̣n đấm đá cái ǵ lữa. Buông súng đầu hàng đi, không kẻo chết!”



    Tất cả mọi người chúng tôi trong hầm Chỉ Huy Hành Quân như chết lặng, đứng như trời trồng! Bàng hoàng, nửa mơ nửa tỉnh! Im lặng ngơ ngác mà nh́n nhau, không ai nói nên lời. Thời gian trôi nhanh mà lại chậm, tuy chậm mà lại nhanh! Tôi hít vào và thở ra những hơi thở gấp và sâu như để lấy lại b́nh tĩnh v́ tôi không biết t́nh h́nh ở Bộ Tư Lệnh QĐ IV/QK 4 và BCH//HQ/SĐ9 và TT/HQ/TK/KG như thế nào! Cuối cùng, tôi vừa suy nghĩ, tôi vừa gọi: “Giới chức, giới chức, Thanh Long gọi, trả lời”. -- Có người đáp: “Tôi nghe đây, lói đi.” --Tôi hỏi: “Xin lỗi, giới chức là ai và đang ở đâu gọi tôi, trả lời” Vẫn giọng nói Hải Pḥng đáp: “Chúng tôi nà QĐCM, đang đứng tại BCH /Tiểu Khu/KG của các anh, trả nời” – Tôi hỏi tiếp: “ Yêu cầu cho tôi nói chuyện với Sĩ Quan Trực, trả lời” -- Có tiếng đáp lại: “Không có SQ Trực lào cả, chỉ có QĐCM mà thôi. Hăy buông súng đầu hàng, nhớ treo một Tấm Vải Trắng bên cạnh một cây Đèn Băo, để QCM biết nà các anh đă đầu hàng và sẽ không lổ súng. Chờ đấy, sẽ có QCM đến tiếp thu bàn rao”.



    Ôi Trời Ơi! Chúng con điên mất cả rồi! Mọi người trong hầm Chỉ Huy HQ ngao ngán muốn chết được! Ngoài sân cờ, binh sĩ và vợ con đang nghe ngóng, mọi người nhốn nháo! Ở góc nầy, có nhiều Binh Sĩ thét lên....thét lên “Trời Ơi Là Trời” v́ tức tối! Đằng góc kia có lắm kẻ thụt thùi khóc trong nghẹn ngào, tức tưởi. Nhiều chị, vợ của anh em binh sĩ chạy đến nắm cánh tay tôi lắc lắc: “Anh Hai, ḿnh chưa thua mà Anh Hai! Tại sao ḿnh phải buông súng đầu hàng, Anh Hai? Không đầu hàng! Xin Anh Hai phát súng hay lựu đạn cho chúng em, tụi em biết xử dụng mà Anh Hai!” Nh́n những gương mặt các chị, các em tràn trụa nước mắt, ngơ ngác, đau khổ với những câu hỏi tại sao, tại sao ? Ḷng tôi nghẹn ngào không nói được, lồng ngực đau nhói, như người mất hồn, đi lửng thửng nh́n lên bầu trời đêm tối đang phủ đầy những đám mây đen nghịt, trần mây thật thấp và đang cuồn cuộn lấy nhau hòa lẫn trong những tiếng sét kinh hoàng và ánh chớp vô cùng ghê rợn. Ôi cả một màu đen u ám, rờn rợn như cảnh trời đất sắp tận thế! Báo hiệu một màu đen tang thương, đau buồn cho cả Dân Tộc, cho cả quê hương VN đau thương kể từ đây!.....



    Bỗng nhiên, tôi nghe nhiều tiếng la lớn thất thanh, gần cổng chánh: “Sang ..Sang... mày nghe đây, hăy nghe Bố nói...Sang...Sang!” Th́ ra, đó là những tiếng hét của Ông Đại Úy Tiểu Đoàn Phó Lư Thọ Trường. Tôi chạy nhanh về Cổng Chánh th́ chứng kiến cảnh Trung Úy Nguyễn Hoàng Sang, Đại Đội Trưởng ĐĐ1, đang rút chốt lựu đạn tự tử, nhưng Đại Úy LTTrường là Bố nuôi của Tr/úy Nguyễn Hoàng Sang, vừa làm chủ hôn đám cưới cho vợ chồng Sang đầu tháng giêng 75, đang lớn tiếng nhắc nhở cho Sang biết là vợ Sang đang mang thai! Và nhiều chiến hữu khác đang can thiệp và ngăn chặn kịp thời; Nếu không thì đã gây thương vong rất nhiều, v́ có nhiều Binh Sĩ và gia đ́nh thân nhân Binh Sĩ đang đứng quanh quẩn, đầy cả sân cờ!...Mọi việc như tạm ổn, sau khi lấy lại b́nh tỉnh, tôi nhờ Đ/úy LT Trường tập họp BCH/TĐ, Đại Đội 1 và ĐĐ/Chỉ Huy Công Vụ tại sân cờ, tất cả vũ khí cá nhân đều tháo băng đạn và làm hai phát an toàn, đồng thời gom vũ khí đạn dược lại, để một nơi cách xa hàng quân, không cho ai lại gần, để đề pḥng những kẻ đục nước béo c̣ trong lúc tang gia bối rối, hầu bảo vệ sanh mạng cho toàn thể đơn vị trong giờ thứ 25! Phân công tất cả SQ và HSQ đi kiếm soát từng hàng quân một. Phần tôi xuống hầm Chỉ Huy Hành Quân, ban hành lệnh tan hàng và những lời từ biệt cùng các Đại Đội Trưởng/ĐĐ 2, ĐĐ 3 và ĐĐ4...





    Sau khi đơn vị tập họp xong, tôi nói lời cuối cùng với các chiến hữu thân thương của tôi: “Cùng câc chiến hữu thân mến, trước đây cũng tại sân cờ nầy, bản thân tôi đă yêu cầu các chiến hữu cùng tôi chiến đấu tử thủ đến giọt máu cuối cùng, theo lệnh của thượng cấp. Hôm nay, Tổ Quốc VN chúng ta đang bước vào một khúc quanh lịch sử vô cùng quan trọng! Là quân nhân, chúng ta phải tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nên tôi tuyên bố buông súng, không c̣n chiến đấu nữa, kể từ giờ phút nầy...Chúng ta hăy giành một phút để tưởng niệm các đồng đội đă hy sinh dưới ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc VN Thân yêu và cờ của TĐ/Thanh Long/530/BL.” (Bỗng tôi im lặng, đổi sang thế đứng nghiêm và cúi đầu tưởng niệm, tất cả mọi người trong các hàng quân đều tự động làm theo.) “Thành thật cảm ơn toàn thể các chiến hữu, cảm ơn các chị, các em đă cùng chồng, con mình chiến đấu hết ḷng đến giờ thứ 25 của lịch sử. Tôi xin hoàn trả cuộc đời dân sự cho các bạn với một thân h́nh nguyên vẹn. Đó là trách nhiệm tinh thần của một cấp chỉ huy mà tôi luôn cố gắng giữ ǵn và bảo vệ. Thân mến cầu chúc các bạn một cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc bên mái gia đ́nh êm ấm, thuận ḥa.” (Nghiêm, chào tay... chào....) “Thân mến chào tạm biệt các bạn.”



    Lời phát biểu của tôi vừa dứt, hầu như mọi người đều khóc trong tức tưởi nghẹn ngào, đầy thương cảm! Anh em binh sĩ họ ôm chầm lấy nhau, họ chạy lại ôm lấy tôi, các chị các em vợ lính đến nắm lấy tay tôi khóc, trong tiếng sụt sùi, nức nở, cảnh tượng trông thật đau lòng! Trong lúc đó vợ tôi cùng nhiều vợ con binh sĩ đang đứng ở trên văn pḥng nh́n xuống cũng đau khổ nghẹn ngào và khóc theo! Ôi làm sao tả hết nỗi đau thương, tŕu mến, bùi ngùi nầy, v́ từ nay “Đường ai nấy đi!”...Thật là một cảnh tượng đau buồn với bao tâm trạng khác biệt chồng chất, lẫn lộn thật khó tả, suốt đời không quên. Sau đó anh em chúng tôi âm thầm lặng lẽ chia tay nhau mỗi người đi mỗi phương, cùng nhau lần lượt rời khỏi vị trí càng nhanh càng tốt vì sợ bọn hạ tầng cơ sở vc nằm vùng hay những tên “VC 30” nổi lên thanh toán, giết bậy để lập công. Chúng tôi đã cố tình không thắp đèn băo, không treo cờ trắng để đầu hàng và không bàn giao đúng theo lời yêu cầu của CSBV. Vì chúng tôi không đầu hàng mà chỉ có làm lễ tan hàng trong trật tự và kỹ luật đúng theo lễ nghi quân cách của QLVNCH.



    Trên đường đi lánh nạn, vợ chồng chúng tôi lầm lũi đi trong mưa to, gió lộng bốn bề, cố nhanh chân tìm đến nhà dân để mướn ghe thoát khỏi vùng nguy hiểm! Đôi khi chúng tôi qay đầu nhìn lại căn cứ BCH/TĐ, tất cả đang chìm đắm trong một màu đen u ám dưới cơn mưa tầm tã nặng hột chưa từng thấy, vừa chợt đến một cách lạ thường và xa xa có nhiều ánh đèn đang di chuyển thật nhanh về phía chúng tôi và nhiều tràng súng AK cũng như lẻ tẻ đang vang vọng đâu đó, càng ngày càng gần chúng tôi hơn! Trên trời sấm sét liên hồi giống như những trái pháo, trái bom đang nổ chụp trên đầu chúng tôi, trông thật ghê rợn như là điềm trời báo trước những điều chẳng lành cho Quê Hương và Dân Tộc, đã tạo thành bức tranh đầy vẻ ảm đậm thê lương như lòng chúng tôi đang vô cùng đau buồn, hoang mang, chán chường và âu lo không biết số phận mình, gia đình mình, đất nước mình, đồng bào mình ngày mai sẽ ra sao!?



    Đêm nay 30 tháng 4 năm 2015, sau 40 năm của cái đêm kinh hoàng đầy bi tráng đó, tôi ngồi ghi lại những giây phút đau buồn nầy của TĐ/Thanh Long/530/ĐP/BL KBC.4005 mà lòng vô cùng thương tiếc cho các chiến hữu thân thương của tôi đã bất hạnh anh dũng hy sinh trong giờ thứ 25 của lịch sử. Các bạn có tên có họ, có đơn vị, có số quân, có số súng, có số giày đầy đủ nhưng vì các bạn đã bất hạnh nằm xuống trong giờ thứ 25, nên không ai hay biết, không bạn bè tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng, mai táng không được nghe tiếng kèn truy điệu và không được phủ cờ quốc gia VN và - và không ai còn nhắc nhở đến các bạn! Các bạn đã trở thành những Anh Hùng vô danh! Chỉ có vợ, con gia đình người thân của các bạn phải gánh chịu bao nỗi đắng cay đau thương nầy!



    Đêm nay, 30 tháng 4 là ngày giỗ năm thứ 40 của các bạn, đúng vào giờ phút linh thiêng nầy, tôi xin thành kính cúi đầu tưởng niệm với chí tâm nguyện cầu cho Hương Linh các bạn luôn được bình an nơi cơi vĩnh Hằng và xin các bạn nhớ cho rằng trên trần thế nầy, còn có một cấp chỉ huy khiêm nhường, một chiến hữu thân thương của các bạn luôn tưởng nhớ và thầm cảm ơn đến các bạn; đồng thời tôi xin nguyện cầu cho các bạn thương phế binh thân thương của tôi luôn gặp mọi điều an bình và hạnh phúc.



    Những giờ phút đau buồn xé nát tâm can nầy của đêm 30 tháng 4 1975 đối với người chiến sĩ can trường ở tuổi 33, nay là một ông già 73 tuổi, nhưng những hình ảnh oai hùng, bi tráng, kinh hoàng, rờn rợn và những tình cảm bùi ngùi thương tiếc lẫn nghẹn ngào trong tức tưởi luôn mãi mãi trong tâm trí tôi vào mỗi mùa Quốc Hận lại trở về, đặc biệt nhất là đêm nay, kỷ niệm 40 năm ngày tan hàng gẫy súng của chúng ta!



    Kỷ niệm 40 năm ngày đau thương của Dân Tộc.

    Phan van Phước, Kh.13/TĐ

    Thanh Long. KBC.4005

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. HY LẠP BẦU THỦ TƯỚNG LÂM THỜI
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 12-11-2011, 01:31 PM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Replies: 59
    Last Post: 29-06-2011, 04:26 AM
  4. Replies: 26
    Last Post: 03-05-2011, 02:12 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-04-2011, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •