Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 37

Thread: Đảng CS Việt nam: kHÔNG CÓ ...Tù Chính Trị ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ai chủ tọa Hội đồng xét xử?


    Bùi Tín

    18.12.2012
    Ba nhà báo từng chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do - Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải - sắp ra trước phiên xử phúc thẩm của ṭa án (mang tên) «nhân dân» của thành phố (mang tên) «Hồ Chí Minh» vào ngày thứ sáu 28/12/2012.

    Cái gọi là «ṭa án nhân dân» này đúng ra là ṭa án của đảng CS. Địa danh «thành phố Hồ Chí Minh» đúng ra, theo t́nh và lư, phải gọi là thành phố Sài G̣n, của toàn dân và dân tộc, không của riêng đảng phái nào. Ở Nga, cái một thời gọi là «Stalingrad» nay đă là Volgagrad, và «Leningrad » nay là Petersbourg; «Titograd» nay đă đi vào quá khứ, «Dimitrovgrad» cũng không c̣n… Tượng Stalin cuối cùng ở Gruzia vừa đổ. Tượng Lenin cuối cùng ở Mông Cổ cũng lăn kềnh rồi. Không ǵ cưỡng nổi.

    Vụ án này có một số đặc điểm cần nêu bật. Trước hết đây là vụ án về tự do ngôn luận, tự do báo chí, về quyền công dân, về quyền con người đă được hàng loạt nghị quyết, tuyên ngôn, văn kiện quốc tế và Hiến pháp Việt Nam long trọng công nhận.

    Buộc tội anh Điếu Cày trốn thuế trong phiên xử đầu tiên là một sự vu cáo bỉ ổi của ṭa án của đảng, theo lệnh thiên triều Bắc Kinh, v́ anh đă đơn thương độc mă cưỡi môtô lên tận biên giới Cao Bằng, chụp ảnh vùng thác Bản Dốc và cột cây số 0, để ngồi khóc rồi viết bài nó rơ đất nước bị xâm phạm lấn chiếm như thế nào. Điếu Cày là một cựu chiến binh. Phạt anh 2 năm rưỡi tù, rồi tuyên án anh 12 năm tù tiếp theo tháng 9/2012, ṭa án của đảng theo lệnh Bộ Chính trị đă chà đạp hiến pháp, luật pháp, phản bội nhân dân, xúc phạm quân đội và cựu chiến binh, phơi bày rơ tâm địa «hèn với giặc, ác với dân» của tập đoàn lănh đạo VN. Họ cũng đă láo xược khiêu khích toàn bộ làng báo Việt Nam gồm có 20 ngàn nhà báo cùng toàn thế giới truyền thông.

    Cô Tạ Phong Tần, người có Blog Công lư và Sự thật, nguyên là đảng viên CS, là sĩ quan công an, lên tiếng mạnh mẽ tố cáo những bất công xă hội, tố cáo bọn cường hào mới, bênh vực dân oan, bị tuyên án đến 10 năm tù ; đây là một sự trả thù tàn bạo của nhóm lănh đạo CS đối với những đảng viên, sỹ quan ngay thẳng, trung thành với nhân dân. Tội ác của nhà cầm quyền c̣n gây nên cái chết thiêu thê thảm của cụ Đặng Thị Ngọc Liêng, thân mẫu của cô Tạ Phong Tần.

    Phan Thanh Hải là nhà báo vừa có công tâm vừa có tài năng, đi sâu điều tra tố cáo bọn tham quan ô lại, chống việc để cho bọn bành trướng tràn vào Tây Nguyên khai thác bauxite, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản thúc ; đây cũng là một chuyện phi lư, bất nhân, vô đạo của nhóm lănh đạo đă mất hết tự trọng, tham nhũng tệ hại và quỵ lụy bọn bành trướng.

    Mong rằng trong phiên xử công khai ngày 28 tháng 12 bà con ta sẽ đến dự thật đông đảo.mặc dù rơ ràng là phía cầm quyền đă cố t́nh tổ chức phiên xử vào cuối năm, giữa ngày nghỉ Giáng Sinh và ngày đầu năm dương lịch, để bà con ta và dư luận thế giới ít ai chú ư v́ bận công việc riêng tư.

    Cần đề ra yêu cầu cho Hội đồng xét xử phải làm nhiệm vụ một cách đàng hoàng, công khai, đúng luật, nghĩa là phải có đủ thời gian để lắng nghe cặn kẽ lời của công tố viên, của các luật sư, của bị cáo và nhân chứng. Phải có công khai tranh căi, biện luận từng vấn đề, từng điểm, không thể qua loa, cấm cản, làm tṛ «phiên ṭa tiền chế».

    Các báo lề phải lề trái, các blogger, giới luật gia, sinh viên luật ...hăy theo dơi sát sao phiên ṭa, tập trung nêu rơ trách nhiệm trung tâm của viên chánh án, chủ tọa hội đồng xét xử , từng thái độ, cử chỉ, lời nói, kết luận của nhân vật này. Cần nêu rơ Luật H́nh sự Tố tụng, trách nhiệm nặng nề của viên chánh án. Chánh án là nhận vật trung tâm của phiên ṭa, là đại diện cho lương tâm xă hội, là kẻ cầm cân nảy mực. Hăy luôn nhớ lời thề của giới thẩm phán - ngay thẳng, không ǵ dọa nạt, đe dọa, ép buộc, mua chuộc được. Mặc áo choàng đen cổ trắng tiêu biểu cho sự phân biệt rơ công tội, không oan người ngay, không lọt kẻ gian, nhất là không lẫn lộn người ngay với kẻ gian, là điều tối kỵ.

    Hăy t́m hiểu kỹ, theo dơi chặt, b́nh luận rôm rả, phỏng vấn liên hồi, điều tra về nhân thân, sự nghiệp, quan hệ xă hội của quan ṭa nước ta, để pháp luật được nghiêm, trong tay những Bao Công trong sáng, góp phần xây dựng pháp quyền đáng nể trọng.

    Mong hội đồng xử án ngày 28/12 tới hăy nhớ đến lời của Tổng thống Barack Obama khi nói chuyện ở Miến Điện gần đây: "Chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều".

    Rơ ràng 3 bị cáo nói trên đều là tù nhân lương tâm 100%. Họ không có một tội nào khác ngoài việc sử dụng và đ̣i tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do yêu nước, tự do thương dân. Cũng xin nhớ nhân ngày báo chí quốc tế, Tổng thống Obama đă nêu tên nhà báo Điếu Cày, biểu dương ư chí tự do của anh và yêu cầu trả ngay tự do cho anh.

    Xin nhắc cho viên chánh án nào sắp ngồi chủ tọa phiên xử phúc thẩm 3 nhà báo yêu nước là ngay sau phiên xử sơ thẩm tháng 9/2012, nhà giáo dục Phạm Toàn đă phẫn nộ thốt lên "Đây là phiên ṭa lưu manh!", và Hội Phóng viên không biên giới có trụ sở chính ở Paris nhận định "Đây là một phiên ṭa phát xít!".

    Để kết luận, các quan ṭa Việt Nam hăy ngẫm nghĩ về những câu thơ của bạn Hoàng Thanh Trúc gửỉ tặng thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, người từng xử 3 nhà báo nói trên trong vài tiếng, trong khi phiên ṭa được dự kiến là hai ngày. Bài thơ này cũng được gửi cho thẩm phán Vũ Phi Long, người xử tội 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh một cách tàn ác, mù quáng, không một chút lư sự và chứng cứ nào.

    Bài thơ cho rằng viên chánh án Nguyễn Hữu Chính đă đánh mất hết nhân cách, không hề nghĩ đến dân, trong ḷng ông Chính đă «không c̣n t́nh dân tộc, do đă c̣ng lưng chịu phận tôi đ̣i». Bài thơ c̣n nói «Hắn khoác áo xiêm công lư, nhưng không c̣n chút liêm sỉ, mặt ngây ngô của kẻ sắm tuồng, chỉ biết khúm núm dạ vâng, theo đóm ăn tàn».

    Xin nhớ thời hậu cộng sản ở Cộng ḥa dân chủ Đức và Liên Xô, một số chánh án, thẩm phán của ṭa án CS cũ đă uống thuốc ngủ, nhảy lầu tự sát v́ hối hận đă gây oan ức chết người, v́ cảm thấy ô nhục trước xă hội, người thân và bạn bè, và cũng c̣n v́ sợ bị nhân dân và các nạn nhân cũ hỏi tội.

    * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Dân biểu Canada can thiệp cho nhà hoạt động Trần Thị Thúy





    Dân biểu Canada Judy Sgro

    Hai dân biểu Canada vừa gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu quan ngại về t́nh trạng ‘vi phạm nhân quyền có hệ thống’ tại Việt Nam, đặc biệt chú ư tới trường hợp giam cầm nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi đất đai của người dân, Trần Thị Thúy.

    Dân biểu Judy A. Sgro cho biết bà viết thư để gia nhập vào danh sách những người quan tâm đến t́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam. Nữ dân biểu Canada nói bà Thúy bị giam giữ trái phép, bị đưa ra ṭa trong một phiên xử không minh bạch và bất công, và bị ngược đăi trong tù.

    Bà Sgro lên án đây là những vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế về nhân quyền căn bản của công dân và đề nghị chính quyền Việt Nam phải nỗ lực ngăn chặn t́nh trạng bất công đó nếu muốn được tiếng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

    C̣n dân biểu Wayne Marston th́ nhấn mạnh rằng cách Việt Nam giam giữ ngược đăi đối với nhà hoạt động Trần Thị Thúy khiến công luận bàng hoàng.

    JPEG - 6.7 kb
    Dân biểu Canada Wayne Marston

    Ông Marston kêu gọi Thủ tướng Dũng tôn trọng Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đă tự nguyện kư kết và đáp ứng yêu cầu phóng thích bà Trần Thị Thúy. Ông nói:

    “Trong trường hợp của bà Thúy, tôi hoàn toàn không thấy có công lư cơ bản và sự đáp ứng đ̣i hỏi về công lư căn bản. Khi tôi nhận được các thông tin về vụ việc của bà Thúy, tôi cảm thấy ḿnh cần phải lên tiếng. Trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam, chúng ta cần phải xem xét mọi khía cạnh trong thành tích nhân quyền của Hà Nội và vụ việc này cần phải được xem xét cùng với các vi phạm nhân quyền khác của Việt Nam.”

    Tháng 5 năm ngoái, bà Trần Thị Thúy cùng 6 nhà hoạt động khác ở Bến Tre bị kết án về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Thúy bị tuyên phạt 8 năm tù.

    Thân nhân bà Thúy cho hay bà đang bị giam giữ trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập, và không được điều trị y tế dù có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Bà Bùi Thị Nữ, thân mẫu bà Thúy, đă nhiều lần viết thư cầu cứu công luận quan tâm đến trường hợp của con ḿnh.

    Các bản án Hà Nội dành cho bà Thúy và nhóm các nhà hoạt động đ̣i quyền lợi đất đai ở Bến Tre bị giới lập pháp ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Úc, và Canada mạnh mẽ chỉ trích là vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền tự do tụ họp và lập hội của công dân.

    Tháng 9 năm 2011, Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện xác nhận chính phủ Việt Nam đă vi phạm luật quốc tế qua việc giam giữ tùy tiện bà Thúy và 6 cộng sự của bà.

    Việt Nam cáo buộc nhóm hoạt động này tham gia thành lập hội-đoàn nhằm tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền cũng như tham gia các khóa huấn luyện phương pháp đấu tranh “bất bạo động” của Việt Tân, một tổ chức chính trị ở hải ngoại cổ vơ đa đảng-dân chủ cho Việt Nam mà Hà Nội gọi là một ‘tổ chức khủng bố’.

    Nguồn: VOA

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trước phiên phúc thẩm, An ninh Bộ CA lén lút gặp luật sư của blogger Điếu Cày



    Điếu Cày: "sẵn sàng ở tù suốt đời v́ tương lai của tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền con người của người Việt Nam"

    VRNs (22.12.2012) - Theo thân nhân của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), ngày 18/12/2012 luật sư bào chữa cho blogger Điếu Cày, ông Hà Huy Sơn đă bị an ninh Bộ mời làm việc ở Hà Nội, hai ngày trước khi ông vào Sài G̣n thăm anh Điếu Cày ở trại giam Chí Ḥa. Những tay an ninh này đề nghị LS Sơn thuyết phục ông Nguyễn Văn Hải nhận tội. Theo họ th́ chỉ có trường hợp nhận tội mới được Ṭa giảm án!!! Luật sư Hà Huy Sơn không chấp nhận lời đề nghị này v́ nó không phù hợp với vai tṛ của luật sư.

    Sáng ngày 20/12, an ninh bộ lại tiếp tục thăm ḍ Ls Hà Huy Sơn xem đến ngày xét xử phúc thẩm (28/12/2012) gia đ́nh anh Điếu Cày có đến Ṭa án không. Luật sư Sơn trả lời rằng: dĩ nhiên họ phải đến, c̣n đi được hay không là việc khác. Chính quyền không nên cầm chân họ ở đồn CA như lần trước chỉ mang tiếng xấu cho chính quyền mà thôi. Không cho họ vào pḥng xử cũng mang tiếng. Cứ để họ vào th́ có ảnh hưởng ǵ đâu mà chính quyền đỡ bị nước ngoài người ta chê cười. Tóm lại, đừng cầm chân người ta như lần trước...” An ninh im lặng nhưng không biết họ sẽ chỉ đạo nhau như thế nào.


    Sau khi từ Sài G̣n trở về Hà Nội, an ninh lại tiếp tục gặp luật sư Hà Huy Sơn.

    Hiện nay chỉ có Luật sư Sơn nhận được Giấy triệu tập chứ không ai nhận được Thông báo chính thức mở phiên ṭa phúc thẩm. Người nhà blogger Điếu Cày cho biết: sở dĩ họ làm như thế là để tránh đề cập đến chuyện xử công khai hay xử kín.

    Về việc thăm gặp blogger Điếu Cày th́ con trai ông là Nguyễn Trí Dũng đă vào gặp hai lần vào ngày 7 tháng 11 và ngày 5 tháng 12. Điều đáng nói là mặc dù Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đă chấp thuận cho bà Dương Thị Tân vào thăm gặp nhưng phía trại giam đă 2 lần gạch tên không cho bà vào với lư do "không c̣n liên quan đến ông Hải". Công an VN đă nhổ xoẹt vào quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.


    Giấy phép gặp mặt kư ngày 06/11/2012


    Giấy phép gặp mặt kư ngày 28/11/2012


    Công an Cao Xuân T́nh ngồi xổm trên quyết định của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao

    Về phiên ṭa phúc thẩm sắp tới, blogger Điếu Cày trước sau luôn khẳng định ḿnh hoàn toàn vô tội. Ông c̣n tuyên bố "sẵn sàng ở tù suốt đời v́ tương lai của tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền con người của người Việt Nam". Luật sư Hà Huy Sơn cũng đă có hướng kháng cáo mạnh mẽ hơn và chỉ đích xác yếu tố Trung Quốc trong phiên xử phúc thẩm này.

    Các luật sư của blogger Tạ Phong Tần là Nguyễn Thanh Lương và Nguyễn Quốc Đạt cho biết tinh thần của chị Tần rất vững vàng.

    Công an dặn người nhà của blogger AnhbaSaigon (Phan Thanh Hải) khi ra ṭa nhớ mang theo mọi huân chương, bằng khen của gia đ́nh anh.

    Trong phiên ṭa sơ thẩm ngày 24/9/2012 mỗi khi các blogger hay các luật sư phát biểu th́ đều bị điều chỉnh âm thanh rất nhỏ, khó có thể nghe được. V́ thế trong phiên phúc thẩm sắp tới, các blogger và luật sư sẽ nói to, dơng dạc mà không cần đến hệ thống tăng âm, để không bị phá như trong phiên sơ thẩm.

    PV. VRNs

    http://www.chuacuuthe.com/?p=43538

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Blogger Tạ Phong Tần: Đây là cuộc chiến của công lư và danh dự!
    Ninh Dương Tấn Phúc (Danlambao)


    - Chiều ngày 20/12/2012, luật sư của Blogger Tạ Phong Tần đă có buổi tiếp xúc và làm việc với thân chủ. Buổi làm việc diễn ra trong một pḥng làm việc của nhà tù Chí Ḥa. Trong toàn bộ thời gian trao đổi, luôn luôn có cán bộ của nhà tù Chí Ḥa theo dơi. Những lần tiếp xúc khác cũng luôn có an ninh điều tra kèm cặp. Nói là "buổi làm việc" nhưng thực ra chỉ vỏn vẹn có 1 tiếng đồng hồ.

    Tinh thần của Tạ Phong Tần vẫn rất mạnh mẽ và cứng rắn. Ngay từ đầu buổi làm việc, chị Tạ Phong Tần khẳng định: "Đây là cuộc chiến của công lư và danh dự", đồng thời yêu cầu luật sư bào chữa theo hướng chị không có tội, không có chuyện xin ṭa án khoan hồng hay giảm án này nọ...

    Theo đánh giá của luật sư, sức khỏe của chị Tạ Phong Tần xuống rất nhiều. Trong 60 phút gặp gỡ th́ chị Tần ho liên tục. Luật sư cảm nhận bệnh ho của chị Tần không b́nh thường, có thể đă là măn tính.

    Theo nhận xét của luật sư th́ chị Tần cũng có được cặp mắt kính ưng ư nhưng không biết là của nhà tù cấp hay của người nhà gởi vào.

    Việc nhờ người nhà mua thuốc chữa bệnh đă không thực hiện do thủ tục rất nhiêu khê. Chị Tần phải viết thư gởi về nhà, rồi thuốc mua đem vào sẽ khám xét kỹ. Hoặc là có bệnh án và giấy bác sĩ của chị Tần th́ người nhà mới mua thuốc gởi vào.

    Được biết, ngay đến đơn của chị Tạ Phong Tần viết nhờ luật sư bào chữa từ nhà tù Chí Ḥa ở Quận 10 - Sài G̣n về đến văn pḥng luật sư cũng ở Sài G̣n nhưng mất thời gian hơn 2 tuần v́ qua nhiều khâu kiểm duyệt. V́ vậy mà thời gian để luật sư tiếp xúc với hồ sơ vụ án rất hạn hẹp.

    Có tin cho hay là trong phiên xử phúc thẩm th́ sẽ không có quyềt định đưa vụ án ra xét xử. Nghĩa là cho đến lúc 8 giờ sáng ngày 28.12.2012 chúng ta mới biết được chính xác hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán nào. Hiện nay, theo một số dự đoán th́ có thể xác định đựợc 2 vị thẩm phán là ông Lê Thành Văn và ông Huỳnh Lập Thành có mặt trong hội đồng xét xử phiên phúc thẩm sắp đến.

    Trong tuần tới, trước khi ra xét xử phúc thẩm th́ luật sư cũng sẽ gặp chị Tạ Phong Tần thêm một buổi nữa, thực ra là 1 tiếng đồng hồ nữa.

    Như vậy th́ hiện nay chị Tạ Phong Tần đă bị đưa về nhà tù Chí Ḥa. Cũng qua đây xin thông báo là t́nh trạng sức khỏe của chị Tạ Phong Tần đang bị ho rất nặng nhưng thuốc men th́ không có để chữa trị. Ngay từ đầu buổi tiếp xúc th́ chị Tần cũng đă giăi bày: "Tôi vừa chiến đấu với bất công, với tù tội và với cả bệnh tật nữa".

    Trong suốt buổi làm việc dù có công an trại giam theo dơi nhưng tinh thần của chị Tạ Phong Tần rất mạnh mẽ và cương quyết.


    Ninh Dương Tấn Phúc
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thông tin mới về anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải
    Dân Làm Báo


    - Vào ngày 19 tháng 12, 2012 Luật sư Hà Huy Sơn đă được vào gặp anh Điếu Cày trong trại giam Chí Ḥa. Thời gian gặp mặt khoảng 1 tiếng. Tinh thần của anh Điếu Cày hiện rất tốt và anh gửi lời thăm hỏi đến bạn bè và tất cả mọi người. Trong buổi gặp gỡ này đă có một số trao đổi cũng như thông tin như sau:

    - Bản thân anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải một lần nữa khẳng định là anh hoàn toàn không có tội. Phía Luật sư Hà Huy Sơn, dựa vào phương diện pháp luật khách quan, cũng khẳng định anh Điếu Cày vô tội. Do đó, kết luận và quyết định của anh Điếu Cày vẫn trước sau như một: sẽ bào chữa là hoàn toàn không có tội.

    - Anh Điếu Cày đề nghị kiểm tra lại tất cả những trang web có tên miền Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD) và ngày lập web đó để tránh việc phía công an trà trộn tài liệu làm giả chứng cứ.

    - Đơn kháng cáo đă bị giám thị trại giam trả lời là "đă gửi qua ṭa" để không đưa cho luật sư. Nhà cầm quyền, các cai tù và ṭa án tiếp tục ém nhẹm những kháng cáo do anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải viết.

    - Anh Điếu Cày muốn tiếp tục tự bào chữa dựa trên Công ước quốc tế về Quyền con người và Tuyên ngôn về Quyền cơ bản của con người mà nhà nước CHXHCNVN đă kư cam kết thực hiện.

    - Anh Điếu Cày mong mỏi gia đ́nh và bạn bè khi đi tham dự phiên ṭa hăy mặc màu áo đen.

    Một số thông tin khác:

    - Theo một nguồn tin khác th́ an ninh Hà Nội đă t́m mọi cách vận động, thuyết phục anh Điếu Cày nhận tội để giảm án.

    - Có tin nội bộ rằng phía an ninh đang lo lắng về tác động của phiên xử sơ thẩm đến tâm lư của blogger Anhbasaigon - Phan Thanh Hải. Mặc dù đă tuyên án thấp chỉ bằng nửa bản án tù đối với chị Tạ Phong Tần, nhưng trong phiên tiếp theo có xác suất an ninh / ṭa sẽ giảm án cho Anhbasaigon xuống thêm 1-2 năm. Nếu được giảm án 2 năm th́ Anhbasaigon sẽ sớm đoàn tụ gia đ́nh vào tháng 10 năm 2013. Khả năng cao nhất là giảm án Anhbasaigon 1 năm để cho có sự giảm án trong phiên phúc thẩm này rồi thả vào 30/4 - 1/5 năm 2014. Mục đích là vừa để làm giảm bớt sự lên án của dư luận trong và ngoài nước, vừa để đảm bảo Anhbasaigon không đổi cung đă bị ép khai hay kêu oan.

    Qua những động thái từ an ninh, cai tù, ṭa án, với những hành động của an ninh tiếp tục làm áp lực các luật sư thuyết phục anh Điếu Cày nhận tội, và với thái độ cương quyết của anh Điếu Cày, không có hi vọng ǵ vào việc phía nhà nước nhận ra sai lầm trong việc bắt giam, cáo buộc, xử án anh Điếu Cày trong những phiên ṭa trước đây. Không có hy vọng ǵ họ sẽ sửa chữa hay gỡ thể diện, danh dự ǵ trong phiên ṭa phúc thẩm này. Anh Điếu Cày và chị Tạ Phong Tần sẽ bị y án với quyết định bỏ túi đă có sẵn.


    Dân Làm Báo
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Blogger Người Buôn Gió bị CA bắt cóc mất tích



    Người Buôn Gió vừa đă ra khỏi trụ sở CA (Ảnh: Facebook Bùi Hằng)

    Cập nhật: Lúc 18 giờ chiều nay, 10/1/2013, công an đă phải thả blogger Người Buôn Gió. Tuy nhiên, ngày mai vẫn bị triệu tập lên cơ quan CA 'làm việc'.

    CTV Danlambao - Blogger Người Buôn Gió, tên thật là Bùi Thanh Hiếu đă bị công an Nghệ An bắt cóc mất tích từ hôm 8/1 đến nay. Khi bản tin này được đưa lên (lúc 14h30, ngày 10/1/2013), gia đ́nh và bạn bè vẫn không có bất cứ thông tin rơ ràng nào về t́nh trạng hiện nay của anh.

    Người Buôn Gió bị bắt sáng hôm 8/1, tại khách sạn Thành An, TP Vinh khi anh chuẩn bị đến theo dơi phiên ṭa ‘công khai’ xử 14 người yêu nước. Hai người cùng bị bắt với Người Buôn Gió là anh Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng đă được thả ra sau khi kết thúc phiên ṭa.

    Vài phút trước khi bị bắt, h́nh ảnh cuối cùng do Blogger này gửi lên facebook ghi lại cảnh hàng chục dân pḥng đổ quân đến khách sạn nơi anh đang ở để bao vây ṿng ngoài, bên trong th́ công an ập vào bắt người phi pháp. Video ghi lại cảnh này cũng đă được đưa lên Youtube.

    H́nh ảnh cuối cùng trên facebook Người Buôn Gió ghi lại cảnh dân pḥng đang kéo đến bao vây khách sạn anh đang ở

    Trước đó, từ đêm 7/1 đến rạng sáng ngày 8/1, blogger Người Buôn Gió và các bạn của anh cũng liên tục bị CA Nghệ An kéo đến khác sạn khủng bố, đ̣i kiểm tra đồ đạc. Đây là thủ đoạn của CA nhằm ngăn chặn những người muốn đến theo dơi phiên ṭa xử 14 người yêu nước.

    Được biết, sau khi bị bắt vào sáng 8/1, Người Buôn Gió bị giam giữ tại trụ sở CA TP. Vinh. Từ hôm đó đến nay, không ai biết blogger này bị giam giữ ở đâu.

    Lúc 11h trưa nay, trên facebook của chị Bùi Thị Minh Hằng nói rằng: Anh trai Người Buôn Gió và một số người bạn đă đi suốt đêm vào tận Vinh để hỏi tin. Phía CA TP. Vinh nói rằng đă áp giải Người Buôn Gió về Hà Nội, và đang giam giữ tại số 6 Quang Trung, Quận Hà Đông.

    Tính đến thời điểm này, Blogger Người Buôn Gió đă bị giam giữ trái phép 3 ngày, 2 đêm. Đây là h́nh vi bắt cóc công dân do công an Nghệ An và Hà Nội thực hiện.

    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tại sao cô Lô Thanh Thảo bị kết án 3 năm 6 tháng tù
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2013-01-11

    Cô Lô thị Thanh Thảo, một người vừa bị ṭa án thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử hôm ngày 8 tháng giêng vừa qua về tội danh tuyên truyền chống Nhà Nước, nhưng thông tin về cô này đến nay rất ít.


    Cô Lô thị Thanh Thảo, một người vừa bị ṭa án thành phố Hồ Chí Minh kết án 3 năm 6 tháng tù giam và hai năm quản chế

    Dư luận quan tâm đến t́nh h́nh chính trị tại Việt Nam trong ngày 8 tháng giêng vừa qua hầu như dồn hết đến phiên xử 14 nhà hoạt động trong đó chủ yếu là những thanh niên Công giáo thuộc giáo phận Vinh. Cũng chính trong sáng ngày 8 tháng giêng, ṭa án tại thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xét xử một người hoạt động khác là cô Lô Thị Thanh Thảo, 36 tuổi, quê quán Đồng Nai và hiện sống tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh với người mẹ già là bà Mai Thị Trinh, 70 tuổi.

    Sau khi phiên xử trong sáng ngày 8 tháng giêng, truyền thông trong nước loan tin về bản án 3 năm 6 tháng tù giam và hai năm quản chế đối với cô Lô Thị Thanh Thảo.

    Theo cáo trạng mà truyền thông trong nước loan lại th́ cô Lô Thị Thanh Thảo có liên lạc với một người Việt ở Mỹ và theo yêu cầu của người này đă làm ra một số truyền đơn với nội dung chống Nhà Nước. Ngoài ra cô Lô thị Thanh Thảo c̣n đi chụp h́nh những người dân khiếu kiện tại các cơ quan chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh.

    Cô Lô thị Thanh Thảo bị bắt hồi ngày 26 tháng 3 năm ngoái.

    Bà Mai thị Trinh, mẹ của cô Lô Thị Thanh Thảo vào ngày 10 tháng giêng vừa qua, tức hai ngày sau khi phiên xử sơ thẩm con bà kết thúc, vẫn tỏ ra ngạc nhiên khi được hỏi về phiên xử đó đối với con bà v́ gia đ́nh không hề được cơ quan chức năng thông báo ǵ cả. Bà nói:

    Họ không báo cho gia đ́nh và không cho gia đ́nh vào. Kết quả xử không biết. Nay biết kết quả kêu án vậy th́ phải ráng chịu, phải chấp nhận; khi nào ra th́ ra. Ráng đi thăm nuôi thôi

    bà Mai Thị Trinh

    Tôi bị đau chân, không đi dự. Họ không báo cho gia đ́nh và không cho gia đ́nh vào. Kết quả xử không biết. Nay biết kết quả kêu án vậy th́ phải ráng chịu, phải chấp nhận; khi nào ra th́ ra. Ráng đi thăm nuôi thôi.

    Gia đ́nh của cô Lô thị Thanh Thảo không hề biết ai là người bào chữa cho cô về những hoạt động mà cô này đă làm và bị qui vào tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa theo điều 88 Bộ Luật H́nh sự của Việt Nam.

    Bà Mai Thị Trinh cho biết:

    Thăm hôm 4 tây, mỗi tháng một lần vào ngày 4 tây. Không cho gặp mặt không cho mướn luật sư. Kháng cáo biết sao được!

    Theo bà Mai thị Trinh th́ việc đến chụp h́nh những người dân đi khiếu kiện ở những địa điểm không có bản cấm là hành vi không thể bị gán ghép cho tội danh tuyên truyền chống nhà nước được:

    Chụp h́nh đâu có cấm ở những chỗ không có bảng cấm. Con tôi đi chụp h́nh gia đ́nh đâu biết ǵ.

    Mẹ của cô Lô thị Thanh Thảo cho biết bà rất đau yếu và neo đơn v́ những người con khác đều phải lo cho gia đ́nh và chỉ có cô Lô Thị Thanh Thảo lo cho bà lâu nay. Thế nhưng từ ngày bị bắt đến sáu tháng sau gia đ́nh mới được gặp mặt cô tại nhà giam ở Số 4 Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh. Nguyện vọng duy nhất của bà hiện nay là con gái sớm được tự do để lo cho bà trong những ngày c̣n lại của cuộc đời.

    Từ khi con bị bắt đến nay tôi sút 14 kilogram. Tôi muốn con ra tù v́ chỉ có nó lo cho tôi v́ chưa có gia đ́nh. Anh chị đều có gia đ́nh, ai cũng phải lo cho gia đ́nh. Tôi đau ốm, bị tai nạn găy chân, vẹo xương sống cũng chỉ nó lo cho tôi. Giờ tôi chịu trận. Chỉ mong nó mau ra thôi.

    Thăm hôm 4 tây, mỗi tháng một lần vào ngày 4 tây. Không cho gặp mặt không cho mướn luật sư. Kháng cáo biết sao được!

    bà Mai Thị Trinh

    Tin tức của truyền thông trong nước cho biết là Hội đồng xét xử tại phiên ṭa ở thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quan điểm của cáo trạng, quan điểm luận tội của công tố viên thực hành quyền công tố nhà nước tại phiên ṭa. Tất cả đều cho rằng những hoạt động của cô Lô thị Thanh Thảo nhằm đưa lên mạng những h́nh ảnh như của người dân khiếu kiện đất đai nhằm để các đối tượng nước ngoài sử dụng hầu làm mất niềm tin của nhân dân…

    Tin tức trong nước không nói rơ cụ thể đối tượng đó của nhân dân; nhưng ai cũng hiểu được đó là Nhà nước Việt Nam hiện nay. Theo nhiều người dân th́ qua biết bao chính sách và hành xử của chính quyền, của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua khoảng cách quá lớn giữa lời nói và việc làm của cán bộ thừa hành công vụ, niềm tin vào bộ máy công quyền bị xói ṃn dữ dội.

    Cụ thể đó là những chính sách kinh tế sai lầm dẫn đến bao mất mát, khó khăn cho cuộc sống người làm công ăn lương, chính sách ngoại giao nhân nhượng làm mất những vùng biển mà ngư dân đánh bắt hải sản để kiếm sống từ bao đời nay…

    Đó là hành xử không tôn trọng pháp luật khiến cho đất nước hỗn loạn, bất an.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mục sư Nguyễn Trung Tôn măn án tù
    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2013-01-15

    Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người bị kết án hai năm về tội truyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật H́nh sự, vừa măn hạn tù.

    RFA file

    Bà Hồ Bích Khương (trái) và Mục sư Nguyễn Trung Tôn trước khi bị bắt


    Tải xuống - download

    Sau khi về đến nhà, ông có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do. Trước hết ông cho biết:

    Tôi không vi phạm pháp luật

    MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi măn án hai năm và vừa về đến nhà cách đây ba tiếng đồng hồ, tức khoảng lúc 11 giờ trưa ngày 15 tháng 1.

    Gia Minh: Ai đưa ông về nhà?

    MS Nguyễn Trung Tôn: Bản án của tôi có hai năm quản chế, nên cán bộ trại giam đưa tôi về. Họ đưa tôi về an ninh huyện Quảng Xương làm thủ tục, sau đó họ đưa tôi về công an xă Quảng Yên làm thủ tục quản chế tại công an xă này, rồi họ đưa tôi về nhà.

    Gia Minh: Trước khi măn hạn tù, trại giam họ có thông báo và làm những thủ tục thế nào, thưa mục sư?

    MS Nguyễn Trung Tôn: Như thông lệ b́nh thường, trước khi hết án, họ đưa tôi ra nhà văn hóa để gặp cán bộ giáo dục nhằm làm giấy ‘đại khái’ gọi là cảm tưởng thời gian ở án. Sau đó họ giao cho tôi giấy ra tù. Trước đây giấy gọi là ‘cảm tưởng’ nhưng nay họ gọi là bản kiểm điểm; họ đưa tôi mẫu đó nhưng tôi không đồng ư v́ đó là mẫu của những người nhận tội, thấy có tội phải thành khẩn ăn năn, hối cải. Thế nhưng cá nhân tôi, tôi xác định những việc tôi làm không vi phạm pháp luật, tôi không làm theo mẫu của họ đưa. Tôi chỉ viết vào đó là theo bản án tôi đă hoàn thành xong. Tôi về địa phương tiếp tục xây dựng gia đ́nh và phấn đấu xây dựng một xă hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tôi viết mấy ḍng như thế cho xong thủ tục đó. Sáng này họ thanh toán cho tôi 80 ngàn tiền ra trại, sau đó họ đưa tôi về.

    Nhưng cá nhân tôi, tôi xác định những việc tôi làm không vi phạm pháp luật, tôi không làm theo mẫu của họ đưa. Tôi chỉ viết vào đó là theo bản án tôi đă hoàn thành xong. Tôi về địa phương tiếp tục xây dựng gia đ́nh và phấn đấu xây dựng một xă hội công bằng, dân chủ, văn minh

    MS Nguyễn Trung Tôn

    ...Nhưng cá nhân tôi, tôi xác định những việc tôi làm không vi phạm pháp luật, tôi không làm theo mẫu của họ đưa. Tôi chỉ viết vào đó là theo bản án tôi đă hoàn thành xong. Tôi về địa phương tiếp tục xây dựng gia đ́nh và phấn đấu xây dựng một xă hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Gia Minh: Xin ông có thể chia sẻ tên tuổi của những người bị giam chung với ông không?

    MS Nguyễn Trung Tôn: Buồng giam của tôi có nhà đấu tranh dân chủ Vi Đức Hồi, người Lạng Sơn. Anh này bị kết án 5 năm và đến nay thi hành án được 2 năm. Anh này cũng bị kết án tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra c̣n có 13,14 người đồng bào ở Tây Nguyên bị bắt về tội ‘chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc’. Và có 8 người khác ở Mường Nhé, Điện Biên, Lai Châu. Họ là những người Mông, có người bị bắt bên Lào về, có người bị bắt sau vụ biểu t́nh ở Mường Nhé Điện Biên. Họ bị qui tội bạo loạn, gây rối. Ngoài ra c̣n có những phạm nhân khác vốn dĩ là công chức nhà nước ( công an, tuyên giáo) bị kết tội cung cấp thông tin bí mật, làm gián điệp cho Trung Quốc. Toàn bộ có 46 người.

    Đấu tranh là con đường phải chọn

    Gia Minh: Ông nói không làm ǵ sai phạm pháp luật, và sắp đến ông sẽ theo con đường đă chọn mà ông nghĩ sẽ đưa ông vào con đường như vừa qua không?

    MS Nguyễn Trung Tôn: Là một người sinh ra tại đất nước Việt Nam này, nói chung trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm đă hy sinh đổ xương máu rất nhiều cho sự toàn vẹn lănh thổ, cho công bằng xă hội. Chắc chắn trong những cuộc đấu tranh giành độc lập, chủ quyền phải hy sinh xương máu, có người phải chấp nhận hy sinh mới có thành công. Tiếp tục trong phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ, cho đa nguyên đa đảng, cho xu thế chung hiện tại của thế giới. Trong phong trào chung đó, tôi chỉ góp phần nhỏ bé cho công cuộc đấu tranh mà thôi. Tôi tin chắc rằng những ǵ tôi đă chọn không có ǵ sai lầm, đó là con đường đúng đắn.

    Nay tôi ra khỏi tù giam nhưng c̣n bị quản chế, quản thúc c̣n nhiều khó khăn trong đi lại. Tuy nhiên tôi chọn phương pháp nào đấu tranh tránh va chạm, tù đầy v́ không ai muốn tù đầy. Tuy nhiên đấu tranh là con đường phải chọn, không c̣n con đường nào khác

    MS Nguyễn Trung Tôn

    Dù rằng phía trước tôi c̣n nhiều chông gai, thử thách, c̣n nhiều điều phải trả giá. Có thể tôi phải tiếp tục xa cha mẹ già, xa vợ, xa con một lần nữa đi chăng nữa th́ tôi cũng vui ḷng chấp nhận. Tôi tin rằng bất cứ người nào khi đă chấp nhận dấn thân cho tự do dân chủ, chấp nhận đấu tranh đều phải trả giá, hy sinh. Tự do không ai ban tặng cho chúng ta mà phải đấu tranh bằng công sức của ḿnh. Một ḿnh tôi không thể làm ǵ, nhưng bân cạnh tôi c̣n có 80 triệu đồng bào, và người Việt ở nước ngoài là nguồn động lực thêm sức cho chúng tôi.

    Nay tôi ra khỏi tù giam nhưng c̣n bị quản chế, quản thúc c̣n nhiều khó khăn trong đi lại. Tuy nhiên tôi chọn phương pháp nào đấu tranh tránh va chạm, tù đầy v́ không ai muốn tù đầy. Tuy nhiên đấu tranh là con đường phải chọn, không c̣n con đường nào khác.

    Gia Minh: Cám ơn Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

    Cũng xin nhắc lại là Ms Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, ông từng bị bắt và ra ṭa cùng với bà Hồ Thị Bích Khương, một người dân oan và trở thành nhà đấu tranh công khai với những bài viết trên mạng Internet. Ông bị tạm giam 19 tháng ở trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Sau đó ông bị giam ở Trại giam Nam Hà.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Xin đừng lăng quên người tù bất khuất Trần Tư
    Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao)


    - Chúng ta từng có những chiến dịch rầm rộ, lên tiếng ủng hộ hay vận động cho những người vừa lụy ṿng lao lư... nhưng chẳng bao lâu th́ mọi chuyện đă lại trở nên yên ắng, những người tù dường như lại bị lăng quên, để cộng sản có cơ hội tiếp tục đàn áp, nhục h́nh họ trong các nhà tù và tiếp tục bắt bớ, kết án những người yêu nước khác vừa mới dấn thân. Tất nhiên đối với những tù nhân chính trị đă chịu đựng cảnh tù ngục nhiều năm hơn, th́ cuộc sống trong chốn lao tù của họ càng khủng khiếp hơn và họ lại càng bị người đời lăng quên hơn: Đó là trường hợp mà chúng tôi xin được tŕnh bày hôm nay về một tù nhân chính trị bất khuất, xuyên thế kỷ, ít được người đời biết đến, ít được ai từng nhắc nhở hay vận động cho, ấy là tù nhân chính trị TRẦN TƯ...

    *

    Xuân lại về, một mùa đoàn viên nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Dù tất bật mưu sinh trên khắp mọi miền của đất nước, dù cơm vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ lành, nhưng Xuân về Tết đến mọi người Việt Nam đều trở lại quê nhà để sum họp với gia đ́nh để vui Xuân, đón Tết, để tống cựu, nghênh tân, để tiễn đưa những buồn đau, những đen đủi những bất hạnh của năm cũ và đón nhận những niềm vui, những phước hạnh và những điều an lành trong năm mới. Xuân về, Tết đến cũng là dịp để người ta dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp cùng những ước vọng cho một năm mới, ấm no hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn, dân chủ hơn và nhân quyền hơn. V́ vậy, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa th́ những ngày Xuân ở quê nhà cũng ấm cúng hơn gấp vạn lần so với những ngày Tết đến, Xuân về nơi khám lạnh của những người đă dấn thân v́ nền tự do, dân chủ nhân quyền cho quê hướng đất nước và v́ quyền sống, quyền làm người của 90 triệu đồng bào mà phải lụy ṿng lao lư.

    Trong niềm cảm xúc sâu sắc với nỗi niềm của những gia đ́nh có chồng, có cha, có anh có em, có con cái đang trong chốn tù ngục và cũng là sự đồng cảm với thân phận của những tù nhân lương tâm đang phải đón Xuân về nơi ngục tối, tôi xin được trải ḷng ḿnh với những ḍng tâm bút này, trong những ngày chúng ta chuẩn bị tống cựu nghênh tân, với một mong muốn là người Việt chúng ta dù đang sinh sống ở trong nước hay đă định cư ở nước ngoài, dù đang phải vật lộn với cuộc sống đời thường v́ bát cơm, manh áo ở quê nhà hay đă được thành đạt ở các xứ sở tự do, xin chúng ta đừng quên những người đă v́ chúng ta, v́ đất nước chúng ta, v́ dân tộc chúng ta mà đă bao lần rồi không hề có mùa xuân, v́ nơi chốn ngục tù, dù Xuân về Tết đến cũng chỉ có tiếng kẻng tù, có tiếng cùm khua hay tiếng thở dài năo nuột, cô đơn của những bạn tù sắp về bên kia thế giới mà vẫn không biết người thân của ḿnh đang làm ǵ, ở đâu trên cơi đời này trong những ngày đón mừng Xuân mới.


    Tù Nhân Chính Trị Trần Tư tại nhà tù nhỏ Ba Sao

    Bởi chúng ta từng có những chiến dịch rầm rộ, lên tiếng ủng hộ hay vận động cho những người vừa lụy ṿng lao lư, như các nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh B́nh, như sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên hay cho 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành vừa bị đưa ra xét xử tại một phiên ṭa mọi rợ, phi nhân, phi pháp và bất công của cộng sản tại Nghệ An, nhưng chẳng bao lâu th́ mọi chuyện đă lại trở nên yên ắng, những người tù dường như lại bị lăng quên, để cộng sản có cơ hội tiếp tục đàn áp, nhục h́nh họ trong các nhà tù và tiếp tục bắt bớ, kết án những người yêu nước khác vừa mới dấn thân. Tất nhiên đối với những tù nhân chính trị đă chịu đựng cảnh tù ngục nhiều năm hơn, th́ cuộc sống trong chốn lao tù của họ càng khủng khiếp hơn và họ lại càng bị người đời lăng quên hơn: Đó là trường hợp mà chúng tôi xin được tŕnh bày hôm nay về một tù nhân chính trị bất khuất, xuyên thế kỷ, ít được người đời biết đến, ít được ai từng nhắc nhở hay vận động cho, ấy là tù nhân chính trị TRẦN TƯ.


    Cùng Bạn Đồng Môn Tại Trường Pellerin (B́nh Linh-Huế)

    Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong một gia đ́nh Công Giáo tại làng Phủ Cam, xă Thủy Trường quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những học tṛ cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère Camille.

    Năm 1960, ông Trần Tư gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, được huấn luyện thành hạ sỹ quan thông dịch tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông Trần Tư không ra tŕnh diện ban quân quản Sài g̣n để tập trung cải tạo mà trốn về Miền tây t́m đường vượt biên và ông đă bị bắt, bị đưa đi cải tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.

    Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom Thái Lan, nơi ông đă phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức COERR, ông Trần Tư đă thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.


    Ông Trần Tư ở 1 lớp học tiếng Anh ở Trại Tỵ Nạn Sikiw-Thái Lan

    Không lâu sau khi được định cư tại Hoa Kỳ, ông Trần Tư đă thành lập công ty dịch vụ du lịch ASIA TRAVEL nhằm tạo lợi tức để giúp đỡ cho các thuyền nhân c̣n kẹt lại tại các trại tỵ nạn ở Thái Lan.


    Ông Trần Tư tại Công Ty Du Lịch của ḿnh tại Hoa Kỳ

    Sau 4 năm định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư nhập nội trong vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các bệnh nhân Phong đang điều trị tại trại phong Thanh B́nh, xă An Khánh, Thủ Thiêm, bên kia sông Sài g̣n. Trong chính thời gian về nước làm từ thiện này, ông Trần Tư đă xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xă hội nhằm tập hợp những người yêu nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh một cách ôn ḥa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.


    Ông Trần Tư đang cứu trợ tại trại phong Thanh B́nh

    Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong t́nh h́nh thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài g̣n chưa hoạt động được bao lâu th́ ông Trần Tư đă bị bắt giữ.

    Cơ quan an ninh của CSVN tiến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An B́nh, An Phú, quận Thủ Đức, và đă tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương hướng đấu tranh ôn ḥa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát hiện tại nhà, ông Trần Tư bị ṭa án của CSVN tại Sài g̣n xét xử và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.


    Biên Bản Khám Xét Nhà và Bắt Giữ Ông Trần Tư ngày 05 tháng 3 năm 1993 tại Sài G̣n

    Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đă chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đ́nh Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lư Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đă vĩnh viễn gởi lại nắm xương tàn ở nhà tù nhỏ đó.



    Một số tù nhân khác c̣n sống sống sót đă lần lượt đă măn án tù và đă trở về với gia đ́nh. Một số khác có quốc tịch Mỹ đă được sự can thiệp của chính phủ Mỹ và đă được trở về Mỹ như các anh Lư Tống, Jimmy Quỳnh. Riêng ông Trần Tư, v́ mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đă không cúi đầu trước bạo quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao, khi đến nay ông đă bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lư.



    Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu và cùng với số tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đă thu giữ như là một bằng chứng để chúng buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, những người thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại th́ hoàn toàn làm ngơ trước bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đă tuyên phạt ông, bởi trong tổ chức đă một số người đă vu cáo rằng ông Trần Tư đă biển thủ số tiền 195.000 Mỹ Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài g̣n, thật oan khuất cho một chính khách đă dấn thân, đă hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân, của gia đ́nh khi đă định cư trên đất Mỹ, đă thành lập được ASIA TRAVEL với lợi tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ các quyền làm người.


    Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đă liên lạc với các tổ chức Human Rights Watch Asia và với Amnesty International và được họ cung cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi họ tiến hành khám xét tư gia của ông tại Sài g̣n. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét và tịch thu tài liệu và tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi họ bắt giam ông Trần Tư với mong mỏi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền 195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đă nghi oan cho ông Trần Tư. Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu tang vật này, chúng tôi đă hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân chính trị Trần Tư, bởi một người đă từng thừa hưởng một nền giáo dục căn bản của các frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có ḷng tin kính như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và khá thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ th́ ông Trần Tư không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông như thế.

    Trở lại với chế độ cộng sản Việt Nam, ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy này không biết c̣n mối nguy hiểm nào cho chế độ cộng sản từ người tù xuyên thế kỷ Trần Tư này nữa không? Sao đảng và nhà nước CSVN vẫn c̣n úy kỵ điều ǵ mà chưa trả tự do cho ông một người tù chính trị xuyên thế kỷ? Một điều thật mỉa mai là chế độ cộng sản Việt Nam hiện đang vẫn c̣n giam giữ những tù nhân chính trị cao niên như ông Trần Tư, như Linh Mục Nguyễn Văn Lư, như cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Ḥa Lê Văn Tính, như Cư sỹ Phật Giáo Ḥa Hảo Nguyễn Văn Lía, như cựu Đại Úy, Nhạc Sỹ Nguyễn Hữu Cầu… đều là những người đă bước qua ngưỡng tuổi xưa nay hiếm… Với một chuổi các bản án dài hơn cả đời người như thế th́ liệu Việt Nam có tôn trọng một tí chút quyền làm người nào nữa không? Sao lại dám đệ nạp hồ sơ ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2013-2016: Thật ô nhục cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đến mức không thể nào c̣n có thể ô nhục hơn!

    Chúng tôi cũng không biết được liệu các Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam ở hải ngoại, các cá nhân, tổ chức Ủng Hộ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội và Tổ Chức Quỹ Tù Nhân Lương Tâm của người Việt ở hải ngoại có c̣n nhớ đến người tù chính trị Trần Tư hay không? Không biết bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Quốc Hội Hoa Kỳ có biết đến sự vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN khi tiếp tục đàn áp khốc liệt những nhà dân chủ, những tiếng nói đối kháng, những à đấu tranh ôn ḥa cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam và vẫn tiếp tục giam cầm, hành hạ những tù chính trị cao niên như ông Trần Tư, Nguyễn Văn Lía, Lê Văn Tính và Linh Mục Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Hữu Cầu… để có cơ sở đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC như một biện pháp chế tài trong mọi mối quan hệ về kinh tế, chính trị và ngoại giao của Việt Nam, để buộc chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, phải thực sự tôn trọng các quyền tự do căn bản, tôn trọng quyền làm người của mọi người dân Việt Nam và phải chấm dứt ngay mọi sự bắt bớ tùy tiện, giam cầm bất công và kết án bừa băi của các phiên ṭa rừng rú tại Việt Nam đối với những người yêu nước.

    Kính mong quư tổ chức, quư hội đoàn và cá nhân hăy lên tiếng, hăy khẩn cầu Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kịp thời can thiệp cho người tù xuyên thế kỷ Trần Tư, và các tù nhân chính trị cao niên khác bởi xét cho cùng việc xây dựng và phát triển Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, hay các tổ chức đối kháng khác như đảng Thăng Tiến, như Khối 8406 hay Câu lạc Bộ Nhà Báo tự Do... chỉ là một thiện chí của công dân nhằm cải cách xă hội dân sự cho Việt Nam, nhằm phục hồi đầy đủ các quyền tự do dân chủ và quyền làm người cho dân tộc Việt Nam, là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế xă hội, giúp cho đất nước Việt Nam hưng thịnh, phú cường. Do đó bản án mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dành cho tù nhân chính trị Trần Tư cũng như dành cho những người yêu nước khác đều hoàn toàn phi pháp.

    Xin đừng để phải có thêm những Nguyễn Văn Trại, những Trương Văn Sương nữa để cộng sản Việt Nam lại có thêm cơ hội giả nhân giả nghĩa đến tận huyệt mộ của các tù nhân chính trị mà đọc lệnh ân xá cho họ sau khi họ đă trở thành người thiên cổ.

    Kính mong...

    Ngày 17 tháng 01 năm 2013


    Nguyễn Thu Trâm, 8406
    danlambaovn.blogspot .com

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Blogger Điếu Cày bị cấm thăm nuôi trong dịp Tết



    Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.


    Trà Mi-VOA

    17.01.2013
    Blogger Điếu Cày bị cấm thăm nuôi cho đến sau Tết Nguyên Đán, theo thông tin từ gia đ́nh.

    Họ lập ra sẵn kế hoạch để ngăn chặn em thăm gặp bố em trong dịp Tết này v́ mỗi lần thăm gặp dịp Tết bố em đều có một bài viết ra, gửi lời chúc Tết ra cho bạn bè và sẽ được đăng tải lên mạng. Và đó là một cái tinh thần họ rất sợ...

    Con trai của Điếu Cày.

    Theo quy định, người thân được phép thăm gặp Điếu Cày vào mỗi thứ tư đầu tiên trong tháng, nhưng chính quyền đă gửi thông báo chính thức cho con trai anh, cấm thăm gặp Điếu Cày trong hai kỳ kể từ ngày 7/1 đến 6/2, viện dẫn lư do ‘không tuân thủ mệnh lệnh của cán bộ tổ chức thăm gặp’.

    Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày, nói với VOA Việt ngữ:

    “Họ lập ra sẵn một kế hoạch để ngăn chặn em thăm gặp bố em trong dịp Tết này v́ mỗi lần thăm gặp dịp Tết bố em đều có một bài viết ra, gửi lời chúc Tết ra cho bạn bè và sẽ được đăng tải lên mạng. Và đó là một cái tinh thần họ rất sợ. Họ sợ tất cả mọi thứ. Cho nên dịp Tết này họ quyết tâm làm nên chuyện này.”


    ​​Anh Dũng cho biết trong lần thăm gặp Điếu Cày gần đây nhất sau phiên phúc thẩm vào ngày 2/1/2013, cuộc tṛ chuyện của hai cha con đă bị cản trở rất nhiều và cán bộ trại giam đă dùng bạo lực khi nội dung thăm hỏi có liên quan đến phiên xử và vụ án.

    “Bản án phúc thẩm họ đă tuyên rồi mà họ lại hoàn toàn không để cho em và bố em nói chuyện về bất cứ vấn đề ǵ liên quan đến vụ án. Tất cả những lần gặp như thế này đều có cảnh bạo lực xảy ra hết. Họ bẽ tay và bắt em phải ngồi lại bàn. Họ dùng luật lệ miệng. Họ không thể ghi ra giấy một luật lệ nào hết. Thậm chí giấy họ gửi về cấm em thăm gặp bố em, họ cũng không thể dẫn chứng được bất kỳ quy định nào mà em đă vi phạm. Thậm chí bố con em không nói chuyện liên quan đến vụ án như bố em dặn em phải ra ngoài t́m đọc những sách báo viết về dân chủ, về Tuyên ngôn Nhân quyền, th́ họ ngay lập tức ngăn chặn, không cho nói chuyện tiếp. Đợt thăm gặp đó, em chỉ gặp được bố em 15 phút mà hết 10 phút là họ ngăn chặn và la hét rồi. Họ nói: ‘Anh vi phạm quy định trại giam, chỉ hỏi thăm sức khỏe thôi, không được nói đến phiên ṭa hay bất kỳ chuyện ǵ khác hết.’ Em và bố vô cùng bức xúc.”

    Bản án phúc thẩm họ đă tuyên rồi mà họ lại hoàn toàn không để cho em và bố em nói chuyện về bất cứ vấn đề ǵ liên quan đến vụ án. Tất cả những lần gặp như thế này đều có cảnh bạo lực xảy ra...
    Con trai Điếu Cày
    Người nhà Điếu Cày cho biết sẽ có đơn khiếu nại về việc này để bày tỏ sự phản đối chứ không hy vọng được giải quyết.

    “Em sẽ làm đơn khiếu nại gửi cho trại giam và các cấp cao hơn để vạch mặt họ, để họ rơ rằng họ không thể làm những ǵ không đúng pháp luật, không thể làm theo cách của họ như thế được.”

    Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị giữ y án lần lượt là 12 và 10 năm tù trong phiên phúc thẩm hôm 28/12 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ v́ các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân kêu gọi dân chủ, chỉ trích các chính sách của nhà nước, phản ánh bất công xă hội, và chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông.

    Kết quả phiên xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG đă gây bất b́nh và thất vọng cho công luận quan tâm, với những lời lên án mạnh mẽ từ giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và cộng đồng quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Châu Âu, và cả Liên hiệp quốc về t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 10
    Last Post: 17-02-2012, 02:54 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 30-10-2011, 11:36 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 09:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •